Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

SKKN: Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy tiếp sức 4x100m cho đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.81 KB, 24 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP TUYỂN CHỌN VÀ HUẤN
LUYỆN CHẠY TIẾP SỨC 4x100m CHO
ĐỘI TUYỂN ĐIỀN KINH TRƯỜNG THPT
VĨNH THUẬN


A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lí do chọn đề tài:
TDTT là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nó là tổng hợp những
phương tiện nhằm giáo dục con người phát triển tồn diện, hài hịa. Đặc biệt nó là
hình thức cơ bản để chuẩn bị thể lực phục vụ lao động, học tập và các hoạt động xã
hội khác.Chính vì thế TDTT đã được đưa vào giảng dạy trong các trường học dưới
các hình thức chính khóa và ngọai khóa cùng với nhiều mơn thể thao khác như:
Điền kinh; Bóng đá; Bóng chuyền; Cầu lơng; Đá cầu…
Trong đó, lịch sử phát triển mơn điền kinh gắn liền với lịch sử phát triển của xã
hội lồi người. Vì chạy là một trong những kỹ năng vận động cơ bản của con
người. Từ khi hình thành xã hội, con người đã phải sống một thời kỳ dài bằng săn
bắt và hái lượm. Không những thế, để tồn tại và phát triển, con người còn phải đấu
tranh với sự tấn công của muông thú và các hiện tượng thiên nhiên khác. Chính vì
vậy con người đã sử dụng chạy là một trong những hình thức của cuộc sống, đuổi
bắt hay chạy trốn sự tấn công. Từ thực tiễn của cuộc sống, con người đã nhận biết
được tầm quan trọng của chạy, đã biết tự tập luyện và dạy cho nhau để phát triển
khả năng đó. Cùng với thời gian con người cũng dần dần nhận thấy được sự tập
luyện đó khơng chỉ cần thiết cho chính người lao động mà còn rất cần đối với con
cháu họ để chuẩn bị cho thế hệ trẻ tiếp bước cha ông kiếm sống một cách có hiệu
quả. Do vậy điền kinh có lịch sử lâu đời và trở thành môn thể thao thi đấu sớm hơn
nhiều môn thể thao khác.
Chạy tiếp sức là một dạng thi đấu đồng đội trong điền kinh, bốn vận động
viên thay nhau chuyền tín gậy bắt đầu từ vạch xuất phát, cuối cùng mang tín gậy


chạy về đích. Tuy nhiên trong các kì Đại Hội TDTT và HKPĐ cấp tỉnh chất lượng
chuyên môn trong các cuộc thi tiếp sức chưa cao, có thể do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Nhưng theo tơi ngun nhân chính là do giáo viên phụ trách tuyển chọn


và huấn luyện chưa có một phương pháp phù hợp, trong điều kiện thời gian bị hạn
chế do lịch học văn hóa dày đặc của học sinh. Chúng ta thấy qua nhiều năm và các
kỳ đại hội OLympic để đạt được thành tích cao các HLV; VĐV đã kế thừa phát huy
và ln tìm tịi ra những phương pháp huấn luyện có nhiều ưu điểm và thành tích
cao hơn. Kỷ lục thế giới và kỷ lục châu Á, và kỷ lục trong nước đều do các VĐV
thiết lập, bởi thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kỹ
thuật và sự phối hợp.Tuy nhiên một trong những yếu tố cũng rất quan trọng trong
việc đào tạo VĐV đạt thành tích cao đó là khâu tuyển chọn và huấn luyện VĐV có
triển vọng, ngồi việc huấn luyện thật khoa học ra, thì việc tuyển lựa tài năng thể
thao bẩm sinh để tiến hành việc huấn luyện thật khoa học từ sớm là điều mọi người
rất quan tâm chọn lọc chính xác sẽ giảm bớt việc đào thải VĐV và là khâu trọng
yếu để mong đạt những thành tích cao.
Đó chính là lí do tơi chọn đề tài: “phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy
tiếp sức 4x100m cho đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với đều kiện thực tế của trường, bản thân tôi
mạnh dạn nghiên cứu đề tài “phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy tiếp
sức 4x100m cho đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận” giúp cho quá
trình giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật chạy tiếp sức 4 x 100m được hồn thiện hơn
và thành tích cao nhất.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận.
- Chỉ đi sâu nghiên cứu phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy tiếp sức
4x100m cho đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận.

IV.Nhiệm vụ nghiên cứu.


- Xác định và lựa chọn một số bài tập phát triển sức nhanh, mạnh và khéo néo
nhằm nâng cao thành tích trong mơn chạy tiếp sức 4 x 100m cho đội tuyển điền
kinh trường THPT Vĩnh Thuận.
- Đánh giá hiệu quả của phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích trong
mơn chạy tiếp sức 4 x 100m cho đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận.
V. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ trên của đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu sau:
a.Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu.
b.Phương pháp quan sát sư phạm.
c.Phương pháp sử dụng Test.
d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
VI. Thời gian nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 09 năm 2011 đến tháng 04 năm 2012.

B.NỘI DUNG.
I. Những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác tuyển chọn và huấn luyện.
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của BGH, nhà trường và các
đồn thể.phần lớn học sinh chịu khó học tập, năng động và có sức khoẻ tốt.
Mơn thể dục ngày càng nhận được sự quan tâm của mọi người. Từ năm học
2001 đến nay tôi được BGH nhà trường giao nhiệm vụ phụ trách tuyển chọn
và bồi dưỡng vận động viên tham gia thi đấu các giải thi đấu phong trào và
tham gia thi đấu HKPĐ cấp tỉnh. Tôi luôn tìm tịi, học hỏi, trau dồi kiến thức,
nâng cao trình độ và từng bước khắc phục những khó khăn trên.
- Tham mưu với bộ môn thể dục đề nghị với nhà trường mua sắm dụng cụ tập
luyện nhằm phát triển tố chất vận động, các dụng cụ bổ trợ phát triển chuyên

môn ( tạ gánh, vượt rào, đệm nhảy cao).


- Được sự quan tâm của BGH, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tạo điều
kiện thuân lợi trong q trình tuyển chọn và huấn luyện.
2. Khó khăn:
Kĩ thuật và thành tích thi đấu tại HKPĐ của trường THPT Vĩnh Thuận từ
năm học 2007-2008 trở về trước còn khá khiêm tốn, sở dĩ như vậy là do một số
nguyên nhân sau đây.
- Sân tập chưa đảm bảo cho tập luyện, nhiều giờ học rất nắng. Nhiều học sinh
nhà xa mà học thể dục chéo buổi nên không về nhà hoặc về nhà không kịp
nghỉ chưa nên chất lượng môn học chưa cao.
- Cơ sở vật chất, dụng cụ thi đấu,tập luyện của nhà trường còn thiếu thốn chưa
đáp ứng được nhu cầu cho học sinh và đội tuyển.
- Khi ở cấp dưới các em chưa được học chạy tiếp sức 4x 100m. Đây là môn
học cần sự phối hơp và tinh thần đồng đội cao.
- Nhiều học sinh khi được tuyển chọn vào đội tuyển chưa được tham dự thi
đấu bao giờ cho nên rất khó khăn trong cơng tác huấn luyện
- phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa chưa được quan tâm và chưa phát
triển mạnh mẽ.
- Công tác tổ chức các giải thi đấu điền kinh trong các ngày lễ lớn còn hạn chế
rất nhiều
- Đa số học sinh là con nơng thơn, khơng có điều kiện tập luyện TDTT thường
xuyên và chế độ bồi dưỡng hợp lý.
II. Giải pháp và kết quả:
* Giải pháp.
1. Đặc điểm của chạy tiếp sức 4x 100m.
Cùng là các môn chạy nên về nguyên lý kỹ thuật chạy tiếp sức giống nhau như
chạy ngắn, cự ly trung bình và cự ly chạy dài.Đó là một hoạt động có chu kỳ, một
chu kỳ gồm hai bước đơn, trong đó có hai lần cơ thể bay trên khơng và hai lần có

một chân chống đất. Tốc độ chạy phụ thuộc vào độ dài và tần số bước. Độ dài bước


tùy thuộc cấu trúc giải phẫu sức mạnh và góc độ đạp sau, còn tần số bước phụ
thuộc vào sức mạnh, tốc độ đạp sau ,tốc độ đưa chân và cả sự phối hợp động tác tay
và chân. Trong một chu kỳ bước chạy, để rút ngắn thời gian chạy khơng chỉ cần
đạp sau nhanh mạnh, đúng hướng mà cịn phải rút ngắn thời gian bay trên khơng,
bởi vì khi bay cơ thể chuyển động dần đều do là chuyển động theo qn tính. Bên
cạnh đó u cầu của chạy tiếp sức là các vận động viên phải trao và nhận tín gậy
trong khu vực 20m qui định. Đồng thời trao và nhận tín gậy phải thực hiện trong
điều kiện tốc độ cao tương ứng với tốc độ của cự ly chạy ngắn. Nên trước hết đội
chạy phải có sự phối hợp đồng đội tốt, trao nhận tín gậy tốt. Việc trao nhận tín gậy
phải được thực hiện khi người trao không giảm tốc độ chạy, khi người nhận đã đạt
tới tốc độ tối đa của mình và khi hai người chạy tới đoạn giữa của khu vực trao tín
gậy. Nếu đạt được điều đó thì thành tích của đội sẽ nhanh hơn thành tích chạy
100m của bốn người trong đội cộng lại, bởi vì trong chạy 4x100m lúc này có tới
3x100m vận động viên được chạy với tốc độ cao. Trong thi đấu (kể cả thi đấu quốc
tế) rất nhiều đội có thành tích của từng cá nhân trong đội rất tốt lại thua các đội
kém hơn do sự phối hợp trao nhân tín gậy khơng tốt hoặc bị rơi gậy.
Cùng với các yếu tố trên việc phân công thứ tự người chạy trong đội cần phải
được khai thác được thế mạnh của từng cá nhân: Người số 1 chạy đầu tiên phải là
người có kỹ thuật xuất phát thấp tốt nhất trong đội ( xuất phát nhanh không bị
phạm quy và đạt tốc độ cao sớm) . Người số 2, số 3 cần phải có sức bền tốc độ ( vì
phải chạy 120m) và có kỹ thuật trao nhận tín gậy tốt. người số 4 chạy đoạn cuối
phải là người chạy nước rút tốt và là vận động viên có tâm lý thi đấu tốt và lịng
quyết tâm cao thì sẽ đạt được thắng lợi.
2.Một số phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy 4x100m.
2.1 . Phương pháp tuyển chọn.
a. Hình thái cơ thể.
* Chiều cao

Theo thống kê trong mơn chạy ngắn, 8 VĐV nam đã có 12 lần phá kỷ
lục thế giới đều cao trên 1m70 về nữ có 5 VĐV 10 lần phá kỷ lục thế giới


có chiều cao 1m65 trở lên, người cao nhất là 1m72. Đa số các huấn luyện
viên và chuyên gia chạy ngắn thế giới cho rằng chiều cao lí tưởng của vận
động viên thế giới : VĐV nam là 1m75 trở lên, VĐV nữ 1m68 trở lên.
Khi tuyển chọn tài năng, phải đặc biệt căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng
phát dục theo giai đoạn tuổi khác nhau.
Phương pháp dự đoán chiều cao
+ Phương pháp dự đoán của Hapulchikhơ.
Chiều cao nam : Chiều cao bố + Mẹ
2
Chiều cao nữ : Chiều cao bố x 0,932 + Mẹ /2
2
+ Phương pháp dư đoán theo độ dài bàn chân
Chiều cao khi trưởng thành = Chiều cao bàn chân lúc 13 tuổi cm x 7 + 3cm
* Chỉ số Quetelet ( Trọng lượng/chiều cao x 1000 ).
Chỉ số quetelet biểu thị trọng lượng của mỗi xăngtimét chiều cao cơ thể,
phản ánh sự phát dục đồng đều của cơ thể.
b.Tố chất thể lực.
kỹ thuật nhảy cao được xây dựng trên cơ sở tố chất thể lực. Tố chất thể lực
tốt là tiền đề thuận lợi cho việc nắm vững kỹ thuật và chịu đựng lượng vận động
lớn trong tập luyện và thi đấu, không ngừng nâng cao được thành tích và phịng
ngừa được chấn thương, đó là những điều rất có ý nghĩa trong việc kéo dài “ tuổi
thọ” thi đấu của VĐV, đặc biệt tốc độ, sức mạnh, độ mềm rẻo, sức bền và sự phối
hợp trong vận động là những tố chất quan trọng cần lưu ý khi lựa chọn tài năng thể
thao.
c.Đặc trưng cá tính và phẩm chất tâm lý.
Thực tế thể thao cho thấy, nếu chỉ dựa vào thân hình lý tưởng và tố chất vận

động thì chưa đủ mà VĐV cần phải có cả : Lịng tự tin, tự cường, cần mẫn, cương
nghị, ý trí hăng hái, tinh thần vững vàng…nói chung thể chất tâm lý ưu tú thì mới
vươn nên đạt thành tích cao trong thi đấu điền kinh. Vì vậy những VĐV điền kinh
phải là những người có tâm lý và cá tính tốt đẹp.
Sau khi đã tìm hiểu kỹ về đặc điểm của chạy tiếp sức 4x100m và qua q trình
giảng dạy, huấn luyện. Tơi thấy rằng đây là mơn thể thao địi hỏi sự kết hợp của
nhiều yếu tố khác nhau như : tốc độ, thể lực, kỹ, chiến thuật, khéo léo, ý chí và tâm
lý trong suốt quá trình tập luyện và thi đấu. Vì vậy phải có một phương pháp giảng
dạy và huấn luyện sao cho phù hợp vói điều kiện thời gian ngắn mà vẫn mang hiệu
quả cao. Để đạt được điều đó cần giải quyết tốt các nhiệm vụ sau:
- Dạy kỹ thuật cơ bản và luật thi đấu.
- Cách xuất phát.


- Cách trao – nhận tín gậy.
- Kỹ thuật chạy trên đường vịng.
- Lựa chọn vị trí củaVĐV và kết hợp với huấn luyện thể lực.
- Nắm rõ tâm lý và ý trí thi đấu của VĐV.
- Tổ chức thi đấu để hoàn thiện kỹ, chiến thuật và ổn định tâm lý.
2.2. Phương pháp huấn luyện:
a.Dạy kỹ thuật cơ bản và luật thi đấu.
- Các động tác bổ trợ là nội dung đầu tiên cần giảng dạy và huấn luyện trong
chạy tiếp sức 4x100m.
+ Đối với kỹ thuật chạy bước nhỏ yêu cầu cổ chân phải linh hoạt, thân trên
phải thả lỏng, khi chân tiếp súc với đất phải có độ miết của cổ chân.
+ Đối với kỹ thuật chạy nâng cao đùi : Đùi nâng cao vng góc với thân
người, cẳng chân thả lỏng, cao trọng tâm, tần số nhanh, tiếp súc đất bằng nửa bàn
chân trên.
+ Đối với kỹ thuật chạy đạp sau : Các khớp hông, gối, cổ chân phải duỗi hết và
nâng cao đùi chân năng.

+ Đối với kỹ thuật đánh tay : Hai tay đánh từ chậm tới nhanh, vai thả lỏng, góc
độ giữa cẳng và cánh tay khoảng 90o .
-

Trong quá trình học chạy tiếp sức, chạy cự ly ngắn là một nội dung cơ

bản thong tập luyện. Do vậy mỗi khi có điều kiện , giáo viên nên nhắc nhở
kịp thời, sửa chửa đôi khi kết hợp tập luyện phát triển sức nhanh ( tập phản
xạ; phát triển tần số động tác tay, chân; tập phát triển sức mạnh đạp sau –
tăng độ dài bước ), củng cố kỹ thuật chạy cự li ngắn ( xuất phát thấp, chạy
lao sau xuất phát, chạy giữa quãng, chạy về đích và đánh đích ).Ở đây chỉ đi
sâu phân tích các kỹ thuật thuộc về chạy tiếp sức theo trình tự xuất phát cho
tới về đích.Giáo viên cần làm cho học sinh thấy nội dung chạy tiếp sức cũng
là bài tập phát triển tốc độ có hiệu quả. Khi chạy tiếp sức, người chạy không
chỉ cố gắng để chiến thắng đối phương mà còn thường xuyên phải gắng để


việc trao – nhận tín gậy sao cho có lợi nhất (nhanh chóng, chính xác, đúng
thời cơ mà khơng làm giảm tốc độ…). Giáo viên phải làm cho học sinh thấy
thành tích của chạy tiếp sức là thành tích của cả đội ( 4 người ). Dù chỉ một
người không hoàn thành nhiệm vụ sẽ làm ảnh hưởng xấu tới thành tích của
cả đội.
Ngồi kỹ thuật cơ bản và những điểm cần lưu ý trên chúng ta còn phải trang
bị cho các em nắm rõ một số điều luật thi đấu, cách tổ chức của một giải đấu và
nhiệm vụ của các trọng tài. Để tránh tình trạng VĐV bị bắt phạm quy, tước huy
chương hoặc mất thứ hạng… bởi những lỗi hết sức đơn giản như xuất phát
trước, chạy khơng đúng đường của đội mình, cản trở việc trao gậy của đội khác.
b. Cách xuất phát.
- kỹ thuật xuất phát của người số 1.
Vận động viên chạy đoạn đầu trong chạy tiếp sức 4x100m, xuất phát thấp với

bàn đạp và cấm tín gậy ở tay phải. Khi tay chống đất để xuất phát, ngón trỏ và
ngón cái tách ra như đo gang, chống trên đường chạy và sau vạch xuất phát, các
ngón cịn lại cấm nửa phần sau của tín gậy. Dùng đốt thứ hai của 3 ngón cùng
với ngón cái và ngón trỏ tì xuống đất. Tuy nhiên do người chạy phải cầm tín gậy
và phải xuất phát trên đường vịng nên khi đóng bàn đạp, các bàn đạp cần đặt
lệch sang phải ơ chạy. Vị trí đóng bàn đạp cần đảm bảo được chạy lao sau xuất
phát (có lợi cho việc tăng tốc độ ) trên đường thẳng là đường tiếp tuyến từ vị
trí xuất phát tới vạch giới hạn bên trái ơ chạy. Khi đóng bàn đạp cần chú ý sao
cho trục dọc của hai bàn đạp đều song song với đường tiếp tuyến ( từ vị trí đặt
bàn đạp đến đường vịng ) để người chạy có thể chạy thẳng đến vạch trong của
đường chạy một cách tiết kiệm đường đi nhất. Người chạy số một phải bám sát
vạch trong của đường chạy để khi trao gậy vào tay trái của người thứ hai được
thuận lợi.


- Kỹ thuật xuất phát của người thứ hai, thứ ba, thứ tư.Ba người chạy các đoạn tiếp
theo đều là những người sẽ nhận tín gậy. Tuy chạy ở các vị trí khác nhau nhưng về
cơ bản nhiệm vụ và kĩ thuật đều như nhau. Ba người này không chạy theo tín hiệu
xuất phát, mà phải nhìn người chạy trước mình( đồng đội) chạy đến cách mình một
đoạn sao cho khi mình xuất phát và đạt đến tốc độ cao thì người kia cũng chạy vừa
tới và trao tín gậy được cho nhau một cách thuận lợi nhất trong khu vực quy
định(20m). Trong chạy tiếp sức 4x100m những người sẽ nhận tín gậy được đứng
đợi và xuất phát trước khu vực trao- nhận tín gậy tối đa là 10m( thuộc cự ly của
người trao). Mỗi người cần có một điểm báo hiệu để khi thấy người cầm tín gậy
chạy tới điểm báo đó thì lập tức xuất phát. Để tiện cho việc quan sát những người
này phải dùng kĩ thuật xuất phát cao có ba điểm chống tựa và quay đầu nhìn về sau.
Sau xuất phát phải khẩn trương để sớm bắt được tốc độ cao. Khi chạy nếu thấy
tiếng báo hiệu của người đưa tín gậy thì lập tức đưa thẳng tay ra sau để nhận tín
gậy( tùy cách trao đã thỏa thuận), tiếp tục chạy hết phần cự ly của mình để trao tín
gậy cho người chạy đoạn tiếp theo. Người số 4 chạy đoạn cuối cùng chỉ có trách

nhiệm nhận tín gậy mà khơng phải trao cho ai.
c. Cách trao- nhận tín gậy.
Có hai cách trao- nhận tín gậy: Từ trên xuống và từ dưới lên. Qua quá trình
giảng dạy, huấn luyện và tìm hiểu về chạy tiếp sức tơi thấy kĩ thuật trao- nhận
tín gậy từ trên xuống có nhiều điểm ưu việt hơn nên tơi đữ hướng dẫn học sinh
của mình tập luyện theo cách trao này. Đối vối cách trao từ trên xuống người
nhận đưa tay ra sau, lòng bàn tay ngửa lên trời, ngón cái chĩa sang bên bốn ngón


kia chụm lại với nhau. Người trao tín gậy đặt một đầu gậy từ trên xuống vào
lịng

bàn

tay

đồng

đội

mình.

Trong kĩ thuật chạy tiếp sức, khó nhất là việc trao và nhận được tín gậy trong
khu vực quy định, khi cả người trao và người nhận tín gậy đều chạy với tốc độ
cao( gần bằng tốc độ tối đa của mỗi người). Để đạt được điều này vận động viên
cần làm tốt hai việc sau:
-

Xác định vạch báo hiệu chính xác: Đó là khi việc trao và nhận tín gậy


được diễn ra trước khi người nhận ra khỏi khu vực quy định và người nhận
được hoặc gần đạt được tốc độ tối đa của mình.
B

C
D

*A

Qua quan sát hình vẽ ta thấy: CD là khu vực trao- nhận tín gậy( 20m). BC là
khu vực xuất phát của người nhận tín gậy( có thể dứng bất kì đâu trong khu vực
10m này). Các VĐV ln ln tạn dụng đứng sát B dễ nhận tín gậy ở gần D thì
đã được chạy tốc độ tối đa gần 30m, khi đã đạt tốc độ gần tối đa. Giáo viên phải
hướng dẫn cho học sinh của mình tận dụng điều kiện này để có thể tăng tốc độ
nhịp nhàng, không tốn nhiều sức do phải dốc sức mau chóng đạt tốc độ cao. A
là vạch báo hiệu cho biết thời điểm người nhận tín gậy phải xuất phát( khi thấy
người trao tín gậy chạy đến vạch này).


-

Trao và nhận tín gậy chính xác: Trao và nhận tín gậy đúng thời cơ mà

khơng làm giảm tốc độ chạy. Để có được điều này, từng học sinh khơng chỉ
biết thực hiện thuần thục kĩ thuật cá nhân mà còn phải phối hợp với đồng đội
một cách nhuần nhuyễn. Để đạt được điều đó cần phải thực hiện một số bài
tập sau:
+Xác định vạch báo hiệu A : Để xác định được vạch báo hiệu A, ban đầu đặt
vạch A cách vạch B khoảng 8 – 10m để học sinh chạy thử,sau đó điều chỉnh (
tiến lên hay lùi xuống) cho phù hợp. Chỉ điều chỉnh vị chí của A tuyệt đối

không thay đổi tốc độ chạy.Nếu với A ban đầu, người trao gậy đuổi khơng kịp
người nhận thì phải đưa A về gần B và ngược lại nếu đuổi kịp sớm, phải đưa A
ra xa B hơn.
+ Phối hợp trao –nhận tín gậy : Trước hết phải xác định đó là kỹ thuật trao từ
trên xuống. Từng học sinh trong đội tự tập theo nhiệm vụ được phân cơng. Nếu
là người trao, tập đưa tín gậy về trước và phát tín hiệu bằng âm thanh ( thường
là : “hấp” ). Khi tay cầm gậy đánh về trước thì hô, sau khi hô vẫn đánh tay cầm
gậy về sau, tiếp đó khi đánh tay về trước mới làm động tác trao. Nếu là người
nhận , trong khi đánh tay như đang chạy, làm động tác đưa tay về sau để nhận
tín gậy với kỹ thuật tương ứng với kỹ thuật của người trao. Động tác phải nhanh
và ổn định, để người trao luôn biết trước sẽ phải đưa gậy vào vị trí nào, để có sự
ổn định đó khi đưa tay về sau cần phải đưa sát người. Việc tập của học sinh phải
theo trình tự từ chậm đến nhanh, khi ổn định rồi thì cho tập theo từng nhóm hai
người.
+Tập phối hợp hai người: Ban đầu đứng tại chỗ, người nhận đứng trước người
trao đứng sau ( hơi lệch sang bên cạnh để tay trao và tay nhận cùng trên một mặt
phẳng thẳng đứng, song song với hướng chạy ). Khoảng cách giữa hai người
khoảng 1-1,3m để khi trao và nhận tín gậy tay của hai người đều được duỗi
thẳng. Khi tập tại chỗ nhịp nhàng rồi thì bắt đầu di chuyển từ chậm tới nhanh và


cuối cùng tập phối hợp có xác định vạch báo hiệu để trao – nhận tín gậy trong
khu vực 20m quy định.
+ Tập phối hợp cả đội : Ban đầu cả bốn vận động viên cùng chạy theo một hàng
dọc, em nọ cách em kia khoảng 1- 1,3m. Em chạy cuối cùng là em chạy đoạn
đầu, có cầm tín gậy, sau khi cùng chạy vài bước tín gậy sẽ được chuyển từ em
chạy sau cùng lên em chạy thứ 3. Từ em thứ 3 trao cho em chạy thứ 2 và em thứ
2 trao cho em chạy cuối cùng. Như vậy VĐV chạy đoạn đầu chỉ tập trao gậy
cho VĐV chạy đoạn 2, còn VĐV chạy đoạn 2 vừa tập nhận gậy của VĐV chạy
đoạn 1vừa tập trao gậy cho VĐV chạy đoạn 3. VĐV chạy đoạn 3 cũng tương tự

như VĐV chạy đoạn 2 vừa phải nhận tín gậy của VĐV đoạn 2 vừa phải trao gậy
cho VĐV chạy đoạn 4. VĐV chạy đoạn 4 chỉ tập nhận gậy của VĐV đoạn 3.
sau khi đã phối hợp ăn ý thì giáo viên cho cả đội tập từ chậm đến nhanh và chạy
hết cả quãng đường 4 x 100m.
Cũng phải cần lưu ý rằng trong q trình chạy VĐV khơng được cầm gậy
quá chặt nếu không sẽ ảnh hưởng đến tần số động tác đánh tay. Còn nếu cầm
lỏng lẻo quá sẽ làm rơi gậy trong khi chạy. Trong chạy tiếp sức 4 x 100m ,số 1
cầm tín gậy ở tay phải , chạy lệch sang bên trái của ô chạy. số 2 phài chạy sát
phía ngồi ơ chạy và nhận tín gậy bằng tay trái và sau đó trao vào tay phải của
số 3. Cũng như số 1 vì phải chạy ở đường vòng nên số 3 cũng chạy sát mép
trong của ô chạy để không bị chạy cự li dài hơn quy định. Số 4 ( chạy trên
đường thẳng ) chạy sát bên phải ô chạy và nhận tín gậy bàng tay trái.
d.Kỹ thuật chạy trên đường vịng
Trong trạy tiếp sức 4 x 100m người số 1 và số 3 phải xuất phát và chạy trên
đường vòng nên trong quá trình giảng dạy và huấn luyện giáo viên cần chú ý vì
kỹ thuật chạy có những điểm khác biệt so với chạy trên đường thẳng. Riêng về
kỹ thuật xuất phát thì như đã trình bày ở phần trên(phần b ), ở đây chỉ đi sâu


vào

phân

tích



làm




kỹ

thuật

chạy

trên

đường

vịng.

Khi chạy trên đường vịng, lực li tâm xuất hiện, tốc độ chạy càng cao- lực li
tâm càng lớn, lực này có xu hướng đẩy người chạy ra tâm của đường vòng, làm
cho cự li chạy dài hơn cự li quy định. Do không chạy sát đường giới hạn bên trái
ơ chạy( cự li chạy được tính theo chu vi của đường vịng, chu vi tỉ lệ thuận với
bán kính đường vịng. Khi chạy sát bên phải ơ chạy bán kính đường vịng lớn
hơn, cự li phải chạy lớn hơn ). Để khác phục ảnh hưởng của lực li tâm, kỹ thuật
chạy cần có sự đều chỉnh: Tồn bộ cơ thể phải chủ động ngả về phía trong( sang
trái, hướng về tâm đường vòng), vai phải cao hơn vai trái một chút. Độ ngả nêu
trên phụ thuộc vào tốc độ chạy, đủ thắng lực li tâm để vẫn chạy được sát bên
phải ô chạy. tay phải chủ động đánh nhanh hơn và với biên độ lớn hơn so với
động tác của tay trái ( việc đánh khửu tay phải rộng ra ngồi cịn có tác dụng giữ
thăng bằng khi chạy ). Chân trái khi đưa về trước, đầu gối hơi hướng ra ngoài,
bàn chân tiếp đất bằng cạnh ngoài, mũi bàn chân cũng hướng ra ngoài (sang
trái). Chân phải khi ở thời điểm thẳng đứng, đầu gối gập ít hơn so với chân trái.
Khi đạp sau cần dùng sức tích cực hơn, khi đưa về trước cần chủ động đưa đầu
gối ép sang trái vào trong, khi tiếp đất mũi chân hướng vào trong và bằng cạnh
trong của bàn chân, cố đặt chân sát bên trái ô chạy. Khi chạy từ đường thẳng

vào đường vịng, độ ngả tồn thân tăng dần, kỹ thuật chạy trên đường thẳng dần
chuyển thành kỹ thuật chạy trên đường vịng, thì khi chạy từ đường vịng ra
đường thẳng, độ ngả đó lại giảm dần và kỹ thuật chạy chuyển dần từ kỹ thuật
chạy trên đường vòng sang kỹ thuật chạy trên đường thẳng.


e. lựa chọn vị trí của VĐV và kết hợp vời huấn luyện thể lực.
Chạy tiếp sức 4 x 100m là một trong những môn thi tốc độ cao và sự phối
hợp đồng đội hết sức nhanh, chính xác trong thời gian ngắn Chính vì vậy việc
phối hợp đồng đội phải hết sức ăn ý, khớp với nhau từng chi tiết nhỏ một và
phải tính đến khả năng, sở trường của mỗi cá nhân trong nhóm để tổng hợp lại
thành tích cao. Vì vậy việc sắp xếp vị trí của từng VĐV đối với giáo viên –HLV
là cực kỳ quan trọng.
Nên bố trí người có phản ứng nhanh, xuất phát tốt nhất,khả năng chạy lao và
chạy đường vòng tốt nhất trong đội làm người chạy số 1. Người số 2 chạy trên
đường thẳng nhưng đoạn đường phải chạy với tốc độ cao khoảng 116-120m,
nên người chạy phải có sức bền tốc độ tốt, khả năng phối hợp ăn ý chính xác với
đồng đội trước và tiếp sau mình khi thao tác nhận và trao tín gậy. Người số 3
chạy trên đường vịng nên chọn VĐV có khả năng chạy tốc độ cao ở đường
vịng và có kỹ thuật nhận và trao tín gậy tốt. Người cuối cùng được chạy trên
đường thẳng về đích nên người chạy phải có tốc độ cao, sức bền tốc độ cao, có
sự cố gắng kiên định cao, nước rút và kỹ thuật đánh đích tốt. Sự phối hợp đồng
đội phải hết sức hợp lý, nếu khơng trong thực tế đã có những đội tồn những
người có thành tích cao lại thua đội có thành tích thấp hơn bởi sự phối hợp
không nhịp nhàng khi trao – nhận tín gậy và sự sắp xếp khơng hợp lý.
Sau khi đã dạy kỹ thuật cơ bản, luật thi đấu, cách xuất phát, cách trao nhận tín
gậy, kỹ thuật chạy trên đường vịng và lựa chọn vị trí thích hợp cho từng VĐV
tôi tiến hành huấn luyện nâng cao thể lực cho các em. Thể lực bao gồm các tố
chất như sức mạnh, sức nhanh , sức bền, sự mềm dẻo và khả năng phối hợp.
Tuy các tố chất thể lực được xem là nền tảng để đạt được thành tích, song cũng

chỉ là điều kiện ở một phạm vi nhất định còn sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý khi
trao - nhận tín gậy và việc sắp xếp hợp lýcác vị trí cũng khơng kém phần quan
trọng. Chính vì thế huấn luyện thể lực phải được gắn liền với huấn luyện kỹ
thuật và chiến thuật.


Huấn luyện thể lực thông qua một số bài tập và trò chơi rèn luyện thể lực, rèn
luyện sự linh hoạt khéo léo như:
Tập các động tác bổ trợ về chạy : chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy nâng
cao gót, chạy đạp sau.
- Xuất phát ở nhiều tư thế khác nhau ( xuất phát cao ,xuất phát thấp,xuất phát
ở tư thế ngồi xổm, xuất phát từ tư thế quay lưng về hướng chạy….).
- Chạy tốc độ cao 20 -30m.
- Chạy có người kéo phía sau.
- Trị chơi nhanh khéo.
- Lị có, bật xa tiếp sức.
- Chạy con thoi, chạy đổi chỗ.
- Tập nhiều môn thể thao tại trường và tại gia đình.
g.Nắm rõ tâm lý và ý trí thi đấu của học sinh.
Huấn luyện và giảng dạy chạy tiếp sức khó hơn rất nhiều nội dung khác, đặc
biệt là về mặt tâm lý. Vì chỉ cần một thành viên trong đội có tâm lý thi đấu yếu,
dễ bị phân tán, sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích chung của cả đội. Cho nên
người giáo viên –HLV phải có năng lực qua sát tốt và có năng lực tư duy lôgic,
giỏi về xây dựng mối liên hệ giữa thầy và trị trên cơ sở tín nhiệm và tơn trọng
lẫn nhau, đồng thời phải có khả năng thuyết phục và giáo dục. Trong q trình
giảng dạy và huấn luyện có những lúc học sinh từ chối tập một số bài tập nào đó
mà khơng nói rõ ngun nhân vì sao khơng tập. Đối với học sinh nữ ở đây có
thể là vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, cịn học sinh nam thì có thể là
một số yếu tố tâm lý phát sinh đột xuất.
Giáo viên khi gặp trường hợp này khơng nên vội vàng trách móc hay tùy tiện

phê bình ngay các em ngay trên lớp hoặc trong buồi tập mà phải tìm hiểu rõ
ngun nhân đích thực. Khi biết rõ nguyên nhân giáo viên cần phải khun nhủ,
thậm chí có thể phê bình nhưng khơng nên q chỉ trích về vấn đề đó vì ở lứa
tuổi này các em rất rễ bị tự ái. Giáo viên cần biết giải quyết một cách khéo léo


những khúc mắc một cách bình tĩnh, có lý lẽ, biết khuyến khích các em tập
luyện tốt. Lấy động viên, thuyết phục là chính chứ khơng gị ép đe dọa.
Qua đó dần dần giáo dục cho các em thành người có tính kiên cường, biết tự
kiềm chế và có ý chí. Chúng ta giáo dục ý chí cho các em thơng qua việc khắc
phục những khó khăn trở ngại về tâm lý. Phải làm cho các em hiểu rằng muốn
có một sức khỏe tốt và đạt được thành tích cao trong thi đấu thể thao thì phải
luyện tập thường xuyên và phải có sự mệt nhọc cần thiết. Các chuyên gia tâm lý
và các HLV thể thao chuyên nghiệp cho rằng 70% sự thắng bại trong thi đấu thể
thao là nhờ các tố chất và q trình tập luyện cịn 30% là yếu tố tâm lý. Tất cả
những yêu cầu trên có thể giúp cho giáo viên-HLV nâng cao được uy tín đối với
học sinh, mặt khác giáo viên cần phải nắm vững nghệ thuật của một nhà giáo
dục mới có thể phát huy tính chủ đạo được.
Bên cạnh đó người HLV- giáo viên phải hiểu được rằng một VĐV ưu tú ngồi
trình độ trí lực cao, trạng thái tâm lý thích hợp và năng lực cao về ý thức vận
động động, cịn cần phải có các cá tính khác thích ứng với trình độ thể thao hiện
đại như: tính cách, tình cảm, ý trí quyết đấu, nghị lực quyết tâm, năng lực tư
duy…Chúng có thể dùng phương pháp trị chuyện, quan sát và đo một số chỉ số
tâm lý đơn giản khác để điều tra các vấn đề sau:
- Tâm tư, suy nghĩ đối với quá trình luyện tập gian khổ.
- Khả năng tập trung sức phấn đấu thông qua tập luyện hàng ngày.
- Thái độ hợp tác HLV và các nhân viên chăm sóc y tế.
- Tinh thần, thái độ tham gia thi đấu, có ý chí quyết đấu kể cả với đối thủ
mạnh hơn mình, có ý thức cạnh tranh vươn lên đúng đắn, sự hồ hởi, phấn
khởi trong tập luyện và thi đấu.

- Sự gắng sức, bình tĩnh và sáng suốt, lựa chọn phương pháp tối ưu để dành
chiến thắng.
- Trong q trình huấn luyện ln xây dựng cho mình một niềm tin, tinh thần
thái độ tập luyện tự giác, nghiêm túc.


Vì vậy giảng dạy và huấn luyện chạy tiếp xúc là một cơng việc phức tạp địi
hỏi người thầy phải có phương pháp giáo dục phong phú và hiểu biết sâu sắc về
sự biến đổi tâm lý học sinh theo nhóm tuổi.
h. Tổ chức thi đấu để hồn thiện kỹ thuật, chiến thuật và ổn định tâm lý.
Sau khi trang bị cho học sinh-VĐV các kỹ, chiến thuật và các yếu tố cần
thiết cùng với tâm lí vững vàng và qua quá trình tập luyện chúng ta nên tiến
hành tổ chức các cuộc thi đấu tiếp sức cho học sinh để hoàn thiện kĩ, chiến thuật
và ổn định tâm lý. Vận dụng đúng luật thi đấu và đủ dường chạy để các em có
thể phát huy sở trường của mình, từ đó có thể rút ra được những kinh nghiệm
thực tế để chuẩn bị tốt cho các cuộc thi đấu thể thao.
3. Ứng dụng các phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy tiếp sức
4x100m cho học sinh trường THPT.
Bằng các test chuyên môn, tôi tiến hành kiểm tra hơn 300 học sinh của 3 khối
10, 11và 12 năm học 2011-2012 đã chọn ra được 8 học sinh vào đội tuyển của
trường tham dự hội khỏe phù đổng cấp tỉnh lần thứ XV năm học 2011-2012.

BẢNG DANH SÁCH ĐỘI TUYỂN ĐIỀN KINH CỦA TRƯỜNG THPT VĨNH THUẬN
NĂM HỌC 2011-2012

STT

HỌ VÀ TÊN

LỚP


NĂM SINH

1

Lê Bích Châu

10A3

1996

2

Hồ Văn Nguyên

11A1

1995

3

Nguyễn Thị Linh

10C2

1996

4

Nguyễn Thị Nhạn


10C8

1995

5

Trần Văn Bền

11A2

1995

6

Nguyễn Thị Đầm

10C1

1996

7

Khưu Kim Y

12A2

1995



Trịnh Thị Bé Tư

8

11A2

1996

Đây là những học sinh có kết quả kiểm tra tốt nhất. Tuy nhiên các em chưa hề
biết kỹ thuật, chiến thuật, cách xuất phát, cách trao gậy, cách chạy trên đường
vòng, luật thi đấu… trong chạy tiếp sức 4x100m. Vì vậy tơi phân chia q trình
huấn luyện thành các thời kỳ cụ thể và tổ chức cho học sinh tập luyện theo trình
tự sau:
a. Thời kỳ chuẩn bị(từ giữa tháng 9 đến tháng 12 năm 2011)
Đây là sự khởi đầu cần thiết và rất quan trọng cho các bước tiếp theo của cả
quá trình giảng dạy và huấn luyện, chính vì thế ở giai đoạn này chúng ta cần tập
chung vào giảng dạy các kỹ thuật cơ bản, chiến thuật luật thi đấu và thể lực cho
học sinh. Ngồi các buổi tập chính khóa theo sự phân công của chuyên môn là 1
buổi / tuần. Tôi đã tận dụng thời gian vào các buổi chiều từ 17giờ - 18 giờ hàng
ngày để tăng số lượng buổi tập bằng việc áp dụng các hệ thống bài tập và các
nhiệm vụ cũng như phương pháp huấn luyện cụ thể đã nêu ở phần trên cho từng
giáo án cụ thể. Qua thời kỳ chuẩn bị các VĐV cơ bản đã nắm được các kỹ,
chiếm thuật, luật thi đấu và thể lực tượng đối tốt để chuẩn bị bước vào thời kỳ
thi đấu.
b. Thời kỳ thi đấu( từ tháng 1-cuối tháng 3 năm 2012)
Đây là thời kỳ hết sức quan trọng bởi nó sẽ đánh giá kết quả của từng quá
trình huấn luyện và giảng dạy. Để đạt được thành tích cao trong thi đấu người
hn luyện viên khơng được quên việc lồng ghép các buổi thi đấu tập giữa các
đội sau khi đã hoàn thiện kỹ, chiến thuật, luật thi đấu. Vì vậy ở thời kỳ này
chúng ta phải giúp cho học sinh đạt tới đỉnh cao về thể lực chuyên môn, tâm lý

thi đấu vững vàng, sự hưng phấn và phối hợp ăn ý khi trao- nhận tín gậy giữa 4
người trong đội. Đồng thời có khả năng tư duy chiến thuật, biết phân phối sức
hợp lý và sử dụng kỹ, chiến thuật tốt để có những bước đột phá phù hợp với mọi


tình huống, diễn biến thi đấu trên đường chạy và phát huy được sở trường của
mình.
* KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Được sự quan tâm của BGH và các bộ phận có liên quan, qua thời gian áp
dụng các phương pháp giảng dạy và huấn luyện nêu trên. Là một giáo viên
giảng dạy môn thể dục và là tổ trưởng chuyên môn của trường tôi thấy phong
trào TDTT của trường ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ học sinh đạt điểm
khá, giỏi của bộ môn đạt trên 75%.
Bằng phương pháp tuyển chọn thông qua HKPĐ cấp trường, năm học 20112012 Trường THPT Vĩnh Thuận đã chọn được 4 em nữ tập luyện chuẩn bị tham
gia HKPĐ cấp tỉnh và cấp toàn quốc 8/2012 tại Cần Thơ:
1. Lê Bích Châu

Lớp l0A1

2. Nguyễn Thị Linh

Lớp 10C2

3. Nguyễn Thị Nhạn

Lớp 10A3

4. Nguyễn Kim Đầm

Lớp 10C1


Năm học 2011-2012 trải qua quá trình huấn luyện bài bản và khoa học
của thầy và trị, thành tích của 4 VĐV chạy ngắn trường THPT Vĩnh
Thuận đã có tiến bộ, cụ thể như sau :
 Từ thành tích ban đầu khi được tuyển chọn là :
1. Lê Bích Châu

: 14”26

2. Nguyễn Thị Linh : 14”12
3. Nguyễn Thị Nhạn : 14”67
4. Nguyễn Kim Đầm : 14”21
 Qua 03 tháng huấn luyện giai đoạn 1 ( từ cuối tháng 09/2011 đến tháng
12/2011) thành tích các VĐV tăng lên :
1. Lê Bích Châu

: 14”21

2. Nguyễn Thị Linh : 14”07
3. Nguyễn Thị Nhạn : 14”45


4. Nguyễn Kim Đầm : 14”14
 Sau 02 tháng huấn luyện ở giai đoạn 2 ( từ tháng 01/2012 đến cuối tháng
2/2012) thành tích các VĐV tăng lên :
1. Lê Bích Châu

: 14”16

2. Nguyễn Thị Linh : 14”01

3. Nguyễn Thị Nhạn : 14”18
4. Nguyễn Kim Đầm : 14”06
Trong giai đoạn này tôi đã cho các em thi đấu cọ sát một số giải điền kinh do
huyện tổ chức và đạt được thành tích như sau :
1. Lê Bích Châu

HCĐ Chạy 100m

2. Nguyễn Thị Linh

HCV Chạy 100m, HCB Chạy 200m

3. Nguyễn Thị Nhạn

HCĐ Chạy 200m

4. Nguyễn Kim Đầm

HCVChạy 200m, HCB Chạy 100m

Đây là những VĐV có thành tích tốt nhất và kỹ, chiến thuật thi đấu ổn định đã
được nhà trường cử tham dự HKPĐ cấp tỉnh lấn thứ XV năm học 2011-2012 và
các em đã đạt thành tích như sau :
1. Lê Bích Châu

HCV Chạy tiếp sức 4 x 100m

2. Nguyễn Thị Linh

HCV Chạy tiếp sức 4 x 100m , HCĐ Chạy 100m


3. Nguyễn Thị Nhạn

HCV Chạy tiếp sức 4 x 100m

4. Nguyễn Kim Đầm

HCV Chạy tiếp sức 4 x 100m , HCĐ Chạy 200m

Đặc biệt cả 4 em đều được tuyển chọn vào đội tuyển điền kinh của tỉnh chuẩn bị
tham dự khu vực và toàn quốc tại Cần Thơ.
C. KẾT LUẬN
Từ năm học 2011-2012 trở về trước công tác tuyển chọn VĐV chạy tiếp sức
4x100m còn gặp nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và thi
đấu cịn thiếu thốn, nguồn VĐV có năng khiếu, triển vọng ít, học sinh chưa nắm
bắt và truyền đạt những kỹ thuật chạy tiếp sức hiện đại…song tôi với cương vị
là một giáo viên dạy thể dục và là tổ trưởng chuyên môn được BGH nhà trường


ra nhiệm vụ tuyển chọn và huấn luyện VĐV tham gia thi đấu các giải TDTT địa
phương và HKPĐ cấp tỉnh. Tôi đã phối hợp với các tổ chức trong nhà trừơng,
đoàn trường từng bước nỗ lực khắc phục những khó khăn tìm ra những biện
pháp tuyển chọn VĐV hợp lý có hiệu quả cao, khơng ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn, thường xuyên trao đổi học hỏi những kinh nghiệm từ những đồng
nghiệp và đã thu được một số kết quả đáng khích lệ:
Phong trào TDTT địa phương phát triển mạnh mẽ, nguồn VĐV có triển vọng
cũng được phát hiện và bồi dưỡng kịp thời, đạt thành tích cao khi tham gia
HKPĐ cấp tỉnh. Như vậy bằng những phương pháp tuyển chọn VĐV một cách
phù hợp và huấn luyện khoa học cho thấy môn chạy tiếp sức 4x100m ở trường
THPT Vĩnh Thuận hứa hẹ hàng năm sẽ cung cấp cho nhà trường những VĐV có

thành tích xuất sắc, đặc biệt là cơ sở và động lực thúc đẩy những môn thể thao
khác phát triển mạnh mẽ.
Qua kết đạt được trong HKPĐ cấp tỉnh lần thứ XV năm học 2011-2012 đã
chứng tỏ việc tuyển chọn và huấn luyện theo phương pháp nêu trên, trong điều
kiện thời gian hạn hẹp đã đạt kết quả tốt. Do thực tuyển chọn và huấn luyện
mơn điền kinh nói chung và chạy tiếp sức nói riêng, khơng ngừng phong phú,
kinh nghiệm khơng ngừng được tích lũy. Sự nhận thức đối với các quy luật
khách quan trong quá trình giảng dạy và huấn luyện ngày càng sâu sắc,thành
tích thể thao ngày càng được nâng cao. Vì vậy muốn đạt được thành tích cao
trong thi đấu thể thao cần phải tăng cường tính khoa học trong giảng dạy và
huấn luyện. Song nó lại được thể hiện ở các mặt của q trình giảng dạy trong
đó bao gồm việc sắp xếp lịch huấn luyện, giảng dạy, phương pháp, thủ pháp
huấn luyện, sân bãi dụng cụ, lực lượng VĐV, tâm lý của đối tượng được huấn
luyện….và cả tâm lý của HLV.
Trên đây là một số kinh nghiệm đượp rút ra từ thực tế trong quá trình huấn
luyện và giảng dạy chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh THPT của tơi. Rất mong
được sự đánh giá, nhận xét ,đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học của trường


cũng như hội đồng khoa học SGD&ĐT. Để tôi trao dồi chuyên môn nghiệp vụ
và áp dụng vào giảng dạy được tốt hơn.
Vĩnh thuận, ngày 06 tháng 05 năm 2012
Người viết

Phan Hữu Vẽ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT

Tên tài liệu


Tác giả

1

Giáo trình diền kinh

NXB Thể dục Thể thao

2

Lý luận và phương pháp giáo NXB Gi dục

Năm sản suất
2000
2000

dục thể chất
3

Giáo trình lí luận và phương

NXB Giaó dục

1977

V.Plovsky

1993


pháp huấn luyện thể dục thể
thao
4

Huấn luyện thể thao trẻ

5

Lý luận và phương pháp thể

Phạm Danh Tốn

1995

dục thể thao
6

Đại cương tâm lý học

NXB Giaó dục

2001

7

Phương pháp tuyển chọn NXB Giaó dục

1998

VĐV chạy ngắn



PHỤ LỤC
STT

1

2

NỘI DUNG

TRANG

A.Phần mở đầu

1

I. Lý do chọn đề tài

1,2

II. mục đích nghiên cứu

2

III. Đối tượng nghiên cứ

3

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu


3

V.Phương pháp nghiên cứu

3

VI. Thời gian nghiên cứu

3

B.Nội dung

3

I. Những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác tuyển chọn và 3,4
huấn luyện
II. Giải pháp và kết quả
*Giải pháp
1. Đặc điểm của chạy tiếp sức 4x 100m.

4
4
4,5

2.Một số phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy 5
4x100m.
2. 1 . Phương pháp tuyển chọn

5,6


2.2. Phương pháp huấn luyện:

6-17

3. Ứng dụng các phương pháp tuyển chọn và huấn luyện 17-19
chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh trường THPT
* Kết quả đạt được

3

C.Kết Luận

21-22

22-23



×