Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân bố các loài thực vật họ kim giao (podocarpaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên bà nà núi chúa, đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.45 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG PHƯỚC HIẾU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CÁC
LOÀI THỰC VẬT HỌ KIM GIAO (PODOCARPACEAE) TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÀ NÀ - NÚI CHÚA, ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
SINH THÁI HỌC

ĐÀ NẴNG - 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG PHƯỚC HIẾU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CÁC
LOÀI THỰC VẬT HỌ KIM GIAO (PODOCARPACEAE) TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÀ NÀ - NÚI CHÚA, ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Tấn Lê


2. PGS.TS. Đỗ Thu Hà

ĐÀ NẴNG - 2020


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................i
TÓM TẮT ĐỀ TÀI BẰNG HAI NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH ......................................................................... vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .........................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ...........................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .....................................................................................2
4. Cấu trúc luận văn ............................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 4
1.1. Đa dạng sinh học .........................................................................................4
1.1.1. Đa dạng di truyền .................................................................................4
1.1.2. Đa dạng về loài ....................................................................................5
1.1.3. Đa dạng hệ sinh thái .............................................................................5
1.1.4. Mối quan hệ giữa 3 mức độ đa dạng sinh học .....................................6
1.2. Những nghiên cứu trên thế giới về đa dạng thực vật liên quan đến đề tài ..6
1.2.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật ........................................................6
1.2.2. Những nghiên cứu về họ Kim giao, ngành Hạt trần ............................7

1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam về đa dạng thực vật liên quan đến đề tài...9
1.3.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật ........................................................9
1.3.2. Những nghiên cứu về họ Kim giao, ngành Hạt trần .....................12
1.4. Những nghiên cứu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa ..........16
1.5. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ...........................17
1.5.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................17
1.5.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................17
1.5.1.2. Địa hình ...........................................................................................18


1.5.1.3. Khí hậu ............................................................................................ 18
1.5.1.4. Thủy văn..........................................................................................19
1.5.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng .......................................................................19
1.5.1.6. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................20
1.5.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
cảnh quan môi trường ...........................................................................................21
1.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội .....................................................................21
1.5.2.1. Dân số.............................................................................................. 21
1.5.2.2. Dân cư ............................................................................................. 22
1.5.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế ...........................................................22
1.5.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng .................................................................22
1.5.2.5. Nhận xét chung ...............................................................................23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................25
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp...........................................25
2.2.2. Phương pháp điều tra thực địa ...........................................................25

2.2.3. Phương pháp chuyên gia ....................................................................29
2.2.4. Phương pháp xây dựng bản đồ ...........................................................29
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 30
3.1. Thành phần loài thực vật họ Kim giao tại KBTTN Bà Nà - Núi Chúa .....30
3.1.1. Đa dạng thành phần loài.....................................................................30
3.1.2. Sự đa dạng và tương đồng về thành phần loài trong họ Kim giao tại
KBTTN Bà Nà - Núi Chúa với các VQG, KBT ở Việt Nam ............................... 31
3.1.2.1. Sự đa dạng thành phần loài ............................................................. 31
3.1.2.2. Sự tương đồng về thành phần loài ..................................................32
3.2. Đặc điểm sinh học thực vật họ Kim giao ..................................................33
3.2.1. Đặc điểm sinh vật học của họ Kim giao ............................................33
3.2.1.1. Đặc điểm chung ..............................................................................33
3.2.1.2. Phân loại khoa học ..........................................................................33


3.2.1.3. Phân bố ............................................................................................ 33
3.2.1.4. Các chi điển hình.............................................................................33
3.2.2. Đặc điểm sinh học loài Kim giao .......................................................34
3.2.3. Đặc điểm sinh học lồi Thơng chàng .................................................35
3.2.4. Đặc điểm sinh học lồi Thơng tre lá dài ............................................36
3.2.5. Đặc điểm sinh học lồi Thông nàng...................................................38
3.3. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các loài thực vật họ Kim giao
(Podocarpaceae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa ............................. 39
3.3.1. Đặc điểm phân bố số cây theo đai độ cao .........................................39
3.3.2. Đặc điểm phân bố theo nhiệt độ.........................................................41
3.3.2.1. Đặc điểm phân bố loài Kim giao theo nhiệt độ .............................. 41
3.3.2.2. Đặc điểm phân bố lồi Thơng chàng theo nhiệt độ ........................41
3.3.2.3. Đặc điểm phân bố lồi Thơng nàng theo nhiệt độ ..........................42
3.3.2.4. Đặc điểm phân bố lồi Thơng tre lá dài theo nhiệt độ ....................43

3.3.3. Phân bố theo địa hình .........................................................................43
3.4. Giá trị bảo tồn và bản đồ phân bố các loài thực vật họ Kim giao
(Podocarpaceae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa. .......................44
3.4.1. Giá trị bảo tồn ..................................................................................44
3.4.2. Bản đồ phân bố các loài thực vật họ Kim giao tại KBTTN Bà Nà Núi Chúa ...............................................................................................................45
3.4.2.1. Bản đồ phân bố lồi Thơng chàng (Dacrydium elatum) .................45
3.4.2.2. Bản đồ phân bố lồi Thơng tre lá dài (Podocarpus neriifolius) ......47
3.4.2.3. Bản đồ phân bố lồi Thơng nàng (Dacrycarpus imbricatus) ..........48
3.4.2.4. Bản đồ phân bố loài Kim giao (Nageia fleuryi) .............................. 49
3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bảo tồn tính đa dạng thực vật họ Kim giao
tại KBTTN Bà Nà - Núi Chúa...................................................................................50
3.5.1. Công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học ......................................50
3.5.2. Hoạt động của người dân địa phương ................................................51
3.5.3. Hoạt động du lịch ...............................................................................53
3.6. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển thực vật họ Kim giao tại
KBTTN Bà Nà - Núi Chúa........................................................................................53
3.6.1. Giải pháp về chính sách và quản lý....................................................54
3.6.2. Giải pháp về kinh tế - xã hội .............................................................. 55
3.6.3.Giải pháp bảo tồn ................................................................................55
3.6.4. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân .........56


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................57
1. Kết luận ........................................................................................................57
2. Kiến nghị ......................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................59
PHỤ LỤC .............................................................................................................64


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tơi, cơng
trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Tấn Lê và PGS.TS. Đỗ
Thu Hà trong thời gian thực hiện từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2020
Tác giả luận văn

Đặng Phước Hiếu


ii
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CÁC LOÀI THỰC
VẬT HỌ KIM GIAO (PODOCARPACEAE) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN BÀ NÀ - NÚI CHÚA, ĐÀ NẴNG
Ngành: Sinh thái học
Họ và tên học viên: Đặng Phước Hiếu
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tấn Lê, PGS.TS. Đỗ Thu Hà
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt: Các lồi thực vật họ Kim giao (Podocarpaceae) tại KBTTN Bà Nà - Núi Chúa với 4
loài thuộc 4 chi, chiếm 100% số chi và 57,14% số loài so với cả nước. Thực vật họ Kim giao tại khu
vực nghiên cứu có giá trị bảo tồn cao với cả 4 loài nằm trong danh lục Đỏ IUCN 2020. Các loài thực
vật họ Kim giao tại Bà Nà - Núi Chúa phân bố từ độ cao 400m đến 1.300m so với mực nước biển, tập
trung nhiều ở đai cao trên 700m; phân bố trong vùng nhiệt độ từ 21,10C đến 25,90C và địa hình đỉnh
dơng, sườn núi là nơi thích hợp cho sự phân bố của thực vật họ Kim giao tại đây. Nghiên cứu đã xây
dựng bản đồ phân bố của tất cả các loài trong họ Kim giao tại KBTTN Bà Nà - Núi Chúa và đề xuất 3
nhóm giải pháp về chính sách và quản lý; về kinh tế xã hội; về bảo tồn; về tuyên truyền, nâng cao
nhận thức cho người dân.

Từ khóa: Bà Nà - Núi Chúa, họ Kim giao, bảo tồn, đa dạng sinh học, thực vật
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người thực hiện đề tài


iii
RESEARCH ON BIOLOGICAL CHARACTERISTICS AND DISTRIBUTION
OF PODOCARPACEAE FAMILLY AT BA NA - NUI CHUA NATURAL
RESERVE, DA NANG CITY
Major: Ecology
Full name of Master student: Dang Phuoc Hieu
Supervisors: Assoc. Prof. PhD. Nguyen Tan Le, Assoc. Prof. PhD. Do Thu Ha
Training institution: University of Education, The University of Danang.

Abstract: The species of plants Podocarpaceae family in Ba Na - Nui Chua natural
reserve with 4 species of 4 genera, accounting for 100% of the genera and 57.14% of the
species compared to the whole country. The Podocarpaceae family in Ba Na - Nui Chua
natural reserve also high conservation value with all 4 species listed in the IUCN Red list
2020. The Podocarpaceae family in Ba Na - Nui Chua natural distributes from an altitude of
400m to 1,300m above sea level, concentrated on elevations above 700m; distributed in the
temperature zone from 21,10C to 25,90C and topography of mountains peek and slopes is an
appropriate place for the distribution of the Podocarpaceae family plant here. The study has
developed a distribution map of all species in the Podocarpaceae family has been developed at
Ba Na - Nui Chua natural reserve and propose 3 groups of policy and management solutions;
social and economic; on conservation; on propaganda and awareness raising for people.
Key words: Ba Na - Nui Chua, Podocarpaceae family, conservation, biodiversity and
plants.
Supervior’s confirmation


Student


iv
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành là sự nỗ lực học tập, nghiên cứu của bản thân, sự quan
tâm giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cơ giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo Khoa
Sinh - Môi trường, các cán bộ và Ban lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà
Nẵng, các nhà Khoa học.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Tấn Lê -Trường Đại học
Sư phạm, Đại học Đà Nẵng và PGS.TS. Đỗ Thu Hà - Trường Đại học Duy Tân Đà
Nẵng; những người thầy, người cô đã dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ hướng
dẫn khoa học cho tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa,
Hạt Kiểm lâm Hòa Vang đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi có thể học tập và nghiên
cứu. Cám ơn sự quan tâm giúp đỡ, động viên của các anh chị đồng nghiệp - những
người cán bộ quản lý bảo vệ rừng đã tận tình giúp đỡ tơi trong cơng tác điều tra ngoại
nghiệp.
Cám ơn sự quan tâm chia sẻ, động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè cả về mặt
tinh thần và vật chất để tơi có thể hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng cảm ơn tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2020
Tác giả luận văn

Đặng Phước Hiếu


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HST


Hệ sinh thái

ĐDSH

Đa dạng sinh học

IUCN

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới

VQG

Vườn quốc gia

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

RĐD

Rừng đặc dụng

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu

SNN

Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn


D1.3

Đường kính cây 1,3 m

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Hdc

Chiều cao dưới cành


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

1.1

Số lượng các loài cây lá kim trên thế giới và Việt Nam

14

3.1


Danh lục các loài thực vật họ Kim giao tại KBTTN Bà Nà - Núi
Chúa

33

3.2

Kết quả điều tra số lượng cá thể của các loài thực vật họ Kim
giao theo tuyến tại KBTTN Bà Nà - Núi Chúa

34

3.3

So sánh tỷ trọng các loài trong họ Kim giao tại KBTTN Bà Nà
- Núi Chúa với một số VQG, KBTTN ở Việt Nam

35

3.4

So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài trong họ Kim
giao tại KBTTN Bà Nà - Núi Chúa với một số VQG, KBTTN ở
Việt Nam

36

3.5

Phân bố số cây của các loài trong họ Kim giao theo độ cao


42

3.6

Địa hình phân bố của các loài thực vật họ Kim giao tại KBTTN
Bà Nà - Núi Chúa

47

3.7

Giá trị bảo tồn của các loài thực vật họ Kim giao tại KBTTN Bà
Nà - Núi Chúa

48

3.8

Tổng hợp các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp ở KBTTN Bà
Nà - Núi Chúa từ năm 2013 đến năm 2019

54

3.9

Các loại gỗ ở KBTTN Bà Nà - Núi Chúa bị người dân địa
phương khai thác

55


3.10

Một số lâm sản ngoài gỗ ở KBTTN Bà Nà - Núi Chúa bị người
dân địa phương khai thác

55


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa

18

2.1

Bản đồ phân bố tuyến điều tra tại KBTTN Bà Nà - Núi Chúa

29

3.1


Cây Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub. 1987)

37

3.2

Cây Thông chàng (Dacrydium elatum (Roxb.), Wall. ex Hook.
1843)

38

3.3

Cây Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius, D. Don. 1894)

39

3.4

Cây Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub.
1969)

41

3.5

Phân bố số cây của mỗi loài trong họ Kim giao theo độ cao

43


3.6

Phân bố loài Kim giao theo nhiệt độ

44

3.7

Phân bố lồi Thơng chàng theo nhiệt độ

45

3.8

Phân bố lồi Thơng nàng theo nhiệt độ

45

3.9

Phân bố lồi Thơng tre lá dài theo nhiệt độ

46

3.10

Bản đồ phân bố loài Thông chàng tại KBTTN Bà Nà - Núi Chúa

49


3.11

Bản đồ phân bố lồi Thơng tre lá dài tại KBTTN Bà Nà - Núi
Chúa

50

3.12

Bản đồ phân bố lồi Thơng nàng tại KBTTN Bà Nà - Núi Chúa

51

3.13

Bản đồ phân bố loài Kim giao tại KBTTN Bà Nà - Núi Chúa

52


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đa dạng sinh học có vai trị rất to lớn đối với mơi trường sinh thái và con người
trên toàn cầu. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có độ đa dạng sinh
học cao (WCMC 1992). Với các đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng và khí
hậu của Việt Nam là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng về các hệ
sinh thái và các loài thực vật thân gỗ. Việt Nam là nơi giao thoa của các hệ động, thực
vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Indonesia - Malaysia nên đã

tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao, trong
đó có các lồi thực vật ngành Hạt trần (Gymnospermatophyta) chiếm một vai trị quan
trọng. Chương trình bảo tồn Thông quốc tế (International Conifer Conservation
Programme - ICCP, Vườn thực vật Endinburgh) đã chỉ ra rằng Việt Nam là một trong
những vùng phân bố chính của các lồi Thông trong khu vực Đông Dương.[18], [30]
Nằm trong dãy núi Trường Sơn Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa
sở hữu những dãy núi cao, trong đó có đỉnh Bà Nà - Núi Chúa cao 1.489m so với mực
nước biển, có nhiều dạng sinh cảnh, khí hậu khác nhau và được ví như Đà Lạt thứ 2 tại
miền Trung. Với vị trí tiếp giáp dãy Bạch Mã tỉnh Thừa Thiên Huế và các Khu bảo tồn
thiên nhiên tỉnh Quảng Nam nên Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa là nơi có
tính đa dạng sinh học cao với 795 lồi thực vật bậc cao có mạch, trong đó có nhiều
lồi thực vật có giá trị bảo tồn cao không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cịn trên phạm
vi tồn cầu.[20]
Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Bà Nà - Núi Chúa được công bố nhưng mới chỉ đề cập đến danh mục các loài
thực vật thân gỗ và chỉ cung cấp sơ bộ một vài thơng tin về đặc điểm hình thái, phân
bố và tình trạng bảo tồn của một vài lồi thực vật có giá trị ghi nhận tại đây, Đinh Thị
Phương Anh, 2005 [20]. Các nghiên cứu sâu về các lồi thực vật ngành Hạt trần
(Gymnospermatophyta) cịn hạn chế, nhất là các loài thực vật thuộc họ Kim giao
(Podocarpaceae). Các loài thực vật họ Kim giao tại Việt Nam hầu hết là cây gỗ lớn có
giá trị kinh tế cao bị khai thác qua mức và bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ quốc tế
cũng như trong nước nên việc đánh giá hiện trạng phân bố và tình trạng bảo tồn để làm
cơ sở xác định ưu tiên bảo tồn là điều vô cùng cần thiết.
Để công tác bảo tồn thiên nhiên, giám sát đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Bà Nà - Núi Chúa đạt được hiệu quả cao, đồng thời bổ sung thêm những thơng
tin về một số lồi thực vật Hạt trần tại Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững. Do
đó, cần phải điều tra, nghiên cứu để đánh giá thực trạng phân bố của các nhóm lồi,
đặc biệt là các nhóm lồi thực vật q hiếm. Trên cơ sở đánh giá được những nét đặc



2
trưng của quần thể và những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngồi tác động vào q trình
sinh trưởng của quần thể; từ đó có những biện pháp thích hợp để duy trì sự tồn tại của
chúng. Từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh
học và phân bố các loài thực vật họ Kim giao (Podocarpaceae) tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Bà Nà - Núi Chúa, Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng được cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển các loài thực vật họ
Kim giao (Podocarpaceae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa, thành phố
Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được thành phần loài và đặc điểm sinh học của các loài thực vật họ
Kim giao (Podocarpaceae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa.
- Xác định được đặc điểm phân bố theo độ cao, nhiệt độ, địa hình của các lồi
thực vật họ Kim giao (Podocarpaceae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa.
- Xác định được giá trị bảo tồn và xây dựng được bản đồ phân bố các loài thực
vật họ Kim giao (Podocarpaceae) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa.
- Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học từ đó đề xuất được
một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các loài thực vật họ Kim giao
(Podocarpaceae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp dữ liệu khoa học về thành phần loài, đặc điểm sinh học và phân bố của
các loài thực vật họ Kim giao (Podocarpaceae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa, thành phố Đà Nẵng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc giám sát đa dạng sinh học, theo
dõi diễn biến tài nguyên rừng, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên
thực vật ngành Hạt trần tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa, thành phố Đà
Nẵng.

4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 62 trang chưa kể phần phụ lục, 10 bảng số liệu, 13 hình (bản
đồ, ảnh chụp minh họa).
Cấu trúc luận văn được chia thành các phần như sau


3
- Phần mở đầu:
+ Lý do chọn đề tài;
+ Mục đích nghiên cứu;
+ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn;
+ Cấu trúc luận văn.
- Chương 1: Tổng quan tài liệu.
- Chương 2: Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Kết luận và kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo.
- Phần phụ lục.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đa dạng sinh học
Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife Fund)
thì đa dạng sinh học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên Trái Đất, là hàng triệu loài
động vật,thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái
phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”.
Theo công ước đa dạng sinh học (1992), “Đa dạng sinh học” có nghĩa là tính biến
thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp,

trên cạn, biển, các hệ sinh thái thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một
phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học.
Theo từ điển Đa dạng sinh học và phát triển bền vững (2001) đa dạng sinh học là
“Thuật ngữ dùng để mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên. Đa dạng sinh
học là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi nguồn, trong các hệ sinh thái trên đất
liền, dưới biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng
tạo nên. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay đa
dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái)”.[5]
Như thế, đa dạng sinh học cần phải được xem xét ở ba cấp độ: đa dạng di truyền;
đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.
1.1.1. Đa dạng di truyền
Đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen, chỉ sự phong phú về gen và sự
khác nhau số lượng của các gen, bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các cá thể.
Đa dạng di truyền bao gồm các thành phần của các mã di truyền cấu trúc cơ thể
(nucleotides, genes, chromosomes) và sự biến đổi trong cấu trúc giữa các cơ thể của
cùng một quần thể và giữa các quần thể khác nhau.
Sự đa dạng di truyền trong lồi thường bị ảnh hưởng bởi những tập tính sinh sản
của các cá thể trong quần thể. Một quần thể chỉ có thể có một vài cá thể, nhưng cũng
có quần thể có hàng triệu cá thể. Các cá thể trong cùng một quần thể thường có kiểu
gen khác nhau. Sự khác nhau về kiểu hình giữa các cá thể là do có sự tương tác giữa
các kiểu gen khác nhau với môi trường.
Sự khác biệt về gen tạo điều kiện cho các lồi thích ứng với sự thay đổi của mơi
trường. Thực tế cho thấy, các lồi q hiếm, phân bố hẹp thường đơn điệu về kiểu gen
so với các loài phổ biến, phân bố rộng; những loài như vậy thường rất nhạy cảm với sự
biến đổi của môi trường và hậu quả là dễ bị tuyệt chủng.[25]


5
1.1.2. Đa dạng về loài
Theo E.O.Wilson, loài là tập hợp các sinh vật có thể giao phối tự nhiên để sinh ra

thế hệ hữu thụ. Một lồi là một nhóm sinh vật có những đặc điểm di truyền riêng biệt
và chiếm một khu vực địa lý nhất định. Các cá thể trong một lồi thường khơng tự do
giao phối với các cá thể của loài khác. Điều này được quy định bởi nhiều yếu tố, bao
gồm sự khác biệt về gen, các tập tính, nhu cầu sinh học cũng như khu vực địa lý sinh
sống.
Các cá thể trong lồi có vật chất di truyền “tương đối” giống nhau. Các cá thể
trong lồi chứa tồn bộ thơng tin di truyền của loài.
Đa dạng loài bao gồm các bậc phân loại và các thành phần của nó, từ các cá thể
đến các loài, chi và cao hơn. Bằng cách xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài,
các nhà phân loại học giúp các nhà bảo tồn sinh học xác định lồi hoặc nhóm lồi có
thể tiến hố theo một con đường duy nhất hoặc theo một cách đặc biệt của những nỗ
lực bảo tồn.
Đa dạng loài là phạm trù chỉ mức độ phong phú về số lượng loài hoặc số lượng
các phân loài (loài phụ) trên quả đất, ở một vùng địa lý, trong một quốc gia hay một
sinh cảnh nhất định. Đa dạng lồi hồn tồn bao trùm tính đa dạng di truyền và được
coi là quan trọng nhất khi đề cập đến tính đa dạng di truyền. Các nhà đa dạng di truyền
đã mơ tả hơn 11.000 lồi mới mỗi năm. Hiện nay có khoảng trên 1,4 triệu lồi sinh vật
đã được mơ tả và dự đốn có thể có từ 5 triệu đến 30 triệu lồi sinh vật trên quả đất
(Wilson, 1988). Hiện nay mới chỉ mô tả được khoảng 3 - 5% tổng số các loài sinh
vật.[25]
1.1.3. Đa dạng hệ sinh thái
Đa dạng hệ sinh thái là phạm trù chỉ sự phong phú của môi trường trên cạn và
dưới nước của quả đất tạo nên một số lượng lớn các hệ sinh thái khác nhau. Sự đa
dạng các hệ sinh thái được phản ánh bởi sự đa dạng về sinh cảnh qua mối quan hệ giữa
các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái trong sinh quyến. Đa dạng hệ sinh thái
bao gồm các mức độ sinh thái khác nhau của quần thể, thông qua nơi ở và ổ sinh thái,
đến sinh cảnh.
Sự phong phú về môi trường trên cạn và dưới nước của quả đất tạo lên một số
lượng lớn các hệ sinh thái. Sự đa dạng của các hệ sinh thái được phản ánh bởi sự đa
dạng về sinh cảnh qua mối quan hệ giữa các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái

trong sinh quyển.
Việc phân chia hệ sinh thái hay sinh cảnh trên thực tế là rất khó khăn vì ranh giới
của chúng khơng rõ ràng. Những sinh cảnh rộng lớn trên quả đất bao gồm cả rừng
nhiệt đới, những cánh đồng cỏ, đất ngập nước, rừng ngập mặn, sinh cảnh biển…


6
Những hệ sinh thái nhỏ cũng có thể xác định như là một hồ nước và thậm chí là một
gốc cây.
Theo Mikos Udvardy (nguồn: Walters and Hamilton) thì trên thế giới bao gồm
nhiều chỉnh thể sinh vật. Sự phân chia đó phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và các sinh
vật sống trên trái đất.
Các HST trên trái đất bao gồm:
1. Rừng mưa nhiệt đới

8. Đầm rêu và sa mạc

2. Rừng mưa á nhiệt đới

9. Sa mạc và bán sa mạc lạnh

3. Rừng lá kim ôn đới

10. Trảng cỏ và đồng cỏ nhiệt đới

4. Rừng khô nhiệt đới

11. Đồng cỏ ôn đới

5. Rừng lá rộng ôn đới


12. Thảm thực vật vùng núi

6. Thảm thực vật Địa Trung hải

13. Thảm thực vật vùng đảo

7. Sa mạc và bán sa mạc ẩm

14. Thảm thực vật vùng hồ.[25]

1.1.4. Mối quan hệ giữa 3 mức độ đa dạng sinh học

Đa dạng di truyền

Đa dạng loài

+ Đa dạng nguồn
gen.

+ Chỉ mức độ
phong phú của mỗi
loài.

+ Đa dạng về
genotype
trong
mỗi lồi.
(ADN) là nơi tích
lũy và bảo vệ các

thơng tin di truyền
quy định tới những
tính trạng và đặc
tính của cơ thể.

+ Quan hệ chặt chẽ
với đa dạng di
truyền (thụ phấn,
giao phối).
+ Việc phân loại
dựa vào nghiên
cứu loài, từ đó bảo
tồn tính đa dạng
lồi.

Đa dạng hệ sinh
thái
+ Thể hiện sự đa
dạng của các quần
xã sinh vật.
+ Đa dạng về các
chu trình sinh địa
hóa học.
+ Việc phân loại
dựa vào nghiên
cứu lồi, từ đó bảo
tồn tính đa dạng
lồi.[25]

1.2. Những nghiên cứu trên thế giới về đa dạng thực vật có liên quan đến đề

tài
1.2.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật
Việc nghiên cứu các hệ thực vật trên thế giới đã có từ lâu, tuy nhiên những cơng
trình nghiên cứu có giá trị chủ yếu xuất hiện vào thế kỷ XIX - XX như: Thực vật chí


7
Hong Kong (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung
tâm Ấn Độ (1874), Thực vật chí Ấn Độ 7 tập (1872 -1897), Thực vật chí Miến Điện
(1877), Thực vật chí Malaysia (1892 – 1925), Thực vật chí Hải Nam (1972 – 1977),
Thực vật chí Vân Nam (1977),…
Theo Engler (1882) thì số lồi thực vật trên thế giới là 275.000 lồi bao gồm các
nhóm sau: Thực vật có hoa từ 155.000 - 160.000 lồi, thực vật khơng có hoa từ
130.000 - 135.000 lồi.
Về thực vật có hoa, theo Van lốp (1940) trên thế giới có khoảng 200.000 lồi;
theo Grosgayem (1949), có 300.000 lồi. Hiện nay số lượng loài được nhiều người
thừa nhận là 300.000 loài.
Theo Walters và Hamilton (1993), trong số các loài tập trung chủ yếu ở vùng
nhiệt đới cho đến nay đã có 90.000 lồi đã xác định được, số lồi vùng ơn đới Bắc Mỹ
và Châu Âu, Châu Á có 50.000 lồi. Vùng nhiệt đới Nam Mỹ là nơi giàu có nhất có thể
chứa 1/3 số lồi trên thế giới và cũng là nơi ít được nghiên cứu về thực vật. Nơi đa
dạng nhất là rừng nhiệt đới nằm trên dãy Ăng Đơ về phía Tây. Ở Brazil có thể có tới
55.000 lồi cây có hoa, Cơlơmbia 35.000 lồi và Vênêzueela 15.000 - 25.000 lồi.
(Dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008) [38]
Một số cơng trình tiêu biểu nghiên cứu về hệ thực vật Đơng Dương, trong đó có
Việt Nam như bộ “Thực vật chí Đơng Dương - Flore générale de l’Indochine của
Lecomte xuất bản tại Paris (1907 - 1952) đã cho con số tổng qt khoảng 10.000 lồi
và dự đốn có thể con số đó tăng lên 12.000 đến 15.000 lồi. 34 tập bộ Flore du
Cambodge, du Laos et du Vietnam từ 1960 - 2015 bao gồm 79 họ cây có mạch (chưa
đầy 20% tổng số các họ) do các nhà thực vật Pháp biên soạn. Ngồi ra có chun khảo

về họ Phong lan (Orchidaceae) ở Đông Dương của Seidenfaden (1992) công bố có
khoảng 800 lồi đã biết ở Đơng Dương. (Dẫn theo Phan Thanh Lâm, 2016) [28]
Từ các nghiên cứu trên cho thấy, đa dạng về hệ thực vật đã được nghiên cứu từ
thế kỷ XIX, và từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu về đa dạng thực vật. Các nghiên
cứu tính đa dạng của hệ thực vật thường tập trung vào việc điều tra thống kê số lượng
loài ở vùng, khu vực, một quốc gia cụ thể. Trên cơ sở đó đánh giá độ phong phú về
thành phần lồi, sự phân bố của hệ thực vật theo các bậc taxon, theo các yếu tố địa lý,
dạng sống, giá trị sử dụng,…. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để phân tích đánh giá
tính đa dạng thực vật và là cơ sở để đánh giá so sánh tính đa dạng giữa các vùng, các
quốc gia với nhau.[28]
1.2.2. Những nghiên cứu về họ Kim giao, ngành Hạt trần
Trên thế giới thực vật ngành Hạt trần có nguồn gốc từ trên 300 triệu năm trước
và trong một thời gian dài đã từng tạo thành thảm thực vật chính trên trái đất. Hiện nay
chỉ có khoảng 900 lồi thực vật Hạt trần bao gồm cả các loài Tuế, Gắm (Gnetum) và


8
những nhóm nhỏ khác. Trong khi cây Hạt kín được ước tính khoảng 400.000 lồi.[18],
[30]
Cây lá kim được xếp thành 8 họ, 70 - 75 chi và khoảng 635 loài. Trong đó hai chi
lớn nhất là Thơng (Pinus) và Kim giao (Podocarpus), mỗi chi có trên 100 lồi. Trong
số các chi cịn lại 75% là chi đơn lồi hoặc chỉ có ít hơn 5 lồi. Khu vực Bắc Mỹ,
người ta đã phát hiện cây thông Pinus aristata được biết đã sống khoảng 6.000 năm và
cây Tùng đỏ duyên hải Sequoia sempervirens đạt tới chiều cao 100 m, có đường kính
ngang ngực trên 12 m.[18], [30]
Phạm vi phân bố của các loài cây lá kim trên thế giới chủ yếu tập trung ở những
nước ôn đới và cận nhiệt đới tại Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Cây lá kim khơng phân
bố tại những vùng q nóng như sa mạc hay quá lạnh như Tây Tạng hoặc những vùng
nhiệt đới thấp. Phần lớn các loài cây lá kim tại Tây Nam Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đông
Dương thuộc các họ Thông (Pinaceae) và Hồng đàn (Cupressaceae). Những họ cây

lá kim chính ở Nam bán cầu là họ Bách tán (Araucariaceae) và Kim giao
(Podocarpaceae) với điểm nóng về đa dạng tại New Caledonia có tới 43 lồi đặc
hữu.[18], [30]
Hiện tại có trên 200 loài cây lá kim được xếp là bị đe dọa tuyệt chủng trên phạm
vi toàn cầu, chiếm 34% các loài cây lá kim trên thế giới bởi những đe dọa hay gặp nhất
là việc khai thác quá mức lấy gỗ và các sản phẩm khác, phá rừng để canh tác nông
nghiệp.[47]
Họ Kim giao (Podocarpaceae) từ 17 chi trở lên và 125 loài cây lá kim, cây
thường xanh và cây bụi phân bố chủ yếu ở Nam bán cầu. Bảy chi chính là
Pherosphaera, Microcachrys, Saxegothaea, Dacrydium, Acmopyle, Podocarpus và
Phyllocladus. Tất cả phân bố ở khu vực Úc, ngoại trừ Saxegothaea và họ hàng của nó
(Nam Mỹ); một chi khác làAfrocarpus, có nguồn gốc từ Châu Phi và Madagascar.
Chi lớn nhất - Podocarpus chứa khoảng 100 loài và thường được gọi là gỗ vàng.
Nó phân bố rộng rãi trong các khu rừng núi ở Nam bán cầu và xuất hiện ở phía bắc
như Mexico, miền nam Trung Quốc và miền nam Nhật Bản. Chi Dacrydium có
khoảng 16 lồi; ở Úc có cây bụi và nổi tiếng là cây thông đỏ New Zealand. Các cây
thông cần tây (Phyllocladus asplenifolius) là cây được biết đến nhiều nhất trong số các
loài cây và cây bụi của Úc trong chi Phyllocladus. Chi Saxegothaea có một cây gỗ duy
nhất có nguồn gốc từ Nam Mỹ - (Saxegothaea conspicua).
Tại New Caledonia có duy nhất một chi Phyllocladus với loài Parasitaxus ustus là loài duy nhất trong số các thực vật Hạt trần ký sinh trên một chi khác của
Podocarpaceae, loài Falcatifolium. Rễ của Parasitaxus ustus xâm chiếm những vật
chủ của nó và ký sinh trùng lấy nước và chất dinh dưỡng từ rễ của vật chủ.


9
Năm 1970, chỉ có bảy chi Podocarpaceae được cơng nhận: Podocarpus,
Dacrydium, Phyllocladus, Acmopyle, Microcachrys, Saxegothaea và Pherosphaera.
Tất cả bốn loài châu Phi đều thuộc Podocarpus - P.falcatus, P.longatus, P.henkelii và
P.latifolius. Các nhà phân loại học đã chia các loài Podocarpus thành tám nhóm lồi
dựa trên giải phẫu lá: Afrocarpus J..Jolholz & NEGray, Dacrycarpus Endl.,

Eupodocarpus Endl., MicrocarpusPilg., Nageia (Gaertn.), Polypodiopsis CEBertrand,
Stachycarpus Endl.và Sundacarpus J.AWholz và NEGray. Nhưng đến năm 1990, các
nhà nghiên cứu đã cơng nhận họ Podocarpaceae có 17 chi.
1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam về đa dạng thực vật có liên quan đến đề
tài
1.3.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật
Ở Việt Nam, từ những năm đầu của thế kỷ này đã xuất hiện một số cơng trình
nghiên cứu về hệ thực vật. Trước hết phải kể đến đó là bộ Thực vật chí đại cương
Đơng Dương. Trong cơng trình này, các tác giả người Pháp đã kiểm kê được ở Đơng
Dương có 7.004 lồi thực vật bậc cao có mạch. Từ những dẫn liệu ghi trong bộ Thực
vật chí đại cương Đơng Dương, năm 1965 Pócs T. đã thống kê hệ thực vật phía Bắc
Việt Nam có 5.190 lồi. Tiếp theo bộ sách Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam
“Flore du Cambodge du Lao et du Vietnam” do Aubréville khởi xướng và chủ biên
(1960-2015) cùng với nhiều tác giả khác. Đến nay đã công bố 34 tập nhỏ gồm 79 họ
cây có mạch. Tuy nhiên con số này cịn ít xa so với số lồi thực vật đã biết ở 3 nước
Đông Dương. Phan Kế Lộc trong một cơng trình “Bước đầu thống kê số lồi đã biết ở
miền Bắc Việt Nam” cho thấy hệ thực vật Bắc Việt Nam có 5.609 lồi thuộc 1.660 chi
và 240 họ (xếp theo hệ thống Engler, 1954-1964).[35]
Để phục vụ công tác khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thực vật, Bộ Lâm
nghiệp đã công bố 07 tập Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988)[18]. Trần Đình Lý
(1993) đã cơng bố 1.900 cây có ích ở Việt Nam[31]; Võ Văn Chi (1996) đã công bố
Từ điển cây thuốc Việt Nam với 3.105 loài cây sử dụng làm thuốc[10]. Trong cuốn
“Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín (Magnoliophyta,
Angiospermae) ở Việt Nam”, Nguyễn Tiến Bân (1997) đã giới thiệu 265 họ, khoảng
2.300 chi thuộc ngành Hạt kín ở nước ta.[3]
Theo hướng thống kê số lượng lồi và mơ tả đặc điểm nhận dạng các lồi có
cơng trình: "Cây cỏ Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ (1999-2003) đã thống kê được tới
11.611 loài thực vật hiện có của Việt Nam[31]. Trong tài liệu về Tài nguyên cây gỗ
Việt Nam, Trần Hợp (2000) đã mô tả đặc điểm nhận biết, phân bố và giá trị sử dụng
của 1.566 loài cây gỗ phổ biến từ Bắc vào Nam. Trong đó các lồi được sắp xếp theo

hệ thống tiến hóa của Armen Takhtajan về các ngành Quyết thực vật, ngành thực vật
Hạt trần (1986), ngành thực vật Hạt kín (1987)[21]. Lê Trần Chấn và cộng sự (1999)


10
khi nghiên cứu một số đặc điểm của hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận 10.192 loài của
2.298 chi, 285 họ của 6 ngành thực vật.[9]
Để phục vụ trong công tác quản lý ngành Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát
triến nông thôn (2000) đã ban hành cuốn sách - Tên cây rừng Việt Nam, trong đó tác
giả đã sắp xếp thành các bảng theo thứ tự: Bảng 1: Tên Việt Nam thường dùng với
4.544 loài thực vật; Bảng 2: Tên khoa học; Bảng 3: Tên thương mại một số loại gỗ và
lâm sản khác; Bảng 4: Bảng tra các họ theo tên Việt Nam; Bảng 5: Bảng tra các họ
theo tên La tinh.[7]
Bộ sách tương đối đầy đủ về thực vật ở Việt Nam với nhiều tên khoa học được
cập nhật đó là Danh lục các lồi thực vật Việt Nam tập I (2001), tập II (2003), tập III
(2005), trong tài liệu này, các tác giả đã thống kê được 368 loài vi khuẩn lam, 2.200
loài Nấm, 2.176 lồi Tảo, 481 lồi Rêu, 01 lồi Quyết lá thơng, 53 lồi Thơng đất, 02
lồi Cỏ tháp bút, 691 lồi Dương xỉ, 69 loài thực vật Hạt trần và 13.000 lồi thực vật
Hạt kín, đưa tổng số lồi thực vật Việt Nam lên đến gần 20.000 lồi.[33], [4]
Bên cạnh đó một số họ riêng biệt đã được công bố như họ Lan (Orchidaceae) ở
Việt Nam của L. V. Averyanov and A. V. Averyanov (2003), họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Thìn (1999), họ Na (Annonaceae) Việt
Nam của Nguyễn Tiến Bân (2000), họ Cói (Cyperaceae) của Nguyễn Khắc Khơi
(2002), họ Đơn nem (Myrsinaceae) của Trần Thị Kim Liên (2002), họ Bạc hà
(Lamiaceae) (2000) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) (2007) của Vũ Xuân Phương, họ
Trúc đào (Apocynaceae) của Trần Đình Lý (2007), họ Cúc (Asteraceae) của Lê Kim
Biên (2007).... Đây là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá về đa
dạng phân loại các taxon của thực vật.
Theo báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, 2011, Việt Nam là một trong những
quốc gia có đa dạng sinh học cao về các lồi động thực vật. Trong đó, tính đến năm

2011 đã ghi nhận được 13.766 loài thực vật (2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373
lồi thực vật bậc cao có mạch).[8]
Theo Nguyễn Khắc Khôi và cs (2011) trong tổng số khoảng 25 ngành, 560 họ,
3.400 chi với 18.000 lồi thực vật có ở hệ thực vật Việt Nam, đã có 7 ngành (28%),
111 họ (19,65%), 175 chi (4,8%) với 448 loài (2,5%) được đánh giá có nguy cơ bị đe
dọa tuyệt chủng ngồi thiên nhiên ở Việt Nam. Trong đó nhóm thực vật bậc cao có
mạch gồm 4 ngành (67,15%), 99 họ (82,2%), 160 chi (91,43%) với 429 loài (95,75%).
Về dạng sống chủ yếu là cây gỗ với 126 loài chiếm 28,13%.[23]
Ngoài ra cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến bảo tồn ĐDSH ở Việt
Nam đã được tiến hành và cơng bố dưới các hình thức khác nhau. Nguyễn Hoàng
Nghĩa (1997, 1999) đã đề cập rất chi tiết đến bảo tồn nguồn gen cây rừng. Nguyễn
Nghĩa Thìn (1997) với - Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật đã cung cấp các


11
phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh vật và cách nhận biết nhanh các họ thực vật
Hạt kín ở Việt Nam. Ngồi ra cịn một số tài liệu: Các phương pháp nghiên cứu
thực vật (2007), Hệ thực vật và đa dạng lồi (2008) của Nguyễn Nghĩa Thìn.
Hàng loạt các nghiên cứu, điều tra, đánh giá sự phong phú của tài nguyên sinh vật
phục vụ cho việc quy hoạch, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên đã được tiến
hành.
Đối với các vườn quốc gia, khu bảo tồn, vùng miền đã có một số nghiên cứu
về tính đa dạng của khu hệ thực vật. Có thể kế đến một số cơng trình nghiên cứu
của các tác giả sau: Nguyễn Bá Thụ (2002) đã đưa ra số liệu tổng số loài thực vật
bậc cao vườn quốc gia Cúc Phương là 1.944 loài thuộc 912 chi, 219 họ, 86 bộ của
7 ngành thực vật, trong đó có 98 lồi q hiếm. Nguyễn Quốc Trị (2006) xây
dựng bản danh lục thực vật của VQG Hoàng Liên gồm 2.432 loài thuộc 898 chi,
209 họ thuộc 6 ngành.[41]
Hệ thực vật Tây Bắc VQG Vũ Quang đa dạng về thành phần loài, kết quả
điều tra Phạm Hồng Ban (2010) cho thấy ở đây có mặt 5 ngành thực vật bậc cao

với 94 họ, 332 chi, 478 loài, trong đó ngành Mộc lan (Magnoliophyta) là đa dạng
nhất chiếm 93,51%. Hệ thực vật Tây Bắc VQG Vũ Quang gồm có 14 lồi có nguy
cơ bị tuyệt chủng được ghi trong Sách đỏ Việt Nam cần được ưu tiên bảo tồn. Có
nhiều lồi cây có giá trị kinh tế và cho nhiều cơng dụng, cây làm thuốc có số lồi
cao nhất với 254 loài, cây lấy gỗ 104 loài, cây làm cảnh 28 loài, cây cho lương
thực, thực phẩm 58 loài, cây cho tinh dầu 38 loài, cây cho dầu béo, cây cho sợi,
cây lấy độc với 22 loài.[1]
Kết quả điều tra về thành phần loài thực vật tại Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ
An, Hoàng Danh Trung và cs (2010) đã xác định được 426 loài thuộc 271 chi và
116 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có 11 lồi có nguy cơ bị
tuyệt chủng được ghi trong Sách đỏ Việt Nam 2007. Có nhiều lồi cây có giá trị
và cho nhiều cơng dụng. Cây làm thuốc có số lồi cao nhất với 160 lồi, cây cho
gỗ 50 loài, cây ăn được 47 loài, thấp nhất là cây cho tanin, cây cho sợi.[42]
Trong quá trình nghiên cứu đa dạng thực vật Bắc Trung Bộ, Trần Thế Liên
(2004) đã lập được bản danh lục thực vật gồm có 4.133 lồi thực vật bậc cao có
mạch, thuộc 1.211 chi của 224 họ với đầy đủ các ngành thực vật bậc cao có mạch
của Việt Nam. Cũng theo Trần Thế Liên và cs (2005) đã thống kê được trong số
4.233 lồi thực vật có mạch của hệ thực vật Bắc Trung Bộ thì có tới 2.374 lồi
được con người sử dụng ở nhiều mục đích khác nhau, tổng số lồi cây có ích của
hệ thực vật này đạt 57,44% tổng số lồi của tồn hệ. Nhóm cây làm thuốc là
phong phú nhất với 1.709 loài. Tổng số loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ


12
Việt Nam là 102 loài, tổng số chiếm 2,47% tổng số loài của toàn hệ và chiếm
30,27% tổng số loài quý hiếm của cả nước được ghi trong Sách đỏ.[26]
Danh lục thực vật VQG Cát Tiên đã được Trần Văn Mùi (2004) đã thống kê
được 1.610 loài thực vật bậc cao có mạch của 75 bộ, 162 họ, 724 chi. Các loài cây
quý hiếm 38 loài thuộc 13 họ. Nguồn gen đặc hữu và cây đặc hữu bản địa 20 lồi
thuộc 11 họ. Các nhóm cây có giá trị về kinh tế: Nhóm cây gỗ 511 lồi, trong đó

có 176 loài cây gỗ lớn chiếm 1% tổ thành số lượng cá thể lồi cây gỗ. Nhóm cây
dược liệu có 550 loài thuộc các dạng cây gỗ, cây bụi, cây cỏ dây leo, khuyết thực
vật và thực vật phụ sinh, ký sinh. Nhóm cây cảnh có khoảng 260 lồi. Nhóm cây
ăn quả có 24 lồi. Nhóm cây rau xanh có 20 lồi.[32]
Ngơ Tiến Dũng (2008) với luận án -Tính đa dạng thực vật của VQG Yok
Đôn, tỉnh Đăk Lăk đã mô tả sự biến đổi thảm thực vật thông qua điều tra theo
tuyến với 5 kiểu thảm, 21 ưu hợp và 4 kiểu trảng và hoàn thiện danh lục thực vật
của VQG Yok Đơn với 129 họ, 478 chi, 858 lồi thực vật bậc cao có mạch, trong
đó tác giả đã bổ sung 21 họ, 188 chi và 292 loài.[13]
Hoàng Văn Sâm và cs (2009) - Đa dạng thực vật vườn quốc gia Bến En đã
ghi nhận 1.389 loài thực vật bậc cao có mạch. Nghiên cứu đã bổ sung 3 loài thực
vật mới cho khoa học Việt Nam là Xâm cánh bến en, Sang máu lá lớn và Găng
bến en.[48]
Trần Minh Tuấn (2014) với luận án - Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc
cao có mạch ở VQG Ba Vì mơ tả được thảm thực vật tự nhiên ở VQG Ba Vì gồm
11 đơn vị và có 3 đơn vị thảm thực vật nhân tác theo quan điểm của Thái Văn
Trừng (1978) và tính đa dạng thực vật biến đổi theo đai cao; hoàn thiện danh lục
thực vật của VQG Ba Vì với 207 họ, 955 chi, 2.181 lồi thực vật bậc cao có
mạch.[46]
Như vậy, nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Việt Nam đã được nghiên cứu
khá toàn diện, đặc biệt ở các khu rừng đặc dụng, đây là một bộ dữ liệu quan trọng
phục vụ công tác nghiên cứu. Có nhiều phương pháp điều tra khác nhau, tuy nhiên
chủ yếu vẫn sử dụng những phương pháp điều tra truyền thống trong lâm học,
thiếu những thiết bị hiện đại nên đã phần nào ảnh hưởng đến độ chính xác của số
liệu. Kết quả điều tra đã đưa ra được số liệu về thành phần loài thực vật, giá trị sử
dụng, yếu tố địa lý ở các khu vực nghiên cứu. Nhưng đối với các Khu bảo tồn
nhỏ, mới thành lập thì việc nghiên cứu cịn nhiều hạn chế.
1.3.2. Những nghiên cứu về họ Kim giao, ngành Hạt trần
- Theo Nguyễn Đức Tố Lưu và Philip lan Thomas, Việt Nam có khoảng 29
lồi cây lá kim. Mặc dù chỉ dưới 5% số loài cây lá kim đã biết đến trên thế giới



×