Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO HỌC SINH THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.26 KB, 13 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO XUẤT PHÁT ĐIỂM.
Phát triển tố chất sức bền là một trong những nội dung cơ bản, nhằm chuẩn bị
tốt thể lực, khả năng chịu đựng một lượng vận động lớn, trong một thời gian dài
cho học sinh. Tạo điều kiện cho các em tiếp thu, luyện tập các nội dung khác được
dễ dàng hơn. Nó cũng là một nội dung không thể thiếu được trong xã hội nói
chung và trong các nhà trường nói riêng.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Huấn luyện phát triển tố chất sức bền là giúp cho học sinh chống lại mệt mỏi
trong hoạt động TDTT . Sức bền có ý nghĩa đặc biệt đối với thành tích thi đấu của
nhiều môn thể thao và là yếu tố quyết định đối với khả năng chịu đựng LVĐ đối
với học sinh.
Phát triển tố chất sức bền là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi nhanh
chóng sau các lượng vận động lớn.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN .
Trong xã hội hiện đại, tình trạng học sinh thiếu vận động và thừa chất dinh
dưỡng ngày càng nhiều, hiện tượng học sinh có trọng lượng cơ thể vượt quá mức
bình thường hoặc mắc bệnh béo phì cũng ngày càng phổ biến. Việc tập luyện
thường xuyên liên tục đặc biệt là chạy bền sẽ giúp các em thoát khỏi tình trạng nêu
trên, tiêu hao năng lượng thừa, không thể tích thành mỡ. Tập chạy bền vừa có lợi
cho sức khoẻ vừa chống lại được căn bệnh béo phì.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để giảng dạy và huấn luyện phát triển tố chất
sức bền cho học sinh THPT, vừa có thể lực tốt vừa có thành tích cao trong các kỳ
thi học sinh giỏi TDTT các cấp. Tôi mạnh dạn viết sáng kiến: “ Một số phương
pháp giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền cho học sinh THPT.”
Trong quá trình viết có thể còn do hạn chế về kinh nghiệm, do đó không thể
tránh khỏi thiếu sót nhất định. Vì vậy mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng
nghiệp để bản sáng kiến mang lại hiệu quả nhiều hơn.

1
PHẦN II: NỘI DUNG


Phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt đối với sức bền là một trong những năng
lực thể chất của học sinh, đây là điều kiện quan trọng để các em có thể giành được
thành tích cao trong học tập, tập luyện và thi đấu. Là tiền đề cho việc thực hiện
những yêu cầu ngày càng khó khăn trong quá trình tập luyện sức bền được xác
định trước hết thông qua quá trình thích ứng về mặt năng lượng, chúng phụ thuộc
vào những nhân tố năng lực làm việc của các cơ quan, mức độ ổn định và tiết kiệm
hoá năng, sức chịu đựng tâm lý, từ đó tôi xây dựng:
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Giảng dạy và huấn luyện phát triển tố chất sức bền, phải dựa trên cơ sở khoa học
tự nhiên của giáo dục thể chất. Phải nắm vững được kỹ thuật, lý luận là điều không
thể thiếu được trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, là hệ thống các bài tập
được tiến hành tuần tự theo phương pháp tổ chức hợp lý. Hoạt động của lực bên
trong và bên ngoài với mục đích vận dụng đầy đủ có hiệu quả những thực lực ấy
để đạt được thành tích cao. Qua thực tế bản thân tôi đã giảng dạy và huấn luyện,
tôi thấy cần phải áp dụng tốt nhiều phương pháp giảng dạy huấn luyện và phải
tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc tập luyện.
II. PHƯƠNG PHÁP LÝ LUẬN
Y – sinh học hiện đại khi nghiên cứu cơ thể sống thường tách nó ra làm các cơ
quan, hệ cơ quan và các chức năng riêng biệt. Tuy nhiên, cơ thể con người là một
hệ sinh học hoàn chỉnh và thống nhất, có khả năng tự điều chỉnh và tự phát triển.
Sự thống nhất của cơ thể thể hiện ở hai mặt. Thứ nhất, giữa các cơ quan, hệ cơ
quan hoặc các chức năng của cơ thể luôn có sự tác động qua lại với nhau. Sự biến
đổi ở một cơ quan nhất thiết sẽ ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ
quan khác và đến toàn cơ thể nói chung. Hoạt động của cơ thể bao gồm sự phối
hợp của hoạt động tâm lý, hoạt động dinh dưỡng và vận động trong mối liên hệ
chặt chẽ với môi trường xung quanh và chịu sự tác động của môi trường.
Sự thống nhất của cơ thể với môi trường bên ngoài trước tiên thể hiện ở trao đổi
chất và năng lượng. Không một tế bào nào của cơ thể có thể tồn tại được nếu
không liên tục nhận các chất dinh dưỡng, ôxy và đào thải các sản phẩm phân giải.
Giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền, phải dựa trên cơ sở sinh lý của hoạt

động thể lực.
Trong sinh hoạt, lao động cũng như trong tập luyện TDTT, con người có lúc
phải vận động nhanh, có lúc phải vận động lâu dài với cường độ lớn. Tức là phải
thể hiện các mặt khác nhau của khả năng vận động. Đặc biệt đối với sức bền, nó
thể hiện khả năng chống đỡ của cơ thể đối với những thay đổi bên trong sảy ra do
hoạt động cơ bắp kéo dài.
Sự phát triển sức bền, phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của sự phối hợp giữa
các chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng, vào độ bền vững chức năng của

2
các cơ quan nội tạng. Đặc biệt là các hệ hô hấp và tim mạch, là những hệ bảo đảm
việc cung cấp oxy cho cơ thể.
Các cơ sở sinh lý chủ yếu để phát triển sức bền là: mức độ phát triển chức năng
của tim mạch và hô hấp, trạng thái của máu( hàm lượng Hemoglobin, dự trữ kiềm
– toan) dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể và khả năng sử dụng chúng. Công xuất
của các quá trình trao đổi năng lượng và không có ôxy, đặc điểm của quá trình
điều nhiệt, trạng thái các tuyến nội tiết.
Trong thực tế TDTT, sức bền thường được thể hiện dưới các dạng sức bền
chung, sức bền chuyên môn, sức bền tốc độ và sức bền mạnh.
III. PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN - LUYỆN TẬP
Huấn luyện là một phương pháp giảng dạy, hướng dẫn thực hành do Giáo viên
chỉ đạo mà trong đó việc luyện tập của học sinh được thực hiện. Tóm lại huấn
luyện thể thao là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện năng lực thể thao cho
học sinh. Các nhiệm vụ chính của huấn luyệm thể thao được xác định trên cơ sở
của các yêu cầu được đặt ra từ quá trình huấn luyện. Đó là các nhiệm vụ:
- Giáo dục các phẩm chất tâm lý
- Chuẩn bị thể lực
- Chuẩn bị kỹ thuật và năng lực phối hợp vận động
- Phát triển trí tuệ
Muốn giải quyết tốt các nhiệm vụ nêu trên, phải sử dụng tốt các phương tiện huấn

luyện thể thao là:
- Các bài tập thể chất
- Các phương tiện tâm lý
- Các biện pháp vệ sinh
- Các yếu tố lành mạnh của thiên nhiên.
Trong huấn luyện thể thao, đặc biệt là sức bền, phải chú trọng đến lượng vận động,
nó bao gồm ba bộ phận cơ bản, gắn bó với nhau một cách chặt chẽ: các yêu cầu
của lượng vận động, quá trình thực hiện lượng vận động, độ lớn của lượng vận
động.
Phải tuân thủ nguyên tắc huấn luyện, đó là:
1. Nguyên tắc nâng cao LVĐ
2. Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục của LVĐ
3. Nguyên tắc sắp xếp LVĐ theo chu kỳ.
Phát triển tốt sức bền là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi nhanh chóng sau
các LVĐ lớn. Căn cứ vào yêu cầu thi đấu, sức bền được phân thành: sức bền cơ sở
và sức bền chuyên môn.
+ Huấn luyện sức bền cơ sở:
Nhằm mục đích mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch,
các chức năng trao đổi chất trong điều kiện đủ ôxy và phát triển sức bền chung cho
các nhóm cơ lớn. Phương tiện huấn luyện là các bài tập phát triển chung , đó là các
bài tập với khối lượng lớn đến rất lớn, có cường độ từ 40% - 85% sức, quãng nghỉ

3
không có hoặc rất ngắn ( nghỉ tích cực bằng đi bộ hoặc chạy nhẹ nhàng), các dạng
bài tập:
. Chạy việt dã có I từ 40% - 60% I tối đa
. Chạy việt dã biến tốc có I từ 65% - 85% I tối đa
. Chạy biến tốc có I từ 60% - 85% I tối đa, cự ly 100m + 100m hoặc 200m + 200m.
. Chạy lặp lại có I từ 65% - 85% I tối đa cự ly chạy từ 100m – 2000m.
+ Huấn luyện sức bền chuyên môn:

Nhằm phát triển trực tiếp năng lực sức bền thi đấu chuyên môn, phương tiện chính
là các cuộc thi đấu, kiểm tra và các bài tập thi đấu có I và điều kiện gần giống thi
đấu. Và các dạng bài tập có cường độ hoạt động từ 85% - 100% sức, cường độ tối
đa, khối lượng trung bình – thấp…
Căn cứ vào mục đích phát triển các dạng năng lực sức bền , tôi sử dụng một số
phương pháp sau:
1/ Phương pháp kéo dài:
Phương pháp này có đặc điểm là LVĐ kéo dài không có thời gian nghỉ giữa. Việc
nâng cao khả năng hấp thụ ôxy có thể thực hiện theo hai cách khác nhau: Hoặc là
thông qua một LVĐ liên tục trong điều kiện đủ ôxy, hoặc là thông qua một LVĐ
kéo dài, nhưng thay đổi cường độ vận động để tạo nên quá trình trao đổi năng
lượng thiếu ôxy trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy phương pháp kéo
dài có thể thực hiện dưới các dạng sau:
a/ Phương pháp liên tục:
Duy trì tốc độ vận động trong một thời gian dài, cường độ vận động có thể xác
định rõ ràng thông qua mạch đập. Cường độ vận động tuỳ theo yêu cầu của từng
môn thể thao, có thể dao động trong khoảng 140l/ph – 150l/ph. Nếu sử dụng mạch
đập để xác định cường độ vận động của học sinh, cần chú ý các đặc điểm là những
học sinh lứa tuổi 16 khi thực hiện các lượng vận động thường có mạch đập cao
hơn những học sinh lứa tuổi 18.
b/Phương pháp thay đổi:
Thay đổi tốc độ vận động có kế hoạch trong quá trình thực hiện lượng vận động,
khi tăng tốc độ vận động làm cho các hoạt động của các cơ quan cung cấp năng
lượng bị căng thẳng, tạo nên quá trình trao đổi thiếu ôxy trong khoảng thời gian
nhất định.
c/ Phương pháp ngẫu hứng:
Tốc độ vận động thay đổi theo hứng thú riêng của học sinh. Phương pháp này được
sử dụng trong môi trường tự nhiên.
2/ Phương pháp dãn cách:
Là phương pháp tập luyện mà trong đó có sự luân phiên một cách hệ thống

giữa các giai đoạn vận động ngắn, trung bình và dài với các quãng nghỉ ngắn,
không dẫn đến sự hồi phục đầy đủ. Tốc độ vận động và thời gian nghỉ được xác
định trên cơ sở nhiệm vụ tập luyện.
3/ Phương pháp lặp lại:

4
Được vận dụng trong huấn luyện phát triển sức bền là lặp lại từng phần của các
yêu cầu thi đấu chuyên môn. Yếu tố chính của lượng vận động và thời gian vận
động.
Trong quá trìnhgiảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền, Giáo viên cần phải căn
cứ vào điều kiện thực tế để chọn các đường chạy có các yêu cầu khác nhau về kỹ
thuật để học sinh tập luyện. Trước khi cho học sinh luyện tập, Giáo viên cần nói rõ
đặc điểm đường chạy, cự ly chạy, kỹ thuật cần sử dụng, thời gian , số lần.
Giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền còn phải giáo dục phẩm chất đạo đức,
tâm lý, sinh lý, chế độ vệ sinh, tự xoa bóp, tự kiểm tra để phòng và sử lý chấn
thương, giáo dục phẩm chất ý chí, đạo đức chính là kỷ luật, ý chí khắc phục khó
khăn, tin tưởng ở chính mình. Từ đó các em kiên trì, dũng cảm trong tập luyện, bồi
dưỡng phẩm chất ý chí là khâu chủ yếu trong việc chuẩn bị về tâm lý cho các em
vào kiểm tra và thi đấu. Trong đó điều kiện quan trọng nhất là cho học sinh quen
với hình thức thi đấu, rèn luyện khả năng không lùi bước trước khó khăn, vững về
tâm lý trong lúc căng thẳng nhất. Mặt khác, ta cần phải đặt ra mục đích cho từng
giờ học, buổi tập. Những buổi tập ấy, sự tương quan giữa lượng vận động với khả
năng từng học sinh, Giáo viên cần ghi rõ nội dung kế hoạch của từng ngày, ghi rõ
thành tích của từng nhóm ( sức khoẻ) học sinh, để nắm được thể lực của từng
nhóm mà áp dụng bài tập cho phù hợp.
Hình thức tổ chức trong giờ tập, buổi tập luyện với môn chạy bền là các giờ tập
theo lớp 45ph hoặc các buổi tập huấn luyện đội tuyển. Bắt đầu bằng tập nhẹ nhàng
rồi tăng dần, sau đó thực hiện với nội dung chính, phần cuối buổi tập giảm nhẹ với
các bài tập thả lỏng, hồi tĩnh.
Phân tích các chỉ tiêu và lượng vận động nên tiến hành trong các buổi tập đầu tiên.

Giáo viên phải xác định lượng vận động đó có phù hợp với học sinh hay không,
phản ứng của cơ thể và sự phục hồi thể lực của học sinh như thế nào? việc nắm kỹ
thuật, phẩm chất ý chí của học sinh ra sao? Trong mọi trường hợp cần xác định
mọi chỉ tiêu ở mức độ bình thường, không chịu ảnh hưởng của lượng vận động
lớn. Sau thời gian dài luyện tập chỉ tiêu ở mức trung bình có thể thay đổi. Đối với
học sinh THPT muốn có sức khoẻ tốt và nâng cao thành tích thì phải giữ đúng chế
độ sinh hoạt, vệ sinh, đặc biệt là phải tuân theo thời gian biểu hàng ngày.
Cụ thể tôi xây dựng bảng tóm tắt đặc điểm một số phương pháp chủ yếu nhằm
phát triển một số tố chất thể lực như sau:
Phương Phương
Cấu trúc của lượng vận động Hiệu quả sinh

Hiệu quả Hiệu
quả
pháp tiện
Cường độ Thời
gian
nghỉ
Khối
lượng
Thời
gian

tâm lý tập
luyện

5
Phng
phỏp
gión

cỏch 1
(I TB)
Chy
- 50
60% tốc
độ tối đa
- 50
70% sức
mạnh tối
đa
Nghỉ
ngắn
- Lớn
- 20 30
lần trong
một lợt
tập
Trun
g
bình
- Tăng tuần hoàn
máu
- Tiết kiệm hoá
quá trình trao
đổi chất
- Tăng khả năng
hấp thụ ôxy
- Rèn
luyện ý
chí

- Nâng
cao khả
năng điều
chỉnh tâm

- Phát
triển
sức bền
cơ sở
và sức
bền
mạnh
Phng
phỏp
gión
cỏch II
( I gn
ti a)
-Chy
- Bi
tp sc
mnh
- 80
90% tc
ti a
- 75% sc
mnh ti
a
- 3- 5
ph

- 30
60s
- Trung
bỡnh
- 8 12
ln trong
mt lt
tp
- 10
60s
- 10
20s
- iu ho hot
ng ca h
thng tim mch.
- Tit kim hoỏ
quỏ trỡnh trao
i cht
- Tng ng
kớnh si c
- Nõng
cao nng
lc ý chớ.
- Nõng
cao kh
nng iu
chnh tõm

- Phỏt
trin

sc
mnh
nhanh,
sc bn
tc ,
sc
mnh
bn
IV. PHNG PHP KIM TRA V T KIM TRA Y HC
Kim tra v t kim tra y hc i vi ngi tp trong quỏ trỡnh giỏo dc th
cht l nhng bin phỏp rt cn thit bo m hiu qu giỏo dc, nõng cao sc
kho, ngn nga cỏc tỏc ng xu cú th xy ra.
Kim tra y hc l mt b phn ca y hc v l thnh phn hu c ca h
thng giỏo dc th cht. Kim tra y hc trong giỏo dc th cht nghiờn cu trng
thỏi sc kho, mc phỏt trin th lc, trng thỏi chc nng, trỡnh tp luyn
ca ngi tp di tỏc ng ca quỏ trỡnh tp luyn. Nú cho phộp Giỏo viờn cng
nh bn thõn ngi tp cú th phỏt hin kp thi nhng bin i trong c th v
trờn c s ú, tin hnh lp k hoch tp luyn chớnh xỏc v tng cng sc kho.
1. Nhim v chớnh ca cụng tỏc kim tra y hc l m bo tớnh ỳng n v
hiu qu ca tt c cỏc hỡnh thc v phng tin GDTC, thỳc y vic s dng
GDTC phỏt trin hi ho, cng c v tng cng sc kho ngi tp, gúp phn
xỏc nh lng vn ng i vi hc sinh. thc hin cỏc nhim v nờu trờn,
cụng tỏc kim tra y hc phi c tin hnh thng xuyờn trong quỏ trỡnh ging
dy v hun luyn. Nú cú th c tin hnh bng cỏc hỡnh thc sau:
- Kim tra y hc thng k i vi tt c cỏc em hc sinh tham gia luyn tp
TDTT.
- Theo dừi y hc s phm i vi cỏc em hc sinh trong quỏ trỡnh GDTC.
- Kim tra v sinh sõn bói, dng c v cỏc iu kin tp luyn khỏc.
- phũng v iu tr bc u cỏc chn thng v cỏc trng thỏi bnh lý.
- m bo y t cho cỏc hỡnh thc th thao qun chỳng v cỏc cuc thi u

th thao.
- Tuyờn truyn v ph bin cỏc kin thc y hc TDTT trong nh trng.
Kim tra v ỏnh giỏ s phỏt trin th lc cũn thụng qua phng phỏp quan sỏt,
nhõn trc .

6
2. Nhiệm vụ chính của tự kiểm tra trong tập luyện TDTT của học sinh là ghi
chép hàng ngày các kết quả qua kiểm tra thu được vào một quyển nhật ký riêng,
gọi là “ nhật ký tập luyện”. Trong GDTC ở nhà trường , tự kiểm tra có thể bao
gồm các chỉ số cơ bản là cảm giác chung , ngủ, cảm giác ăn uống, mạch đập, cảm
giác đau, cân nặng, tập luyện TDTT, thành tích tập luyện, các vi phạm chế độ sinh
hoạt. Đối với nữ trong “ nhật ký tập luyện” cần phải theo dõi cả đặc điểm và sự
thay đổi về kinh nguyệt.
Nội dung tập luyện và thành tích một số bài tập chính của phần cơ bản cũng
có những mục quan trọng của tự kiểm tra. Các số liệu theo dõi cho phép giải thích
các biến đổi trạng thái cơ thể và có thể xác định được lkhả năng tập luyện của từng
học sinh. Tôi đã hướng dẫn học sinh lập một quyển “ nhật ký tập luyện” .
MẪU MỘT TRANG NHẬT KÝ KIỂM TRA
CÁC MỤC NGÀY
21 – 11 - 2008 22 – 11 – 2008 23 – 11 - 2008
1. Cảm giác chung
2. Ngủ
3. Ăn
4. Mạch
Sáng
Trước buổi tập
Sau tập 30 ph
5. Cân nặng
6. Tập luyện
7. Thành tích

8. Cảm giác đau
9. Vi phạm chế độ
sinh hoạt
tốt
8h tốt
ngon
68
74
74
56,5
1 buổi
chạy 100m
14” 2
không
không
tốt
8h tốt
ngon
66
76
76
56,0
không
không
không
bình thường
6h không tốt
không ngon
70
78

82
57,0
1 buổi 1 h
chạy 100m
14”8
đau ở lưng,chân
không


7
Đối với học sinh ở nhóm sức khoẻ yếu hay nhóm đặc biệt, tự kiểm tra có vai trò
quan trọng trong việc sắp xếp hợp lý nội dung tập luyện. Kết quả tự kiểm tra phải
được phân tích thường xuyên và có sự thảo luận giữa học sinh và giáo viên. Tự
kiểm tra để người tập biết rõ trạng thái sức khoẻ của mình có thái độ đúng đắn và
tự giác đối với việc giáo dục thể chất. Vì vậy, ngoài tác dụng cung cấp kiến thức y
học TDTT còn có ý nghĩa giáo dục đối với học sinh.
V. HIỆU QUẢ
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều tiết, nhiều buổi học sinh còn e
ngại khi luyện tập chạy bền và thường hay mệt mỏi sau mỗi buổi tập luyện. Tuy
nhiên qua việc áp dụng một số phương pháp đã được tổng hợp trong sáng kiến này,
thì các em đã có ý thức tự giác tích cực tập luyện và khả năng khắc phục mệt mỏi,
sức chịu đựng một lượng vận động lớn trong một thời gian tương đối dài là rất tốt.
Thành tích thể thao của các em cũng được nâng lên rõ rệt.
So sánh thành tích của các em học sinh nam lứa tuổi 17, 18 năm học
2008 –2009, với thành tích của các em học sinh nam lứa tuổi 17 năm học 2009
– 2010.
Tuổi
TT năm 2008 –
2009 và kết quả
kiểm tra năm 2009

- 2010
Chạy 800m (ph) Chạy 1500m (ph)
Yếu Đạt Khá Giỏi Yếu Đạt Khá Giỏi
17
TTnăm 2008 –
2009
3.38,
9
3.15,6 3.04,0 2.59,4 6.24,5 5.44,5 5.22,
8
5.14,
1
n =
40
KQ kiểm tra năm
2009 – 2010
X
3.05,5 5.24,6
So sánh thành tích của các em học sinh nữ lứa tuổi 17, 18 năm học
2008 –2098, với thành tích của các em học sinh nữ lứa tuổi 17,18 năm học
2009 – 2010.

8
Tuổi
TT năm 2007 –
2008 và kết quả
kiểm tra năm 2008
- 2009
Chạy 800m (ph) Chạy 1500m (ph)
Yếu Đạt Khá Giỏi Yếu Đạt Khá Giỏi

17
TTnăm 2007 –
2008
4.20,
4
3.47,5 3.30,2 3.21,6 6.48,6 5.54,0 5.19,
5
5.03,
6
n =
40
KQ kiểm tra năm
2008 – 2009
X
3.32,3 5.24,2
Phân tích kết quả nghiên cứu ở hai bảng trên cho chúng ta thấy: kết quả
kiểm tra chạy cự ly 800m và cự ly 1500m của các em học sinh nam và nữ lứa tuổi
17,18 so với năm học trước thì kết quả trung bình của các em đều ở mức trên trung
bình trở lên.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. Áp dụng sáng kiến này tôi thấy mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển
sức bền cho học sinh, giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết gắn bó, giúp đỡ
lẫn nhau cùng học tập – tập luyện . Giúp cho học sinh nâng cao khả năng chịu
đựng được lượng vận động lớn, khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi hồi
phục nhanh chóng sau một giờ tập , buổi tập. Làm cho các em luôn tích cực
hăng say và hiểu rõ được kỹ năng vận động, phương pháp tập luyện của một
giờ học, một buổi học chạy bền. Nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện về đức
, trí , thể , mĩ trong nhà trường phổ thông. Theo đúng chủ trương đường lối
của Đảng và Nhà nước trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay.

Đây mới chỉ là quan điểm của tôi qua quá trình giảng dạy và huấn luyện, vì
vậy sẽ còn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân
thành của các đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.
II. KIẾN NGHỊ
Bản thân tôi mạnh dạn kiến nghị, đề nghị với các cấp lãnh đạo nhà trường
quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo đặc biệt là việc cấp thêm diện
tích đất để làm sân thể dục lấy mặt bằng để giảng dạy và huấn luyện cho học sinh
phát triển về thể chất tốt hơn nữa, tạo cho các em niềm đam mê hứng thú trong tập
luyện.

9
Thanh Miện, ngày 01 tháng 04 năm 2010
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Tất Sáng
1.Lý luận và phương pháp TDTT.
(Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn – NXB TDTT – 1995)
2. Sinh lý học TDTT.
( Lưu Quang Hiệp – NXB TDTT – 1993)
3. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ thể chất trong trường
học các cấp.
( NXB TDTT – 1993)
4. Sách giáo khoa thể dục lớp 10 – 11 – 12.
( Nhiều tác giả - NXB GD – 1992)
5. Phương pháp toán học thống kê.
(Nguyễn Đức Văn – TDTT – 1987)

10

11

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
SÁNG KIẾN
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN PHÁT
TRIỂN SỨC BỀN CHO HỌC SINH THPT
MÔN : THỂ DỤC
Khối : 10 - 11- 12
ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG, HOẶC TỔ CHUYÊN MÔN
( NhËn xÐt, xÕp lo¹i, kÝ, ®ãng dÊu)

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………
§iÓm thèng nhÊt :
B»ng sè
B»ng ch÷
Gi¸m kh¶o sè 1:
Gi¸m kh¶o sè 2:

12

N¨m häc: 2009 - 2010


13

×