Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cho một công ty may quy mô vừanhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.43 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN THỊ DUY OANH

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CHO MỘT CÔNG TY MAY
QUY MÔ VỪA/NHỎ
Chuyên ngành: Kỹ thuật công nghiệp
Mã số: 60520117

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2017


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Đỗ Ngọc Hiền ..........................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1: .....................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2: .....................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày .
. . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)


1. ...................................................................
2. ...................................................................
3. ...................................................................
4. ...................................................................
5. ...................................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và Tên học viên: TRẦN THỊ DUY OANH

MSHV: 1670255

Ngày, tháng, năm sinh: 10/01/1989

Nơi sinh: Thạnh Trị, Sóc Trăng

Chun ngành: Kỹ thuật cơng nghiệp


Mã số: 60520117

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cho một công ty may quy mô
vừa/nhỏ
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
1. Nhiệm vụ:
 Tìm hiểu những nghiên cứu đã được thực hiện trong ngành may;
 Xác định vấn đề, phân tích thực tế và thu thập các số liệu cần thiết liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
 Tổng hợp phân tích thơng tin, xác định nguyên nhân, từ đó đề xuất, đánh giá và lựa chọn
phương án giải quyết.
 Tiến hành thực hiện phương án đã chọn và đánh giá kết quả đạt được.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
IV: NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ NGỌC HIỀN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Tp. HCM, ngày ….tháng …. năm 2017
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động

viên giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Tiếp đến, xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Quý Thầy Cơ Trường Đại học Bách Khoa
TP. HCM nói chung và Bộ mơn Kỹ Thuật Hệ Thống Cơng Nghiệp nói riêng đã tận tâm truyền
đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường.
Xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Đỗ Ngọc Hiền, người đã động viên, chỉ
bảo và nhiệt tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập nghiên cứu tại Trường cũng như
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Luận văn này cũng không thể hồn thành được nếu khơng có sự nỗ lực từ các thành viên
trong nhóm dự án cải tiến và sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ giám đốc công ty, sự hợp tác thực hiện
từ các anh, chị trưởng các phịng ban và anh chị em cơng nhân tại xưởng may của công ty. Xin
được cảm ơn!
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2017
Học viên thực hiện

Trần Thị Duy Oanh

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của một công ty
may quy mô vừa/nhỏ.
Đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của một
công ty may có quy mơ vừa/nhỏ” xuất phát từ nhu cầu thực tết của các cơng ty may có
quy mơ vừa/nhỏ mà cụ thể là công ty TNHH Bạch Quả. Đề tài được bắt đầu từ việc phân
tích hiện trạng tại bộ phận sản xuất của công ty TNHH Bạch Quả. Với những khó khăn
mà cơng ty đang gặp, đề tài xác định vấn đề và tìm ra nguyên nhân, từ đó nghiên cứu
triển khai các giải pháp như: Quản lý trực quan trong cơng tác thực hiện 5S; Bố trí lại

mặt bằng giúp rút ngắn và kiểm sốt dịng di chuyển của ngun vật liệu; Chuẩn hóa lại
quy trình quản lý kết hợp với thiết kế trạm làm việc nhằm đảm bảo tất cả mọi người thực
hiện theo đúng quy trình, nhiệm vụ và trách nhiệm; kiểm sốt các hoạt động sản xuất
bằng một quy trình chuẩn với mục tiêu hướng đến nhằm hỗ trợ công tác quản lý, nâng
cao hiệu quả trong việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận. Quá trình triển khai được
thực hiện theo phương pháp thực nghiệm, đánh giá, theo dõi và hiệu chỉnh trong thời
gian triển khai. Đề tài đã triển khai thành công các giải pháp đề xuất với mục tiêu mà
công ty đặt ra về: Năng suất tăng 49%; kiểm soát tỷ lệ hàng lỗi trong mức cho phép dưới
5%; Đáp ứng được nhu cầu đối với bộ phận bán hàng; khơng cịn tình trạng trễ đơn hàng
và tiết kiệm được vốn đầu tư trong quá trình thực hiện triển khai.

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đỗ Ngọc Hiền.
Các dữ liệu, hình ảnh được thu thập, phân tích và triển khai thực tế tại công ty.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2017
Học viên thực hiện

Trần Thị Duy Oanh

v


MỤC LỤC
NỘI DUNG


TRANG

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ........................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................................... iv
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... v
MỤC LỤC ................................................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................... x
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 2
1.3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu........................................................................................ 3
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................................... 3
1.5 Cấu trúc của đề tài ............................................................................................................ 4
1.6 Vai trò của tác giả trong dự án .......................................................................................... 5
CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................... 6
2.1 Thu thập dữ liệu và phân tích đối tượng nghiên cứu ........................................................ 7
2.1.1 Thu thập dữ liệu ......................................................................................................... 7
2.1.2 Phân tích dữ liệu ......................................................................................................... 8
2.1.3 Xác định vấn đề và phân tích nguyên nhân ................................................................ 8
2.1.4 Thiết lập mục tiêu ....................................................................................................... 9
2.1.5 Đề xuất giải pháp........................................................................................................ 9
2.2 Thực hiện triển khai 5S và tái bố trí mặt bằng .................................................................. 9
2.2.1 Thực hiện 5S .............................................................................................................. 9
2.2.2 Tái bố trí mặt bằng ................................................................................................... 10
2.3 Nghiên cứu thao tác và chuẩn hóa quy trình................................................................... 11
2.3.1 Nghiên cứu thao tác.................................................................................................. 11
2.3.2 Chuẩn hóa quy trình ................................................................................................. 11
2.4 Theo dõi đánh giá và hiệu chỉnh ..................................................................................... 11

CHƯƠNG III CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 13
3. 1 Tổng quan về sản xuất tinh gọn (Lean) ......................................................................... 13
3.1.1 Khái niệm về sản xuất tinh gọn ................................................................................ 13

vi


3.1.2 Các công cụ và chiến lược của sản xuất tinh gọn .................................................... 13
3.2 Loại bỏ lãng phí .............................................................................................................. 14
3.3 Kaizen ............................................................................................................................. 17
3.4 Quản lý trực quan bằng công cụ 5S ................................................................................ 18
3.5 Lý thuyết về bố trí mặt bằng ........................................................................................... 19
3.6 SW - Chuẩn hóa quy trình .............................................................................................. 21
CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................... 24
4.1 Sơ lược về công ty may TNHH Bạch Quả ..................................................................... 24
4.1.1 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................................... 24
4.1.2 Sản phẩm .................................................................................................................. 25
4.1.3 Nguồn lực ................................................................................................................. 30
4.2 Phân tích hiện trạng sản suất........................................................................................... 31
4.3 Tìm hiểu ngun nhân .................................................................................................... 32
4.3.1 Dịng di chuyển ........................................................................................................ 33
4.3.2 Tồn kho .................................................................................................................... 37
4.3.3 Sản phẩm lỗi ............................................................................................................. 39
4.3.4 Lãng phí trong q trình hoạt động .......................................................................... 42
4.3.5 Lãng phí do thao tác thừa ......................................................................................... 43
4.3.6 Lãng phí do chờ đợi (hay trì hỗn) ........................................................................... 46
4.3.7 Lãng phí do sản xuất thừa ........................................................................................ 47
4.4. Đề xuất phương pháp giải quyết .................................................................................... 47
CHƯƠNG V TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ .............................................. 50
5.1. Lưu đồ thực hiện ............................................................................................................ 50

5.2. Thực hiện 5S .................................................................................................................. 51
5.3. Bố trí mặt bằng .............................................................................................................. 56
5.4. Chuẩn hóa quy trình ....................................................................................................... 60
5.5. Thiết kế cơng việc .......................................................................................................... 63
5.6 Kết quả đạt được ............................................................................................................. 64
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 67
6.1 Kết luận ........................................................................................................................... 67
6.2 Kiến nghị ......................................................................................................................... 67
6.3 Hướng nghiên cứu trong tương lai .................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 69
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 70

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Quy trình phương pháp luận cho đề tài…………………………………………….…6
Hình 2.2 Quy trình thu thập dữ liệu và phân tích hiên trạng Cơng ty……………………….…7
Hình 2.3 Sơ đồ thu thập dữ liệu hiện trạng cơng ty……………………..……………….….….7
Hình 2.4 Phương pháp 6 bước triển khai 5S…………………………………………..……….10
Hình 3.1 Các bước thực hiện triển khai Kaizen theo chu kỳ PDCA…………………..……….18
Hình 3.2 Hai tiêu chuẩn quyết định loại mặt bằng cơ bản………………………………..…...20
Hình 4.1 Cửa hàng trưng bày và bán các mặt hàng của Ginkgo………….……………………24
Hình 4.2 Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Bạch Quả………….……………………………..25
Hình 4.3 Hình ảnh một số ản phẩm của cơng ty TNHH Bạch Qủa…………………………….26
Hình 4.4 Quy trình sản xuất tổng quát……………………………………………………..….27
Hình 4.5 Quy trình may của áo Short Shirt…………………………………………………….29
Hình 4.6 Quy trình may của áo Tank Top……………………………………………….……29
Hình 4.7 Mặt bằng bố trí của xưởng may…………………………………………….…….…30
Hình 4.8 Mặt bằng bố trí máy tại xưởng may………………………………………………….30

Hình 4.9 Phân bố sản lượng hàng tháng của cơng ty trong năm 2016………………………….31
Hình 4.10 Biểu đồ nhân quả tìm nguyên nhân gây lãng nguồn lực sản xuất……………….….33
Hình 4.11 Dịng di chuyển của sản phẩm tại xưởng may……………………………………..34
Hình 4.12 Những điểm bố trí mặt bằng chưa hợp lý tại xưởng……………………………...…35
Hình 4.13 Dịng di chuyển của bán phẩm trên chuyền may cho đến khi thành phẩm………….35
Hình 4.14 Tỷ lệ vải tồn kho qua các năm…………………………………………….…....…..37
Hình 4.15 Vải nguyên liệu được đặt tạm trong khu vực xả vải và kho…………………………38
Hình 4.16 Phụ liệu đặt trong kho…………………………………………………………...…38
Hình 3.17 Bán phẩm sau cắt sử dụng chung vùng diện tích với khu vực cắt…………….……39
Hình 3.18 Bán phẩm trên chuyền may…………………………………………………….…..39
Hình 4.19 Thống kê sản phẩm lỗi trong năm 2016…………………………….……….….....40
Hình 4.20 Sản phẩm Short Shirt bị lỗi về hình in dép tổ ong……………………………. ....…41
Hình 4.21 Quy trình sản xuất hiện tại của cơng ty Bạch Quả…………………………….…...43
Hình 4.22 Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch của cơng nhân trong xưởng may………………..….46
Hình 4.23 Cơng đoạn gọt lai và cắt chỉ tại khâu phụ……………………………………….….46
Hình 5.1 Baner và poster được thiết kế riêng chuẩn chị cho chiến dịch 5S tại cơng ty…….......52
Hình 5.2 Vải ngun liệu được phân loại theo màu quản lý về thời gian tồn trữ……………...53
Hình 5.3 Phụ liệu được dán nhãn phân loại và bọc tủ mica chống bụi………………………....53
Hình 5.4 Đào tạo nhận thức cho cơng nhân về 5S…………………………………….…..…...54
Hình 5.5 Cơng nhân thực hiện vệ sinh máy móc sau khi được hướng dẫn thực hiện……….…..54
Hình 5.6 Ý tưởng 5S được thực hiện tại tổ văn phịng…………………………………...…...55
Hình 5.7 Khu vực ăn cho cơng nhân được làm mới sau khi 5S……………………………..….55
Hình 5.8 Kệ di chuyển chứa bán phẩm được bố trí thay cho bán phẩm đặt trên bàn cắt………55
Hình 5.9 Khu vực xưởng may sau khi triển khai thực hiện 5S……………………………….56
Hình 5.10 Bản tin 5S tại xưởng may……………………………………………………….…56
Hình 5.11 Dịng di chuyển của mặt bằng bố trí theo chuyền thẳng…………………………...58
Hình 5.12 Dịng di chuyển của sản phẩm theo chuyền song song……………………………...58
Hình 5.13 Dịng di chuyển của sản phẩm bố trí theo chuyền zigzag……………………….…..58
Hình 5.14 Mặt bằng xưởng sau khi tái bố trí………………………………………….………60
Hình 5.15 Quy trình sản xuất sau khi chuẩn hóa……………………………………………….61

Hình 5.16 Cơng nhân tại xưởng được hướng dẫn kiểm vải và thống kê lỗi vải…………..……61
Hình 5.17 Bán phẩm di chuyển bằng kệ chứa phải có bao bảo vệ……………………………62
viii


Hình 5.18 Tiêu chuẩn kỹ thuật được gửi kèm theo bán phẩm gia cơng In……………………..62
Hình 5.19 Cơng nhân được hướng dẫn trải giấy để tách cỡ lô bán phẩm và chống lõm vải…...63
Hình 5.20 Cơng nhân được thiết lập lại trạm làm việc từ ngồi sang đứng phù hợp với bàn làm
việc……………………………………..………………………….………………………….64
Hình 5.21 Xưởng may của cơng ty sau khi cải tiến……………………………………………65
Hình 5.22 Biểu đồ thống kê sản lượng 3 tháng sau khi cải tiến……………………………….65

ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Lượng sản xuất tổng các loại sản phẩm của công ty trong năm 2016 và 2017……..28
Bảng 4.2 Kỹ năng làm việc của công nhân tại xưởng…………………………………………31
Bảng 4.3 Thời gian sản xuất cho một đơn hàng có số lượng 600 sản phẩm………………….32
Bảng 4.4 Tổng hợp hiện trạng quảng đường vận chuyển tại xưởng…………………………..36
Bảng 4.5 Bảng thống kê số trạm và thời gian thực hiện………………………………………44
Bảng 4.6 Bảng tổng hợp hiện trang, nguyên nhân và giải pháp áp dụng tại xưởng may………48
Bảng 5.1 Lưu đồ thực hiện giải pháp tại công ty TNHH Bạch Quả…………………………..50
Bảng 5.2 Bảng tiêu chí đối với mặt bằng mới…………………………………………………56
Bảng 5.3 Mơ tả ưu, nhược điểu của từng phương án…………………………………………..58
Bảng 5.4 Bảng đánh giá độ thỏa mãn các tiêu chí của từng phương án………………………59

x



CHƯƠNG I GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) được hiểu là cơ sở kinh doanh theo quy đinh
pháp luật (Nghị định 56/2009) có vốn đầu tư dưới 100 tỷ đồng và tổng số người lao động
dưới 300 người đối với khu vực công nghiệp và xây dựng. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp
Vừa và Nhỏ Việt Nam (VINASME), có đến 96% doanh nghiệp đăng ký ở Việt Nam là
DNVVN. Theo Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT), trong 5 năm 2011- 2016 có
380.000 DNVN được thành lập, vượt cao so với mục tiêu là 350.000, đóng góp khoảng
45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và chiếm khoảng 35% vốn đầu tư của cộng
đồng doanh nghiệp nói chung, đóng góp gần 50% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia
hằng năm. Trong thực tế, là khối này tập trung phát triển mạnh trong những lĩnh vực có tỷ
suất lợi nhuận khiêm tốn, cơng nghệ thấp do khơng có lợi thế về quy mơ, điển hình là ngành
Dệt may.
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may vượt mốc 27 tỷ USD (nguồn: Bộ
Công Thương) và được đánh giá là ngành có triển vọng tốt trong tương lai. Trong định
hướng phát triển các ngành nghề chủ đạo giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030, ngành dệt
may là một trong các ngành được ưu tiên và chú trọng (nguồn: Chính phủ Việt Nam). Tuy
nhiên, theo báo cáo VITAS, hiện trong giai đoạn năm 2016-2017 các doanh nghiệp dệt may
nội địa đang gặp khó khăn do phải đối mặt với sức ép cạnh tranh về đơn hàng, đặc biệt là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ do khơng có khả năng cạnh tranh về trang thiết bị, trình độ
quản lý, yêu cầu kỹ thuật, trong khi lương tối thiểu giai đoạn 2008 -2016 liên tục tăng bình
quân 26.4% đối với khối doanh nghiệp trong nước gây thêm sức ép nặng nề đối với ngành
may. Trước những khó khăn đó địi hỏi cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất cho những doanh nghiệp may có quy mơ vừa và nhỏ này.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sản xuất trong ngành may không
cao là do năng suất thấp, hàng lỗi hỏng trên công đoạn cao (nguồn: Viện năng suất Việt

1



Nam), và chỉ bằng 2/3 năng suất trung bình trong khu vực (nguồn: Tổng cục thống kê). Có
nhiều lãng phí phát sinh trong ngành may, trong đó tập trung chủ yếu vào bốn loại lãng phí
chính (theo phân tích sơ bộ các đối tượng nghiên cứu) là dừng chờ trên chuyền, thao tác
chưa chuẩn, quản lý quy trình sản xuất chưa tốt và hàng lỗi [1, 2, 4, 7]. Tất cả vấn đề nêu
trên là thách thức đặc ra cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp may vừa và
nhỏ.
Giải pháp áp dụng các công cụ tinh gọn được đề xuất thử nghiệm tại một số chuyền
may và mang lại hiểu quả bước đầu góp phần cải thiện năng xuất [2, 7]. Bên cạnh đó, xây
dựng bộ định mức thời gian hay nghiên cứu thao tác của công nhân đã được thực hiện và
góp phần cải tiến hiệu quả sản xuất [1], đề xuất mơ hình kiểm sốt chất lượng để giảm tỷ
lệ hàng lỗi [4] và rất nhiều những nghiên cứu khác được áp dụng để cải thiện hiệu quả sản
xuất.
Là một doanh nghiệp thuộc quy mô vừa/nhỏ, Cơng ty TNHH Bạch Quả đang gặp
phải những khó khăn liên quan đến việc sử dụng chưa hiệu quả nguồn lực. Cơng ty ln
trong tình trạng trễ đơn hàng, thời gian sản xuất dài, tỷ lệ hàng lỗi gia tăng….làm cho hoạt
động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn và địi hỏi phải có giải pháp đối với vấn
đề mà cơng ty đang gặp phải. Do đó, đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất cho một công ty may quy mô vừa/nhỏ” được mạnh dạng đề xuất với mục tiêu áp dụng
các công cụ tinh gọn nhằm nâng cao được hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh cho cơng
ty nói riêng và đối với các doanh nghiệp vừa/nhỏ nói chung.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu và triển khai ứng dụng giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
của một xưởng may quy mô nhỏ với các mục tiêu cụ thể như sau:
- Tái bố trí mặt bằng sản xuất;
- Quản lý trực quan bằng công cụ 5S;

2


- Kết nối dịng thơng tin giữa các bộ phận trong sản xuất và kiểm soát được tỷ lệ

hàng lỗi qua mỗi công đoạn;
- Nâng cao năng suất sản xuất;
1.3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Phạm vi: Hoạt động sản xuất của Cơng ty may có quy mơ vừa và nhỏ
Giới hạn: Nghiên cứu và áp dụng triển khai tại Công ty TNHH Bạch Quả
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đặc điểm dễ nhận thấy của các doanh nghiệp may vừa và nhỏ là số lượng cơng nhân
có giới hạn, máy móc thiết bị khơng nhiều và thường không được hiện đại nên việc cân đối,
sắp xếp chuyền may là một thách thức vô cùng lớn. Theo đánh giá nghiên cứu qua đối
tượng đã được tìm hiểu, nghiên cứu sơ bộ, hơn 40% thời gian hoạt động của công nhân
dành thực hiện các công việc không cần thiết vì nhiều lý do nhưng đây chính là nguồn gốc
của việc sản xuất không hiệu quả.
Nếu so sánh năng suất may trung bình với các doanh nghiệp may quy mơ lớn hơn,
đầy đủ nguồn lực thì năng suất của doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ chưa đạt 60%.
Chính điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của họ và hoạt động sản xuất trở nên khó
khăn hơn. Cách thức tồn tại và phát triển của các công ty may là tạo ra chính xác cái (giá
trị) khách hàng yêu cầu, cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn và ít lỗi hơn
với cùng nguồn nhân lực, khơng gian, vốn và ít thời gian hơn. Phần lớn các doanh nghiệp
ngành may mặc vừa và nhỏ là sản xuất đang đứng trước những khó khăn về sự giới hạn
nguồn lực, máy móc thiết bị khơng nhiều, trình độ kỹ thuật và quản lý chưa cao, sức ép
cạnh tranh từ thị trường….Từ những khó khăn đó đặt ra nhu cầu đối với các doanh nghiệp
may mặc vừa và nhỏ là làm sao nâng cao được hiệu quả sản xuất, sản phẩm đạt chất lượng
và giá thành phải cạnh tranh.
Đã có các nghiên cứu đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong sản xuất ngành may
nhưng có tính chất riêng lẻ và chỉ giải quyết cho trường hợp riêng, đặc trưng hoặc đưa ra

3


các giải pháp chung dưới dạng đề xuất về phương án bố trí [6]. Mơ hình tinh gọn cũng đang

được nghiên cứu và áp dụng thực hiện tại một số cơng ty may có quy mơ lớn và kết quả
theo công bố đạt mục tiêu đề ra [1, 2, 7]. Tuy nhiên, khi áp dụng cho cơng ty may có quy
mô vừa và nhỏ thật sự là thách thức lớn.
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp may
quy mơ vừa và nhỏ nói chung và nâng cao năng suất sản xuất nói riêng là vơ cùng cấp thiết.
Nghiên cứu này có nhiều tiềm năng ứng dụng, mở rộng quy mơ triển khai vì số lượng doanh
nghiệp may thuộc phân khúc này rất lớn. Đây là tiền đề quan trọng phát triển các nghiên
cứu liên quan, là động lực rất lớn để khẳng định mối liên hệ giữa hoạt động nghiên cứu gắn
liền với hoạt động thực tế, nhu cầu thực tế.
1.5 Cấu trúc của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 6 chương, cụ thể như sau:
+ Chương 1 - Giới thiệu: Giới thiệu tổng quan về lý do chọn lựa đề tài, đối tượng
nghiên cứu, mục tiêu của đề tài, ý nghĩa khoa học - thực tiễn của đề tài và bố cục nội dung
được trình bày trong nghiên cứu.
+ Chương 2 - Phương pháp luận: Nêu chi tiết các bước thực hiện nghiên cứu.
+ Chương 3 - Cơ sở lý thuyết: Trình bày một số lý thuyết quan trọng có liên quan
đến quá trình thực hiện và nội dung của đề tài.
+ Chương 4 - Phân tích hiện trạng: Tổng hợp các vấn đề của đối tượng nghiên cứu
và nguyên nhân gây ra vấn đề.
+ Chương 5 - Triển khai và đánh giá: Lộ trình và kết quả từng bước triển khai dự án
thực tế trong phạm vi nghiên cứu.
+ Chương 6 - Kết luận và kiến nghị: Đánh giá lại kết quả đã thực hiện, so sánh với
mục tiêu đề ra và định hướng nghiên cứu tiếp theo.

4


1.6 Vai trị của tác giả trong dự án
Cơng ty TNHH Bạch Quả là một doanh nghiệp thuộc quy mô vừa/nhỏ, kinh doanh
sản các sản phẩm về may mặc với thương hiệu Ginkgo. Cơng ty hoạt động vận hành tồn

bộ quy trình từ thiết kế - sản xuất - bán hàng, với các sản phẩm may mặc và đặc trưng là áo
T- Shirt. Bộ phận sản xuất của công ty lớn lên từ mơ hình sản xuất truyền thống và hoạt
động theo kinh nghiệm, nên khi nhu cầu bán hàng tăng lên gây ra áp lực và mất kiểm soát
cho bộ phận sản xuất, xưởng sản xuất ln trong tình trạng trễ đơn hàng, thời gian sản xuất
dài, tỷ lệ lỗi gia tăng….kéo theo hoạt động kinh doanh của công ty bị đe dọa khi các cửa
hàng ln trong tình trạng thiếu hàng, các hoạt động marketing không phát huy hiệu quả vì
sản phẩm khơng được đưa ra thị trường theo kế hoạch. Yêu cầu đặt ra cho công ty là phải
xác định được nguyên nhân và hướng giải quyết đối với hoạt động của bộ phận sản xuất và
các bộ phận liên quan. Nhóm cải tiến được thành lập nhằm xác định hiện trạng, phân tích
hoạt động sản xuất và triển khai dự án cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của
công ty. Trong dự án này, tác giả là nhóm trưởng, có vai trị tổ chức, quản lý tiến độ, tư vấn
cho giám đốc công ty đưa ra quyết định. Các thành viên trong nhóm bao gồm: hai thành
viên thuộc chuyên ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp, trưởng bộ phận sản xuất, trưởng
bộ phận thiết kế, trưởng bộ phận kinh doanh, quản lý kho và IT hỗ trợ thực hiện các công
việc theo kế hoạch của dự án. Cơ cấu nhân sự của nhóm cải tiến và nội dung cam kết thực
hiện triển khai tại cơng ty TNHH Bạch Quả được trình bày trong Hợp đồng và Biên bản
thanh lý hợp đồng đính kèm trong phụ lục 1.

5


CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Cơ sở hình thành đề tài và phương pháp luận cho nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu
thực tế của các doanh nghiệp may có quy mô vừa và nhỏ. Sau khi đi khảo sát, thực hiện
nghiên cứu ở một vài cơng ty may có quy mơ vừa và nhỏ, quy trình thực hiện được đúc kết
thể hiện qua lưu đồ tổng quát như Hình 2.1. Trong đó, 04 nhóm cơng nghệ chính được thực
hiện bao gồm: Triển khai thực hiện 5S, Tái bố trí mặt bằng, Nghiên cứu thao tác và chuẩn
hóa quy trình.
1. Thu thập dữ liệu và phân tích
đối tượng nghiên cứu


3. Nghiên cứu thao tác
và chuẩn hóa quy trình

Xác định vấn đề

2. Thực hiện triển khai 5S
và tái bố trí mặt bằng

4. Theo dõi đánh giá
và hiệu chỉnh
Hình 2.1 Quy trình phương pháp luận thực hiện đề tài

Quy trình thực hiện nghiên cứu được trình bày cụ thể qua các mục tiếp sau đây:

6


2.1 Thu thập dữ liệu và phân tích đối tượng nghiên cứu
Thu thập dữ liệu hiện trạng sản xuất của cơng ty làm cơ sở đánh giá, phân tích hiệu
quả hoạt động sản xuất của công ty, xác định vấn đề và phân tích ngun nhân để từ đó
thiết lập mục tiêu, đề xuất giải pháp hướng đến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
cho công ty. Từng bước thực hiện được khái quát qua Hình 2.2 sau:
1.Thu thập
dữ liệu

2. Phân tích
dữ liệu

3. Xác định vấn đề và

phân tích ngun nhân

4. Thiết lập
mục tiêu

5. Đề xuất
giải pháp

Hình 2.2 Quy trình thu thập dữ liệu và phân tích đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu về số liệu, hình ảnh, những thơng tin liên quan vấn đề hiện tại của công
ty bao gồm: Sản phẩm; Quy mô; Mức sản xuất hiện tại; Lượng tồn kho; Cách thức quản lý;
Hiện trạng về mặt bằng; Tỷ lệ sản phẩm lỗi được tổng quát qua Hình 2.3 sau:

Hình 2.3 Sơ đồ dữ liệu cần thu thập về hiện trạng công ty

7


2.1.2 Phân tích dữ liệu
Từ những dữ liệu về hình ảnh, số liệu, thông tin đã được thu thập sẽ tiến hành phân
tích dựa trên cơ sở 7 loại lãng phí, nhằm xác định các loại lãng phí mà cơng ty đang gặp.
Các kỹ thuật phân tích được sử dụng: thống kê, thảo luận, tính tốn năng lực sản xuất, khả
năng đáp ứng nhu cầu, thời gian sản xuất (lead time), tỷ lệ% lỗi,….từ đó nêu ra được vấn
đề mà công ty đang gặp phải. Những đại lượng được sử dụng xem xét phân tích bao gồm:
- Tỷ lệ lãng phí năng lực của xưởng từ năng lực thiết kế và hiện trạng sản xuất thực tế của
xưởng.
- Thời gian sản xuất từ khi nhận nguyên liệu vải cho đến khi nhập sản phẩm vào kho thành
phẩm, thời gian thực hiện của từng cơng đoạn.
- Sơ đồ dịng di chuyển của sản phẩm trên mặt bằng xưởng bằng biểu đồ spaghetti.

- Tỷ lệ lỗi trên mỗi đơn hàng so sánh với yêu cầu đặt ra của công ty, xác định loại lỗi có tỷ
lệ cao theo nguyên tắc 80/20.
- Phân tích quy trình quản lý sản xuất hiện tại, tìm ra những điểm nút cổ chai (bottleneck),
những điểm mà tại đó làm cho quy trình sản xuất bị ách tắc, mất hợp lý.
2.1.3 Xác định vấn đề và phân tích nguyên nhân
Theo nguyên lý sản xuất tinh gọn, nguyên nhân dẫn đến việc năng suất thấp là do
các hoạt động khơng gia tăng giá trị vẫn cịn tồn tại nhiều nơi trong q trình sản xuất. Các
hoạt động khơng gia tăng giá trị thường tập trung vào các loại lãng phí như: sản xuất dư
thừa, vận chuyển, sản phẩm lỗi, chờ đợi,…
Sử dụng phương pháp phân tích thống kê kết hợp biểu đồ nhân quả nhằm xác định vấn
đề và nguyên nhân như sau:
+ Thảo luận nhóm, lấy ý kiến chuyên gia;
+ Tổng hợp từ các nghiên cứu đã được công bố;
+ Kết luận về vấn đề mà công ty đang gặp phải và đề xuất hướng giải quyết.

8


2.1.4 Thiết lập mục tiêu
Với những vấn đề công ty đang gặp và mục tiêu mà công ty hướng đến về: Năng
suất, tỷ lệ lỗi, cách thức quản lý sẽ tiến hành thiết lập mục tiêu thực hiện như sau:
-

Đưa năng suất từ mức hiện trạng lên nhu cầu kỳ vọng của cơng ty với nguồn lực
hiện có.

-

Kiểm sốt tỷ lệ lỗi theo yêu cầu kỳ vọng là 3% trên tổng số lượng sản phẩm của đơn
hàng.


-

Kiểm soát được tiến độ đơn hàng qua các khâu theo năng lực từng trạm.

-

Đảm bảo thời gian giao hàng đúng theo năng lực xưởng.

2.1.5 Đề xuất giải pháp
Tìm hiểu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong ngành may đã thực hiện
và công bố [1, 2, 4, 6, 7] kết hợp với điều kiện hiện tại của công ty là một cơng ty có quy
mơ vừa và nhỏ, chọn ra những phương pháp phù hợp giải quyết các vấn đề cốt lõi đã được
xác định.
Tìm hiểu nghiên cứu [8] đã tổng hợp và phân tích từ 10 nghiên cứu khác về cơng ty
có quy mơ vừa và nhỏ, đã đề xuất nên áp dụng những công cụ như: 5S, quản lý trực quan,
chuẩn hóa thao tác, kiểm sốt q trình (SPC), vịng trịn chất lượng sẽ phù hợp với những
cơng ty có quy mơ vừa và nhỏ. Đầu tư ít hơn - khơng tốn nhiều chi phí, dễ thực hiện và
nhanh chóng mang lại hiệu quả.
2.2 Thực hiện triển khai 5S và tái bố trí mặt bằng
2.2.1 Thực hiện 5S
Bước áp dụng triển khai giải pháp đối với Công ty sẽ bắt đầu từ việc sử dụng công
cụ 5S kết hợp với tái bố trí mặt bằng. Một dự án được khởi tạo theo phương pháp Kaizen
và ghi nhận lại thông tin trong quá trình thực hiện.

9


Phương pháp thực hiện triển khai 5S


Hình 2.4 Phương pháp 6 bước triển khai 5S

Sau khi thực hiện được 3S đầu sẽ tạo một bảng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá, và
làm cơ sở thi đua giữa các tổ trong xưởng sản xuất nhằm tạo thành thói quen cũng như duy
trì và phát triển mơi trường làm việc ngăn nắp này.
2.2.2 Tái bố trí mặt bằng
Chọn ra phương án tái bố trí bằng phương pháp thảo luận và đánh giá có trọng số
giữa các phương án. Sắp xếp lại các loại máy móc, thiết bị, khu vực sản xuất, khu vực chứa
nguyên vật liệu, khu vực chứa bán phẩm, thành phẩm, lối đi, văn phòng làm việc, nơi để
xe…với phương án đã chọn tái bố trí.
Mục tiêu đối với bố trí mặt bằng mới là:
+ Tạo dịng di chuyển thơng thống, thuận lợi;
+ Đảm bảo sự an tồn và sức khỏe cho cơng nhân;
+ Giảm chi phí và thời gian vận chuyển nguyên vật liệu;
+ Đảm bảo sản lượng và sự linh hoạt về sản phẩm.

10


Sau khi cải tiến và tái bố trí dịng di chuyển của sản phẩm cần duy trì những điều kiện
mới bằng việc thực hiện 5S và ổn định hệ thống hoạt động bằng việc chuẩn hóa quy trình
và chuẩn hóa thao tác.
2.3 Nghiên cứu thao tác và chuẩn hóa quy trình
2.3.1 Nghiên cứu thao tác
Vị trí làm việc hợp lý cần thỏa mãn được các yêu cầu: hàng hóa, dụng cụ gọn gàng,
khơng dồn ứ, an tồn khi thao tác. Do đó, tại từng vị trí làm việc cần:
-

Thiết lập trình tự thống nhất cho từng bước cơng việc ở mỗi cơng đoạn.


-

Quy định vị trí đặt BTP và các dụng cụ hỗ trợ theo hướng vận động của cơ thể nhằm
hạn thế sự mỏi mệt cho công nhân.

2.3.2 Chuẩn hóa quy trình
Một quy trình làm việc cụ thể được đưa ra sau khi xác định và loại bỏ những điểm
bất hợp lý, những điểm thắt của quy trình sản xuất bao gồm: Hướng dẫn đối với mỗi quy
trình con, tài liệu liên quan (form mẫu) giúp kiểm soát quá trình thực hiện, đảm bảo tất cả
các bộ phận con hoạt động theo đúng quy trình, kiểm sốt lượng hàng lỗi qua mỗi công
đoạn, theo dõi được năng suất và tiến độ sản xuất. Những thông tin và tài liệu (form mẫu)
của quy trình đã áp dụng sẽ là dữ liệu để chuyển thành phần mềm quản lý cho công ty.
2.4 Theo dõi đánh giá và hiệu chỉnh
Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất bằng những thông tin đã được ghi nhận trong quá trình thực hiện. Từ đó phân tích,
đánh giá, tìm ra ngun nhân đối với giải pháp chưa phù hợp và đề xuất chi tiết đối với
những phương pháp phù hợp.
Phương pháp thực hiện:
+ Tổng hợp kết quả đã ghi nhận trong quá trình thực hiện đối với từng phương pháp;

11


+ So sánh các chỉ số về hiệu quả sản xuất như: Năng suất, tỷ lệ hàng lỗi, hiệu quả quản
lý… trước và sau khi thực hiện dự án;
+ Tìm ra vấn đề và phân tích nguyên nhân đối với những giải pháp chưa mang lại hiệu
quả;
+ Đối với những giải pháp phù hợp mang lại hiệu quả cao sẽ đề xuất chi tiết áp dụng
cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ tương tự.


12


CHƯƠNG III CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Từ phương pháp luận về q trình thực hiện nghiên cứu cần có những cơ sở lý thuyết
kèm theo để tạo mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tế. Đây là cơ sở để chi tiết hơn từ nội
dung đã được khái quát từ Chương 2 Phương pháp luận đến triển khai thực hiện ở Chương
4 Phân tích đối tượng nghiên cứu và Chương 5 Triển khai thực hiện và đánh giá.
3. 1 Tổng quan về sản xuất tinh gọn (Lean)
3.1.1 Khái niệm về sản xuất tinh gọn
Hệ thống sản xuất tinh gọn là hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục
loại bỏ lãng phí trong q trình sản xuất, giúp chuyển đổi lãng phí thành giá trị [4].
Tư duy tinh gọn là một giải pháp hữu hiệu để loại trừ lãng phí, giúp chuyển đổi lãng
phí thành giá trị. Tư duy tinh gọn giúp xác định rõ giá trị, sắp xếp các hoạt động tạo ra giá
trị theo một quy trình tốt nhất, tiến hành các hoạt động này ngày càng hiệu quả, ngày càng
ít tốn nguồn lực về con người, máy móc, thiết bị, thời gian và khơng gian; cung cấp đúng
những gì khách hàng cần và đúng lúc khách hàng cần [4].
3.1.2 Các công cụ và chiến lược của sản xuất tinh gọn
- 5S

- Heijunka

- Kiểm soát trực quan

- 5WS&1H

- Xây dựng Nhóm

- Kaizen


- Giải quyết vấn đề

- TPM - Duy trì năng suất tổng thể

- Chuẩn hóa quy trình

- Hệ thống kéo

- Sản xuất theo khu vực–Munufacturing Cells

- SMED - Giảm thời gian thiết lập

- VSM - Sơ đồ chuỗi giá trị

- Hệ thống tín hiệu để dừng chuyền

- Giảm chu kỳ thời gian

- Poka – Yoke

13


3.2 Loại bỏ lãng phí
Lãng phí là những hoạt động tiêu tốn nguồn lực nhưng không tạo ra giá trị cho sản
phẩm. Lãng phí có thể được chia thành 07 loại:
a. Sản xuất thừa
Sản xuất thừa là lãng phí nghiêm trọng nhất trong các loại lãng phí, là nguồn gốc
của mọi vấn đề và của các loại lãng phí khác. Sản xuất thừa là sản xuất quá nhiều, quá sớm.
Sản xuất thừa cản trở dòng chảy liên tục, dẫn đến các vấn đề về chất lượng và năng

suất. Sản xuất dư thừa dẫn đến thời gian sản xuất và tồn trữ gia tăng, chậm phát hiện lỗi,
sản phẩm có thể bị hư hỏng hay giảm giá trị.
Sản xuất dư thừa làm tăng tồn kho bán thành phẩm dẫn đến phân cách và giảm thiểu
truyền thông giữa các trạm. Sản xuất dư thừa cũng ảnh hưởng đến lãng phí di chuyển do
sản phẩm được sản xuất và di chuyển không đúng lúc cần thiết.
Sản xuất dư thừa thường là trạng thái tự nhiên của hệ thống. Sản xuất dư thừa thường
được thực hiện để che dấu nhược điểm của hệ thống sản xuất như máy hư, công nhân vắng...
Sản xuất dư thừa có thể do thi đua tăng năng suất, hồn thành vượt mức kế hoạch để được
khen thưởng một cách hình thức.
b. Chờ đợi
Chờ đợi như: Vật tư chờ được gia cơng, cơng nhân chờ đợi bán phẩm, máy móc chờ
đợi thiết lập...là lãng phí.
Chờ đợi có liên quan trực tiếp đến dòng chảy. Tư duy tinh gọn quan tâm đến dịng
chảy liên tục hơn là giữ cho máy ln hoạt động với hiệu suất cao. Vật tư không di chuyển,
khơng tăng giá trị là lãng phí. Chờ đợi là kẻ thù của dòng chảy liên tục.
Chờ đợi liên quan trực tiếp đến thời gian sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến sự cạnh
tranh và sự thỏa mãn của khách hàng.

14


×