Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Trắc nghiệm giới tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.68 KB, 23 trang )

Lời giới thiệu

Vị thành niên

Vị thành niên là một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Đó là thời điểm mà
thanh thiếu niên nhận thấy rằng mình là một cá thể độc lập và tự thiết lập các kiểu hành vi ứng xử và
các mối quan hệ.

Điều không may là nhiều thanh niên trải qua giai đoạn này mà không hề có được những thông tin
hoặc kỹ năng cần thiết để có được những quyết định có trách nhiệm. Nhiều vị thành niên hoàn toàn
không được thông tin hoặc nhận được thông tin không đầy đủ về quá trình sinh sản, thai nghén và
các rủi ro do thai nghén và sinh nở và các viêm nhiễm đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường
tình dục, kể cả HIV/AIDS. Vị thành niên cũng thiếu các cơ hội để xây dựng lòng tự tôn, sự tự tin,
hiểu được các giá trị cá nhân và các giới hạn, để thực hành các kỹ năng trong việc lên kế hoạch và
đặt mục tiêu cho tương lai. Những kỹ năng này là rất cần thiết để tránh không tham gia vào hoạt
động tình dục ngoài ý muốn, đối phó với các áp lực đồng đẳng và theo đuổi các ước mơ.

Khi vị thành niên thiếu thông tin, thiếu tự tin và các kỹ năng cần thiết, thì quyết định của các em về
các vấn đề liên quan đến tình bạn, tình yêu, quan hệ tình dục, ma tuý... có thể dẫn đến những hậu quả
nghiêm trọng đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần. Chẳng hạn như, vị thành niên (cả nam và nữ)
thường không biết triệu chứng của các viêm nhiễm đường sinh sản và bệnh lây qua đường tình dục
hoặc có biết thì cũng không biết phải đi khám và điều trị ở đâu. Nếu không được điều trị kịp thời và
đúng cách, thì các bệnh này có thể có những hậu quả lâu dài, như vô sinh, viêm xương chậu và mang
thai ngoài tử cung. Ngoài ra, vị thành niên còn có thể gặp phải những hậu quả nghiêm trọng khác
như nhiễm HIV, nạo thai không an toàn...

Các nghiên cứu cho thấy rằng khi vị thành niên được giáo dục về tình dục, họ thường bắt đầu có
quan hệ tình dục ở lứa tuổi muộn hơn, sử dụng biện pháp tránh thai và có ít bạn tình hơn. Vì vậy,
điều đặc biệt quan trọng là phải đảm bảo rằng các em hiểu được chức năng của hệ sinh dục, các bệnh
lây qua đường tình dục, hậu quả của quan hệ tình dục không bảo vệ, các biện pháp tránh thai hiện có
và tác dụng của từng biện pháp. Vị thành niên cần những thông tin chính xác, thực tế và không thành


kiến về hàng loạt các chủ đề, từ HIV/AIDS tới nạo thai không an toàn, để giúp các em có thể đưa ra
những quyết định sau khi nhận được thông tin. Điều không kém phần quan trọng là những thông tin
này được viết sát v
ới đối tượng vị thành niên. Như vậy sẽ giúp các em có thể liên hệ và áp dụng
những thông tin, kiến thức, thái độ và kỹ năng mà mình học được đối với bản thân mình và các mối
quan hệ trong cuộc sống.

Vị thành niên cũng cần các kỹ năng và sự tự tin để áp dụng những kiến thức về quyền sinh sản, các
biện pháp tránh thai và tình dục an toàn vào cuộc sống của chính mình. Vị thành niên cần phát triển
sự tự tôn và hàng loạt các kỹ năng – từ kỹ năng giao tiếp và ra quyết định đến kỹ năng kiên định và
thương lượng - để đối phó với các áp lực đồng đẳng, để thảo luận về các vấn đề liên quan đến tình
dục với cha mẹ và người lớn, để thương lượng việc không giao hợp hoặc tình dục an toàn với người
yêu hoặc vợ/chồng, và để nhận
được các dịch vụ về các biện pháp tránh thai tại các cơ sở y tế. Chính
vì vậy, các em cần nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn đầy đủ của người lớn để có được những kiến
thức cần thiết, chuyển những kiến thức mình có được thành những hành vi lành mạnh, có trách
nhiệm và an toàn.

Đối với những vị thành niên đang học tập tại các trường giáo dưỡng, các trung tâm dạy nghề nhân
đạo, các mái ấm và trẻ em nghèo, thì nhu cầu được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để các
em có thể đương đầu với những gì đang diễn ra với bản thân mình và những người xung quanh còn
cao hơn nhiều. Bởi vì các em có ít cơ hội nhận được sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục đầy đủ của gia
đình và nhà trường phổ thông, và hơn nữa các em lại sớm phải lao động, sớm sống một mình... nên
các nguy cơ các em có thể phải đương đầu là rất cao. Để có thể đương đầu với những thách thức
trong cuộc sống sớm phải bươn trải và tự lập, các em cần có khả năng lựa chọn, tức là phải biết chọn
lọc và từ chối. Để có khả năng lựa ch
ọn tốt, các em cần được cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần
thiết. Với đối tượng này, thì môi trường tốt nhất để các em học tập chính là các trường giáo dưỡng,
trung tâm dạy nghề và các mái ấm.



Chương trình môn học giáo dục giới tính-tình dục và sức khoẻ sinh sản (GT-TD & SKSS) được xây
dựng trên cơ sở ba hướng tiếp cận sau:
 thay đổi hành vi
 quyền về sức khoẻ sinh sản
 hỗ tr
ợ sự phát triển của vị thành niên

Việc lựa chọn ba hướng tiếp cận này là phù hợp với kết quả nghiên cứu Đánh giá thực trạng sức
khoẻ sinh sản (SKSS) của học sinh bốn trường giáo dưỡng số 2, 3, 4, 5 và Trung tâm dạy nghề
KOTO thực hiện năm 2001. Báo cáo này cho thấy:
 có nhiều vấn đề về (SKSS) chỉ có thể giải quyết được nếu có sự thay đổi hành vi
 có các hiện tượng quyền về SKSS không được bảo đảm thực hiện
 nhu cầu muốn được học và biết nhiều hơn về các vấn đề cần thiết cho
sự trưởng thành của các em như SKSS, tình bạn, tình yêu, tình dục.


Mô hình 1: Ba hướng tiếp cận để xây dựng chương trình môn học

* Thay đổi hành vi

Thay đổi hành vi là một mô hình sử dụng trong khá nhiều chương trình thông tin giáo dục sức khoẻ.
Theo mô hình này, điểm xuất phát là các vấn đề về sức khoẻ, tiếp theo là tìm ra những hành vi gây ra
vấn đề sức khoẻ, và sau đó phân tích các yếu tố tác động đến hành vi.

Vấn đề về sức khoẻ « Hành vi « Các yếu tố tác động đến hành vi liên
quan đến vấn đề về sức khoẻ

Từ đó sẽ thấy muốn giải quyết vấn đề, cần thay đổi hành vi như thế nào, và muốn thay đổi hành vi
cần tác động ra sao đến các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi.


Trong Mô hình 2 có một ví dụ phân tích về vấn đề mắc bệnh lây qua đường tình dục. Ví dụ này thể
hiện rõ: các yếu tố tác động đến hành vi bao gồm các yếu tố ở cấp độ cá nhân và các yếu tố thuộc
môi trường xã hội. Nếu cá nhân thiếu kiến thức, thái độ không thích hợp, kỹ năng thiếu hoặc kém, và
môi trường không thuận lợi, thì dễ dẫn đến các hành vi có hại cho sức khoẻ. Muốn thay đổi hành vi,
cần tác động đến các yếu tố này.

Vấn đề:
Vị thành niên mắc bệnh lây qua đường tình dục


Hành vi:
Quan hệ tình dục không dùng bao cao su hoặc dùng bao cao su không đúng cách


Các yếu tố tác động đến hành vi:
ở cấp độ cá nhân

Kiến thức: không biết về nguy cơ mắc
bệnh lây qua đường tình dục v.v.

Thái độ: cho rằng yêu nhau là phải cho
nhau tất
cả; người yêu chắc chắn không có bệnh, v.v.

Kỹ năng: không biết cách dùng bao cao su;
thiếu khả năng thuyết phục người yêu sử dụng
bao cao su, v.v.
ở cấp độ môi trường xã hội


Các hành động thường gặp: bạn bè không
dùng bao cao su; người bán bao cao su
tỏ ý đánh giá khi vị thành niên mua
bao cao su;

Các quan niệm thường gặp: người chưa có
gia đình không được quan hệ tình dục;
bao cao su chỉ dùng cho quan hệ với
người bán dâm, v.v.

Mô hình 2: VD minh họa về ba hướng tiếp cận

Tuy nhiên, môn học này chỉ dạy cho học sinh (HS) ở trong trường, chứ không can thiệp tổng thể vào
môi trường sống của các em sau khi rời trường, nên khả năng tác động đến các yếu tố thuộc môi
trường xã hội là hạn chế. Vì lẽ đó, môn học chú trọng tác động đến các yếu tố ở cấp độ cá nhân (kiến
thức, thái độ, kỹ năng), như
ng có tính đến tác động của môi trường đối với cá nhân và phản ứng của
cá nhân đối với môi trường. Các mục tiêu học tập đề ra thuộc các loại:
 a) nâng cao kiến thức
 b) điều chỉnh thái độ
 c) xây dựng kỹ năng, trong đó có tính đến việc tạo ra sự
kiên định trước những tác động tiêu cực của môi trường.

Quyền về Sức khoẻ sinh sản

Việc kết hợp hướng tiếp cận quyền về SKSS trong việc xây dựng môn học này dựa trên cơ sở lập
luận: thiếu nhận thức về quyền dẫn đến thiếu khả năng thực hiện quyền của mình hoặc thiếu sự tôn
trọng quyền của người khác, từ đó ảnh hưởng xấu đến sứ
c khoẻ của mình và người khác. Ví dụ, việc
thiếu nhận thức về quyền bất khả xâm phạm về thân thể có thể khiến người ta xâm phạm thân thể

của người khác, hoặc cam chịu việc thân thể mình bị xâm phạm.

Cơ sở xây dựng nội dung về quyền là văn bản quy định của Hiệp hội kế hoạch hoá gia đình quốc tế
(IPPF) về các quyền liên quan đến tình dục và sinh sản mà Việt Nam đã ký. Văn bản này nêu ra 12
quyền, song để thuận tiện hơn cho việc giảng dạy, 12 quyền này đã được nhóm lại thành 5 nhóm
quyền sau:
 Quyền được thông tin và giáo dục
 Quyền được an toàn
 Quyền được tự quyết định về tình
yêu, tình dục, kết hôn và có con
 Quyền được chăm sóc sức khoẻ
 Quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử

Quan điểm của môn h
ọc là giáo dục cho HS về quyền và trách nhiệm đi đôi với quyền đó, bởi đây là
hai mặt của một vấn đề. Vấn đề quyền và trách nhiệm được giải quyết trong môn học qua hai cách:
 Lồng ghép quyền và trách nhiệm
vào tất cả các nội dung học, khi đề cập đến từng vấn
đề SKSS, quan hệ tình bạn, tình yêu, tình dục, đều
bàn đến quyền và trách nhiệm, cũng như cung cấp và
xây dựng cho HS những kiến thức, thái độ, kỹ năng
phù hợp để thực hiện quyền và trách nhiệm đó;
 Đề cập một cách tập trung các
nhóm quyền liên quan đến SKSS trong chương 6, giúp
HS củng cố những điều đã học về quyền và trách nhiệm.

Hỗ trợ sự phát triển của vị thành niên

Đối tượng của môn học là vị thành niên ở lứa tuổi 12-18, cơ thể đang phát triển về tính dục, nhân
cách đang hình thành. Vị thành niên ở tuổi này là một nhóm đối tượng đặc biệt, có những nhu cầu

riêng trong quá trình trưởng thành. Hơn nữa, HS trường giáo dưỡng là vị thành niên trong hoàn cảnh
khó khăn, còn có những nhu cầu khác nữa. Nếu chỉ quan tâm thay đổi hành vi của các em mà không
quan tâm đến các nhu cầu c
ủa các em thì sẽ là không công bằng và hợp lý.

Mặt khác, nếu không quan tâm hỗ trợ sự trưởng thành của các em thì khó có thể giúp các em có cách
suy nghĩ và hành động tích cực đối với SKSS. Khoa học về tâm lý vị thành niên đã xác định vị thành
niên cần thực hiện những nhiệm vụ phát triển về tâm lý như sau:

Thiên hướng tình dục: xác định các xúc cảm yêu đương, tình dục, xác định kiểu người hấp dẫn mình.
 Xác định các giá trị cá nhân của mình:
bao hàm quan niệm về những điều gì là quan trọng trong cuộc
sống, các nguyên tắc sống, nguyên tắc ứng xử của mình trong xã hội
 Độc lập hơn đối với cha mẹ: các em tìm tòi,
khám phá cuộc sống, dần dần tự đánh giá, tự đưa ra quyết định về
cách hành động trong từng hoàn cảnh.
 Hướng tới tương lai: xác định mình muốn một
cuộc sống như thế nào trong tương lai, các mong muốn về nghề nghiệp,
gia đình, v.v..

Một mục đích quan trọng của môn học là giúp học sinh vượt qua các khó khăn và thực hiện được
những nhiệm vụ phát triển quan trọng nêu trên. Đa số các nội dung này trùng hợp với các nội dung
cần thiết cho việc thay đổi hành vi và nhận thức về quyền. Ngoài ra cũng có những nội dung mà mục
đích chính là hỗ trợ cho sự phát triển của vị thành niên. Đó là:
 Xác định giá trị cá nhân
 Hiểu biết về sự phát triển sinh lý giới tính
 Quan hệ với cha mẹ và bạn bè
 Tình yêu
 Hướng tới tương lai


Trên đây là phần trình bày khái quát về cơ sở xây dựng môn học, với việc kết hợp ba hướng tiếp cận:
thay đổi hành vi, quyền liên quan đến SKSS và hỗ trợ sự phát triển của vị thành niên.






















Trắc nghiệm số 1
1. Những hiện tượng nào sau đây là thay đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của con trai, của con gái, của
cả hai ?

Cả trai và
gái

Chỉ con trai Chỉ con gái
Cơ quan sinh dục lớn lên,
sẫm mầu
a. b. c.
Kết quả:
a


Mọc lông mu, lông nách
a. b. c.
Kết quả:
a


Mộng tinh
a. b. c.
Kết quả:
b


Bắt đầu hành kinh
a. b. c.
Kết quả:
c


Vỡ giọng
a. b. c.
Kết quả:
b



Mọc râu
a. b. c.
Kết quả:
b


Vú phát triển
a. b. c.
Kết quả:
c




2. Tinh trùng sinh ra ở đâu ?

a. Tinh hoàn
b. Dương vật
Kết quả:
a




3. Tinh trùng và tinh dịch có liên hệ gì với nhau?

a. Tinh trùng chứa tinh dịch
b. Tinh dịch chứa tinh trùng

Kết quả:
b




4. Vì sao tinh hoàn nằm ở dưới háng chứ không nằm trong bụng?

a. Vì ổ bụng chật, không đủ chỗ chứa tinh hoàn
b. Vì tinh hoàn cần nhiệt độ thấp hơn cơ thể
Kết quả:
b








5. Bìu co lên hạ xuống có tác dụng gì?

a. Đỡ vướng
b. Điều chỉnh nhiệt độ bên trong
Kết quả:
b





6. Nơi nhạy cảm nhất của hệ sinh dục nam là chỗ nào?

a. Tinh hoàn
b. Lông mu
c. Quy đầu
Kết quả:
c




7. Nếu mặc quần lót loại bó, nam giới nên chú ý gì?

a. Không cần chú ý gì
b. Không mặc quần lót bó liên tục
Kết quả:
b




8. Nam giới cần chú ý gì về việc vệ sinh cơ quan sinh dục?

a. Vệ sinh cơ quan sinh dục trước khi quan hệ tình dục
b. Vệ sinh cơ quan sinh dục sau khi quan hệ tình dục
c. Vệ sinh cơ quan sinh dục và thay quần lót ngày 1 lần
d. Cả 3 điều trên đều đúng
Kết quả:
a





9. Nơi nhạy cảm nhất của hệ sinh dục nữ là chỗ nào?


a. Môi lớn
b. Âm vật
c. Âm đạo
Kết quả:
b




10. Khi giao hợp nam nữ thông thường, dương vật của người nam đi vào đâu?

a. Âm đạo
b. Tử cung
Kết quả:
a




11. Bạn thấy câu sau đúng hay sai: “Lần đầu quan hệ tình dục, người con gái nào cũng chảy máu.”?

a. Đúng
b. Sai
Kết quả:

b





12. Bộ phận nào dự trữ trứng?

a. Tử cung
b. Buồng trứng
c. Ống dẫn trứng
Kết quả:
b




13. Khi mẹ mang thai, bạn bé ở đâu trong cơ thể mẹ?

a. Tử cung
b. Âm đạo
Kết quả:
a




14. Khi sinh, bạn bé đi ra qua đâu?

a. Ống dẫn trứng

b. Âm đạo
Kết quả:
b




15. Hành kinh là gì?

a. Là chảy máu từ âm đạo
b. Là niêm mạc bong ra từ tử cung, cùng máu chảy qua âm đạo ra ngoài
c. Là chu kỳ kinh nguyệt
Kết quả:
b




16. Chu kỳ kinh nguyệt tính bắt đầu từ khi nào?

a. Tính từ khi bắt đầu đợt hành kinh
b. Tính từ khi hết đợt hành kinh
Kết quả:
b




17. Câu nào sau đây đúng?


a. Trứng thường rụng khi đang hành kinh
b. Trứng hiếm khi rụng khi đang hành kinh
c. Con gái tuổi dậy thì khó biết lúc nào rụng trứng, vì kinh nguyệt có thể
chưa ổn định
Kết quả:
c




18. Hàng ngày (khi không hành kinh), nữ giới nên chú ý gì về vệ sinh cơ quan sinh dục?

a. Rửa cơ quan sinh dục và thay quần lót ngày một lần
b. Rửa cơ quan sinh dục trước khi quan hệ tình dục (nếu có)
c. Rửa cơ quan sinh dục sau khi quan hệ tình dục (nếu có)
d. Cả 3 trường hợp trên đều đúng
Kết quả:
d




19. Khi rửa cơ quan sinh dục, nữ giới nên

a. Chỉ rửa bên ngoài
b. Rửa cả bên ngoài và bên trong
Kết quả:
a





20. Sau khi đi vệ sinh, nữ giới nên lau

a. Từ phía trước ra phía sau
b. Từ phía sau lên phía trước
Kết quả:
a




21. Nữ giới cần chú ý gì về vệ sinh khi hành kinh?

a. Rửa và thay băng vệ sinh ít nhất 4 lần một ngày
b. Rửa cả bên trong và bên ngoài
c. Nếu dùng băng vải, giặt sạch và phơi ở chỗ nắng và thoáng gió
d. Cả 3 trường hợp trên đều đúng
Kết quả:
d




22. Khi chọn mua quần lót nên chú ý gì?

a. Quần không chật
b. Quần không rộng
c. Quần ít pha ni-lông, thấm ẩm tốt
Kết quả:

c




23. Nếu có một bạn hỏi bạn thủ dâm có hại hay không có hại, bạn sẽ nói gì với bạn?

a. Thủ dâm có hại.
b. Thủ dâm không có hại
Kết quả:
b




24. Nếu bị hôi nách, có những cách nào để đỡ hôi nách?

a. Tắm rửa thường xuyên, dùng thuốc lăn hoặc thuốc xịt khử mùi
b. mặc áo nhiều ni-lông
b. Dùng nước hoa
Kết quả:
a




25. Kích cỡ, hình dáng của dương vật có ảnh hưởng quyết định đến việc quan hệ tình dục?

a. Sai
b. Đúng

Kết quả:
a





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×