Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Gián án SAN KIEN KINH NGHIEM.HOANG MT Dương hoà.Hương Thuỷ.TTHuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.74 KB, 11 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY
TRƯỜNG TH&THCS DƯƠNG HÒA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Dương Hoà, Ngày 25 tháng 05 năm 2010
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở)
Đề tài:
GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ THỂ LOẠI TRANH
KHỐI THCS
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH:
- Họ và tên: Hồ Viết Hoàng Giới tính: Nam
- Sinh: 03 - 04 - 1983.
- Quê quán: Phú Lương, Phú Vang, T.T.Huế.
- Nơi thường trú: Phú Lương, Phú Vang, T.T.Huế.
- Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Dương Hoà
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên Mĩ thuật
- Trình độ chuyên môn: Đại học nghệ thuật.
- Những khó khăn thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ:
+ Thuận lợi: Trường có 2 cấp học thuận tiện cho sự so sánh lên hệ, đối chiếu
tìm ra những điểm nhấn trọng tâm trong thể loại tranh cấn giới thiệu và phân tích.
Chi bộ, BGH nhà trường quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện và chỉ đạo sâu sát cho bản
thân tôi thực hiện tốt nhiệm vụ sáng kiến kinh nghiệm này
+ Khó khăn: Trường nằm trên địa bàn vùng núi, Số lượng học sinh ít nên chọn
đối tượng so sánh đánh giá trong đề tài gặp rất nhiều khó khăn.
II. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ:
- Trường TH&THCS Dương Hoà là một trường vùng núi, địa bàn đi lại khó
khăn, trường có 2 bậc học và có 2 cơ sở lại cách sông trở đò.
- Số lượng giáo viên, nhân viên: 31.
- Tổng số học sinh: 255 em


- Tổng số lớp học cả 2 khối 14 lớp
III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng
1
Sáng kiến kinh nghiệm
Trang

A. PHẦN MỞ ĐẦU: 3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 3
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 4
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
B. PHẦN NỘI DUNG: 4
I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THỂ LOẠI TRANH: 4
1. TRANH CHÂN DUNG: 4
2. TRANH PHONG CẢNH: 5
3. TRANH TĨNH VẬT: 6
II. PHÂN TÍCH MỘT SỐ THỂ LOẠI TRANH: 8
1. TRANH “LA JOCONDE” (MONA LIZA): 8
2. TRANH “EM THUÝ”: 8
3. TRANH “MÙA THU VÀNG”: 8
C. PHẦN KẾT THÚC: 9
--------------------
Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng
2
Sáng kiến kinh nghiệm
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
MÁC XIM GOÓC - KY, nhà văn lớn của giai cấp vô sản nói: “Con người
bản tính là nghệ sĩ, bất cứ ở đâu và lúc nào con người cũng muốn đưa cái đẹp vào

cuộc sống”.
Thật vậy, ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người phát hiện ra
vẻ đẹp của thiên nhiên sự nhận thức của thế giới thực được mở rộng, với ý thức tự
giác và ngưỡng mộ thì con người đã đưa cái đẹp vào phục vụ cuộc sống. Từ đó MĨ
THUẬT luôn gắn bó khăng khít với lịch sử phát triển của con người và ngày càng
đạt tới mức độ nghệ thuật cao. Chúng ta nhận thấy từ những hoa văn trang trí đơn
sơ, mộc mạc trên đồ gốm Hoa Lộc (Thanh Hoá), đến những hoạ tiết trang trí tinh vi,
phong phú trên mặt trống đồng Đông Sơn, trống đồng Miếu Môn,… và các nét, các
kiểu trang phục với những hoạ tiết, màu sắc của các dân tộc trãi qua nhiều thời đại
đã chứng minh điều đó.
Chúng ta học MỸ THUẬT nhằm đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho
mọi người nhìn nhận cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình và xung quanh mình trở
nên gần gũi và đáng yêu. Đồng thời, giúp chúng ta tự tạo ra cái đẹp theo ý mình và
thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt thường ngày của mình, làm cho cuộc sống
thêm hài hoà, hạnh phúc. Chính điều đó góp phần rất lớn qua nhìn nhận một tác
phẩm Hội hoạ. CÁC – MÁC nói: “Nếu anh biết thưởng thức nghệ thuật thì anh
phải được giáo dục về nghệ thuật”.
Như vậy vẻ đẹp trong nghệ thuật Hội hoạ chính là vẻ đẹp bắt nguồn từ cuộc
sống. Nghệ sĩ sử dụng ngôn ngữ Hội hoạ thể hiện bằng cả tâm hồn của họ để tái tạo,
miêu tả làm cho dễ hiểu đối với người xem, làm cho nó có ý nghĩa và có tính nghệ
thuật. Hơn nữa để hiểu đầy đủ giá trị của tác phẩm cần biết thêm về hoàn cảnh ra
đời của nó, thân thế sự nghiệp, cuộc sống đời thường của tác giả và như vậy mới
cảm thấy thật thú vị, khi xem tranh muốn ngắm, muốn nhìn mãi.
“Tất cả những gì con người tạo nên đều có chứa đựng tâm hồn của nó”
(MÁC XIM GOÓC – KY)
“ Nghệ thuật là sự tìm tòi bất tận”
(PAUL CÉZANNE)
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tôi chọn đề tài này nhằm đưa ra một số thể loại tranh hay thường gặp trong
các tiết “VẼ TRANH” và “VẼ THEO MẪU”, chủ yếu để phục vụ cho phần kiến

thức trên lớp; tạo cho không khí giờ học thêm phần sinh động, hứng khởi đối với
học sinh. Đây là những vấn đề mà bản thân tôi đã được học, được đọc và qua 4 năm
Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng
3
Sáng kiến kinh nghiệm
trực tiếp giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở trường THCS. Thông qua việc nêu thể loại
tranh để phân tích một số tác phẩm nổi tiếng của tác giả trong và ngoài nước nhằm
chứng minh cho vấn đề đưa ra.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Trong đề tài này tôi chỉ giới hạn trong 3 thể loại tranh, đây là những thể loại
chính mà trong chương trình sách giáo khoa bậc THCS đã đưa vào giảng dạy học
sinh, đặc biệt là ở khối 8 và 9. Đó là:
- Tranh chân dung.
- Tranh phong cảnh.
- Tranh tĩnh vật.
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THỂ LOẠI TRANH:
1. TRANH CHÂN DUNG:
Tranh chân dung là tranh vẽ một người hay một nhóm người nào đó, cụ thể
như tranh chân dung các anh hùng dân tộc, các nhà khoa học, nhà trí thức có công
với đất nước hoặc là tranh chân dung của người thân, bè bạn, có khi là một người
mình thích, gợi cảm hoặc chân dung tự hoạ.
Ngoài ra còn có chân dung mang tính chất chung, tiêu biểu cho một tầng lớp
xã hội như chân dung anh công nhân, chị nông dân, ông lão vùng biển hay cô thiếu
nữ… Dù cụ thể hay mang tính chất chung, tranh chân dung nhất thiết phải miêu tả
con người có thực, chứ không do người vẽ tưởng tượng hay bịa đặt ra. Nếu có sự
tưởng tượng (với ý nghĩa sáng tạo) thì tranh chân dung ấy cũng phải dựa vào con
người có thực, con người mà người vẽ đã biết tới, được nhìn thấy hoặc quen thân.
Chính vì thế tranh chân dung được chia làm 3 loại:
- Chân dung vẽ gương mặt người: (gồm đầu, mặt, cổ và có thể thêm một

phần vai), được đặc tả từng phần chi tiết, đặc biệt là đôi mắt và cái miệng. Chỉ cần
nhìn đôi mắt cũng đã đoán được nội dung chủ yếu của bức tranh.
- Chân dung nửa người: (từ đầu, mặt đến ngực hoặc thắt lưng, thậm chí đến
đầu gối). Loại chân dung này, ngoài việc diễn tả gương mặt nhân vật còn được hoạ
sĩ chú ý miêu tả trang phục của nhân vật để phô diễn vẻ đẹp cơ thể.
- Chân dung toàn thân: Với loại tranh này, người vẽ rất quan tâm đến hình
dáng và các động tác của nhân vật. Cử chỉ, thái độ ứng xử qua hành động và dáng
điệu còn biểu đạt cả mối tương quan, quan hệ tâm lí, giữa các nhân vật trong tranh.
Một bức chân dung đẹp phải đạt được 2 yếu tố: Ngoại hình và nội tâm của
nhân vật. Có nghĩa là về mặt hình thức phải giống đối tượng nhân vật ấy trông sinh
động, có hồn, phản ánh được nét đặc trưng nhất của tính cách và tâm trạng. Ngoài
ra, các tác phẩm chân dung nổi tiếng trên thế giới còn phản ánh được cả tính giai
cấp, tính xã hội và tính thời đại của nhân vật.
Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng
4
Sáng kiến kinh nghiệm
Trong lịch sử nghệ thuật thế giới, thể loại tranh chân dung có từ lâu đời và
phát triển mạnh. Từ thời Phục hưng trở đi, giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh,
nhân cách cá nhân của con người được tôn trọng, đã xuất hiện những họa sĩ chuyên
vẽ về chân dung như Drues, Holbein, Moroni,… Bức chân dung nổi tiếng “La
Joconde” của Léonard de Vinci, các nhà nghiên cứu đã tốn không biết bao nhiêu
giấy mực để ca ngợi vẻ đẹp về nụ cười bí ẩn của người thiếu phụ đó. Hay bức
“Người đàn bà xa lạ” của Kram – xkôi, hoạ sĩ Nga, miêu tả vẻ đẹp kiêu sa người
thiếu phụ Nga.
Tiếp đến, sự ra đời của Hội hoạ Ấn tượng đã làm xuất hiện nhiều tên tuổi và
tác phẩm chân dung nổi tiếng như Renoir, Van Gogh, Cézanne,… Đặc biệt Picasso
với bức chân dung tuyệt đẹp “Gertrude Stein”.
Năm 1925, trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương ra đời, chấm dứt nền
nghệ thuật khuyết danh thì loại tranh chân dung mới phát triển và ngày càng phổ
biến. Chúng ta có rất nhiều tác phẩm đẹp như: “Thiếu nữ bên hoa huệ” (sơn dầu –

1943) của Tô Ngọc Vân, “Em Thuý” (sơn dầu – 1943) của Trần Văn Cẩn, “Thiếu
nữ bên hoa sen” (sơn dầu – 1972) của Nguyễn Sáng, “Em Liên” (sơn mài – 1962)
của Huỳnh Văn Gấm, “Tự hoạ” (sơn dầu) của Bùi Xuân Phái,…
Xã hội ngày càng phát triển, biểu hiện cá tính của mỗi con người ngày càng
phong phú đa dạng nên tranh chân dung càng có điều kiện để phát huy những phẩm
chất ưu việt của nó. Một thể loại được liệt vào hàng đầu trong các thể loại Hội hoạ.
2. TRANH PHONG CẢNH:
Tranh phong cảnh là loại tranh miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và các hiện
tượng của nó. Thiên nhiên ở đây bao gồm: biển trời, mây nước, đồng ruộng, núi
rừng, thôn làng, thành phố,… Ở đó có những cảnh trí thiên tạo như hồ, đầm, sông,
suối và những công trình nhân tạo như nhà cửa, đên chùa,… Những hiện tượng của
thiên nhiên cũng bao hàm nhiều vẻ: cảnh bình minh, hoàng hôn, tuyết rơi, biển
động, một đêm trăng, một chiều nắng đẹp,… Hoạ sĩ dùng đủ mọi chất liệu để diễn
tả, có người trong suốt cuộc sống nghệ thuật của mình chỉ vẽ phong cảnh. Cho đến
nay, người xem tranh phong cảnh đã phân chia ra hai loại tranh chính:
- Tranh phong cảnh thuần tuý:
Loại tranh này có khi là một cảnh hoàng hôn hoặc một khoảng trời bao la với
trời mây, sông núi, vườn hoa, đồng ruộng,… có khi chỉ là một mảng, một cảnh chọn
lọc tượng trưng để gợi lên một miền đất nước, một góc phố hay một miền quê nào
đó.
- Tranh phong cảnh có người và vật:
Loại tranh này phong cảnh vẫn là chính, còn người và vật chỉ giữ vai trò
điểm xuyết, làm cho bức tranh thêm phần sinh động và bộc lộ mối quan hệ gần gũi
giữa con người với thiên nhiên.
Cũng như các thể loại khác, người nghệ sĩ phải thông qua sự cảm thụ của
mình mà truyền vào tranh một cảm xúc, tình cảm hoặc một ý tưởng hay một triết lí
Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng
5

×