Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà móng hạt nhân thế hệ thứ 4 nuôi tại tiên phong duy tiên hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG XUÂN TĨNH

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG
SẢN XUẤT CỦA GÀ MĨNG HẠT NHÂN THẾ HỆ 4
NI TẠI TIÊN PHONG, DUY TIÊN, HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG XUÂN TĨNH

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG
SẢN XUẤT CỦA GÀ MĨNG HẠT NHÂN THẾ HỆ 4
NI TẠI TIÊN PHONG, DUY TIÊN, HÀ NAM
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGÔ THỊ KIM CÚC
2. TS. HÀ VĂN DOANH

THÁI NGUYÊN - 2017




i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước đây.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn có
các thơng tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
Người thực hiện

Dương Xuân Tĩnh


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 2 năm học tập, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn
của tơi đã được hồn thành. Nhân dịp này, cho phép tơi được tỏ lịng biết ơn
và cảm ơn chân thành tới:
TS. Ngô Thị Kim Cúc, TS. Hà Văn Doanh đã tận tình, chu đáo, ln cổ
vũ tinh thần, động viên, hướng dẫn và chỉ bảo cho tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Ngun,
Phịng Đào tạo, khoa Chăn ni - Thú y, các thầy cơ giáo trong phịng thí
nghiệm đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập, tiếp thu kiến thức của chương
trình học.
Tơi xin chân thành cảm ơn Trang trại Bảo tồn gà móng của anh chị
Thắm Tuyết, đội 6 thôn Dưỡng Thọ, xã Tiên Phong, Duy Tiên, Hà Nam

giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Ban Lănh đạo và tồn thể cán bộ nơi tơi cơng tác tại Chi cục Thú y Hà Nội.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tơi vượt qua
mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Một lần nữa tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn, cảm ơn chân thành tới những
tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học tập.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Dương Xuân Tĩnh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1
2. Mục tiêu đề tài............................................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
1.1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu ngoại hình của Gà Móng ........................... 4
1.1.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng .............................................. 5

1.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản.................................................... 7
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước .................................. 12
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 12
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................ 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.................................................................................... 24
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................... 24
2.1.1. Đối tượngnghiên cứu .......................................................................... 24
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 24
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 24
2.2.1. Đánh giá đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo của đàn
gà Móng hạt nhân ở thế hệ thứ 4 ............................................................. 24


iv
2.2.2. Đánh giá khả năng suất sản xuất của đàn gà Móng hạt nhân ở thế hệ
thứ 4 ..................................................................................................... 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 24
2.3.1. Bố trí thí nghiệm................................................................................. 24
2.3.2. Đánh giá đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo của đàn
gà Móng hạt nhân ở thế hệ thứ 4 ............................................................. 26
2.3.3. Đánh giá khả năng sản xuất của đàn gà Móng hạt nhân ở thế hệ thứ 4 ..... 27
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 31
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 32
3.1. Đánh giá đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo của đàn gà
Móng hạt nhân ở thế hệ thứ 4 ................................................................. 32
3.1.1. Đánh giá đặc điểm ngoại hình của đàn gà Móng hạt nhân ở thế hệ
thứ 4 ..................................................................................................... 32
3.1.2. Kích thước các chiều đo của đàn gà Móng hạt nhân ở thế hệ thứ 4 ........ 38
3.2. Đánh giá khả năng sản xuất của đàn gà Móng hạt nhân ở thế hệ thứ 4 ........ 40

3.2.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn gà Móng hạt nhân ở thế hệ
thứ 4 ..................................................................................................... 40
3.2.2. Đánh giá năng suất sinh sản của đàn gà Móng hạt nhân ở thế hệ thứ 4..... 50
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 59
1. Kết luận .................................................................................................... 59
2. Đề nghị ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 61


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cs

: Cộng sự

ĐVT

: Đơn vị tính

FAO

: Food anh Agriculure Organization (Tổ chức Nơng
nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc)

HU

: Đơn vị đo Haugh

KL


: Khối lượng

ME

: Metabolizable Energy (Năng lượng trao đổi)

NT

: Ngày tuổi

TT

: Tuần tuổi

TL

: Tỷ lệ

TTTA

: Tiêu tốn thức ăn

SLT

: Sản lượng trứng

XP

: Xuất phát



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Chế độ chăm sóc gà ni sinh sản ............................................ 25

Bảng 2.2.

Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn cho gà Móng sinh sản........... 25

Bảng 2.3.

Quy trình thú y cho gà giai đoạn sơ sinh - 20 tuần tuổi ............. 26

Bảng 3.1.

Đặc điểm ngoại hình của gà Móng ........................................... 32

Bảng 3.2.

Kích thước một số chiều đo (cm) của đàn gà Móng sinh sản
38 tuần tuổi ............................................................................... 38

Bảng 3.3.

Tỷ lệ nuôi sống từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi ...................... 41

Bảng 3.5.


Khối lượng cơ thể từ 8 đến 20 tuần tuổi ................................... 44

Bảng 3.6.

Khối lượng cơ thể của đàn hạt nhân gà Móng thế hệ 4 so với
các thế hệ trước ........................................................................ 46

Bảng 3.7.

Lượng thức ăn tiêu thụ tính chung từ 1 ngày tuổi đến 20
tuần tuổi.................................................................................... 48

Bảng 3.8.

Tuổi đẻ, khối lượng trứng ở các giai đoạn đẻ ............................ 50

Bảng 3.9.

Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ........ 53

Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu sinh sản của đàn hạt nhân gà Móng thế hệ 4
so với các thế hệ trước .............................................................. 54
Bảng 3.11. Chất lượng trứng của gà Móng thế hệ 4 ................................... 56
Bảng 3.12. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở ...................................................... 57


vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.


Kích thước một số chiều đo (cm) của đàn gà Móng sinh
sản 38 tuần tuổi......................................................................... 39

Đồ thị 3.2.

Khối lượng cơ thể giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 7 tuần
tuổi ........................................................................................... 44

Đồ thị 3.3.

Khối lượng cơ thể từ 8 đến 20 tuần tuổi ................................... 45

Biểu đồ 3.4.

Tuổi đẻ, khối lượng trứng ở các giai đoạn đẻ ............................ 51


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn ni gia cầm của Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều
chuyển biến và phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Về số
lượng, tổng đàn gia cầm cả nước năm 2016 là 361,7 triệu con, tăng hơn 5,5% so
với năm 2015 (341,9 triệu con), trong đó đàn gà chiếm 3/4 số lượng đàn gia cầm
được nuôi. Sản lượng thịt năm 2016 đạt 961,938 tấn tăng 5,6% so với năm 2015
và sản lượng trứng đạt 9,5 tỷ quả tăng 6,1% (Tổng cục thống kê năm 2016).
Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn ni gà nói riêng sẽ vẫn tiếp tục tăng
trưởng trong tương lai. Điều này được thể hiện rõ trong Quyết định số
10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về
chiến lược phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020.

Các giống gà bản địa của Việt Nam bao gồm các giống gà như: gà Ri, Mía,
Móng, Hồ, Đơng Tảo, H’Mông... Đặc điểm nổi bật của các giống gà địa phương
là thích nghi tốt với điều kiện mơi trường sống, khả năng chống chịu bệnh tật
tốt, chất lượng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, tuy nhiên những giống
gà địa phương này có năng suất thấp. Vì vây, để nâng cao năng suất chăn ni,
nhiều giống gà có năng suất cao đã được nhập về nước ta. Điều này dẫn đến
hiện tượng lai tạp, suy thoái và mất dần tính đa dạng di truyền của các giống gà
bản địa. Nhiều giống gà đang bị thối hóa, lai tạp, thậm chí một số giống đang
đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) thông
báo rằng, việc các nước nghèo nhập khẩu ồ ạt các giống cao sản chính là mối đe
dọa lớn nhất đối với sự đa dạng các giống vật nuôi bản địa hiện nay. Việc sử
dụng các giống gà cao sản nhập nội cho lai tạo với các giống gà nội nhiều, thậm
chí khơng kiểm sốt đã dẫn đến nguy cơ biến mất của các giống bản địa.
Gà Móng Tiên Phong, là giống gà bản địa, có nguồn gốc từ xã Tiên Phong,
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Mặc dù là giống gà quý, nhưng các tài liệu khoa
học về giống gà này còn rất hạn chế. Do vậy, chọn lọc, nhân thuần nhằm mục
đích duy trì nguồn gen, tránh cận huyết và nâng cao năng suất của giống đóng
vai trị quan trọng trong định hướng cho việc xây dựng nguồn vật liệu di truyền


2

giống gà Móng, nhằm tạo ra được đàn giống thuần có năng suất cao có thể sử
dụng đa mục đích. Đến nay, đã có một số tài liệu cơng bố trước đây về các kết
quả về giống gà này như kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Diện (2004) [6]; Hồ
Xuân Tùng và cs. (2011) [32]. Tuy nhiên các nghiên cứu này được tiến hành với
số lượng ít (Đỗ Đức Diện, 2004) [6] và được tiến hành trong điều kiện chuồng
nhốt ở các trang trại chăn nuôi tập trung (Hồ Xuân Tùng và cs. 2011) [32].
Nghiên cứu gần đây của Ngô thị kim Cúc (2016) [4] trên 4 thế hệ của đàn hạt
nhân gà Móng từ nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước "khai thác và phát triển nguồn

gen giống gà Mía và gà Móng" đã cho thấy khối lượng của gà Móng trống lúc 8
tuần tuổi là 663,05g ở thế hệ xuất phát và 692,08g ở thế hệ 3. Gà mái Móng lúc
8 tuần tuổi có khối lượng 575,28g ở thế hệ xuất phát và 598,05g ở thế hệ 3.
Năng suất trứng đến trứng/mái/năm đạt tương đương qua các thế hệ và đạt 85,79
quả đến 86,65 quả/mái. Nhiệm vụ đã tiến hành chọn lọc nhân thuần đàn hạt
nhân được 4 thế hệ (thế hệ xuất phát, thế hệ 1, thế hệ 2 và thế hệ 3). Tuy nhiên
để một chương trình giống có hiệu quả thì việc tiếp tục nghiên cứu về khả năng
sản suất của thế hệ 4 của đàn hạt nhân để đánh giá mức độ ổn định về năng suất
qua các thế hệ là cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá
đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Móng hạt nhân thế hệ thứ
4 nuôi tại Tiên Phong, Duy Tiên, Hà Nam”.
2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá đặc điểm ngoại hình của gà Móng hạt nhân thế hệ thứ 4 với
các thế hệ trước nuôi tại Tiên Phong, Duy Tiên, Hà Nam.
- Đánh giá về khả năng suất sản xuất của gà Móng hạt nhân thế hệ thứ 4
với các thế hệ trước nuôi tại Tiên Phong, Duy Tiên, Hà Nam.
- Trên cơ sở đánh giá mức độ ổn định về đặc điểm ngoại hình và khả năng
sản xuất của đàn hạt nhân thế hệ 4 gà móng nhằm; bảo tồn quỹ gen và sản xuất
con giống cung cấp cho người dân địa phương và cả nước phát triển chăn nuôi
đối với giống gà bản địa.


3

3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên đàn hạt nhân gà Móng thế hệ thứ 4 có nguồn
gốc từ xã Tiên Phong - huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam, trong thời gian từ tháng
06 năm 2016 đến tháng 06 năm 2017.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Góp phần bảo vệ và khai thác nguồn gen động vật nuôi đặc hữu của Việt Nam.
Xây dựng tài liệu khoa học cơ bản và đầy đủ các thơng tin về đặc điểm
ngoại hình và khả năng sản suất của đàn hạt nhân gà Móng thế hệ thứ 4.
Kết quả của đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên
cứu, các sinh viên và những người quan tâm về gia cầm.
Nghiên cứu này là cơ sở khoa học để xây dựng thương hiệu gà Móng.
Giúp các cơ sở chăn ni có thơng tin khoa học cơ bản về giống gà Móng
nhằm phát triển giống gà này thành sản phẩm hàng hóa có năng suất và chất
lượng cao.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu ngoại hình của Gà Móng
Các đặc điểm về ngoại hình là những đặc trưng cho giống, thể hiện
khuynh hướng sản xuất, thị hiếu và giá trị kinh tế của vật nuôi. Các đặc điểm
này gồm: tầm vóc cơ thể, đầu, mào, mỏ, bộ lơng, chân.
- Hình dáng, kích thước cơ thể: Tùy mục đích sử dụng, các dịng gà được
chia thành 3 loại hình: Hướng trứng, hướng thịt và hướng kiêm dụng. Gà hướng
trứng có thân hình thon nhỏ, cổ dài, nhẹ cân, dáng nhanh nhẹn. Gà hướng thịt có
thân hình to thơ, cổ dài trung bình, ngực nở, dáng đi nặng nề, khối lượng lớn. Gà
kiêm dụng có hình dáng trung gian, cơ thể có hướng kiêm dụng trứng thịt hoặc
thịt trứng.
- Đầu: Cấu tạo xương đầu được coi như có độ tin cậy cao nhất trong việc
đánh giá đầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của da dầu cho phép rút ra kết luận
về sự phát triển của mô đỡ và mơ liên kết. Gà trống có ngoại hình đầu giống gà mái
sẽ có tính sinh dục kém, gà mái có ngoại hình đầu giống gà trống sẽ khơng cho
năng suất cao, trứng thường khơng phơi (Nguyễn Chí Bảo, 1978) [1].

- Mào: Theo hình dáng của mào, mào dưới ta có thể biết được trạng thái
sức khỏe và điều kiện sống của gà. Mào và mào dưới thuộc về các đặc điểm sinh
dục phụ,
- Mỏ: Chắc chắn và ngắn. Gà có mỏ dài và mảnh khơng có khả năng sản
xuất cao. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, ở gà mái màu sắc này có
thể bị nhạt đi ở cuối thời kỳ đẻ trứng.
- Bộ lông: Thể hiện đặc điểm di truyền của giống và có ý nghĩa quan
trọng trong phân loại. Khi mới nở, gia cầm con được lơng tơ che phủ, trong q
trình phát triển lơng tơ dần được thay thế bằng lông cố định. Tốc độ mọc lông là
sự biểu hiện khả năng mọc lông sớm hay muộn. Gà mái mọc lông đều hơn gà
trống trong cùng một dịng và ảnh hưởng của hoocmon có tác dụng ngược với


5

gen liên kết quy định tốc độ mọc lông. Màu lông do một số gen quy định, phụ
thuộc vào sắc tố chứa trong bào tương của tế bào. Lông gia cầm có màu sắc
khác nhau là do tốc độ oxy hóa các chất tiền sắc tố melanin trong các tế bào
lơng. Nếu các chất sắc tố là nhóm lipocrom thì lơng có màu vàng, xanh tươi
hoặc màu đỏ, nếu khơng có chất sắc tố thì lơng màu trắng.
- Chân: Gà giống tốt phải có chân chắc chắn nhưng khơng được thơ. Gà
có chân hình chữ bát, các ngón cong, xương khuyết tật không nên sử dụng làm
giống. Đặc điểm chân cao liên quan đến khả năng cho thịt thấp và phát dục
chậm (Nguyễn Chí Bảo (1978) [1].
1.1.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [Error!
found.]

Reference source not


sinh trưởng là q trình tích lũy hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng

chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể
con vật trên cơ sở tính di truyền của đời trước. Sinh trưởng là sự tích lũy dần các
chất, chủ yếu là protein cũng là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh
trưởng của cơ thể. Đối với gia cầm, sự sinh trưởng được chia làm hai giai đoạn
chính: thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành. Như vậy, sinh trưởng sẽ thơng
qua 3 q trình: phân chia tế bào để tăng số lượng, tăng thể tích tế bào và tăng
thể tích giữa các tế bào. Khi nghiên cứu về sinh trưởng khơng thể khơng nói đến
phát dục. Phát dục là quá trình thay đổi về chất tức là tăng thêm và hồn chỉnh
các tính chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật
hình thành từ khi trứng thụ tinh, trải qua nhiều giai đoạn phức tạp cho đến khi
trưởng thành.
1.1.2.1. Cách đánh giá khả năng sinh trưởng
Để đánh giá khả năng sinh trưởng chúng ta còn sử dụng tốc độ sinh
trưởng tuyện đối và tốc độ sinh trưởng tương đối.
- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong khoảng
thời gian giữa hai lần khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol,
sinh trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần


6

- Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng cơ
thể từ lúc kết thúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tương
đương đối so dạng Hyperbol. Sinh trưởng tương đối giám dần qua các tuần tuổi.
- Đường cong sinh trưởng: Đường cong sinh trưởng biểu thị tốc độ sinh
trưởng của vật nuôi. Theo Chambers (1990) [Error!

Reference source not found.]


đường cong sinh trưởng của gà có 4 điểm chính gồm 4 pha sau:
+ Pha sinh trưởng tích lũy tăng tốc độ nhanh sau khi nở.
+ Điểm uốn của đường cong tại điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất.
+ Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.
+ Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành.
Thông thường, người ta sử dụng khối lượng ở các tuần tuổi, thể hiện bằng
đồ thị sinh trưởng tích lũy và được thể hiện đơn giản theo đường cong sinh
trưởng.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng: yếu tố di truyền của giống; giới
tính; tuổi; tốc độ mọc lơng; chế độ dinh dưỡng; khí hậu thời tiết.
1.1.2.2. Cơ sở nghiên cứu tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chăn ni
nói chung và chăn ni gia cầm nói riêng. Chỉ tiêu này không những là thước đo
việc thực hiện quy trình chăm sóc, quản lý, ni dưỡng mà còn dùng để đánh giá
sức sống, sức sản xuất, khả năng thích nghi của mỗi dịng, giống gia cầm. Tỷ lệ
nuôi sống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống, trạng thái cơ thể, điều kiện
môi trường và chế độ dinh dưỡng,… Marco (1982) [Error! Reference source not found.]
cho biết, sức sống được thể hiện ở thể chất và được xác định bởi tính di truyền, có
thể chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi trường, cũng như ảnh hưởng đến
khác dịch bệnh. Sự giảm sức sống ở giai đoạn hậu phơi có thể có tác động của các
gen nửa gây chết, nhưng chủ yếu là do tác động của mơi trường. Các giống vật
ni nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh trùng cao hơn so
với các giống vật nuôi ở xứ lạnh (Trần Đình Miên và cs., 1992) [Error!

Reference


7


source not found.].

Theo Nguyễn Văn Thạch (1996) [Error! Reference source not found.],

hệ số di truyền sức sống của gà là 0.13, còn Nguyễn Văn Thiện (1995) [Error!
Reference source not found.] cho biết hệ số di truyền sức sống của gà là 0.33.

1.1.2.3. Cơ sở tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
Cơ sở tiêu tốn thức ăn /1 kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn
để đạt được tốc độ tăng trọng. Trong chăn ni hàng hóa, thức ăn chiếm 65-70%
giá thành các loại sản phẩm động vật. Do vậy nếu tiêu tốn thức ăn lớn thì hiệu
quả kinh tế thấp và ngược lại. Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
con giống, tỷ lệ máu lai, quy mô, mật độ nuôi, thức ăn, chuồng trại, khí hậu, tình
trạng vệ sinh, dịch bệnh, kỹ thuật…
1.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản
Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện bởi các tiêu chí về sản
lượng, khối lượng, hình dạng, chất lượng trứng, kết quả thụ tinh và ấp nở. Đối
với các giống gia cầm khác nhau, khả năng sinh sản cũng khác nhau.
1.1.3.1. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên
Tuổi để quả trứng đầu tiên: Được xác đinh bằng ngày tuổi của đàn gà mái
khi bắt đầu có 5% tổng số mái đẻ trứng. Mỗi giống gà có tuổi đẻ quả trứng đầu
tiên khác nhau.
1.1.3.2. Sản lượng trứng
Sản lượng trứng là lượng trứng mà gia cầm mái đẻ ra trong một vòng đời,
phụ thuộc vào tuổi thành thục, cường độ đẻ trứng, tần số thể hiện bản năng đòi
ấp, thời gian nghỉ đẻ và thời gian nghỉ đẻ kéo dài. Trứng gia cầm nói chung và
của gà nói riêng là một tế bào sinh sản khổng lồ. Cấu tạo của trứng bao gồm:
lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng trứng có chức năng tạo thành lịng
đỏ, cịn các bộ phận khác như: lòng trắng, màng vỏ và vỏ do ống dẫn trứng tạo
nên. Nhiều tài liệu nghiên cứu đều xác định ở gà mái, trong q trình phát triển

từ phơi hai bên phải, trái đều có buồng trứng, nhưng sau khi nở buồng trứng bên
phải mất đi, còn lại buồng trứng bên trái. Số lượng tế bào trứng của gà mái ở


8

thời kỳ đẻ trứng có thể đếm được 3.600 trứng, nhưng chỉ có 1 số lượng rất hạn
chế được chín và rụng (Phùng Đức Tiến, 1996) [Error! Reference source not found.].
Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng:
Theo Nguyễn Trọng Thiện (2008) [22], sức sản xuất trứng chịu sự chi
phối của các tập hợp gen khác nhau: các gen quy định tính trạng này nằm trên
nhiêm sắc thể thường và bị hạn chế bởi giới tính. Sản lượng trứng được truyền
lại cho đời sau từ bố mẹ. Hayer và Carthy (1970) [41] cho rằng sức đẻ trứng của
gà mái chịu sự ảnh hưởng của 5 yếu tố di truyền cá thể là: thời gian kéo dàu chu
kỳ đẻ trứng sinh học, cường độ đẻ, tính nghỉ đẻ mùa đơng, tính ấp bóng, tuổi
thành thục sinh dục.
Tuổi thành thục sinh dục:
Thường tuổi thành thục sinh dục của gà dao động trong khoảng 19-24
tuần tuổi. Tuổi thành thục sinh dục sớm, tuổi thành thục về thể vóc thì sức bền
đẻ trứng khơng cao vì cơ thể gà mái chưa thành thục về thể vóc, vẫn đang sinh
trưởng phát dục để hoàn thiện cấu trúc chức năng cơ thể, nhưng chất dinh dưỡng
khơng thể tập trung cho hồn thiện cấu trúc cơ thể được mà phải cung cấp cho
quá trình tạo trứng nên ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng về sau. SLT 3-4 tháng
đầu tiên có mối tương quan dương với SLT cả năm. Vì vậy, để xác định chỉ tiêu
về sức đẻ trứng người ta thường tính SLT 3-4 tháng đầu để có phán đốn sớm và
kịp thời trong cơng tác giống. Nguyễn Chí Bảo (1978) cho biết hệ số di truyền
của tính trạng tuổi đẻ quả trứng đầu tiên 0.14-0.15. Tuổi thành thục sinh dục
sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, lồi, giới tính, thời gian nở trong năm… Cụ
thể, giống gà hướng trứng có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn giống gà hướng
thịt, gà thành thục sinh dục sớm hơn các mùa khác trong năm.

Cường độ đẻ: cường độ đẻ trong 3-4 tháng đầu có tương quan rất chặt chẽ
với sản lượng trứng của gia cầm. Nếu cường độ đẻ trứng càng cao thì sản lượng
trứng cao và ngược lại.
Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học: chu kỳ đẻ trứng sinh học
được tính từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên đến khi gia cầm nghỉ đẻ để thay


9

lơng, đó là chu kỳ thứ nhất và lại tiếp tục chu kỳ thứ hai. Sản lượng trứng phụ
thuộc vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học, thời gian này càng dài
càng tốt. Chỉ tiêu này có tương quan dương với tuổi thành thục sinh dục, sức bền
đẻ trứng, chu kỳ đẻ trứng khác nhau tùy từng cá thể. Những gia cầm đẻ tốt có
chu kỳ đẻ trứng dài, nhịp độ đẻ trứng đều và thời gian nghỉ đẻ ngắn, cịn những
gia cầm đẻ kém có dấu hiệu ngược lại. Nói chung thời gian kéo dài chu kỳ đẻ
trứng sinh học có tính di truyền và phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, nhất là chế
độ chăm sóc, dinh dưỡng, mùa vụ
Tính nghỉ đẻ mùa đơng: vào mùa đông nhiệt độ thấp nên cơ thể phải huy
động năng lượng để chống rét. Tuy nhiên, với những giống gà tốt thì thời gian nghỉ
đẻ rất ngắn thậm chí là khơng có. Tính nghỉ đẻ có mối tương quan nghịch với NST,
tính nghỉ đẻ mùa đơng càng dài thì năng suất trứng càng thấp.
Tính ấp bóng: ấp bóng là gà mái ấp khơng có trứng tính theo tập tính, tính
ấp bóng càng dài thì năng suất càng thấp. Hiện nay quá trình chọn lọc nghiêm
ngặt nên đã loại trừ bản năng ấp trứng của gà mái.
Ngoài 5 yếu tố di truyền cá thể, sức đẻ trứng còn bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố khác nhau như giống, dòng gia cầm, tuổi gia cầm, dinh dưỡng, chế độ
chăm sóc, tiểu khí hậu chuồng ni.
- Giống, dịng ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất trứng của gia cầm. Giống
gia cầm khác nhau sức sản xuất trứng khác nhau. Trong cùng một giống các
dòng khác nhau cho năng suất trứng khác nhau; những dòng được chọn lọc kỹ

thường cho sản lượng trứng cao hơn những dòng chưa được chọn lọc kỹ khoảng
15-20%.
- Tuổi gia cầm có liên quan đến năng suất trứng. Ở gà, sản lượng trứng
giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ hai giảm 15-20% so với năm thứ nhất.
- Mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trứng của gia cầm. Ở nước ta, mùa
hè sức đẻ trứng giảm xuống nhiều so với mùa xuân và đến mùa thu sức đẻ trứng
lại tăng lên.


10

- Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến sản lượng trứng. Nhiệt độ thích
hợp đối với gia cầm đẻ trứng là 14-22oC. Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giới hạn
thấp, gia cầm phải huy động năng lượng để chống ret; nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt độ
giới hạn trên, gia cầm thải nhiệt nhiều làm giảm sản lượng trứng.
- Ánh sáng ảnh hưởng đến sản lượng trứng qua thời gian chiếu sáng và
cường độ chiếu sáng. Yêu cầu thời gian chiếu sáng với gà đẻ là 12-16 giờ với
cường độ chiếu sáng là 3.0-3.5 W/m2. Ở nước ta cường độ đẻ cao nhất vào
khoảng 8-12 giờ, chiếm hơn 60-70% (Nguyễn Mạnh Hùng và cs 1994). [12]
- Thay lông cũng biểu thị sự ảnh hưởng đến năng suất trứng vì sau mỗi
chu kỳ đẻ trứng sinh học gia cầm nghỉ đẻ và thay lơng. Trong điều kiện bình
thường, lúc thay lông lần đầu tiên là thời điểm quan trọng để đánh giá gia cầm
đẻ tốt hay đẻ xấu. Những đàn gà thay lông sớm, thời giant hay lông bắt đầu từ
tháng 6-7 và q trình thay lơng diễn ra chậm kéo dài 3-4 tháng là những đàn gà
đẻ kém. Ngược lại, có những đàn gà thay lơng muộn thời gian thay lơng bắt đầu
từ tháng 10-11, q trình thay lông diễn ra nhanh là những đàn gà đẻ tốt. Đặc
biệt ở một số đàn cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ 4-5 tuần và đẻ lại ngya khi chưa
hình thành xong bộ lơng mới, có những con đẻ ngày trong thời gian thay lông.
Như vậy, thay lông liên quan mật thiết đến sản lượng trứng của gia cầm.
Trong chăn ni có một yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả

kinh tế suốt cả q trình chăn ni là tác động của con người. Ngày nay, mơ
hình chăn nuôi từng bước đã thay đổi, dù là cơ sở chăn nuôi lớn hay chăn nuôi
nhỏ đều rất quan tâm đến các tiến bộ kỹ thuật về mọi lĩnh vực trong chăn ni
như: con giống, dinh dưỡng, quy trình chăn nuôi… Dưới ảnh hưởng của công
tác giống, điều kiện thức ăn, nuôi dưỡng đã không ngừng nâng cao hiệu quả của
chăn ni nói chung và chăn ni gia cầm nói riêng.
Vì vậy nghiên cứu sản lượng trứng gia cầm một mặt cung cấp cho chúng
ta những thông tin đánh giá phẩm chất giống, so sánh năng suất, chất lượng
trứng với tiềm năng khai thác của giống, nghiên cứu lai tại giống, dòng mới; mặt
khác giúp cho nhà nghiên cứu, người chăn ni xây dựng quy trình chăm sóc


11

nuôi dưỡng, xây dựng khẩu phần thức ăn trong các giai đoạn gà cn, dò, hậu bị và
sinh sản nhằm khai thác tối đa tiềm năng sản xuất của từng giống gà.
1.1.3.3. Khối lượng trứng
Sau sản lượng trứng, thì khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng cấu thành
năng suất của đàn gà bố mẹ. Khi cho lai hai dòng gia cầm có khối lượng trứng
lớn và bé, thì trứng của con lai thường có khối lượng trứng trung gian
(Khavecman, 1972) [43]. Tính trạng khối lượng trứng có hệ số di truyền cao, do
đó có thể đạt được nhanh chóng thông qua con đường chọn lọc Kushner, 1974)
[44]. Khối lượng trứng mang tính đặc trưng của từng lồi và mang tính di truyền
cao. Hệ số di truyền của khối lượng trứng là 40-80% (Nguyễn Chí Bảo (1978)
[1]. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [Error!

Reference source not found.],

hệ số di


truyền về khối lượng trứng của gà là 60-74%. Trong cùng giống, cùng đàn,
nhóm có khối lượng trứng lớn nhất hoặc bé nhất đều cho tỷ lệ nở thấp.
1.1.3.4. Khả năng thụ tinh và ấp nở
Kết quả thụ tinh là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về khả năng sinh
sản của con trống và con mái. Hệ số di truyền của tính trạng này h2=0,3-0,4. Tỷ
lệ thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, tỷ lệ trống mái, mùa vụ, dinh
dưỡng, chọn đôi giao phối… Tỷ lệ ấp nở của gia cầm được xác định bằng tỷ lệ
phần trăm số con nở ra so với tổng số trứng vào ấp. Tỷ lệ nở cao có ý nghĩa kinh
tế lớn. Tỷ lệ nở là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của phơi, sức sống của gia
cầm non.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở như: chất lượng trứng, thời
gian và chế độ bảo quản trứng, chế độ độ ấp (nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng, đảo
trứng…). Hệ số di truyền về tỷ lệ trứng thụ tinh là 11-13%, hệ số di truyền của
tỷ lệ ấp nở 10-14% (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [Error! Reference source not found.].
Đa số các giống gà giống địa phương có khả năng thích nghi cao, chất lượng thịt
và trứng thơm ngon nhưng năng suất thường khơng cao vì nhiều lí do trong đó
có ngun nhân là do đẻ ít, chu kì đẻ muộn, tỷ lệ ấp nở thấp… Vì vậy, các giống


12

gà địa phương này ngày càng được nghiên cứu nhiều hơn nhằm khai thác nhiều
hơn nữa tiềm năng sản xuất của các giống gà địa phương này

1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay dân số thế giới ngày một tăng, trong những thập kỷ tiếp theo ước
tính dân số thế giới tăng 1% mỗi năm. Dân số tăng gây áp lực lớn lên nhu cầu về
nguồn thực phẩm nói chung và nguồn thực phẩm động vật nói riêng. Theo tổ chức
FAO (2015) [38], tiêu thụ thịt toàn cầu sẽ tăng 1,6% mỗi năm trong thập kỷ tới.

Tiêu thụ thịt gia cầm hiện đang ở vị trí thứ hai sau thịt lợn. Mức tiêu thụ thịt gia
cầm toàn cầu năm 1999 là 10,2 kg/người/năm đến năm 2016 tăng lên 13,8
kg/người/năm và ước tính năm 2030 sẽ là 17,2 kg/người/năm.
Chăn ni gia cầm có nhiều lợi thế hơn so với các gia súc khác như chúng
sinh trưởng nhanh hơn, số lượng đầu con nhiều, có thời gian ni ngắn và quay
vịng vốn nhanh. Chính vì có lợi thế như vậy nên ngành chăn nuôi gà trên thế
giới đã phát triển rất nhanh. Năm 2000 số lượng gà giết mổ trên thế giới đạt
40,635 tỷ con đến năm 2014 tổng gà giết mổ trên thế giới đã đạt 59,861 tỷ con
(FAO, 2015) [38]. Khối lượng giết mổ của gia cầm tăng từ 1,44 kg đến 1,55 kg.
Quần thể gà nội ở hầu hết các nước được ước tính khoảng hơn 60% tổng
số gia cầm quốc gia (FAO, 2015) [38]. Tuy nhiên với sự thiếu quan tâm trong
công tác đánh giá nguồn gen và việc xây dựng chiến lược giống chưa phù hợp
đã dẫn đến hậu quả là nhiều giống có năng suất thấp có nguy cơ bị tiệt chủng
(FAO, 2011; Hoffmann, 2011) [37]. Bên cạnh đó, một số quần thể có năng suất
thấp hoặc vừa phải nhưng tồn tại với số lượng ít đang bị đối mặt với sự sói mịn
di truyền mà có thể dẫn đến mất biến dị di truyền của loài. FAO (2011) [37] đã
kêu gọi sự quan tâm đặc biệt về tình trạng báo động tiệt chủng của một số lượng
lớn các giống gia cầm bản địa và ước tính có khoảng 40 giống gà bản địa đã bị
tiệt chủng. Trên thế giới, có khoảng 25% các giống gà đang được bảo tồn. Tuy
nhiên các thông tin về hiệu quả của các chương trình bảo tồn cịn hạn chế


13

(Hoffmann, 2009; 2011) [Error! Reference source not found.]. Dựa vào các thơng báo
của các nước thì chỉ có 15% các nước (trong đó 1/2 là các nước đang phát triển)
có chương trình bảo tồn các giống gia cầm. Các chương trình này đã bảo tồn
được khoảng 63% các giống nội và 11% tổng số gia cầm quốc gia (Singh và
Fotsa, 2011) [49].
Ngành chăn nuôi gà thịt trên thế giới đạt tốc độ phát triển nhanh như vậy

nhờ có sự tiến bộ vượt bậc về khoa học công nghệ trong lĩnh vực chọn lọc và lai
tạo giống cùng với kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng và thú y phù hợp.
1.2.1.2. Nghiên cứu khả năng sản xuất của các dòng, giống gà lông màu
Một số hăng gia cầm lớn trên thế giới đồng thời nghiên cứu đánh giá khả
năng sản xuất để chọn tạo và phát triển các giống gà công nghiệp chuyên thịt có
tốc độ sinh trưởng nhanh (như Cobb, Ross, Lohman, ISA, Avian…) và chuyên
trứng có khả năng sinh sản cao (Hyline, Goldline, Brownick…) còn đầu tư
nghiên cứu các giống gà lơng màu hướng thịt, trứng có năng suất, chất lượng
cao phù hợp với nhiều phương thức chăn nuôi, đặc điểm khí hậu của các châu
lục và nhu cầu của người tiêu dùng
Bang Newhamshire, Mỹ có giống gà Newhamshire có khối lượng gà mái
trưởng thành nặng 2,3 - 3,0 kg. Gà trống nặng 3,5 - 4 kg. Phẩm chất thịt thơm
ngon. Năng suất trứng đạt khoảng 200 - 220 quả /năm. Khối lượng trứng khoảng
60g. Gà Newhamshire được sử dụng để tạo ra các giống gà chuyên trứng có sức
sống cao
Hang Hyline của Mỹ có bộ giống gà chuyên trứng gồm bốn dòng với các
chỉ tiêu về khả năng sản xuất như sau:
Variety Brown: có năng xuất trứng đến 65 tuần tuổi đạt 249 quả/mái. Tỷ
lệ đẻ đỉnh cao: 92% (28 tuần tuổi). Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 1,65 kg. Tỷ
lệ nuôi sống (19-65 tuần tuổi) là 91%. Khối lượng gà 18 tuần tuổi con mái là
1,44 kg; con trống là 2,2 kg. Khối lượng gà 65 tuần tuổi: con mái là 1,88 kg; con
trống là 2,80 kg. Tiêu thụ thức ăn giai đoạn 1-18 tuần tuổi là 6,55 kg


14

Variety W-36: năng suất trứng đến 65 tuần tuổi đạt 262 quả/mái đầu kỳ.
Tỷ lệ đẻ đỉnh cao: 91% (27 tuần tuổi). Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 1,48 kg.
tỷ lệ nuôi sống (19-65 tuần tuổi) là 96%. Khối lượng gà 18 tuần tuổi con mái là
1,20 kg; con trống là 1,56 kg. Khối lượng gà 65 tuần tuổi: con mái là 1,59 kg;

con trống là 2,12 kg. Tiêu thụ thức ăn giai đoạn 1-18 tuần tuổi là 5,58 kg (HyLine International, 2010).
Variety Silver Brown: năng suất trứng đến 65 tuần tuổi đạt 260 quả/ mái.
tỷ lệ đẻ đỉnh cao: 91% (30 tuần tuổi). Khối lượng trứng 65g/quả. tiêu tốn thức
ăn/10 quả trứng là 1,65 kg. Tỷ lệ nuôi sống (19-65 tuần tuổi) là: 92%. Khối
lượng gà 18 tuần tuổi con mái là 1,46 kg; con trống là 2,13 kg. Khối lượng gà 65
tuần tuổi: con mái là 2,06 kg; con trống là 2,70 kg. Tiêu thụ thức ăn giai đoạn 118 tuần tuổi là 6,55 kg (Hy- Line International, 2008).
Ở Pháp: Công ty Sasso đã tiến hành đánh giá khả năng sản xuất của các
dịng trong q trình nhân giống, chọn lọc và lai tạo ra giống gà Sasso có khả
năng thích nghi cao, dễ ni ở các điều kiện nóng ẩm, sức kháng bệnh tốt, chất
lượng thịt thơm ngon và hăng này đã tạo ra được 18 dịng gà có mục đích sử
dụng khác nhau. Dịng bà cũng có 6 dịng, trong đó có 2 dịng sử dụng rộng rãi.
Các dịng mái có năng suất trứng/mái/năm đạt 180 - 188 quả và nuôi lấy thịt đến
63 ngày tuổi đạt 2,2 - 2,3kg và TTTA/kg tăng khối lượng cơ thể từ 2,4 - 2,45 kg
(nuôi thâm canh) và từ 3,1 - 3,5 kg (nuôi bán thâm canh).
1.2.1.3. Nghiên cứu đánh giá khả năng sản suất của các giống gà bản địa
Bên cạnh các giống gà lơng màu thì nhiều quốc gia trên thế giới đã sử
dụng nguồn gen gà bản địa để chọn tạo các dòng, giống theo mục đích khác
nhau đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Thống kê của
FAO cho thấy, ở Châu Phi và Châu Á 80% các giống gà được nuôi tại các quốc
gia là các giống gà bản địa. Mặc dù các nhà chăn nuôi, các doanh nghiệp có
nhập khẩu các giống gà cơng nghiệp năng suất cao từ các nước phát triển nhưng
tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng bản địa vẫn sử dụng các giống nội là chủ
yếu (Teklewold và cs., 2006) [50].


15

Ở Trung Quốc, công ty gia cầm Bạch Vân đã đánh giá khả năng sản xuất
của giống gà Tam Hoàng nổi tiếng với 2 dịng là dịng Tam Hồng 882 và Tam
Hồng Jangcun. Giống gà này có thể ni cơng nghiệp hoặc bán công nghiệp

kết hợp với nuôi thả trong vườn để tận dụng thức ăn, giảm chi phí. Khối lượng
cơ thể lúc hai tháng tuổi đạt 1,7 - 1,8 kg/con, tiêu tốn thức ăn: 2,4 - 2,6kg thức
ăn/kg tăng trọng. Tỷ lệ nuôi sống đạt 95%.
Tại Indonesia, một số giống gà nội nổi tiếng như gà Kampung, Black
Kedu, White Kedu, Nunukan và gà Peling (Tike Sartika và Ronny Rachman
Noor, 2005) [51] đã được đánh giá khả năng sản xuất qua các thế hệ. Các
giống gà này có khối lượng lúc 20 tuần tuổi đạt lần lượt là 1719; 1753; 1575;
1507 và 2290g/con. Trong đó, gà Kampung ni ở 3 phương thức khác nhau
là chăn thả47 quả/mái/năm, bán chăn thả 59 quả/mái/năm và ni nhốt hồn
tồn cho năng suất trứng 146 quả/mái/năm. Giống gà Kampung cũng là gà
nguyên liệu quan trọng trong các công thức lai tạo giống của các công thức
lai tại quốc gia này.
Lwelamira và Kifaro (2010) [47] khi nghiên cứu để xây dựng chương
trình giống quốc gia cho các giống gà nội Tanzania đã chỉ ra rằng để đạt được
mục đích của chương trình giống quốc gia là nhằm nâng cao năng suất của
nhóm các giống gà nội ni chăn thả lúc 16 tuần tuổi có khối lượng cơ thể lớn từ
1394 đến 1800g (tăng 29%) cần khoảng 5 đến 6 thế hệ chọn lọc. Đối với nhóm
giống gà có năng suất trứng cao, để chọn lọc nhằm nâng cao năng suất trứng của
90 ngày đẻ đầu tiên từ 49 quả lên 68 quả (38,7%) cần chọn lọc từ 8 - 11 thế hệ.
Giống gà nội nặng cân của Nigeria đã được nghiên cứu đánh giá năng suất
qua các thế hệ. Kết quả cho thấy khối lượng cơ thể lúc 12, 16, 20 và 39 tuần tuổi
của con trống tăng lần lượt từ 791,40g; 932,25g; 1112,60g; 1693,75g ở thế hệ
xuất phát lên lần lượt là 825,28g; 1027,83g; 1156,69g và 2000,00g ở thế hệ 2.
Khối lượng cơ thể lúc 12, 16, 20 và 39 tuần tuổi của con mái tăng lần lượt từ
667,98g; 791,52g; 911,59g và 1330,44g ở thế hệ xuất phát lên lần lượt là
673,94g; 812,54g; 939,64g và 1428,48g. Năng suất trứng và khối lượng trứng


16


lúc 16 tuần đẻ cũng tăng lần lượt từ 75,60 quả và 41,27g ở thế hệ xuất phát lên
79,38 quả và 43,18g ở thế hệ 2 (Ogbu, 2010) [48].
Ở Iran, giống gà nội Mazadarani đã được nghiên cứu đánh giá về năng
suất qua 18 thế hệ. Kết quả đã cho thấy hệ số di truyền về khối lượng cơ thể ở
các tuần là từ 0,24 - 0,47. Khối lượng cơ thể lúc 08 tuần tuổi là 563,7 gam.
Nhóm tác giả cũng chỉ ra rằng tương quan nghịch với mức độ thấp giữa khối
lượng cơ thể và năng suất trứng (Niknafs và cs., 2012) [46].
Bangladesh đã nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất của 3 giống gà nội
được nuôi trong hệ thống chăn nuôi thâm canh ở 08 và 16 tuần tuổi. Khối lượng
cơ thể con trống của thế hệ 1 đã tăng hơn so với đàn quần thể từ 11,50 đến 81,56
gam. Khối lượng cơ thể con mái của thế hệ 1 đã tăng hơn so với đàn quần thể từ
15,82 đến 53,81 gam (Faruque và cs. 2017) [39].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong cơ cấu đàn gà cả nước, khoảng 60% là gà lông màu mang gen bản
địa. Các giống gà lông màu hiện đang thống trị thị trường Việt Nam chủ yếu đều
có nguồn gốc từ giống gà bản địa. Các giống gà bản địa của Việt Nam mặc dù
đẻ kém, tốc độ sinh trưởng chậm, dài ngày nhưng đổi lại khả năng chống chịu,
thích nghi với thời tiết tốt, thịt thơm ngon hợp khẩu vị người Việt. Do đó, để
phát huy tối đa lợi thế của các giống gà bản địa các nhà khoa học đã sử dụng các
giống gà này như là nguồn di truyền quan trọng trong công tác giống.
1.2.2.1. Nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất của các giống gà nhập nội và
các dòng mới được tạo ra ở Việt Nam
Song song với việc nghiên cứu và phát triển các giống gà nội, trong những
năm qua nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm lớn ở trong nước nên hầu hết các
giống gà hướng thịt và hướng trứng có năng suất cao đều được nhập vào ni ở
nước ta. Bên cạnh đó đã có nhiều giống, dịng mới được tạo ra và đã được chọn
lọc có định hướng nâng cao năng suất qua các thế hệ để tạo các dịng có khối
lượng lớn hoặc năng suất trứng cao đáp ứng yêu cầu của sản xuất.



×