Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài soạn Dược lý thú y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.95 KB, 13 trang )

Dược lý học thú y Kháng sinh nhóm Macrolides
MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề...............................................................................................2
B. Đặc tính chung của nhóm Macrolides.....................................................3
C. Một số kháng sinh chính trong nhóm......................................................5
1. Erythromycin................................................................................5
2. Tylosin..........................................................................................6
3. Spiramycin....................................................................................9
4. Oleandomycin.............................................................................11
5. Tilmicosin...................................................................................12
6. Tulathromycin.............................................................................12
D. Kết luận.................................................................................................13
E. Tài liệu tham khảo.................................................................................14
1
Dược lý học thú y Kháng sinh nhóm Macrolides
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Ngày nay, môi trường ngày càng bị ô nhiễm, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của nhiều loại vi khuẩn, virus làm dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp
hơn, nhất là các bệnh về đường hô hấp và sinh sản của gia súc, gia cầm, gây hoang
mang cho người chăn nuôi. Sự phát triển của ngành dược lý học đã tạo ra nhiều loại
thuốc kháng sinh đặc trị các bệnh này. Trong số đó, kháng sinh thuộc nhóm
Macrolides là 1 trong những kháng sinh có hiệu quả và sử dụng phổ biến nhất hiện
nay.
2
Dược lý học thú y Kháng sinh nhóm Macrolides
B. ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA NHÓM MACROLIDES
1. Nguồn gốc
- Nhóm này lúc đầu được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy nấm Streptomyces:
 Erythromycin (Erycin)
 Tylosin (Tylan)
 Spiramycin (Rovamycin)


 Kitamycin (Leucomycin)
- Sau đó nhiều chất khác được tổng hợp bằng phương pháp hóa học như:
 Oleandomycin
 Roxithromycin (Rulid)
 Troleandomycin (T.A.O)
 Josamycin (Josacin)
 Novobiolin
 Tilmicosin
 Tulathromycin…
2. Cơ cấu hóa học và tác dụng.
- Là nhóm kháng sinh có cấu trúc aglycon, cấu tạo bởi những phân tử đường gắn với 1
nhân lacton lớn (nên gọi là Macro), vòng gồm 12-19 Carbon. Trong đó loại 14-16
Carbon thường được dùng trong lâm sàng.
- Kháng sinh Macrolides nhóm 1 kìm khuẩn nhưng cũng có tác dụng diệt khuẩn với các
chủng cầu khuẩn Gram (+) gây viêm nội tâm mạc, nhiễm cầu huyết, Mycoplasma
pneumoniae, Helicobacter influenzae và cả vi khuẩn kỵ khí.
- Tác dụng hiệu quả đối với các bệnh về đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản-
phổi, viêm màng phổi…, viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục…
3. Cơ chế tác động:
- Thuốc ức chế tổng hợp protein bằng cách gắn vào phần 50s ribosome của vi sinh vật,
ức chế men peptidyltransferase, ngăn cản giải mã di truyền, Macrolides cũng kích
thích bạch cầu trung tính tăng khả năng thực bào.
- Macrolides còn tạo ra “thời kì nghỉ của vi khuẩn”. Tức là sau khi tiếp xúc vài giờ với
thuốc, Macrolides sẽ tích lũy trong nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn, làm ức chế
và ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, nên mất khả năng gây bệnh, dễ bị thực bào
bởi khả năng phòng vệ của vật chủ.
- Macrolides là kháng sinh kìm khuẩn, nhưng ở nồng độ cao ở một số mô chuyển thành
sát khuẩn.
- Kháng sinh nhóm này có độc tính thấp nhất.
4. Dược động học

- Erythromycin base bị hủy bởi acid dạ dày, các Macrolides mới thường hấp thu tốt hơn
và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn trong dạ dày.
- Tỷ lệ kết hợp với protein huyết tương khoảng 70%
- Phân bố vào dịch nội bào, khuếch tán vòa tất cả mô nhất là phổi, màng phổi, xương,
gan, mật, tuyến sữa, nhau thai, trừ dịch nào tủy.
- Chuyển hóa chủ yếu ở gan dưới dạng demethyl hóa và mất tác dụng.
- Bài thải chủ yếu qua mật (60%), phần nhỏ qua đường tiểu, nồng độ thuốc bài thải qua
sữa rất cao nhất là khi nhũ tuyến bị viêm.
5. Sự kháng thuốc:
• Kháng tự nhiên: gồm phần lớn các vi khuẩn Gram (-) hiếu khí do thẩm thấu kém của
màng tế bào.
• Kháng thu được:
3
Dược lý học thú y Kháng sinh nhóm Macrolides
 Do thay đổi sinh hóa ở tiểu phần 50s. Bản chất của thể kháng này là do đột
biến gen có cấu trúc tương ứng với 1 hay nhiều protein của 50s, từ đó khuẩn đột biến
trở nên kháng với Macrolides, các thuốc kháng sinh có cùng cơ chế.
 Kháng mắc phải có nguồn gốc ngoài thể nhiễm sắc là phổ biến, gồm tụ cầu,
liên cầu nhóm D, Clostridium ferfringens. Cơ chế kháng ở đây là methylase có từ
trước hay được cảm ứng bởi Macrolides làm xúc tác cho phản ứng dimethyl-hóa của
Adenin (ở đoạn 23s của tiểu phần 50s), làm cho ribosom giảm áp lực với Macrolides.
6. Tương tác thuốc
- Macrolides có tác dụng hiệp đồng với nhóm cyclines ( tylosin + oxytetracycline),
sulfonamide (tylosin + sulfonamide), cũng được sử dụng phối hợp với rifamycin,
aminoglycosides hoặc penilcillins để tăng hiệu quả điều trị.
- Giữa các Macrolides và đồng loại, và với chloramphenicol có tác dụng đối kháng ( có
thể do sự tương tranh điểm gắn trên ribosome).
- Ngoài ra, do ức chế sự chuyển hóa gan, ruột, giảm thải trừ nên làm tăng nồng độ
trong huyết tương các thuốc: caffein, theophyllin, digoxin, corticosteroids, warfarin,
billirubin.

Tên
Vi thuốc
Khuẩn
Erythromyci
n
Tylosi
n
Licomycin Spiramycin Oleandomycin
Gram
(+)
Sta. aureus 4 3 3 2 4
Str. Agalactiae 4 3 3 N N
Str. Dygalactiae 4 4 3 N N
Corynebacteriu
m pyogen
4 3 4 N N
Clostridium spp 3 4 2 N N
E. Coli - - - - -
Salmonella spp - - - - -
Klebsiella spp - - - - -
Seudomonas
aerugenosa
- - - - -
Pasterelle spp - - - - -
Mycoplasma spp 4 4 3 4 -
Bacteroides spp 2 2 3 4 -
Treponema
hyeysenteriae
2 3 4 3 -


Hoạt phổ kháng sinh của một vài loại kháng sinh với một số vi khuẩn
4
Dược lý học thú y Kháng sinh nhóm Macrolides
C. MỘT SỐ KHÁNG SINH CHÍNH TRONG NHÓM MACROLIDES
I. ERYTHROMYCIN
1. Nguồn gốc:
- Erythromycin là kháng sinh được chiết xuất từ một
loài nấm trong đất ở Philippin tên là Streptomyces
erythreus.
- Erythromycin có nhiều tên thương phẩm như:
Erythrocin, Kiromycin, Erycin, Gallimycin,
Propiocin, Plotycin…
2. Tính chất:
- Erythromycin gồm 3 loại: A,B,C trong đó nhóm A
có hoạt tính mạnh nhất.
- Thuốc ở dạng tinh thể bột màu trắng hay vàng ngà,
không mùi, vị đắng, ít tan trong nước.
- Thuốc rất bền vững ở nhiệt độ thường, bị phá hủy khi đun sôi và trong môi trường
acid dưới pH4. Bảo quản thuốc ở tủ lạnh, dung dịch thuốc có tác dụng trong 8 tuần.
- Dễ bị dịch vị trung hòa nên phải dùng ở dạng viên bọc chống acid hoặc dùng ở dạng
ester hay muối:
+ Ester: propionat, estolat, ethylsuccinat…
+ Muối: stearat, lactobionat, glucoheptonat, estolat…
- Erythromycin dạng bazơ bị hủy ở dạ dày, nếu thiếu dịch vị hay dùng chung hydroxit
nhôm (Al(OH)
3
) thì thuốc dễ hấp thu hơn.
+ Dạng estolat hấp thu tốt nhất, không bị hủy ở pH dạ dày, vị dễ uống, không bị ảnh
hưởng của trạng thái đói no.
+ Khi tiêm tĩnh mạch dùng: glucoheptonat, lactobionat.

+ Tiêm bắp dùng: ethylsuccinat.
- Thuốc tương kỵ với acid boric, phenol, oxyt vàng thủy ngân.
3. Hoạt phổ kháng sinh:
- Có tác dụng tốt với Vi khuẩn G
+
: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn nhiệt thán,
Actinomyces yếm khí, Cl.teani, nhất là các Vi khuẩn đã kháng lại với Pennicillin. Với
vi khuẩn G
-
cũng có tác dụng như: Pasteurella, Brucella, Salmonella, E.coli,
Leptospilosus
- Thuốc không có tác dụng với Virus, nấm mốc, nấm men.
- Đã có 50% số chủng Staphylococcus nhóm A kháng lại thuốc. Có kháng chéo giữa
các macrolid với lincosamid nhưng không kháng chéo với kháng sinh khác.
4. Công dụng: được dùng trong các bệnh:
- Các bệnh đường hô hấp của động vật có vú: viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng
phổi…
- Các bệnh đường tiết niệu sinh dục của động vật có vú: viêm âm đạo, viêm tử cung,
viêm niệu đạo…
- Bệnh nhiệt thán các loài gia súc.
- Bệnh lưu sản do Brucella.
- Bệnh do Trichomonas: viêm âm đạo, viêm tử cung do roi trùng.
- Bệnh do tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn.
- Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD).
- Bệnh do Actinomyces và Welchia perfringens.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×