Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TAI LIEU ON THI HSG DIA LI 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.33 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Chuyên đề : Địa lý 9 – Ôn thi năng khiếu 2009</b>


<b>Hệ thống biểu đồ địa lí chương trình TH</b>



<b>Hệ thống biểu đồ gồm 2 nhóm lớn :</b>



<b>1. Các biểu đồ thể hiện động thái phát triển của đối tượng địa lí </b>



<b> 1.1 Biểu đồ hình cột </b>


<b>*</b>

<b>Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về </b>
<b>độ lớn giữa các đại lượng </b>


<b>Ví dụ : Vẽ biểu đồ so sánh dân số , diện tích ...của 1 số tỉnh (vùng , nước )hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa , ngô , điện , than...)của </b>
<b>1 số địa phương qua 1 số năm </b>


<b>*</b>

<b>Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình cột :</b>
<b>Bước 1 : Chọn tỉ lệ thích hợp</b>


<b>Bước 2: Kẻ hệ trục vuông góc (trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng , trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác </b>
<b>nhau )</b>


<b>Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy</b>


<b>Bước 4: Hoàn thiện bản đồ ( ghi các số liệu tương ứng vào các cột tiếp theo vẽ kí hiệu vào cột và lập bản chú giải cuối cùng ta ghi tên </b>
<b>biểu đồ )</b>


<b>*</b>

<b>Một số dạng biểu đồ hình cột thường gặp</b>
<b>+Biểu đồ cột đơn</b>


<b>+Biểu đồ cột chồng </b>



<b>+Biểu đồ cột đơn gộp nhóm (loại này gồm 2 loại cột ghép cùng đại lượng và cột ghép khác đại lượng )</b>
<b>+Biểu đồ thanh ngang </b>


<b> Biểu đồ cột kề </b>


<b> Biểu đồ cột chồng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Lưu ý : Các cợt chỉ khác nhau về đợ cao cịn bề ngang của các cột phải bằng nhau .Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ</b>
<b>khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tie lệ thời gian . Cần lưu ý là ở biểu đồ hình cột thì việc</b>
<b>thể hiện độ cao của các cột là điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt vì qui mô số lượng giữa </b>
<b>các năm hoặc các đới tượng cần thể hiện . Cịn về khoảng cách các năm, nhìn chung cần theo đúng tỉ lệ . Tuy </b>
<b>nhiên , trong 1 số trường hợp có thể vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm </b>
<b>mĩ của biểu đồ .</b>


<b>1.2 Biểu đồ kết hợp (giữa biểu đồ cột và đường biểu diễn)</b>


<b>*</b>

<b>Dạng này các đối tượng được thể hiện trong biểu đồ kết hợp thường có quan hệ nhất định với nhau vì vậy khi chọn tỉ lệ cho mỗi đối </b>
<b>tượng cần chú ý làm sao cho biểu đồ cột và đường biểu diễn không tách rời xa nhau thành 2 khối riêng biệt </b>


<b>Ví dụ : Biểu đồ kết hợp về diện tích và sản lượng lúa của nước ta năm 2007</b>

<b>*</b>

<b>Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ kết hợp (giữa biểu đồ cột và đường biểu diễn)</b>


<b>Bước 1 : Kẻ hệ tọa độ vuông góc (Hai trục đứng nằm ở hai bên biểu đồ ,xác định tỉ lệ thích hợp trên các trục )</b>
<b>Bước 2 : Vẽ biểu đồ hình cột </b>


<b>Bước 3: Vẽ đường biểu diễn</b>


<b>Bước 4 : Hoàn thiện bản đồ ( Ghi số liệu , lập bản chú giải , ghi tên biểu đồ )</b>

<b>*</b>

<b>Một số dạng biểu đồ của biểu đồ kết hợp </b>



<b>+Kết hợp giữa cột và đường </b>
<b>+Kết hợp giữa cột chồng và đường </b>
<b> 1.3 Biểu đờ đường _đờ thị </b>


<b>*</b>

<b>Đờ thị hay cịn gọi là đường biểu diễn hoặc biểu đồ dạng đường , là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tiến trình phát triển , sự biến thiên </b>
<b>của các đối tượng qua thời gian </b>


<b>*</b>

<b>Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ đường _đồ thị </b>


<b>Bước 1 : Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng như số người , sản lượng , tỉ lệ %.. còn trục nằm </b>
<b>ngang thể hiện thời gian )</b>


<b>Bước 2 : Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục ( chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ</b>
<b>đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật )</b>


<b>Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định đẻ tính toán và đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục . Khi </b>
<b>đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ (cần đúng tỉ lệ cho trước) . Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng </b>
<b>Bước 4: Hoàn thiện bản đồ ( ghi số liệu vào bản đồ , nếu sử dụng kí hiệu thì cần có bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu dồ )</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b> +Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì phải tính toán để chuyển số liệu thô</b>
<b>(số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau ) sang số liệu tinh (số liệu tương dối , với cùng đơn vị thông nhất là đơn vị % ). Ta thường lấy </b>
<b>số liệu năm đầu tiên là ứng với 100% , số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên . Sau đó ta sẽ vẽ đường biểu diễn </b>
<b>Hình minh họa </b>


<b> Biểu đồ đường </b>
<b> 1.4 Đường chỉ số phát triển </b>


<b>Dạng này em đang ngâm cứu chưa biết nhiều đến mong pác nào biết thì post lên cho mọi người cùng tham khảo </b>


<b>2. Các loại biểu đồ thể hiện cơ cấu đối tượng địa lí </b>




<b> 2.1 Biểu đờ hình trịn </b>


<b> </b>

<b> *</b>

<b>Thường dùng để biểu diễn cơ cấu thành phần của 1 tổng thể và qui mô của đối tượng cần trình bày .Chỉ được thực hiện khi đánh </b>
<b>giá trị tính của các đại lượng được tính bằng % và các giá trị thành phần cộng lại bằng 100%</b>


<b>Ví dụ : Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế Việt Nam ..</b>

<b>*</b>

<b>Các bước tiến hành khi vẽ biểu đờ hình trịn </b>


<b>Bước 1 : Xử lí sớ liệu ( Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ đồng , triệu người thì ta phải đổi sang số liệu tinh qui về </b>
<b>dang %</b>


<b>Bước 2 : Xác định bán kính của hình tròn </b>


<b>Lưu ý : Bán kính của hình trịn cần phù hợp với khở giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ .Trong trường hợp phải vẽ </b>
<b>biểu đờ bằng những hình trịn có bán kính khác nhau thì ta phait tính toán bán kính cho các hình tròn </b>


<b>Bước 3 : Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề bài cho </b>


<b>Lưu ý : toàn bợ hình trịn là 360 độ , tướng ứng với tỉ lệ 100% . Như vậy , tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn </b>


<b> +Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ .Thứ tự các thành </b>
<b>phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh </b>


<b>Bước 4 : Hoàn thiện bản đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ ,tiếp ta sẽ chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bant chú giải </b>
<b>cuối cùng ta ghi tên biểu đồ )</b>


<b>*</b>

<b> Một số dạng biểu đồ hình trịn </b>


<b>+Biểu đờ hình trịn (như đã giới thiệu ở trên )</b>



<b>+Biểu đờ từng nửa hình trịn ( thể hiện trên nửa hình tròn nên tỉ lệ 100% ứng với 180độ và 1% ứng với 1,8 độ . Các nan quạt sẽ được </b>
<b>sắp xếp trong 1 nửa hình trịn )</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>2.2 Biểu đờ miền </b>


<b>*</b>

<b>Biểu đờ miền cịn được gọi là biểu đờ diện .Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng .Toàn </b>
<b>bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông ), trong đó được chia thành các miền khác nhau</b>


<b>Ví dụ : Biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng của các ngành nông nghiệp nhóm A và nhóm B (thời kì 1998 _2007)</b>

<b>*</b>

<b>Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ miền </b>


<b>Bước 1 : Vẽ khung biểu đồ </b>
<b>Bước 2: Vẽ ranh giới của miền </b>


<b>Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ (tương tự như các cách vẽ trên ^^)</b>

<b>*</b>

<b>Một số dạng biểu đồ miền thường gặp :</b>


<b>+ Biểu đồ miền chồng nối tiếp</b>
<b>+Biểu đồ chồng từ gốc tọa độ </b>
<b> Hình biểu diễn :</b>


<b>Lưu ý :Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau , ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên .Việc sắp xếp thứ tự </b>
<b>của các miền cần lưu ý sao cho có ý nghĩa nhất đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ .Khoảng cách </b>
<b>cấc năm trên cạnh nằm ngang cần đúng tỉ lệ . Thời điểm năm đầu tiên nằm trên cạnh đứng bên trái của biểu đồ . Nếu số liệu của đề bài </b>
<b>cho là số liệu thô (số liệu tuyệt đối ) thì trước khi vẽ cần xử lí thành số liệu tinh (số liệu theo tỉ lệ %)</b>


<b>2.3 Biểu đồ hình vuông </b>


<b>*</b>

<b> Biểu đồ được thể hiện bằng 1 hình vuông lớn , trong đó được chia thành 100 hình vuông nhỏ , nên tỉ lệ 1% ứng</b>

<b>với diện tích của 1 hình vuông nhỏ .</b>


<b>2.4 Biểu đồ cột chồng (như đã giới thiệu phần trên ^^)</b>


<b>Bài toán xử lý số liệu liên quan đến " Dân sớ".</b>



Đây cũng là một bài tốn xử lý quen thuộc trong các đề thi tuyển sinh... Sau đây là các dạng toán xử lý số liệu liên quan
đến vấn đề " Dân số".


<b>Bài toán 1:</b>


Cho bảng số liệu: Dân số thế giới năm 2003.


Dân số(tỉ người) Số người sinh ra(SNSR)
( triệu người)


Số người tử vong(SNTV)


( triệu người)
Các nước đang phát triển 4,502 140 81


Các nước phát triển 1,121 18 10


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Cho biết: Tỉ suất sinh năm 2003 của toàn thế giới là bao nhiêu?


<b>Bài làm:</b>


Tỉ suất sinh ( TSS) = (SNSR : DS) x 100%. ( Cùng đơn vị )
TSS thế giới năm 2003 = ( 0,158 : 5,623) x 100% = 2,81 ( % )



<b>Bài toán 2: </b>


Cho bảng số liệu: Dân số thế giới năm 2003.


Dân số(tỉ người) Số người sinh ra(SNSR)
( triệu người)


Số người tử vong(SNTV)


( triệu người)
Các nước đang phát triển 4,502 140 81


Các nước phát triển 1,121 18 10


Thế giới 5,623 158 91


Cho biết: Tỉ suất tử năm 2003 của các nước đang phát triển là bao nhiêu?


<b>Bài làm:</b>


Tỉ suất tử ( TST) = (SNTV : DS) x 100%. ( Cùng đơn vị ).


TST các nước đang phát triển năm 2003 = ( 0,081 : 4,502 ) X 100% = 1,8 %


<b>Bài toán 3: </b>


Cho bảng số liệu: Dân số thế giới năm 2003.


Dân số(tỉ người) Số người sinh ra(SNSR)
( triệu người)



Số người tử vong(SNTV)


( triệu người)
Các nước đang phát triển 4,502 140 81


Các nước phát triển 1,121 18 10


Thế giới 5,623 158 91


Cho biết: Gia tăng tự nhiên ( GTTN) năm 2003 của các nước phát triển là bao nhiêu?


<b>Bài làm:</b>


GTTN = Tỉ suất sinh( TSS) - Tỉ suất tử ( TST).


- Tử suất sinh năm 2003 của các nước phát triển là 1,61 %.
- Tỉ suất tử năm 2003 của các nước phát triển là 0,89 %.


=> GTTN của các nước phát triển năm 2003 là: 1,61 - 0,89 = 0,72 %


<b>Bài toán 4:</b>


Cho bảng số liệu: Dân số thế giới năm 2003.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

( triệu người) ( triệu người)
Các nước đang phát triển 4,502 140 81


Các nước phát triển 1,121 18 10



Thế giới 5,623 158 91


Cho biết: Tỉ suất tử năm 2003 của các nước phát triển kém hơn tỉ suất tử của các nước đang phát triển là bao nhiêu?


<b>Bài làm:</b>


Tỉ suất tử năm 2003 của các nước đang phát triển là 1,8 %.
Tỉ suất tử năm 2003 của các nước phát triển là 0,89 %


=> Tỉ suất tử năm 2003 của các nước phát triển kém hơn tỉ suất tử của các nước đang phát triển là:
1,8% - 0,89 % = 0,91 %


<b>Bài toán 5: </b>


Cho bảng số liệu: Dân số thế giới năm 2003.


Dân số(tỉ người) Số người sinh ra(SNSR)
( triệu người)


Số người tử vong(SNTV)


( triệu người)
Các nước đang phát triển 4,502 140 81


Các nước phát triển 1,121 18 10


Thế giới 5,623 158 91


Cho biết: Tỉ suất sinh năm 2003 của các nước phát triển hơn tỉ suất sinh của các nước đang phát triển là bao nhiêu?



<b>Bài làm:</b>


- Tử suất sinh năm 2003 của các nước phát triển là 1,61 % .
- Tử suất sinh năm 2003 của các nước đang phát triển là 9,32 %.


=> Tử suất sinh năm 2003 của các nước phát triển phải kém hơn tỉ suất sinh của các nước đang phát triển .


<b>Vấn đề cần nhớ:</b>


- Chú ý đơn vị của các tiêu chí.


- CT của Tỉ suất sinh ( TSS) = (SNSR : DS) x 100%. ( Cùng đơn vị )
- CT của Tỉ suất tử ( TST) = (SNTV : DS) x 100%. ( Cùng đơn vị ).
- CT của GTTN = Tỉ suất sinh( TSS) - Tỉ suất tử ( TST).


<b>Một số bài toán liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>1) Một số khái niệm:</b>


<b>a) Xuất khẩu( XK):</b> Là một trong hai lĩnh vực của hoạt động ngoại thương. <b>Xuất khẩu</b>, trong lý luận thương mại quốc
tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngồi, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán
hàng hóa cho nước ngồi.


- Các nhân tố tác động: Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước khơng thay đổi, giá
trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngồi và vào tỷ giá hối đối. Thu nhập của nước ngồi tăng (cũng có
nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc), thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên. Tỷ giá hối đoái tăng
(tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ), thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ
trở nên thấp đi.


- Xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế: Trong tính tốn tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu).


Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc
dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.
Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược cơng nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vì xuất
khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, IMF thường khuyến
nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa.


<b>b) Nhập khẩu( NK):</b> Là một trong hai lĩnh vực của hoạt động ngoại thương. <b>Nhập khẩu</b>, trong lý luận thương mại
quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất
nước ngồi cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân
thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân
thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại.


Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong
một khoảng thời gian nhất định. Đơi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc
trọng lượng (cái, tấn, v.v...)


Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước
càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá hối đối tăng, thì giá hàng nhập
khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi.


- Hàm nhập khẩu:


Đường nhập khẩu cắt trục hồnh ở δ, dốc lên phía phải với độ dốc là γ.
Ký hiệu:


 M: kim ngạch (giá trị) nhập khẩu
 Y: tổng thu nhập quốc dân


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Hàm nhập khẩu:
 M = γ.Y + δ



- Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu: Mực độ phụ thuộc vào nhập khẩu của một quốc gia được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị
nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân.


<b>C) Cán cân thương mại ( CCTM)- Cán cân xuất- nhập khẩu: Cán cân thương mại</b> là một mục trong tài khoản vãng
lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một
quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu)
giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ
hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là <b>xuất khẩu ròng</b> hoặc <b>thặng dư thương mại</b>. Khi cán cân thương mại có thặng dư,
xuất khẩu rịng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu rịng/thặng dư
thương mại mang giá trị âm. Lúc này cịn có thể gọi là <b>thâm hụt thương mại</b>. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm
xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các
trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.


- Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:


 Nhập khẩu : có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó cịn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi
GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi
cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng
cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa
sản xuất tại nước ngồi. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng
lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì
người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.
 Xuất khẩu : chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này


chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn
hàng. Chính vì thế trong các mơ hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.


 Tỷ giá hối đoái : là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa


sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì
giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với
người nước ngồi. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu
dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế
trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu rịng tăng lên. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000
VND và một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đối 2.000
VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương
đương của Việt Nam là 70.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh
tranh hơn. Nếu VND mất già và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén
Trung Quốc sẽ được bán với giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt
Nam.


- Tác động của cán cân thương mại đến GDP: Đối với một nền kinh tế mở, cán cân thương mại có hai tác động quan
trọng: xuất khẩu ròng bổ sung vào tổng cầu (AD) của nền kinh tế; số nhân đầu tư tư nhân và số nhân chi tiêu chính phủ
khác đi do một phần chi tiêu bị "rò rỉ" qua thương mại quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch địi hỏi sự thanh tốn từ phía người cư trú ở ngồi nước cho
người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có


=> CCTT = CCTM + Vốn đầu tư nước ngồi ( VĐT).


<b>2) Một số công thức:</b>


- CCTM = XK - NK.


- Tổng giá trị xuất - nhập khẩu( TGT): TGT= XK+NK.


- Tỉ trọng xuất khẩu trong tổng giá trị xuất nhập ( % XK): %XK = ( XK:TGT) X 100%
- Tỉ trọng nhập khẩu trong tổng giá trị xuất nhập ( % NK): %NK = ( NK:TGT) X 100%



<b>3) Mợt sớ ví dụ:</b>


a) Ví dụ 1: Năm 1989, TGT của nước ta đạt 4511,8 triệu USD, CCTM đạt -619,8 triệu USD. Tính giá trị XK và NK?
Bài làm:


Ta có:


- CCTM = XK - NK ( 1)
- TGT = XK + NK ( 2)


Từ ( 1) và (2) => 2XK= CCTM +TGT <=> XK =( CCTM+ TGT): 2


<=> XK =( -619,8 +4511,8):2 = 1946 triệu USD.
Ta có NK= TGT - XK = 4511,8 - 1946= 1565, 8 triệu USD.


b) Ví dụ 2: Năm 1992, CCTM nước ta đạt + 40 triệu USD, giá trị NK đạt 2540,7 triệu USD. Tính giá trị XK và TGT.
Giải:


Ta có: CCTM = XK - NK
<=> 40= XK - 2540,7


<=> XK = 2580,7 triệu USD.
- TGT= XK + NK = 5121,4 triệu USD.


c) Ví dụ 3: Năm 1989, TGT của nước ta đạt 4511,8 triệu USD, CCTM đạt -619,8 triệu USD. Tính giá trị XK và NK?
Tính tỉ lệ XK so với NK trong năm 1989.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- CCTM = XK - NK ( 1)
- TGT = XK + NK ( 2)



Từ ( 1) và (2) => 2XK= CCTM +TGT <=> XK =( CCTM+ TGT): 2


<=> XK =( -619,8 +4511,8):2 = 1946 triệu USD.
Ta có NK= TGT - XK = 4511,8 - 1946= 1565, 8 triệu USD.


* Theo giả thiết tính tỉ lệ XK so với NK, nên ta có:


- Coi NK là 100% ta có : %NK= ( XK : NK)X 100% = (1946: 2565,8)X100%= 75,8%


<b>Cách vẽ biểu đồ thích hợp </b>



Để vẽ được các biểu đồ thích hợp cần phải nắm đựơc khả năng và yêu cầu chung khi vẽ các biểu đồ .Có rất nhiều loại
biểu đồ , tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu rèn luỵên của học sinh vẽ biểu đồ bằng tay thì ta chỉ giới hạn 1 số loại biểu đồ
sau đây :


+Biểu đồ cột.


+Biểu đồ đường ( đồ thị ) .
+Biểu đồ kết hợp cột và đường.


+Biểu đồ hình trịn( cịn gọi là biểu đồ bánh ).
+Biểu đồ hình vng (100 ô vuông )


+Biểu đồ miền.


<b>Khi vẽ các biểu đồ :cột, đồ thị, biểu đồ kết hợp cột và đường, các biểu đồ miền cần chú ý :</b>


-Trục giá trị Y (thường là trục đứng ) phải có mốc giá trị cao nhất cao hơn giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu.Thường có
mũi tên chỉ chiều tăng lên của giá trị .Phải ghi rõ ở đầu cột hay dọc theo cột ( vd:nghìn tấn, triệu kw.h, ...)



-Ghi rõ gốc toạ độ bởi vì có trường hợp ta có thể chọn gốc toạ độ khác 0.Nếu có chiều âm thì phải ghi rõ.


-Trục định loại( trục X ) cũng phải ghi rõ danh số (vd:năm, nhóm tuổi, vùng...).Trong trường hợp trục X thể hiện các
mốc thời gian (năm) thì ở biểu đồ đường, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp cột và đường thì cần chia các mốc trên trục X
tương ứng với các mốc thời gian.Còn đối với biểu đồ cột thì điều này khơng bắt buộc.


-Đối với các biểu đồ cột đơn có thể ghi số liệu ở trên đầu cột (nếu ít cột).


-Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn , giả sử có sự chênh lệch quá lớn về giá trị giữa 1 vài cột lớn nhất và các cột cịn
lại, ta có thể vẽ trục Y gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất của các cột còn lại và các cột có giá trị lớn nhất sẽ vẽ thành
cột gián đoạn .Ta có thể hình dung cách làm như trong bản đồ Lam ngư nghiệp của tập Atlat địa lí Việt Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

-Ghi tên biểu đồ ở trên hoặc dưới biểu đồ đã vẽ .


<b>Khi vẽ các biểu đờ hình trịn cần chú ý : </b>


-Thiết kế chú giải trước khi vẽ các hình quạt thể hiện các phần của các đối tượng.
-Trật tự vẽ các hình quạt theo đúng trật tự trong bảng chú giải ( để tránh nhầm lẫn )


-Nếu vẽ từ 2 biểu đồ hình trịn trở lên thì cần thống nhất quy tắc vẽ (thuận hay ngược chiều kim đồng hồ).
-Nếu bảng số liệu cỉh cho cơ cấu %thì nên vẽ các biểu đồ có kích thước giống nhau.


-Nếu bảng số liệu cho phép thể hiện cả quy mơ và cơ cấu thì có thể biểu diễn các biểu đồcó kích thước khác nhau 1 cách
tương ứng.


<b>Khi vẽ biểu đồ hình vuông :</b>


-Biểu đồ này cũng có thể dùng để thể hiện cơ cấu , nhưng nói chung kiểu biểu đồ này ít dùng, vì khi vẽ tốn thời gian, tốn
diện tích thể hiện, khả năng truyền tải thơng tin có hạn ( vd thể hiện phần lẻ không uyển chuyển bằng biểu đồ trịn)



<b>Lưu ý khác khi vẽ biểu đờ :</b>


-Cần lưu ý rằng các loại biểu đồ có thể sử dụng thay thế nhau, tuỳ theo đặc trưng của các số liệu,yêu cầu của đề ra.Vì
vậy khi lựa chọn các dạng biểu đồ thích hợp, cần hiểu rõ những ưu điểm, hạn chế cũng như khả năng biểu diễn của từng
loại biểu đồ


-Như vậy chúng ta cần tránh mang định kiến về các loại biểu đồ .Chẳng hạn, không nhất thiết phải biểu diễn cơ cấu bằng
biểu đồ hình trịn, khơng nhất thiết bác bỏ khả năng của các loại biểu đồ khác trong việc biểu diễn cơ cấu và cả động thái
của sự biến đổi cơ cấu


<b>Bài toán xử lý số liệu liên quan đến độ che phủ.</b>



Bài toán vẽ biểu đồ liên quan đến độ che phủ ln là một bài tốn khó địi hỏi học sinh cần lắm vững kiến thức và các
công thức tính tốn sau đây là một số bài tốn xử lý số liệu phục vụ cho vẽ biểu đồ về độ che phủ: ( Có 3 bài tốn cơ bản
cần biết).


<b>1) Bài toán 1:</b>


Cho bảng số liệu:Diện tích rừng và đất tự nhiên của các vùng nước ta năm 1995.
Diện tích rừng ( DTR)


(1000 ha)


Diện tích đất tự nhiên(DTTN)
( triệu ha)


Cả nước 9802,2 33,1


Tây Nguyên 3224,8 5,56



Duyên hải miền Trung 3220,1 9,6


TDMNPB 2469,6 10,29


Đông Nam Bộ 611 2,35


Cho biết: Độ che phủ của rừng nước ta năm 1995 của nước ta là bao nhiêu?


<b>Bài làm:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Độ che phủ = ( DTR : DTTN ) x 100%


=> Độ che phủ của rừng nước ta năm 1995 là: ( 9,8022 : 33,1 ) x 100% = 29,6 %.


<b>2) Bài toán 2: </b>


Cho bảng số liệu:Diện tích rừng và đất tự nhiên của các vùng nước ta năm 1995.
Diện tích rừng ( DTR)


(1000 ha) Diện tích đất tự nhiên(DTTN)( triệu ha)


Cả nước 9802,2 33,1


Tây Nguyên 3224,8 5,56


Duyên hải miền Trung 3220,1 9,6


TDMNPB 2469,6 10,29


Đông Nam Bộ 611 2,35



Cho biết: Độ che phủ của rừng vùng Tây Nguyên năm 1995 của nước ta là bao nhiêu?


<b>Bài làm:</b>


Độ che phủ = ( DTR : DTTN ) x 100%


=> Độ che phủ của rừng Tây Nguyên năm 1995 là: ( 3,2248 : 5,56 ) x 100% = 58 %.


<b>3) Bài toán 3: </b>


Cho bảng số liệu:Diện tích rừng và đất tự nhiên của các vùng nước ta năm 1995.
Diện tích rừng ( DTR)


(1000 ha) Diện tích đất tự nhiên(DTTN)( triệu ha)


Cả nước 9802,2 33,1


Tây Nguyên 3224,8 5,56


Duyên hải miền Trung 3220,1 9,6


TDMNPB 2469,6 10,29


Đông Nam Bộ 611 2,35


Cho biết: Độ che phủ của rừng vùng là còn nhiều nhất?


<b>Bài làm:</b>



- Độ che phủ của rừng Tây Nguyên năm 1995 là: ( 3,2248 : 5,56 ) x 100% = 58 %.
- Độ che phủ của rừng TDMNPB năm 1995 là: ( 3,2201 : 9,6 ) x 100% = 33,5 %
- Độ che phủ của rừng TDMNPB năm 1995 là: ( 2,4696 : 10,29 ) x 100% = 24 %.
- Độ che phủ của rừng ĐNB năm 1995 là: ( 0,611 : 2,35 ) x 100% = 26 %.


<b>===> Kiến thức cần:</b>


- Chú ý đổi ra các đơn vị tương đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

__________________________________


Chúc các bạn lắm chắc dạng toán xử lý số liệu về độ che phủ này để khi gặp phải sẽ khơng bỡ ngỡ và khó xử!

<b>Bí quyết vẽ biểu đờ trịn</b>



1. Thiết kế bảng chú giải trước khi vẽ


2. Trật tự các quạt phải theo đúng trật tự của bảng số liệu và chú giải
************************************


*Quy trình vẽ:


1. Quạt thứ nhất, bắt đầu từ tia 12h và các quạt tiếp theo vẽ thuận theo chiều kim đồng hồ.


2. Nếu bảng số liệu chỉ cho các giá trị tuyệt đối (ví dụ: triệu tấn, triệu ha ...) thì phải chuyển thành các giá trị % để vẽ
biểu đồ tròn


</div>

<!--links-->


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×