Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quản lý của chính quyền tỉnh hải dương đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.73 KB, 7 trang )

Trường Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

TRầN QuốC VIệT

QUảN Lý CủA CHíNH QUYềN TỉNH HảI DƯƠNG
ĐốI VớI
VốN ĐầU TƯ XÂY DựNG CƠ BảN Từ NGÂN
SáCH NHà NƯớC
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYễN THị Lệ THúY

Hà nội - 2015


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Những năm vừa qua trong q trình đầu tư xây dựng cơ bản, Nhà nước
ln chú trọng huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng mà trong đó vốn từ
Ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên, việc quản lý vốn đầu tư
còn nhiều bất cập từ các khâu như: Lập kế hoạch vốn đầu tư; thanh, quyết toán vốn
đầu tư; kiểm sốt vốn đầu tư cịn bộc lộ nhiều yếu điểm chưa nâng cao được hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư. Trước tình hình đó học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Quản lý của chính quyền tỉnh Hải Dương đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách nhà nước”, là đề tài mà đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn thực hiện vốn đầu tư.
Không nghiên cứu quản lý vốn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn kết
thúc đầu tư đưa cơng trình vào khai thác, sử dụng. Đề tài nghiên cứu được xây
dựng thành luận văn tốt nghiệp với 3 chương, cụ thể:


Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
Luận văn đã đưa ra được khung nghiên cứu về quản lý của chính quyền
cấp tỉnh đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Qua đó
hiểu được thế nào là vốn đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
và đặc điểm của nguồn vốn đầu tư; quản lý vốn đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách nhà nước gồm những hoạt động nào; chủ thể quản lý là ai; mục
tiêu của quản lý là gì? Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư như thế nào cho hợp lý và
đem lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời luận văn cũng xác định được nội dung của
quản lý vốn đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của chính
quyền cấp tỉnh gồm các hoạt động như: Bộ máy quản lý vốn đầu tư; Lập và giao
kế hoạch vốn đầu tư; thanh, quyết toán vốn đầu tư; kiểm soát vốn đầu tư. Điều
quan trọng nhất là luận văn đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ


ngân sách nhà nước bao gồm nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngồi
chính quyền tỉnh.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý của chính quyền tỉnh Hải Dương
đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước giai đoạn 20112014.
Từ việc thu thập và phân tích số liệu trong giai đoạn 2011 – 2014, chính
quyền tỉnh Hải Dương đã thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước của 809 dự án với tổng mức đầu tư lên đến 3.130 tỷ đồng. Đó là kết
quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND - UBND tỉnh Hải Dương, và các
sở, ban ngành có liên quan. Qua thu thập số liệu và phân tích thực trạng quản lý
của chính quyền tỉnh Hải Dương đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước cho thấy:
Thứ nhất, Thực trạng bộ máy quản lý vốn còn bộc lộ nhiều điểm yếu như:
Năng lực chuyên mơn của cán bộ quản lý vốn cịn yếu do không được đào tạo
chuyên sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; sự phối hợp giữa các cơ quan

chức năng trong quản lý vốn đầu tư còn thiếu nhịp nhàng và linh hoạt.
Thứ hai, Thực trạng lập kế hoạch vốn đầu tư: Hàng năm vốn đầu tư đã
được phân bổ cho các dự án theo quy định, tỷ lệ vốn đầu tư ngày một tăng tuy
nhiên việc lập kế hoạch vốn đầu tư vẫn còn một số bất cập như: Việc giao vốn đầu
tư còn bị trùng lặp; việc tính tốn chi phí dự phịng chưa chính xác dẫn đến việc
phân bổ vốn đầu tư thiếu chính xác gây lãng phí vốn đầu tư; việc giao chuyển
nguồn đâu tư còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu của vốn đầu tư.
Thứ ba, Thực trạng thanh, quyết toán vốn đầu tư: Trong gian đoạn từ năm
2011 - 2014 tỷ lệ thanh toán vốn đầu tư so với kế hoạch vốn giao ln đạt trên
95% (trung bình 97,72%/năm). Tuy nhiên số vốn chưa thanh tốn hết cịn phải
thực hiện chuyển nguồn trong 4 năm (2011-2014) luỹ kế lên đến 71.136 triệu
đồng. Nguyên nhân chủ yếu là đơn vị thi công chậm tiết độ, cơng tác hồn cơng
chậm, thiếu khối lượng để thanh toán vốn đầu tư. Việc quyết toán vốn đầu tư đã
được chú trong quan tâm trong giai đoạn 2011 - 2014 có 647/647 dự án hồn thành


được thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo quy định. Thơng qua việc thẩm tra quyết
tốn vốn đầu tư đã thu hồi nộp ngân sách 50.898 triệu đồng do thi cơng thiếu khối
lượng. Tuy nhiên việc quyết tốn vốn đầu tư chưa được thực hiện thường xuyên
liên tục; nguyên nhân chủ yếu là do thiếu cán bộ làm công tác thẩm tra quyết tốn
dự án hồn thành và thiếu chế tài đủ mạnh để răn đe chủ đầu tư trong việc thực
hiện quyết tốn dự án hồn thành theo quy định.
Thứ tư, Thực trạng kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước của chính quyền tỉnh Hải Dương: Qua phân tích thực trạng quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho thấy chính quyền tỉnh Hải Dương
đã tổ chức tốt các hoạt động kiểm soát vốn đầu tư như: sự giám sát của HĐND
tỉnh, quản lý của UBND tỉnh, công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng,
hoạt động giám sát cộng đồng của địa phương tại nơi cơng trình được thực hiện
đầu tư. Tuy nhiên hoạt động kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước của chính quyền tỉnh Hải Dương vẫn còn một số hạn chế như sau: (1)

Việc giám sát đánh giá đầu tư của chính quyền tỉnh chưa được kịp thời, chưa
thường xuyên (2) Tổ chức thực hiện giám sát đầu tư cộng đồng chưa tốt, chưa có
tiêu chí cụ thể (3) Việc thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên và
còn chồng chéo.
Luận văn cũng đã đánh giá được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế trong quản lý của chính quyền tỉnh Hải Dương đối với vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện quản lý của chính quyền tỉnh Hải
Dương đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước đến năm
2020.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Hải
Dương tập trung một số chỉ tiêu như sau: Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường
đầu tư; đầu tư có trọng điểm cho các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ưu tiên
đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nông nghiệp, nông thơn, các ngành
cơng nghiệp và dịch vụ có khả năng tạo giá trị tăng thêm cao, bảo vệ tài nguyên và
môi trường. Phấn đấu giai đoạn đến năm 2020 thu hút 145 – 150 ngàn tỷ đồng vốn


đầu tư toàn xã hội. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm để tăng
tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Thực hiện chủ trương xã hội hố trong xây dựng
hạ tầng. Đa dạng hố các hình thức huy động vốn, hình thành và tăng cường các
quỹ hỗ trợ, quỹ bảo hiểm sản xuất. Tạo môi trường đầu tư thơng thống, tăng
cường cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư; xây dựng các dự án thu hút
nguồn vốn từ bên ngoài (ODA, FDI và NGO).
Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của chính quyền
tỉnh Hải Dương, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, Hoàn thiện bộ máy quản lý vốn đầu tư gồm: (1) Thành lập các ban
quản lý dự án chuyên ngành theo từng lĩnh vực trực thuộc UBND tỉnh quản lý để
nâng cao tính chuyên nghiệp về quản lý vốn đầu tư (2) Thường xuyên phối hợp với
các cơ sở đào tạo mở lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ

làm công tác quản lý vốn đầu tư.
Thứ hai, Hồn thiện cơng tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ
NSNN cần thực hiện như sau: (1) UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan Kế hoạch và
Đầu tư, Tài chính phối hợp chặt chẽ trong cơng tác lập kế hoạch vốn đầu tư
XDCB từ NSNN. Trên cơ sở đó chỉ đạo điều hành và cụ thể hóa vào kế hoạch
hàng năm để khơng bị động trong công tác giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB (2)
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong đó có hệ thống bảng
biểu và chỉ tiêu XDCB theo nguyên tắc rút gọn số chỉ tiêu, chỉ đưa ra các chỉ
tiêu tổng hợp mang tính dự báo, định hướng (3) Tuân thủ các qui định về điều
kiện, thủ tục giao kế hoạch vốn cho các dự án đầu tư XDCB hàng năm theo các
quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
Thứ ba, Hồn thiện thanh tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước gồm các giải pháp sau: (1) Củng cố, tăng cường bộ máy và con người của
cơ quan Kho bạc nhà nước tỉnh (2) Cải cách thủ tục thanh tốn theo hướng đơn
giản hóa hơn và có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cơ quan ban ngành có
liên quan (3) Nghiên cứu quản lý thanh toán cho dự án đầu tư theo nguyên tắc
“đầu ra” sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng cơ bản là cơng trình xây dựng.


Thứ tư, Hồn thiện quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước gồm các giải pháp sau: (1) Có cơ chế khen thưởng và xử phạt đới với các đơn
vị, cá nhân có thành tích trong cơng tác quyết tốn vốn đầu tư (2) UBND tỉnh
chỉ đạo giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thống nhất với Sở Tài chính trừ vào
kế hoạch vốn đầu tư năm sau của các đơn vị tương ứng với số vốn đầu tư chưa
được quyết toán đối với các dự án vi phạm thời gian lập và phê duyệt quyết toán
(3) UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính thực hiện hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư
hồn thành tốt cơng tác quyết tốn vốn đầu tư XDCB từ NSNN (4) Bố trí cán bộ có
năng lực, có chun mơn nghiệp vụ trong cơng tác thẩm tra quyết tốn vốn đầu tư
hoặc có thể trưng tập cán bộ có chun mơn ở các Sở ban ngành khác (như Giao
thông, Xây dựng, Nông nghiệp,...) để hỗ trợ công tác thẩm tra quyết tốn vốn đầu

tư.
Thứ năm, Hồn thiện kiểm soát sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN: (1) Đổi
mới hoạt động giám sát của HĐND tỉnh đối với việc kiểm tra giám sát hoạt động
quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN (2) UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo Thanh tra
nhà nước tỉnh, Thanh tra chuyên ngành Kế hoạch đầu tư, Tài chính xây dựng kế
hoạch thanh tra thường xuyên đối với hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
(3) Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát cộng đồng địa phương.
Luận văn cũng nêu ra được các đề xuất kiến nghị đối với chính quyền tỉnh
Hải Dương và các cơ quan nhà nước cấp trên như: Chính phủ và một số Bộ, ngành
có liên quan đối với một số văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực đầu tư xây dựng
cơ bản.
Cùng với nỗ lực của tác giả, luận văn đã xác định khung nghiên cứu về quản
lý của chính quyền cấp tỉnh đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN; phân tích thực
trạng quản lý của chính quyền tỉnh Hải Dương đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN
giai đoạn 2011 - 2014; đánh giá được những ưu điểm, hạn chế và các nguyên nhân
của những hạn chế trong quản lý của chính quyền tỉnh Hải Dương đối với vốn đầu
tư XDCB từ NSNN của trong giai đoạn 2011 - 2014; đề xuất được định hướng và
giải pháp hoàn thiện quản lý của chính quyền tỉnh Hải Dương đối với vốn đầu tư


XDCB từ NSNN trong thời gian tới. Mặc dù đã có những cố gắng nhưng khơng thể
tránh khỏi những hạn chế, kính mong các thầy, cơ trong Hội đồng chỉ dẫn, các bạn
đồng nghiệp góp ý để luận văn này tiếp tục hồn thiện có giá trị cao hơn để áp dụng
vào cơng tác quản lý của chính quyền tỉnh Hải Dương đối với vốn đầu tư XDCB từ
NSNN trong thời gian tới./.



×