Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

KeToan.Org_huong-dan-quyet-toan-thue-thu-nhap-ca-nhan-nam-2011.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 50 trang )

HƯỚNG DẪN QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN NĂM 2011
PHẦN A: HƯỚNG DẪN CƠ QUAN CHI TRẢ THỰC HIỆN QUYẾT TOÁN THUẾ
TNCN
I. Đối tượng quyết toán
Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế TNCN (không phân biệt
có phát sinh khấu trừ thuế hay không có khấu trừ thuế) có trách nhiệm khai
quyết toán số thuế TNCN đã khấu trừ của cá nhân trong năm và quyết toán thay
cho cá nhân có uỷ quyền, bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho cá nhân cư trú
và không cư trú.
2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ đầu tư vốn, từ bản quyền, nhượng
quyền thương mại, từ trúng thưởng cho cá nhân và trả thu nhập từ kinh
doanh cho cá nhân không cư trú.
3. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán cho cá
nhân.
4. Cơ sở giao đại lý bảo hiểm trả thu nhập cho đại lý bảo hiểm (Công ty
Bảo hiểm).
5. Cơ sở giao đại lý xổ số trả thu nhập cho đại lý xổ số (Công ty Xổ số)
Lưu ý:
* Trường hợp tổ chức trả thu nhập bị hợp nhất hoặc sáp nhập thì trước khi
hợp nhất hoặc sáp nhập phải quyết toán số thuế TNCN đã khấu trừ và cấp chứng
từ khấu trừ thuế TNCN cho người lao động để người lao động làm cơ sở quyết
toán thuế TNCN.
* Trường hợp quyết toán cho các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền
công được miễn thuế TNCN theo Nghị quyết 08/2011/QH13: Miễn thuế TNCN
từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2011 đối với các cá
1
nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công đến mức phải chịu thuế thu
nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật
Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007. Khi tổ
chưc, cá nhân trả thu nhập được ủy quyền quyết toán thay cho cá nhân phải xác


định đúng đối tượng được miễn thuế, số thuế được miễn tính theo công thức sau:
Số thuế được
miễn
=
Thuế phải nộp năm 2011 x 5 tháng
12 tháng
II. Hồ sơ quyết toán thuế
1. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho cá nhân cư
trú
- Tờ khai quyết toán thuế TNCN dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu
thuế từ tiền lương, tiền công cho cá nhân - Mẫu số 05/KK-TNCN ban hành
kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.
- Bảng kê thu nhập chịu thuế và thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương,
tiền công của cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động - Mẫu số 05A/KK-
TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011
của Bộ Tài chính.
- Bảng kê thu nhập chịu thuế và thuế TNCN đã khấu trừ đối với thu nhập từ
tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc
có hợp đồng lao động dưới 3 tháng và cá nhân không cư trú - Mẫu số
05B/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày
28/02/2011 của Bộ Tài chính.
- Phụ lục miễn giảm thuế TNCN - Mẫu số 25/MGT-TNCN theo Nghị quyết
số 08/2011/QH13 (Nếu thuộc đối tượng được miễn thuế TNCN theo Nghị
quyết 08/2011/QH13).
Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập nhận ủy quyền quyết toán thuế
TNCN thay cho các cá nhân thì các cá nhân phải nộp cho tổ chức các giấy tờ
sau:
2
Mẫu số: 05A/BK-TNCN
(Ban hành kèm theo Thông tư

số 20/2010/TT-BTC ngày 05/02/2010
của Bộ Tài chính)
+ Giấy uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu 04-2/TNCN ban
hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài
chính.
+ Các hoá đơn chứng từ chứng minh các khoản giảm trừ như: chứng từ
đóng góp từ thiện, nhân đạo khuyến học. Chứng từ đóng góp các khoản bảo
hiểm bắt buộc theo quy định (cá nhân tự đóng)...
Kê khai các Mẫu biểu được hướng dẫn tại Phần D Hướng dẫn kê khai các
mẫu biểu.
2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ đầu tư vốn, từ bản quyền, nhượng
quyền thương mại, từ trúng thưởng cho cá nhân và trả thu nhập từ kinh
doanh cho cá nhân không cư trú.
- Tờ khai quyết toán thuế TNCN dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ
đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, nhượng quyền
thương mại, từ trúng thưởng cho cá nhân và trả thu nhập từ kinh doanh cho cá
nhân không cư trú Mẫu số 06/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số
28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.
Kê khai các Mẫu biểu được hướng dẫn tại Phần D Hướng dẫn kê khai các
mẫu biểu.
3. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán cho cá
nhân.
- Tờ khai quyết toán thuế TNCN dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ
đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, nhượng quyền
thương mại, từ trúng thưởng cho cá nhân và trả thu nhập từ kinh doanh cho
cá nhân không cư trú - Mẫu số 06/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư
số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.
- Bảng kê chi tiết giá trị chuyển nhượng và thuế TNCN đã khấu trừ đối với
thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán - Mẫu số 06/BK-TNCN ban hành
kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.

3
- Phụ lục miễn giảm thuế TNCN - Mẫu số 25/MGT-TNCN theo Nghị quyết
số 08/2011/QH13 (Nếu thuộc đối tượng được giảm 50% số thuế TNCN theo
Nghị quyết 08/2011/QH13).
Kê khai các Mẫu biểu được hướng dẫn tại Phần D Hướng dẫn kê khai các
mẫu biểu.
4. Cơ sở giao đại lý bảo hiểm trả thu nhập cho đại lý bảo hiểm (Công ty Bảo
hiểm).
- Tờ khai tổng hợp thuế TNCN dành cho cơ sở giao đại lý bảo hiểm trả thu
nhập cho đại lý bảo hiểm - Mẫu số 02/KK-BH ban hành kèm theo Thông tư
số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.
- Bảng kê thu nhập chịu thuế và thuế TNCN đã khấu trừ đối với thu nhập của
đại lý bảo hiểm - Mẫu số 02A/BK-BH ban hành kèm theo Thông tư số
28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.
Kê khai các Mẫu biểu được hướng dẫn tại Phần D Hướng dẫn kê khai các
mẫu biểu.
5. Cơ sở giao đại lý xổ số trả thu nhập cho đại lý xổ số (Công ty Xổ số)
- Tờ khai quyết toán thuế TNCN dành cho cơ sở giao đại lý xổ số trả thu nhập
cho đại lý xổ số Mẫu số 02/KK-XS ban hành kèm theo Thông tư số
28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.
- Bảng kê thu nhập chịu thuế và thuế TNCN đã khấu trừ đối với thu nhập của
đại lý xổ số - Mẫu số 02A/BK-XS ban hành kèm theo Thông tư số
28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.
Kê khai các Mẫu biểu được hướng dẫn tại Phần D Hướng dẫn kê khai các
mẫu biểu.
III. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN là 90 ngày kể từ ngày kết thúc
năm dương lịch.
4
IV . Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế hức, cá nhân chi trả thu nhập.

- Đối với đơn vị trả thu nhập là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh: nộp
hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân sản xuất
kinh doanh. Trường hợp cơ quan thuế có thực hiện uỷ nhiệm thu thì đơn vị chi
trả thu nhập nộp hồ sơ cho đơn vị được uỷ nhiệm.
- Đối với các trường hợp khác:
+ Cơ quan trung ương, cơ quan trực thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh, cơ quan cấp tỉnh nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế.
+ Cơ quan thuộc, trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ quan cấp
huyện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế.
+ Cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, Văn phòng đại diện của các tổ
chức nước ngoài,...nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi cơ quan đóng trụ sở
chính, hoặc tổ chức được uỷ nhiệm thu.
5
PHẦN B: HƯỚNG DẪN CÁ NHÂN TRỰC TIẾP THỰC HIỆN QUYẾT TOÁN THUẾ
TNCN
I. Quyết toán thuế đối với c á nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền
công trực tiếp quyết toán hoặc cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh
1. Đối tượng quyết toán
- Cá nhân có số thuế phải nộp lớn hơn số thuế đã khấu trừ hoặc tạm nộp;
- Cá nhân có yêu cầu hoàn số thuế nộp thừa.
- Cá nhân cư trú là người nước ngoài khi kết thúc hợp đồng làm việc tại
Việt Nam trước khi xuất cảnh phải thực hiện quyết toán thuế.
- Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập từ tiền lương,
tiền công tại một tổ chức trả thu nhập trong năm 2011 thì có thể uỷ quyền quyết
toán thuế thu nhập cá nhân cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
Lưu ý: Cá nhân chỉ có thu nhập từ kinh doanh nộp thuế TNCN theo
phương pháp khoán không phải quyết toán thuế.
2. Cách xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
* Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền

công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22
Luật Thuế thu nhập cá nhân.
* Thu nhập tính thuế
Thu nhập
tính thuế =
Thu
nhập
chịu
thuế
-
Các khoản
giảm trừ
gia cảnh
-
Các khoản
đóng góp
bảo hiểm
bắt buộc
-
Các khoản đóng
góp quỹ từ thiện
quỹ nhân đạo quỹ
khuyến học
2.1 Xác định thu nhập chịu thuế
6
2.1.1 Xác định thu nhập chịu thuế đối với tiền lương tiền công
Thu nhập chịu thuế =
Tiền lương tiền công
tiền thù lao nhận
được trong năm

2011
+
Các khoản thu nhập khác
nhận được trong năm 2011
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số
tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập khác mà người lao
động nhận được trong năm 2011 dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng
tiền theo quy định tại khoản 2, Mục II Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC
ngày 30/9/2008; Điều 1 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 và Điều
1 Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài chính.
2.1.2 Xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động kinh doanh:
Thu nhập
chịu thuế
trong kỳ tính
thuế
=
Doanh thu để
tính thu nhập
chịu thuế trong
kỳ tính thuế
-
Chi phí hợp lý liên
quan đến việc tạo
ra thu nhập trong
kỳ tính thuế
+
Thu nhập
chịu thuế
khác trong
kỳ tính thuế

Trong đó:
* Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền
gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính
thuế bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cá nhân kinh doanh được
hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Việc xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đề nghị xem chi tiết tại
tiết b, điểm 1.3.1, mục I, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC.
* Các khoản chi phí hợp lý được trừ là các khoản chi phí thực tế phát sinh,
có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính
thuế và có hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Việc xác định từng khoản chi phí hợp lý được quy định chi tiết tại điểm
1.3.2, mục I, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC.
7
* Thu nhập chịu thuế khác là các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình
kinh doanh như: tiền phạt vi phạm hợp đồng; tiền phạt do chậm thanh toán; tiền
lãi ngân hàng trong quá trình thanh toán, tiền lãi do bán hàng trả chậm, trả góp,
tiền lãi do bán tài sản cố định; tiền bán phế liệu, phế phẩm.
2.2 Cách xác định các khoản giảm trừ
* Giảm trừ gia cảnh: Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập
chịu thuế trước khi tính thuế, bao gồm giảm trừ cho bản thân người nộp thuế và
giảm trừ cho người phụ thuộc, mức giảm trừ cho bản thân là 4 triệu đồng/tháng,
48 triệu đồng/năm (là mức tính bình quân cho cả năm), mức giảm trừ cho người
phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng
kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Việc xác định các khoản giảm trừ gia cảnh thực hiện theo hướng dẫn tại
Điểm 3, Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC; Điều 2, Điều 3 Thông tư
số 62/2009/TT-BTC; Điều 04 Thông tư số 02/2010/TT-BTC.
Một số lưu ý khi xác định giảm trừ gia cảnh:
- Trường hợp khi quyết toán thuế cá nhân mới nộp hồ sơ chứng minh
người phụ thuộc thì không được tính giảm trừ gia cảnh.

- Cá nhân được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa
vụ nuôi dưỡng và thay đổi người phụ thuộc (không phân biệt ngày có nghĩa vụ
nuôi dưỡng hoặc thay đổi người phụ thuộc là ngày đầu tháng hay cuối tháng).
Ví dụ: Bà A có con sinh ngày 30/4/2011 thì Bà A được tính giảm trừ gia
cảnh từ tháng 4/2011 với số tiền được giảm trừ gia cảnh là 1,6 triệu đồng/tháng.
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho
bản thân từ tháng đến Việt Nam đến tháng rời Việt Nam (trong năm quyết toán
thuế) .
Ông B là cá nhân người nước ngoài đến Việt Nam từ ngày 15/01/2011 rời
Việt Nam vào ngày 03/9/2011 thì ông B được tính giảm trừ gia cảnh cho bản
thân từ tháng 1/2011 đến tháng 9/2011.
8
* Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học: Khoản chi đóng
góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa (Các tổ chức, cơ sở này
phải được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-
CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ); Khoản chi đóng góp vào các quỹ
từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học (các quỹ này được thành lập và hoạt
động theo quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của
Chính phủ).
Chứng từ để được khấu trừ là chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở,
của các quỹ.
* Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc: Là các khoản bảo hiểm bắt
buộc theo quy định của Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm Xã hội, Luật Bảo
hiểm Y tế như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm
thất nghiệp,... Các khoản bảo hiểm khác không được giảm trừ vào thu nhập chịu
thuế. Mức bảo hiểm được trừ căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội, Bộ Y tế. Trường hợp cá nhân tự đóng các khoản bảo hiểm nói
trên thì mức được trừ căn cứ vào chứng từ của cơ quan bảo hiểm và tỷ lệ đóng

bảo hiểm theo hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.
Cá nhân người nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt nam, người Việt
nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ tiền lương,
tiền công ở nước ngoài tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy
định của quốc gia cá nhân cư trú mang quốc tịch tương tự quy định của pháp
luật Việt Nam như BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có) thì được trừ các khoản
phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Chứng từ để được khấu trừ là chứng từ thu tiền của cơ quan bảo hiểm xã
hội, cơ quan bảo hiểm y tế.
Lưu ý: Chỉ có tiền đóng bảo hiểm bắt buộc của năm 2011 mới được trừ
9
vào thu nhập chịu thuế năm 2011.
2.3. Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng
số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng theo biểu luỹ
tiến từng phần, trong đó số thuế tính theo từng bậc thu nhập được xác định bằng
thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc
thu nhập đó.
Phương pháp tính thuế luỹ tiến từng phần được cụ thể hoá theo Biểu tính
thuế rút gọn như sau:
Bậc
Thu nhập tính thuế
/tháng
Thuế
suất
Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng (trđ) 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT - 0,25 trđ

3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT - 0,75 trđ
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT - 1,65 trđ
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT - 3,25 trđ
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT - 5,85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT - 9,85 trđ
Số thuế TNCN phải nộp được tính như sau:
- Xác định thu nhập tính thuế bình quân tháng bằng (=) tổng thu nhập tính
thuế cả năm 2011 chia (:) cho 12 tháng;
- Xác định số thuế TNCN phải nộp từng tháng bằng (=) thu nhập tính thuế
bình quân tháng và mức thuế suất thuế TNCN luỹ tiến tương ứng từng phần thu
nhập tính thuế;
- Xác định số thuế TNCN phải nộp của cả năm bằng (=) số thuế TNCN
phải nộp từng tháng nhân (x) với 12 tháng;
- Xác định số thuế còn phải nộp hay nộp thừa bằng (=) số thuế TNCN phải
nộp của cả năm trừ (-) số thuế đã khấu trừ (nếu có) trừ (-) số thuế tạm nộp (nếu
có).
10
2.4. Hướng dẫn cách xác định số thuế TNCN được miễn, giảm theo Nghị
quyết 08/2011/QH13 ngày 6/8/2011 của Quốc Hội
* Đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, thu nhập
từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế Thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế
luỹ tiến từng phần (nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng) thì được miễn thuế 5 tháng
cuối năm 2011.
Số thuế được
miễn
=
Thuế phải nộp năm 2011 x 5 tháng
12 tháng
Cá nhân kê khai số thuế Thu nhập cá nhân sau khi đã trừ số thuế được
miễn vào chỉ tiêu số [32] (Số thuế phát sinh trong kỳ) của Tờ khai quyết toán

thuế thu nhập cá nhân mẫu số 09/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số
28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.
Lưu ý: Cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền
công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ bậc 2 trở lên
của Biểu thuế luỹ tiến từng phần sẽ không được số miễn thuế ở bậc 1 của Biểu
thuế luỹ tiến từng phần.
* Giảm 50% mức thuế khoán thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 7
năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2011 đối với cá nhân, hộ kinh doanh
nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học
sinh; chăm sóc trông giữ trẻ; cung ứng suất ăn cho công nhân có thu nhập tính
thuế từ bậc 2 trở lên của Biểu thuế luỹ tiến từng phần với điều kiện giữ ổn định
mức giá cho thuê nhà trọ, phòng trọ; giá chăm sóc trông giữ trẻ; giá cung ứng
suất ăn ca như mức giá đã niêm yết và thực thu tại tháng 12 năm 2010.
* Giảm 50% mức thuế khoán thuế thu nhập cá nhân tháng 7 năm 2011 và
miễn thuế thu nhập cá nhân từ 1/8/2011 đến hết ngày 31/12/2011 đối với cá
nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao
động, sinh viên, học sinh; chăm sóc trông giữ trẻ; cung ứng suất ăn cho công
nhân có thu nhập tính thuế ở bậc 1 của Biểu thuế lũy tiến từng phần với điều
11
kiện giữ ổn định mức giá cho thuê nhà trọ, phòng trọ; giá chăm sóc trông giữ
trẻ; giá cung ứng suất ăn ca như mức giá đã niêm yết và thực thu tại tháng 12
năm 2010.
3. Hồ sơ khai quyết toán thuế
3.1 Hồ sơ đối với cá nhân có thu nhập duy nhất một nguồn thu nhập từ
Tiền lương, tiên công uỷ quyền quyết toán thuế thông qua tổ chức trả thu
nhập: cá nhân phải nộp cho tổ chức được uỷ quyền các loại giấy tờ sau:
Giấy uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu 04-2/TNCN
ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài
chính.
- Các hoá đơn chứng từ chứng minh các khoản giảm trừ như: chứng từ

đóng góp từ thiện, nhân đạo khuyến học. Chứng từ đóng góp các khoản bảo
hiểm bắt buộc theo quy định (cá nhân tự đóng)...
Trường hợp cá nhân đã được tổ chức cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ
khấu trừ thuế Thu nhập cá nhân thì không được uỷ quyền quyết toán cho tổ
chức, cá nhân trả thu nhập (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã thu
hồi và huỷ chứng từ khấu trừ đã cấp cho cá nhân).
3.2 Hồ sơ quyết toán thuế đối với cá nhân có thu nhập từ TL,TC, thu
nhập từ kinh doanh, gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế TNCN - Mẫu số 09/KK-TNCN ban hành kèm
theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.
- Phụ lục thu nhập từ tiền lương, tiền công - Mẫu số 09A/PL-TNCN (đối
với cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương), hoặc Phụ lục thu nhập từ kinh
doanh - Mẫu số 09B/PL-TNCN (đối với cá nhân có thu nhập từ hoạt động kinh
doanh) ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của
Bộ Tài chính.
12
- Phụ lục giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc - Mẫu số 09C/PL-TNCN
(nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh) ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-
BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.
- Bản chụp chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ vì tạm nộp trong
năm và cá nhân ký cam kết và chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
- Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công: trường hợp nhận
thu nhập từ các tổ chức quốc tế, đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ
nước ngoài phải có tài liệu chứng minh hoặc xác nhận về số tiền đã trả của đơn
vị, tổ chức trả thu nhập ở nước ngoài và kèm theo thư xác nhận thu nhập năm
theo mẫu số 20/TXN-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC
của Bộ Tài chính.
- Đối với cá nhân là đối tượng được miễn giảm thuế TNCN theo Nghị
quyết 08/2011/QH 13: Nộp kèm theo bản phụ lục số 25/MGT-TNCN ban hành
kèm theo Thông tư số 154/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính

* Đối với Nhóm cá nhân kinh doanh thì cá nhân đứng tên đại diện cho
nhóm cá nhân kinh doanh lập hồ sơ khai quyết toán theo:
- Tờ khai quyết toán thuế TNCN - Mẫu số 08B/KK-TNCN ban hành kèm
theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính để xác định thu nhập chịu
thuế chung của cả nhóm và thu nhập chịu thuế riêng của từng cá nhân trong
nhóm kinh doanh.
Mỗi cá nhân trong nhóm kinh doanh được nhận 01 bản chính của tờ khai
quyết toán của nhóm và thực hiện khai quyết toán thuế của cá nhân theo các
mẫu tờ khai và phụ lục đối với cá nhân kinh doanh nêu trên.
- Đối với các hộ kinh doanh có nhiều cửa hàng, cửa hiệu, trong đó có cửa
hàng, cửa hiệu có mã số thuế 10 số và cửa hàng, cửa hiệu có mã số thuế 13 số
khi quyết toán thuế phải tổng hợp vào tờ khai quyết toán thuế của cửa hàng, cửa
hiệu có mã số thuế 10 số.
13
Kê khai các Mẫu biểu được hướng dẫn tại Phần D Hướng dẫn kê khai các
mẫu biểu.
4. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN là 90 ngày kể từ ngày kết thúc
năm dương lịch.
5. Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế
5.1 Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công:
- Trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi thì
nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập.
- Trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở
lên:
+ Nếu cá nhân đã tính giảm trừ cho bản thân tại đơn vị trả thu nhập nào thì
nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý đơn vị trả thu nhập đó.
+ Nếu cá nhân chưa tính giảm trừ cho bản thân ở nơi nào thì nộp hồ sơ
quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú . Nơi cư trú trong trường hợp
này là Chi cục Thuế nơi cá nhân đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

- Trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai
thuế hàng tháng thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Cục Thuế nơi cá nhân đang
nộp hồ sơ khai thuế tháng.
- Trường hợp thay đổi đơn vị làm việc trong năm thì nộp hồ sơ tại cơ quan
thuế quản lý đơn vị chi trả cuối cùng.
Ví dụ: Ông X là Trưởng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam, nhận
thu nhập từ tổ chức ở nước ngoài. Từ 01/01/2011 đến 31/5/2011 công tác tại Hà
Nội, hàng tháng đã kê khai nộp thuế tại Cục thuế Hà Nội.
Từ ngày 01/6/2011 đến 31/12/2011 ông X chuyển công tác tại Đồng Nai
và đã kê khai nộp thuế tại Cục thuế Đồng Nai thì ông X nộp hồ sơ quyết toán
thuế tại Cục thuế tỉnh Đồng Nai.
14
5.2 Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh
- Nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.
- Trường hợp cá nhân có hoạt động kinh doanh ở nhiều nơi thì nộp tại Chi
cục Thuế quản lý trụ sở chính có mã số thuế 10 số.
- Trường hợp trụ sở chính có mã số thuế 10 số đã ngừng hoạt động thì cá
nhân nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân đăng ký giảm trừ
gia cảnh.
- Trường hợp cá nhân chưa đăng ký giảm trừ gia cảnh tại nơi nào thì nộp
hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường
trú hoặc tạm trú)
II . Quyết toán thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương,
tiền công vừa có thu nhập từ kinh doanh
1 Đối tượng quyết toán
Là các cá nhân trong năm cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền
công, vừa có thu nhập từ kinh doanh.
2. Cách xác định thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập phải
nộp

=
Tổng thu nhập tính
thuế
x
Thuế suất theo biểu
luỹ tiến từng phần
Để có căn cứ xác định số thuế TNCN phải nộp của cả năm, cá nhân phải
tổng hợp các khoản thu nhập trong năm.
Tổng thu nhập tính
thuế
=
Tổng thu nhập
chịu thuế
- Các khoản giảm trừ
Tổng thu nhập chịu thuế trong kỳ = Tổng thu nhập chịu thuế từ TT, TC +
Tổng thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh.
15
Cách xác định tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công, tổng thu
nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh và các khoản giảm trừ giống tại điểm 2
Mục I Phần B ( nêu trên)
* Lưu ý một số trường hợp khi xác định thu nhập chịu thuế
- Trường hợp NNT có thu nhập từ hai nguồn thu nhập là tiền lương, tiền
công và thu nhập từ kinh doanh, trong đó phần tiền lương tiền công lại có thu
nhập từ nhiều nơi hoặc lại có nhiều địa điểm kinh doanh thì NNT phải tổng hợp
tất cả các nguồn thu nhập.
Ví dụ 1 : Ông Nguyễn Văn X trong năm 2011 công tác tại Công ty A đã
đăng ký giảm trừ gia cảnh tại Công ty, thu nhập tiền lương, tiền thưởng của
Công ty trả cho ông cả năm là: 120 triệu, ngoài ra ông còn tham gia giảng dạy
với tổng số tiền thù lao giảng dạy là 20 triệu đồng. Ông có tham gia hoạt động
kinh doanh một cửa hàng nhỏ với thu nhập chịu thuế (Doanh thu – chí phí) là 50

triệu đồng.
Tổng thu nhập chịu thuế của ông X năm 2011 = 120 trđ + 20 trđ + 50trđ
= 190 trđ.
- Đối với cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hoá đơn,
chứng từ, nộp thuế theo phương pháp khoán, thu nhập chịu thuế thu nhập cá
nhân được xác định theo công thức:
Thu nhập chịu thuế
trong kỳ tính thuế
=
Doanh thu ấn định
trong kỳ tính thuế
x
Tỷ lệ thu nhập chịu
thuế ấn định
Doanh thu ấn định được xác định căn cứ vào kê khai của cá nhân kinh
doanh, kết quả điều tra của cơ quan thuế và ý kiến tham gia của Hội đồng tư vấn
thuế xã, phường.
3. Hồ sơ quyết toán thuế
- Tờ khai quyết toán thuế TNCN dành cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương,
tiền công và cá nhân có thu nhập từ kinh doanh - Mẫu số 09/KK-TNCN ban
hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính.
16
- Phụ lục thu nhập từ tiền lương, tiền công - Mẫu số 09A/PL-TNCN ban hành
kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Phụ lục thu nhập từ kinh doanh - Mẫu số 09B/PL-TNCN ban hành kèm theo
Thông tư số 28/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc (Nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh) -
Mẫu số 09C/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC
của Bộ Tài chính.
- Bản chụp chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ vì tạm nộp trong năm và

cá nhân ký cam kết và chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
- Mẫu số 25/MGT-TNCN Phụ lục miễn giảm thuế TNCN theo Nghị quyết số
08/2011/QH13 (Nếu thuộc đối tượng được miễn thuế TNCN theo Nghị
quyết 08/2011/QH13).
Kê khai các Mẫu biểu được hướng dẫn tại Phần D Hướng dẫn kê khai các
mẫu biểu.
4. Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế
Nơi nộp hồ sơ quyết toán là Chi cục thuế nơi cá nhân kinh doanh.
Trường hợp cá nhân có hoạt động kinh doanh ở nhiều nơi thì nộp tai nơi
chi cục thuế quản lý trụ sở chính có mã số thuế 10 số.
Trường hợp trụ sở chính có mã số thuế 10 số đã ngừng hoạt động thì cá
nhân nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân đăng ký giảm trừ
gia cảnh.
Trường hợp cá nhân chưa đăng ký giảm trừ gia cảnh tại nơi nào thì nộp hồ
sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú
hoặc tạm trú)
III. Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN đối với một số trường hợp
1. Hướng dẫn trường hợp trường hợp cá nhân có thu nhập từ TL,TC
ở mức thuế suất theo biểu luỹ tiến ở bậc I, có phát sinh số thuế được giảm
17
theo Nghị quyết số 08/2011/QH13.
Ví dụ . Bà Trần Thị Hằng – MST 8002566564 công tác tại Công ty cổ
phần X tại Quận Hoàng Mai - Hà Nội , có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công
tại Công ty năm 2011 là 89.000.000 đồng, bà Hằng không có người phụ thuộc
và đã đăng ký giảm trừ cho bản thân tại Công ty X. Trong năm, Công ty đã khấu
trừ thuế TNCN ( theo biểu luỹ tiến từng phần) số tiền là: 500.000 đồng; bà Hằng
đã đóng BHXH là 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, trong năm bà Hằng làm cộng tác viên cho một tờ báo, thù lao
được hưỏng là 12.000.000 đồng và đã bị khấu trừ 10% thuế TNCN là 1.200.000
đồng.

Thuế TNCN năm 2011 của bà Hằng được tính như sau:
Thu nhập tính thuế bình quân 1 tháng là:
(89.000.000đ+ 12.000.000đ)–(4.000.000đ x 12tháng)– 5.000.000đ = 4.000.000đ
12 tháng
- Số thuế TNCN phát sinh cả năm 2011( trước khi được miễn giảm) là:
4.000.000 đồng x 5% x 12 tháng = 2.400.000đ
Vì bà Hằng có số thu nhập chịu thuế đến mức chịu thuế tại bậc 1, nên
được miễn thuế 5 tháng cuối năm theo Nghị quyết 08/2011/QH13. Số thuế
TNCN được miễn là:
( 2.400.000đ : 12 tháng) x 5 tháng = 1.000.000 đ
- Số thuế còn phải nộp sau miễn giảm là:
2.400.000 đồng – 1.000.000đ = 1.400.000 đ
18
Với kết quả trên bà Hằng kê khai quyết toán thuế như sau:
nhập từ tiền lương, tiền công: Mẫu số
19

×