Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Việt Đức Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------

NGUYỄN VĂN TUYẾN

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ VIỆT – ĐỨC VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

HÀ NỘI - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------

NGUYỄN VĂN TUYẾN

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ VIỆT – ĐỨC VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS PHAN VAN KHA



HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC
Trang
1

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

6
7
8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3. KHÁCH THẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

9
10
10
12
12

3.1. Khách thể nghiên cứu

3.2. Đối tượng nghiên cứu
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

12
12
13

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

13

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Phương pháp khảo sát thực tế
7.3. Phương pháp thống kê toán học
7.4. Phương pháp chuyên gia
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG

13
13
13
13
13
13
14
15

ĐÀO TẠO

1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Chất lượng
1.1.2. Chất lượng đào tạo.
1.1.3. Đánh giá chất lượng đào tạo.
1.1.3.1. Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào”
1.1.3.2. Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu ra”
1.1.3.3. Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng”
1.1.3.4. Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị học thuật”

15
15
16
19
19
19
19
20

1


1.1.3.5. Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hoá tổ chức riêng”
1.1.3.6. Chất lượng được đánh giá bằng “Kiểm toán”

20
20

1.1.4. Hiệu quả đào tạo
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO


22
24

1.2.1. Chương trình đào tạo
1.2.2. Đội ngũ giáo viên
1.2.3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

24
26
27

1.2.4. Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học
1.2.4.1. Vị trí của cơ sở vật chất và phương tiện dạy học

28
28

1.2.4.2. Phân loại cơ sở vật chất và phương tiện dạy học
1.2.5. Năng lực và động cơ học tập của học sinh
1.2.6. Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp

29
30
32

1.3. CÁC NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
1.4.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề đối với học sinh và đối

33

33
33

với cơ sở dạy nghề
1.4.2. Các phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo nghề
1.5. KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
1.5.1. Khái niệm kiểm định
1.5.2. Mục đích kiểm định
1.5.3. Nội dung kiểm định
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT- ĐỨC VĨNH PHÚC

34
34
34
35
35
37
38

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT- ĐỨC
VĨNH PHÚC
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Việt
- Đức Vĩnh Phúc
2.1.2.1.Chức năng của nhà trường
2.1.2.2. Nhiệm vụ Nhà trường.
2.1.2.3.Cơ cấu tổ chức của nhà trường
2.1.3. Phương hướng và mục tiêu hoạt động


38

2

38
39
39
39
40
43


2.1.3.1. Phương hướng
2.1.3.2. Mục tiêu

43
43

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ VIỆT- ĐỨC VĨNH PHÚC

44

2.2.1. Thực trạng và kết quả đào tạo
2.2.1.1. Thực trạng đào tạo
2.2.1.2.Thực trạng kết quả tốt nghiệp

44
44

46

2.2.2. Thực trạng nghiên cứu khoa học và xây dựng chương trình, giáo trình
2.2.2.1. Thực trạng công tác nghiên cứu khoa học

48
48

2.2.2.2. Thực trạng công tác xây dựng chương trình, giáo trình
2.2.3. Thực trạng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.
2.2.4. Đánh giá của doanh nghiệp về chương trình đào tạo và kết quả đào tạo

49
49
50

2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO
2.3.1. Chương trình đào tạo

51

2.3.2.. Đội ngũ giáo viên

56

2.3.2.1.Trình độ chun mơn
2.3.2.2.Trình độ nghiệp vụ sư phạm
2.3.2.3. Trình độ ngoại ngữ
2.3.2.4.Trình độ tin học

2.3.2.5. Phương pháp giảng dạy
2.3.3. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học
2.3.4. Thực trạng công tác quản lý và giáo dục học sinh
2.3.4.1. Thực trạng quản lý giáo dục học sinh

56
56
57
57
58
59
60
60

a. Thực trạng hoạt động của các phòng, khoa
b. Thực trạng điều hành hoạt động trong nhà trường
c. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh
2.3.4.2. Thực trạng công tác quản lý kiểm tra đánh giá quá trình đào tạo của
nhà trường.
2.3.5. Thực trạng mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT- ĐỨC VĨNH PHÚC

60
60
61
62

3


51

63
66
68


3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ VIỆT- ĐỨC VĨNH PHÚC

68

3.1.1. Mục tiêu chung
3.1.2. Các mục tiêu cụ thể

68
68

3.2. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
3.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT- ĐỨC VĨNH PHÚC

69
70

3.3.1. Đổi mới công tác tuyển sinh
3.3.1.1. Mục tiêu biện pháp

70

70

3.3.1.2. Nội dung biện pháp
3.3.1.3. Tổ chức thực hiện
3.3.2. Cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo

70
71
72

3.3.2.1. Mục tiêu biện pháp
3.3.2.2. Nội dung biện pháp
3.3.2.3. Tổ chức thực hiện

72
73
74

3.3.3. Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

76

3.3.3.1. Mục tiêu biện pháp
3.3.3.2. Nội dung biện pháp
3.3.3.3. Tổ chức thực hiện
3.3.4. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện dạy học
3.3.4.1. Mục tiêu biện pháp
3.3.4.2. Nội dung biện pháp
3.3.4.3. Tổ chức thực hiện
3.3.5. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục ý thức và thái độ nghề nghiệp


76
77
77
82
82
83
83
84

cho học sinh
3.3.5.1. Mục tiêu biện pháp
3.3.5.2. Nội dung biện pháp
3.3.5.3. Tổ chức thực hiện
3.3.6. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp
3.3.6.1. Mục tiêu biện pháp
3.3.6.2. Nội dung biện pháp
3.3.6.3. Tổ chức thực hiện
3.3.7. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo công tác

84
84
84
85
85
86
86
88

4



kiểm định chất lượng trong nhà trường
3.3.7.1. Mục tiêu biện pháp

88

3.3.7.2. Nội dung của biện pháp
3.3.7.3. Tổ chức thực hiện

89
90

3.4. KẾT QUẢ THĂM DỊ Ý KIẾN VỀ TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ
THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP
KẾT LUẬN CHƯƠNG III

92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

96
96

2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Phiếu thăm dò (dành cho cán bộ quản lý)

96

98
100

PHỤ LỤC 2: Phiếu thăm dò (dành cho giáo viên)
PHỤ LỤC 3: Phiếu thăm dò (dành cho HS đang học tập tại trường)
PHỤ LỤC 4: Phiếu thăm dò (dành cho CBQL các doanh nghiệp có sử dụng HS

104
109
111

95

tốt nghiệp trình độ TCN của nhà trường)
PHỤ LỤC 5: Phiếu thăm dị (dành cho lao động có trình độ TCN đang làm
việc tại các doanh nghiệp)
PHỤ LỤC 6: Kết quả phiếu điều tra CBQL
PHỤ LỤC 7: Kết quả phiếu điều tra giáo viên
PHỤ LỤC 8: Kết quả phiếu điều tra HS đang học tập tại trường
PHỤ LỤC 9: Kết quả phiếu điều tra CBQL các các doanh nghiệp có sử dụng
HS tốt nghiệp trình độ TCN của nhà trường
PHỤ LỤC 10: Kết quả phiếu điều tra người lao động trình độ TCN đang làm
việc tại các doanh nghiệp

5

113
115
118
122

124
126


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ: “Các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở trường
cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc” được thực hiện bởi tác giả Nguyễn Văn
Tuyến - học viên lớp Cao học sư phạm kỹ thuật khóa 2011, cùng với sự hướng
dẫn, giúp đỡ của GS.TS. Phan Văn Kha – Viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các kết
quả đạt được chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

6


LỜI CẢM ƠN

Cơng trình này được thực hiện và hồn thành tại trường Đại học Bách khoa
Hà Nội. Để hoàn thành cơng trình này tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
- GS.TS Phan Văn Kha là thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi xác
định phương hướng nghiên cứu và xây dựng nội dung của luận văn trong suốt quá
trình nghiên cứu.
- Trường Cao đẳng Nghề Việt – Đức Vĩnh phúc đã tạo điều kiện để tôi làm
thực nghiệm, lấy số liệu về đề tài nghiên cứu của mình tại các trung tâm, phịng
ban của nhà trường.
- Bộ môn Sư phạm kỹ thuật cũng như các thầy giáo trong Viện Sư phạm kỹ
thuật – Trường Đại học Bách khoa Hà nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn này.

Hà nội, ngày 20 tháng 12 năm 2012

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tuyến

7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

1
2
3
4
5
6
7
8

CB
CBQL
CNH - HĐH
CTĐT
GD & ĐT
GDNN
GV
HS


9

ILO

10
11
12
13
14
15
16
17

KT - XH
LĐ-TB&XH
NVSP
QTĐT
SCN
SV
TCN
UBND

18

UNESCO

Viết đầy đủ
Cán bộ
Cán bộ quản lý
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Chương trình đào tạo
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục nghề nghiệp
Giáo viên
Học sinh
International Labour Organization
(Tổ chức lao động quốc tế)
Kinh tế - xã hội
Lao động - Thương binh và Xã hội
Nghiệp vụ sư phạm
Quá trình đào tạo
Sơ cấp nghề
Sinh viên
Trung cấp nghề
Ủy ban nhân dân
United Nations Educational Scientific and Cultural
organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá
của Liêp hợp quốc)

8


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
STT

Tên bảng biểu, hình vẽ

Trang

1


Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa mục tiêu đào tạo
và chất lượng đào tạo

17

2

Hình 1.2. Mơ hình tổng thể quá trình đào tạo

18

3

Hình 1.3: Sơ đồ quan niệm về chất lượng đào tạo

21

4

Bảng 2.1: Bảng số liệu thể hiện số lượng học sinh, sinh viên
nhập học hàng năm của Trường cao đẳng nghề Việt – Đức

46

5
6

7
8

9
10
11
12
13
14
15

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên, học sinh nhập
học hàng năm tính từ năm 2008-2012
Bảng 2.2: Bảng số liệu thể hiện tỉ lệ lệ xếp loại học tập của học
sinh, sinh viên của Trường cao đẳng nghề Việt- Đức từ năm
học 2008- 2012
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện xếp loại học tập của học sinh,
sinh viên từ năm 2008 – 2012
Bảng 2.3. Ý kiến của doanh nghiệp về chất lượng lao động trình
độ cao đẳng nghề.
Bảng 2.4: Ý kiến đánh giá về mức độ phù hợp của mục tiêu và
nội dung CTĐT so với nhu cầu thực tiễn (Thang điểm 10)
Bảng 2.5: Kết quả đánh giá về chương trình đào tạo
Bảng 2.6. Trình độ chun mơn của giáo viên Trường cao đẳng
nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc
Bảng 2.7. Trình độ ngoại ngữ của giáo viên Trường cao đẳng
nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc
Bảng 2.8. Ý kiến của giáo viên về mức độ sử dụng phương
pháp dạy học
Bảng 2.9: Bảng số liệu thể hiện kết quả rèn luyện của học sinh,
sinh viên từ năm 2008-2012
Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV nhà trường về quan hệ
giữa nhà trường và doanh nghiệp


9

46
47

47
51
54
54
56
57
58
62
64


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phát triển đào tạo nghề cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng được
Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm nhằm đáp ứng u cầu của sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người
trong giai đoạn mới. Đào tạo nghề cho người lao động giữ một vị trí quan trọng
trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia trên thế giới, vì lực
lượng lao động được đào tạo nghề bao giờ cũng là lực lượng sản xuất trực tiếp và
đông đảo nhất trong cơ cấu lao động kỹ thuật. Thực hiện tốt việc đào tạo nghề sẽ
giúp cho mỗi quốc gia có được đội ngũ cơng nhân kỹ thuật có trình độ chun mơn
cao, tay nghề giỏi, khắc phục được tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, đáp ứng đầy đủ
nhu cầu lao động kỹ thuật cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ là

“phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực,
phát triển khoa học công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung biện quyết vấn đề về
việc làm và thu nhập cho người lao động”.
`
Để giữ vững và phát huy những thành tựu đạt được theo định hướng trên,
trong những năm tới Việt Nam cịn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách để
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, dạy nghề có nhiệm vụ đào
tạo nguồn nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, phục vụ cho
chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Bởi lẽ cần phải khẳng định rằng: Từ các quốc
gia phát triển đến những nước đang phát triển, nhu cầu về lao động có kỹ năng
nghề là rất lớn. Muốn nền kinh tế của đất nước phát triển thì xã hội cần phải có
những lao động thành thạo tay nghề và có ý thức tổ chức kỷ luật, có nhân cách và
có óc sáng tạo. Vì vậy, mỗi quốc gia phải hình thành hệ thống đào tạo nghề thích
hợp để đáp ứng nhu cầu đó. Nếu khơng có sự đột phá về đào tạo nghề thì nhất định
sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế, thua kém các nước trong khu vực
vì trình độ tay nghề và số lượng cơng nhân chất lượng cao của một số nước đang
không ngừng tăng. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng,
Nhà nước và sự cố gắng của các cấp, các ngành, cơng tác dạy nghề đã có bước
chuyển biến mạnh, phát triển cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng ngày một tốt
hơn nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, những thay đổi nhanh chóng của kỹ
thuật công nghệ và nhu cầu đa dạng của người lao động học nghề, lập nghiệp phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống dạy nghề đã bắt đầu được đổi mới và phát
triển, chuyển từ hệ thống dạy nghề trình độ thấp với hai cấp trình độ đào tạo sang
10


hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và
Cao đẳng nghề. Các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên
tồn quốc, đa dạng về hình thức và loại hình đào tạo.

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cần phải phát triển một hệ thống đào tạo nghề có
khả năng cung cấp cho xã hội một đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ cần thiết
theo một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng nhanh với mọi biến đổi của mơi
trường có trình độ tồn cầu hóa ngày càng cao. Đồng thời có khả năng thường
xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ lao động của đất
nước. Đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống đào tạo nguồn
nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhiệm vụ trên đặt ra cho công tác đào tạo nghề những trách nhiệm nặng nề,
trong đó có trách nhiệm xây dựng nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa, đào tạo được đội ngũ nhân lực có trình độ cao, nắm vững và ứng dụng các tri
thức trong thực tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thực hiện thắng lợi sự
nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển, cơ cấu kinh tế đang
phát triển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp trong nền kinh tế. Với
thành công trong phát triển kinh tế – xã hội đó tạo cho tỉnh một vị thế mới. Vĩnh
Phúc đã trở thành tỉnh có ngành cơng nghiệp phát triển và đang trở thành trung
tâm công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Tuy nhiên số lao động được đào tạo kỹ thuật trong tỉnh còn chưa đáp ứng
tương xứng với sự phát triển của các ngành công nghiệp trong tỉnh. Bởi vậy đào
tạo nghề cho người lao động là vấn đề bức xúc và là một trong những chỉ tiêu
chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm của tỉnh. Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã nêu rõ “lấy nâng cao chất lượng giáo
dục phổ thông làm nền tảng; lấy đào tạo nghề, đào tạo lao động chất lượng cao
làm khâu đột phá”.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, chiến lược trên của tỉnh Vĩnh Phúc trong
bước phát triển từ nay đến năm 2020 là coi trọng việc đào tạo và phát huy nguồn
lực con người, đặc biệt là đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, tăng cường đầu tư
cho công tác đào tạo lực lượng lao động nông nghiệp, tạo việc làm cho người lao
động từ đó chú trọng hồn thiện mạng lưới dạy nghề phù hợp với quy mô đào tạo

của địa phương, tăng cường liên kết đào tạo với các cơ sở dạy nghề của Trung
ương đóng trên địa bàn tỉnh, đảm bảo sự liên thơng giữa các trình độ dạy nghề và
liên thơng với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
11


- Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc tiền thân là một trung tâm
đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành Xây dựng được thành lập tháng 11/1998.
- Đến tháng 5/2000 được nâng cấp thành Trường Đào tạo nghề Vĩnh Phúc.
- Tháng 2/2007, thực hiện Luật giáo dục năm 2005 và Luật dạy nghề năm
2006. Nhà trường được nâng cấp chuyển đổi thành trường Trung cấp nghề Việt Đức Vĩnh Phúc.
- Tháng 7/2007 Nhà trường đã được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề
Việt - Đức Vĩnh Phúc theo Quyết định số 922/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/7/2007
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Hiện nay trường được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo
ba cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề. Trên chặng đường
hơn 10 năm phát triển và trưởng thành, trường đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ
được giao, góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất
lượng cao của tỉnh.
Tuy vậy, công tác đào tạo của Trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc
cũng còn rất nhiều điểm hạn chế, bất cập từ cơ sở vật chất đến trình độ đội ngũ
giáo viên giảng dạy; Chất lượng, hiệu quả đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được
nhu cầu của thị trường lao động trên địa bàn tỉnh.
Là một cán bộ đang công tác tại trường, với tâm huyết nghề nghiệp và sự tin
tưởng tuyệt đối vào sự phát triển của nhà trường tôi đã chọn đề tài “Các biện pháp
nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh
Phúc”. Với mong muốn đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đóng
góp vào chiến lược phát triển của nhà trường, đưa trường cao đẳng nghề Việt-Đức
Vĩnh Phúc ngày càng phát triển, khẳng định được uy tín của nhà trường và trở
thành một trong những trường trọng điểm về đào tạo nghề trên tồn quốc.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận khoa học và thơng qua việc khảo sát phân tích
đánh giá thực trạng công tác đào tạo của trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc,
đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường trong giai
đoạn hiện nay.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Cơng tác đào tạo nghề nói chung và và hoạt động đào tạo nghề nói riêng của
Trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc
3.2. Đối tượng nghiên cứu

12


Một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường cao đẳng nghề
Việt-Đức Vĩnh Phúc
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng về chất lượng đào tạo của Trường cao
đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc,có thể xây dựng được một số biện pháp về công
tác quản lý và công tác đào tạo của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
phù hợp với khả năng thực tế của nhà trường và xu hướng phát triển trong bối
cảnh kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về việc nâng cao chất lượng đào tạo.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trường cao đẳng nghề
Việt-Đức Vĩnh Phúc trên cơ sở khảo sát các điều kiện đảm bảo chất lượng, quá
trình đào tạo, chất lượng đầu ra bằng cách kết hợp điều tra khảo sát tại một số
doanh nghiệp có học sinh đã tốt nghiệp của của nhà trường đang làm việc và các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường cao

đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc đào tạo ba cấp trình độ là cao
đẳng nghề,Trung cấp nghề, và sơ cấp nghề. Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu đánh
giá và xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng nghề.
- Điều tra khảo sát công tác đào tạo của Trường cao đẳng nghề Việt-Đức
Vĩnh Phúc trong 05 năm gần đây (2007 - 2012).
- Khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, chỉ tập trung
vào một số nhân tố ảnh hưởng chủ yếu trong phạm vi tác động của nhà trường,
không đề cập đến các nhân tố vĩ mô tầm quốc gia.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và tham khảo các tài liệu, tạp chí,
sách, báo,... nhằm phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tri thức trong tài liệu, tư
liệu, đưa ra cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu.
7.2. Phương pháp khảo sát thực tế: Tiếp cận, quan sát, theo dõi, thu thập số liệu.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học: Xử lý, phân tích đánh giá các số liệu, kết
quả điều tra.
7.4. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh
vực nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn đưa ra các kết luận về
việc nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc.
13


8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được cấu trúc như sau:
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng và chất lượng đào tạo.
- Chương 2: Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trường cao đẳng
nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc
- Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại

Trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

14


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Chất lượng
Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng, là một phạm trù phức tạp mà con
người thường hay gặp trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Việc phấn đấu nâng
cao chất lượng được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ
một cơ sở hoạt động nào. Vậy chất lượng là gì ? Thuật ngữ “chất lượng” có nhiều
quan điểm khác nhau trong cách tiếp cận và đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau
- Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông chất lượng là “tổng thể những tính chất, thuộc
tính cơ bản của sự vật (sự việc)… làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật
(sự việc) khác” (theo Từ điển tiếng Việt phổ thông):
- Chất lượng là: Cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là : “Cái
tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” (theo Từ điển tiếng
Việt thông dụng, NXB Giáo dục, 1998). “Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá
trị của sự vật” hoặc là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật
kia” (Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2001).
- Chất lượng là “ Mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt
đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản” (theo Oxford Pocket
Dictionary).
- Chất lượng là “ Tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn
nhu cầu người sử dụng” (Tiêu chuẩn Pháp – NFX 50-109).

- Theo định nghĩa của ISO 9000-2000 “ Chất lượng là mức độ đáp ứng các
yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có”, Trong đó yêu cầu được hiểu là các
nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc.
- Theo định nghĩa của tiêu chuẩn ISO9001:2008 thì “Chất lượng là mức độ
của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các u cầu”
- Chất lượng là “Tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho
thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu
tiềm ẩn” (TCVN-ISO8402).
Chất lượng được thể hiện ở các khía cạnh (theo Harvey & Green, 1993) đó là:
+ Sự xuất chúng, tuyệt vời, ưu tú, xuất sắc.
+ Sự hoàn hảo.
+ Sự phù hợp, thích hợp.
+ Sự thể hiện giá trị.
15


+ Sự biến đổi về chất.
Trên đây là một số định nghĩa tiêu biểu về chất lượng. Mỗi định nghĩa được
nêu ra dựa trên những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề chất lượng và do đó mỗi
một quan niệm đều có mặt mạnh và mặt yếu riêng. Định nghĩa về chất lượng đưa
ra trong Tiêu chuẩn Việt Nam 8402 là hợp lý nhất. Bởi lẽ, theo định nghĩa đó có
thể hiểu một theo một cách đơn giản như sau: “Chất lượng là sự đáp ứng nhu
cầu của khách hàng theo các tiêu chuẩn và mục tiêu đã đề ra”. Đây là một định
nghĩa khá hợp lý, hoàn chỉnh và thơng dụng nhất hiện nay. Nó phát huy được
những mặt tích cực và khắc phục được những hạn chế của các khái niệm trước đó,
ở đây chất lượng được xem xét một cách toàn diện và rộng rãi hơn.
1.1.2. Chất lượng đào tạo.
Chất lượng nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng là những thuật
ngữ khái niệm cơ bản được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. “ Chất lượng”
phản ánh thuộc tính đặc trưng, giá trị, bản chất của sự vật và tạo nên sự khác biệt (

về chất) giữa sự vật này và sự vật khác. Theo quan điểm triết học chất lượng hay
sự biến đổi về chất là kết quả của q trình tích lũy về lượng ( q trình tích lũy,
biến đổi) tạo nên những bước nhảy vọt về chất của sự vật và hiện tượng.
Trong lĩnh vực sản - xuất kinh doanh chất lượng của sản phẩm được đặc
trưng bởi các yếu tố về nguyên vật liệu chế tạo, qui trình và cơng nghệ sản xuất,
các đặc tính về sử dụng kể cả về mẫu mã, thị hiếu, mức độ đáp ứng người tiêu
dùng v..v..các đặc tính chất lượng có thể được thể hiện qua các chỉ số kỹ thuật –
mỹ thuật, mức tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường và có thể so sánh dễ dàng với
các sản phẩm khác cùng loại và đương nhiên chúng có các giá trị, giá cả khác
nhau.
Trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, chất lượng giáo dục được phản ánh
trước hết ở các phẩm chất và năng lực của người học ( nhân cách học sinh) được
hình thành và phát triển thơng qua q trình giáo dục ở các bậc, cấp học theo các
mục tiêu giáo dục tương ứng, phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển của xã
hội.
Trong lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp, chất lượng đào tạo với đặc trưng sản
phẩm là “ con người lao động” có thể hiểu là kết quả (đầu ra) của quá trình đào tạo
và được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động
hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu đào tạo của
từng ngành đào tạo trong hệ thống đào tạo. Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực
của thị trường lao động, quan niệm về chất lượng đào tạo không chỉ dừng ở kết
quả của quá trình đào tạo trong nhà trường với những điều kiện đảm bảo nhất định
16


như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên … và cịn phải tính đến mức độ phù hợp và
tính thích ứng của người lao động như tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp, năng lực
hành nghề tại các vị trí làm việc cụ thể ở các doanh nghiệp, cơ quan, các tổ chức
sản xuất – dịch vụ, khả năng phát triển nghề nghiệp... Tuy nhiên cần nhấn mạnh
rằng chất lượng đào tạo trước hết phải là kết quả của quá trình đào tạo và được thể

hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người tốt nghiệp. Q trình thích ứng với thị
trường lao động không chỉ phụ thuộc vào chất lượng đào tạo mà còn phụ thuộc
vào các yếu tố khác của thị trường như quan hệ cung – cầu, giá cả sức lao động,
chính sách sử dụng và bố trí cơng việc của Nhà nước và người sử dụng lao động
....Do đó khả năng thích ứng cịn phản ánh cả về hiệu quả đào tạo ngoài xã hội và
thị trường lao động.

Hình 1.1: quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng đào tạo

17


Hình 1.2: Mơ hình tổng thể q trình đào tạo
Mục tiêu chung của giáo dục là “đào tạo con người Việt Nam phát triển
tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc” ( Luật giáo dục 2005- Điều 2)
- Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra
với một chương trình đào tạo (Lê Đức Ngọc, Lâm Quang Thiệp – Đại học Quốc
gia Hà Nội).
- Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các
đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực
hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo
các ngành nghề cụ thể (Trần Khánh Đức – Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục).
Chất lượng đào tạo luôn được quan tâm và coi trọng của tất cả các nhà
trường. Việc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là
nhiệm vụ quan trọng nhất của tất cả các cơ sở đào tạo.

18



1.1.3. Đánh giá chất lượng đào tạo.
1.1.3.1. Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào”
Quan điểm Một số nước phương tây cho rằng “Chất lượng đào tạo của một
trường phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó”. Quan điểm
này được gọi là “quan điểm nguồn lực” có nghĩa là: Nguồn lực = Chất lượng
Theo quam điểm này, một trường tuyển được SV giỏi, có đội ngũ CB giảng
dạy uy tín, có cơ sở vật chất có trang bị các phịng thí nghiệm phịng thực hành,
giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xem là trường có chất lượng cao.
Quan điểm này đã bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo diễn ra rất đa
dạng và liên tục trong thời gian học sinh sinh viên học tập trong trường. Sẽ khó
biện thích trường hợp một trường đã có nguồn lực “đầu vào” dồi dào cả số lượng
và chất lượng nhưng lại có những hoạt động đào tạo hạn chế hoặc ngược lại, một
trường có những nguồn lực khiêm tốn, nhưng đã cung cấp cho người học một
chương trình hiệu quả.
1.1.3.2. Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu ra”
Một quan điểm khác về chất lượng trong đào tạo cho rằng “đầu ra” của quá
trình đào tạo có tầm quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào”. “Đầu ra” chính là sản
phẩm của đào tạo được thể hiện bằng mức độ hồn thành cơng việc của SV tốt
nghiệp hay khả năng cung cấp các hoạt động đào tạo của trường đó.
Có hai vấn đề quan trọng liên quan đến cách tiếp cận này. Một là, mối liên hệ
giữa “đầu ra” và “đầu vào” không được xem xét đúng mức. Trong thực tế mối liên
hệ này là có thực, cho dù đó khơng hồn tồn là quan hệ nhân quả. Một trường có
khả năng tiếp nhận các SV xuất sắc, khơng có nghĩa là SV của họ sẽ tốt nghiệp
loại xuất sắc. Hai là, cách đánh giá “đầu ra” của các trường rất khác nhau.
1.1.3.3. Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng”
Quan điểm thứ 3 về CL cho rằng một trường có tác động tích cực tới sinh
viên khi nó tạo ra được sự khác biệt trong sự phát triển về trí tuệ và cá nhân của
sinh viên. “Giá trị gia tăng” được xác định bằng giá trị của “đầu ra” trừ đi giá trị

của “đầu vào”, kết quả thu được: là “giá trị gia tăng” mà trường đó đã đem lại cho
sinh viên và được đánh giá là chất lượng.
Nếu theo quan điểm này về CL, một loạt vấn đề phương pháp luận nan biện
sẽ nảy sinh: khó có thể thiết kế một thước đo thống nhất để đánh giá chất lượng
“đầu vào” và “đầu ra” để tìm ra được hiệu số của chúng và đánh giá chất lượng
của trường đó. Hơn nữa các trường trong hệ thống giáo dục lại rất đa dạng,
không thể dùng một bộ công cụ đo duy nhất cho tất cả các trường. Vả lại,
19


cho dù có thể thiết kế được bộ cơng cụ như vậy, giá trị gia tăng được xác định sẽ
không cung cấp thơng tin gì cho chúng ta về sự cải tiến quá trình đào tạo trong
từng trường.
1.1.3.4. Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị học thuật”
Đây là quan điểm truyền thống của nhiều trường học phương tây, chủ yếu
dựa vào sự đánh giá của các chuyên gia về năng lực học thuật của đội ngũ giảng
viên trong từng trường trong q trình thẩm định, cơng nhận chất lượng đào tạo
của trường. Điều này có nghĩa là trường nào có đội ngũ giảng viên có học vị, học
hàm cao, có uy tín khoa học lớn thì được xem là trường có chất lượng cao.
Hạn chế của quan điểm này là ở chỗ, cho dù năng lực học thuật có thể được
đánh giá một cách khách quan, thì cũng khó có thể đánh giá những cuộc cạnh
tranh của các trường để nhận tài trợ cho các cơng trình nghiên cứu trong mơi
trường khơng thuần học thuật. Ngồi ra, liệu có thể đánh giá được năng lực chất
xám của đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khi có xu hướng chuyên ngành hoá ngày
càng sâu, phương pháp luận ngày càng đa dạng.
1.1.3.5. Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hoá tổ chức riêng”
Quan điểm này dựa trên nguyên tắc các trường phải tạo ra được “văn hoá tổ
chức riêng” hỗ trợ cho quá trình liên tục cải tiến chất lượng. Vì vậy, một trường
được đánh giá là có chất lượng khi nó có được “văn hố tổ chức riêng” với nét đặc
trưng quan trọng là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Quan điểm này bao

hàm cả các giả thiết về bản chất của chất lượng và bản chất của tổ chức. Quan
điểm này được mượn từ công nghiệp và thương mại nên khó có thể áp dụng trong
lĩnh vực giáo dục đào tạo.
1.1.3.6. Chất lượng được đánh giá bằng “Kiểm toán”
Quan điểm này về chất lượng trong đào tạo được xem trong quá trình bên
trong của một trường và nguồn thông tin cung cấp cho việc ra quyết định. Nếu
kiểm tốn tài chính xem xét các tổ chức có duy trì chế độ sổ sách tài chính hợp lý
hay khơng, thì kiểm tốn chất lượng quan tâm xem các trường có thu thập đủ
thơng tin cần thiết hay khơng, quá trình thực hiện các quyết định về chất lượng có
hợp lý và hiệu quả khơng. Quan điểm này cho rằng, nếu một cá nhân có đủ thơng
tin cần thiết thì có thể có được các quyết định chính xác, và chất lượng giáo dục
được đánh giá qua quá trình thực hiện, còn “đầu vào” và “đầu ra” chỉ là các yếu tố
phụ.
Tóm lại, ngày nay vẫn cịn những cách hiểu khác nhau về khái niệm chất
lượng đào tạo, do từ “chất lượng” được dùng chung cho cả hai quan niệm: chất
lượng tuyệt đối và chất lượng tương đối.
20


Với quan niệm chất lượng tuyệt đối thì từ “chất lượng” được dùng cho những
sản phẩm, những đồ vật hàm chứa trong nó những phẩm chất, những tiêu chuẩn
cao nhất khó có thể vượt qua được. Nó được dùng với nghĩa chất lượng cao, hoặc
chất lượng hàng đầu.
Với quan niệm chất lượng tương đối thì từ “chất lượng” dùng để chỉ một số
thuộc tính mà người ta gán cho sản phẩm, đồ vật. Theo quan niệm này thì một vật,
một sản phẩm, hoặc một dịch vụ được xem là có chất lượng khi nó đáp ứng được
các mong muốn mà người sản xuất định ra, và các yêu cầu người tiêu thụ địi hỏi.
Từ đó nhận ra rằng chất lượng tương đối có hai khía cạnh:
Thứ nhất: Đạt được mục tiêu (phù hợp với tiêu chuẩn) do người sản xuất đề
ra. Khía cạnh này chất lượng được xem là “chất lượng bên trong”.

Thứ hai: Chất lượng được xem là sự thoả mãn tốt nhất những đòi hỏi của
người dùng, ở khía cạnh này chất lượng được xem là “chất lượng bên ngoài”.
Tại mỗi nhà trường đào tạo, hàng năm trên cơ sở nhiệm vụ được cơ quan chủ
quản quy định, nhà trường xác định các mục tiêu và chiến lược đào tạo của mình
sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội để đạt được “chất lượng bên
ngoài”; đồng thời các hoạt động của nhà trường sẽ được hướng vào nhằm mục
đích đạt mục tiêu đó để đạt được “chất lượng bên trong”.
Kết quả đào tạo phù hợp nhu cầu
sử dụng → Đạt chất lượng ngoài

Nhu cầu xã hội

Kết quả đào tạo

Kết quả đào tạo khớp với mục tiêu
đào tạo → Đạt chất lượng trong

Mục tiêu đào tạo

Hình 1.3. Sơ đồ quan niệm về chất lượng đào tạo
(Nguồn: Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo )
Trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng đào tạo với đặc trưng sản phẩm là “người
lao động” có thể hiểu là kết quả (đầu ra) của quá trình đào tạo và được thể hiện cụ
thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành
nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng ngành đào tạo
21


trong hệ thống đào tạo. Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao
động, quan niệm về chất lượng đào tạo không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào

tạo trong nhà trường với những điều kiện đảm bảo nhất định như: cơ sở vật chất,
đội ngũ giảng viên,... mà cịn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của
người tốt nghiệp đối với các cơ quan, tổ chức sản xuất - dịch vụ, khả năng phát
triển nghề nghiệp của bản thân họ trong tương lai,...
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng: chất lượng đào tạo trước hết phải là kết quả
của quá trình đào tạo và được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người tốt
nghiệp. Q trình thích ứng với thị trường lao động không chỉ phụ thuộc vào chất
lượng đào tạo mà còn phụ thuộc các yếu tố của thị trường như quan hệ cung - cầu,
giá cả sức lao động, chính sách sử dụng và bố trí cơng việc của Nhà nước và người
sử dụng lao động,... Do đó khả năng thích ứng cịn phản ánh cả về hiệu quả đào
tạo ngoài xã hội và thị trường lao động được thể hiện rõ hơn ở sơ đồ dưới đây:
1.1.4. Hiệu quả đào tạo
Hiệu quả, theo cách hiểu chung nhất, là tỷ số giữa kết quả đạt được so với
đầu tư đã bỏ ra để nhận được kết quả đó.
Hiệu quả trong giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) được xem xét khơng chỉ ở
khía cạnh kinh tế - kỹ thuật mà cịn cả khía cạnh chính trị, văn hóa, xã hội,... của
GD & ĐT. Khi đánh giá hiệu quả đào tạo của một cấp học nào đó, ngồi những
chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế đào tạo người ta cịn dùng các chỉ tiêu: tính phù hợp,
tính đáp ứng, tính hiệu quả, tính cơng bằng,...
Hiệu quả đào tạo là tỷ số kết quả hữu ích do đào tạo mang lại so với đầu tư
để đảm bảo cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội (KT - XH) hoạt động. Hiệu quả đào
tạo bao gồm hiệu quả trong quá trình đào tạo (QTĐT) (hiệu quả trong) và hiệu quả
ngoài QTĐT (hiệu quả ngoài). Việc phân chia hiệu quả đào tạo thành hiệu quả
trong và hiệu quả ngoài chỉ là tương đối vì đào tạo, bồi dưỡng là quá trình liên tục
và thường xuyên. Kết quả đào tạo ở cấp này là tiền đề cho quá trình đào tạo và bồi
dưỡng ở cấp tiếp theo. Hơn nữa kết quả đó khơng chỉ thu được ở trong QTĐT ở
nhà trường mà cịn ở cuộc sống xã hội. Hay nói một cách khác, đó là kết quả tác
động của một loạt nhân tố trong và ngoài QTĐT ở nhà trường.
 Hiệu quả trong giáo dục nghề nghiệp:
Thông thường, khi xét hiệu quả trong của đào tạo tức là xem xét diễn biến

hoạt động của các chỉ tiêu kinh tế đào tạo. Do vậy, người ta thường phải chú ý đến
đầu vào và đầu ra của q trình đó diễn ra thế nào. Đầu vào là đầu tư cho QTĐT
đó. Đầu ra là số lượng và chất lượng người tốt nghiệp. Vì vậy, khi tính hiệu quả
đào tạo người ta thường so sánh số lượng học sinh (HS) tốt nghiệp với tổng nguồn
22


lực đầu tư bỏ ra để đào tạo họ, hay còn gọi là giá thành đào tạo. Trong đào tạo,
hiệu quả đào tạo không chỉ đơn thuần xét QTĐT với chi phí thấp là có hiệu quả
như trong sản xuất vật chất mà nó phải được xét tồn diện, đó là: Chất lượng đào
tạo người tốt nghiệp phải biện quyết được những yêu cầu của thực tiễn sản xuất
mà họ đảm nhận trong xã hội. Hiệu quả trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN)
thường được đánh giá thông qua một số chỉ báo sau:
+ Quy mô tuyển sinh hàng năm;
+ Tỷ lệ HS lên lớp, lưu ban, bỏ học;
+ Tỷ lệ HS/GV;
+ Tỷ lệ HS tốt nghiệp;
+ Đầu tư nguồn lực cho đào tạo, số năm đào tạo,...
Như vậy, hiệu quả trong của GDNN chỉ tính đến mặt số lượng, tỷ lệ HS và
chi phí chứ chưa thực sự quan tâm xem xét đến mặt chất lượng đào tạo của
GDNN.
 Hiệu quả ngoài của GDNN:
Khi xem xét hiệu quả ngoài của GDNN người ta thường quan tâm đến ảnh
hưởng của GDNN đến sự tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa và xã hội,... thể
hiện thông qua các chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân, tăng năng
suất lao động, nâng cao trình độ dân trí, xã hội,... của người lao động đã qua đào
tạo. Thực tế, việc tính hiệu quả ngồi của GDNN là rất khó, nhất là việc tính phần
tăng của thu nhập quốc dân do GDNN mang lại.
Bên cạnh hiệu quả về kinh tế đào tạo, hiệu quả ngoài của GDNN đặc biệt
xem xét một số chỉ báo sau đây:

- Tỷ lệ HS tốt nghiệp có việc làm so với tổng số HS tốt nghiệp có chú ý đến
thời gian chờ việc sau khi tốt nghiệp.
- Tỷ lệ HS có việc làm đúng ngành nghề đào tạo so với tổng số HS tốt nghiệp
có việc làm.
- Sự phát triển trong nghề nghiệp của HS sau một thời gian làm việc.
Chất lượng và hiệu quả của GDNN có quan hệ chặt chẽ với nhau. Khơng thể
nói tới chất lượng GDNN mà lại không đề cập tới hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả
ngoài (chất lượng ngoài) của nó. Khi tiến hành đánh giá chất lượng GDNN phải
xem xét mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng người tốt nghiệp, sự đáp ứng của các
“sản phẩm” đó cũng như các “dịch vụ” của GDNN đối với yêu cầu phát triển
nguồn nhân lực trong mỗi giai đoạn phát triển KT - XH của đất nước. Đối với
GDNN trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xu thế tồn cầu hóa và hội nhập

23


×