Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Quản lý của cục thuế tỉnh phú thọ đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.4 KB, 9 trang )

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong những năm qua, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã
có những đóng góp rất đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ
cấu ngành, thu hút và đem lại việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Mặc dù số nộp
ngân sách Nhà nước còn khiêm tốn nhưng bước đầu đã có những tín hiệu khả quan cho thấy
việc tăng số nộp ngân sách chỉ còn là vấn đề thời gian.
Công tác quản lý thuế đối với khối các doanh nghiệp có vốn ĐTNN của Cục Thuế
tỉnh Phú Thọ cũng đã đạt được những kết quả tốt. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ nhiều tồn
tại, hạn chế. Một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN cịn chưa ý thức tốt trong việc thực hiện
chính sách thuế, cịn có hiện tượng khai sai, trốn thuế…
Do vậy, đi sâu nghiên cứu để tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường quản
lý thuế TNDN của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một vấn đề cần được quan
tâm hàng đầu. Xuất phát từ những thực tế trên, đề tài “Quản lý của Cục Thuế tỉnh Phú
Thọ đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”
được chọn để nghiên cứu.
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp và đề
xuất định hướng, giải pháp quản lý thuế TNDN của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách
Nhà nước.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý của cơ quan thuế địa phương đối với
thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng quản lý của Cục thuế tỉnh Phú Thọ đối với thuế thu nhập
doanh nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi giai đoạn 2010 - 2014.
Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý của Cục Thuế tỉnh Phú
Thọ đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
đến năm 2020.




Chương 1:
Chương 1, trình bày những vấn đề chung về Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi, thuế thu nhập doanh nghiệp như khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN, mục
tiêu và nguyên tắc của quản lý thuế. Trên cơ sở đó nắm bắt rõ những vấn đề chung nói
trên, luận văn đi vào lý luận về 4 khâu quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của Cục thuế
địa phương, đó là: Cơng tác tun truyền - hỗ trợ người nộp thuế; Quản lý kê khai, kế
toán thuế; Công tác thanh tra, kiểm tra thuế; Công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế phân
tích những vấn đề cơ bản về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Với
những lý luận về nội dung quản lý thuế, kết hợp với các nhân tố ảnh hưởng bên trong
cũng như bên ngoài đến quản lý của cơ quan thuế địa phương đối với thuế thu nhập
doanh nghiệp của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, đó là:
- Doanh nghiệp có vốn ĐTNN thường là Chi nhánh của các Cơng ty đa quốc gia.
- Nguồn vốn bao gồm vốn góp để hình thành vốn pháp định, vốn vay hoặc vốn bổ
sung từ lợi nhuận giữ lại để mở rộng và triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nguồn vốn đầu tư được sử dụng theo mục đích của chủ ĐTNN theo quy định
pháp luật của nước sở tại.
- Đi kèm với dự án là ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất nhập khẩu); Chuyển
giao công nghệ; Di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao động quốc tế góp phần vào
việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp.
- Thông thường chủ các doanh nghiệp trực tiếp điều hành hoặc tham gia điều hành
hoạt động của doanh nghiệp theo tỷ lệ vốn mà tổ chức hay cá nhân đó đóng góp.
- Quyền lợi và trách nhiệm của nhà ĐTNN gắn chặt với doanh nghiệp mà họ đầu
tư.
- Do chủ đầu tư của doanh nghiệp có vốn ĐTNN phần lớn là các công ty đa quốc
gia hoặc các cơng ty mẹ ở nước ngồi nên có thể xảy ra hiện tượng trốn thuế qua chuyển
giá.
Thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có
một số đặc điểm nổi bật sau:



- Qua số liệu thống kê tình hình thu nộp ngân sách cho thấy mức độ đóng góp vào
ngân sách của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN rất thấp. Do đặc điểm của các doanh
nghiệp này chủ yếu là xuất khẩu nên hầu như không phát sinh thuế GTGT phải nộp, chủ
yếu phát sinh hoàn thuế GTGT đầu vào; Doanh nghiệp kê khai thu nhập chịu thuế với
mức tỷ suất lợi nhuận thấp hoặc kê khai lỗ dẫn đến không phát sinh thuế TNDN phải nộp
hoặc số phải nộp rất nhỏ.
- Việc tính thuế phải thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về quản lý thuế
như cơ sở tính thuế, phương pháp tính thuế, thủ tục kê khai, nộp thuế của nước sở tại.
- Thuế TNDN hay ở một số nước gọi là thuế Cơng ty mang tính phổ biến đến với
hầu hết quốc gia cho nên có thể tiếp thu cũng như học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau hay từ
các công ty mẹ trong xây dựng hồ sơ nộp thuế, phương pháp tính thuế.
- Thuế TNDN của doanh nghiệp có vốn ĐTNN được hưởng những chính sách ưu
đãi nhằm thu hút vốn ĐTNN.
- Các hình thức trốn thuế, gian lận về thuế của đối tượng này thường rất tinh vi,
khó phát hiện, có nhiều thủ thuật tinh xảo trong gian lận thuế.
- Ngoài ra, các quy định, hướng dẫn về thuế của nước sở tại không đồng bộ với
nước đầu tư dẫn đến doanh nghiệp có sai phạm trong quyết toán thuế TNDN.
Các nội dung quản lý thuế TNDN có vốn đầu tư nước ngồi của cơ quan thuế
địa phương theo Luật quản lý thuế
- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
- Thủ tục hồn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
- Xố nợ tiền thuế, tiền phạt.
- Quản lý thông tin về người nộp thuế.
- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
Quy trình quản lý thuế là tồn bộ các khâu công việc được các bộ phận thuộc cơ

quan thuế thực hiện theo một trình tự nhất định, với những mốc thời gian nhất định, nhằm


bảo đảm cho việc chuyển tiền thuế từ các ĐTNT vào NSNN một cách thuận tiện, nhanh
chóng, đúng pháp luật.
Tác giả luận văn tập trung phân tích nội dung quản lý thuế của cơ quan thuế địa
phương theo các khâu trong quy trình quản lý thuế phân chia theo chức năng quản lý thuế
gồm: Tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế; Kê khai và kế toán thuế; Thanh tra, kiểm tra;
Quản lý nợ và cưỡng chế thuế.
Chương 2:
Chương 2, luận văn trình bày tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi tại tỉnh Phú
Thọ, phân tích thực trạng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục
Thuế tỉnh Phú Thọ từ năm 2010 đến năm 2014, trên cở sở áp dụng theo các lý luận về 4
khâu quản lý thuế ở chương 1. Qua đó, luận văn đánh giá những kết quả đạt được cũng
như những hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế đến công tác quản lý thuế một cách
bao quát bao gồm từ cơ chế quản lý, trình độ năng lực cán bộ và các nội dung quản lý
thuế, để từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị ở chương 3.
Thực trạng quản lý của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đối với thuế thu nhập doanh
nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi giai đoạn 2010-2014 được thể
hiện qua các nội dung sau:
Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
Cục Thuế tỉnh Phú Thọ thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại
chúng để tuyên truyền kịp thời về nội dung của các chính sách thuế mới, chính sách thuế
sửa đổi, bổ sung nhằm giúp NNT cập nhật kịp thời các chính sách thuế mới của Nhà
nước, như: Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật thuế bảo vệ môi trường…Tăng
cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng chính sách
về miễn, giảm, gia hạn nộp thuế theo Nghị quyết của Chính phủ và các văn bản hướng
dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
Kê khai kế toán thuế
Cục Thuế tỉnh Phú Thọ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh tổ chức

thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông trong việc cấp đăng ký kinh doanh, khắc dấu và
đăng ký thuế; đảm bảo cấp mã số thuế đúng hạn cho NNT. Đến thời điểm 31/12/2014


tồn tỉnh có 59.028 tổ chức, cá nhân được cấp mã số thuế do ngành thuế quản lý, trong đó
có 112 doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
Cục Thuế đang tiếp tục triển khai dự án nộp thuế qua các ngân hàng thương mại,
hiện đại hóa cơng tác thu nộp ngân sách, phối hợp với các ngân hàng thương mại khắc
phục những tồn tại nhằm tạo thuận lợi cho NNT trong việc nộp tiền thuế vào NSNN.
Cơng tác hồn thuế đã được Cục Thuế giải quyết kịp thời đúng quy của Luật Quản
lý thuế nhằm giúp các doanh nghiệp và NNT tháo gỡ kịp thời những khó khăn về vốn để
ổn định sản xuất kinh doanh.
Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Công tác quản lý nợ thuế được Cục Thuế hết sức quan tâm. Cục đã tiến hành đánh
giá nợ theo tiêu chí phân loại nợ hợp lý, từ đó có giải pháp quản lý thu nợ. Cục đã tăng
cường công tác thu nợ, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ thuế, xử lý các trường hợp dây
dưa, chây ỳ nộp thuế như: phối hợp với ngân hàng, KBNN để thu nợ thuế; tạm ngừng bán
hoá đơn... Đồng thời, các DN được phân kỳ nộp dần số thuế nợ đọng vào NSNN, tạo điều
kiện cho các DN này duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
thuế với NSNN. Tuy nhiên, bên cạnh một số DN có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ thuế,
một số DN nợ đọng thuế do thực sự có khó khăn về tài chính thì cịn một bộ phận DN
chưa chấp hành tốt các luật thuế.
Thanh tra - kiểm tra thuế
Cục Thuế thường xuyên đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu
thuế, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, tại trụ sở NNT. Tổ chức thanh tra,
kiểm tra trên cơ sở thu thập, phân tích thơng tin cơ bản về NNT, bộ tiêu chí đánh giá rủi
ro; tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và phối hợp với các cơ quan chức năng
liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách.
Tính từ năm 2010 đến hết năm 2014, toàn ngành thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm
tra tại gần 3.000 doanh nghiệp. Tổng số tiền thuế truy thu, truy hoàn, xử phạt là trên 50 tỷ

đồng, giảm lỗ gần 40 tỷ đồng.
Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi là một lĩnh vực phức tạp, địi hỏi phải đáp ứng nhiều điều kiện mới có thể thực hiện


thành cơng nhưng lại được tiến hành trong hồn cảnh đất nước bắt đầu hội nhập kinh tế
toàn cầu cũng như chưa có kinh nghiệm thực tế. Vì vậy có thể khẳng định, những kết quả
bước đầu của công tác chống gian lận, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam rất đáng ghi nhận. Số thuế thu nhập doanh
nghiệp mà cơ quan thuế thu được cũng tạo nền tảng cho số thu vào ngân sách nhà nước.
Việt Nam cũng bước đầu tạo lập được một môi trường đầu tư thơng thống, bình đẳng
giữa các thành phần kinh tế. Cũng như tạo cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành kinh
doanh ở Việt Nam đóng góp vào phát triển kinh tế và tăng thu cho ngân sách.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế về Tổ chức bộ máy quản lý thuế; Công nghệ
quản lý thuế; Thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Ngun nhân của những hạn chế đó là: Cơng tác xây dựng và ban hành các văn
bản hướng dẫn pháp luật thuế cịn thiếu tính ổn định; Ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của
các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp còn thấp; Sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban
ngành khác với ngành thuế chưa hợp lý và gắn kết. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối
tượng nộp thuế chưa linh hoạt, hiệu quả; Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ
cán bộ thuế làm công tác chống gian lận thuế còn hạn chế.
Chương 3:
Chương 3, đề xuất định hướng tăng cường công tác quản lý thu thuế TNDN đối
với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở chỉ ra hạn
chế và phân tích nguyên nhân trong quản lý thuế mà Cục Thuế tỉnh Phú Thọ chưa làm
được trong giai đoạn 2010 – 2014 ở chương 2, luận văn đề xuất các giải pháp và kiến
nghị hướng đến mục tiêu đặt ra chung của toàn Ngành thuế. Những giải pháp cơ bản,
đồng bộ, có tính mới, tính khả thi cao để áp dụng hiệu quả vào công tác quản lý thuế nói
chung và quản lý thuế TNDN nói riêng đối với các doanh nghiệp ĐTNN tại Cục Thuế
tỉnh Phú Thọ trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất những kiến

nghị đối với Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế - Cơ quan cấp trên trực tiếp, với Cấp uỷ,
chính quyền địa phương có liên quan đến quản lý thuế của các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN.
Một số giải pháp chủ yếu:


Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Xây dựng và thực hiện đầy đủ các hình thức
và nội dung tuyên truyền, hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế phù hợp với nhu cầu của tổ
chức, cá nhân nộp thuế và chuẩn mực quốc tế (theo nguyên tắc cơ quan thuế coi tổ chức,
cá nhân nộp thuế là khách hàng) được tổ chức, cá nhân nộp thuế hài lòng và tin tưởng ở
chất lượng phục vụ. Cũng cần đa dạng hóa hình thức tun truyền, hướng dẫn, nội dung
cần đơn giản, dễ hiểu để NNT có thể nhận thức và thấu hiểu nghĩa vụ và quyền lợi của
mình.
Cơng tác kê khai kế tốn thuế: Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai
thuế của NNT, đảm bảo 100% doanh nghiệp ĐTNN nộp đầy đủ các tờ khai thuế đúng
thời hạn. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp nộp chậm hoặc không nộp tờ khai,
các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp. Thực hiện tốt cơng tác
giải quyết hồ sơ hồn thuế.
Công tác quản lý thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế: Cục Thuế cần tăng cường
công tác quản lý nợ thuế, áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế
đồng thời đề ra biện pháp cụ thể để xử lý và thu nộp kịp thời vào NSNN đối với các
khoản nợ có khả năng thu theo quy định nhằm hạn chế nợ mới phát sinh, động viên kịp
thời nguồn lực cho NSNN.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm:
Chú trọng thanh tra, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu quản lý thuế, kết hợp thanh tra, kiểm
tra thuế với kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng hố đơn; trong đó cần tập trung đối với
các doanh nghiệp ĐTNN có quy mơ kinh doanh và doanh số lớn, các doanh nghiệp lỗ
liên tục, doanh nghiệp nợ thuế lớn, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, lĩnh vực khai
thác khoáng sản…
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm dẫn đến trốn, lậu thuế; đôn đốc kịp thời số

thuế, tiền phạt sau kết luận thanh tra, kiểm tra vào NSNN.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và phối hợp với các cơ quan chức
năng liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách và giảm nợ
đọng thuế: Hải quan, Ngân hàng, Kho bạc nhà nước...


Đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thuế TNDN đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Đây là điều kiện quyết định để cơng tác quản lý
thu thuế ngày càng được hồn thiện hơn. Để có thể quản lý tốt thuế thu nhập doanh
nghiệp địi hỏi chính những cán bộ ngành thuế phải có đầy đủ năng lực, trình độ, phẩm
chất. Vấn đề này đòi hỏi ngành thuế trong thời gian tới cần chú trọng hơn nữa công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả về chuyên môn và nghiệp vụ nhất là lực lượng cán bộ trẻ.
Không chỉ chú trọng đến số lượng mà phải đi sâu đào tạo về chất lượng. Chỉ những cán
bộ thuế thực sự có trình độ chun mơn được đào tạo bài bản và có phẩm chất tốt mới có
thể đưa những chính sách, pháp luật của nhà nước đi vào thực tiễn và thực thi chúng một
cách triệt để.
Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong những năm qua, khu vực
kinh tế này đã góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong nước, thúc đẩy xuất khẩu, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động,
chuyển giao cơng nghệ máy móc thiết bị và trình độ quản lý tiên tiến hiện đại. Tuy nhiên,
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN còn nhiều phức tạp,
hiệu quả kinh tế, số nộp ngân sách còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng; Công
tác quản lý thuế đối với khu vực này trong những năm qua tuy đã có nhiều kết quả tích
cực nhưng cịn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết. Do đó, việc tăng cường quản lý thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên tồn quốc nói chung và
ở tỉnh Phú Thọ nói riêng là vấn đề tất yếu. Luận văn đã tập trung nghiên cứu, đề ra các
giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp có
vốn ĐTNN của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ.




×