Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SKKN: Biện pháp giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn mỹ thuật để có thái độ học tập tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.23 KB, 12 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC

Nội dung

Trang

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Cơ sở lý lung của vấn đề
2/ Thực trạng của vấn đề
3/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
4/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
III/ KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ Hiện tượng trong thực tiễn giảng dạy.
Trang 1

2
2
2
4
5
8
10
13


Sáng kiến kinh nghiệm


Bất kì làm việc gì muốn để đạt sự thành cơng thì cũng cần đến yếu tố tích cực
và việc dạy học mỹ thuật cũng khơng ngoại lệ. Bởi vậy nếu giáo viên tích cực thơi
vẫn chưa đủ, mà phải cần có sự tích cực học tập của học sinh thì quá trình học tập
mới đạt kết quả cao. Sự tích cực sẽ đem lại sự hăng say tìm tịi khám phá sáng tạo, sự
tích cực sẽ mang lại trạng thái học tập sôi nổi cởi mở tạo hứng thú cho học sinh, từ đó
học sinh mới phát huy được tính chủ động trong q trình học. Tuy nhiên trong q
trình học vẫn cịn hiện tượng học sinh chưa phát huy hết tính tích cực gây ảnh hưởng
đến tác phong học tập.
2/ Ý nghĩa, tác dụng.
Nếu học mỹ thuật một cách tích cực sẽ giúp học sinh hình thành tư duy hình
ảnh, cảm nhận được vẻ đẹp và biết khám phá những vẻ đẹp trong cuộc sống, từ đó
giúp các em hình thành cho mình sự ngăn nắp gọn gàng trong học tập cũng như trong
cuộc sống gia đình.
Mỹ thuật là mơn học trong lĩnh vực nghệ thuật, vì vậy việc dạy học mỹ thuật
cũng sẽ giúp các em khám phá, thưởng thức mọi vẻ đẹp, giúp các em có được trạng
thái tâm lí thỏa mái để các em học tốt những môn học khác, đồng thời phát hiện và
bồi dưỡng những em có năng khiếu thực sự. Làm được những điều đó thì việc dạy
học mỹ thuật xem như đã thành cơng và có ý nghĩa lớn trong việc góp phần giáo dục
nhân cách tồn diện cho học sinh.
3/ Những mâu thuẫn giữa thực trạng với yêu cầu mới.
Việc triển khai dạy học mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch đã tạo thêm
luồng gió mới giúp học sinh hứng thú và tích cực hơn trong học tập, tuy nhiên vẫn
còn một số học sinh chưa thật sự tích cực, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo
và tỏ ra xem thường môn mĩ thuật. Điều đó đã gây sự cản trở, vơ tình tạo sự khó khăn
cho giáo viên khi triển khai dạy, mặc dù số lượng này khơng nhiều nhưng nó làm ảnh
hưởng đến kết quả chung và tạo tiền lệ xấu cho quá trình dạy mỹ thuật sau này.
Thực trạng trên đã xảy ra trong thời gian giảng dạy tại trường và thiết nghĩ điều
này cũng có thể xảy ra ở một số trường khác, đây chính là mâu thuẫn giữa thực trạng
và yêu cầu đòi hỏi khách quan . Vấn đề này đã được tơi tìm hiểu một cách cặn kẽ và
cũng đã tìm ra được ngun nhân đó chính là học sinh chưa nhận thức được tầm quan

trọng của môn mỹ thuật nên chưa có thái độ học tập tích cực. Chính vì vậy tơi mạnh
dạn đưa ra “biện pháp giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn mỹ
thuật để có thái độ học tập tích cực”. Đó chính là lí do tơi chọn đề tài này.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Cơ sở lý luận của vấn đề:
Để giải quyết vấn đề trên ta cần hiểu rõ một số khái niệm sau:
1.1/ Khái niệm nhận thức:
Theo “từ điển bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự
phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và
khơng ngừng tiến đến gần khách thể.
Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm
Từ đó ta có thể rút ra : Nhận thức tầm quan trọng của môn học là quá trình biện
chứng của sự phản ánh một cách khách quan trong ý thức của học sinh đối với môn
học, nhờ đó học sinh tư duy và khơng ngừng phám phá mơn học.
1.2/ Khái niệm tích cực:
Theo nghĩa từ điển tích cực là trạng thái tinh thần có tác dụng khẳng định và
thúc đẩy sự phát triển. Tích cực trọng học tập là một phẩm chất trong nhân cách của
người học, được thể hiện ở tình cảm, ý chí quyết tâm giải quyết các tình huống học
tập đặt ra để có trí thức mới, kĩ năng mới.
Khái niệm này mang tính học thuật cao vì vậy chúng ta đi vào các khía cạnh cụ
thể của tính tích tích cực để dễ hình dung hơn.
Tích cực được biểu hiện như sau:
+ Hưởng ứng và thấy rõ bổn phận cần thưc hiện trong các tình huống học tập.
+ Chịu khó trả lời câu hỏi, chăm chỉ, tự giác thực hiện các hoạt động học tập.
+ Quyết tâm hồn thành cơng việc tự mình đặt ra hoặc nhiệm vụ được giao,
nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ người khác hồn thành cơng việc.
+ Thường xun có suy nghĩ phản biện, mở rộng, đào sâu vấn đề, hay đặt câu

hỏi tại sao một cách rất có chủ ý.
Theo Sikuna tích cực chia thành 3 cấp độ sau:
+ Tích cực bắt chước: Gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy và của bạn.
+ Tích cực tìm tịi: Độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết
khác nhau cho cùng một vấn đề.
+ Tích cực sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới độc đáo, hữu hiệu.
1.3/ Khái niệm thái độ:
Thái độ là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về sự vật, con người
hay đồ vật. Thái độ phản ánh con người cảm thấy như thế nào về một điều gì đó. Ví
dụ khi tơi nói: “Tơi thích mơn mĩ thuật”, tơi đang biểu lộ thái độ về môn mĩ thuật.
Thái độ không giống giá trị nhưng cả hai có mối liên quan. Mối liên quan này được
thể hiện thông qua 3 thành phần của thái độ:
- Thành phần nhận thức: Bao gồm ý kiến hoặc niềm tin về thái độ. Ví dụ “mọi
người đều tin rằng phân biệt môn học và học lệch sẽ dẫn đến phát triển khơng tồn
diện”.
- Thành phần ảnh hưởng: Là cảm nhận hay cảm xúc của thái độ. Ví dụ câu phát
biểu: “Tơi thích học mĩ thuật vì nó giúp tơi phát triển tính thẩm mĩ”, câu nói này cho
ta thấy được cảm xúc của người học về giá trị của mơn học đối với sự phát triển tồn
diện nhân cách .
- Thành phần hành vi: Là chủ ý cư xử theo một cách nào đó với một người hay
một việc gì đó. Ví dụ “tơi thường quan tâm đến môn mĩ thuật bởi đây là một trong
những môn học hữu ích giúp phát triển nhân cách tồn diện”.
Trong học tập thái độ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hành vi của học sinh
và là một trong những yếu tố quyết định chất lượng học tập.
Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm
Như vậy nhận thức - thái độ luôn là một chỉnh thể thống nhất với nhau và gắng
liền với yếu tố tích cực để có hành vi đúng và tạo sự thành công cao trong học tập.

Biểu thị qua sơ đồ sau:

Nhận thức

Yếu tố tích cực
(Tầm quan trọng của môn học)

Thái độ

Hành vi

2/ Thực trạng của vấn đề:
Đối với việc dạy mĩ thuật ở bậc tiểu học khơng địi hỏi q cao về kĩ năng mà
chủ yếu là giáo dục cho học sinh lòng say mê sáng tạo, cảm nhận vẻ đẹp theo sở
trường của từng học sinh.
Việc dạy- học mĩ thuật theo phương pháp mới (phương pháp Đan Mạch) khơng
gị bó cứng nhắc mà chủ yếu là giúp học sinh thỏa mái sáng tạo theo sở trường có sự
định hướng của giáo viên. Điều này đã khơng tạo áp lực cho học sinh trong q trình
học và cũng tạo thuận lợi cho học sinh hoàn thành sản phẩm sáng tạo của mình theo
những cấp độ khác nhau tùy theo sở trường và năng khiếu. Đây chính là yếu tố thuận
lợi trong việc dạy học mĩ thuật.
Xong bên cạnh vẫn có những khó khăn cho giáo viên khi triển khai dạy đó là
một số học sinh có thái độ học tập ít tích cực, thiếu nhiệt tình với mơn học.Theo dõi
những biểu hiện trên trong q trình học, tiến hành phân tích cặn kẽ diễn biến tâm lí
học sinh, tìm hiểu đến các yếu tố mang tính chủ quan ( như xem mĩ thuật là môn học
phụ, không thấy được tầm quan trọng của môn học) nên thờ ơ với mơn học và có thái
độ học tập ít tích cực.

Trang 4



Sáng kiến kinh nghiệm
Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến thực trạng trên vẫn tồn tại trong quá
trình giảng dạy.
3/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Để giải quyết thực trạng nêu trên tôi đưa ra 4 biện pháp để tiến hành giải quyết
như sau:
* Biện pháp trực quan.
* Biện pháp liên hệ thực tế.
* Biện pháp kích thích, khích lệ tinh thần.
* Biện pháp liên hệ đến thành tích chung.
3.1/ Biện pháp trực quan:
Đây là biện pháp hữu ích tạo sự ấn tượng cho các em trong tiết học. Thông qua
tiết học giáo viên giới thiệu một số sản phẩm tiêu biểu của các bạn, của giáo viên và
họa sĩ theo từng chủ đề. Đặc biệt là khi hướng dẫn, giáo viên phải thị phạm, phải trực
tiếp vẽ để học sinh cảm nhận và tiếp được nguồn cảm hứng từ giáo viên. Tránh trình
trạng chỉ sử dụng tranh có sẵn, tranh chuẩn bị trước để giới thiệu mà giáo viên khơng
có những động tác thị phạm.
Nên nhớ rằng giáo viên dạy mĩ thuật nếu khơng thị phạm hoặc có thị phạm
nhưng đại khái qua loa thì sẽ gây phản cảm cho học sinh, không truyền được cảm
hứng cho học sinh và học sinh dễ phản đối bằng thái độ khơng thích và thiếu tích cực
trong việc học. Việc thị phạm trực tiếp giúp cho học sinh có sự nể phục và kính trọng
thầy cơ giáo, từ đó chú ý thực hiện theo và sáng tạo theo ý tưởng riêng.
Việc giới thiệu nhiều sản phẩm, nhiều nguồn tư liệu giúp cho học sinh dễ dàng
sáng tạo, ít bế tắc trong việc chọn nội dung hình ảnh, như câu nói “Tất cả nghệ thuật
đều là sự bắt chước tự nhiên” (Seneca).
Ví dụ: Vẽ tranh chủ đề trường em thì phải có tranh ảnh, tư liệu về trường, tranh
vẽ dáng học sinh đang hoạt động…
* Cách tiến hành: Cho học sinh quan sát trong giờ học trước lúc vẽ và sau giờ
học để gây cảm hứng cho tiết học hôm sau.

3.2/ Biện pháp liên hệ thực tế:
Giáo viên liên hệ thực tế sau mỗi chủ đề để các em thấy việc áp dụng mĩ thuật
vào cuộc sống là rộng rãi và cần thiết. Giáo dục cho các em việc học mĩ thuật không
đơn thuần chỉ là kĩ năng vẽ mà bao gồm khả năng quan sát, sắp xếp để mọi thứ trong
cuộc sống đi vào ngăn nắp gọn gàng, giúp hình thành thói quen sống nề nếp khoa
học, biết chọn trang phục phù hợp để có được tác phong ăn mặc đẹp.
Ví dụ: Tư duy sắp xếp bố cục giúp các em biết sắp xếp đồ dùng học tập ngăn
nắp, gọn gàng …
* Cách tiến hành: Liên hệ trong giờ học và cuối giờ học.
3.3/ Biện pháp kích thích, khích lệ tinh thần:
Đây là biện pháp quan trọng qua việc ứng dụng các sản phẩm của học sinh để
trưng bày và trang trí chính phịng học của các em đang học.
Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm
* Tiến hành như sau: Giáo viên qua mỗi chủ đề, cuối mỗi chủ đề giáo viên
cùng học sinh chọn những sản phẩm tiêu biểu của cá nhân, nhóm để trưng bày và ứng
dụng làm sản phẩm trang trí lớp học.
Để có được sản phẩm ứng dụng hoàn chỉnh, giáo viên mở rộng lồng ghép cho
các em sáng tạo khung tranh bằng những chất phế liệu ( giấy bìa thùng mì, …) ở cuối
một số chủ đề do giáo viên chủ động lồng ghép sao cho phù hợp.

Hình ảnh các em đang tích cực làm khung tranh

Sau khi đã có những sản phẩm hồn chỉnh giáo viên mỹ thuật tiến hành trưng
bày trang trí tại phịng học nghệ thuật ( phòng học mỹ thuật), đồng thời tham mưu với
hiệu trưởng nhà trường và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tiến hành trưng bày
trang trí tại các phòng học của từng lớp.


Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm

Hình ảnh tranh được trang trí tại các phịng học

3.4/ Biện pháp liên hệ đến thành tích chung:
Theo điều 16 thông tư 22 sửa đổi bổ sung thơng tư 30 quy định học sinh giỏi
tồn diện phải là những em có bài thi đạt 9 điểm trở lên đối với các môn đánh giá
bằng điểm số và hồn thành tốt tất cả những mơn đánh giá bằng nhận xét. Như vậy
theo thông tư 22 học sinh muốn để giỏi tồn diện thì phải cố gắng học tốt tất cả các
môn và không cho phép lơ là bất cứ môn học nào. Điều này thường xảy ra trong quá
khứ khi một số em học sinh giỏi tỏ ra xem thường và lơ là những môn học mà phụ
huynh các em cho là môn học phụ như: Âm nhạc, mỹ thuật, thể dục…
Để phát huy biện pháp này, giáo viên cần dành thời gian trao đổi với các em về
điều kiện xét học sinh giỏi toàn diện để các em thay đổi quan điểm, thái độ học tập và
chú tâm học tốt tất cả các mơn học nói chung và học tốt mơn mỹ thuật nói riêng,
tránh trình trạng học lệch.
Ở phần thảo luận chia sẻ ý tưởng sản phẩm sau mỗi chủ đề giáo viên cần tích
hợp liên hệ thực tế với các em để các em thấy được vai trị của mơn học, thấy được ý
nghĩa của mơn học từ đó các em hình thành được tư duy chủ ý và có thái độ học tập
tốt đối với môn học.
4/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Để thực hiện giải pháp “giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của mơn
mĩ thuật để có thái độ học tập tích cực” tơi đã chọn học sinh từ khối 1 đến khối 5 để
tiến hành. Sau khi tiến hành và khảo sát, đánh giá, so sánh đối chiếu với kết quả khi
chưa tiến hành cho thấy sự tiến bộ rõ rệt, số học sinh hoàn thành tốt tăng lên đáng kể,
cụ thể như sau:


Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm
STT

Lớp

Sĩ số học sinh Kết quả trước khi
( em)
áp dụng sáng
kiến ( Hoàn thành
tốt)

Kết quả sau khi áp
dụng sáng kiến
(Hoàn thành tốt)

Giá trị
chênh lệch
sau tác động
(tăng %)

1
2
3
4
5
6
7

8
9
10

1A
16
5
9
4 ( 25%)
1B
15
4
7
3 ( 20%)
2A
24
5
7
2 ( 8.3%)
2B
21
4
7
3 ( 14.2%)
3A
20
5
8
3 ( 15%)
3B

21
3
7
4 ( 19%)
4A
18
4
7
3 ( 16.6%)
4B
19
4
6
2 ( 10.5%)
5A
15
5
9
4 ( 26.6%)
5B
15
6
10
4 ( 26.6%)
Đặc biệt khi khảo sát bằng phương pháp vấn đáp với câu hỏi “ Em có thấy
được tầm quan trọng của việc học mơn mĩ thuật hay khơng?” thì số học sinh trả lời
“có” được tăng lên, cụ thể như sau:

STT


Lớp

Sĩ số học sinh
( em)

Thấy được tầm
quan trọng của
việc học môn mĩ
thuật ( Trước khi
áp dụng sáng
kiến)

1

1A

16

10

15

5 ( 31%)

2

1B

15


8

14

7 ( 47%)

3

2A

24

12

22

10 ( 42%)

4

2B

21

11

20

9 ( 43%)


5

3A

20

11

18

7 ( 35%)

Trang 8

Thấy được tầm quan
trọng của việc học
môn mĩ thuật ( Sau
khi áp dụng sáng
kiến)

Giá trị
chênh
lệch
(tăng %)


Sáng kiến kinh nghiệm
6

3B


21

12

19

7 ( 33%)

7

4A

18

9

16

7 ( 39%)

8

4B

19

8

18


10 ( 53%)

9

5A

15

10

15

5 ( 33%)

10

5B

15

11

15

4 ( 27%)

Quan trọng hơn là qua quan sát trực quan nhận thấy được thái độ học tập của các
em được nâng lên đáng kể, điều đó được chứng minh qua chất lượng của những sản
phẩm và các em tích cực hơn trong hợp tác nhóm cũng như thái độ giúp đỡ nhau

trong học tập được nâng lên.

Hình ảnh các em trong hợp tác nhóm

Một số sản phẩm tiêu biểu
III/ KẾT LUẬN:
1/ Ý nghĩa của sáng kiến đối với cơng việc giảng dạy:
Dạy học cũng phải có nghệ thuật và người giáo viên cũng cần có sự khéo léo
và sáng tạo như một người nghệ sĩ, đặc biệt là đối với môn mĩ thuật. Sáng tạo không
Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm
chỉ về mặt truyền thụ để học sinh lĩnh hội kiến thức mà giáo viên cần phải sáng tạo
trong việc điều tiết tinh thần để tạo dựng bầu khơng khí tâm lý thỏai mái và hăng say
trong học tập cho các em.
Việc tác động vào nhận thức để học sinh thấy được tầm quan trọng của môn mĩ
thuật, từ đó có thái độ học tập tích cực là một việc rất cần thiết trong việc hướng đến
giáo dục toàn diện hiện nay. Bởi lẽ một số phụ huynh chỉ chú ý việc học của con em
mình ở mơn Tốn và Tiếng Việt mà hay lơ những mơn học như: Mĩ thuật, âm nhạc,
thể dục.. . Việc áp dụng sáng kiến này sẽ càng có ý nghĩa khi tạo cho học sinh có
được những hành vi chủ ý, tạo được niềm tin và cảm xúc, đặc biệt là thấy được tầm
quan trọng của môn học đối với sự phát triển tồn diện về trí -thể- mĩ.Từ đó các em
hình thành thái độ đúng đắn với mơn học, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
viên trong việc triển khai nội dung phương pháp dạy.
Đặc biệt sáng kiến có ý nghĩa quan trọng giúp xóa bỏ việc xem thường môn mĩ
thuật của một số học sinh, giúp cho học sinh phát triển nhân cách một cách toàn diện.
Ngoài ra việc áp dụng sáng kiến sẻ tạo điều kiện tối đa cho những học sinh có năng
khiếu phát triển năng lực của mình một cách trọn vẹn nhất, giúp các em có được cơ
sở ban đầu để sau này các em có thể lựa chọn cho mình phát triển con đường nghệ

thuật theo năng khiếu bẩm sinh. Hơn nữa việc áp dụng sáng kiến này cũng tạo thêm
sự đa dạng và sinh động trong việc trang trí phịng học.
2/ Nhận định về việc áp dụng và khả năng phát triển của sáng kiến:
Ở tầm vi mô, sáng kiến này sẽ áp dụng thành công trong lĩnh vực dạy chuyên
môn mĩ thuật trong phạm vi từ khối lớp 1 đến khối lớp 5. Đặc biệt ở khối lớp 1 cần
phải áp dụng ngay để giáo dục nhận thức để tạo cơ sở cho sau này.
Ở tầm vĩ mô, sáng kiến này sẽ áp dụng thành công trong vĩnh vực dạy chun
mơn mĩ thuật ở tất cả các trường có giáo viên chun mĩ thuật trong phạm vi tồn thị
xã Sơng Cầu, tồn tỉnh Phú n và có thể là tồn quốc. Sỡ dĩ sáng kiến này có thể áp
dụng trong phạm vi rộng như vậy bởi hiện nay Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo cũng như
Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Phú Yên, Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo thị xã Sơng Cầu đã
triển khai đồng bộ chương trình dạy mĩ thuật theo phương pháp mới dự án Đan Mạch
(SEAPS). Hơn nữa việc dạy học mĩ thuật ở cấp tiểu học hiện nay đã được chun
mơn hóa, phần lớn các trường đều có giáo viên chuyên mĩ thuật đã được đào tạo bài
bản, cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ. Đây được xem là điều kiện lý tưởng để
mở rộng phạm vi áp dụng của sáng kiến, nhằm đem lại hiệu quả chung cho giáo dục.
3/ Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến:
Khi làm việc gì muốn để đạt được thành cơng thì chủ thể cần nhận thức được
tầm quan trọng của cơng việc đó, từ đó mới có thái độ đúng và tích cực thực hiện.
Trong việc dạy học mĩ thuật cũng vậy, khi học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng
của mơn học và có thái độ tích cực thì mọi khó khăn trong dạy học mĩ thuật sẽ được
loại bỏ, những định kiến về môn học phụ sẽ khơng cịn mà dần dần thay vào đó là
Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm
những quan niệm đúng đắn giúp học sinh phát triển nhân cách, trí thức một cách hồn
chỉnh nhất.
Từ việc áp dụng sáng kiến thành công cho ta một kinh nghiệm quý giá về việc
tạo niềm tin cảm xúc và thái độ học tập cho các em, chính đây là yếu tố quan trọng

góp phần vào sự thành cơng của dạy học nói chung và dạy mĩ thuật nói riêng. Qua
việc áp dụng sáng kiến thành cơng cũng đúc kết cho ta một kinh nghiệm thực tiễn
rằng muốn dạy học mĩ thuật thành công không phải lúc nào cũng chỉ yêu cầu học sinh
phải có năng khiếu. Việc dạy những học sinh có năng khiếu sẽ đóng vai trò định
hướng cho sự phát triển năng lực bẩm sinh sau này, còn ở cấp dạy tiểu học, thái độ
cảm xúc và sự tích cực chính là yếu tố quyết định giúp các em hoàn thành tốt nhiệm
vụ học, nhằm giúp giáo viên triển khai phương pháp dạy hiệu quả mang lại thành
công chung cho giáo dục.
4/ Những đề xuất khuyến nghị:
Để áp dụng sáng kiến thành công và mang lại hiệu quả trong việc dạy học mĩ
thuật, tơi có một số đề xuất khuyến nghị sau:
- Về giáo viên: Phải được đào tạo bài bản và có trình độ chuyên sâu về môn mĩ
thuật. Phải nhạy bén, năng động và sáng tạo, khơng máy móc rập khn.
- Về phụ huynh: Cần trang bị cho các em đầy đủ các dụng cụ học tập ( bảng vẽ,
giấy vẽ,…).
- Về nhà trường: Trang bị phịng học riêng dành cho mơn mĩ thuật.
- Về phịng giáo dục: Cần bố trí giáo viên chuyên mĩ thuật cho các trường và
thường xuyên tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên chuyên.
Xuân Thọ 2, ngày 25 tháng 2 năm 2017
Người viết

Lê Văn Trung
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm.
- Sổ tay hỏi đáp về đánh giá học sinh tiểu học số ĐKXB: 1608- 2016/CXBIPH/
21- 735/ GD.
- Tài liệu bồi dưỡng dạy học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch (SEAPS).
Trang 11



Sáng kiến kinh nghiệm
- Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học.
- Thông tư 22/ 2016/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định đánh giá học sinh tiểu học
kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT
- Tài liệu tập huấn hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học môn mĩ thuật.

Trang 12



×