Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Xác lập tư tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.07 KB, 29 trang )

Phần I: Xác lập tư tưởng
Sau đây là một số câu đố vui để bạn phát triển tư duy:
Ngày xửa ngày xưa, trước khi công chúa xứ Minh và hoàng tử xứ Thông cưới nhau,
hai xứ này từng là kẻ thù của nhau. Trong cuộc giao tranh đầu tiên công chú xứ Minh bị
bắt. Hoàng tử xứ Thông vào nhà giam thử tài công chúa.
Hoàng tử nói với công chúa: Nhà giam này có hai cửa:
cửa sinh và cửa tử. Ở hai cửa này có hai tên lính gác, mỗi tên
gác một cửa. Một lính gác luôn nói thật, một luôn nói dối.
Nàng chỉ được hỏi một trong hai tên lính gác và chỉ được hỏi
đúng một câu thôi để tìm lối ra. Nếu ra cửa tử thì nàng
phải chết còn nếu ra đúng cửa sinh thì nàng tự do.
Công chúa xứ Minh phải hỏi ai, hỏi như thế nào để
được sống?
1
Sơ lược về chủ nghĩa Mác – Lênin
Bài mở đầu
Có rất nhiều câu hỏi trong cuộc sống mà bạn đặt ra: Mình sinh ra từ đâu? Mình phải
sống như thế nào? Làm thế nào để trở thành người hoàn hảo…và còn nhiều câu hỏi khác.
Chắc các bạn cũng đã đọc danh ngôn, các lời khuyên răn, gương người tốt việc tốt…Ngay
khi vừa tiếp nhận nó sẽ làm bạn hưng phấn hơn, có suy nghĩ và hành động hướng thiện…
Nhưng nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Muốn duy trì bạn cần tiếp xúc thường
xuyên. Còn những quyển sách như bí quyết làm giàu, đắc nhân tâm, cách ứng xử…Những
quyển sánh này có thể khiến nhiều người trở nên rập khuôn, máy móc, thực dụng, gây ảnh
hưởng xấu đến nhân cách. Nhưng bạn cũng cần tham khảo để thấy được sự hạn chế và tìm
ra những mặt tích cực của nó. Cần thấy được vấn đề tôn giáo, duy tâm đè nặng lên tư
duy.“Truyền thống của những người đi trước đè nặng lên vai của những người đang sống”
Những tình huống trong thực tế xã hội rất phong phú, đa dạng. Cho nên không thể áp
dụng máy móc một công thức sẵn có hay tình huống cố định mà phải biết vận dụng sáng
tạo. Để có thể hiểu sâu sắc hơn thì bạn nên đi theo hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Chủ nghĩa Mác-Lênin trang bị cho bạn:
- Tri thức khoa học.


- Lí luận và định hướng cho hoạt động nhận thức, cũng như hoạt động thực tiễn.
- Các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy được giải thích đầy đủ.
Lúc đó những quan niệm lạc hậu của bạn sẽ giảm dần và có thể sẽ mất đi. Ví dụ: tin
rằng mỗi người đều có số phận định sẵn. Mọi việc tự nó đến, tự diễn ra. Trông chờ vào
điều may mắn, hay đặc biệt nào đó diễn ra có lợi cho mình. Ác giả, ác báo. Trời trừng
phạt…
Chủ nghĩa Mác-Lênin bao gồm 3 bộ phận:
+ Triết học Mác-Lênin
+ Kinh tế chính trị
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Để tìm hiều bạn cần có vốn kiến thức nhất định:


Những tiền đề về khoa học tự nhiên.
Trong những năm ở trường trung học cần hiểu được:
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (ví
dụ cách thức chuyển hóa từ năng lượng giữa cơ,
nhiệt, điện, quang…)
+ Học thuyết tế bào và Học thuyết tiến hóa về
loài (sinh học). Biết được mối quan hệ giữa các
loài trong tự nhiên…
+ Những vấn đề cơ bản về lịch sử, vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế cũng cần phải hiểu được

Các phương pháp tổng hợp.
Ví dụ:
- Kết hợp lịch sử-logic

phép duy vật lịch sử
- Phân tích về mặt chính trị-xã hội dựa trên các điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể.
- Biết thống kê, so sánh, sơ đồ hóa, mô hình hóa, điều tra xã hội…

- Trừu tượng hóa khoa học

Cần hiểu được các khái niệm, định nghĩa.
Ví dụ: Phạm trù là gì?
2

năng
Điện
năng
Quang
năng
Nhiệt
năng
Phạm trù là những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những
mối liên hệ cơ bản và phổ biến của các sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định
của hiện thực.
+ Mỗi bộ môn khoa học đều có các phạm trù riêng của mình. Ví dụ: vật lí có các phạm trù
năng lượng, khối lượng… Về sinh học có các phạm trù di truyền, biến dị…Về hóa học có
các phạm trù phản ứng, hóa hợp..
+ Cần lưu ý phạm trù trong triết học như vật chất, ý thức, vận động, mâu thuẫn, thực tiễn,
chân lý… Là những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những
mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩch vực nào của hiện thực, mà
của toàn bộ thế giới hiện thực nói chung (bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy)

Chúng có mối liên hệ với nhau: Các phạm trù của các ngành khoa học là cái riêng. Các
phạm trù của phép duy vật biện chứng là cái chung.

Khi đọc bạn phải liên hệ cho mọi sự vật, hiện tượng cụ thể trong tự nhiên, xã hội và cả
trong tư duy.
Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

Bài này mong các bạn chia sẻ vài điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông - Tây, từ đó
quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống.
- Thứ nhất, ta sẽ phân biệt đâu là Đông, đâu là Tây.
- Thứ hai, ta so sánh bối cảnh xã hội ra đời, pt triết học phương Đông, phương Tây
- Thứ ba, ta so sánh đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, Tây
- Thứ tư, ta so sánh phương pháp nhận thứ của 2 nền triết học đó
- Thứ năm, những nhận xét về vận dụng hai dòng kiến thức đó sao cho hợp lý
Phương Đông
để chỉ các nước châu Á các nên văn minh trên ba lưu vực sông lớn: sông Nin, sông
Hằng, sông Hoàng Hà, chủ yếu là Ai Cập, ả rập, ấn độ và Trung Hoa. Hầu hết các nền
tôn giáo lớn của thế giới đều xuất hiện ở đây.
Phương Tây
Phương Tây chủ yếu là các nước Tây âu như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Tây Ban Nha...
Ngày nay chúng ta gộp cả Mỹ vào.
Đặc điểm hai loại hình cơ sở xã hội Đông - Tây là tĩnh, ổn định đối nghịch với động,
biến động nhanh. Triết học lỏng lẻo, mềm dẻo của Đông đối lại là triết học chặt chẽ,
thống nhất thành hệ thống của Tây. Triết học phương Tây đi từ gốc lên ngọn (từ thế
giới quan, vũ trụ quan, bản thể luận... từ đó xây dựng nhân sinh quan con người;) trong
khi triết học phương Đông đi từ ngọn xuống gốc (từ nhân sinh quan, vấn đề cách sống,
lối sống sau đó mới là vũ trụ quan, bản thể luận...). Đó là 2 nét chính của hai nền triết
học Đông - Tây.
Nếu như ở phương Tây, triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các nhà khoa học, gắn
liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên thì ở phương Đông, triết
học gắn với những hiền triết - nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo đức, chính trị-xã hội.
Vậy nên đặc điểm chủ đạo là các nhà Triết học phương Tây thiên về giải thích thế giới
theo nhiều cách còn mục đích chính của phương Đông là cải tạo thế giới gồm có: ổn
định xã hội, giải thoát cho con người và làm sao cho con người hoà đồng với thiên
nhiên.
Nguồn gốc là do ở phương Đông, thượng tầng kiến trúc ra đời trước và thúc đẩy dự
phát triển của hạ tầng cơ sở, còn ở phương Tây hạ tầng cơ sở quyết định đến thượng

tầng kiến trúc.
Về đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, Tây
Đối tượng của triết học phương Tây rất rộng gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội, tư duy mà
3
gốc là tự nhiên. Nó ngả theo hướng lấy ngoại (ngoài con người) để giải thích trong
(con người), nói chung xu hướng nổi trội là duy vật.
Trong khi đó phương Đông lấy xã hội, cá nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung
quanh. Do đó đối tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo
đức, tâm linh và do vậy xu hướng là hướng nội, lấy trong để giải thích ngoài. Đa số
trường phái thiên về duy tâm.
Về phương pháp nhận thức của 2 nền triết học đó
Triết học phương Tây ngả về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ còn phương Đông thì ngả
về dùng trực giác.
Cái mạnh của phương Tây là cho khoa học, kỹ thuật và về sau là công nghệ phát triển...
và nhận thức luôn hướng đến nhận thức cái chân lý vô hạn cùng. Phương Tây đi gần
mãi đến chân lý qua hàng loạt những trừu tượng, khái niệm, quy luật... của toàm thể vũ
trụ, liên tiếp đi từ cấp độ bản chất thấp đến mức độ bản chất cao hơn... cũng do vậy họ
có xu hướng cô lập hoá , cách ly hoá, làm mất đi tính tổng thể.
Triết học phương Đông ngược lại thường dùng trực giác, tức là đi thẳng đến sự hiểu
biết, vào cái sâu thẳm bản chất của sự vật, hiện tượng. Trực giác giữ được cái tổng thể
mà tư duy phân tích, mổ xẻ đạt đến. Nhưng nó có tiềm tàng nhược điểm là không phổ
biến rộng được. Trực giác mỗi người mỗi khác. Và không phải lúc nào trực giác cũng
đúng. Thực ra 2 biện pháp kết hợp lẫn nhau, nhưng ở đây nói về thiên hướng.
Triết học phương Tây có xu hướng tách chủ thể với khách thể để nhận thức cho khách
quan còn triết học phương Đông lại cho rằng người nhận thức và đối tượng nhận thức
cùng hoà hợp vào nhau (đặt cùng trong 1 hệ quy chiếu.) thì nhận thức sẽ dễ dàng.
Phương tiện nhận thức của triết học phương Tây là khái niệm, mệnh đề, biểu thức lôgíc
để đối tượng mô tả rõ ràng, thống nhất hơn thì trong triết học phương Đông lại là ẩn
dụ, liên tưởng, hình ảnh, ngụ ngôn... để không bị lưới giả về nghĩa do khái niệm che
phủ. Nhưng điểm yếu của triết học phương Đông chính là sự đa nghĩa, nhập nhằng

khác biệt khi qua các phân tích khác nhau.
Triết học phương Đông biến đổi tuần tự thay đổi dần về lượng, dù thay đổi bao nhiêu
vẫn giữa lấy phần gốc phần lõi làm nền, không rời xa gốc đã có.
Triết học phương Tây thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá càng
phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàn toàn
cái ở giai đoạn trước.
Trong phép biện chứng giải thích quy luật của sự vận động - phát triển cũng có nét
khác biệt. Phương Đông nghiêng về thống nhất hay vận động vòng tròn, tuần hoàn.
Phương tây nghiêng về sự đấu tranh và vận động, phát triển theo hướng đi lên.
Một nét nữa của triết học Tây - Đông là theo thống kê thì triết học phương Tây thiện về
hướng ngoại, chủ động, tư duy lý luận, đấu tranh sống còn, hiếu chiến, cạnh tranh,
bành trướng, cá thể, phân tích, tri thức suy luận, khoa học, tư duy cơ giới, chú ý nhiều
đến thực thể...
Khuynh hướng nổi trội của phương Đông lại là hướng nội, bị động, trực giác huyền bí,
hoà hợp, quân bình chủ nghĩa, thống nhất, hợp tác, giữ gìn, tập thể, tổng hợp, minh
triết, tôn giáo, tâm lý, tâm linh, tư duy hữu cơ, chú ý nhiều tới quan hệ...
Đông (Á) Tây (Âu)
Tinh thần - Đời người - Tĩnh lặng
cảm nhận các mối quan hệ
Vật chất - Máy móc - Mạnh mẽ, quyết liệt, Sức
động, quan tâm thực thể độc lập
Thiên về tôn giáo, mỹ thuật, nghệ
thuật
Thiên về khoa học công nghệ
4
Sử dụng tình cảm, quan tâm đạo đức
-- Con người, đạo học
Sử dụng trí tuệ, tư tưởng, quan tâm sự vật/hiện
tượng -- Vũ trụ, học thuyết
Dùng trực giác, tổng thể vẫn loanh

quanh những lối cũ, bề ngòai
Dùng lý trí, mất dần tổng thể, ngày càng phong
phú, cụ thể
Quan tâm phần ngọn: nhân sinh quan,
cách sống, lối sống
Quan tâm phần gốc: thế giới quan, bản thể luận,
nhận thức luận
Ảnh hưởng tới: kinh nghiệm/hoàn
thiện cá nhân, ổn định xã hội
Ảnh hưởng tới: giải thích/lý luận về thế giới, thực
hành kỹ nghệ, tự do cá nhân, cách mạng xã hội
Hoàn thiện lí luận.
Không phân tích không hiểu được các bộ phận và ngược lại không tổng hợp thì không
hiểu được cái toàn bộ như một chỉnh thể. Không hiểu cái bộ phận nếu không hiểu cái
toàn bộ được cấu thành từ những bộ phận đó và ngược lại. Vì vậy chỉ có phân tích
hoặc chỉ có tổng hợp thì không đủ. Phân tích phải gắn liền với tổng hợp và được bổ
sung bằng tổng hợp. Nhờ đó chúng ta mới nhận thức được bản chất, quy luật của sự
vật, hiện tượng.
Bạn chắc đã nhiều lần thấy rằng việc giải thích sự việc, hiện tượng nào đó đi đến bế
tắc, mâu thuẫn với những lập luận khác trước đó của bạn. Từ đó bạn gán cho rằng có
sức mạnh siêu nhiên nào đó đang chi phối bạn. Bạn cần nhớ: "rằng truyền thống của
những người đi trước đè nặng lên vai những người đang sống"
Bạn cần xây dựng cho mình tập hợp các định nghĩa cho riêng mình (dựa trên những
kiến thức khoa học mà con người đã xây dựng được).
Ví dụ:
* Ác giả ác báo: Quan điểm lạc hậu cho rằng người làm việc “xấu, ác” sẽ bị “lực
lượng thần bí” nào đó “trừng phạt”.
Thực tế người đó sẽ nhận lại những tác động xấu từ các mối quan hệ của mình.
Từ đó bạn có thể định nghĩa tích cực:
* Ác giả ác báo: Là hiện tượng người làm việc không tốt nhận lại các tác động xấu từ

những mối liên hệ, quan hệ của mình.
Tương tự
* May mắn: Là những sự việc, hiện tượng diễn ra một cách ngẫu nhiên nhưng thuận
lợi cho một số người.
* Số phận: Là khái niệm dùng để nhấn mạnh sự khác biệt về quá trình hình thành, phát
triển và diệt vong của mỗi con người.
+ Sau đây là những định nghĩa có trong sách, bạn hãy tham khảo thêm.
* Gia đình: là một hình thức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn
hóa-xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục,… giữa các thành viên.
* Tư tưởng: là quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với tự nhiên và xã hội.
* Hệ tư tưởng: là hệ thống những quan điểm lý luận được xây dựng theo một hệ thống
chặt chẽ, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan, các nguyên tắc, quan điểm của giai
cấp thống trị. Được truyền bá vào trong xã hội một cách có mục đích và đóng vai trò
chủ đạo cho mọi hoạt động của một chế độ xã hội.
* Văn hóa: là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người là loài người
sáng tạo ra nhờ lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình.
* Cách mạng trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng: là sự biến đổi trước hết về bản chất của
văn hóa tư tưởng nhằm xác lập hệ tư tưởng mới, xây dựng con người với đạo đức và
lối sống mới, xây dựng nền văn hóa mới trong toàn bộ tiến trình cách mạng.
* Con người: là sự thống nhất của hai mặt tự nhiên và xã hội.
5
+ Mặt tự nhiên: con người là một thực thể của tự nhiên, một kết cấu sinh học (một thực
thể tự nhiên loại đặc biệt, loại thực thể đã được nhân loại hóa).
+ Mặt xã hội: con người là một thực thể xã hội, mang bản chất xã hội, là tổng hòa các
mối quan hệ xã hội.
Mặt tự nhiên và xã hội của con người không tách rời nhau, không đối lập nhau ngược
lại chúng thống nhất biện chứng và tác động qua lại với nhau. Tuyệt đối hóa mặt nào
cũng không đúng.
* Nhân cách hình thành và phát triển phụ thuộc vào yếu tố sau:

- Dựa trên tiền đề sinh học, một tư cách di truyền học. (Quy luật về sự phù hợp giữa cơ
thể với môi trường. Quy luật về sự di truyền và biến dị, về sự tiến hóa…)
- Môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách. Môi
trường gia đinh, trường học và xã hội tác động vào cá nhân bằng vô vàn những sợi dây
liên hệ trực tiếp và gián tiếp. Sự tác động của xã hội vào cá nhân không diễn ra một
chiều, mà đó là sự tác động biện chứng.
Từ đó hình thành nên nhân cách con người với những quan điểm, lý tưởng, niềm tin,
định hướng giá trị chung của cá nhân…
* Dân chủ: là hình thức tổ chức nhà nước mà đặc trưng cơ bản là thừa nhận quyền lực
chính trị của nhân dân, quyền tự do bình đẳng của công dân, thực hiện nguyên tắc thiểu
số phục tùng đa số.
Trong các xã hội có giai cấp đối kháng quyền lực Nhà nước thuộc về giai cấp thống trị.
Nên Dân chủ mang bản chất của giai cấp thống trị.
* Hệ thống chính trị: là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm Nhà
nước, các Đảng chính trị, các Đoàn thể nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội hợp
pháp được liên kết với nhau nhằm tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội để củng
cố, duy trì phát triển chế độ xã hội đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể cầm
quyền.
* Nhà nước: là công cụ chuyên chính của một giai cấp, nó ra đời không phải để điều
hòa mâu thuẫn giai cấp mà là do mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
Nhà nước chẳng qua là một bộ máy của một giai cấp dùng để trấn áp các giai cấp khác.
Cộng đồng và cá thể
Mặt thứ 1:
* Nếu chúng ta ngẫm nghĩ về cuộc đời và nỗ lực của mình, chúng ta sẽ sớm nhận ra
rằng, hầu hết những hoạt động và mong muốn của chúng ta đều có quan hệ với sự tồn
tại của người khác. Chúng ta nhận ra rằng, về bản chất giống loài, chúng ta cũng giống
như những động vật sống theo bầy:
+Chúng ta ăn thức ăn người khác trồng, mặc quần áo người khác may, sống trong nhà
người khác xây.
+ Hầu hết những gì ta hiểu biết và tin tưởng đều do người khác bày cho ta thông qua

một ngôn ngữ, mà ngôn ngữ cũng do những người khác tạo ra.
+ Nếu không có ngôn ngữ, khả năng tư duy của chúng ta sẽ rất hạn chế - chỉ tương
đương với những động vật cao cấp; vì thế chúng ta phải thừa nhận rằng, để chúng ta
hơn được động vật, trước hết chúng ta phải mang ơn vì được sống trong cộng đồng loài
người.
+ Một cá thể bị bỏ rơi một mình từ khi sinh ra sẽ có suy nghĩ và cảm nhận hoang dã
như động vật, đến mức chúng ta khó mà tưởng tượng được.
+ Vậy nên, căn cước và ý nghĩa tồn tại của một cá thể nằm ở chỗ, anh ta không hẳn là
một sinh thể đơn lẻ mà là thành viên của một cộng đồng lớn của con người, cộng đồng
dẫn dắt đời sống vật chất và tinh thần của anh ta từ khi sinh ra tới khi chết.
* Cái làm nên giá trị của một con người trong cộng đồng phụ thuộc trước hết vào việc
những tình cảm, suy nghĩ và hành động của anh ta giúp ích được bao nhiêu cho sự tồn
tại của người khác. Tùy theo thái độ của anh ta trong mối quan hệ này mà chúng ta
đánh giá anh ta thuộc loại tốt hay xấu.
6
Mặt thứ 2:
+ Dễ nhận thấy rằng, trải qua bao thế hệ, tất cả tài sản vật chất, tinh thần và đạo đức
mà chúng ta nhận được từ cộng đồng đã được tạo dựng bởi những cá thể sáng tạo đơn
lẻ: người tìm ra cách dùng lửa, người tìm ra cách trồng trọt, và người phát minh ra đầu
máy hơi nước.
+ Chỉ cá thể đơn lẻ mới có thể tư duy và qua đó, tạo ra những giá trị mới cho xã hội,
vâng, thậm chí đề ra những quy phạm đạo đức mới để đời sống cộng đồng hướng theo.
+ Nếu không có những cá thể sáng tạo, suy nghĩ và phán xét độc lập, thì sự phát triển
lên cao của xã hội là khó tưởng tượng; cũng như vậy, một cá thể đơn lẻ sẽ không thể
phát triển nếu thiếu mảnh đất dinh dưỡng của cộng đồng.
* Một số kết luận:
+ Một cộng đồng lành mạnh là một cộng đồng gắn liền với tính độc lập của những cá
thể
+ Có sự tách bạch một cách tương đối giữa cá nhân với cộng đồng.
+ Ở một chừng mực nhất định, tổ chức đã thay thế thủ lĩnh, nhất là trong lĩnh vực kỹ

thuật, song cũng đã có thể cảm thấy điều tương tự trong khoa học.
+ Đặc biệt nhạy cảm, sự thiếu hụt cá tính trong lĩnh vực nghệ thuật đang lộ rõ. Hội họa
và âm nhạc xuống cấp trông thấy
+ Trong chính trị, không chỉ thiếu người cầm lái mà sự độc lập tinh thần cũng như ý
thức về lẽ phải của dân chúng cũng giảm sút khủng khiếp.
+ Chỉ trong hai tuần, vì báo chí, đám đông mù quáng ở một quốc gia nào đó có thể bị
làm cho giận dữ và kích động đến nỗi những người đàn ông sẵn sàng khoác áo lính để
đi giết người và bị giết vì những mục đích chẳng lấy gì làm cao quý của những thế lực
nào đó.
Như vậy: Sự phát triển về kinh tế và kỹ thuật đã khiến cho cuộc đấu tranh sinh tồn của
con người càng thêm gay gắt, vì thế, sự phát triển tự do của cá nhân bị tổn hại nặng nề.
+ Nhưng mặt khác, kỹ thuật phát triển lại giúp cá nhân ngày càng phải lao động ít hơn
mà vẫn thỏa mãn được các nhu cầu chung. Việc phân công lao động có kế hoạch đang
ngày càng trở nên một đòi hỏi cấp thiết, và việc phân công này sẽ mang lại sự bảo đảm
về vật chất cho từng cá thể. Sự bảo đảm này, cũng như sức lực và thời gian dư ra của
các cá thể, sẽ là một lợi thế cho sự phát triển nhân cách. Cộng đồng nhờ thế sẽ khỏe
mạnh trở lại.
Các khái niệm cơ bản của triết học.
Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Tại sao nói đó là vấn đề cơ bản của triết
học?
Trả lời: Anghen định nghĩa như sau: Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học (đặc biệt là
của triết học hiện đại) đó là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại.
+ Tại sao là vấn đề cơ bản của triết học?
7
Lí do 1: Bất cứ một hệ thống triết học nào trong lịch sử đều phải giải quyết vấn đề này
trước khi đi vào tìm hiểu vấn đề khác. Tức là mọi trường phái triết học đều sử dụng vật
chất và ý thức làm điểm xuất phát cho hệ
thống triết học đó.
Lí do 2: Vấn đề giữa tư duy và tồn tại, vật
chất và ý thức liên quan mật thiết đến các vấn

đề khác trong triết học. Không một triết học
nào lẩn tránh mối quan hệ đó.
Lí do 3: Các cặp phạm trù giữa vật chất
và ý thức xuyên suốt, quy định toàn bộ
các hệ thống trong lịch sử triết học.
Vấn đề cơ bản nhất của mọi triết học
chỉ có một vấn đề đó là vấn đề, đó là
vấn đề về quan hệ giữa tư duy và tồn
tại nhưng bao gồm 2 mặt:
Mặt 1: Giải quyết vấn đề giữa vật
chất và ý thức cái nào có trước, cái
nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
* Chủ nghĩa duy vật khẳng định: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý
thức. Ý thức chỉ là sự phản ánh của thế giới khách quan vào bộ óc người.
Thời cổ đại: mang tính mộc mạc, chất phác ngây thơ vì khoa học chưa phát triển. Cho
nên khi phác họa bức tranh chung về thế giới thì hầu hết các nhà duy vật đều dựa vào các
quan sát trực tiếp mang tính trực quan cảm tính.
Thế kỉ 17,18 đặc trưng của thời kì này là mang tính siêu hinh, máy móc vì thế kỉ 17, 18
là thời kì khoa học thực nghiệm ra đời và phát triển. Họ lấy hiện tượng giải thích bản chất
sự vật.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng do Mác-Anghen sáng lập những năm 40 của thế kỉ 19.
Sau này được Lênin hoàn thiện, phát triển vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Đây là hình
thức cao nhất và hoàn thiện nhất trong lịch sử triết học. Nó phản ánh đúng bản chất của sự
phát triển các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Là sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật
và phương pháp biện chứng.
* Chủ nghĩa duy tâm: Khẳng định ý thức, tư tưởng, tinh thần là cái có trước nó quyết định
và sản sinh ra thế giới vật chất.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng thế giới khách quan không tồn tại. Mọi sự vât,
hiện tượng tồn tại chỉ là sự tổng hợp, hay phức hợp các cảm giác chủ quan của con người.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng cơ sở tồn tại của sự vât, hiện tượng không phải

là ý thức hay cảm giác chủ quan của con người mà là một ý thức khách quan thần bí nào
đó như “ý niệm” hay “ý niệm tuyệt đối” tồn tại độc lập không phụ thuộc vào con người.
Nó ở bên trong con người, nhưng nó lại quyết định và sản sinh ra thế giới vật chất.
Nhị nguyên luận thừa nhận hai nguyên thể vật chất và ý thức là hai yếu tố tồn tại độc lập
song song không phụ thuộc vào nhau và là cơ sở của mọi vật. Xét về mặt xã hội nó là lực
lượng dung hòa nhưng trong triết học nó là chủ nghĩa duy tâm vì nó thừa nhận cả vật chất
và ý thức có cùng nguồn gốc sinh ra đó là thượng đế.
Tóm lại các hình thức của chủ nghĩa duy tâm đều phản ánh sai lầm hiện thực khác quan.
Nó đều khác nhau về hình thức còn nội dung, bản chất như nhau.
Mặt 2: Con người có khả năng nhận thức thế giới?
* Chủ nghĩa duy vật xuất phát từ quan điểm cho rằng vật chất có trước, ý thức là sự phản
ánh thế giới khách quan vào bộ óc người cho nên chủ nghĩa duy vật khẳng định con người
hoàn toàn có khả năng nhận thức thế giới. Nhận thức của cá nhân là hạn chế nhưng nhận
thức của cả loài người là vô hạn. Cho nên về nguyên tắc không có cái gì là con người
không biết, chỉ có điều chưa biết mà thôi.
* Chủ nghĩa duy tâm: hầu hết các nhà triết học duy tâm đều thừa nhận con người có khả
năng nhận thức thế giới. Nhưng do xuất phát từ quan điểm duy tâm cho rằng ý thức có
8
Thế mà tao cứ
nghĩ mong
muốn


điều gì đó thì
Thì ra là mọi
thứ xung
quanh quyết
định đến cách
suy nghĩ của ta
trước, ý thức quyết định vật chất. Cho nên theo các nhà triết học duy tâm thì nhận thức

không phải là sự phản ánh thế giới khác quan vào bộ óc người mà chỉ là sự tự nhận thức
của bản thân ý thức mà thôi.
* Bất khả tri luận: phủ nhận khả năng nhận thức của con người. Nó cho rằng con người
không thể nhận thức được thế giới hay ít nhất chỉ thấy hiện tượng của thế giới mà thôi.
Câu 2: Phân tích phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình?
Phương pháp siêu hình Phương pháp biện chứng
+ Xem xét thế giới trong trạng thái tách rời
không có sự liên hệ
+ Xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng
thái đứng yên mà không thấy sự vận động
của của sự vật hiện tượng.
+ Chỉ thấy sự tồn tại của sự vật, hiện
tượng mà không thấy sự ra đời, phát triển
và tiêu vong của sự vật. Tức là không thấy
sự vật, hiện tượng trong cả quá trình.
+ Chỉ thấy cái bộ phận mà không thấy cái
toàn thể. Tức là thấy cây mà không thấy
rừng.
+ Xem xét thế giới trong cả cái cá biệt
và cả mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau
của sự vật, hiện tượng.
+ Xem xét sự vật, hiện tượng trong
trạng thái đứng yên tương đối và cả sự
vận động của sự vật, hiện tượng.
+ Nhìn thấy sự ra đời, phát triển, tồn tại
và tiêu vong của sự vật, hiện tượng. Tức
là thấy sự vật, hiện tượng trong cả quá
trình.
+ Thấy cái bộ phận và toàn thể tức là
thấy cả cây và rừng.

Kết luận: Từ đặc điểm của hai phương pháp đối lập nhau trong nhận thức thế giới. Cho
ta thấy hạn chế, sai lầm của phương pháp siêu hình và thấy phương pháp biện chứng là
phương pháp đầy đủ nhất, khoa học nhất khi nghiên cứu tìm hiểu thế giới. Là phương pháp
luận chung cho mọi ngành khoa học cụ thể.
Câu 3: Phân tích những đặc điểm và tiền đề của sự ra đời triết học Mác? Vì sao sự ra
đời của triết học Mác là một tất yếu?
Trả lời:
A. Điều kiện kinh tế xã hội:
Vào những năm 40 của thế kỉ 19 chủ nghĩa tư bản đã xác lập và thống trị Châu Âu,
phương thức sản xuất tư bản thực sự chiếm địa vị độc tôn. Cùng với sự phát triển phương
thức sản xuất tư bản thì mâu thuẫn vốn có của nó ngày càng bộc lộ ra và trở nên gay gắt.
Mâu thuẫn đó biểu hiện về mặt xã hội là cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và giai cấp tư
sản.
Lúc đầu các cuộc đấu tranh này mang tính chất tự phát nhưng trong quá trình đó nó
chuyển dần sang tự giác. Ở Đức, xuất hiện các tổ chức cách mạng vô sản, nhưng đều rơi
vào thất bại vì nó chưa có lí luận khoa học soi đường.
B. Nguồn góc lí luận:
+ Triết học cổ điển Đức: Đặc biệt là phép biện chứng duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa
duy vật của Phơbách. Từ đó Mác-Anghen xây dụng học thuyết mới trong đó phép biện
chứng và chủ nghĩa duy vật thống nhất với nhau. Hai ông phê phán triệt để triết học duy
tâm của Hêghen nhưng có tiếp thu, kế thừa và phát triển hạt nhân hợp lí của triết học
Hêghen là phép biện chứng. Còn đối với Phơ bach, hai ông khắc phục những hạn chế và
phát triển thành chủ nghĩa duy vật biện chứng triệt để.
+ Kinh tế chính trị cổ điển Anh: Mác-Anghen phát huy, kế thừa nhứng tư tưởng của
Ađamsmit và Ricacđo về học thuyết giá trị từ đó hai ông đã xây dựng nên quan điểm duy
vật về lịch sử. Tức là chỉ ra nguồn gốc, cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội. Với quan
điểm duy vật lịch sử này Mác đã khắc phục được sự không triệt để của chủ nghĩa duy
vậtvà xây dựng chủ nghĩa duy vật triệt để.
9
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanhximông và của Owen: Các ông xây dựng mô

hình xã hội chủ nghĩa dựa trên sự công hữu và lai động tập thể. Nhưng sự không tưởng của
các ông là bác bỏ đấu tranh giai cấp. Mác-Anghen đã khắc
phục và phát triển thanh chủ nghĩa xã hội khoa học.
c. Những tiền đề về khoa học tự nhiên.
Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng chứng minh thế
giới vật chất rất phong phú, đa dạng. Chúng có khả năng
chuyển hóa cho nhau và bảo toàn về chất và lượng. Nó chứng
minh sự tồn tại vĩnh viễn của vật chất.
Học thuyết tế bào chứng minh mối liên hệ hữu cơ tác
động qua lại với nhau một cách biện chứng giữa thực vật và
động vật. Cơ sở thống nhất chungcủa chúng là tế bào.
Học thuyết tiến hóa về loài của Đacuyn: Các loài đều có
quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn và các loài đều có quan hệ với nhau. Đó là
bằng chứng về tính đúng đắn trong quan niệm phát triển và
trong nhận thức khoa học.
Kết luận:
+ Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là sự giải đáp mà lịch sử xã hội đặt ra, nó là lí luận của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động để tự giải phóng mình.
+ Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác không là ngẫu nhiên mà là một hiện tượng hợp lí, tất
yếu khách quan của lịch sử, hợp quy luật phát triển của loài người.
+ Khái quát phong trào công nhân và những thành tựu khoa học tự nhiên. Nghiên cứu có
phê phán những tư tưởng triết học trước đó. Mác-Anghen đã tạo ra bước ngoặt lịch sử vĩ
đại trong triết học.
Câu 4: Phân tích đối tượng và đặc điểm của triết học Mác-Lênin?
Trả lời:


Đối tượng nghiên cứu của triết học:
Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội ra đời từ thời cổ đại. Lúc đầu tri

thức con người còn nghèo nàn lạc hậu nên chưa có sự phân nghành khoa học, chưa có sự
phân biệt giữa triết học và các môn khoa học cụ thể khác. Theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Anghen thì đối tượng nghiên cứu của triết học là những quy luật chung nhất về sự
vận động và phát triển của tự nhiên và xã hội và tư duy.


Đặc điểm của triết học Mác-Lênin:
* Sự thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học:
+ Tính Đảng không phải là đảng phái chính trị mà là tính Đảng trong hệ thống triết học,
tức là hệ thống triết học đứng trong lập trường duy vật biện chứng. Tính Đảng ở đây công
khai tính giai cấp của mình. Triết hoc Mác-Lênin đứng trên nền của chủ nghĩa duy vật biện
chứng cống chủ nghĩaduy tâmvà các biến tướng của nó, đồng thời là thế giới quan, phương
pháp luận, là cơ sở cho hệ tư tưởng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động.
+ Tính khoa học: triết học Mác-Lênin được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các
hệ thống triết học trước đó và tổng kết những thành tựu khoa học kĩ thuật, xã hội. Chính vì
vậy nó phản ánh đúng bản chất quy luật vận động của thế giới.
+ Sự thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học chỉ có ở triết học Mác-Lênin vì lợi ích
và mong muốn của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh cách mạng. Nó hoàn toàn phù hợp
xu hướng phát triển của lịch sử, bảo vệ lợi ích của giai cấp vô sản chính là phản ánh đúng
quy luật vận động và phát triển của nhân loại. Vì vậy, triết học Mác-Lênin công khai tuyên
bố tính Đảng.
* Sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn:
Đây là nguyên tắc căn bản của triết học Mác-Lênin. Vì triết học Mác-Lênin ra đời gắn
liền với thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, gắn liền với quá trình phát triển
của xã hội tư bản và sự phát triển của khoa học tự nhiên ở thế kỷ 19, triết học Mác-Lênin
10
Thuyết tiến hóa đã
được học trong
sinh học, còn định
luật bảo toàn năng

lượng ở trong vật
lí (phổ thông cơ
ra đời đã tác động tích cực tới giai cấp công nhân trên toàn thế giới. Nó trở thành vũ khí lí
luận sắc bén của giai cấp vô sản trong đấu tranh tự giải phóng mình. Nó còn là cơ sở của
thế giới quan, phương pháp luận cho qua trình nghiên cứu của các ngành khoa học cụ thể.
Hệ thống triết học Mác-Lênin xây dựng trên nguyên lí biến lí luận thành thực tiễn, hành
động cụ thể cho quá trình đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản.
Lênin khẳng định: (Lí luận không có thực tiễn gọi là lí luận xuông. Thực tiễn không
có lí luận gọi là thực tiễn mù quáng).
* Tính cách mạng và tính sáng tạo:
+ Cách mạng là sự thay cũ đổi mới làm sự vật thay đổi về chất. Cách mạng xã hội là sự
thay thế một phương thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xuất mới ưu việt hơn.
+ Tính sáng tạo là vận dụng triết học Mác-Lênin không dập khuôn máy móc mà phải tùy
vào từng hoàn cảnh cụ thể mà vận dụng cho linh hoạt.
Kết luận: Triết hoc Mác-Lênin là hệ thống mở, luôn đòi hỏi phải bổ xung cùng với sự
phát triển của thực tiễn xã hội. Điều này đòi hỏi lĩ luận của chủ nghĩa Mác-Lênin phải
không ngừng đổi mới, chống tư tưởng giáo điều biến quan điểm của triết học Mác-Lênin
thành công thức vạn năng.
Câu 5: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và ý nghĩa khoa học của định nghĩa
này? So sánh quan điểm vật chất của các triết học khác nhau?
Trả lời:
A. Định nghĩa vật chất của Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan mà con người có thể nhận được do cảm giác, có thể
được cảm giác con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại.
Nhưng tồn tại khách quan không phụ thuộc cảm giác”.
+ Phương pháp định nghĩa của Lênin: Lênin dùng cách đem
vật chất đối lập với ý thức trong mối quan hệ đặc biệt để chỉ ra
những thuộc tính căn bản để phân biệt vật chất và ý thức.
+ Phân tích nội dung định nghĩa:
- Vật chất là một phạm trù triết học, đó là phạm trù rộng

khách quan không thể hiểu theo khái niệm vật chất thường
ngày hoặc đồng nhất vật chất với dạng cụ thể nào đó như
khoa học chuyên ngành nghiên cứu. Các đối tượng vật
chất cụ thể đều có giới hạn, sinh ra, mất đi. Còn nói chung vật
chất là vô hạn, vô tận không sinh ra và không mất đi
- Vật chất là một phạm trù triết học, đem lại cho con người
cảm giác và không lệ thuộc vào cảm giác. Thực tại khách
quan là thuộc tính chung của các sự vật, hiện tượng. Nó là
tiêu chuẩn để nhận biết đâu là vật chất, đâu là ý thức. Điều đó
khẳng định vật chất có trước (tính thứ nhất), ý thức có sau
(tính thứ hai). Như vậy ở đây Lênin đã giải quyết mặt thứ
nhất của vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức. Ý thức là bản sao, là hình ảnh chủ quan của
thế giới vật chất, là nội dung và là kết quả của vật chất. Như vậy khẳng định mặt thứ hai
trong vấn đề của triết học là con người hoàn toàn có khả năng nhận thức thế giới.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết triệt để hai mặt của triết học theo quan
điểm duy vật biện chứng.
Định nghĩa này khắc phục sai lầm của chủ nghĩa duy vật siêu hình và chống các quan
điểm duy tâm tôn giáo về vật chất trong tự nhiên và trong đời sống xã hội.
Định nghĩa này mở đường cho nhận thức của nhân loại và cho khoa học phát triển. Nó
là thế giới quan, phương pháp luận cho các nhà khoa học trong quá trình đi sâu nghiên cứu
thế giới vật chất, tìm kết cấu mới, thuộc tính mới và quy luật vân động của vật chất. Làm
phong phú thêm cho kho tàng tri thức nhân loại.
11
Như vậy một câu
nói của người
khác cũng là vật
chất. Vì nó có sự
tác động vào ta

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×