Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Chiec la cuoi cung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.4 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Chiếc là cuối cùng, hy vọng đầu tiên



Chính trong nhà đá, nhà văn William Sydney Porter bắt đầu sáng tác truyện ngắn với bút
danh O. Henry. Tập truyện ngắn đầu tay của ông là "Cabbages and Kings" được phát
hành năm 1904. Tiếp sau đó là các tập truyện ngắn "The four million" (1906); "The
trimmed Lamp" (1907); "Heart of the West" (1907)...


Đối với William Porter, làm thủ quỹ ở ngân hàng là một nghề tai ách. Cách đây hơn 110
năm, ông đã bị buộc tội biển thủ 1.150 USD - ở thời đấy, đó là một khoản tiền khơng
nhỏ. Những người chuyên viết tiểu sử của nhà văn Henry tới giờ vẫn tranh luận với nhau
về việc, liệu có thực sự ơng biển thủ số tiền đó hay khơng?


Nhìn từ một góc độ, Porter lúc ấy cực kỳ cần tiền để mua thuốc chạy chữa cho người vợ
ốm yếu và để duy trì ấn phẩm "Rolling Stone". Tuy nhiên, Porter đã thôi việc ở ngân
hàng từ tháng 12/1894 nhưng chỉ tới năm 1895 người ta mới phát hiện ra khoản tiền bị
mất.


Hơn nữa, những ông chủ của ngân hàng đó cũng vốn chẳng chay tịnh gì. Mặc dầu vậy,
ngày 25/4/1898, Porter đã bị tống giam ở bang Ohio. Chính trong nhà đá, ơng đã bắt đầu
sáng tác truyện ngắn với bút danh O. Henry.


Tập truyện ngắn đầu tay của O. Henry "Cabbages and Kings" được phát hành năm 1904.
Tiếp sau đó là các tập truyện ngắn "The four million" (1906); "The trimmed Lamp"
(1907); "Heart of the West" (1907); "The Voice of the City" (1908); "The Gentle Grafter"
(1908); "Roads of Destiny" (1909); "Options" (1909); "Strictly Business" (1910) và
"Whirligigs" (1910)…


William Sydney Porter sinh ngày 11/9/1862 tại thành phố Greensboro ở bang Bắc
Carolina. Lên ba tuổi, Porter đã mồ côi mẹ nên phải sống một tuổi thơ thiếu thốn đủ bề.
Những kiến thức đầu đời đã được truyền cho nhà văn tương lai trong một trường tư mà
bà cơ ruột làm chủ và đó cũng là sự giáo dục chính quy duy nhất mà Porter được tiếp


nhận khi còn nhỏ.


Phần vốn sống còn lại chủ yếu là do thực tế mang lại. Người cha vốn chỉ là một bác sĩ
tỉnh lẻ túng thiếu, sau khi mất vợ đã đi tìm quên lãng trong rượu và chẳng bao lâu sau đã
trở nên nát rượu đến mức chẳng còn thời gian để ý tới việc giáo dục cậu con trai.


Năm 15 tuổi, Porter phải bỏ dở trung học và đi học nghề dược rồi vào làm nhân viên hiệu
thuốc. Năm 1882, xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh lao di truyền từ người
mẹ quá cố, Porter chuyển tới ở thành phố Austin, bang Texas để tìm kiếm những điều
kiện khí hậu thích hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Austin. Trước đó, năm 1894, ơng tự lập ra tạp chí hí họa Rolling Stone ra hàng tuần và
làm chủ bút của ấn phẩm này. Tuy nhiên, công việc làm báo của ông không mấy thành
công nên tuần san trên chỉ tồn tại được một năm rồi chết yểu.


Năm 1896, những sự trớ trêu khó hiểu đã khiến Porter bị buộc tội biển thủ tiền của ngân
hàng nên phải trốn sang Honduras cũng như một số nước Mỹ Latinh khác để nương thân.
Ông hy vọng là vợ cùng con gái ông sẽ theo ông sang cư trú ở đấy nhưng do mắc bệnh
lao ngày một nặng nên vợ ông đã không thể rời bỏ nước Mỹ được.


Cực chẳng đã, Porter phải quay về cố hương năm 1897 để chăm sóc vợ trong những ngày
hấp hối. Sau khi vợ ông mất, Porter ngay lập tức đã bị chính quyền kết án 5 năm tù về tội
biển thủ tiền của Ngân hàng First National Bank. Chính ở trong nhà tù của bang Ohio,
Porter để khỏi phải ăn không ngồi rồi đã bắt tay vào sáng tác truyện ngắn.


Ông đã mất khơng ít cơng để tìm cho mình một bút danh thích hợp và cuối cùng đã chọn
cái tên O. Henry. Truyện ngắn đầu tiên được công bố với bút danh này, in năm 1899 trên
tạp chí "McClure's Magazine" được viết ngay chính trong nhà tù.


Trước khi gửi truyện ngắn đầu tay đi, O. Henry đã đọc nó cho các bạn tù ở cùng xà lim


nghe. Và họ đã đón nhận nó rất hồ hởi. Và truyện ngắn đó cũng rất được độc giả cũng
như các nhà phê bình văn học đón nhận ở bên ngồi. Các truyện ngắn tiếp theo cũng
được công bố từ trong tù. Do có hành vi ứng xử tốt nên Porter chỉ phải ở trong nhà đá có
ba năm ba tháng đã được ân xá.


Bước ra khỏi cổng nhà tù tháng 1/1901, O. Henry đã thốt lên câu nói mà về sau đã trở
thành danh ngơn: "Các nhà tù cũng có ích cho xã hội trong việc đào tạo nhà văn nếu chọn
đúng người mà nhốt vào trong đó". Khi đó, nhà văn O. Henry đã có khơng ít những
người hâm mộ. Và ơng chuyển tới thành phố phồn hoa New York cư trú như một công
dân tự do thuần khiết và bắt đầu một cuộc sống khá xông xênh nhờ nhuận bút.


Các nhà xuất bản đua nhau tới đặt hàng truyện ngắn O. Henry. Và ông cũng không tiếc
sức để đáp lại thịnh tình của cơng chúng. Và giai đoạn sáng tác sung mãn nhất đối với O.
Henry là hai năm 1904-1905, khi ông viết mỗi ngày một truyện ngắn cho tờ "World" với
mức nhuận bút 100 USD một tác phẩm. Đây là mức nhuận bút rất hậu hĩnh ở thời đó. Và
O. Henry đã có thu nhập ngang bằng với những nhà viết tiểu thuyết danh tiếng nhất cùng
thời…


Tuy nhiên, những truyện ngắn hay của O. Henry đã làm giàu chủ yếu cho các ông chủ
báo và ông chủ nhà xuất bản, chứ bản thân nhà văn chỉ dư dả ăn tiêu chứ không khi nào
được là giàu có. Là một con người mang tâm hồn nghệ sĩ đích thực, ơng khơng biết mặc
cả hay vòi vĩnh, chỉ im lặng nhận nhuận bút, cảm ơn rồi ra về…


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

không đủ sức tự mình tưởng tượng ra các cốt truyện khác nhau, O. Henry phải bỏ tiền ra
mua những cốt truyện hay ở bạn bè hay những người quen, thậm chí cả ở độc giả.
Tất nhiên, do chạy theo số lượng nên không phải tác phẩm nào của O. Henry cũng đạt
được chất lượng nghệ thuật như ý vì lắm khi ơng phải chạy theo thị hiếu khơng lấy gì làm
cao cấp của độc giả báo chí.


O. Henry thích sống cơ độc. Ơng lảng tránh các bạn đồng nghiệp. Ơng không hay tham


dự các buổi tiếp tân thượng lưu, khơng trả lời phỏng vấn. Ơng thường đi lang thang khắp
New York một mình liên tục vài ba ngày rồi trở về nhà đóng cửa vào và viết…


Năm 1907, O. Henry tục huyền, khi mà ông đã nghiện rượu rất nặng. Cuộc hơn nhân thứ
hai vì thế cũng không thể tồn tại được lâu dài. Nhà văn qua đời vì bệnh lao cộng với
chứng xơ gan ngày 5/6/1910 tại New York.


Những tuần hấp hối, ông đã ở một mình trong một phịng khách sạn hạng bét, uống rượu
liên miên cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, khác với đa số các nhân vật của mình,
khơng nhận được phép lạ nào của trời cao ban xuống. Đã khơng có ai vẽ cho ơng ngồi
khung cửa sổ chiếc lá trường xuân vĩnh cửu như trong truyện ngắn lừng danh của ông
"Chiếc lá cuối cùng"…


Sau khi ông mất, tuyển tập "Postscripts" được ấn hành đã tập hợp nhiều tiểu phẩm, các
bản thảo dang dở và những tản văn mà ông từng viết cho tờ báo "Post" (Huston, bang
Taxas) trong những năm 1895-1896. Số lượng truyện ngắn của O. Henry lên tới con số
273. Tồn tập tác phẩm của ơng có tới 18 cuốn.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×