Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Gián án Đề kiểm tra Ngữ văn 7 (Học kì I năm học 2009--2010) (có ma trận+đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.64 KB, 2 trang )

PHÒNG GD&ĐT TX HÀ TIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 7 THCS
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ CHÂU Năm học 2009 - 2010
Môn thi: Ngữ văn
(Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề)
I. MA TRẬN:
NỘI DUNG
CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY
Tổng
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận dụng
Thấp Cao
Văn học
Câu 2
2,5
1
2,5
Tiếng Việt
Câu 1a
1,0
Câu 1b
1,5
2
2,5
Tập làm văn
Câu 3
5,0
1
5,0


Tổng: Số câu
Số điểm
1
1,0
1
2,5
1
1,5
1
5,0
3
10
II. ĐỀ BÀI
Câu 1: Cho bài thơ sau:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương)
a. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài thơ trên? (1 điểm)
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong bài. (1,5 điểm)
Câu 2: (2,5 điểm) Chép những câu ca dao - dân ca mà em nhớ bắt đầu bằng chữ
“thân em”. Câu ca nào làm em xúc động nhất? Vì sao ?
Câu 3: (5 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân
Quỳnh.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU Tô Châu, ngày 30 tháng 11 năm 2009
Người ra đề
Nguyễn Thị Hồng Trâm
PHÒNG GD&ĐT TX HÀ TIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 7 THCS
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ CHÂU Năm học 2009 - 2010

Môn thi: Ngữ văn
(Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,5 điểm)
a. Chỉ được 2 cặp từ trái nghĩa: (mỗi cặp đúng cho 0,5 điểm)
b. Nêu được tác dụng của những cặp từ này (1,5 điểm- mỗi ý đúng cho 0,75điểm)
- Tạo hình ảnh tương phản, gây ấn tượng mạnh, có tác dụng biểu cảm.
- Qua đó nhà thơ muốn nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
xưa: chìm nổi lênh đênh, bị phụ thuộc không tự quyết định được số phận mình.
Câu 2: (2,5 điểm)
Chép lại chính xác như SGK bài ca “Thân em như trái bần trôi...” và một bài bất kỳ
ngoài chương trình có chữ “thân em”. (1.5 điểm)
Nêu được cảm nhận ngắn gọn về nội dung và NT của một bài để thể hiện ấn tượng của
mình. (1 điểm)
Câu 3: (5 điểm)
HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, miễn là có các ý cơ sau:
+ Về nội dung: (4 điểm)
- Cảm nhận được tín hiệu là tiếng gà trưa như một tín hiệu gọi về kỷ niệm tuổi thơ. (1
điểm)
- Cảm nhận được những tình cảm tha thiết của người cháu - chiến sỹ về những kỷ niệm
tuổi thơ gắn với hình ảnh tiếng gà. Đặc biệt là kỷ niệm về người bà và tình bà cháu thiêng
liêng, cao cả. (1 điểm)
- Cảm nhận được tinh thần, ý chí, nghị lực của người chiến sỹ khi có được sức mạnh từ
kỷ niệm tuổi thơ (1 điểm)
- Bộc lộ được tình cảm, suy nghĩ, thái độ của bản thân với những tình cảm của người
cháu - chiến sỹ (1 điểm)
+ Về hình thức: (1 điểm)
Trình bày có bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc. Có thể trình bày theo bố cục ba phần.
Không mắc quá nhiều lỗi chính tả.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU Tô Châu, ngày 30 tháng 11 năm 2009
Người ra đề

Nguyễn Thị Hồng Trâm

×