Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN TUẤN ANH

QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VÀ AN SINH XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN TUẤN ANH

QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VÀ AN SINH XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : CNXHKH
Mã số

: 602285

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình
nghiên cứu của cá nhân tơi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS
Nguyễn Thế Nghĩa. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và không trùng lặp với các cơng
trình khác.

Học viên

Nguyễn Tuấn Anh


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BLLĐ

Bộ luật Lao động

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CIEM

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung

EU

Liên minh Châu Âu

NXB

Nhà xuất bản

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

KTTT

Kinh tế thị trường

TFP


Năng suất các nhân tố tổng hợp

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

ương


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH TRONG LUẬN VĂN

Hình 1.1:
Bảng 1.2:
Bảng 1.3:
Bảng 1.4:
Bảng 1.5:
Bảng 1.6:
Biểu 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 2.9:

Khung lý thuyết mái nhà hệ thống an sinh xã hội hiện đại
Tuổi thọ của người dân một số nước EU trong thế kỷ XIX và XX
Bảo trợ xã hội các nước EU

Nợ công trong GDP của một số nước EU
GNP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng GNP của Hàn Quốc
HDI của một số nước giai đoạn 1975 – 2006
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011
GDP và GNI Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010
Tỷ trọng đóng góp của các nhân tố đầu vào đối với tăng trưởng GDP
Việt Nam
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam và các nước Đông Nam Á giai
đoạn 2007 – 2010
Lao động và việc làm Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010
Tỷ trọng lao động làm việc đã qua đào tạo chia theo trình độ chun
mơn kỹ thuật, thành thị/nơng thơn năm 2010
Chi ngân sách Nhà nước cho BHXH (chi lương hưu và trợ cấp
BHXH đối tượng do ngân sách Nhà nước đảm bảo)
Đóng góp của hệ thống bảo hiểm vào ổn định kinh tế - xã hội, giai
đoạn 2006 – 2011
Chi ngân sách Nhà nước cho thực hiện pháp lệnh người có công và
trợ cấp xã hội, giai đoạn 2006 - 2011


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VÀ AN SINH XÃ HỘI
1.1.

1
10


QUAN NIỆM VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

10

1.1.1.

Quan niệm về tăng trưởng kinh tế

10

1.1.2.

Các tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế

27

1.2.

QUAN NIỆM VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀ CẤU TRÚC CỦA HỆ
THỐNG AN SINH XÃ HỘI

31

1.2.1.

Quan niệm về an sinh xã hội

31


1.2.2.

Cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội

37

1.3.

QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
AN SINH XÃ HỘI, KINH NGHIỆM KẾT HỢP GIỮA TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VÀ AN SINH XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

41

1.3.1.

Quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội

41

1.3.2.

Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
an sinh xã hội của một số nước trên thế giới

46

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỐI
QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ AN

SINH XÃ HỘI TRONG NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

61

2.1.

2.1.1.

TÍNH TẤT YẾU VÀ CÁC CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ
NƯỚC VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VÀ AN SINH XÃ HỘI TRONG NỀN KTTT
ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

61

Tính tất yếu phải giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và an sinh xã hội trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt
Nam

61


2.1.2.

2.2.

2.2.1.
2.2.2.


2.2.3.

2.3.

2.3.1.

2.3.2.

Các chính sách của Đảng và Nhà nước về giải quyết mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội trong KTTT định
hướng XHCN ở Việt Nam

66

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC
GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VÀ AN SINH XÃ HỘI TRONG NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

74

Tổng quan tình hình tăng trưởng kinh tế và thực hiện an sinh xã
hội ở Việt Nam hiện nay

74

Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an
sinh xã hội trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện
nay


86

Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với việc giải quyết
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội trong nền
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay

95

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIẢI QUYẾT MỐI QUAN
HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ AN SINH XÃ HỘI
TRONG NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY

99

Quan điểm cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và an sinh xã hội trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt
Nam hiện nay

99

Những giải pháp cơ bản giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội trong nền KTTT định
hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay

101

KẾT LUẬN

127


TÀI LIỆU THAM KHẢO

130


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Để tồn tại và phát triển, con người phải không ngừng sản xuất ra của cải vật
chất nhằm thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của bản thân, gia đình và xã hội. Tuy vậy,
không phải lúc nào người lao động cũng đảm bảo chắc chắn duy trì được việc làm
thường xuyên và thu nhập ổn định. Đó là những lúc gặp rủi ro như ốm đau, bệnh tật,
tai nạn lao động dẫn đến bị mất hoặc giảm việc làm và thu nhập... Hơn nữa, hoạt
động lao động sản xuất của con người khơng phải lúc nào cũng thuận lợi vì cịn bị
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, môi trường, xã hội... Vì thế, sự cần thiết phải có
các biện pháp phịng tránh và khắc phục rủi ro đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu của con người.
Trong cuộc sống, việc phải thường xuyên đối mặt với những hẫng hụt về lao
động và thu nhập, những rủi ro trong cuộc sống ln ln rình rập đe dọa cuộc sống
của con người đã buộc người lao động tìm cách khắc phục bằng nhiều biện pháp
khác nhau như tiết kiệm với phương châm “tích cốc phịng cơ, tích y phịng hàn”
hoặc dựa vào sự đùm bọc, cưu mang của cộng đồng với tinh thần “lá lành đùm lá
rách”... Nếu lúc nào có những thành viên khơng may mắn trong cuộc sống thì xã
hội truyền thống cũng ln ln có những cơ chế tự nhiên mang lại cho họ một sự
trợ giúp cần thiết để có thể vượt qua những khó khăn và tiếp tục tồn tại.
Xã hội càng phát triển, các vấn đề xã hội khơng cịn đơn giản. Từ sự chuyển
biến nhanh chóng của xã hội, nhiều vấn đề con người rất phức tạp nảy sinh và có
tầm vóc lớn. Khi đó, những biện pháp mang tính truyền thống tỏ ra khơng đủ độ an

tồn để giúp cho mỗi người có thể khắc phục hoặc vượt qua khó khăn trong cuộc
sống. Bổ sung vào đó là các biện pháp phi truyền thống chỉ có trong xã hội hiện đại
như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp xã hội... Đây là
những trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội nhằm bảo vệ con người trước
những rủi ro về kinh tế - xã hội.
Như vậy, để đạt được sự phát triển bền vững, một mặt con người phải không


2
ngừng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác phải có những cơ chế phịng tránh và
khắc phục rủi ro cho các thành viên trong xã hội. Đó là yêu cầu tất yếu khơng chỉ
lúc con người hoạn nạn, khó khăn mà kể cả trong những điều kiện bình thường, khi
con người không phải đối mặt với những rủi ro bất trắc do cuộc sống mang lại. Việc
kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội trở thành một yêu cầu tất yếu cho
sự phát triển của xã hội, góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng
suất lao động xã hội đi đôi với chăm sóc phát triển tồn diện con người, đảm bảo
công bằng và tiến bộ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu về đời sống
vật chất và tinh thần của con người.
Ở Việt Nam, trong quá trình đổi mới tồn diện đất nước hơn 25 năm qua,
nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm tạo ra những đảm bảo xã hội cho sự phát
triển của con người. Song trên thực tế, kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, bên cạnh những thành tựu đáng
khích lệ về kinh tế và những chuyển biến tích cực về xã hội đã đạt được, nhiều vấn
đề xã hội bức xúc như tình trạng thất nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo, đói nghèo,
bệnh tật... nảy sinh và có xu hướng gia tăng. Dưới sự chi phối của nền kinh tế thị
trường cùng với những quy luật của nó, con người phải thường xuyên đối mặt với
những rủi ro, những điều không may đe dọa cuộc sống của họ. Do đó, để đảm bảo
cho sự phát triển hài hòa, bên cạnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội cần phải tạo
ra những cơ chế để phòng tránh và khắc phục rủi ro cho con người. Những đảm bảo

đó thuộc về chức năng của hệ thống an sinh xã hội.
Từ cách đặt vấn đề như vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm hướng nghiên cứu và viết luận văn thạc sỹ
của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội là một vấn đề rộng
lớn, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước và các tổ


3
chức quốc tế. Có thể khái qt tình hình nghiên cứu đề tài qua một số cơng trình
tiêu biểu sau:
Thứ nhất, nhóm các cơng trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được bàn nhiều trong các tác phẩm của các nhà kinh tế
học trong lịch sử, từ Adam Smith, David Ricardo cho đến các nhà kinh tế học
đương đại.
Ngoài ra, vấn đề tăng trưởng kinh tế còn được đề cập đề trong một số tác
phẩm của các nhà nghiên cứu nước ngoài như: Lịch sử các tư tưởng kinh tế
(A.Gélédan, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996); Kinh tế học phát triển (Dwight
H.Perkins, Steven Radelet, David Lindauer, NXB Thống kê, Hà Nội, 2010).
Ở Việt Nam, có một số cơng trình tiêu biểu như: Các giải pháp thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam (Vũ Đình Bách, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998);
Mơ hình tăng trưởng kinh tế (Trần Văn Tùng, Nguyễn Trọng Hậu, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2002); Kinh tế - xã hội Việt Nam hướng tới chất lượng tăng
trưởng, hội nhập và phát triển bền vững (Nguyễn Mạnh Hùng, NXB Thống kê, Hà
Nội, 2004); Tăng trưởng kinh tế Việt Nam – những rào cản cần phải vượt qua
(Nguyễn Văn Thường, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005); Quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Nguyễn Thị Nga,
NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007); Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở

Việt Nam (Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội, 2007); Kinh tế Việt Nam – hội nhập và phát triển bền vững (GS.TS. Hồ Đức
Hùng, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2007); Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế
Việt Nam (thời kỳ 2011 – 2020) (PGS.TS. Bùi Tất Thắng, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2008); Huy động và sử dụng các nguồn lực chủ yếu đảm bảo tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam (Võ Văn Đức, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009); Tăng
trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam (Cù Chí Lợi, NXB Từ điển
Bách khoa, Hà Nội, 2009).
Nhìn chung, các cơng trình nói trên đã tập trung làm rõ một số vấn đề chính
như: lý luận chung về tăng trưởng kinh tế và kinh nghiệm của một số nước trên thế


4
giới về giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế; đánh giá về những thành tựu và hạn
chế của tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam qua các thời kỳ, chỉ ra một số nguyên nhân
của những hạn chế đó; đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao tốc độ và chất
lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Thứ hai, nhóm các cơng trình nghiên cứu về an sinh xã hội
Trên thế giới, vấn đề an sinh xã hội được đề cập nhiều trong các chương
trình hành động của các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới (WB), Hiệp hội
An sinh quốc tế (ISSA), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO); ngoài ra vấn đề này còn
được đề cập đến trong tác phẩm: An sinh xã hội, William Lioyd Mitchell,Trung tâm
xây dựng – Transpen, 1968.
Ở Việt Nam, mặc dù an sinh xã hội là một lĩnh vực còn nhiều mới mẻ nhưng
cũng đã dành được sự quan tâm của nhiều học giả và các nhà quản lý nghiên cứu,
vấn đề này được thể hiện trong một số cơng trình tiêu biểu:
- Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Đinh
Công Tuấn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008). Trong cơng trình này, các tác giả
đã trình bày quan niệm về an sinh xã hội, hệ thống an sinh xã hội, kinh nghiệm xây
dựng hệ thống an sinh xã hội của một số nước tiêu biểu với ba mơ hình an sinh xã hội

phổ biến ở Châu Âu như: mơ hình thị trường xã hội ở Pháp và Cộng hịa liên bang
Đức, mơ hình xã hội dân chủ ở Thụy Điển và mơ hình thị trường tự do ở Anh… từ đó
rút ra bài học cho việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam.
- Xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam
(Mai Ngọc Cường, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009); tác phẩm đã cung cấp
một cái nhìn tổng quan về hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay,
với những bộ phận cấu thành chủ yếu như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp
xã hội và ưu đãi xã hội.
- Pháp luật an sinh xã hội - kinh nghiệm một số nước đối với Việt Nam (Trần
Hoàng Hải, Lê Thị Thúy Hương, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011). Trong tác
phẩm này, các tác giả đã nghiên cứu, phân tích hệ thống pháp luật an sinh xã hội ở
một số nước tiêu biểu như Đức, Mỹ, Nga; đồng thời trình bày những nội dung cơ bản


5
của hệ thống pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở sử dụng các
phương pháp nghiên cứu, so sánh luật, các tác giả đã nhận định, đánh giá chung về
những ưu điểm, bất cập trong pháp luật an sinh xã hội hiện hành, từ đó đề xuất một số
kiến nghị nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật về an sinh xã hội nước ta hiện nay.
Ngồi ra vấn đề an sinh xã hội cịn là chủ đề của một số đề tài nghiên cứu
khoa học các cấp, của các hội thảo và các bài báo khoa học:
- “Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách bảo đảm xã hội trong nền
kinh tế thị hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
(Bộ Lao động thương binh và xã hội , Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX04 –
05, 2006); “Phát triển hệ thống ASXH Việt Nam phù hợp với nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa” (Bộ Lao động thương binh và xã hội, Đề tài khoa học
cấp Bộ, 2006); “Bản chất và tính tất yếu khách quan của an sinh xã hội” (Mạc Tiến
Anh, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 2/2005); “Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam
thời kỳ 2011 – 2020” (Nguyễn Thị Lan Hương, Tạp chí Lao động và xã hội, số 19,
Quý II, 2009); “Đảm bảo ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một nội

dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020” (Nguyễn Tấn
Dũng, Tạp chí Cộng sản, Số 815 - 9/2010); “Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam”
(Viện Khoa học lao động và Xã hội, Dự án hỗ trợ giảm nghèo GIZ,
www.ilssa.org.vn, 9/2011).
- Ngày 22, 23 tháng 04 năm 2010, Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS –
Cộng hòa liên bang Đức) tại Việt Nam và Viện Nhà nước và Pháp luật đã tổ chức
hội thảo khoa học: “Chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay”
tại thành phố Cần Thơ. Hội thảo tập trung nhiều bài tham luận của các Bộ, Ban,
Ngành Trung ương, sở và chính quyền địa phương, Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các báo cáo tham
luận đã trình bày nhiều vấn đề về hệ thống chính sách pháp luật về an sinh xã hội ở
Việt Nam hiện nay. Từ đó, hội thảo đã vạch ra những hạn chế, bất cập trong quá
trình thực hiện các chế độ an sinh xã hội và nhận thấy việc nghiên cứu hoàn thiện
pháp luật về an sinh xã hội, đặc biệt là yêu cầu đào tạo pháp luật về an sinh xã hội


6
lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Ông Amos Helms, trưởng văn phòng đại
diện Viện KAS, cho rằng không thể đặt hết gánh nặng an sinh xã hội lên vai nhà
nước, mà phải có sự chia sẻ của cộng đồng, sự tham gia rộng rãi của nhiều người,
không nên điều gì cũng trơng chờ vào nhà nước.
Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã tập trung làm rõ một số vấn đề: khái
niệm an sinh xã hội, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội, nghiên cứu kinh nghiệm
của một số nước trên thế giới về thực hiện an sinh xã hội và hệ thống pháp luật về
an sinh xã hội, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần xây dựng
hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, nhóm các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và an sinh xã hội
Vấn đề mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội được bàn
nhiều trong các cơng trình của một số tác giả trong và ngoài nước, tuy nhiên, trong

các cơng trình của mình, các tác giả chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của an sinh
xã hội như: tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế với
giải quyết việc làm, tăng trưởng kinh tế với phúc lợi xã hội… Có thể khái qt
một số cơng trình liên quan đến đề tài như: “Nền kinh tế thị trường xã hội và sinh
thái – một mơ hình cho sự phát triển của Châu Á” (CIEM, NXB Tài chính, Hà
Nội, 2008); “Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam – Thành tựu,
thách thức và giải pháp”, (Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Trung tâm thông tin và dự
báo kinh tế - xã hội quốc gia, Hà Nội, 2007); “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và thực hiện chính sách xã hội trong phát triển bền vững - những giải pháp chủ
yếu đối với Việt Nam” (GS.TS. Đỗ Thế Tùng, , 2011);
“Kinh tế học trong các vấn đề xã hội” (Ansel M. Sharp, NXB Lao động - Xã hội,
Hà Nội, 2005); “Triết lý về mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã hội trong phát
triển”, (Phạm Xuân Nam, Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001); “Quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới” (Nguyễn Thị
Nga, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007); “Tăng trưởng kinh tế và cơng bằng
xã hội ở Việt Nam” (Hồng Đức Thân, Đinh Quang Ty, NXB Chính trị quốc gia,


7
Hà Nội, 2010); “Gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội”
(PGS.TSKH. Trần Nguyễn Tuyên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010); “Tư
duy phát triển hiện đại – một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn” (Trung tâm Khoa học
xã hội và nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003); “Bàn về phát
triển kinh tế (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang)”, (PGS.TS Ngơ Dỗn Vịnh,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005).
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến nhiều nội dung của
vấn đề tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội, nhưng vẫn chưa có cơng trình nào
trình bày một cách có hệ thống về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh
xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình nói trên là nguồn tài liệu phong phú để

tác giả tham khảo và hồn thành luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của luận văn là làm sáng rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất
một vài giải pháp cơ bản để giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Với mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:
Thứ nhất, hệ thống hóa, phân tích các quan niệm khác nhau về tăng trưởng
kinh tế và an sinh xã hội, làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã
hội. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc giải quyết
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội.
Thứ hai, luận giải tính tất yếu về việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay; tìm hiểu một số chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta về vấn đề này.
Thứ ba, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của việc giải quyết mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay.


8
Thứ tư, luận chứng một cách khoa học về những quan điểm và giải pháp cơ
bản nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay,
trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an
sinh xã hội, kinh nghiệm một số nước nước trên thế giới trong việc kết hợp giữa
tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội, thực tiễn của việc kết hợp giữa tăng trưởng

kinh tế và an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương
pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc giải quyết mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chú trọng sử dụng các phương pháp
phương pháp phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, so sánh, đối chiếu, phương pháp
quy nạp, diễn dịch, thống kê, phương pháp thu thập số liệu từ nguồn tài liệu tham
khảo, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn các quan
niệm khác nhau trong lịch sử về tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội, mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội và biểu hiện của mối quan hệ ấy trong
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp một số cơ sở lý luận và thực tiễn để
góp phần vào việc bổ sung, hồn thiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.


9
Ngồi ra, luận văn cịn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công
tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập các bộ môn Triết học, Kinh tế chính trị học,
Xã hội học, An sinh xã hội... ở các trường Đại học, Cao đẳng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu gồm 2 chương 6 tiết.



10

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ AN SINH XÃ HỘI
1.1. QUAN NIỆM VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1.1. Quan niệm về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là vấn đề trung tâm của mọi quốc gia trong mọi thời đại,
trong tác phẩm “Bàn về bản chất và nguồn gốc giàu có của các quốc gia”, Adam
Smith đã quan niệm: kinh tế chính là giá trị đo lường quan hệ giữa con người với
con người trong hoạt động kinh tế - xã hội. Hay nói cách khác, kinh tế chính là giá
trị hóa quan hệ giữa con người với con người trong quá trình lao động sản xuất ra
của cải vật chất và của cải tinh thần. Tăng trưởng kinh tế và lợi ích kinh tế luôn là
động lực của phát triển xã hội.
Đã hơn 230 năm trôi qua kể từ khi khái niệm tăng trưởng kinh tế (Economic
Growth) được đề cập lần đầu tiên trong tác phẩm nêu trên của Adam Smith, nhưng
cho đến nay khi bàn về khái niệm tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế học hiện đại
vẫn còn đưa ra nhiều quan niệm khác nhau. Nội hàm của khái niệm này đang ngày
càng được phát triển, bổ sung và hoàn thiện hơn.
Hiện nay, nhiều nhà kinh tế học cho rằng: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng
của quy mô sản lượng nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu
người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về
lượng của nền kinh tế, đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh
dịch vụ do nền kinh tế tạo ra. Do vậy, để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế người ta sử
dụng mức tăng thêm của tổng sản lượng của nền kinh tế (tính tồn bộ hay tính bình
qn đầu người) của thời kì sau so với thời kì trước. Tăng trưởng kinh tế được xem

xét trên hai mặt biểu hiện: tăng tuyệt đối và mức tăng phần trăm (%) hàng năm,
hoặc bình quân trong một giai đoạn. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời


11
điểm liên tục trong một giai đoạn nhất định, sẽ cho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng.
Đó là sự gia tăng sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.
Sự gia tăng được thể hiện ở qui mô và tốc độ. Qui mô tăng trưởng phản ánh sự
gia tăng nhiều hay ít, cịn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương
đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh
tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh
qua các chỉ tiêu GNP, GNI (Tổng thu nhập quốc gia) và được tính cho tồn thể nền
kinh tế hoặc tính bình qn trên đầu người.
Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng đối với
nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững
hay việc bảo đảm chất lượng của sự tăng trưởng, “Chất lượng tăng trưởng kinh tế là
sự tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện qua
năng suất, nhân tố tổng hợp và năng suất lao động xã hội tăng và ổn định, mức sống
của người dân được nâng cao, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch phù hợp với từng
thời kỳ phát triển của đất nước, sản xuất có tính cạnh tranh cao, tăng trưởng đi đôi
với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, quản lý kinh tế nhà nước có hiệu
quả” [67, tr.9]. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng
liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu qui mơ và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu
người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trị quyết
định là khoa học, cơng nghệ và nguồn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế
hợp lý.
Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là hai khái niệm khác nhau nhưng có
mối liên hệ với nhau. Sự khác nhau thể hiện rõ nhất ở chỗ, tăng trưởng kinh tế phản
ánh sự thay đổi thuần túy về mặt lượng của nền kinh tế. Trong khi đó, phát triển kinh
tế khơng chỉ phản ánh sự thay đổi về mặt lượng mà phản ánh cả sự thay đổi về mặt

chất của nền kinh tế; phản ánh không chỉ sự tiến bộ về mặt kinh tế mà còn phản ánh
cả sự thay đổi về mặt xã hội trong quá trình phát triển của một quốc gia.
Song cũng vì thế mà giữa chúng có mối liên hệ với nhau, thể hiện:
- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để phát triển kinh tế. Tiến bộ kinh tế là


12
cơ sở, là điều kiện cơ bản để tạo ra sự nhảy vọt về chất của nền kinh tế, tạo điều kiện
cơ bản để cải thiện cuộc sống con người. Tăng trưởng kinh tế cao và dài hạn là cơ sở
để nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế, tạo điều kiện để nâng cao trình độ
phát triển của đất nước và cải thiện mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của người dân.
- Phát triển kinh tế bao hàm cả sự tiến bộ về chất của nền kinh tế và sự tiến bộ
xã hội, tạo cơ sở kinh tế - xã hội vững chắc để đạt được những thành tựu tăng trưởng
kinh tế trong tương lai.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế không phải là điều kiện đủ để phát triển kinh tế.
Tăng trưởng chỉ mới là biểu hiện của sự gia tăng về lượng, tự nó chưa phản ánh sự
biến đổi về chất của nền kinh tế. Hơn nữa tăng trưởng kinh tế có thể được thực hiện
bởi những phương thức khác nhau và dẫn đến những kết quả khác nhau. Nếu phương
thức tăng trưởng kinh tế không gắn với sự thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tiến bộ, không làm gia tăng, mà thậm chí lại làm xói mịn năng lực nội sinh của
nền kinh tế, thì tăng trưởng như vậy không tạo ra phát triển kinh tế. Nếu tăng trưởng
kinh tế chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho nhóm dân cư này, vùng này, mà khơng đem lại
lợi ích cho nhóm dân cư khác, vùng khác thì tăng trưởng kinh tế đó sẽ kht sâu bất
bình đẳng xã hội. Những phương thức tăng trưởng như vậy cũng chỉ đem lại những kết
quả ngắn hạn, không bền vững và không thúc đẩy phát triển kinh tế.
Để làm rõ hơn nội hàm của khái niệm tăng trưởng kinh tế, việc nghiên cứu
các quan niệm khác nhau trong lịch sử về tăng trưởng kinh tế là cần thiết.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển
Cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
được định hình rõ nét ở Châu Âu, với hai nền kinh tế tiêu biểu là Hà Lan và Anh.

Nước Anh sau cuộc cách mạng tư sản thành công đã tiến hành cuộc cách mạng
công nghiệp, biến quốc gia này trở thành công xưởng thế giới. Nền kinh tế nước
Anh nói riêng, châu Âu nói chung đã có những bước tăng trưởng đáng kể so với
thời kỳ trước đó.
Trước những biến đổi tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, nhiều nhà
kinh tế học đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu đến tăng trưởng kinh tế, đi tìm các nguồn


13
gốc của sự tăng trưởng, lý giải cho những hiện tượng kinh tế đương thời. Tiêu biểu
cho các tư tưởng kinh tế lúc bấy giờ là học thuyết của Adam Smith (1723-1790) và
David Ricardo (1772-1823) – tác giả của lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển.
* Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Adam Smith
Adam Smith (1723-1790) được biết đến trong lịch sử kinh tế chính trị học với
tư cách là người sáng lập ra khoa kinh tế học, cũng là người đầu tiên đề cập đến lý
luận về tăng trưởng kinh tế. Trong tác phẩm nổi tiếng của ông được xuất bản vào năm
1776 “Bàn về bản chất và nguồn gốc giàu có của các quốc gia” (An inquiry into
nature and cause of the wealth of nations), Adam Smith đã trình bày một cách đầy
đủ, có hệ thống những quan điểm kinh tế học của mình. Trong tác phẩm quan trọng
này, lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Adam Smith được thể hiện qua một số nội
dung chủ yếu:
Một là, về các yếu tố của tăng trưởng kinh tế và vai trị của tích lũy tư bản
đối với tăng trưởng kinh tế
Adam Smith cho rằng, khơng chỉ tích lũy vốn mà cả những yếu tố khác như:
tiến bộ công nghệ, các nhân tố xã hội và thể chế đều đóng vai trị quan trọng trong
q trình tăng trưởng kinh tế của một nước.
Mặc dù quan niệm sự tăng trưởng kinh tế là kết quả tác động của nhiều yếu
tố, nhưng khi đi vào giải thích cơ chế của tăng trưởng kinh tế, Adam Smith lại dựa
chủ yếu vào q trình tích lũy tư bản, xem tích lũy tư bản như là nguồn gốc đầu tiên
và quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Theo quan niệm của Adam Smith, chính

lao động được sử dụng trong các cơng việc hữu ích và có hiệu quả là nguồn gốc tạo
ra của cải cho xã hội. Đến lượt mình, số lượng các cơng nhân hữu ích và có hiệu
quả cùng năng suất lao động của những cơng nhân đó lại phụ thuộc vào lượng tư
bản mà nền kinh tế tích lũy được.
Adam Smith coi sự gia tăng tư bản đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng
cao năng suất lao động, chính lượng tư bản tăng lên sẽ thúc đẩy phân cơng lao
động xã hội. Sở dĩ như vậy là vì theo ông, trước khi tiến hành sản xuất, nhà tư bản
phải có đủ tiền để mua các yếu tố đầu vào: tiền mua nguyên vật liệu, mua nhà


14
máy, công xưởng, công cụ sản xuất và trả công cho người lao động. Tổng số tiền
đó được Adam Smith gọi là tư bản. Khi lượng tư bản của nhà tư bản tăng lên thì
phân cơng lao động xã hội sẽ càng được thúc đẩy, do chỗ nhà tư bản sẽ có thêm
tiền mua các yếu tố của sản xuất và thuê thêm nhân công để mở rộng các quá trình
sản xuất kinh doanh.
Để tích lũy tư bản có hiệu quả nhằm phục vụ cho nền kinh tế tăng trưởng,
Adam Smith chủ trương thơng qua tiết kiệm và tính tốn chi li của các chủ tư bản
công nghiệp, đồng thời phải cắt giảm thu nhập của những người chỉ biết ăn tiêu
phung phí như bọn quý tộc, địa chủ và bãi bỏ những quy định, thuế khóa đối với
nhà tư bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiến hành sản xuất kinh doanh.
Hai là, về vai trò của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế
Adam Smith cho rằng, để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cần phải có mơi
trường “tự do”. Mơi trường “tự do” đó theo ông là phải tôn trọng quy luật kinh tế
khách quan và giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế.
Lý luận của ông xuất phát từ chỗ cho rằng khi tiến hành trao đổi sản phẩm
lao động cho nhau thì người ta bị chi phối bởi lợi ích cá nhân của mình. Mỗi người
chỉ biết tư lợi và chạy theo tư lợi. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp chi phối con
người hoạt động trao đổi. Nhưng khi chạy theo tư lợi thì con người kinh tế còn chịu
sự tác động của “bàn tay vơ hình”. Với sự tác động này, con người kinh tế vừa chạy

theo tư lợi lại vừa đồng thời thực hiện một nhiệm vụ khơng nằm trong dự kiến đó là
đáp ứng lợi ích chung của xã hội.
“Bàn tay vơ hình” theo Adam Smith đó chính là sự hoạt động của các quy
luật kinh tế khách quan. Adam Smith cho rằng, cần phải tôn trọng quy luật tự nhiên,
tôn trọng “bàn tay vơ hình”. Hoạt động sản xuất và lưu thơng hàng hóa được phát
triển theo sự điều tiết của bàn tay vơ hình. Nhà nước khơng nên can thiệp vào kinh
tế, hoạt động kinh tế vốn có cuộc sống riêng của nó.
* Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của David Ricardo
David Ricardo (1772-1823) là nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển xuất sắc
nhất, ông đã kế thừa các tư tưởng kinh tế của Adam Smith và phát triển lý luận kinh


15
tế chính trị tư sản cổ điển lên đỉnh cao nhất của nó. Nội dung lý thuyết của David
Ricardo về tăng trưởng kinh tế được thể hiện tập trung trong tác phẩm “Những
nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa” (Principles of political economy and
taxation) được xuất bản năm 1817, khi cuộc cách mạng công nghiệp Anh sắp hoàn
thành và dân số nước Anh đạt đến đỉnh điểm. Nội dung lý thuyết tăng trưởng kinh
tế của David Ricardo bao gồm:
Một là, về các yếu tố tăng trưởng kinh tế và lý thuyết về giới hạn nguồn lực
đối với tăng trưởng kinh tế
Chịu ảnh hưởng của Adam Smith, David Ricardo cũng cho rằng sự tích lũy
tư bản trong các ngành công nghiệp hiện đại là động lực dẫn đến tăng trưởng kinh tế
của một quốc gia. Theo quan niệm của Ricardo, tư bản là một quỹ tiền, quỹ tiền này
bao gồm hai phần: phần tiền bỏ ra để mua máy móc, nguyên liệu cho sản xuất... và
phần tiền để trả công cho người lao động. Do vậy, cầu về lao động tăng khi có sự
gia tăng của quỹ tiền lương. Cịn cung lao động, theo ơng thì cố định trong ngắn
hạn. Khi đầu tư mới được bổ sung vào quỹ tiền lương thì cầu lao động tăng lên
trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, nếu mức lương tăng vượt qua mức lương tối thiểu thì dân số bắt

đầu tăng, khiến lực lượng lao động tăng lên trong thời kỳ sau đó. Do vậy, cung lao
động là co giãn trong dài hạn. Khi đó, tiền lương có xu hướng bị đẩy về tối thiểu.
Bởi vậy, trong dài hạn, chi phí tiền lương trong khu vực cơng nghiệp khơng tăng,
cịn lợi nhuận vẫn tăng theo tỷ lệ tăng tư bản. Vì tỷ suất lợi nhuận khơng giảm nên
vẫn có động cơ tái đầu tư phần lợi nhuận thu được, khiến cho sản xuất và việc làm
tiếp tục gia tăng trong khu vực công nghiệp hiện đại.
Khác với khu vực công nghiệp, khu vực nông nghiệp khơng thể thốt khỏi
quy luật lợi tức giảm dần trong sản xuất, vì ngành này bị giới hạn bởi nguồn lực đất
đai. Theo Ricardo, trong nông nghiệp, các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là
đất đai, lao động và vốn. Trong đó, đất đai là yếu tố quan trọng nhất, đất đai chính
là giới hạn của tăng trưởng. Lập luận của ông như sau: nếu cầu về lương thực, thực
phẩm được đáp ứng bởi việc sản xuất nơng nghiệp trên đất đai màu mỡ nhất, thì chi


16
phí cận biên khơng đổi. Nhưng nếu cầu về lương thực, thực phẩm tăng lên (do dân
số tăng), vượt quá mức sản lượng lương thực, thực phẩm được sản xuất trên ruộng
đất màu mỡ nhất, thì các mảnh ruộng kém màu mỡ hơn sẽ cũng được đưa vào sản
xuất, dẫn đến chi phí cận biên tăng lên, địa tơ cho việc sử dụng các mảnh đất màu
mỡ cũng tăng do nó mang lại lợi nhuận cao hơn, điều đó tất yếu làm cho giá lương
thực, thực phẩm cũng tăng lên.
Mặt khác, tiền lương tối thiểu của công nhân lại phụ thuộc vào giá của lương
thực, thực phẩm. Khi giá lương thực, thực phẩm tăng lên thì tiền lương danh nghĩa
của công nhân cũng phải tăng lên để đảm bảo mức sống tối thiểu của họ, điều này
đồng nghĩa với việc lợi nhuận của các nhà tư bản có xu hướng giảm xuống. Nếu giá
lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng theo sự gia tăng của tích lũy tư bản và tăng dân
số, thì cuối cùng, giá của lương thực, thực phẩm sẽ đạt tới mức mà ở đó tỷ suất lợi
nhuận trở nên quá thấp, thấp đến mức nhà tư bản khơng cịn động lực để đầu tư
thêm. Khi đó tăng trưởng kinh tế sẽ dừng lại.
Tóm lại, logic của Ricardo là: tăng trưởng kinh tế là kết quả của tích lũy tư

bản, nguồn gốc của tích lũy tư bản chính là lợi nhuận, lợi nhuận lại phụ thuộc và chi
phí sản xuất lương thực, thực phẩm, chi phí này lại phụ thuộc vào đất đai. Do đó,
đất đai chính là giới hạn của sự tăng trưởng kinh tế.
Hai là, về vai trị của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế
Cũng giống như Adam Smith, David Ricardo cho rằng thị trường tự do được
một bàn tay vơ hình dẫn dắt để gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Thị trường với
sự linh hoạt của giá cả và tiền cơng có khả năng tự điều chỉnh những mất cân đối
của nền kinh tế để xác lập những cân đối mới, đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ.
Đây chính là quan niệm “cung tạo nên cầu”.
Bởi vì thị trường có chức năng tự điều tiết, nên Ricardo cho rằng, sự can
thiệp của nhà nước vào nền kinh tế đơi khi cịn dẫn đến hậu quả xấu. Ơng xem các
khoản chi tiêu của Nhà nước là các khoản chi tiêu “không sinh lời” và chia những
người làm việc trong xã hội ra làm hai loại: những người trực tiếp sản xuất là những
công nhân “sinh lời”, và những người làm việc trong bộ máy nhà nước như: công


17
an, quân đội, công chức... là những công nhân “không sinh lời”. Với việc giành một
phần thu nhập của nền kinh tế cho bộ phận “không sinh lời” này, Nhà nước đã làm
giảm bớt tiềm lực cho tăng trưởng kinh tế.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Karl Marx
Karl Marx (1818-1883) là nhà triết học, kinh tế học, chính trị học xuất sắc
của thế kỷ XIX, người sáng lập ra học thuyết Marx – Lenin. Tác phẩm lớn nhất của
ông: “Bộ Tư bản” đã tiến hành sự “giải phẫu” kinh tế đối với phương thức sản xuất
Tư bản chủ nghĩa, là tác phẩm tập trung về cơ bản lý luận kinh tế của Marx, thể
hiện ở hai nội dung cơ bản là: học thuyết giá trị và học thuyết giá trị thặng dư.
Trong quá trình tiến hành “giải phẫu” phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa và
vạch ra quy luật vận động của nó, Marx cũng đã đề cập đến lý luận của mình về
tăng trưởng kinh tế, lý luận đó được thể hiện thơng qua một số nội dung cơ bản sau:
Một là, về các yếu tố của tăng trưởng kinh tế

Theo Marx, các yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm:
đất đai, lao động, vốn và kỹ thuật. Cũng giống như các nhà kinh tế cổ điển, Marx
cũng có cái nhìn bi quan đối với sự tăng trưởng tư bản, tuy nhiên, sự phân tích của
Marx về các nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế lại có những điểm mới khi ông tập
trung vào hai yếu tố quan trọng là lao động và tiến bộ kỹ thuật.
Trong lý luận của mình, Marx quan niệm sức lao động là một loại hàng hóa
đặc biệt, nó cũng được nhà tư bản mua trên thị trường và tiêu dùng trong quá trình
sản xuất. Nhưng khác với các loại hàng hóa thơng thường khác, hàng hóa sức lao
động lại có đặc tính là khi sử dụng có thể sinh ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị
ban đầu của nó. Sức lao động chính là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, Marx cho rằng luôn luôn tồn tại một lực
lượng lao động “thặng dư”, Marx gọi đó là “đội qn hậu bị cơng nghiệp”, đội qn
này không bao giờ giảm sút và luôn luôn được tái tạo trong quá trình phát triển tư
bản chủ nghĩa. Sự tồn tại của “đội quân hậu bị công nghiệp” làm cho cung lao động
hoàn toàn co giãn ở mức lương tối thiểu, đây chính là cơ chế dẫn đến tích lũy tư bản
và tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại.


18
Marx chia tư bản ra thành hai bộ phận: tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Trong đó, tư bản bất biến chính là lượng tiền bỏ ra để mua ngun liệu, máy móc...
cịn tư bản khả biến chính là lượng tiền bỏ ra để thuê nhân công lao động. Theo ông,
tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư, mà chỉ có tư bản khả biến mới tạo ra
giá trị thặng dư trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự tồn tại của “đội quân
hậu bị công nghiệp” đông đảo, sẵn sàng bán sức lao động với mức giá thấp nhất
chính là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Marx cho rằng quy luật phát triển tư bản chủ nghĩa là: tỷ lệ tư bản bất biến/tư bản
khả biến (cấu tạo hữu cơ của tư bản) tăng lên, do đó tỉ lệ lợi nhuận/tổng giá trị tư
bản sẽ giảm xuống. Trong quá trình vận động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, theo
sự phân tích của Marx, cấu tạo hữu cơ của tư bản có xu hướng tăng theo thời gian,

do đó tỷ suất lợi nhuận sẽ có xu hướng giảm. Tỷ suất lợi nhuận giảm dần sẽ khuyến
khích các nhà tư bản tiếp tục giảm tiền lương cơng nhân và do đó càng làm gia tăng
sự bất bình đẳng trong xã hội.
Về vai trị của yếu tố kỹ thuật, ông cho rằng nhà tư bản muốn đạt được mục
đích giá trị thặng dư ngày càng cao thì họ phải tìm mọi cách tăng thời gian làm việc
và giảm tiền công của công nhân hoặc nâng cao năng suất lao động nhờ cải tiến kỹ
thuật. Tuy nhiên, hai phương pháp đầu là có giới hạn, cho nên để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, nhà tư bản phải dựa vào việc nâng cao năng suất lao động bằng tiến
bộ cơng nghệ, cải tiến máy móc và phân cơng lao động xã hội.
Hai là, về vai trị của thị trường và Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế
Marx bác bỏ lý thuyết cổ điển của Ricardo về “cung tạo nên cầu” và lý
thuyết về giới hạn của tăng trưởng kinh tế do sự hạn chế về đất đai mang lại. Marx
cho rằng vận động tiền và hàng trên thị trường phải đảm bảo sự thống nhất giữa giá
trị và hiện vật. Lưu thơng hàng hóa trên thị trường phải đảm bảo sự phù hợp giữa
khối lượng mua và bán. Nếu khối lượng hàng hóa khơng phù hợp với sức mua của
người tiêu dùng, đến một mức độ nhất định thì sẽ dẫn đến khủng hoảng. Thơng
thường khủng hoảng trong chủ nghĩa tư bản là khủng hoảng thừa do hàng hóa sản
xuất ồ ạt vượt quá mức cầu của thị trường.


×