Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

kim ñoàng kim ñoàng caùnh chim ñaàu ñaøn ngaøy 15 5 1941 ñaûng trao cho ñoaøn chính thöùc thaønh laäp ñoäi nhi doàng cöùu quoác tieàn thaân cuûa ñoäi tntp taïi thoân naø maï xaõ tröôøng haø nay la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.3 KB, 32 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>KIM ĐỒNG</i>



<i><b>Cánh chim đầu đàn...</b></i>


Ngày 15-5-1941 Đảng trao cho Đồn chính thức thành lập Đội Nhi dồng cứu
<i><b>quốc </b></i>(tiền thân của Đội TNTP) tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà (nay là Xuân
<i><b>Hòa), huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.</b></i>


Người đội viên đầu tiên chính là Kim Đồng.


Tên thật của Kim Đồng là Nông Văn Dền, dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã
Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.


Như hoàn cảnh thiếu niên ở Nà Mạ lúc đó, nhà Kim Đồng cũng thật là nghèo.
Cịn nhớ ngay từ bé, đặc biệt ở tuổi lên 10, Kim Đồng đã giúp mẹ làm đủ việc
trong nhà và ở rừng, ở rẫy. Kim Đồng thả trâu, kiếm củi, bẻ ngơ, len lỏi khắp
nơi, có ngày từ mờ sương đến tối mịt.


Sống ở quê hương cách mạng, chính thơn Nà Mạ là một trong những nơi được
giác ngộ cách mạng trước tiên., do đó Kim Đồng đã được lớn lên ở trong khơng
khí khởi nguồn ấy. Nhận công tác nào cậu bé chưa đến 15 tuổi ấy cũng hoàn
thành nhiệm vụ. Kim Đồng vừa gan dạ vừa mưu trí, ln có sáng kiến bảo vệ tài
liệu mật qua nhiều hình thức ít ai có thể ngờ đến, như giấu trong ống rỗng của
cần câu. Gặp lính dọa khám xét, Kim Đồng bình tĩnh như không. Khi phải ngồi
họp cho cán bộ, Kim Đồng vờ ngồi câu bên bờ suối, có dây rịng từ suối lên nhà
họp, hễ có động là rung dây để chng trong nhà kêu lên báo tin ngay cho cán
bộ kịp giải tán đi lối khác.


Có lần dẫn cán bộ băng rừng, bất ngờ gặp lính đi tuần, Kim Đồng ra hiệu cho
cán bộ lẩn tránh, cịn mình cứ thản nhiên tới gặp địch, vờ chuyện trò, hỏi han
bâng quơ.



Lần cuối cùng canh gác để cán bộ họp bất thường, Kim Đồng thấy lính bao
vây, chỉ cịn cách nhờ bạn lẻn lối khác về báo cấp tốc, cịn mình đánh động để
lính chú ý tới mình thơi. Quả nhiên lính bị lừa. Tên lính gần nhất đã thẳng tay
nhằm bắn em. Tiếng súng nổ vang, cũng là tiếng báo động cho các cán bộ đang
họp thốt nạn. Nhưng chính Kim Đồng thì gục ngã bên bờ suối, ở tuổi 15. Hơm
ấy là ngày 15/2/1943.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>LA VĂN CẦU</i>



<b>CHẶT ĐỨT CÁNH TAY ĐÃ GÃY NÁT, ÔM BỘC PHÁ XÔNG LÊN...</b>


La Văn Cầu, người dân tộc Tày, sinh năm 1932 tại xã Quang Thành, huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Khi được tuyên dương anh hùng anh là tiểu đội
trưởng bộ binh thuộc đại đội 671, tiểu đoàn 73, đại đoàn 312.


Anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình vốn có mối thù sâu sắc với đế quốc,
phong kiến. Khi còn bé, Cầu chứng kiến cái chết uất ức của cha, hậu quả của
những trận đòn tra tấn đánh đập dã man, kiệt sức rồi qua đời. Cuộc đời lam lũ
cực khổ như đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của Cầu từ thuở thiếu thời.


Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, được nhiều cán bộ tuyên
truyền giác ngộ, anh càng hiểu rõ nguồn gốc sự cực khổ của người nghèo và
người dân mất nước, nên hăng hái tham gia vào công cuộc kháng chiến ở quê
hương. Với khát khao được cầm súng giết giặc trả thù và giải phóng đất nước, La
Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Lúc đó là năm
1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng Pháp vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Nhưng
niềm vui và ý chí đã giúp anh vượt qua khó khăn, vươn lên rèn luyện thành một
chiến sĩ gương mẫu, giàu lòng nhân ái, nên được anh em đồng đội rất quí mến.
Trong hoàn cảnh phải tự lực cánh sinh, đương đầu với những thử thách chông


gai trên chiến trường rừng núi Bắc bộ, Cầu đã tỏ rõ bản lĩnh phẩm chất của
người lính Cụ Hồ, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn, chấp hành nghiêm mệnh
lệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Anh tham gia chiến đấu 29 trận
trong các cương vị chiến sĩ và chỉ huy.


Trong trận phục kích ở Bơng Lau năm 1949, anh xung phong vào tổ xung kích
đột phá trận đánh. Khi nổ súng, có lệnh xung phong, Cầu dũng cảm xông lên,
phát hiện một tên Pháp ngồi trên xe tăng và hạ gục nó bằng một phát đạn, rồi
lao lên xe cướp súng. Ngoảnh lại sau, thấy 3 tên Pháp chạy tới, anh liền dùng
khẩu súng vừa cướp được, bắn chết cả 3 tên. Quyết khơng để bọn giặc chạy
thốt, anh nhảy xuống xe, tiếp tục truy lùng diệt thêm 6 tên nữa.


Trong chiến dịch Biên Giới năm 1950, quân ta đánh đồn Đông Khê lần thứ
nhất, Cầu bị đau chân vẫn kiên quyết xin đi chiến đấu. Trận đánh gặp khó khăn,
đơn vị bạn bị thương vong nhiều, Cầu động viên anh em trong tiểu đội (hầu hết
là tân binh), băng bó và cõng hết thương binh về nơi an toàn. Trên đường rút về
căn cứ, địch nhảy dù phản kích, mặc dù chân đau và đuối sức, anh vẫn vác khẩu
pháo 12 ly 7 thu được của địch, về tới đơn vị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ngay phải dành bộc phá đánh lô cốt, nên động viên anh em trong tổ gỡ mìn của
địch và dũng cảm xơng lên dùng mìn phá nốt hai hàng rào cuối cùng. Song tình
huống diễn ra càng phức tạp hơn. Khi tiến đánh lơ cốt thì anh em đã bị thương tất
cả, chỉ cịn lại một mình Cầu. Khơng ngần ngại, Cầu ôm bộc phá xông tới lô cốt
đầu cầu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ “đột phá khẩu” của tổ. Nhưng khi vượt
rào đến được giao thông hào thứ ba thì anh bị thương, ngất đi. Tỉnh dậy, thấy
cánh tay phải của mình bị địch bắn gãy nát, nghĩ đến trọng trách chưa hoàn
thành, anh quay trở lại khẩn thiết yêu cầu đồng đội chặt đứt cánh tay cho khỏi
vướng víu, rồi tiếp tục xơng lên đánh tan lô cốt đầu cầu, mở đường cho đơn vị
xung phong diêt gọn đồn địch, kết thúc thắng lợi trận Đông Khê.



Tấm gương rực sáng của La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập
cơng trong tồn đại đoàn và trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng
bộc phá cơng đồn, một hình thức chiến thuật mới của quân đội ta mở ra từ chiến
dịch Biên Giới năm 1950.


La Văn Cầu được tặng thưởng một huân chương Quân công hạng ba. Trong
đại hội liên hoan Anh hùng - Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất năm 1952,
anh được Chính phủ và Hồ Chủ Tịch tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng
nhất.


Ngày 19-5-1952, La Văn Cầu được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>LÊ VĂN TÁM</i>


<i><b>Anh đuốc sống</b></i>
<b> Truyền thuyết kể rằng:</b>


<b> Hồi Nam Kì khởi nghĩa 1940, cha của </b><i><b>Lê Văn Tám</b></i><b> có mặt. Sau đó gia đình sống ở</b>
<b>Sài Gịn, vật chất túng thiếu.</b>


<b>Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhưng chỉ hơn tháng sau, Pháp đã quay </b>
<b>trở lại nổ súng gây hấn.</b>


<b> Gia đình Lê Văn Tám quyết định ra vùng kháng chiến, rồi lại phải trở lại thành </b>
<b>phố lúc ấy đã bị địch tạm chiếm. Hồn cảnh gia đình q túng thiếu, mỗi người </b>
<b>phải lao động tùy theo sức. Lê Văn Tám bé nhất, đi bán lạc rang rong các phố </b>
<b>phường. Cuộc sống thiếu thốn làm Lê Văn Tám luôn luôn âu lo, suy nghĩ. Khơng </b>
<b>lúc nào có thể qn được những cảnh đồng bào ngoài vùng tự do bị bom đạn giặc </b>
<b>tàn sát. Mỗi khi đi qua các trạm gác của địch ở nội thành, Lê Văn Tám khơng sao </b>
<b>chịu được hình ảnh bọn chúng ngạo mạn, hỗn xược, coi rẻ bà con cô bác Việt Nam. </b>


<b>Mỗi ngày lòng thù hận giặc càng tăng, Lê Văn Tám tìm cách trả thù. Do mỗi ngày </b>
<b>đi bán lạc, Tám thường ghé đến một trạm gác kho xăng và đạn khá lớn của giặc ở </b>
<b>khu vực trung tâm thành phố. Bọn lính hồi đầu cịn vẫy tay xua, không cho Tám tới</b>
<b>gần, dần dần cũng mặc. Nét mặt Tám cũng dễ mến, cử chỉ lanh lợi, nên khơng bao </b>
<b>lâu sau quen được bọn lính đồn trú, có lúc vào qua cả rào cản. Xăng dầu để ra sao, </b>
<b>xe cộ ra vào thế nào, khi nào đổi gác, Tám biết rất rõ...</b>


<b> Thế rồi một hôm, như mọi ngà y, Tám lăng xăng đem lạc bán cho bọn lính </b>
<b>chờ đổi gác. Nhưng khác với mọi ngày, lựa lúc bọn lính khơng để ý, Tám chạy như </b>
<b>bay vào chỗ những phuy xăng gần nhất, nơi có cả những can dầu lẻ và giẻ ướt, móc</b>
<b>hộp quẹt giắt sẵn trong người, bật lửa... Một chớp sáng, ngọn lửa bùng lên, rồi </b>
<b>tiếng nổ liên tiếp, rền vang. Bọn lính chỉ cịn kịp thấy thống thằng bé bán lạc </b>
<b>trong khói lửa dầy đặc, lao vút sâu thêm, như một ngọn đuốc rồi hòa vào kho lửa </b>
<b>bùng cháy dữ dội...</b>


<b> Sau này đồng bào thành phố Sài Gòn và nhân dân cả nước nhắc tới gương oanh </b>
<b>liệt hi sinh vì đất nước, vì dân tộc của Lê Văn Tám, đều quen goi người thiếu niên </b>
<b>anh dũng ấy là “</b><i><b>anh đuốc sống</b></i><b>”</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>TRẦN VĂN CHẨM</i>



<i><b>Cậu bé hiền lành</b></i>



<i><b>Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam</b></i>


<b> CHUYỆN XẨY RA Ở NHAØ CHÚ TƯ LẾN</b>


Có một câu chuyện thật “giật gân” đã xảy ra ở nhà chú Tư Lến.


Đó là một căn nhà gỗ khơng rộng lắm, mái lợp tranh thấp lè tè, thoạt trông
hơi lụp xụp. Phía trước nhà có một mảnh sân nhỏ ăn liền với mặt con lộ phẳng lì


chạy từ huyện Củ Chi tới bến đị Bình Mỹ.


Trên mảnh sân này, hồi thời ngụy thím Tư Lến đã dựng lên một cái quán bán
nước ngọt và bánh trái để khách qua đường dừng chân nghỉ trong giây lát.


Caâu chuyện xảy ra tại quán giải khát này.


Đã nhiều năm trơi qua mà hình như nó cịn để lại trong lịng chú Tư Lến một
ấn tượng dữ dội khiến lúc có ai hỏi đến là chú lại giật mình thảng thốt:


-Nào tơi có biết gì đâu, tự nhiên bị một trận địn chí tử. Họ đánh tơi gãy hai
cây tầm vông bằng cổ tay. Đến bây giờ, những lúc trở trời, xương cốt vẫn còn
đau nhừ.


Lát sau bình tĩnh lại chú Tư mới kể đầu đuôi câu chuyện:


...Hôm ấy là ngày 23 tháng 7 (âm lịch) năm 1962. Khoảng 9 giờ sáng, “đại
<i><b>diện” Chưng (trưởng ấp) mới đi đâu về, ghé vào quán này ngồi uống nước, thỉnh</b></i>
thoảng lại nhìn ra đường như chờ đợi ai.


Chợt có hai cậu bé đi học về, đội nón sùm sụp che nửa mặt. Hai cậu vào quán
hỏi mua thuốc lá. Ngậm điếu thuốc lên miệng xong, cậu thò tay vào túi lấy hộp
quẹt. Không ngờ cậu rút ra một khẩu súng chĩa ngay vào mặt đại diện Chưng và
nói:


-Mày có tội lớn với nhân dân, phải đền tội.
Đại diện Chưng ấp úng:


-Ê, ê, cậu bé, đừng đùa vậy!
-Đoàng!



Một tiếng súng nổ vang. Đại diện Chưng chỉ kịp kêu lên:
-Ối, chết tôi mất!


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Chú Tư cịn bàng hồng chưa biết chuyện gì xảy ra thì cảnh sát Long đã dẫn
lính trên đồn chạy rầm rập tới. Nó lơi chú Tư ra đánh một trận chết đi sống lại và
chỉ hỏi một câu:


-Ai đã giết ông đại diện Chưng? Ai?


<b>CẬU BÉ HIỀN LÀNH</b>


Người mà cảnh sát Long truy hỏi đó, rồi nó cũng biết. Nó khơng thể nào ngờ
được cậu học sinh nhỏ bé, lúc nào cũng có vẻ nhút nhát đó lại làm nên cái việc
tày đình này.


Trần Văn Chẩm, cậu bé mới lên 14 tuổi nhưng dáng người còn nhỏ hơn tuổi
của mình. Các thầy giáo dạy lâu năm ở trường cấp I và II Phước Vĩnh An đến nay
vẫn còn nhớ như in nét mặt dễ thương của cậu học trị lễ độ đó. Gặp các thầy bao
giờ cậu cũng khoanh tay chào thật lễ phép rồi mới đi. Không bao giờ cậu nói với
thầy một câu trống khơng, khơng thưa gửi trước. Đối với bạn bè, đó là một người
bạn tốt, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.


Nhà Chẩm khơng có bò, thế mà người ta vẫn thấy Chẩm chăn bò ngồi đồng.
Đó là vì thấy bạn Đực hằng ngày chăn bò vất vả mà lại học kém, nên Chẩm đến
giúp Đực vừa hướng dẫn cho bạn làm bài tập vừa học thuộc ngay trên đồng nội.
Chẳng bao lâu Chẩm và Đực đã trở thành đôi bạn thân thiết, đi đâu cũng có nhau
như hình với bóng.


Hôm thi hành bản án đối với “đại diện” Chưng, chú Tư Lến thấy hai chú bé


cùng vào mua thuốc lá, đó là Chẩm và Đực cùng kề vai sát cánh, hỗ trợ cho nhau
trong những giờ phút khó khăn hiểm nghèo nhất.


Người nào gần gũi Chẩm mới biết, qua cái dáng hiền lành bên ngồi đó, bên
trong câu bé lại chứa đựng một sức hoạt động mãnh liệt với trí tị mị ham hiểu
biết, với đơi bàn tay khéo léo lạ kì.


Học vật lý về định luật Archimède, Chẩm mày mò làm thí nghiệm về sức đẩy
của nước khiến các bạn đến xem đều thích thú. Hồi lên 10 tuổi, Chẩm đã học
đàn và chẳng bao lâu mười ngón tay xinh xắn ấy đã điều khiển được những âm
thanh trầm bổng diệu kì của nhiều loại đàn khác nhau như ghita, mandolin,
nguyệt...


Để tự mình có thể đệm đàn cho các bạn hát vọng cổ, Chẩm đã lên Sài Gịn
tìm mua các đĩa hát vọng cổ đem về mượn máy hát mở nghe. Đêm đêm, tiếng
đàn của chú bé “nghệ sĩ” ấy cứ thánh thót réo rắt mãi tận khuya. Với tay đàn
giỏi, với tiếng hát hay, Chẩm đã thu hút quanh mình một tập thể những bạn nhỏ
u thích văn nghệ, với ước mơ xây dựng một đoàn nghệ thuật trẻ tuổi cất tiếng
hát vút cao trên quê hương mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Nhưng tiếng hát với ước mơ đẹp ấy chưa được bay lên thì đã bị dập xuống. Từ
ngày có luật 10/59 bọn Mỹ_Diệm lê máy chém đi khắp miền Nam, chém giết
đồng bào, đàn áp cách mạng.


Ở Củ Chi, quận trưởng Bình, tên quận trưởng khét tiếng về mổ bụng, ăn gan
người không chút gớm miệng đã phái về Phước Vĩnh An một bầy chó sói. Đó là
những tên “đại diện” Chưng, cảnh sát Long.. chuyên bắt người, giết người, đốt
nhà, dồn dân vào ấp chiến lược. Vợ chồng ông A. không chịu dời nhà, nó vu là
Việt Cộng rồi đè xuống mổ bụng, moi gan. Nó thường đem bán mỗi túi mật 30
đồng, sau tăng lên 50 đồng.



Cảnh sát Long thì đêm đêm đem lính rình mị ở các nẻo đường bộ đội ta hay
đi về. Một đêm nó phục kích bắt được một người liền chặt đầu cắm cọc bêu trước
cổng đồn.


Con đường qua trước cổng đồn dần dần khơng ai dám đi nữa. Mọi người có
việc qua đấy phải đi vòng lối sau làng rất xa.


Tội ác của của chúng trời không dung, đất không tha, ai ai cũng bầm gan tím
ruột.


<b>KHẨU SÚNG TỰ TẠO</b>


Dạo này Trần Văn Chẩm không ham gảy đàn nữa, mà gảy cũng chẳng được.
Trong cái thơn xóm im lìm như chết ấy, đêm đên không một ánh đèn, không
mmột tiếng chó sủa. Cảnh sát rình mị lùng sục khắp nơi, nhà nào người nào
cũng như ngồi trên đống lửa, còn bụng dạ nào mà ngồi gảy đàn. Tiếng đàn đối
với bọn cảnh sát như tiếng súng bắn vào đầu nó. Kẻ nào mang tội ấy khó mà
thốt chết.


Đơi bàn tay khéo léo của Chẩm đang mày mò, mê mải làm một việc khác cần
thiết hơn, quan trọng hơn. Đó là chế tạo một khẩu súng. Chả là trước đó Chẩm
và Đực cột bò bên gốc cây rồi bơi sang sơng tìm vào cứ của các chú du kích. Ở
đây hai chú bé được chui xuống địa đạo tối mị, ngóc ngách tỏa ra như “thiên la
địa võng” vây kín quân thù. Nhưng điều Chẩm chú ý hơn cả là các chú du kích
mỗi người đều có một khẩu súng ngắn đeo bên hông trông rất oai. Gọi là súng
ngắn nhưng nó cũng dềnh dàng thơ thiển. Chẩm biết ngay là súng của các chú tự
tạo lấy.


-“Chà, các chú tự làm được, sao mình khơng làm được mà xài?”. Nghĩ vậy,


Chẩm rất tim tưởng ở đơi bàn tay mình. Đơi bàn tay ấy đã từng làm thành cơng
những thí nghiệm vật lý, đã từng lướt như gió cuốn trên những phím đàn kì diệu...
Nhất định lần này cũng sẽ làm được khẩu súng...


Từ đấy Chẩm cứ bám sát các chú, mày mị tìm xem cấu tạo của khẩu súng thô
sơ ấy như thế nào. Kể ra cũng thơ sơ thật. Khó nhất là bộ khóa nịng, cịn cái
nịng chỉ là một đoạn ống nhỏ của sườn xe đạp nữ cắt ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

xắn.


Việc hàn cái khóa nịng vào nịng súng là một việc khó, phải nhờ đến bác thợ
rèn mmới được. Chẩm lân la đến chơi nhà bác thợ rèn, lăng xăng giúp bác đủ
việc để bác thật vui lịng rồi mới đưa bộ khóa nòng ra nhờ bác hàn giúp.


Bác thợ rèn trơng thấy giật mình:


-Hừ, mày làm cái này để làm gì, chú nhỏ?


-Con chơi trận giả mà! Bọn nó làm quân, con làm tướng phải có khẩu súng
ngắn cho oai chứ!


-Hừ, nó là thứ thiệt đó, khơng phải thứ chơi đâu.


Nói thế chứ bác vẫn lui cui làm cho Chẩm bộ khóa nịng thật cẩn thận. Bác
thừa biết loại súng này rồi vì bác cũng đã làm cho các anh du kích nhiều lần.
Thật là khéo, viên đạn tiểi liên đút vào nịng vừa khít. Chẩm đem ra bờ sơng
băn thử. :Đồng!”. Tiếng đạn réo trong gió như tiếng tiếng reo vui chào mừng
thành công của đôi bàn tay khéo léo.


Với khẩu súng tự tạo trong tay, đêm đêm Chẩm cùng các bạn trong tổ cảm tử


của mình đi đón cán bộ từ bên cứ vượt sông về làng hoạt động, đưa các anh len
lỏi qua các hàng rào thép gai luồn đi trước mũi súng phục kích của địch.


Cậu bé hiền lành giờ đây đã trở thành một chiến sĩ trinh sát giao liên dũng
cảm.


<b>ĐỐI MẶT VỚI KẺ THÙ</b>


Có một tin đến đột ngột làm Chẩm vơ cùng xúc động: anh X. một cán bộ quen
biết, từ ngoài cứ vào định ám sát 'Đại diện" Chưng nhưng bị lộ. 'Đại diện" Chưng
đã bắt được anh, đánh gãy chân rồi đưa về cho quận trưởng Bình giết chết. Tin
đó làm cho Chẩm đau buồn suốt mấy ngày, vừa thương xót anh, vừa căm giận kẻ
thù khơn xiết.


Cậu bé vốn hiền lành ấy càng trở nên trầm lặng, lầm lì ít nói.btrong đơi mắt
ấy như nảy ra những tia lửa khi nhìn thấy bọn ác ôn gây tội ác trên quê hương
mình. những tia lửa căm thù cháy bỏng.


Từ hôm ấy Chẩm càng để ý đến 'Đại diện" Chưng, xem xét lúc nó đi về, khi
vào quán nhậu nhẹt với bọn tay sai... Nòng súng tự tạo đè nặng trĩu trong túi
Chẩm, nhiều lúc như muốn rung lên, khạc lửa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

để đưa chú bé vào lưới của nó.


Biết Chẩm đã bị lộ, cấp trên điều Chẩm sang công tác ở một đạ bàn khác.
Nhưng Chẩm một mực xin ở lại. Quê hương đang tang tóc, đồng bào đng đau
thương, có thể nào bỏ đi cho đành. Chẩm vẫn ngoan cường bám trụ ở làng. Các
bạn bè tin yêu càng gắn bó, giúp đỡ, bảo vệ cho Chẩm. Có đêm Chẩm vượt sơng
về, các bạn ra đón. Mấy anh em ơm chầm lấy nhau rồi ngồi chụm đầu hát khẽ
những bài ca thân yêu nhất.



Ôi, nhớ sao những ngày vui, Chẩm gảy đàn, các bạn hát, tiếng hát quyện với
tiếng đàn bay vút lên nâng cánh cho ước mơ, say mê của tuổi trẻ.


Thèm hát quá, Chẩm rủ các bạn sang cứ, lấy mủ cao su làm đuốc thay đèn,
mở “hội diễn” liên hoan văn nghệ. Không biết ai đã đem đến cây đàn ghita.
Tiếng đàn trên tay cậu bé nghệ sĩ lại dập dìu, trầm bổng, tiếng hát bập bùng theo
ánh lửa suốt đêm thâu.


Rồi một đêm không trăng sao, trời tối như mực, Chẩm lại vượt sông trở về.
Suốt ngày hôm ấy cảnh sát Long lùng sục rất dữ. Chẩm nghĩ: tên này ác ơn lắm,
khơng trừ khử nó thì đồng bào không yên ổn làm ăn được. Chẩm giấu khẩu súng
trong người lẻn đến một nhà quen để dò la tin tức cảnh sát Long.


Không ngờ, đây là một đầu mối trong mạng lưới mà cảnh sát Long đã giăng
sẵn.


Chẩm vừa hé cách cửa bếp, đã nghe bọn cảnh sát phục xung quanh la ầm lên:
-Bắt lấy thằng nhỏ, bắt lấy nó!


Chẩm vừa nấp vào bụi chuối thì thấy cảnh sát Long từ trong nhà nhào ra.
-Đoàng!


Một phát súng sượt qua tai cảnh sát Long làm nó hốt hoảng nằm mọp xuống.
Cả bọn châu súng vào bụi chuối bắn như mưa. Chẩm vụt chạy ra ngõ, nhưng một
viên đạn đã xuyên vào đùi làm cậu bé khuỵu xuống. Cảnh sát Long nhào đến,
nó vồ lấy cậu bé như con cọp vồ con mồi nhỏ nhắn, rồi đấm đá túi bụi. Máu ứa
ròng rịng trên mặt Chẩm.


-Mày có phải là Trần Văn Chẩm không?



-Đúng, tao là Chẩm đây! - Cậu bé điềm nhiên trả lời.
-Có phải mày giết 'Đại diện" Chưng không?


-Tao cịn tính giết cả mày nữa đấy!


Cảnh sát Long gầm lên như con thú dữ. Nó giật lưỡi mác trên tay một tên
cảnh sát, chém mạnh.


Và nó giở cái thói nhà nghề, bêu đầu người chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi lên
trước cổng đồn.


<b>***</b>
Ôi, Củ Chi bao yêu dấu!


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

đất quê như muôn ngàn đất quê khác. Màu xanh hiền hòa như tấm lòng Trần
Văn Chẩm, như ước mơ của anh đang trải trong tầm mắt.


Màu xanh nhắc chúng ta rằng: mảnh đất này đã nhuộm bao máu đỏ của
những người con trung hiếu, những người anh hùng tuổi còn thơ.


Và trong tiếng hát của đất, trong tiếng ca lao xao của những rặng trúc xanh
biếc, tiếng đàn của anh Chẩm như vẫn vút cao.


<i>VOÕ THỊ SÁU</i>



<b>CƠ GÁI MIỀN ĐẤT ĐỎ HIÊN NGANG</b>


Cơ bé Nguyễn Thị Sáu, thích thêu thùa, may vá, Sáu cũng thích hái hoa. Đó là
những thú vui của tuổi lên mười.



Khi vừa mười hai tuổi, Sáu đã được người anh trai nói cho nghe về cách mạng,
<i>đổi họ Nguyễn thành họ Võ để dễ tham gia các hoạt động. Lúc ấy những cảnh</i>
giặc Pháp và bọn tay sai hà hiếp, bắt bớ, giết hại đồng bào ở ngay quê hương
hoặc các vùng lân cận, làm chị Sáu đã sớm căm thù lũ giặc dã man. Sáu xin anh
cho theo lên chiến khu, có cơng tác nào phù hợp sức vóc thì nhận làm. Không
ngờ việc đầu tiên chị thực hiện lại vô cùng nguy hiểm. Chị nhận trái lựu đạn,
đem lọt về quê hương Đất Đỏ, thừa dịp thuận lợi, quẳng trúng một tên quan ba
Pháp và mấy chục tên lính khác. Tiếng nổ đanh gọn đã giết chết ngay tên quan
ba, cịn bọn lính bị thương hầu hết. Hồi ấy, cô bé Võ Thị Sáu mới 14 tuổi. Tin
tưởng Sáu có thể làm tốt các việc khác, Đồn thể ưng thuận cho chị ở lại Bà Rịa
với nhiệm vụ dò la tình hình địch. Chị cịn tìm cách phụ giúp việc tiếp tế mọi mặt
cho chiến khu.


Ở làng chị có tên cai tổng tên Tịng, là một tên tay sai bán nước khét tiếng
gian ác, hãm hại dân lành, gây bao tang tóc. Chị Võ Thị Sáu lại nhận lựu đạn,
quyết tâm cho nổ giết nó. Nhưng lần này chị bị vịng vây của giặc thít chặt. Chị
bị bắt tại trận. Đó là năm 1950.


Bắt được chị Sáu, giặc mừng lắm, luôn luôn thay đổi nơi giam và tiến hành
các cuộc tra hỏi, đánh đập tàn nhẫn, cốt khai thác được địa điểm, nhân sự của
các tổ chức cách mạng. Nhưng đó là một người con gái khơng dễ lung lạc mặc dù
chúng tàn bạo, nham hiểm hết mức. Cuối cùng, khơng chịu nổi, giặc kết án tử
hình, đày chị ra Côn Đảo đợi ngày xử bắn.


Những ngày ở đảo Cơn Sơn, chị hồn tồn bình thản, khơng lộ một giây phút
nào lo âu, buồn nản. Chị ln nói với các đồng chí bị giam cầm ở ngục tù khủng
khiếp ấy niềm tin vào tiền đồ tất thắng của cách mạng Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

ca u nước. Chị cương quyết khơng để bọn lính tới gần bịt vải lên mắt chị.



Người con gái Đất Đỏ hiên ngang nhìn thẳng vào các họng súng đang nhằm
vào chị mà hô lớn:


<i><b>-</b><b>Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất muôn năm!</b></i>
<i><b> -</b><b>Hồ Chủ Tịch mn năm!</b></i>


<b>TRẦN VĂN ƠN VÀ TRUYỀN THỐNG </b>


<b>NGÀY 9/1 BẤT DIỆT</b>



Năm 1949, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bước vào giai đọan
phản công. Tại Sài Gịn, các tầng lớp đồng bào cũng tích cực hưởng ứng dưới nhiều
hình thức: biểu tình chống sưu thuế, chống bắt lính, địi cơng ăn việc làm. Học sinh,
sinh viên bãi trường, bãi khóa liên miên.


Lúc bấy giờ anh Trần Văn Ơn đang học lớp Đệ ngũ (nay gọi là lớp 8 ) trường
Petrus Ký (nay là Lê Hồng Phong), đã bí mật tham gia Đội Vũ Trang Diệt Aùc Trừ
Gian của phong trào Học Sinh Sinh Viên Cức Quốc. Ngày 18/5/1949, đội vũ trang
này đã thi hành án tử hình đối với hai tên mật vụ Nguyễn Văn Minh và Trấn Tấn
Phát, lọại trừ hai tên chó săn này khỏi trường Petrus Ký.


Thực dân Pháp và tay sai càng hốt hoảng càng hung hãn Phát xít. Ngày
1/11/1949, ban lãng đạo học sinh Cứu Quốc Sài gòn gồm 5 đồng chí là học sinh các
trường Petrus Ký và Gia Long bị địch bắt. Ở trong tù, mặc dù bị tra tấn, mọi người
đều giữ khí tiết (trong số năm đồng chí này có đồng chí là Lê Thiết, bấy giờ là Thư
ký Đoàn Học Sinh Cứu Quốc và sau này tiếp tục tham gia cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước với chức vụ Tổng thư ký Hội Liên Hiệp Thanh Niên Học Sinh Sinh
Viên Giải Phóng Miền Nam Việt Nam.)


Để hỗ trợ cuôc chiến đấu của bạn bè yêu nước ở trong tù, ngày 9/1/1950,


2000 học sinh trường Petrus Ký và Gia Long kéo đến sở Giáo Dục Sài gòn đòi trả
tự do cho 5 học sinh bị bắt. Đến 10 giờ sáng có thêm học sinh các trường Phước
Kiến (Chợ Lớn ), Franco - Chinois, Taberd và một số tư thục cũng xuống đường hỗ
trợ. Cùng ngày, đồng bào đìng cơng, bãi thị, cơng chức khơng đến sở. Một phái
đoàn đại biểu các đoàn thể nhân dân do luật sư Nguyễn Hữu Thọ kéo vào dinh của
tên Thủ hiến Trần Văn Hữu đưa kiến nghị đòi trả tự do cho các học sinh bị bắt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Thái độ đó đã làm đám đơng phẫn nộ, bùng nổ cuộc xung đột. Những người
biểu tình dùng mọi vũ khí có trong tay chống trả quyết liệt với lính Pháp, lính Âu
Phi và cơng an Bình Xun…


Trần Văn Ơn và sáu nam nữ học sinh vượt lên khỏi đám đông tiến vào dinh
Thủ Hiến. Một loạt đạn vang lên, Trần Văn Ơn ngã gục, trên tay vẫn còn bản kiến
nghị. Địch toan cướp xác Trần Văn Ơn nhưng bạn bè và đồng bào đã bảo vệ, đưa
thi hài anh về trường Petrus Ký để cử hành tanh lễ.


Lễ tanh Trần Văn Ơn được cử hành trên khắp các tỉnh thành trong nước.
Hàng Triệu lượt học sinh sinh viên và đồng bào các giới đã đeo băng tang tham gia
truy điệu để tỏ lòng thương tiếc và xuống đường tuần hành bày tỏ chí căm thù.


Bài văn điếu trong buổi lễ có câu:
<i>Ai chết vinh buồn chăng?</i>
<i>Ai sống nhục thẹn chăng?</i>


Những câu hỏi đó cứ vang mãi trong những tháng năm đen tối của đất nước,
thúc giục bao thế hệ trẻ noi gương Trần Văn Ơn, quên mình xơng lên phía trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>Bài hát lặng im</b>



Sau chiến thắng Điện Biên Phủ - Điện Biên Phủ đã trở thành tiếng gọi quen thuộc


và yêu mến của những người dân thuộc địa đang muốn giải phóng đất nước. Các
chiến sĩ An-giê-ri đã sáng tạo ra động từ điện-biên-phu-ê (diên biêen fuer) từ
những ngày còn trên núi O-rét. Động từ đó được hiểu là đánh cho kẻ địch khơng
cịn mảnh giáp như nước Việt Nam đã đánh thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ.


Làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ là quân và dân ta với "56 ngày đêm ngủ
hầm, mưa dầm, cơm vắt - máu trộn bùn non..." là những con dường hiện ra, là
những con voi thép leo lên đỉnh núi cao ...


17 giờ ngày 13-3-1954, quân ta bắt đầu nổ súng vào trung tâm đề kháng Him
Lam. Pháo binh ta - mà kẻ địch không thể tưởng tượng nổi có thể kéo vào Điện
Biên - đã nổ giịn giã, áp đảo kẻ thù. Mấy hơm sau đó, tên quan năm chỉ huy
trọng pháo của địch ở Mường Thanh đã tự sát. Chính hắn, là kẻ đã huênh hoang
đội cái mũ đỏ lên đầu và tuyên bố: Nếu pháo binh Việt Minh vào đây, tôi sẽ đội
cái mũ đỏ này cho họ nhìn thấy rõ hơn...


Nhưng với quyết tâm "đánh chắc, thắng chắc" hàng trăm tấn pháo và đạn của
quân ta đã vượt qua hàng chục dốc cao, vực thẳm áp sát trận địa.


Kéo pháo vào, rồi lại kéo pháo ra. Rồi pháo lại vào.


Nhiều đoạn đường chỉ cịn có sức người là khả năng duy nhất. Những ngón chân
bấm vào đá sắc tóe máu, những làn dây tời đỏ, bầm vai chiến sĩ. Bánh pháo nhích
lên từng đoạn, những con chặn được lao tới


<i>Hò dô ta, nào!</i>


<i>Kéo pháo ta vượt qua đèo.</i>
<i>Hị dơ ta nào?</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Bài hát hò kéo pháo - của nhạc sĩ trẻ Hoàng Vân - lập tức lan ra - và cịn vang
vọng tới hơm nay và mai sau, để nhắc nhở về một chặng đường gian khổ nhưng
vinh quang. Và để nhắc nhở tới những bài hát im lặng trên con đường pháo ra,
pháo vào hiểm trở, gập ghềnh ngày ấy.


Đó là bài hát của mồ hơi nhỏ giọt, của chung tấm lưng ướt đầm, của bàn tay siết
vào dây tời, của những bắp thịt cuộn sóng...


Đó là bài hát về con người - đại điện cho những con người - như nhà thơ Tố Hữu
đã ngợi ca.


<i>Những đồng chí chèn lưng cứu pháo</i>
<i>Nát thân, nhắm mắt cịn ơm</i>


Con người đó là Tơ Vĩnh Diện <E:Xu_lythanh_nien_VNphu_luc.htm>.


Mỗi thử thách bất ngờ đặt ra - dẫu là đột ngột nhất - vẫn có người, dường như
được chuẩn bị để giải quyết. Những thử thách của chiến tranh càng khốc liệt và
chớp nhoáng hơn. Một lỗ châu mai địch, tưởng tắt ngấm, bỗng điên cuồng dội lựa
vào xung kích, một khẩu liên thanh bị gãy càng khi giặc đang ồ ạt xông lên...
Lần này, khẩu pháo đang xuống dốc. Xuống dốc càng thẳng và nguy hiểm hơn cả
lên dốc. Những đôi mắt chăm chú, những thân hình trai tráng gồng lên, những bắp
chân phồng lên ghìm vào mặt đất thoai thoải. Tiếng chim rừng nghe trong trẻo
như một mảng xanh trời. Lá xanh sắc mùa xuân vẫn che kín con đường chênh
vênh của pháo.


Bỗng - sợi dây tời răng rắc vặn và rạn đứt. Một tiếng thét khô khan. Khẩu pháo
cứ tụt dần xuống. Mọi người nhắm mắt lại: thôi đành hy sinh khẩu pháo. Một
khẩu súng lớn lúc này đáng quý biết bao nhiêu. Nhưng khơng cịn cách gì cứu
vãn. Khơng ai có thể nghĩ ngay cách cứu khẩu pháo chỉ trong vài giây phút nữa sẽ


vỡ tan trong vực thẳm.


Nhưng sao lại, khẩu pháo bỗng chồm tới, quặt ngang một chút rồi dừng hẳn? Phúc
quá, chắc là nó gặp một vật chắn bất ngờ nào đó?


Vài ba giây sửng sốt, lặng đi, chiến sĩ bỗng ùa tới khẩu pháo. Và họ thấy ngay vật
chắn đó.


<i>Những đồng chí chèn lưng cứu pháo</i>
<i>Nát thân nhắm mắt cịn ơm</i>


Khơng một tiếng kêu rên. Một nụ cười méo mó trên đơi mơi tóe máu. Chính tấm
thân trai trẻ đó lao vào bánh pháo, ghìm nó lại và buộc nó rẽ ngang và dừng lại.
Tấm áo trấn thủ đang đỏ dần màu máu...


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

lịch sử vĩ đại làm cho cái thung lũng Điện Biên trở thành đỉnh cao sáng ngời. Để
cho những cái tên đơn sơ nhất bỗng nên thơ và lan truyền vượt ra ngoài biên giới.
<i>Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam</i>


<i>Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng</i>


Trong viện bảo tàng quân đội - hiện vật về anh chỉ còn lại duy nhất tấm áo trấn
thủ bạc thếch, với một tấm biển còn ghi dòng chữ: áo trấn thủ của đồng chí Tơ
Vĩnh Diện mặc trong lúc lấy thân mình chèn pháo, tháng 12-1953.


Thời gian đã đi qua rất nhiều.


Mỗi dịp nhớ lại Điện Biên, để kỷ niệm ngày chiến thắng có biết bao bài hát lại
được vang lên. Khơng hiểu sao tơi vẫn thích nghe hơn cả, là bài hát "Hò kéo
pháo" với âm thanh trầm lắng, xốc vác:



<i>Hị dơ ta nào, kéo pháo ta vượt qua đèo.</i>
<i>Hị dơ ta nào. kéo pháo ta vượt i5</i>


Có lẽ bởi vì cùng với bài hát hùng tráng, vang vọng đó, tơi cịn nghe rõ mồn một
bài hát lặng im về anh. Bài hát lặng im của tấm lưng áo trấn thủ đang oằn xuống
dưới hàng ngàn cân sắt thép. Bài hát lặng im của nụ cười phảng phất trong ánh
mắt cuối cùng gửi gắm đồng đội. Bài hát lặng im của tâm hồn tươi trẻ trong giây
phút thử thách đã dứt khốt lấy mình làm điểm tựa. Phải chăng, anh đã chuẩn bị
từ lâu cho giây phút ấy? Sự chuẩn bị đó cũng im lặng biết bao, bình thường biết
bao, như lớp lớp tuổi trẻ đã và đang chuẩn bị cho mình.


Để mỗi thử thách vụt đến, thì những La Văn Cầu, Phan Đình Giót... lại xuất hiện
kịp thời. Khơng một giây tính tốn, khơng một tiếng thét gào. Lặng im anh hiến
dâng cả cuộc đời cho cách mạng. Chỉ còn để lại cho đời một tấm áo trấn thủ cũ
kỹ, bạc màu. Một tấm áo nằm im trong khung kính viện bảo tàng.


Nhưng đó là sự lặng im đã hóa lời ca, khơng tiếng động, bay tới những trái tim trẻ
tuổi của bao nhiêu thế hệ mới tiếp tận xa sau...


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>Qua mỗi lỗ châu mai</b>



Hơn ba mươi năm đã trôi qua từ giờ phút ấy: chiều 13 tháng 3 năm 1954. Đấy là
giờ phút trận đánh mở màn chiến dịch "chấn động địa cầu". Giờ phút báo tử cho
cả một chế độ thực dân cũ - một uy thế được dựng lên trên dây thép gai và máy
chém, Phan Đình Giót mồ cơi cha từ nhỏ, vào bộ đội đã bốn năm, đã qua nhiều
chiến dịch lớn, vậy mà giờ phút này vẫn thấy bồi hồi xúc động. Kia là những
khuôn mặt đồng đội gầy hốc hác mà đầy niềm hứng khởi, đầy ý chí quyết tâm.
Những bộ quần áo đã bạc phếch và lấm lem bùn đất. Biết bao mồ hôi công sức đã
đổ ra cho trận đánh này. Trận đánh chắc là phải có một ý nghĩa to lớn. Anh Giót


nhớ như in lời thư của Bác Hồ: "Các chú sắp ra trận. Nhiệm vụ của các chú lần
này rất to lớn, khó khn, nhưng rất vinh quang... chúc các chú thắng to Bác hơn các
chú". Cịn đây là lệnh động viên của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp:
"Trận này là trận công kiên chiến qui mô lớn nhất trong lịch sử quân ta từ trước
đến nay... Giờ ra trận đã đến!".


(Trên những nẻo đường của Tổ quốc hịa bình hơm nay, ven đê, đầu cầu, lưng đồi,
đỉnh dốc, thỉnh thoảng ta vẫn còn gặp những con mắt đen ngòm, của lỗ châu mai
câm đặng. Cứ qua mỗi nơi như thế, khó mà qn được, khó mà khơng tưởng tượng
lúc nó cịn là con mắt đỏ lửa hằn học nhằm thẳng vào bà con, bạn bè đồng chí của
ta...)


Giờ xung trận đã đến hoàn toàn bất lợi cho đơn vị của Phan Đình Giót. Một bộ
phận bị lộ và đang bị pháo giặc ghìm chặt, chia cắt, nhiều đồng đã bị thương vong.
Tiểu đội bộc phá lao lên, hết người này đến người khác mà chưa phá được hàng
rào. Đến lượt Phan Đình Giọt nhảy lên, luồn dưới các làn đạn địch, đặt ống bộc
phá thứ 9. Khói cuộn mù mịt: thêm ba thước rào bị phá. Khi quay lại anh bị đạn
xuyên qua đùi, máu chảy lênh láng. Chính trị viên giục Phan Đình Gíot lui về
qn y.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

các làn đạn giặc ghìm xuống, bị lết từng đoạn rất chậm. Anh vội bươn tới, nhận
bộc phá, lợi dụng khói lửa mù mịt đánh tiếp một quả, mở thêm một đoạn rào nữa.
Nhưng anh chưa kịp quay lại, thì đồng chí số 11 chạy lên, trúng đạn ngã vật
xuống, bộc phá văng ra xa. Phan Đình Giọt nhảy tới, tay ơm bộc phá, tay dìu bạn
lùi về phía sau, giấu bạn vào chỗ đỡ trống trải, rồi chạy vụt lên đặt ống thuốc.
Lần này một dãy rào dài hàng chục mét bị phá tan hoang. Cửa mở rồi? Cửa mở
rồi! Xung kích ào ạt xơng lên. Phan Đình Giót mệt mỏi gần như ngất đi - nằm úp
mặt trên mảnh đất, nóng bỏng và đang rầm rập bước chân quân ta.


(Mỗi lần qua những lỗ châu mai đã tắt ngấm tự bao giờ, tôi lại nhớ đến các anh.


Những người đã đem cả cuộc sống của mình đè bẹp hỏa lực địch. Đem trái tim
bủa vây lửa đạn, cho đồng đội an tồn xơng lên. Đó là Trần Cử - tại mặt trận
Đông Khê (chiến dịch Biên giới - 1950) - Là Phan Đình Giót. Là Trừ Văn Thố
trong trận bất ở Cây Trường, năm 1963... Những lỗ châu mai giờ đây câm lặng,
bình n, đâu có phải tự nhiên như vậy? Đâu có phải dễ dàng được vậy?)


Phan Đình Giót tỉnh dậy khi hỏa điểm số 3 bỗng rít lên điên cuồng. Nó ở ngay
trước mắt anh - cái lỗ châu mai dài và mảnh. Bên cạnh anh, các đồng chí cứ lần
lượt ngã xuống. Anh nhận rõ từng dáng người và tưởng tượng đến từng khuôn mặt
quen thuộc...


Phan Đình Giót lại bị thêm mấy vết thương nữa. Anh chỉ còn sức nằm nghỉ để đợi
đồng đội đưa về. Nhưng hỏa điểm số 3 vẫn không ngừng nhả đạn nhằm vào bóng
các xung kích của ta. Nó như giễu cợt, thách thức anh. Một sức mạnh ghê gớm
thúc đẩy anh nhích từng bước. Trong tay khơng cịn vũ khí gì nữa, anh cứ trườn
lên. Lưới đạn đã bỏng rát trên người anh và nghe rõ hơi gió bạt vù vù. Anh vẫn
tiến từng bước một, lê từng chút một. Cái hỏa điểm giống như một con quái vật,
thỉnh thoảng phun ra một làn lửa đỏ lóe, nóng bỏng. Cịn Phan Đình Giọt vẫn
nhích lên, tiến sát tới lơ cốt, sờ thấy mảng tường đá nham nhở. Anh quay lại nhìn
đồng đội đang nằm rải rác phía sau. Hình như mọi người đã thấy anh, đã hiểu việc
anh định là ai và chờ đợi...


Anh nằm ngửa, thở gấp, chân và tay run rẩy, mệt mỏi. Cứ thế anh đẩy người tựa
lên thành xi măng và từng ly một nhô dần tới cái miệng độc ác của bọn quái vật
này.


Và rồi bỗng một phút im lặng... cái hỏa điểm điên cuồng bỗng chìm đâu mất.
Xung kích đột ngột bật dậy. Có ai đó hơ: Trả thù cho Phan Đình Giót!


Anh ngồi đó tựa lưng đè vào lỗ - châu mai, khn mặt hướng về phía đồng đội


đang ào ạt xơng lên. Khn mặt như khích lệ, như kêu gọi, như nhìn nhận...


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

thể cịn cảm thấy hàng trăm viên đạn ghim vào tấm lưng trai trẻ, qua tấm áo thấm
đỏ máu và bám đầy bụi...)


Anh tựa lưng vào hỏa điểm giờ đây đã im lim. Những bàn tay giặc run rẩy giơ lên
trước mũi súng xung kích và những đôi mắt nảy lửa của đồng đội Phan Đình Giót.
Cịn anh, vẫn tựa lưng vào đá cứng. Lũ giặc kinh hoàng từ hỏa điểm số 3 chui ra,
vừa đi vừa ngối cổ nhìn lại người chiến sĩ Việt Nam bé nhỏ, đã bịt chặt họng
súng điên cuồng của chúng. Chúng khơng tài nào hiểu được điều đó. Chúng
khơng sao tưởng tượng nổi - mặc dù chúng đã nghe nhiều lần về những con người
kỳ diệu, đối thủ của chúng. Những con người bé nhỏ kia vẫn khiến chúng kinh
ngạc và run sợ như đứng trước thần linh.


Mặc dù chúng chưa hiểu rằng, khi nhích dần qua khoảng cách thử thách ấy, trên
mình anh Phan Đình Giót đã mang những vết thương nặng, đủ đem lại vinh dự cho
bất cứ người lính dũng cảm nào...


Anh có thể nằm nghỉ an toàn trên khoảng đất trước cửa mở ấy, đợi chờ thắng lợi
mà đồng đội nhất định sẽ đạt tới. Chỉ chậm hơn chút ít, chỉ cần hy sinh thêm một
số đồng chí nữa...


Nhưng đó là đồng đội của anh: những khuôn mặt quen và lạ. Một thôi thúc bùng
cháy trong từng tế bào, mạch máu của anh. Anh cố nhích lên, quyết lấy cái chết
của mình để đè bẹp cái chết đang bắn vào đồng đội. Anh không hề nghĩ khác
ngoài quyết tâm cố lên chút nữa, cố lên, phải ngăn những viên đạn nửa kia, phải
chặn chúng lại.


(Mỗi lần đi qua những lỗ châu mai tối đen, dẫu giờ đây nó mang vẻ hiền từ, vơ
hại, tơi vẫn nghĩ tới cái chết và tội ác từ đấy tuôn ra, quật ngã những cuộc sống


yên lành...


Mỗi lần qua những lỗ châu mai tôi lại liên tưởng tới những "con mắt chột" vơ hình
khác có thể đang bắn vào cuộc sống bằng những viên đạn im lặng, thầm lặng tiêu
diệt những con người. Những lỗ châu mai vơ hình của kẻ thù cịn đặt, cịn đón
lõng, cịn săn đuổi ở đâu đây. Và mong mỏi sao, có những tâm hồn và nghị lực
Phan Đình Giót).


Đồng đội đỡ anh xuống, và rất nhiều nước mắt cháy bỏng, thấm vào thân hình
đầy vết đạn của anh. Và ngọn cờ đang bừng đỏ trên nóc cứ điểm dường như
nhuộm máu trái tim anh cùng bao liệt sĩ khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>Trong veo mười bảy tháng tư</b>



Mười bảy tháng tư năm 1980.


Hải Phòng với những dãy phố, những con đường dẫn đến cảng vẫn tấp nập, ồn ào.
Một vài cây phượng đã bắt đầu rụt rè nở một chùm hoa thắm.


Mười bảy tháng tư , Đinh Trọng Lịch cùng đồng đội về bến cảng nhận nhiệm vụ
mới vừa được sáu tháng. Khơng ít lần, anh đã bị đe dọa và mua chuộc. Nhưng
Đinh Trọng Lịch vẫn vững vàng, sốt sắng đương đầu Mới mọi thế lực tiêu cực
trong trận chiến đấu này. Anh từ chối việc trở về trường văn hóa qn khu ơn
luyện để thi vào đại học. Anh vào trận với tinh thần quả cảm và lòng say mê.
Dường như anh đã được chuẩn bị, đã tự chuẩn bị cho những giây phút quyết định.
Khoảnh khắc đó sẽ vụt đến, và chỉ những ai biết tích Iũy đầy đủ mới bùng nổ một
hành động kịp thời. Khoảnh khắc đó khơng cịn kịp cho suy nghĩ đắn đo.


Mười bảy tháng tư... Đinh Trọng Lịch khơng cịn được ghi tiếp những dịng trong
sổ giao ca nữa. Anh khơng cịn được ghi ở đó những nhận xét tỉ mỉ chu đáo của


một người chủ trẻ tuổi, giàu tình yêu quê hương đất nước.


Đêm l-4: Chú ý đầu kho số 12 có một hịm dây điện vỡ, dễ lấy.


Đêm 2-4: Các kho không mở cửa. Khu cầu tàu số 11 đang bốc lốp xe và xút. Cầu
tàu số 10 đang bốc hàng bách hóa: chú ý.


Đêm 5 rạng sáng 6-4: Khu cầu tàu số 10 và 11, tàu Ba Lan và Đức áp mạn, có
vải. Nhiều kiện vỡ, dễ lấy.


13-4: Nhặt được khoảng hai kilôgam thuốc nhuộm đen, giao lại ca sau.
14-4: Chú ý thuốc nhuộm ở khu cầu tàu số 10. Nhiều khuy vỡ, dễ lấy...


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

bách hóa. Mụ khơng hiểu nổi vì sao anh chiến sĩ "quê mùa" và rất nghèo lại kiên
quyết từ chối.


Mười bảy Tháng Tư, năm 1980.


Lúc ấy là 13 giờ 30, khi chiếc xe tải vượt qua được thanh chắn ở cửa kiểm soát số
7, anh hiểu rằng cuộc chiến đấu đã đến lúc gay gắt. Miệng hét, chân băng lên,
anh nhảy bám chặt ngoài cửa xe. Lập tức, anh thấy tình hình gay hơn. Tên lái xe
này anh khơng lạ lẫm gì nữa. Hắn thuộc loại trộm cắp có mánh khóe, có lần đã bị
Đinh Trọng Lịch bắt quả tang đang "làm ăn". Lần ấy hắn cịn mong mua chuộc
anh nhưng khơng nổi... Giờ đây đơi mắt của hắn đang vằn đỏ lên căm thù nhai
anh. Hắn đã hóa thành kẻ đại diện cho cái xấu, cái ác.


Mười bảy Tháng Tư.


Khoảnh khắc thử thách, nơi đối đầu giữa thiện và ác, giữa tích cực và tiêu cực.
Đồng đội chưa theo kịp anh; cịn chiếc xe thì điên cuồng đánh tháo. Anh khơng có


thời giờ để chờ đợi. Nguy hiểm, anh có nghĩ tới Nhưng chọn cách an tồn, tức là
để cho kẻ gian tẩu thốt, thì không bao giời phải nắm lấy thắt lưng hắn, làm cho
hắn hết đường chối cãi. Phải dốc hết sức lực, khả nàng của mình, đó cũng là cái
nếp xưa nay của Đinh Trọng Lịch trong mọi công việc. Nhất định khơng để cho
tên lái xe biến chất này có thể tẩu thốt, dù hắn sẽ giở trị gì! Đinh Trọng Lịch
đứng trên bậc lên xuống, tay bíu lấy thành cửa xe phía bên phải, quát gọi tên lái
xe ngoan cố:


- Dừng xe lại!


Chiếc xe vẫn đùng đùng rú máy, tăng tốc độ: Tên lái muốn tẩu thoát và phi tang
ngay số phân đạm vừa đánh cắp được. Từ ống xả, khói tn mù mịt. Chiếc xe
chệch choạng láng từ bên này sang bên kia, hòng hất anh xuống đất...


Sẽ tới bến Bính lăn tăn sóng nắng, và những con tàu đủ sắc cờ đang neo yên ả.
Những cần cẩu xốc vác với từng kiện hàng đồ sộ. Một buổi chiều làm việc đang
bắt đầu. ít ai chú ý đến cuộc chiến đấu một cịn một mất ấy. ít ai hiểu vì sao chiếc
xe IFA đồ sộ, đầu xe và thùng xe bằng nhau, đang lao như một kẻ say rượu.


Tên lái xe cười gằn: hắn tính chỉ cần lái xe áp sát một vật nào đó là có thể bứt
anh khỏi chỗ đứng kia, quật anh ngã xuống... phút giây này hắn mất hết nhân tính,
chỉ cịn sự điên cuồng vì sợ hãi. Chiếc xe gầm gừ lao thẳng vào một đống sắt lớn
làm đầu xe bẹp dúm, kính vỡ tan, tiếng kêu nghe rợn người.


Quay sang nhìn, hắn vẫn thấy Đinh Trọng Lịch đứng đó. Với đơi mắt kiên quyết
và tiếng hơ dứt khốt.


- Dừng lại!


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Trận chiến đấu một mình của anh diễn ra trên quãng đường chỉ dài có 185 mét


-Từ thanh chắn ở trạm kiểm soát cổng số 7 đến bức tường đài của viện quân y 201,
nơi anh ngã xuống.


Trên quãng đường ngắn ngủi ấy, Đinh Trọng Lịch không rời vị trí chiến đấu một
ly, mặc dầu tên lái xe hung ác đã chà xát anh vào những thân cây, vào tường
gạch. Bị chấn thương nặng ở ngực, lưng, và nhiều bộ phận nội tang (nhất là thận
và lách), chỉ đến lúc ngất đi, bàn tay anh mới buông khỏi thành xe. Chỉ ít phút sau
anh hy sinh.


Đó là vào ngày mười bảy Tháng Tư - một ngày bình thường bỗng trở nên thiêng
liêng từ năm đó.


Tơi nhiều lần trở lại nới mình đã sống thời học trị, đã im lặng đứng nhìn ra sóng
và cánh chim hải âu bay để thả mình tơi tới những bến bờ mơ ước, và nghe bạn bè
kể chuyện về anh. Tôi tưởng tượng cái ngày hôm ấy - một ngày trong veo như
cuộc sống, đúng hơn bởi cuộc sống ngắn ngủi của anhi2


<i>Trong veo mười bảy Tháng Tư</i>
<i>Hồn anh như giọt nước mưa giữa trời</i>


<i>Một mình đánh trận xong rồi</i>
<i>Nằm nghe đất Cảng bồi hồi cỏ non.</i>


Mười bảy Tháng Tư. Lúc ấy anh mới là đảng viên có bảy ngày. Bảy ngày làm
người cộng sản. Nắm tay thề như vẫn còn đang giơ cao. Mười bảy Tháng Tư...
Đồng đội, bạn bè tìm đến anh, vĩnh biệt anh. Và nước mắt lặng lẽ chảy. Và không
ai không xúc động trước ba lô người liệt sĩ: mấy bộ quần áo đã tàng, những thứ lặt
vặt cho hàng ngày và mươi đồng bạc.


Trong ba lô người liệt sĩ chẳng có gì, nhưng có lẽ khơng thể nào giàu hơn thế


được nữa. Một tâm hồn trong sạch như ước mơ. Một gia tài lớn lao có thể chia cho
mỗi người, chia cả cho cây cỏ, và thời gian, để ngày Mười bảy tháng Tư ấy bỗng
sáng trong lên một mềm tin vào lớp trẻ, vào cuộc sống mới đang nảy lộc, đâm
chồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Lựa chọn của Nguyễn Thái Bình</b>



Nguyễn Thái Bình khơng có những điều kiện dễ dàng để lựa chọn một con đường
đúng đắn cho tuổi trẻ. Khung cảnh xã hội thực dân mới thời Mỹ - Ngụy; chương
trình giáo dục nhồi sọ, xuyên tạc lịch sử; sách báo và nghệ thuật đồi trụy, phản
động; rồi học bổng AID sang Mỹ học; triển vọng một đời sống vinh thân phì gia
mai sau... tất cả những điều kiện ấy đã chuẩn bị sẵn cho một sự lựa chọn. Khi
bước chân lên máy bay Bô-inh sang học đại học Oa-sinh-tơn, con đường của
Nguyễn Thái Bình có thể là một con đường thẳng tắp, êm ái và đầy những quyền
lợi thiết thực. "Bình sẽ có tất cả - một vị giáo sư Sài Gòn đã viết: miễn là chấp
nhận quy luật của cuộc chơi . Một quy luật dễ dãi, chỉ địi hỏi có một điều là đừng
thấy, đừng nghe bất cứ cái gì khơng phải là quyền lợi riêng tư của Bình. Đừng
thấy quê hương, đừng thấy đồng bào, đừng thấy chiến tranh! Đừng thấy nghèo
đói, bệnh tật, chết chóc?... Chỉ nên thấy số lương hàng tháng và những gì số lương
ấy cho phép tiêu thụ..."


Nhưng sự lựa chọn của Ngun Thái Bình hồn tồn trái ngược với mong đợi của
những kẻ đã đưa Bình sang Mỹ du học nhằm biến anh thành một chiếc "đinh ốc
mạ vàng" của guồng máy tay sai cho Mỹ. Mọi tính tốn của kẻ địch chỉ nhằm có
một điểm: chúng quên mất rằng trong lồng ngực người thanh niên ấy có một trái
tim Việt Nam. Trái tim ấy cịn mang trong mình dòng máu truyền thống bất khuất
từ thời những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa "sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc
linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia... " (Nguyễn Đình
Chiểu). Trái tim ấy trung thực, và vì trung thực nên nó đã nhìn thấy những sự thực
mà kẻ thù cố tình bưng bít. Trong một bài thơ, Nguyễn Thái Bình viết:



<i>Ai dạy anh chia sẻ nỗi lo âu</i>


<i>Dạy anh lần đầu biệt đi ngay ngó thẳng...</i>
<i>Khi Mỹ đã cướp mất của dân tộc ta độc lập</i>
<i>Những ước mơ nhỏ vỡ tan</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Trái tim ấy đã dứt khoát lựa chọn. Trong thư ghi âm gửi về cho các em ngày
27-3-1971, anh nói: "Anh nghĩ thà rằng cho anh làm hạt cát phù sa để bón cho cây lúa
của nơng dân nghèo còn hơn làm viên kim cương lấp lánh trên tay bà mệnh phụ
kênh kiệu, giàu có nhờ tham nhũng và bóc lột". Anh tự chọn bút danh Việt Thái
Bình. Anh viết một bài thơ tên là "Một ngày mai rồi sẽ đến". Anh sáng tác một
bài hát tên là: "Việt Nam yêu ơi, vươn mình lên?". Việt Nam yêu ơi - trái tim
Nguyễn Thái Bình ngân vang lời gọi nó. Sự lựa chọn của Nguyễn Thái Bình là sự
lựa chọn của một người thanh niên Việt Nam gắn bó với quê hương, dân tộc đồng
bào, sự lựa chọn của một người trí thức biết phân biệt đâu là chân lý. Cuộc sống
đáng cho người ta sống, đối với anh, không phải là hưởng thụ vật chất mà là hiến
thân cho một lý tưởng cao cả đẹp đẽ. Sự lựa chọn ấy mãi mãi có một ý nghĩa giáo
dục đối với tuổi trẻ nói chung.


Nguyễn Thái Bình đẹp trong sự lựa chọn. Anh còn rất đẹp cả trong cách thực hiện
sự lựa chọn đó. Anh đã thực hiện sự lựa chọn đúng đắn ấy bằng cả trái tim đầy
nhiệt huyết, bằng nhựa sống sôi sục của tuổi thanh niên. Với tất cả các hình thức
phong phú và sơi động, với tất cả tâm hồn tha thiết và trẻ trung, anh đã cơng bố
sự lựa chọn của mình một cách cơng khai, nồng nhiệt, ngay giữa lòng kẻ thù dân
tộc, ngay trên đất Mỹ.


Nhiệt tình sơi sục và lý tưởng ngời sáng của Nguyễn Thái Bình chính là một vũ
khí vơ địch, nó có sức nổ dây chuyền sang những người Mỹ, thức tỉnh lương tri
người Mỹ. Chiến công của anh trên mặt trận này làm kẻ thù hoảng sợ. Chính vì


vậy, chúng đã hèn hạ sát hại anh. Năm phát súng của một tên sĩ quan an ninh Mỹ
đều nhằm vào trái tim Nguyễn Thái Bình. Bởi vì, trong thư ngỏ gửi tổng thống
Mỹ, anh đã viết:


"Thưa ông tổng thống, để tàn phá, giết chóc, đất phá ở Việt Nam cũng như ở
Đông Dương, ông nắm trong tay tất cả những vũ khí tối tân, giết người hiệu
nghiệm nhất (hóa học, sinh vật, điện tử), còn trong cuộc chiến đấu vì tình thương
u, vì hịa bình và cơng lý, tơi chỉ có lịng tin vào nhân loại... Hiện nay, quả bom
duy nhất của tôi là trái tim của tôi. Trái tim này có thể nổ vì tơi chấp nhận sự hy
sinh vì đại nghĩa, để kêu gọi tình thương yêu để khôi phục mềm tin của con người
vào công lý, để thức tỉnh lương tâm của kẻ thù..."


Trái tim Nguyễn Thái Bình, sự lựa chọn của Nguyễn Thái Bình cịn tỏa sáng mãi
trong tâm hồn chúng ta...


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<i>NGUYEÃN VIẾT XUÂN</i>



<b>NHẰM THẲNG QUÂN THÙ MÀ BẮN</b>


Nguyễn Viết Xuân sinh ra trong một gia đình nông dân quá nghèo, ở xã Ngũ
Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phú. 7 tuổi, Xuân ở bế em cho một người bà
con xa để kiếm sống. Đoạn đời đi ở ấy kéo dài tới mười năm liền.


Năm 18 tuổi, từ vùng tạm chiếm anh vượt ra vùng giải phóng xin vào bộ đội.
Đó là năm 1952. Anh trở thành chiến sĩ quân đội nhân dân và được bổ sung vào
một trung đoàn pháo cao xạ. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị Nguyễn Viết
Xuân đã bắn rơi hàng chục chiếc máy bay giặc Pháp. Lần đầu bắn được loại máy
bay B.24 tại chỗ, Xuân vui sướng quá, nói với anh Nguyễn Khắc Vỹ là chỉ huy
của mình: “Em tưởng bắn B.24 khó lắm, thế mà nó cũng phải rơi anh nhỉ.” Người
chỉ huy nói: “Dũng cảm mà bắn thì nhất định máy bay nào của địch cũng phải


<i>rơi!”.</i>


Trong một trận đánh, hàng đàn máy bay giặc bổ nhào xuống trận địa. Bom rơi
như sung. Anh Vỹ hiên ngang đứng trên hầm pháo chỉ huy, dõng dạc hô: “Nhằm
<i>thẳng vào máy bay bổ nhào, bắn!”. Nhưng sau đó, anh hy sinh oanh liệt.</i>


Hình ảnh người chỉ huy dũng cảm với tiếng hô đanh thép ấy đã để lại ấn
tượng sâu sắc trong lịng Nguyễn Viết Xn. Noi gương, anh ln ln phấn đấu
và được kết nạp vào Đảng Lao Động Việt Nam.


Anh trở thành chính trị viên phó đại đội, rồi chính trị viên đại đội. Năm 1964,
thiếu úy Nguyễn Viết Xuân đưa đơn vị pháo cao xạ của mình lên đóng ở miền
tây Quảng Bình, để bảo vệ vùng trời biên giới của Tổ quốc.


Ngày 18.11.1964, giặc cho máy bay xâm phạm vùng trời miền Bắc ở phía tây
Quảng Bình, hết đợt này đến đợt khác. Các chiến sĩ dũng cảm trên các khẩu
pháo bắn tỉa máy bay địch. Tiếng Nguyễn Viết Xuân hô vang:


<i><b> -</b><b>Nhằm thẳng quân thù mà baén!</b></i>


Hai máy bay phản lực F.100 tan xác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Không may Nguyễn Viết Xuân bị đạn bắn trúng đùi. Anh ngã nhào trong hầm,
một chân dập nát. Chiến sĩ Tình nhìn thấy định báo tin cho đồng đội, Nguyễn
Viết Xuân nghiến răng chịu đau, ra hiệu im lặng. Rồi anh dặn: “Đồng chí khơng
<i>được cho ai biết tơi bị thương. Đồng chí hãy giúp tôi truyền lệnh chiến đấu”.</i>


Y tá Nhu tới, thấy máu chính trị viên ra nhiều, vội lấy băng, nhưng Nguyễn
Viết Xuân gạt đi: “Đi băng cho anh em bị thương khác đã …” Và anh yêu cầu cắt
chân để khỏi bị vướng. Y tá trù trừ, anh giục: “Cứ cắt đi… và giấu chân vào chỗ


<i>kín hộ tơi.” …</i>


Chân cắt xong, Nguyễn Viết Xuân bảo đưa khăn để anh ngậm. Người Y tá
quá thương cảm, vùng đứng dậy thét vang:


-Tất cả đồng chí bắn mạnh lên, trả thù cho chính trị viên.


Các khẩu pháo nhất loạt rung lên, tạo thành lưới lửa quất vỡ mặt quân thù khi
chúng vừa lao đến. Khói lửa mịt mù. Một chiếc F.100 nữa đâm đầu xuống núi
kéo theo vệt lửa dài. Cả bọn hoảng hốt cút thẳng về hướng đông.


Khi bầu trời trở lại quang đãng, mọi người ùa tới bên người chiến sĩ, nhưng
anh đã hy sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i>NGUYỄN VĂN TRỖI</i>



<b>"Chính tơi đã tổ chức giết Mac Namara"</b>


Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi quê ở xã Thanh Quít, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng
<i>Nam. Mẹ anh chết sau trận càn của giặc Pháp năm anh mới 3 tuổi. Còn cha bị Tây </i>
bắt. Anh sống nhờ vào bác và anh chị. Đến năm 15 tuổi, anh ra Đà Nẵng ở nhà
người anh, tìm việc làm ni thân. Nhưng anh Trỗi sợ anh chị gánh thêm việc ni
mình sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nên trốn anh chị v Sài Gịn tìm cách mưu sinh.


Mới đầu anh đạp xích lơ. Sau nhờ người bác họ, anh xin học được nghề thợ
điện. Có nghề, vào xưởng lại bị chủ trả ít lương, anh bỏ sang xươnûg khác. Đến
xưởng Ngọc Anh là xưởng máy thứ ba, việc làm mới tạm ổn.


Trong phong trào đấu tranh của nhân dân Sài Gòn, anh được Đảng giác ngộ
và được kết nạp vào Đồn Thanh niên. Anh là một chiến sĩ giải phóng trong đơn


vị biệt động bí mật của Sài Gịn.


Anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý để giết Mac Namara, Bộ trưởng
<i>Bộ Quốc phịng Mỹ, sang Sài Gịn. Lúc đó, anh Nguyễn Văn Trỗi đang chuẩn bị </i>
cưới vợ. Tổ chức biết việc xây dựng gia đình của anh, muốn anh hưởng thời gian
hạnh phúc những ngày mới cưới. Nhưng anh xin nhận bằng được nhiệm vụ.


Thế là ngay trong những ngày đầu lập gia đình, tuy rất thương vợ, anh vẫn lao
vào chuẩn bị kế hoạch đặt mìn giết Mac Namara, đi thị sát miền Nam Việt Nam.
Gần đến lúc thành công, ngày 9/5/1964 anh bị bắt. Chúng đánh anh tàn nhẫn
bằng mọi cực hình để tìm ra manh mối cơ sở ta, nhưng anh khơng khai. Anh tự
nhận:”Chính tơi đã tổ chức giết Mac Namara, ngồi ra khơng cịn ai khác”.
Chúng đem chị Phan Thị Quyên, vợ anh, lại gặp anh. Nhưng anh khảng khái
nói'”Cịn thằng Mỹ thì khơng ai có hạnh phúc nổi cả”.


Bọn tay sai lấy cuộc sống xa hoa sung sướng ra để mua chuộc anh. Anh khinh
bỉ mắng:”Sống như các người, tôi không sống nổi. Sống như thế thà chết còn
hơn”.


Chúng hỏi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

-Tao muốn giết hết bọn Mỹ, tao muốn miền Nam được giải phóng.


Cuối cùng chúng kết án tử hình và định ngày đưa anh ra xử bắn. Đột nhiên có
tin du kích Venezuela bắt được trung tá tình báo Mỹ Smolen và báo cho tổng
thống Mỹ Johnson đòi đổi mạng cho anh Trỗi. Họ dọa:”Nếu ở Việt Nam xử bắn
anh Trỗi thì một giờ sau ở Venezuela quân du kích sẽ xử bắn trung tá Mỹ”. Mỹ
đành phải ra lệnh cho chính quyền Sài Gịn hõan ngày hành hình anh Trỗi”.
Nhưng khi du kích Venezuela thả trung tá Smolen thì chúng lật lọng, vội vàng
xử bắn anh Trỗi.



Ngày 15/10/1964, khi ra pháp trường, anh rất bình thản, đàng hoàng. Anh vạch
trần tội ác xâm lược của giặc Mỹ trước các nhà báo. Có người hỏi anh:”Có tiếc
gì trước cái chết?”. Anh nói:”Tơi chỉ tiếc chưa giết được Mac Namara”.


Chúng định bịt mắt anh. Anh giật phăng băng đen ra và nói:”Khơng, phải để
<i>tơi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân u của tôi”.</i>


Trước khi chết, anh cịn hơ to:
<i> -Đả đảo bọn xâm lược Mỹ và tay sai!</i>
<i> -Việt Nam mn năm!</i>


<i> -Hồ Chí Minh muôn năm!</i>


Câu “Hồ Chí Minh muôn năm” anh hô đến 3 lần.


Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta đã ghi trên bức ảnh anh Trỗi:


<b> ”Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu </b>


<b>tranh chống đế quốc Mỹ đến giây phút cuối cùng.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>.Trận đánh tuổi 19</b>



Ở tuổi trẻ trung, phơi phới mười tám, đôi mươi, nhưng cũng như bao đồng đội,
Hồng Gấm chưa có dịp chú ý tới mùa xuân đã về.


Mùa xuân năm 1970 công việc cách mạng thật bề bộn, khó khăn. Sau Mậu Thân
-1968, dường như ta lại đang chuẩn bị những trận đánh lớn hơn. Công việc của
người chiến sĩ giao liên không lúc nào hết. Đối với Gấm, công việc càng nhiều


hơn. Lúc nào cần, ở đâu cần, việc gì cần, cơ đều xung phong đảm nhận. Làm giao
liên ở xã cũng như ở huyện, làm xã đội phó cũng như chỉ huy trung đội du kích
vành đai, tiếp tế đạn dược cho tỉnh hay vận chuyển lương thực cho khu, phục kích
quân Mỹ hay diệt trừ một ổ ác ôn, tổ chức võ trang tuyên truyền hay vận động
quần chúng... việc nào Gấm cũng hoàn thành tất và còn vận động được nhiều
người cùng làm.


Chuyến đi này cũng bình thường như hàng trăm chuyến đi khác, ngay sát căn cứ
giặc. Khắp nơi là giặc, nhưng cũng là ta xen kẽ.


Đột nhiên có tiếng động rầm rầm. Gấm biết đấy là máy bay trực thăng địch đi
trinh sát. Tất cả con người Gấm như biến đổi. Đang là cô em gái dịu dàng, nhỏ
nhẹ, bỗng thành một người chỉ huy quyết đoán. Gấm giục hai bạn, chạy về phía
đám vườn xanh xanh phía xa. Cịn Gấm thong thả bước về hướng ngược lại.


Bãi trống quá, rõ ràng bọn giặc đã nhìn rõ và đang ào tới định đổ quân vây bắt cả
ba. Thấy mất hút hai người, cả hai máy bay vịng về phía Gấm.


Lúc này Gấm rảo bước.


Máy bay địch vội rượt theo. Chắc là chúng muốn bắt sống chị đây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Gấm liền rủ mấy bạn gái cùng lứa bí mật đi kiếm mìn, lựu đạn, pháo lép và học
lỏm cách gài lựu đạn, đánh mìn. Phải cho các chú, các anh chị biết Gấm khơng
cịn là trẻ con nữa.


Gấm dò la biết được đường đi lối lại của bọn giặc, trong một trận càn ở làng bên.
Cô chọn vị trí, chơn trái mìn và trèo lên cây theo dõi.


Giặc đi càn về, nghênh ngang, lếch thếch vì các thứ vơ vét được, bị trúng trái mìn.


Tiếng nổ ầm vang cả một vùng, năm tên xâm lược Mỹ bị xé xác.


Từ đấy, Gấm trở thành du kích và lúc nào cũng vui vẻ, nhanh nhẹn, mưu trí thắng
địch. Lần này Gấm cũng quyết không cho địch thực hiện ý đồ của chúng. Gấm
sẵn sàng hy sinh bắt chúng phải trả cái giá cao nhất.


Một chiếc lên thẳng vừa sả xuống định đổ quân, Gấm liền cho một tràng súng. Nó
bị bất ngờ, lao thẳng đầu xuống đất, cháy tan xác.


Chiếc thứ 2 điên cuồng vừa bắn xối xả vừa đậu xuống. Mười hai tên ngụy bổ
xuống, chạy túa về phía Gấm, vừa xơ tới vừa nhả đạn. Gấm nhắm kỹ, hạ thêm
mấy tên nữa. Hình như chúng nổi điên hoặc là biết gặp phải đối tượng không thể
bắt sống, nên đạn nhằm thẳng vào Gấm. Bị mấy vết thương quá nặng, đạn cũng
hết, Gấm bình tĩnh thu hết sức lực đập vỡ nát khẩu súng trên tay và rồi cũng gục
xuống.


Trận đánh quyết liệt ấy, trận đánh cuối cùng ấy diễn ra khi Gấm mới 19 tuổi.
Mười chín tuổi đời con gái, phơi phới như mùa xuân. Lê Thị Hồng Gấm ngã
xuống không kịp biết mùa xuân của đất trời, ngã xuống tự nhiên như tự nhiên lao
vào cuộc chiến đấu, tìm địch mà đánh, tìm bọn xâm lược mà giết.


Cái hào khí ấy như thấm vào mùa xuân quê hương, để mỗi độ xuân về, bao nhiêu
người lại nhớ tới cô gái 19 tuổi đũng mãnh và hiền dịu ấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<i>LA VĂN CẦU</i>



<b>CHẶT ĐỨT CÁNH TAY ĐÃ GÃY NÁT, ÔM BỘC PHÁ XÔNG LÊN...</b>


La Văn Cầu, người dân tộc Tày, sinh năm 1932 tại xã Quang Thành, huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Khi được tuyên dương anh hùng anh là tiểu đội


trưởng bộ binh thuộc đại đội 671, tiểu đoàn 73, đại đoàn 312.


Anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình vốn có mối thù sâu sắc với đế quốc,
phong kiến. Khi còn bé, Cầu chứng kiến cái chết uất ức của cha, hậu quả của
những trận đòn tra tấn đánh đập dã man, kiệt sức rồi qua đời. Cuộc đời lam lũ
cực khổ như đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của Cầu từ thuở thiếu thời.


Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, được nhiều cán bộ tuyên
truyền giác ngộ, anh càng hiểu rõ nguồn gốc sự cực khổ của người nghèo và
người dân mất nước, nên hăng hái tham gia vào công cuộc kháng chiến ở quê
hương. Với khát khao được cầm súng giết giặc trả thù và giải phóng đất nước, La
Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Lúc đó là năm
1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng Pháp vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Nhưng
niềm vui và ý chí đã giúp anh vượt qua khó khăn, vươn lên rèn luyện thành một
chiến sĩ gương mẫu, giàu lòng nhân ái, nên được anh em đồng đội rất q mến.
Trong hồn cảnh phải tự lực cánh sinh, đương đầu với những thử thách chông
gai trên chiến trường rừng núi Bắc bộ, Cầu đã tỏ rõ bản lĩnh phẩm chất của
người lính Cụ Hồ, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn, chấp hành nghiêm mệnh
lệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Anh tham gia chiến đấu 29 trận
trong các cương vị chiến sĩ và chỉ huy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

lao lên xe cướp súng. Ngoảnh lại sau, thấy 3 tên Pháp chạy tới, anh liền dùng
khẩu súng vừa cướp được, bắn chết cả 3 tên. Quyết khơng để bọn giặc chạy
thốt, anh nhảy xuống xe, tiếp tục truy lùng diệt thêm 6 tên nữa.


Trong chiến dịch Biên Giới năm 1950, quân ta đánh đồn Đông Khê lần thứ
nhất, Cầu bị đau chân vẫn kiên quyết xin đi chiến đấu. Trận đánh gặp khó khăn,
đơn vị bạn bị thương vong nhiều, Cầu động viên anh em trong tiểu đội (hầu hết
là tân binh), băng bó và cõng hết thương binh về nơi an toàn. Trên đường rút về
căn cứ, địch nhảy dù phản kích, mặc dù chân đau và đuối sức, anh vẫn vác khẩu


pháo 12 ly 7 thu được của địch, về tới đơn vị.


Trận công đồn Đông Khê lần thứ hai (1950), La Văn Cầu được phân công chỉ
huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào và đánh lô cốt đầu cầu (cửa mở trận
đánh). Phá được hai hàng rào thì hai đồng chí xung kích bị thương. Địch tập trung
hỏa lực dữ dội và cửa mở, phá hủy mất của ta một số bộc phá ống. Cầu nghĩ
ngay phải dành bộc phá đánh lô cốt, nên động viên anh em trong tổ gỡ mìn của
địch và dũng cảm xơng lên dùng mìn phá nốt hai hàng rào cuối cùng. Song tình
huống diễn ra càng phức tạp hơn. Khi tiến đánh lơ cốt thì anh em đã bị thương tất
cả, chỉ cịn lại một mình Cầu. Khơng ngần ngại, Cầu ôm bộc phá xông tới lô cốt
đầu cầu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ “đột phá khẩu” của tổ. Nhưng khi vượt
rào đến được giao thông hào thứ ba thì anh bị thương, ngất đi. Tỉnh dậy, thấy
cánh tay phải của mình bị địch bắn gãy nát, nghĩ đến trọng trách chưa hoàn
thành, anh quay trở lại khẩn thiết yêu cầu đồng đội chặt đứt cánh tay cho khỏi
vướng víu, rồi tiếp tục xơng lên đánh tan lơ cốt đầu cầu, mở đường cho đơn vị
xung phong diêt gọn đồn địch, kết thúc thắng lợi trận Đông Khê.


Tấm gương rực sáng của La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập
cơng trong tồn đại đoàn và trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng
bộc phá cơng đồn, một hình thức chiến thuật mới của quân đội ta mở ra từ chiến
dịch Biên Giới năm 1950.


La Văn Cầu được tặng thưởng một huân chương Quân công hạng ba. Trong
đại hội liên hoan Anh hùng - Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất năm 1952,
anh được Chính phủ và Hồ Chủ Tịch tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng
nhất.


Ngày 19-5-1952, La Văn Cầu được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32></div>

<!--links-->

×