Tư liệu lịch sử - Lớp 6
………………………………………………………………………………………………………
Tuần 1 – Tiết 1
BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LS
2- Học LS để làm gì?
Hình 1: Một lớp học ở trường làng xưa.
* Lớp học ngày xưa được tổ chức ở ngoài trời, ngay trước sân nhà, ko có phòng
học riêng cũng như ko có bảng đen, phấn trắng… Lớp học có khoảng 7,8 hs; sách,
vở được đặt dưới nền ngay trước mặt. Tất cả hs đều mặc quần trắng và áo the dài
và đặc biệt là ko có hs nữ. Tất cả ngồi xếp bằng tư thế ngay ngắn, tay khoanh trước
ngực chăm chú nhìn vào thầy giáo; 1 hs đang đứng cạnh bàn, mặt quay vào thầy
giáo, có lẽ là đang trả lời câu hỏi của thầy.
* Lớp học ngày xưa khác với Lớp học ngày nay là lớp có ít hs, ko có phòng học
riêng, ko có bảng đen, ko có bàn ghế cho thầy và trò…
* Sở dĩ có sự khác nhau đó là do thời xưa đk sống còn nghèo nàn so với ngày nay.
Qua đó thấy rõ tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, 1 truyền thống tốt đẹp của dân
tộc VN.
→ Qua H1 cho ta biết được tổ tiên ta đã học ntn.
HS quan sát 1 số công cụ bằng đồng: sgk-34 và so sánh với công cụ hiện nay.
3- Dựa vào đâu để biết LS…?
● H2: Bia Tiến sĩ (Văn Miếu- Quốc Tử Giám): KH- 8
* VM-QTG hiện lưu giữ 82 tấm bia Tiến sĩ, trong đó có ghi họ tên, quê quán 130
tiến sí của 82 khoa thi(từ 1442-1779), gồm 81 khoa triều Lê, 1khoa triều Mạc.Bia
đc khởi dựng từ 1484 dưới triều vua Lê Thánh Tông , nhằm biểu dương nhân tài,
khuyến khích việc học tập đương thời và hậu thế. Bia thường được dựng sau
khoa thi, hoặc từng đợt sau nhiều khoa thi. Bia Tiến sĩ được khắc trên loại đá
màu xanh, kích thước ko giống nhau, được chạm khắc hoa văn tinh xảo. trên mỗi
tấm bia khắc 1 bài văn bằng chữ Hán với ND ca ngợi công đức nhà Vua, nêu lí
do mở khoa thi, mục đích dựng bia, số lượng thí sinh, họ tên, chức vụ những người
được giao tổ chức cuộc thi, người dựng bia và tên những người đỗ khoa thi đó.
* Bia đá ở VM khắc tên tuổi của những người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi nhằm
tôn vinh những người đỗ đạt cao, Chúng ta có thể trực tiếp nhìn thấy, sờ mó, đọc
được nó khi vào thăm VM- QTG. Vì vậy, nó thuộc loại tư liệu hiện vật, tư liệu
gốc.
Tuần 2 – Tiết 2
BÀI 2 : CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
1- Tại sao phải xác định thời gian?
+ Việc xác định thời gian là cần thiết: (sgv -15): Nói đến lịch sử tức là nói đến
tiến trình phát triển của sự việc qua thời gian. Không xác định đúng thời gian diễn
ra các sự kiện, các hoạt động của con người, chúng ta không thể nhận thức được
đúng sự kiện lịch sử và con người đó, cũng như không thể hiểu được tiến trình phát
- 1 -
Tư liệu lịch sử - Lớp 6
………………………………………………………………………………………………………
triển của lịch sử. Chính vì vậy, cách tính thời gian trở thành nguyên tắc cơ bản của
môn Lịch sử với tư cách là một khoa học.
Ngay từ thời nguyên thuỷ, con người đã tìm cách ghi lại sự việc theo tiến
trình thự thời gian trước, sau và dần dần, theo đà phát triển của nhận thức, tìm ra
cách tính thời gian do nhu cầu bức thiết của cuộc sống.
+ Cơ sở để xác định thời gian: Có thể hiểu, quá trình sáng tạo ra LS bắt đầu với sự
phân biệt sáng, tối (Sau này được gọi là ngày, đêm). Từ đây, con người biết nhận
xét về nhân tố nào đã dẫn đến sự khác nhau đó. Mặt Trăng, mặt Trời trở thành
thiên thể làm cơ sở cho cách làm lịch. Đây là 1 quá trình có quan hệ chặt chẽ đến
trình độ nhận thức của con người…
2- Người xưa đã tính thời gian ntn?
● Căn cứ vào đâu để làm lịch âm, lịch dương?
*Người phương Đông cổ đại (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc…):
- Là những người đầu tiên sáng tạo ra lịch, nhưng chủ yếu lấy chu kì quay của Mặt
Trăng quanh Trái đất (1 vòng mất khoảng 29 ngày 12 giờ)làm cơ sở để tính tháng,
từ đó tính năm. Mặc dù họ tính được 1 năm bằng 360 hay 365 ngày; Vì thế người
ta gọi chung loại lịch này là âm lịch .
- Nhược điểm của âm lịch: thường thì 1 tháng đủ là 30 ngày, theo âm lịch thì 1
tháng thiếu 12 giờ, như vậy cứ 3 năm lại thiếu 1 tháng. Để khắc phục nhược điểm
này, cứ 3 năm phải thêm 1 tháng nhuận để khớp với chu kì của trái đất- tuỳ theo
tiết mà nhuận tháng nào cho phù hợp → Vậy nên, âm lịch hiện dùng thực ra là âm-
dương lịch.
*Người phương Tây cổ đại: sau khi nâng cao nhận thức của mình về mối
quan hệ giữa Trái đất với Mặt trăng, Mặt Trời, với kết quả chính xác, khoa học đã
sáng tạo cách làm lịch của mình trên cơ sở tiếp thu cách làm lịch của người
phương Đông. Họ lấy chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời ( 1 vòng mất 1
năm)làm cơ sở từ đó tính tháng, ngày: Họ đã tính được 1 năm = 365 ngày 6 giờ,
song cũng chia thành 12 tháng, do đó, có tháng 30 ngày, 31 ngày, riêng tháng Hai
có 28 ngày. Để phù hợp với số ngày trong năm, họ qui định cứ 4 năm có 1 năm
nhuận, nghĩa là 366 ngày. Ngày nhuận được để vào tháng Hai. Loại lịch này về sau
gọi là dương lịch.
- 2 -
Tư liệu lịch sử - Lớp 6
………………………………………………………………………………………………………
Tuần 3 – Tiết 3
Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
1- Con người xuất hiện ntn?
* Phân biệt “Vượn cổ” và “ người tối cổ”: (sgv -20):
+ Vượn cổ: là loài vượn có dáng hình người (vượn nhân hình), sống cách đây
khoảng 5-15 triệu năm. Vượn nhân hình là KQ của quá trình tiến hoá từ động vật
bậc cao.
+ Người tối cổ: Vẫn còn dấu tích của loài vượn ( trán thấp và bợt ra phía sau, mày
nổi cao, xương hàm còn choài ra phía trước, trên người còn 1 lớp lông bao phủ…),
nhưng người tối cổ đã hoàn toàn đi bằng hai chân, 2 chi trước đã biết cầm nắm,
hộp sọ đã phát triển, thể tích sọ não lớn, biết SD và chế tạo công cụ.
* Bầy người nguyên thuỷ sống ntn? HS quan sát hình 3,4 –GV sd KH -5,6,7:
+ Hình 3: - Con người ng thuỷ thường sống ở đâu? Vì sao họ lại phải sống trong
những đk như vậy? Họ sống lang thang trong các khu rừng rậm nhiệt đới, ngủ
trong hang động, mái đá hoặc dựng lều bằn cành cây, lợp cỏ khô hoặc lá cây.Do
trình độ thấp kém, công cụ LĐ thô sơ, lại sống trong đk thiên nhiên hoang dã, người
nguyên thuỷ ko thể sống lẻ loi mà đã biết tập hợp lại với nhau, quây quần theo quan
hệ ruột thịt, cùng dòng máu. Tổ chức đó gọi là “bầy người nguyên thuỷ”.Họ cùng
LĐ, cùng kiếm thức ăn và cùng chống thú dữ để tự vệ.
- Họ trang phục ntn? Trong tranh là hình ảnh 1 bầy người đang quây quần trong 1
hang đá tự nhiên khi đêm về. Việc SD da thú để mặc, chứng tỏ nghề săn bắt của họ
khá phát triển.
- Hình ảnh 1 số người trong tranh ôm bó củi nói lên điều gì? Họ đã biết dùng
lửa.Trong XH ng thuỷ, con người đã biết chế tạo công cụ LĐ thô sơ với kĩ thuật ghè
đẽo đá. Họ cũng biết giữ lửa tự nhiên, biết dùng lửa để sưởi ấm và nướng chín thức
ăn. Về sau họ biết tạo ra lửa bằng cách xát mạnh 2 cành cây khô hay 2 hòn đá lửa
vào với nhau.
+Hình 4: Cảnh săn ngựa rừng nói lên điều gì?
- Số lượng người đi săn? Trong buổi ban đầu sơ khai của XH ng thuỷ, để săn thú
con người phải dùng sức mạnh tập thể ( từ 20-30 người)dồn đuổi con vật vào cái
bẫy đặt ở các khe núi hay những hố đất tự nhiên hoặc các hố đất do con người đào.
Trong hình ta chỉ thấy có 1 người đàn ông.
- Phương tiện săn bắn? Vũ khí mà họ SD như mũi lao, mũi giáo. Đó là những vũ
khí chủ yếu, đã dần dần thay thế những hòn đá cuội, những mảnh đá ghè đẽo hoặc
những cành cây trước đây. Với ưu thế sắc hơn, nhọn hơn, nhẹ hơn, phóng đi xa hơn,
mũi lao, mũi giáo cho phép người ng thuỷ bắt được nhiều thú hơn. Đây là bước đệm
để họ chế tạo ra cung tên, giúp săn bắt được hiệu quả hơn.,an toàn hơn.
→ Vì thế,trong XH ng thuỷ, mặc dù cuộc sống còn bấp bênh, “ăn lông, ở lỗ”,
nhưng đã bước đầu thể hiện việc con người chế ngự được thiên nhiên, làm chủ
được cuộc sống của mình.
- 3 -
Tư liệu lịch sử - Lớp 6
………………………………………………………………………………………………………
* Bầy người khác bầy động vật ở chỗ nào?(sgv -21): Họ sống có tổ chức, có người
đứng đầu, bước đầu biết chế tạo công cụ LĐ, biết SD và lấy lửa bằng cách cọ sát
đá.
2- Người tinh khôn sống ntn?
* Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn người tối cổ? (sgv- 21, KH-
7,8; tkbg – 20,21):
ND SO SÁNH NGƯỜI TỐI CỔ NGƯỜI TINH KHÔN
HÌNH THỨC
- Đứng thẳng, đôi tay tự do.
- Trán hơi thấp, hơi bợt ra đằng
sau. U lông mày nổi cao.
- Hàm bạnh ra, nhô về phía
trước. Hộp sọ lớn hơn vượn.
- Trên người còn 1 lớp lông
mỏng.
- Đứng thẳng, đôi tay khéo
léo hơn.
- Xương cốt nhỏ hơn, hộp sọ
và thể tich não phát triển hơn
- Trán cao, mặt phẳng, cơ thể
gọn. linh hoạt hơn.
- Trên người ko còn 1 lớp
lông mỏng.Xuất hiện những
màu da khác nhau: trắng,
vàng, đen → 3 chủng tộc lớn
ĐỜI SỐNG - Sống thành từng bầy (vài
chục người).
- Sống = hái lượm và săn bắt
- Sống trong các hang động
hoặc những túp lều làm = cành
cây, lợp lá khô.
- Công cụ LĐ = những mảnh
tước đá, ghè đẽo thô sơ.
- Biết dùng lửa để sưởi ấm và
nướng thức ăn.
- Cuộc sống bấp bênh, hoàn
toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
- Họ sống theo thị tộc.
- Làm chung, ăn chung. Biết
trồng lúa, rau.
- Biết chăn nuôi gia súc, làm
gốm, dệt vải, làm đồ trang
sức.
- Cuộc sống ổn định hơn.
* Em có nhận xét gì vè cuộc sống của người tinh khôn?( TLTK sgv- 22):
Trong LĐ vag hưởng thụ, người ng thuỷ ko phân biệt đâu là quyền lợi, đâu là
nghĩa vụ, vì trong LĐ mọi người đều được hưởng 1 phần thành quả LĐ đó như
nhau. Ví dụ, 1 thành viên phải đi săn cùng với thị tộc thì đó vừa là nghĩa vụ cho đủ
số người, vừa là quyền lợi vì sau khi săn được thú, có thể người ta sẽ chia nhau ăn
ngay. Trong nội bộ thị tộc, người ta ko phân biệt đâu là của anh và đâu là của tôi.
Nói cách khác, trong thị tộc ko có sở hữu tư nhân, nhưng có sở hữu của thị tộc.
Mỗi thị tộc chiếm cứ 1 khu vực riêng và đó là “lãnh địa” bất khả xâm phạm của thị
tộc.
- 4 -
Tư liệu lịch sử - Lớp 6
………………………………………………………………………………………………………
3- Vì sao XH ng thuỷ tan rã?
* HS quan sát hình 6,7 sgk-10:
+ Hãy so sánh chất liệu của đồ đựng ở hình 6 với chất liệu của công cụ, đồ dùng
và đồ trang sức ở hình 7? (Sgv -21; GV sd KH- 9,10 bs).
●GV mô tả vài nét (KH- 9,10): - H6: Lúc đầu con người thường dùng tay nặn đồ
gốm… Trong ảnh, đồ gốm này đã được làm bằng bàn xoay, kiểu dáng đẹp, độ nung
cao, chất liệu mịn. Đồ gốm này có lẽ dùng để làm đồ đựng, có tai để buộc, có dây
để treo lên, đồng thời cũng làm trang trí cho sản phẩm thêm đẹp hơn.
-H7: Đồng được tìm thấy vào khoảng TNK IV TCN. Ban đầu là phát hiện ra đồng
nguyên chất ( đồng đỏ) 1 cách ngẫu nhiên trong đống tro tàn cuả những vụ cháy
rừng hay nham thạch của núi lửa phun ra. Đồng nguyên chất rất mềm, nên chủ yếu
họ dùng làm đồ trang sức. Sau đó họ biết pha đồng với thiếc và chì cho đồng cứng
hơn gọi là đồng thau. Khi đồng thau ( đồng hợp kim )xuất hiện, với tính năng ưu
việt hơn, thì đồ đá bị thay thế hoàn toàn. H7 là bức ảnh chụp những công cụ LĐ
như dao đồng , búa, lưỡi liềm đồng, mũi lao đồng, mũi tên đồng, âu đồng, và vòng
đeo cổ, đeo tay bằng đồng… cho thấy việc SD đồ đồng đã rất phổ biến. Những vật
dụng và đồ dùng này có hình dáng rất giống với vật dụng có cùng tên ngày nay.
Điều đó chứng tỏ kĩ thuật đúc đồng đã đạt đến trình độ khá tinh xảo, thể hiện rõ nét
trong sự đa dạng về loại hình cũng như việc làm đồ trang sức với các gờ nổi, mũi
lao có phần tra cán.
* Công cụ bằng kim loại có tác dụng ntn? (Sgv – 21).
Có thể khai phá đất hoang, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra ngày càng
nhiều, không chỉ đủ ăn mà dư thừa. Do có công cụ lao động mới, một số người có
khả năng lao động giỏi hơn, hoặc đã lợi dụng uy tín của mình để chiếm đoạt một
phần của cải dư thừa của người khác, vì thế ngày càng trở nên giàu có, còn một số
người khác lại khổ cực, thiếu thốn. Xã hội đã phân hoá thành người giàu, người
nghèo. Chế độ “làm chung, ăn chung” ở thời kì công xã thị tộc bị phá vỡ. Xã hội
nguyên thuỷ dần tan rã.
4. Sơ kết:
- 5 -
Công cụ sản xuất
bằng kim loại
Năng suất lao
động tăng
Sản phẩm dư
thừa
Xã hội có giai
cấp
Xã hội nguyên
thuỷ tan rã
Không sống chung, công
xã thị tộc ra đời
Giàu
Nghèo
Tư liệu lịch sử - Lớp 6
………………………………………………………………………………………………………
Tuần 4– Tiết 4
Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG.
1- Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành từ bao giờ?
* Hình 8, sgk-11. KH-11,12:Tranh khắc trên tường đá 1 lăng mộ ở Ai Cập TK
XIV TCN.
+ Những hình ảnh khắc trên bia mộ phản ánh điều gì? (miêu tả cảnh LĐ nông
nghiệp của người Ai Cập):
- Hàng dưới: từ trái sang phải là cảnh gặt lúa và gánh lúa về.
Chu kì lên xuống của dòng s.Nin cũng là chu kì LĐ của người Ai Cập cổ đại. Hàng
năm, vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, khi nước lũ s.Nin rút đi, để lại
những lớp phù sa màu mỡ, cũng là lúc bắt đầu mùa gieo hạt. Người ta dùng cày gỗ
do cừu kéo để làm đất, người tra hạt đi sau, tra vào các lỗ do chăn cừu tạo nên
hoặc dùng 1 cọc gỗ tạo các lỗ cho 1 người tra hạt. Cảnh này được miêu tả khá rõ ở
góc phần tư bên trái, phía trên của bức tranh. Đến mùa cắt lúa cho vào sọt do 2
người khiêng. Toàn bộ nửa dưới miêu tả nội dung này. Gặt hái xong, lúa được đem
về nhà đập, xảy hạt lép, phơi khô, cất giữ để ăn dần.
- Hàng trên: từ phải sang trái là cảnh đập lúa và cảnh nông dân nộp thuế cho quí
tộc.
+ Tại sao kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước lại phát triển ở các quốc gia cổ đại
phương Đông? (Có đk tự nhiên hết sức thuận lợi, với công cụ bằng gỗ và đá, con
người cũng có thể khai phá đất đai, cày cấy, trồng trọt, tạo nên những vụ mùa thu
hoạch lớn, Từ việc dọc và phân tích bức tranh khắc đá này, kết hợp với những bức
tranh khác, các nhà khoa học khẳng định: Ở TK XIX TCN, kĩ thuật làm ruộng của
người Ai Cập đã đạt đến trình độ cao.vì vậy năng suất LĐ tăng lên và đại bộ phận
cư dân đã tham gia hoạt đông SX nông nghiệp).
+ Bên cạnh đó còn có nghề thủ công nghiệp phát triển.
2. Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
* Hình 9, sgk-12. KH-12,13: Bia đá khắc luật Ham-mu-ra-bi (Lưỡng Hà).
Năm 1901-1902, các nhà khảo cổ học Pháp đang khai quật ở 1 khu vực hoang tàn
của TP cổ Su-dơ, 1 công nhân đã cuốc phải 1 tảng đá. Họ đã cẩn thận đào tảng đá
đó lên. Đó là 1 cột tròn bằng đá lửa, cao gần 2 mét được các nhà khoa học xác định
là bia đá khắc bộ luật của vua Ham-mu-ra-bi trị vì ở Ba-bi-lon từ năm 1792-1750
TCN.
Bia được chia thành 2 phần rõ rệt. Phần trên là hình chạm nổi khắc hình vua Ham-
mu-ra-bi mặc áo dài, đầu vấn khăn như người Ba Tư cổ, đứng trước vị thần Mặt
trời (Thần Sa-mát). Vị thần ngồi trên ngai, đội mũ có sừng (dấu hiệu của thần) đang
phê chuẩn, bộ luật do vua Ham-mu-ra-bi đặt ra và cho phép nhà vua thay mặt các
vị thần thi hành pháp luật. phần dưới của bia chia làm nhiều ô khắc những điều luật
do vua đặt racho Ba-bi-lon ( dựa trên cơ sở các phong tục, tập quán của cư dân Ba-
bi-lon). Hiện nay, bia khắc bộ luật Ham-mu-ra-bi được trưng bày trong bảo tàng
- 6 -
Tư liệu lịch sử - Lớp 6
………………………………………………………………………………………………………
Lu-vơ-rơ (Pháp) và nhà bác học người Pháp Sây-lơ là người đầu tiên dịch được các
điều luật nói trên.
+ Qua 2 điều luật trên,theo em người cày thuê ruộng phải làm việc ntn?
Thân phận của những nông dân nghèo và nô lệ ko khác gì con vật.Họ đã nhiều lần
nổi dậy. Ví như: cuộc KN của nô lệ và nông dân nghèo ở Ai Cập năm 1750 TCN:
“Người ta đã phá phách các cung điện của nhà vua, sục sạo vào các nơi bí mật để
thiêu huỷ những hồ sơ, sổ sách của các cơ quan tư pháp, tài chính, đạc điền. Bây
giờ những kẻ tôi tớ trở thành chủ nhà, dân nghèo đi lại tự do trong các cung điện.
Người ta bắt trói cả nhà vua đem đi, cung điện của nhà vua bị đốt cháy thành tro
than. Các quan lại trong nước đều bỏ trốn; những người trong hoàng gia đều bị
đuổi ra khỏi trốn cung đình”.
+ Lập bảng tổng kết về các quốc gia cổ đại p Đông
- 7 -
Tư liệu lịch sử - Lớp 6
………………………………………………………………………………………………………
Tuần 5 – Tiết 5
Bài 5: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY.
1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây.
+ GV nhận xét, bs (KH-15): Các quốc gia cổ đại p Tây là thuật ngữ chỉ các QG cổ
đại nằm ven biển Bắc Địa Trung Hải ( khu vực Nam Âu) ra đời vào khoảng đầu
thiên niên kỉ I TCN. Đó là 2 QG Hi Lạp và La Mã (Rô-ma)
H1: Điều kiện tự nhiên có khác gì với các quốc gia cổ đại p Đông?
+ GV nhận xét, bs (KH-15): Hai QG này gồm nhiều bán đảo và nhiều đảo nhỏ
khác nhau trên biển Địa Trung Hải. Nếu như lãnh thổ Hi Lạp được ví như bàn tay
thì Rô-ma được ví như chiếc ủng chìa xuống Địa trung Hải. Biển Địa Trung Hải có
vai trò rất lớn, đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các QG
này. Nó giúp cho việc giao thông được thuận lợi giữa các nước và các khu vực với
nhau, đẩy mạnh ngành k.tề thương mại ở khu vực này.
( Ngày nay, Hi Lạp là 1 nước cộng hoà, còn Rô-ma là tên thủ đô của nước Cộng
hoà I-ta-li-a).
H2: đk tự nhiên có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế?
GV bs: Với địa hình đồi núi hiểm trở, chỉ thuận lợi cho việc trồng cây lưu niên. Bù
lại, Hi Lạp, Rô ma lại được biển bao bọc, bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều vịnh,
nhiều hải cảng tự nhiên an toàn, thuận lợi cho sự đi lại của tàu thuyền. vùng biển có
nhiều đảo lớn, nhỏ nằm rải rác, tạo thành 1 hành lang. cầu nối giữa các đảo và
vùng tiểu Á. Sự phát triển của các nghề thủ công cùng với những đk địa lí thuận lợi
đã làm cho ngành thương nghiệp được mở mang.
2. Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô-ma gồm những giai cấp nào ?
* GV sd sgv- 29 bs về địa vị XH của 2 g/c chính:
+ Chủ nô: chỉ làm việc trong lĩnh vực nghẹ thuật, khoa học hoặc chính trị. Họ sd
và bóc lột sức LĐ của đông đảo những người nô lệ. Có những chủ nô trong nhà
nuôi hàng nghìn nô lệ để hàng ngày cho thuê lấy tiền; lại có những chủ nô nuôi nô
lệ để sinh con, như 1 hình thức kinh doanh. Ở thời Rô-ma dưới thời Ô-gu-xtut (TK
I TCN) có hàng trăm gia đình thế phiệt, của cải như nước, kẻ hầu người hạ ra vào
tấp nập.
+ Nô lệ: Là LLSX chính trong XH. Phần lớn trong số họ là người nước ngoài, số
đông là tù binh, bị bắt rồi bị đem ra chợ bán như súc vật. Số lượng nô lệ ở Hi Lạp
và Rô ma rất đông đảo. Theo con số mà Ph En- ghen dẫn lại trong cuốn Nguồn gốc
của gia đình, của chế độ tư hữu và NN thì ở A-Ten có tới 365000 nô lệ cùng
90.000 dân tự do và 45.000 kiều dân. Điều đó cho thấy số lượng nô lệ đông hơn
gấp nhiều lần so với dân tự do. Số nô lệ đó được sd trong mọi lĩnh vực : k tế,XH và
cả văn hoá. Rất nhiều ca sĩ, vũ nữ, nhạc công giỏi là nô lệ. Mặc dù vậy, họ chỉ
được coi là « công cụ biết nói » và là tài sản riêng của chủ nô. Nô lệ ko có quyền
có gia đình và tài sản riêng ; chủ nô có toàn quyền kể cả giết nô lệ.
(VD : Phim : Nô tì Isau-Ra).
→ XH cổ đại p Tây là XH chiếm hữu nô lệ.
- 8 -
Tư liệu lịch sử - Lớp 6
………………………………………………………………………………………………………
Tuần 6 – Tiết 6
Bài 6:
VĂN HOÁ CỔ ĐẠI (1 Tiết)
1. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì?
+ H1: Thành tựu đầu tiên về văn hoá của người p đông cổ đại là gì? Vì sao có
thành tựu đó? (Có những tri thức đầu tiên về thiên văn, sáng tạo ra lịch). (Vì k tế
Nông nghiệplà chủ yếu → Họ nắm được qui luật của tự nhiên, qui luật của Mặt
Trăng, Mặt Trời → Sáng tạo ra lịch. Lịch của người p đông chủ yếu là âm lịch, về
sau nâng lên thành âm- dương lịch (tính tháng theo Mặt trăng, tính năm theo Mặt
Trời. Tuy nhiên, bấy giờ họ khẳng định Mặt trời quay quanh Trái đất.Lịch của
người p đông do đó, rất hợp với thời vụ SX.
+ H2: - Thành tựu tiêp theo của người ph đông cổ đại là gì? ( Chữ viết, chữ số).
- Chữ viết ra đời trong hoàn cảnh nào?
* GV sd sgv- 33,34 và KH- 16,17 để làm rõ:
- Hoàn cảnh: do SX phát triển, XH tiến lên, con người đã có nhu cầu về chữ viết
để ghi chép. Lúc đầu nười ta chỉ biết dùng những hình vẽ đơn giản, thay lời nói gọi
là chữ tượng hình, Về sau, để diễn tả linh hoạt hơn, thay hình bằng nét
- Sáng tạo ra chữ viết là 1 trong những thành tựu của cư dân cổ đại p đông nói
chung, cư dân cổ Ai Cập nói riêng. Cư dân p đông đã có chữ viết từ rất sớm:
Lưỡng hà, Ai cập – 3.500 năm TCN, Trung Quốc -2000 năm TCN. Người Ai Cập
viết chủ yếu trên giấy làm từ vỏ cây Pa- pi- rút (1 loại cây sậy), người Lưỡng Hà
viết trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô, người Trung quốc viết trên mai
rùa, trên thẻ tre hay mảnh lụa trắng v. v…
VD: ● Chữ tượng hình Ai Cập – 3.500 năm:
Mặt trời: Cái mồm: Cái nhà: Người đi:
● Chữ tượng hình Trung quốc – 2000 năm:
Người: Cái mồm: Cây: Rừng:
→ Sáng tạo ra chữ viết là 1 thành tựu có ý nghĩa quan trọng nhất.
- Sáng tạo ra chữ số: Riêng người Ấn Độ sáng tạo ra chữ số 0
H3: Nêu thành tựu về toán học? Tại sao người Ai Cập giỏi về hình học?
+ Thành tựu thứ 2 của loài người về văn hoá là Toán học.
+ Người Ai Cập giỏi hình học vì; hàng năm s. Nin thường gây lụt lội, xoá mất
ranh giới đất đai, họ phải đo lại ruộng đất. Họ giỏi số học để tính toán.
H4: Nêu thành tựu về kiến trúc?
* GV sd KH-17,18,19 bs, làm rõ giá trị LĐ của con người cổ đại. Nêu 2 kì quan của
TG:
+ Kim tự tháp Ai Cập( H12- sgk-17):
- Kim tự tháp thực chất là những Lăng mộ của các vua chúa Ai Cập cổ đại ( các
Pha-ra-ôn). Trong đó nổi bật là Kim tự tháp mang tên Pha-ra-ôn Khê-ốp được XD
vào khoảng năm 2700 TCN.
- Các Pha-ra-ôn đã cho XD những nhà mồ vĩ đại, kiên cố để giữ gìn xác của họ
sau khi chết. Đó chinh là các Kim tự tháp. Người Ai Cập đã chọn vât liệu đá để
- 9 -
Tư liệu lịch sử - Lớp 6
………………………………………………………………………………………………………
XD những Lăng mộ này. Vì vậy họ đã tạo ra những công trình chịu đựng được thử
thách của thời gian, tạo nên những hình tượng bất tử.
- Sự vĩ đại của Kim tự tháp được thể hiện ở : qui mô, trình độ mài đá, XD, tính
toán:
. Kim tự tháp Khê-ốp cao 146.6m (hiện nay còn 137.7m), tương đương toà nhà
40-50 tầng. Để XD Kim tự tháp này, người ta ước tính phải dùng 2.6 triệu tảng đá,
trong đó có những tảng đá nặng tới 55 tấn.
. Đây là 1 công trình vĩ đại của người Ai Cập cổ đại. Để có những tảng đá này,
người ta phải lấy đá cứng ở núi, mài thành những phiến nhẵn rồi chuyên chở qua
sông Nin, qua sa mạc, kéo lên cao xếp thành hình tháp. Để XD các Kim tự tháp,
hàng chục vạn nô lệ đã chết ở đây.
. Theo khoả sát của các nhà khoa học, phải leo lên cao khoảng 12m mới thấy
được cửa vào Kim tự tháp. Muốn đi sâu vào trong phải thắp đuốc soi đường. trên
đường đi, có những ngách dẫn tới các phòng trống, có lẽ là hầm mộ để xác vua.
Việc XD Kim tự tháp vào thời điểm cách chúng ta từ 5000 đến 6000 năm, trong đk
kĩ thuật hết sức thô sơ đã cho thấy sự vĩ đại về sức sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ
đại, Như Các- Mác đã từng nói, Kim tự tháp là “KQ vĩ đại”sinh ra từ những hợp
tác đơn giản. Một mặt nó là sự kết tinh củ những nỗi đau khổ khủng khiếp cuả sự hi
sinh của hàng chục vạn nô lệ, nhưng mặt khác nó là bản anh hùng ca ca ngợi thành
qua LĐ sáng tạo của họ và “Bất cứ thứ gì cũng sợ thời gian nhưng thời gian lại sợ
Kim tự tháp”
+ Thành Ba-bi-lon với cổng đền I-sơ-ta ( H13,sgk-18):
- Thành Ba-bi-lon có tên trên bản đồ TG cổ đại vào khoảng nửa sau thế kỉ III
TCN, ở Lưỡng Hà. Thành có 250 tháp canh và 100 cửa đồng ở bên trong…được
XD bằng những viên gạch lưu li mầu với những chạm khắc nổi hình thú vật như;
bò rừng, rồng…Đường rước lễ bắt đầu từ cổng I-sơ-ta chạy thẳng xuống phía nam.
Đường được lát = những phiến đá hình vuông màu phấn hồng, hai bên màu đỏ.
- Ngoài ra thành còn có cung điện chính của vua, đền thờ Mác-đúc và đặc biệt là
vườn treo Ba-bi-lon- công trình kiến trúc có 1 ko 2 trong LS- Sau này được coi là 1
trong những kì quan của TG cổ đại.
- Vườn treo Ba-bi-lon được XD sau vài năm vua XD xong cung điện chính của
mình- Là món quà ông tặng người vợ yêu quí nhất của mình. Vườn treo hình
vuông, có bậc dẫn đến lối vào cửa tiếp theo, đặt sân nọ len sân kia thành 1 quần thể
kiến trúc độc đáo theo nền dốc bậc. Các hiên phẳng được đỡ bởi các cột nâng lên,
chịu được tất cả sức nặng của các cây cối. Cột cao nhất 23.1m ,chiều dày của
tường là 608m… Các khối đá được phủ = 1 lớp lau sậy trộn nhựa đường, giữa các
lớp gạch được che phủ = những tấm chì lá để chống thấm, trên mỗi tầng trồng
nhiều cây cổ thụ khác nhau. Để đưa nước tưới cho cây cối, người ta phải dùng 1
loại máy có chuỗi gàu quay liên tục do người điều khiển.
2. Người Hi Lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì về văn hoá ?
H6: Thành tựu thứ 2 của người p Tây cổ đại là gì?
Đó là hệ chữ cái a,b,c, ban đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta
vẫn thường dùng.
- 10 -
Tư liệu lịch sử - Lớp 6
………………………………………………………………………………………………………
H9: Về nghệ thuật kiến trúc cổ Hi-Lạp phát triển ntn?
(HS sd sgk- 18, hình14,15,16,17, sgk- 19,20).
GV sd KH- 20,21,22 để nêu nét cơ bản về giá trị nghệ thuật của kiến trúc cổ p
Tây.nêu kì quan TG cổ đại p tây: Đền Pác-tê- nông( Hi-Lạp):
+ Đền Pác-tê-nông (Hi-Lạp): H15, sgk-19:
Pác- tê- nông thờ nữ thần A-tê-na ( nữ thần thông thái bảo vệ cho A-Ten). Đền
được kiến trúc sư Ich-ti-nốt vẽ theo sự chỉ dẫn của phi-đi-át và khởi công XD năm
447 đến 432TCN thì hoàn thành. Đền có chiều dài, rộng 31m và cao khoảng 14m.
Nền Đền có 3 bậc , đứng từ xa có thể thấy toàn bộ ngôi đền. Những bức phù điêu
tuyệt vời do phi-đi-át sáng tạo và học trò của ông thể hiện đã mô tả sự xuất hiện
của nữ thần, như những bức tranh thêu kì ảo, lộng lẫy.làm cho ngôi đền trở thành 1
trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của trí tuệ con người. Đền … là
công trình kiến trúc có sự kết hợp hài hoà với thiên nhiên.
Giữa biển Địa trung Hải và bầu trời xanh bao la, ngôi đền làm bằng đá cẩm thạch
trắng nổi lên như 1 kì quan tuyệt mĩ. Đây cũng là 1 trong những kì quan của TG cổ
đại.
* Có 7 kì quan của TG cổ đại:
1/ Kim tự tháp Ai Cập
2/ Grand Canyon (Arijona-USA): Cảnh núi thiên nhiên ở Mỹ
3/ Vạn Lý Trường thành.
4/ Đền Tạ Mahal ( Agra - Ấn Độ):
5/ Serengeti Migration (Mara Masai-Kenya, Serengeti Tanjanrya (Châu Phi):
6/ Machu Picchu (Cujcô-Pêru)
7/ Colosseum- Đại Hý Trường La Mã (Rô-ma – Ý) :
- 11 -
Tư liệu lịch sử - Lớp 6
………………………………………………………………………………………………………
Tuần 8 – Tiết 8
Bài 8 (1 Tiết):
THỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
+ Tranh ảnh sgk ( trang 22 →24): từ H18 → H 23 và KH (trang 9 → 16).
1. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
* GVSD KH (tr 9,10) mô tả nét cơ bản của công cụ đá ở H 18,19:
H18: Răng của người tối cổ ở hang Thẩm Hai (Lạng Sơn):
Trong ảnh là 2 chiếc răng sữa hàm trên hoá thạch của người vượn được tìm thấy
trong lớp trầm tích màu đỏ ở hang TH ( cách T Xã LS 65 km về phía Bắc) và 9 cái
răng khác nữa. Đây là răng của 1 loài người vượn đang trong q/tr tiến hoá, có thể
tồn tại trong khoảng thời gian tương ứng với những nhóm cuối cùng của người
vượn Bắc Kinh. Đây là 1 bằng chứng về sự tồn tại của Người vượn trên đất nước ta
cách ngày nay trên dưới 20 vạn năm. Đó là chủ nhân của đất nước ta thời nguyên
thuỷ.
H19: Rìu đá Núi Đọ:
Đây là loại công cụ rìu đá tiêu biểu, rất ít và rất hiếm, được tìm thấy ở di chỉ Núi
Đọ (Thanh Hoá) năm 1960, có niên đại cách nay 30-40 vạn năm. Nó được ghè đẽo
rất thô sơ, có hình trái hạnh nhân. Kích thước của rìu nhỏ, gọn, vừa cầm trong tay,
phần dưới được ghè đẽo qua loa, làm lưỡi để chặt, để cắt…, còn phần trên tròn
trĩnh, đó chính là đốc cầm của rìu tay. Khi cầm rìu tay, người ta dùng lòng bàn tay
nắm cán đốc, ngón tay cái tì lên một mặt đốc, còn 4 ngón kia nắm chặt mặt đối
diện. Đây là kĩ thuật ghè đẽo trực tiếp từ hạch đá. Tuy công cụ hết sức thô sơ, đơn
giản nhưng việc tìm thấy rìu đá Núi Đọ đá góp phần xác nhận sự xuất hiện của
người tối cổ trên đất nước ta.
2. Ở giai đoạn đầu, người tinh khôn sống như thế nào ?
GVSD KH (tr 11, 12) mô tả nét cơ bản của công cụ đá ở H 20:
H20: Công cụ chặt ở Nậm Tun (Lai Châu)
Công cụ này vốn là một hòn cuội do người nguyên thuỷ nhặt ở ven suối. Nó được
ghè đẽo ở cạnh một phía làm thành lưỡi sắt, trong khi đó vẫn giữ nguyên bề mặt tự
nhiên của hòn cuội ở cả hai bên, tạo nên công cụ dùng để chặt, cắt, nạo.
So với rìu đá Núi Đọ, công cụ này được ghè đẽo thô sơ nhưng có hình thù rõ ràng
hơn, nó vừa dễ làm, vừa đẹp và thuận tiện khi sử dụng.
Vì vậy nó thể hiện bước tiến từ người tối cổ sang người tinh khôn .
3. Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn có gì mới?
GVSD KH (tr 12,13,14) mô tả nét cơ bản của công cụ đá ở H 21,22,23:
* HS quan sát công cụ ở H21,22,23 và so sánh công cụ ở H20:
+ H1: Em thấy rìu đá Hoà bình có hình thù ntn? Chúng giống và khác gì so với
công cụ ở H20?
- Giống: Nó được ghè đẽo từ những hòn đá cuội.
- Khác: Nhưng được ghè đẽo trên cả bề mặt, nhỏ hơn và tiện lợi trong khi chặt, cắt
- 12 -
Tư liệu lịch sử - Lớp 6
………………………………………………………………………………………………………
+ H2: Em thấy rìu đá Bắc Sơn có hình dáng ntn? Chúng giống và khác gì so với rìu
đá Hoà bình? ( KH-13).
- Giống: Vẫn là những hòn đá cuội được ghè, đẽo mà thành (như rìu đá HB).
- Khác: Nhưng người nguyên thuỷ đã biết mài lưỡi cho nhỏ, sắc để SD tiện lợi hơn.
Người ta có thể SD công cụ đó để chặt cây, phát rừng, phát triển nông nghiệp
+ H3: Em thấy rìu đá Hạ Long có hình dáng ntn? Chúng khác gì: về so với rìu đá
Bắc Sơn? ( KH-14):
- Trong hình là những chiếc rìu đá có vai, được tìm thấy ở trên vùng bờ biển
Quảng Ninh – Hải Phòng và trên một số đảo ở Hạ Long , Bái Tử Long ( Quảng
Ninh). Với kĩ thuật cưa đá, người nguyên thuỷ đã tạo ra những hòn đá vuông vắn,
có hình dáng, kích thước phù hợp với những công cụ họ muốn chế tạo. Sau đó với
kĩ thuật mài bằng những bàn mài có rãnh, họ đã tạo nên những chiếc rìu theo ý
muốn, nhỏ nhắn, vuông vắn, dễ sử dụ, bề mặt ngoài nhẵn bóng, đẹp, phần tay cầm
(vai) nhỏ, dễ cầm, lưỡi rìu được mài kĩ nên mỏng và sắc.
GV kết luận: Ba loại rìu đá Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long so với công cụ chặt Nậm
Tun (H20) thể hiện các bước phát triển tiếp nối nhau trong kĩ thuật chế tác công cụ
lao động của người nguyên thuỷ ở nước ta.
Nếu như với rìu đá Hoà Bình, con người chỉ mới biết kĩ thuật ghè đẽo đá đơn giản
thì ở thời rìu đá Bắc Sơn, con người đá biết sử dụng rộng rãi kĩ thuật mài đá, tạo
nên những chiếc rìu đá có lưỡi mỏng và sắc, có hiệu suất lao động cao hơn. Đến
thời kì rìu đá Hạ Long, kĩ thuật mài đá đã trở nên phổ biến và có trình độ cao hơn,
con người biết sử dụng bàn mài có rãnh và kĩ thuật cưa đá, tạo nên những loại hình
công cụ lao động vừa đẹp, vừa sắc hơn, lại vừa dễ sử dụng. Sự tiến bộ này đã giúp
con người dễ dàng, thuận tiện hơn trong LĐSX, do đó họ kiếm được nhiều thức ăn
hơn, cuộc sống ngày càng ổn định.
- 13 -
Tư liệu lịch sử - Lớp 6
………………………………………………………………………………………………………
Tuần 9 – Tiết 9
Bài 9 (1 Tiết):
ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ
TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
1. Đời sống vật chất:
a/ Công cụ - đồ dùng:
* HS quan sát H25 (sgk- 27): - Thời Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long đã cải tiến công
cụ LĐ ntn ? ( GV SD KH- 16 để BS): Sau khi HS nêu nguyên liệu, kĩ thuật chế tác
công cụ LĐ đó ntn- GVbs:
Đây là các loại rìu đá ở 1 giai đoạn phát triển của Người Tinh khôn ( Thời Hoà
Bình, Bắc Sơn). Các loại rìu này thể hiện các bước phát triển tiếp nối nhau trong kĩ
thuật chế tác công cụ bằng đá: Rìu đá Hoà Bình làm bằng đá cuội, hòn cuội được
ghè đẽo rộng trên 1 mặt, giữ nguyên vỏ cuội. Thông thường Rìu đá Hoà Bình có
hình đĩa, hình bầu dục hay hình hạnh nhân. Ngoài ra, Rìu đá Hoà Bình còn có loại
được ghè đẽo trên cả 2 mặt, có lưỡi ở xung quanh theo rìa viên cuội hoặc những
chiếc rìu có lưỡi ở 1 đầu dùng để cắt, chặt…Đặc biệt, có những loại rìu bề ngang
ngắn hơn bề dọc, gọi là rìu ngắn hay còn có những chiếc chày nghiền- Là những
viên cuội dài, do quá trình nghiền hạt bị mài phẳng 1 đầu hay cả 2 đầu.
Đến thời Bắc Sơn, kĩ thuật chế tác công cụ bằng đá đã đạt đến trình độ cao ( Họ đã
biết mài đá). Người nguyên thuỷ lấy những hòn đá cuội ghè đẽo qua loa ở xung
quanh cho có hình dáng thích hợp, sau đó mài 1 đầu thành lưỡi, vết mài hẹp, chỉ
hạn chế ở rìa lưỡi, vừa đỡ tốn công sức, vừa tạo nên những chiếc rìu sắc, có hiệu
suất LĐ hơn hẳn các công cụ ghè đẽo. Đó là 1 sáng tạo quan trọng của cư dân
nguyên thuỷ trên đất nước ta.
2. Tổ chức xã hội:
H8: Quan hệ XH của người HB,BS? (sgk- 28,sgv-42):
Quan hệ nhóm Gốc huyết thống
Thị tộc Mẹ Mẫu hệ
3. Đời sống tinh thần:
* Cho HS quan sát tranh Hiện vật đồ đá và H26,H27, sgk- 29 – KH- 17.18:
H26- Vòng tay, khuyên tai đá:
Cùng với sự ↑ của kĩ thuật chế tác đá ( mài, cưa, khoan, tiện) để làm công cụ SX
phục vụ cuộc sống, người ng thuỷ đã biết tạo ra các đồ trang sức để làm đẹp cho
bản thân, cho XH, với kiểu dáng, chủng loại khá phong phú, Trong ảnh là những
vong tay khuyên tai bằng đá: Chiếc vòng to, tròn ở bên trái, phía dưới bức ảnh là
chiếc vòng tay; các vòng đá nhỏ có khoan lỗ ở giữa để kết thành chuỗi làm vòng
đeo cổ, đeo tay. Bên cạnh là các khuyên tai nhỏ nhắn, xinh xắn. Ngoài ra còn có
các khuyên tai khác có hình dấu phảy, hình xéo…
H10: Vì sao người ta chôn lưỡi cuốc theo người chết?
- 14 -
Tư liệu lịch sử - Lớp 6
………………………………………………………………………………………………………
+ Ko chỉ thế người ng thuỷ HB,BS,HL cón chôn theo công cụ LĐ vì họ nghĩ: chết
là chuyển sang 1 TG khác và con người vẫn phải LĐ.
+ Người ta còn phát hiện được ở nhiều nơi trên đát nước ta những bộ xương người
chết được chôn cất theo nhiều cách: Chôn theo tư thế ngồi xổm, tay, chân gấp lại;
ngồi xổm bó gối; nằm co; nằm ngửa duỗi thẳng, người chét được buộc chặt trước
khi đem chôn…→ Chứng tỏ đời sống tinh thần phong phú của người nguyên thuỷ.
Họ quan niệm chôn người chết ở tư thế đó thì người chết sẽ ko trở về làm hại
người sống…
H27: Hình mặt người khắc trên vách hang Đồng Nội ( Hoà Bình):
Đây là 1 biểu hiện sinh động về nghệ thuật và tín ngưỡng sơ khai của người tinh
khôn.Nhìn vào hình vẽ ta thấy 2 mặt người nhìn thẳng, 1 mặt nghiêng. Điều đặc
biệt chú ý là trên 3 mặt người đều có khắc chữ Y (giống như cái sừng) → 1 hình
tượng ko đúng hiện thực. Có lẽ chúng cũng giống như những hình tượng của nửa
người nửa thú khác,còn mang tính chất tôn giáo, tín ngưỡng. Tín ngưỡng ở đây là
thờ vật tổ (Totem giáo), ra đời trong XH thị tộc. Tức là mỗi thị tộc, bộ lạc chọn cho
mình những vật tổ khác nhau để thờ cúng. Đó có thể là các loại động vật như chim,
bò hươu, nai…hoặc có thể là các vật vô tri vô giác như hòn đá, hòn cuội. Việc thờ
vật tổ thể hiện lòng tin của con người thời cổ về nguồn gốc thị tộc mình là 1 thực
vật ,động vật hay vật vô tri vô giác nào đó, Các thị tộc thường lấy tên vật tổ để đặt
tên cho thị tộc mình như “Thị tộc Hươu”, “thị tộc Trâu”, “ thị tộc Gấu”…mà ngày
nay chúng ta còn thấy tàn dư của nó trong việc “cấm kị” của 1 số dân tộc miền núi
nước ta. VD: Người Mường ở Hoà Bình, 1 số họ Bạch và họ Quách kiêng ăn thịt
trâu, thịt chó: tục thờ trâu còn có ở 1 số vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
- 15 -
Tư liệu lịch sử - Lớp 6
………………………………………………………………………………………………………
CHƯƠNG II:
THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC: VĂN LANG – ÂU LẠC
Tuần 11 – Tiết 11
Bài 10 (1 Tiết):
NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
1. Công cụ sản xuất được cải tiến hơn?
H2: Việc người ng thuỷ mở rộng vùng cư trú nói lên diều gì? (Buổi đầu LS họ sống
trong vùng rừng núi. Việc mở rộng vùng cư trú đòi hỏi phải có công cụ LĐ tốt. Địa
bàn sinh sống ở chân núi, thung lũng ven khe suối và cả đồng bằng đòi hỏi phải có
dụng cụ LĐ sắc bén).
H3: Công cụ SX được cải tiến ntn?
* HS quan sát H28,29- sgk và so sánh với H22, ,23, 25
* GVBS: SD KH 19,20:
H28- Rìu đá Hoa Lộc: Trong ảnh là những chiếc rìu có vai được mài nhẵn ở cả 2
mặt và rìu lưỡi, vai thường ngang hoặc vai xuôi, rất dễ cầm, có hình dáng vuông
vắn, hoặc có hình chữ nhật → tiện lợi khi SD.
H29- Rìu đá Phùng Nguyên: + Trong ảnh là những chiếc rìu đá có hình tứ giác,
ko có vai. Với kĩ thuật cưa đá phổ biến, con người thời kì này đã có thể chế tạo ra
được những công cụ có hình dáng chính xác và tiết kiệm được nhiều nguyên liệu.
Những chiếc rìu đá này sau được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng vuông vắn và cân
xứng , bề mặt nhẵn bóng, lưỡi mỏng và săc. Có những công cụ này vừa có chức
năng như những công cụ chặt, vừa có chức năng như các con dao nhỏ và có thể
dùng để nạo mặt gốm, khắc rãnh gốm.
+ So với Rìu đá Hoa Lộc, Rìu đá Phùng Nguyên có hình dáng nhỏ hơn, vuông
vắn, cân xứng, được mài nhẵn toàn bộ, lưỡi mỏng và sắc, có thể làm nhiều
việc.Điều đó chứng tỏ kĩ thuật chế tác đá của người Phùng Nguyên đã phát triển
cao hơn.
→ Ở các H28,29, các công cụ đẹp hơn, vuông vắn hơn nhiều so với công cụ ở
H22,23,25. Các công cụ này được mài nhẵn toàn bộ ( trông như các công cụ được
đúc bằng kim loại) và có hình thù rõ ràng.
* HS quan sát H30- sgk. * GVBS: SD KH21:
H30- Hoa văn trên đồ gốm Hoa Lộc: Hàng loạt công cụ bằng gốm, được chế tác
theo những khuôn mẫu trên các bàn xoay nên kiểu dáng đẹp, hoa văn phong phú,
độc đáo như: nồi, bình, vò, vại, bát, đĩa, cốc…trong hình là những con dấu, con lăn
bằng đất nung hình chữ nhật, hình tròn, hình trụ. Mặt con dấu là những đường
cong uốn lượn phức tạp hình chữ S, hình làn sóng, hay hoa văn nối liền nhau, được
khắc rất sâu, có lẽ là dùng để in lên vải hay đồ gốm khác.
Sự kết hợp khéo léo giữa kiểu dáng phong phú và những hoa văn độc đáo đó đã tạo
nên những loại hình đồ gốm đẹp. khiến người đời sau phải khâm phục.
- 16 -