Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề kiểm tra bài viết số 3 môn Văn lớp 11 năm 2018 THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt có đáp án | Ngữ văn, Lớp 11 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.56 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG</b>


<b>TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT</b>


<b>ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 3 - MÔN NGỮ VĂN 11</b>


Thời gian: 90’ (không kể thời gian giao đề)


Ngày kiểm tra: 29/10/2018
<b>I. </b>


<b> PHẦN ĐỌC - HIỂU (3 đ)</b>


<b>Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau:</b>


<i>(1) Nhiều người cho rằng trẻ em ngày nay quá ám ảnh về bản thân là do sự</i>
<i>xuất hiện của mạng xã hội cùng các công cụ chụp và đăng ảnh “tự sướng”. Tuy</i>
<i>nhiên, thực tế, căn bệnh “ái kỷ” này có thể nảy sinh từ rất sớm. Một giả thuyết được</i>
<i>đưa ra, cho rằng sự thiếu vắng tình thương u của bố mẹ có thể khiến cho trẻ tự an ủi</i>
<i>bản thân bằng cách huyễn hoặc rằng mình hơn người và địi hỏi nhận được đối xử đặc</i>
<i>biệt. Một giả thuyết khác lại cho rằng các bậc phụ huynh đơn giản là thường đánh giá</i>
<i>quá cao con mình, khiến đứa trẻ nảy sinh lịng tự kiêu.</i>


<i>(2) Một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mục đích so sánh tính xác thực</i>
<i>của hai giả thuyết nêu trên. Các chuyên viên đã tiến hành theo dõi 565 đứa trẻ ở độ</i>
<i>tuổi từ 7 đến 12 và 705 vị phụ huynh ở Mỹ và Hà Lan trong vòng 18 tháng. Kết quả</i>
<i>cho thấy, việc cha mẹ đánh giá quá cao con cái vẫn có tác động tiêu cực nhiều hơn.</i>


<i>( 3) Những đứa trẻ tự yêu bản thân thường có xu hướng phản ứng lại một cách</i>
<i>mạnh mẽ hoặc thậm chí là sử dụng bạo lực khi có ai đó đụng chạm đến cái tôi của</i>
<i>chúng. Chúng cũng dễ căng thẳng và rơi vào tình trạng trầm cảm hơn các bạn cùng</i>
<i>lứa. Tự yêu bản thân thực chất là một chứng bệnh tâm lý khá nghiêm trọng…</i>



<i><b>Trẻ mắc bệnh “Tự yêu bản thân” do cha mẹ ngợi khen quá nhiều</b></i> - Báo điện
tử Dân Trí, 13/12/2015)


<b>Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?</b>
<b>Câu 2 (1.0 điểm): Xác định nội dung chính của đoạn văn bản?</b>


<b>Câu 3 (1.0 điểm): Dựa vào văn bản, anh chị hãy cho biết nguyên nhân của căn</b>
bệnh “ái kỉ” (tự yêu bản thân) ở trẻ em?


<b>Câu 4 (0,5 điểm ): Theo người viết, bệnh ái kỷ sẽ gây ra những hậu quả nào?</b>
<b>II. PHẦN LÀM VĂN (7đ)</b>


<i>Học sinh chọn một câu thích hợp (Câu 1 hoặc Câu 2) để làm bài. Nếu làm cả</i>
<i>hai câu thì khơng được chấm.</i>


<b>Câu 1 (Dành cho chương trình cơ bản):</b>


Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh đồn tàu và tâm trạng đợi tàu của chị em cô
bé Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.


<b>Câu 2 (Dành cho chương trình nâng cao):</b>


Nhận xét về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn
Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Huấn Cao là nhân vật tiêu biểu cho lí tưởng thẩm
<i>mĩ của Nguyễn Tuân về con người trước cách mạng. </i>


Từ cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm, anh/chị hãy làm
rõ ý kiến trên.





</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 3 – KHỐI 11</b>


<b>I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3đ)</b>


<b>Câu 1: Phong cách ngôn ngữ: báo chí/khoa học</b>
<b>- Điểm 0.5: Trả lời đầy đủ yêu cầu trên.</b>


<b>- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời </b>


<b>Câu 2: Nội dung của văn bản: Bàn về căn bệnh “ái kỉ” (tự yêu bản thân) ở trẻ</b>
<i>em.</i>


<b>- Điểm 0.5: Trả lời đúng nội dung</b>
<b>- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời </b>


<b>Câu 3: Nguyên nhân của căn bênh “ái kỉ”</b>
+ Sự thiếu vắng tình thương yêu của bố mẹ


<i>+ Các bậc phụ huynh đơn giản là thường đánh giá quá cao con mình, khiến</i>
<i>đứa trẻ nảy sinh lòng tự kiêu. </i>


<b>- Điểm 0.5: Trả lời đầy đủ 2 nguyên nhân trên.</b>
<b>- Điểm 0.25: Trả lời được 2 nguyên nhân.</b>
<b>- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời </b>


<b>Câu 4: Hậu quả của căn bệnh “ái kỉ”</b>


<i>+ Phản ứng lại một cách mạnh mẽ hoặc thậm chí là sử dụng bạo lực khi có ai đó</i>
<i>đụng chạm đến cái tơi.</i>



<i>+ Dễ căng thẳng và rơi vào tình trạng trầm cảm hơn các bạn cùng lứa. </i>
<b>- Điểm 0.5: Trả lời đầy đủ yêu cầu trên.</b>


<b>- Điểm 0.25: Trả lời được 1/2 số ý</b>
<b>- Điểm 0: Không viết hoặc viết sai. </b>
<b>II. PHẦN LÀM VĂN (7.0đ)</b>


<b>Câu 1:</b>


<i><b>* Yêu cầu chung:</b></i>


<i>- Về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn</i>
học, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.


<i>- Về nội dung: trên cơ sở những hiểu biết tác phẩm, cần làm rõ nội dung đề ra:</i>
<i>Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng đợi tàu của chị em cô bé Liên trong truyện ngắn <b>Hai</b></i>
<i><b>đứa trẻ</b> của Thạch Lam. </i>


<i><b>* Yêu cầu cụ thể:</b></i>


<b>a. Đảm bảo cấu trúc bài văn (1.0)</b>


<b>- Điểm 1.0đ: Trình bày đầy đủ các phần Mở, thân, kết. Phần mở biết dẫn dắt</b>
hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân biết tổ chức thành nhiều đoạn, liên kết chặt chẽ,
sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của bản
thân.


<b>- Điểm 0.5đ: Trình bày đầy đủ các phần Mở, Thân, Kết nhưng chưa thể hiện</b>
đầy đủ các yêu cầu trên, phần Thân chỉ có 1 đoạn văn.



<b>- Điểm 0.đ: Thiếu mở hoặc kết, phần thân bài chỉ mới viết 1 đoạn văn hoặc cả</b>
bài chỉ mới viết 1 đoạn văn.


<b>b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (1.0)</b>


<b>- Điểm 1.0đ: Xác định đúng vấn đề: Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng đợi tàu của</b>
chị em cô bé Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.


<b>- Điểm 0.5đ: Xác định chưa rõ, nêu chung chung.</b>
<b>- Điểm 0đ: Xác định sai vấn đề, lạc đề.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>- 4.0 đ: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:</b>


1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung cần nghị luận: Hình ảnh đồn tàu và tâm
trạng đợi tàu của chị em Liên.


2. Nội dung


<i>Ý 1: Hình ảnh đồn tàu</i>


- Bối cảnh thời gian, khơng gian để đồn tàu xuất hiện: đêm khuya, ở một phố huyện
nhỏ nghèo nàn, không ánh sáng, khơng niềm vui.


- Hình ảnh đồn tàu: ánh sáng rực rỡ, âm thanh náo động, ồn ào, cuộc sống sang
trọng... hoàn toàn tương phản, đối lập với cảnh sống tàn tạ, xác xơ, tăm tối của những
người dân nơi phố huyện.


 Giúp người đọc cảm nhận sâu sắc nỗi xót xa, thương cảm nhẹ nhàng mà thấm thía
của nhà văn Thạch Lam đối với những kiếp người nhỏ bé, tàn lụi đi trong phố huyện


nhỏ tăm tối, xác xơ.


<i>Ý 2: Tâm trạng đợi tàu của chị em Liên</i>


<i>- Cảnh ngộ của chị em Liên: Đã từng được sống ở Hà Nội hoa lệ, nay phải về phố</i>
huyện nghèo này sinh sống.


<i>- Tâm trạng đợi tàu: </i>


+ Chị em Liên đợi từ lúc hồng hơn bng xuống, cho đến tối, rồi đến khuya, sự xuất
hiện của hàng nước chị Tí, gánh phở bác Siêu, gia đình bác xẩm... là những cái mốc để
chị em Liên đo đếm thời gian xích lại gần với đồn tàu.


+ Chị em cơ bé đợi trong khắc khoải, kiên nhẫn, đến mức buồn ngủ ríu cả mắt mà vẫn
cố đợi.


+ Khi tàu đến: háo hức quan sát, khơng bỏ sót một chi tiết nào. Tàu đi rồi mà vẫn nhìn
theo và lặng đi trong mơ tưởng.


+ Ý nghĩa của hình ảnh chuyến tàu đối với chị em Liên: Chuyến tàu không mang đến
quyền lợi vật chất nhưng ánh sáng, âm thanh và cuộc sống sang trọng trên chuyến tàu
đã khiến chị em Liên hoài niệm về quá khứ tươi đẹp ở Hà Nội, mang đến một thế giới
khác với cuộc sống hiện tại, hướng tới một tương lai tươi sáng dù chỉ trong khoảnh
khắc và bằng tưởng tượng.


 Giúp người đọc thấu hiểu và đồng cảm với thái độ nâng niu, trân trọng những khao
khát mơ hồ, nhỏ bé trong tâm hồn trẻ thơ nơi phố huyện của nhà văn Thạch lam.


<i>Ý 3: Nghệ thuật</i>



- Cốt truyện đơn giản với lời văn nhẹ nhàng, êm mát


- Khả năng đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện những cảm xúc, cảm giác mong
manh, mơ hồ, tinh tế.


- Hai yếu tố hiện thực và thi vị trữ tình đan xen, hịa quyện


3. Khẳng định tài năng và niềm cảm thơng, thương xót, trân trọng của nhà văn đối với
những kiếp người quẩn quanh, bế tắc trong xã hội cũ.


<b>- Điểm 3.0đ: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu song tính liên kết chưa chặt chẽ</b>
<b>- Điểm 2.0đ: Đáp ứng được khoảng 1/2 yêu cầu trên. </b>


<b>- Điểm 1.0: Đáp ứng một vài ý, hệ thống luận điểm chưa rõ.</b>
<b>- Điểm 0: Lạc đề hoặc chưa viết được gì</b>


<b>d. Sáng tạo (0.5đ)</b>


<b>- 0.5đ: Có cách diễn đạt sáng tạo và độc đáo, văn viết giàu cảm xúc, thể hiện</b>
khả năng cảm thụ tốt, có quan điểm và thái độ riêng nhưng không trái với chuẩn mực
đạo đức.


<b>- 0.25đ: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện quan điểm riêng ở mức độ vừa phải,</b>
không trái với chuẩn mực đạo đức.


<b>- 0đ: Khơng có cách diễn đạt sáng tạo, khơng có quan điểm và thái độ riêng</b>
hoặc quan điểm, thái độ riêng trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật


<b>e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5đ)</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>- 0.25đ: Mắc lỗi vừa phải</b>
<b>- 0đ: Mắc nhiều lỗi</b>
<b>Câu 2: </b>


<i><b>* Yêu cầu chung:</b></i>


<i>- Về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về VH, kết cấu</i>
chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.


<i>- Về nội dung: trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ</i>
<i>người tử tù, cần làm rõ trọng tâm yêu cầu đề ra: Quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân</i>
trước cách mạng thể hiện qua nhân vật Huấn Cao.


<i><b>* Yêu cầu cụ thể:</b></i>


<b>a. Đảm bảo cấu trúc bài văn (1.0)</b>


<b>- Điểm 1.0đ: Trình bày đầy đủ các phần Mở, thân, kết. Phần mở biết dẫn dắt</b>
hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân biết tổ chức thành nhiều đoạn, liên kết chặt chẽ,
sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khẳng định được vấn đề đã phân tích.


<b>- Điểm 0.5đ: Trình bày đầy đủ các phần Mở, Thân, Kết nhưng chưa thể hiện</b>
đầy đủ các yêu cầu trên, phần Thân chỉ có 1 đoạn văn.


<b>- Điểm 0.đ: Thiếu mở hoặc kết, phần thân bài chỉ mới viết 1 đoạn văn hoặc cả</b>
bài chỉ mới viết 1 đoạn văn.


<b>b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (1.0)</b>


<b>- Điểm 1.0đ: Xác định đúng vấn đề: Quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân</b>


trước cách mạng thể hiện qua nhân vật Huấn Cao.


<b>- Điểm 0.5đ: Xác định chưa rõ, nêu chung chung.</b>
<b>- Điểm 0đ: Xác định sai vấn đề, lạc đề.</b>


<b>c. Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, có sự liên kết chặt</b>
<b>chẽ:</b>


<b>- 4.0 đ: Đảm bảo các u cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:</b>
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến


2. Làm sáng tỏ ý kiến


<i><b>Ý 1:</b> Giải thích ý kiến</i>


- Quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân trước cách mạng: Chữ tài phải gắn với
chữ Tâm, cái Đẹp phải gắn với cái Thiện.


- Huấn Cao là nhân vật thể hiện rõ quan điểm này.


 Ý kiến đề cập đến quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân trước cách mạng đồng thời
để lại dấu ấn riêng về nhân vật Huấn Cao.


<i><b>Ý 2:</b></i> Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao
<b>Ý 1: Nội dung</b>


- Huấn Cao là một bậc tài hoa nghệ sĩ: ơng có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp,
có được chữ Huấn Cao là mơ ước của những người sành chơi chữ.


- Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, bất khuất: phạm tội “đại nghịch”,


bị xử tội chết nhưng vẫn ung dung, coi thường tù ngục, coi thường cái chết, khinh bạc
những kẻ cam tâm phục vụ giai cấp thống trị.


- Huấn Cao là người có cái tâm trong sáng và cao thượng (thiên lương): biết
yêu và trân trọng cái đẹp, mềm lòng trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản
ngục, sẵn sàng cho chữ và cho luôn lời kuyên


<i> Huấn Cao là nhân vật đẹp nhất đời văn Nguyễn Tuân, bộc lộ rõ quan niệm</i>
<i>thẩm mĩ của nhà văn: Cái Đẹp phải gắn với cái Thiện, cái Tài phải gắn với cái Tâm.</i>


<b>Ý 2: Nghệ thuật</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>* Luận điểm 3: Bình luận ý kiến </b>


- Ý kiến nhằm khẳng định quan điểm thẩm mĩ tiến bộ và giàu tính nhân văn của
Nguyễn Tuân.


- Ý kiến cũng nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, một
người tài hoa, khí phách và có cái tâm trong sáng và cao thượng.


<i>3. Khẳng định lại ý kiến</i>


<b>- Điểm 3.0đ: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu song tính liên kết chưa chặt chẽ</b>
<b>- Điểm 2.0đ: Đáp ứng được khoảng 1/2 yêu cầu trên. </b>


<b>- Điểm 1.0: Đáp ứng một vài ý, hệ thống luận điểm chưa rõ.</b>
<b>- Điểm 0: Lạc đề hoặc chưa viết được gì</b>


<b>d. Sáng tạo (0.5đ)</b>



<b>- 0.5đ: Có cách diễn đạt sáng tạo và độc đáo, văn viết giàu cảm xúc, thể hiện</b>
khả năng cảm thụ tốt, có quan điểm và thái độ riêng nhưng khơng trái với chuẩn mực
đạo đức.


<b>- 0.25đ: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện quan điểm riêng ở mức độ vừa phải,</b>
không trái với chuẩn mực đạo đức.


<b>- 0đ: Không có cách diễn đạt sáng tạo, khơng có quan điểm và thái độ riêng</b>
hoặc quan điểm, thái độ riêng trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật


<b>e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5đ)</b>


<b>- 0.5đ: Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu</b>
<b>- 0.25đ: Mắc lỗi vừa phải</b>


<b>- 0đ: Mắc nhiều lỗi</b>


</div>

<!--links-->

×