Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Luan ban ve cau hoi Cuoc thi tim hieu Thang Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.38 KB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Luận bàn về câu hỏi Cuộc thi tìm hiểu Thăng Long-Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng</b>

Cuộc thi lần này, ngoài sự bổ sung những kiến thức hiểu biết về các cơng trình, di sản


văn hố, lịch sử, ban tổ chức muốn bạn bè quốc tế hiểu sâu sắc hơn về cội nguồn của


Thăng Long-Hà Nội, về sự hình thành và phát triển của Hà Nội qua các thời kỳ; đặc biệt


là Hà Nội ngày nay – một thành phố vì hồ bình, năng động – một thủ đơ đa chức năng:


trung tâm chính trị – hành chính quốc gia; trung tâm văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế


và giao dịch quốc tế của cả nước.



Cuộc thi vẫn được thể hiện bằng 6 thứ tiếng: Quốc tế ngữ Esperanto, Anh, Pháp, Nga,


Trung và Việt Nam. Ban tổ chức trân trọng kính mời đơng đảo bạn bè quốc tế và cộng


đồng người Việt Nam ở nước ngồi tích cực hưởng ứng. Sự nhiệt tình tham gia cuộc thi


chính là tình cảm thiêng liêng của các bạn giành cho Thủ đơ Hà Nội và cũng là phần


đóng góp q báu làm nên sự thành công của Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà


Nội.



Với bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, Thăng Long xưa và Hà Nội nay vẫn ln khẳng định là trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hoá lớn của nước Việt Nam. Thăng Long - Hà Nội tới nay sắp tròn ngàn năm tuổi. Trải qua nhiều triều đại, nơi đây đã tiếp
nhận rất nhiều những giá trị tinh tuý văn hoá của mọi vùng miền đất nước và xa hơn nữa là của bạn bè quốc tế năm châu. Với
bản lĩnh và những nét tài hoa của người Thăng Long - Hà Nội, nền văn hoá nơi đây đã nhân lên những điều hay, xoá đi những
điều dở, tạo nên một nền văn hố có bản sắc riêng đầy quyến rũ, đó là văn hố “Tràng An”. Khơng chỉ những người sống ở
Hà Nội, hay những người yêu Thủ đơ mới có tình cảm sâu sắc với Hà Nội, mà tất cả những ai đã từng đặt chân đến nơi đây,
hoặc đã nghe kể về lịch sử, về những đặc điểm rất riêng của Hà Nội, cũng như đã từng tìm hiểu những nét hết sức tinh tế của
con người Tràng an đều trân trọng những nét văn hố đẹp đến xiêu lịng ở vùng đất Thăng Long.


Chính những nét đẹp văn hố cùng với những chiến công hiển hách của Thăng Long - Hà Nội từ xưa đến nay, mà người Việt
Nam mãi mãi không thể nào quên câu thơ đầy cảm xúc “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Ngàn năm thương nhớ đất Thăng
Long” của tướng quân Huỳnh Văn Nghệ đã đi vào tâm thức của mỗi người. Điều mà mỗi chúng ta chia sẻ cùng với tác giả là
nỗi nhớ nhớ Hồ Gươm, nhớ tháp Rùa, tháp Bút, đó là những biểu tượng đặc trưng cho văn hóa và tâm linh của người Hà Nội.
Không những thế, Thăng Long – Hà Nội từ ngàn năm nay đã sản sinh ra biết bao văn nhân, sĩ phu và nhân tài cho đất nước.
Cho đến tận bây giờ, Hà Nội vẫn là nơi quy tụ những anh tài tuấn kiệt từ khắp bốn phương để cùng với nhân dân cả nước
vững bước trên con đường hội nhập.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

và kết tinh biết bao những giá trị văn hoá tinh hoa của mọi miền Tổ quốc. Cùng với sự tiếp biến văn hoá của bốn phương, hệ
thống di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của vùng đất này ngày càng được làm giàu thêm, làm cho văn hoá nơi đây càng
thêm phong phú, đa dạng, nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hoá đất Tràng An. Tinh hoa văn hoá của đất Kinh kỳ được biểu
hiện qua những di sản văn hố, nó phản ánh một cách chân thực truyền thống sinh hoạt của người Thăng Long - Hà Nội xưa
và nay.


Từ xưa đến nay người dân Thăng Long - Hà Nội ln tự hào là đã có nhiều người đỗ đạt cao, là nơi quy tụ của nhiều nhân tài
trong cả nước, chính vì vậy mà nơi đây để lại một kho tàng tri thức, văn hoá đồ sộ cho dân tộc, chẳng thế mà người ta gọi
Thăng Long là đất ngàn năm văn hiến. Những tinh hoa về văn hoá của đất Thăng Long xưa đã để lại cho đời nay những di sản
vô cùng q giá thì khơng thể nào kể hết và bổn phận của những người hậu thế phải trân trọng, biết ơn, bảo tồn và giữ gìn
những nét đặc sắc văn hố ấy.


Khi nói tới văn hố người ta khơng thể khơng nhắc đến tính cách của con người và ở đây là tính cách của con người Thăng
Long - Hà Nội xưa và nay. Qua nghiên cứu và cảm nhận của một số nhà nghiên cứu, cũng như nhiều người đã sống lâu năm ở
Hà Nội, khi nói và viết về tính cách người Hà Nội xưa và nay, đã làm cho khơng ít người phải trầm tư, trăn trở. Tuy không
phải tất cả những người Hà Nội đều như thế và cũng không phải một người chứa đựng tất cả những đức tính tốt hay xấu như
vậy, với cách trình bày tổng qt khơng ám chỉ vào ai, các tác giả muốn nói lên tất cả những tính cách của con người Hà Nội.
Những tính cách này có thể có ở người này nhưng khơng có ở người kia. Vì vậy, những điều trình bày ở đây về tính cách của
người Hà Nội cũng chỉ là sự sưu tầm những nhận xét của các bậc tiền nhân và của một số nhà nghiên cứu, cũng như muốn
truyền tải cảm nhận của một số người đã gắn bó nhiều năm với Hà Nội.


Người ta nói rằng, người Thăng Long xưa ln tự hào mình là người “Kẻ Chợ”. Đó là những người từ khắp nơi, khắp chốn
đến với Kinh đô, là dân tứ xứ (Đơng - Đồi -Nam - Bắc), hay dân tứ trấn (Hải Đông, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc). Người
Hà Nội vốn tài hoa khéo léo, đa cảm mà cũng rất giàu tính nhân văn, con người Hà Nội vốn thông minh và ham học hỏi, thanh
lịch, ít theo đòi, đi đâu cũng dễ để lại ấn tượng tốt đẹp cho mọi người. Trong quan hệ, người Hà Nội tỏ ra lịch sự, luôn biết
người biết ta, biết chơi và cũng chịu chơi, nhưng không ham chơi quá mức mà chăm làm, chắt chiu nhặt nhạnh. Trong nói
năng thì vui vẻ, suy nghĩ ln giữ chừng mực, khơng có tính cực đoan, thái q, nghĩ thì sâu lắng trầm tư, làm thì có độ,
khơng q trớn. Cách ăn nói thanh lịch, tế nhị, khơng xơ bồ, khơng vội vàng và nóng nảy. Giọng nói nhẹ nhàng, từ ngữ thanh
tao, gần gũi kết hợp với dáng đi vững, và chuyển động nhịp nhàng của cơ thể, đã tạo nên một tư thế chủ động cho người Hà


Nội trong cách giao tiếp, ứng xử. Người Hà Nội khá kín đáo, tinh tế, ý nhị, ít muốn biểu lộ ra ngồi. Điều đó rất có sức hấp
dẫn, thu hút người tiếp chuyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tốn. Người Hà Nội thích ăn uống thanh cảnh, nhưng không quá cầu kỳ. Miếng thịt nên xắn nhỏ, khi gắp thì vừa bát. Trứng
cũng thế, ít ai bỏ cả quả trứng vào chén cơm mà không cắt nó ra làm đơi, rồi ăn từng nửa một. Ăn quả chuối, hay bắp ngơ thì
cũng bẻ làm đơi trước khi ăn…


<b>Cách đây vừa tròn 1000 năm, vào năm 1010 Vua Lý Công Uẩn đã rời đô từ Hoa Lư</b>


<b>về Thăng Long, sự kiện này đánh giấu sự xuất hiện của mảnh đất Thăng Long với</b>


<b>một vị thế và diện mạo mới.</b>



Ngày nay, mỗi người dân Việt Nam dù đang sinh sống ở nơi đâu trên trái đất này đều


ln hướng trái tim mình về thủ đơ u dấu. Dù giờ đây đã mang nhiều dáng vẻ khác với


nhịp sống hiện đại và sôi động hơn, nhưng Hà Nội vẫn mang trong mình những nét hào


hoa, thanh lịch, cổ kính mà trang nghiêm.



Hướng tới khơng khí chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, rất nhiều các


hoạt động thiết thực đã được cả nước nói chung và thủ đơ Hà Nội nói riêng phát động


chào mừng ngày lễ trọng đại này. Nhiều con đường, tuyến phố đã được cải thiện khang


trang hơn, bộ mặt đô thị đang có sự thay đổi từng ngày để chào đón ngày thủ đơ trịn


1000 năm tuổi.



<b>Nhân 1000 Năm Thăng Long: Thế nào là người Hà</b>

<b> Nội?</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Lê Phú Khải</b>



<b>Nhân 1000 năm Thăng Long, nhà thơ Hoàng Hưng ba đời là người Hà Nội (bản </b>


<b>thân, cha, ông nội )… đã viết bài “ Thử nêu vài đặc điểm phổ biến của lối sống </b>


<b>người Hà Nội”. Hồng Hưng đã lấy sự quan sát chính dịng tộc của ơng, một gia </b>


<b>đình trí thức khá nổi tiếng qua ba thế hệ sống ở Hà Nội, từ đời ông nội, cha và bản </b>



<b>thân, tức khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX0 đến nay… cùng với </b>


<b>việc quan sát nhiều người Hà Nội khác sống trong khoảng thời gian đó, để “ thử” </b>


<b>nêu vài đặc điểm phổ biến của lối sống người Hà Nội.</b>



<b>Ông nêu những nhận định khái quát về bản sắc người Hà Nội, đó là sự kết hợp giữa</b>


<b>những nét của tính cách người Kinh Kỳ cộng với văn minh phương Tây đầu thế kỷ </b>


<b>XX, sau đó là những biến động sau Cách mạng Tháng Tám 1945, những cái còn và </b>


<b>mất của lối sống Hà Nội cho đến hơm nay.</b>



<b>Là một người có năm cái “đồng” với nhà thơ Hoàng Hưng: Sinh đồng năm (1942), </b>


<b>đồng hương người Hà Nội, đồng học một trường (Đại học Sư phạm Hà Nội), đồng </b>


<b>nghiệp (dạy học và làm báo), đồng chính kiến… hơn thế nữa, tơi không những ba </b>


<b>đời mà gốc gác không biết bao nhiêu đời đã sống tại Hà Nội, vì theo ơng nội tơi, thì </b>


<b>làng Cơ Xá Nam, chính là làng tơi, có từ trước cả khi vua Lý dời đơ về Thăng Long, </b>


<b>nay làng còn đền thờ Lý Thường Kiệt ở phố Nguyễn Huy Tự, vừa được trùng tu và </b>


<b>được cơng nhận là di tích lịch sử quốc gia nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long</b>


<b>Chính vì vậy tôi mạo muội thử bàn về lối sống của người Hà Nội nhân 1000 năm </b>


<b>Thăng Long để mong cung cấp một vài tư liệu sống về người Hà Nội cho các nhà </b>


<b>nghiên cứu như nhà thơ Hoàng Hưng đã từng làm.</b>



<b>Để viết ra những dịng này, tơi đã chiêm nghiệm từ hàng trăm, hàng ngàn người Hà </b>


<b>Nội từ dịng tộc nhà tơi đến “Trong làng ngồi phố” Hà Nội, với thói quen nghề </b>


<b>nghiệp một nhà báo là quan sát tỉ mỉ các đối tượng mình gặp. Tơi cũng nêu những </b>


<b>ví dụ sống về những người Hà Nội để chứng minh cho “luận điểm” của mình.</b>


<b>Trước hết nói về tính cách tốt đẹp của người Hà Nội.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>ngữ trong sáng, gọn gàng, có sức hấp dẫn với… mọi ngươi. Nếu ở một thời đại </b>


<b>thanh bình, người Hà Nội sẽ là những nhà khoa học trung thực, họ có phẩm chất </b>


<b>của những vị “tơi hiền” trong một triều đình có “vua sáng”, có minh qn! Nhưng </b>


<b>nếu vua là những tên hơn qn bạo chúa thì người Hà Nội khơng dám chặt đầu vua </b>



<b>để “thế thiên hành đạo” như người Quảng Ngãi dám làm khởi nghĩa Ba Tơ!</b>



<b>Người Hà Nội ưa thích sự liêm chính trong sạch, khơng có “máu” tham nhũng, </b>


<b>khơng thích hà hiếp kẻ dưới. Ơng nội tơi trước CM tháng Tám làm nhân viên </b>


<b>vaguemestre (nhân viên bưu chính) cho Tồn Quyền Đơng Dương, đến khi năm </b>


<b>mươi tuổi, quan Bảy toàn quyền bảo rằng, mày đã đến tuổi hưu theo ngạch của </b>


<b>Pháp, nhưng nếu muốn làm quan An Nam thì tao cho ra làm Tri huyện, nhưng vì </b>


<b>các chức tri huyện đã kín, nếu mày muốn làm Tri châu thì tao ký cho mày đi nhận </b>


<b>chức. Ơng nội tơi xin về và đi chăn bò ở Bãi Giữa, tức bãi Phúc Xá giữa Sơng Hồng </b>


<b>(Vẫn theo ơng nội tơi thì vua Lý lấy “làng mình” làm đất kinh đơ nên cho dân làng </b>


<b>ra ở Bãi Giữa, đất tốt lại rộng rãi…). Có người trong gia tộc hỏi ơng nội tơi sao </b>


<b>không nhận làm quan? Cụ trả lời: Lúc làm thông ngôn cho quan Bảy, những ngày </b>


<b>quan ta lên lễ tết, thấy họ biếu quan trên nhiều thứ lắm. Nếu mình làm quan khơng </b>


<b>ăn của đút thì lấy đâu tiền bạc để biếu quan trên! Đến ngày toàn quốc kháng chiến </b>


<b>tháng 12 năm 1946, ông nội tôi đã đem cả gia quyến lên quê của người con dâu thứ </b>


<b>ba ở thơn Chí Tiên, xã Chí Chủ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ để “trường kỳ </b>


<b>kháng chiến” theo tiếng gọi của cụ Hồ. Đến ngày hòa bình 1954 về Hà Nội, Pháp kêu</b>


<b>những cơng chức cũ có sổ hưu đi theo Việt minh tám năm, nếu xuống Hải Phòng, </b>


<b>Pháp vẫn cho truy lĩnh 8 năm lương hưu mà khơng địi hỏi một điều kiện gì khác, vì </b>


<b>đây là món tiền Chính phủ Pháp nợ các công chức đã làm việc cho Pháp! Nhưng </b>


<b>ông nội tơi khơng đi. Cụ nói “Nước đã độc lập rồi dù ăn cơm, dù ăn cháo cũng </b>


<b>sướng, không cần gì nữa”!</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>nhận tiền của ơng Hải, vì ơng đã đổi tiền lẻ thành tiền chẵn rồi! Cậu phải lên không </b>


<b>ông ấy buồn lắm, sang nhà tơi nhắn hồi!</b>



<b>Ơng Nguyễn Hải khơng phải là một người Hà Nội !!!</b>



<b>Người Hà Nội khơng có máu tham, khơng dám dấn thân làm việc khó, anh ta e ngại </b>


<b>đủ điều, chỉ thích sống bình n, khơng muốn xa “ba mươi sáu phố phường”! Tơi có</b>



<b>người bà con dịng tộc, được cấp trên cử làm chức vụ cao hơn chức vụ trưởng mà </b>


<b>anh ta đang làm, với hy vọng tài đức của anh sẽ “dẹp loạn!” trong nghành thuế </b>


<b>đang “loạn”. Anh ta nhất định từ chối với lý do “Tơi sợ mình chưa dẹp người ta thì </b>


<b>người ta đã dẹp mình rồi!” Tơi có cơ bạn được ngành Nông nghiệp giao cho một cơ </b>


<b>sở vật chất lớn ở TP HCM có thể làm giàu nhờ quản lý cơ ngơi đó. Cơ ta nhất định </b>


<b>khơng nhận vì lo phải “trả giá”! Tơi có thằng cháu nội sinh ở Mỹ Tho nay đã 16 </b>


<b>tuổi, hiện đang học ở thành phố Atlanta thuộc bang Georgia bên Mỹ, lớp của cháu </b>


<b>học có rất nhiều bạn da đen, cháu khơng dám chơi với ai cả, vì sợ “mất công!”. Cái </b>


<b>gien Hà Nội đã theo cháu sang tận nước Mỹ xa xơi! Tơi có một người bạn học phổ </b>


<b>thông, sau khi tốt nghiệp lớp mười, đi học lái máy cày ở Hịa Bình, cách Hà Nội bốn </b>


<b>mươi km. Cứ một tuần anh ra lại viết thư về cho mẹ, giọng sướt mướt, bi ai như bị </b>


<b>đi đày biệt xứ tận Xi-bê-ri, ít lâu sau anh ta bỏ về vì… nhớ nhà ! Tơi có ơng bạn </b>


<b>năm nay đã ở tuổi “cổ lai hy”, người Hà Nội gốc, ông ta bao giờ cũng để điện thoại </b>


<b>di động cách xa 6 thước vì sợ… nhiễm từ ! Một ông bạn Hà Nội khác của tôi cầm </b>


<b>điện thoại lên nghe một tiếng “ cộc”, vội vàng bỏ điện thoại xuống vì sợ… cơng an </b>


<b>nghe trộm! Người Hà Nội ba đời như nhà thơ Hồng Hưng từng bị ba năm tù khơng</b>


<b>án vì một “ tai nạn” văn chương, đã đi Châu Âu ba lần, đi Mỹ ba lần, đi Trung </b>


<b>Quốc ba lần, ba lần cạo đầu trọc lóc đi bụi ở Ấn Độ là hiếm lắm, là một người Hà </b>


<b>Nội “phá cách”. Tơi có người chú ruột là Thiếu tướng Công an Lê Hữu Qua, tên </b>


<b>thật của ông là Lê Phú Cường, được coi là “người hùng” trong CM tháng Tám ở Hà</b>


<b>Nội. Ông vào sinh ra tử, đã hai lần cứu cụ Hồ thoát nạn, đã phá “vụ án phố Ơn Như</b>


<b>Hầu” nổi tiếng, đó là một người Hà Nội “phá cách”!</b>



<b>Người Hà Nội không ưa sự ồn ào phơ trương, rất ghét thói “trưởng giả học làm </b>


<b>sang” kệch cỡm lố bịch. Họ sống bình lặng, nhưng rất sành điệu ăn chơi. Có người </b>


<b>lấy sự sành điệu ăn chơi làm lẽ sống của mình hơn là làm những việc ích nước lợi </b>


<b>dân! Tơi có người bà con trong dịng tộc, anh ta đi ô tô từ Bắc vô Nam. Vào đến TP </b>


<b>HCM rồi, vội đến nhà tôi để khoe: Tao đi từ Hà Nội vào đây, đến thành phố nào </b>


<b>nghỉ chân cũng kiếm khách sạn thật xịn, có phịng nhảy (khiêu vũ), ở đâu người ta </b>


<b>cũng chịu tao là “đơi giầy vàng” (ý nói nhảy đẹp nhất!). Năm 2007 tôi ra Hà Nội để </b>



<b>dự kỷ niệm 40 năm tốt nghiệp ra trường (Đại học Sư phạm), mới 6 giờ sáng đã </b>


<b>nhiều cô bạn cũ gọi di động mời đi khiêu vũ ở sàn nhảy này, sàn nhảy nọ… Tôi phải </b>


<b>từ chối là chỉ quen khiêu vũ… “trên giường”! Người Hà Nội cịn có một đức tính nổi</b>


<b>bật là mượn sách khơng bao giờ trả. Thậm chí còn cho việc trả sách là ngu (!) </b>


<b>Nhưng nợ tiền thì anh ta ngày đêm lo trả, khơng hề có ý định ăn quỵt!</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>mời viết cuốn sách nhan đề </b>

<i><b>Món ăn Hà Nội xưa</b></i>

<b> dày 135 trang về hơn 100 món ăn </b>


<b>Hà Nội từ cỗ bàn đến món ăn bình dân nhân 1.000 năm Thăng Long. Đọc những </b>


<b>món ăn Hà Nội xưa trong cuốn sách như các món: cá trê nấu dưa, canh thịt nạc nấu</b>


<b>sấu, canh thịt bị thn hành dăm, nộm sứa, nộm hoa chuối, dưa giá, củ cải dầm, </b>


<b>chè bà cốt, cốm xào… tơi nhớ mẹ tơi q !</b>



<b>Tóm lại, sống bình lặng, lịch lãm, tơn trọng lẽ phải đạo đức và chính nghĩa, khơng </b>


<b>dám dấn thân, khơng dám làm việc lớn, hay hồi vọng và mơ mộng, thích gặm </b>


<b>nhấm nỗi cô đơn, buồn tủi của kiếp người… đó là đặc trưng phổ quát của người Hà </b>


<b>Nội. Tơi có thể dẫn ra đây cả một trăm, một nghìn ví dụ sống về những tính cách đó</b>


<b>của người Hà Nội. Khơng phải nhà lý luận, chỉ có thói quen nghề nghiệp (nhà báo) </b>


<b>hay quan sát, tơi cung cấp những chi tiết, vậy thôi!</b>



<b>Bây giờ mười người Hà Nội thì có đến tam người từ các nơi khác đến “ngụ cư”! Họ </b>


<b>làm quan, làm thơ, làm dân thường. Họ mang lối sống “hỗn tạp” (từ dùng của nhà </b>


<b>thơ Hoàng Hưng) đến đất ngàn năm văn vật! Chính vợ nhà thơ Hồng Hưng kể với </b>


<b>vợ chồng tôi rằng, hai vợ chồng bà đi chợ mua một ngàn đồng lá chè tươi, được </b>


<b>người bán vốc cho một nắm. Thấy một ngàn mà cũng được một vốc, nhà thơ Hoàng </b>


<b>Hưng khen :</b>



<b>- Được nhiều đấy nhỉ !</b>


<b>Bất ngờ cơ bán hàng chửi :</b>



<b>- Mua có một ngàn mà cịn nói cái đéo gì, cút mẹ nó đi cho người ta bán hàng !</b>



<b>Ít lâu sau tơi được biết vợ chồng nhà thơ Hồng Hưng đã bán căn hộ ở bán đảo </b>


<b>Linh Đàm để quay về TP HCM. Chấm dứt “ước mơ” cuối đời quay về cố đô sau </b>


<b>nhiều năm lưu lạc (!).</b>



<b>Thằng con trai cả của tôi định cư ở Cần Thơ, ra Hà Nội chơi cùng với hai người bạn</b>


<b>đều là công an ở Cần Thơ. Vào một tiệm ăn, lúc trả tiền, thấy chủ quán tính gấp </b>


<b>mười lần so với bàn bên cạnh cũng ăn những thứ như thế! Nó không chịu, chủ quán </b>


<b>sừng sộ quơ dao phay lên. Hai người bạn dân Nam Bộ cùng đi chìa tiền ra trả cho </b>


<b>yên chuyện! Nổi máu “điên” thằng con tôi đập ngay một chai bia, cầm cổ chai chĩa </b>


<b>vào mặt chủ quán, nó quay ra nói giọng Hà Nội thứ thiệt:</b>



<b>- Địt mẹ mày! Định ăn cướp à, bố mày là dân Hà Nội gốc một trăm đời đây, muốn </b>


<b>gì?!</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>nhiều “bao thư” lắm!!! Bây giờ người Hà Nội nói ngọng, khơng phân biệt phụ âm n </b>


<b>và l là chuyện… vơ tư ! Có ông cán bộ lớn kếch xù ở Đài TNVN cũng nói ngọng!!!</b>


<b>Hà Nội của tơi bây giờ “hỗn tạp” là thế! Vì vậy có ai hỏi tơi về Đại lễ 1.000 Thăng </b>


<b>Long, tôi sẽ trả lời : Về thời gian, 1.000 năm khơng hơn gì 500 năm về giá trị tuyệt </b>


<b>đối. Ví như, 1.000 cái mụn ghẻ thì khơng hơn gì 500 cái mụn ghẻ! Vấn đề là sau </b>


<b>1.000 năm dân tộc ta rút ra là đã làm được những điều gì tốt đẹp, cái gì cịn chưa </b>


<b>tốt, còn chưa làm được. Lấy cớ kỷ niệm 1.000 năm để đem tiền ngân sách, tức tiền </b>


<b>đóng thuế của dân tiêu xài lãng phí là điều bỉ ổi nhất sau 1.000 năm!</b>



<b>Cuối cùng, tôi muốn bắt chước một nhà văn hài hước Pháp để kết luận như thế này:</b>


<b>“ Cũng giống như các miền khác trên đất nước, người Hà Nội sinh ra để đi tìm hạnh</b>


<b>phúc, nhưng chẳng biết nó ở đâu mà tìm…” !!!</b>



<b>Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1 tháng 6 năm 2010</b>



LPK




<b>Cảm nghĩ về Thăng Long - Hà Nội</b>



<i>9:33' 23/5/2009</i>


<b>(TCTG)- Năm 2010, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỉ</b>
<b>niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong tâm thức của</b>
<b>mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn được thể hiện một</b>
<b>tình cảm tốt khi nghĩ về vùng đất đã được chọn làm Kinh</b>
<b>đô - Thủ đô từ ngàn năm trước.</b>


Nhiều người đều thừa nhận rằng, hiếm thấy ở nơi đâu trên
đất nước Việt Nam lại có vị trí và địa thế đẹp như ở đất
Thăng long – Hà Nội. Đây là nơi tụ thuỷ, tụ nhân, nơi mà
truyền thuyết kể lại rằng có Rồng bay. Chính vì thế đất đẹp
“trời cho” như thế, nên vào mùa thu năm 1010, vua Lý Thái
Tổ đã ban Chiếu dời đơ từ Hoa Lư – Ninh Bình về thành Đại
La và đổi tên là thành Thăng Long. Nhà vua chọn nơi đây làm
kinh đô của nước Đại Việt, với ý nguyện mong muốn xây
dựng kinh đô cho muôn đời ngày càng phồn thịnh theo thế
Rồng bay lên. Và quả thật, tạo hố đã ban tặng cho nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển văn hoá,
kinh tế, chính trị. Điều này đã được chứng minh trải qua mười thế kỷ.
Với bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, Thăng Long xưa và Hà Nội nay vẫn luôn khẳng định là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hố lớn của nước Việt Nam. Thăng Long - Hà Nội tới nay sắp tròn ngàn năm tuổi. Trải qua nhiều triều
đại, nơi đây đã tiếp nhận rất nhiều những giá trị tinh tuý văn hoá của mọi vùng miền đất nước và xa hơn nữa là
của bạn bè quốc tế năm châu. Với bản lĩnh và những nét tài hoa của người Thăng Long - Hà Nội, nền văn hoá nơi
đây đã nhân lên những điều hay, xoá đi những điều dở, tạo nên một nền văn hố có bản sắc riêng đầy quyến rũ,
đó là văn hố “Tràng An”. Khơng chỉ những người sống ở Hà Nội, hay những người u Thủ đơ mới có tình cảm
sâu sắc với Hà Nội, mà tất cả những ai đã từng đặt chân đến nơi đây, hoặc đã nghe kể về lịch sử, về những đặc
điểm rất riêng của Hà Nội, cũng như đã từng tìm hiểu những nét hết sức tinh tế của con người Tràng an đều trân


trọng những nét văn hố đẹp đến xiêu lịng ở vùng đất Thăng Long.


Chính những nét đẹp văn hố cùng với những chiến cơng hiển hách của Thăng Long - Hà Nội từ xưa đến nay, mà
người Việt Nam mãi mãi không thể nào quên câu thơ đầy cảm xúc “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Ngàn năm
thương nhớ đất Thăng Long” của tướng quân Huỳnh Văn Nghệ đã đi vào tâm thức của mỗi người. Điều mà mỗi
chúng ta chia sẻ cùng với tác giả là nỗi nhớ nhớ Hồ Gươm, nhớ tháp Rùa, tháp Bút, đó là những biểu tượng đặc
trưng cho văn hóa và tâm linh của người Hà Nội. Không những thế, Thăng Long – Hà Nội từ ngàn năm nay đã
sản sinh ra biết bao văn nhân, sĩ phu và nhân tài cho đất nước. Cho đến tận bây giờ, Hà Nội vẫn là nơi quy tụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

những anh tài tuấn kiệt từ khắp bốn phương để cùng với nhân dân cả nước vững bước trên con đường hội nhập.


Có thể nói, Hà Nội với bao giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá mà các bậc tiền nhân để lại, xứng đáng là
trung tâm văn hoá của Việt Nam. Thủ đô Hà Nội - trái tim của đất nước, thành phố vì hồ bình đã được biết đến
với những tinh hoa được chắt lọc từ văn hoá ngàn năm, từ muôn phương kết tụ. Là đất Kinh đô ngàn năm văn
hiến, văn hoá Hà Nội là nơi hội tụ và kết tinh biết bao những giá trị văn hoá tinh hoa của mọi miền Tổ quốc. Cùng
với sự tiếp biến văn hoá của bốn phương, hệ thống di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của vùng đất này ngày
càng được làm giàu thêm, làm cho văn hoá nơi đây càng thêm phong phú, đa dạng, nhưng vẫn mang đậm bản
sắc văn hoá đất Tràng An. Tinh hoa văn hoá của đất Kinh kỳ được biểu hiện qua những di sản văn hố, nó phản
ánh một cách chân thực truyền thống sinh hoạt của người Thăng Long - Hà Nội xưa và nay.


Từ xưa đến nay người dân Thăng Long - Hà Nội luôn tự hào là đã có nhiều người đỗ đạt cao, là nơi quy tụ của
nhiều nhân tài trong cả nước, chính vì vậy mà nơi đây để lại một kho tàng tri thức, văn hoá đồ sộ cho dân tộc,
chẳng thế mà người ta gọi Thăng Long là đất ngàn năm văn hiến. Những tinh hoa về văn hoá của đất Thăng Long
xưa đã để lại cho đời nay những di sản vô cùng q giá thì khơng thể nào kể hết và bổn phận của những người
hậu thế phải trân trọng, biết ơn, bảo tồn và giữ gìn những nét đặc sắc văn hố ấy.


Khi nói tới văn hố người ta khơng thể khơng nhắc đến tính cách của con người và ở đây là tính cách của con
người Thăng Long - Hà Nội xưa và nay. Qua nghiên cứu và cảm nhận của một số nhà nghiên cứu, cũng như
nhiều người đã sống lâu năm ở Hà Nội, khi nói và viết về tính cách người Hà Nội xưa và nay, đã làm cho khơng ít
người phải trầm tư, trăn trở. Tuy không phải tất cả những người Hà Nội đều như thế và cũng không phải một


người chứa đựng tất cả những đức tính tốt hay xấu như vậy, với cách trình bày tổng qt khơng ám chỉ vào ai,
các tác giả muốn nói lên tất cả những tính cách của con người Hà Nội. Những tính cách này có thể có ở người
này nhưng khơng có ở người kia. Vì vậy, những điều trình bày ở đây về tính cách của người Hà Nội cũng chỉ là sự
sưu tầm những nhận xét của các bậc tiền nhân và của một số nhà nghiên cứu, cũng như muốn truyền tải cảm
nhận của một số người đã gắn bó nhiều năm với Hà Nội.


Người ta nói rằng, người Thăng Long xưa ln tự hào mình là người “Kẻ Chợ”. Đó là những người từ khắp nơi,
khắp chốn đến với Kinh đơ, là dân tứ xứ (Đơng - Đồi -Nam - Bắc), hay dân tứ trấn (Hải Đông, Sơn Tây, Sơn
Nam, Kinh Bắc). Người Hà Nội vốn tài hoa khéo léo, đa cảm mà cũng rất giàu tính nhân văn, con người Hà Nội
vốn thông minh và ham học hỏi, thanh lịch, ít theo địi, đi đâu cũng dễ để lại ấn tượng tốt đẹp cho mọi người.
Trong quan hệ, người Hà Nội tỏ ra lịch sự, luôn biết người biết ta, biết chơi và cũng chịu chơi, nhưng không ham
chơi quá mức mà chăm làm, chắt chiu nhặt nhạnh. Trong nói năng thì vui vẻ, suy nghĩ ln giữ chừng mực, khơng
có tính cực đoan, thái q, nghĩ thì sâu lắng trầm tư, làm thì có độ, khơng q trớn. Cách ăn nói thanh lịch, tế nhị,
khơng xơ bồ, khơng vội vàng và nóng nảy. Giọng nói nhẹ nhàng, từ ngữ thanh tao, gần gũi kết hợp với dáng đi
vững, và chuyển động nhịp nhàng của cơ thể, đã tạo nên một tư thế chủ động cho người Hà Nội trong cách giao
tiếp, ứng xử. Người Hà Nội khá kín đáo, tinh tế, ý nhị, ít muốn biểu lộ ra ngồi. Điều đó rất có sức hấp dẫn, thu hút
người tiếp chuyện.


Con trai Hà Nội có tiếng là hào hoa, phong nhã, có đơi chút tài ba. Con gái Hà Nội nổi tiếng là dịu dàng, e ấp, thuỳ
mị, nết na làm say đắm lòng người, nhất là những người phụ nữ đất Kinh kỳ xưa nổi tiếng về công dung ngôn
-hạnh, ai cũng rất giỏi những công việc nữ công gia chánh. Người ta bảo rằng, người Hà Nội xưa “khéo tay hay
nghề đất lề Kẻ chợ” nên sành ăn, sành chơi khơng thích kiểu “chém to kho mặn”. Ngày xưa, người Hà Nội quan
niệm rằng: “Thịt thái khơng vng vắn thì khơng ăn, chiếu trải khơng ngay ngắn thì khơng ngồi“. Xem ra đó là
phong cách ăn uống của người Hà Nội, điềm đạm mà từ tốn. Người Hà Nội thích ăn uống thanh cảnh, nhưng
không quá cầu kỳ. Miếng thịt nên xắn nhỏ, khi gắp thì vừa bát. Trứng cũng thế, ít ai bỏ cả quả trứng vào chén
cơm mà khơng cắt nó ra làm đôi, rồi ăn từng nửa một. Ăn quả chuối, hay bắp ngơ thì cũng bẻ làm đơi trước khi
ăn…


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

hương vị thơm ngon các món ăn của Hà Nội.



Bên cạnh những tính cách tốt đẹp và những nét tài hoa của người vùng đất Thăng Long, thì con người Thăng
Long - Hà Nội từ xưa đến nay cũng có khơng ít nhược điểm, đó là những biểu hiện khó hợp tác, thích làm một
mình, chưa quen làm những việc lớn, làm gì cũng dè dặt sợ chê bai, hơi có chút dèm pha, đố kỵ. Người Hà Nội
nặng những suy nghĩ về những kỷ niệm đã qua, chính vì vậy mà đơi khi có tính bảo thủ. Ăn uống nhồm nhoàm, ồn
ào, vừa ăn vừa văng tục, nói phét. Chỗ ngồi ăn ở các quán trên bàn xương xẩu, dưới đất giấy ăn trắng xóa, trông
rác rưởi, bề bộn, mất vệ sinh. Mà người ta như không cảm giác e ngại, cứ điềm nhiên ngồi chén trên… một đống
rác. Cách mặc của người Hà Nội nay cũng rất đáng phải bàn, ngồi phố khơng thiếu những người cởi trần, mặc
quần đùi hoặc ăn mặc hở hang, phản cảm, đi xe máy rất nghênh ngang, dương dương tự đắc, như trên đời này
chẳng có ai ngồi ta. Hà Nội từ lâu đã là nơi tụ hội của rất nhiều người khác nhau thuộc mọi miền đất nước nên
cũng chịu ảnh hưởng của tính cách của con người từ những vùng quê khác mang đến, cùng với sự tác động mặt
trái của cơ chế thị trường, tính cách người Hà Nội ngày nay đã có nhiều thay đổi, những hiện tượng tiêu cực cùng
với nếp sống có phần thiếu văn hố của một bộ phận khơng nhỏ người dân Hà Nội phần nào cũng đã làm nhạt
nhoà hình ảnh hào hoa, thanh lịch của người dân chốn Kinh thành đã có một thời rất đỗi tự hào.


Những năm gần đây một số nhà khoa học và cả những người dân đã có thời gian sống vài chục năm ở Hà Nội
cho rằng nhiều tính cách tốt đẹp của người Hà Nội xưa đã dần mất đi, có những tính cách của con người tưởng
như đã đi vào tiềm thức thì đến nay chỉ cịn là hồi niệm đẹp đẽ. Nhiều người cũng cho rằng văn hoá Tràng An đã
và đang bị tổn thương, bị tấn công, bị xâm hại, điều đó đã làm cho những ai yêu Hà Nội phải nặng lòng suy nghĩ.
Ai cũng biết rằng văn hóa là những giá trị được hình thành bắt đầu từ cách ứng xử của con người với con người,
giữa con người với môi trường sống xung quanh. Văn hoá được kết tinh từ những nét đẹp truyền thống, có khi cả
hàng nghìn năm mới hình thành nên bản sắc, nhưng thật đáng buồn là nếu phá đi những nét đẹp văn hố thì có
khi chỉ cần vài chục năm. Nhiều người nói rằng so với vài ba chục năm về trước, người ta thấy mất dần cảnh “chị
ngã, em nâng”, đã mờ đi những cảm giác của con người về lối sống “tối lửa tắt đèn có nhau”, hoặc chỉ còn phảng
phất cảm giác “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, mà thay vào đó người ta thấy nhiều hơn cảnh “đèn nhà ai, nhà
nấy rạng”, sửng cồ, gây gổ, đánh nhau nhiều khi hết sức vơ cớ; hoặc cảnh người ngay sợ kẻ gian, nói tục chửi
bậy và giọng nói pha tạp thơ tục lấn dần sự rành rẽ, chuẩn xác, tròn vành rõ chữ, dịu ngọt vốn là nét đặc trưng lâu
đời của tiếng nói người Hà Nội. Lối sống vơ cảm, vơ lương tâm, vô trách nhiệm với con người, với cộng đồng xã
hội xuất hiện ngày càng nhiều đã đến mức báo động...


Trước thực trạng đó, khơng ít người, nhất là những người có trách nhiệm đã thấy, nhưng khi tham gia các cuộc


họp hay hội nghị bàn bạc để giải quyết vấn đề này, thì những biện pháp đưa ra để bảo tồn những giá trị văn hố,
hay tìm cách khơi phục lại những nét đẹp về văn hố, về tính cách của con người Thăng long xưa, thì phần lớn
những giải pháp đưa ra vẫn chỉ vẫn là lý thuyết chung chung, ít có tính khả thi và hình như thiếu đi sự quyết tâm
của cơ quan chức năng và những người có trách nhiệm. Bởi trong thực tế hiện nay, sự giáo dục con người từ gia
đình, nhà trường đến xã hội, đang mang nặng tính chất giáo điều, khuyên răn, mà chưa làm cho mọi người nhận
thức sâu sắc, cảm thấy có trách nhiệm tự giác hoặc bắt buộc con người phải tuân thủ nếp sống có văn hố.


Khơng hiểu vơ tình hay hữu ý, nhưng hình như chúng ta đang đánh mất dần những giá trị văn hố, có nghĩa là
chúng là đang dần tự đánh mất mình, đánh mất cả mơi trường sống tốt đẹp để chuốc lấy sự lo âu về mất an tồn,
an ninh trong cuộc sống. Cách ứng xử mang tính áp đặt từ trên xuống, lời nói khơng đi đơi với việc làm đã khiến
cho việc thực hiện văn hóa ở nhiều người, nhiều nơi trở nên giả dối, người nói thì cứ nói, người làm thì cứ làm,
người thờ ơ khơng làm thì cũng chẳng sao. Khi đứng trước những sự chướng tai gai mắt người ta thường so
sánh: “Ngày xưa ấy à…”, hay: “Ngày xưa thế này, ngày xưa thế nọ…” đến nỗi có một câu mong ước cửa miệng
của khơng ít người nuối tiếc về một thời: “Bao giờ cho đến ngày xưa”. Nhiều người đã chạnh lòng trước những
trăn trở thường nhật của người Hà Nội. Thương lắm Hà Nội ơi! Hà Nội bây giờ nhiều người cho rằng nó chỉ đẹp
trong mơ, để lại cho mỗi người yêu Hà Nội bao luyến tiếc về những giá trị văn hoá đất Thăng Long đã bị mất đi,
để rồi bao nhiêu mong muốn giá như tính cách người Hà Nội lại đẹp như xưa, giá như không có bọn tham nhũng,
chỉ biết tàn phá, mà khơng chú tâm bảo vệ những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, để những giá trị văn hoá
ngày càng tốt đẹp hơn trở thành hiện thực.


Từ sự thật nghiệt ngã này, thiết nghĩ ngay từ bây giờ, các cấp, các ngành, các đồn thể cần có biện pháp giáo
dục để mọi người hiểu rằng nền tảng của văn hóa chính là cái tâm trong sáng, lành mạnh của mỗi người. Đó là
làm sao cho mọi người thực sự tôn trọng danh dự, tôn trọng nhân cách và lợi ích của con người, của tổ chức,
cộng đồng, của xã hội. Đồng thời, tự mỗi người phải có lịng tự tôn, tự trọng và trách nhiệm với người khác, đó
chính là lẽ sống, cách sống và tư chất cần có của người Hà Nội muốn đạt đến độ thanh lịch, văn minh và hiện đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Nội thanh lịch theo hướng văn minh và hiện đại, thì chúng ta cần phải kiên trì giáo dục sao cho có tính thuyết
phục, để làm cho mỗi người tự thay đổi ý thức, cách ứng xử, hành vi có văn hóa của mình ngay từ trong gia đình,
nhà trường, ở tổ dân phố, khu dân cư, ở cơ quan công sở, nơi công cộng. Đặc biệt cần nêu cao cách giáo dục
bằng phương pháp nêu gương. Đó là người lớn làm gương tốt cho trẻ con, cán bộ làm gương tốt cho nhân viên,


cấp trên phải làm gương tốt cho cấp dưới, đảng viên làm gương tốt cho quần chúng, bố mẹ làm gương tốt cho
con cái, thầy cô giáo làm gương tốt cho học sinh… Có như vậy, người Hà Nội mới dần dần lấy lại sự văn minh và
thanh lịch vốn có từ thuở xưa. Phấn đấu để Hà Nội của chúng ta xứng đáng với danh hiệu thành phố vì hịa bình,
thành phố xanh - sạch - đẹp; xứng tầm với thành phố đã có bề dày một nghìn năm văn hiến. Nhưng để làm được
và giữ được danh hiệu đó, điều quan trọng nhất là ý thức của mọi người và cả của các cơ quan quản lý cùng tự
giác, cùng quyết tâm chung tay thực hiện. Đã đến lúc, người Hà Nội cần phải sống xứng đáng hơn với truyền
thống văn hoá của vùng đất Thăng Long, từ ý thức và hành động để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ tất cả những
giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, nhất là bảo vệ những thuần phong, mỹ tục, nếp sống thanh lịch, lối ứng xử
văn minh.


Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã và đang tuyên
truyền và từng bước khơi phục những giá trị văn hố truyền thống, phát triển văn hóa và xây dựng nhân cách
người Hà Nội văn minh, thanh lịch, hiện đại. Nhưng theo đánh giá của các cơ quan chức năng và của cả nhiều
người dân thì kết quả thực hiện cho đến hiện nay vẫn chưa được như mong muốn. Vì vậy, chúng ta cần có những
biện pháp tích cực hơn nữa để nâng cao nhận thức của mọi người, mà bắt đầu thực hiện từ trên xuống dưới, từ
đảng viên tới quần chúng, từ trong nhà trường đến gia đình và xã hội. Chúng ta cần xử lý nghiêm khắc những
phần tử thoái hố biến chất trong các cơ quan cơng quyền, cơ quan hành chính sự nghiệp những cán bộ chỉ nói
mà khơng làm. Kiên quyết loại trừ các thói hư tật xấu, các hủ tục đã tồn tại khá lâu và đang có nguy cơ phát triển
trong nhân dân. Thực hiện nghiêm các qui định của Đảng và Nhà nước, quyết tâm làm lành mạnh hoá các hoạt
động văn hoá, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên mắc sai phạm trong những qui định về nếp sống văn hoá.
Nếu làm được như vậy thì chắc chắn văn hố và tính cách người Hà Nội sẽ có những chuyển biến tích cực, xứng
đáng với những kỳ vọng của nhân dân cả nước./.


<b>Nguyễn Đắc Hưng </b>


<b>LTS: Cuộc thi tìm hiểu “Thăng Long - Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng” là hoạt động chính thức</b>
<b>trong Chương trình các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ</b>


<b>phê</b> <b>duyệt.</b>



Cuộc thi này được Ban chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và UBND TP Hà Nội chỉ đạo;
do Báo Hànộimới khởi xướng, phối hợp với Ban Tuyên giáo TƯ Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Vụ
Tun truyền Ban Tuyên giáo TƯ, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Văn phịng Ban chỉ đạo
Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào
tạo Hà Nội tổ chức. Đây là cuộc thi có quy mơ rộng rãi, mở rộng tới mọi cán bộ, đoàn viên, thiếu niên, học sinh,
sinh viên và nhân dân cả nước; người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài cũng như
người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam. Nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu, tham gia hưởng
ứng cuộc thi, Báo Hànộimới xin tiếp tục giới thiệu thể lệ và 12 câu hỏi trắc nghiệm của cuộc thi.


<b>Câu hỏi 1: Trong bài “Chiếu dời đơ”, Hồng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng</b>
<b>Long?</b>


a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.


b. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.


c. Có núi cao sơng dài.


d. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.


<i>Luận</i> <i>bàn</i> <i>câu</i> <i>1:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Thế thì, cũng chắc chắn là ta phải tìm đọc lại văn bản gốc của “Chiếu dời đô”. Văn


bản này được lưu trữ trong bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”(phần “Bản ký”, quyển 2,


tờ 26). Bản dịch ra tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội – Hà Nội, 1988,


in ở trang 241, tập 1.



Bức Chiếu dời đô tại Đền Đô


Xem kỹ văn bản được cho là của vua Lý Thái Tổ này, ta thấy Người khai sinh Kinh đơ Thăng Long nói đất này có


rất nhiều lợi thế quan trọng. Nhưng Ban Tổ chức cuộc thi chỉ nêu ra 4 điều thôi:
a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Luận điểm này có nguyên văn trong văn bản “Chiếu dời đô”.
b. Được thế rồng cuộn hổ ngồi. Bản dịch Việt ngữ của “Chiếu dời đơ” cũng có câu này. Cịn ngun văn Hán ngữ
thì đó là: “Long bàn Hổ cứ”. Đây là 4 chữ của thuật phong thủy, nói về một thế đất rất quý, là nơi ở của Rồng và


Hổ (những vật tượng trưng cho sức mạnh và hiển vinh).


c. Có núi cao sông dài.Nguyên văn Hán ngữ của “Chiếu dời đô”, ở đoạn nói về sơng và núi, chỉ viết là: “Tiện giang
sơn hướng bội chi nghi”. Bản dịch Việt ngữ (H.1988) in thành câu rằng: “Tiện hình thế núi sơng sau trước”. Nên
dịch lại là: “Có vị thế thuận tiện nhìn ra sơng, tựa vào núi”. Đây là nói về vị thế chiến lược (quân sự) rất lợi hại của
Thăng Long. Khơng phải nói về “núi cao sơng dài” của đất này. Ngờ rằng đây là “cái bẫy” của Ban Tổ chức cuộc
thi.


d. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Câu này có trong nguyên bản “Chiếu dời đô”.


<b>Câu hỏi 2: Tòa thành cổ nhất trên đất Thủ đơ là tịa thành nào?</b>


a. Thành Đại La.


b. Thành Cổ Loa.


c. Thành cổ Sơn Tây.


d. Thành cổ Hà Nội.


<i>Luận</i> <i>bàn</i> <i>câu</i> <i>2:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

miền đất cổ, vốn cũng đã sẵn có nhiều thành cổ được xây dựng ở đấy rồi, cho nên


càng thêm nhiều di sản thành cổ.




Tuy nhiên, Ban Tổ chức cuộc thi chỉ nêu ra 4 tòa thành cổ trong số rất nhiều di sản quí báu này của Thủ đơ:
a. Thành Đại La. Đây là tịa thành được “Chiếu dời đơ” của Lý Thái Tổ nói đến, với tên gọi nguyên văn là: “Cao
vương cố đô Đại La thành” (Thành Đại La – đô cũ của vua họ Cao). Nhân vật “Cao Vương” ở đây là Cao Biền –
Kinh lược sứ của nhà Đường. Cao Biền được vua nhà Đường cử sang đất Việt đầu tiên là để chống giặc Nam
Chiếu. Thành Đại La được xây dựng năm 866 để làm nhiệm vụ ấy.
b. Thành Cổ Loa. Tòa thành kỳ vĩ này, gọi thế vì cịn vết tích ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh. Ba chức năng quan
trọng được thành Cổ Loa xưa thực hiện là: quân thành, thị thành, và đặc biệt là Kinh thành. Vì có đến 2 lần, Cổ
Loa là kinh đô nước Việt. Lần thứ nhất, ngay khi khởi dựng vào thế kỷ III trước Công nguyên, Cổ Loa là kinh đô
của triều đại An Dương Vương. Lần thứ hai, vào thế kỷ X, Cổ Loa là Kinh đô của Ngô Vương Quyền.
c. Thành cổ Sơn Tây. Đây là tòa thành mới được khôi phục ở thị xã Sơn Tây, sau gần 200 năm tồn tại như một
trung tâm hành chính – chính trị, đặc biệt là quân sự, của cả Xứ Đoài ngày xưa. Bởi vì khởi dựng vào năm Minh
Mệnh thứ ba (1822), thành cổ Sơn Tây xây bằng đá o theo kiểu Vơ băng, đến nay vẫn cịn dấu tích của 4 tịa dinh
thự - cơng đường của cả 4 vị quan đầu tỉnh Sơn hồi thế kỷ XIX là: Tổng đốc (sau là Tuần phủ), Bố chánh (Án sát),


Đề đốc và Đốc học.


d. Thành cổ Hà Nội. Đây là thuật ngữ có tính quy ước, để gọi cơng trình kiến trúc quân sự, xây đồ lên khu vực
Hoàng thành Thăng Long đời Lê, nhưng hơi co lại một chút, do vua Gia Long (đầu thời Nguyễn và đầu thế kỷ 19)
cho tạo dựng để làm thủ phủ của Bắc Thành (lúc này chưa có tỉnh Hà Nội, càng chưa có Thành phố Hà Nội).


Thành cổ Hà Nội hồn cơng xây đắp vào năm 1805.


<b>Câu hỏi 3: Ngôi “Làng hai Vua” ở phía Tây Thủ đơ - là q hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và</b>


<b>Ngô</b> <b>Vương</b> <b>Quyền,</b> <b>tên</b> <b>là</b> <b>gì?</b>


a. Nhị Khê.


b. Thủ Lệ.



c. Hạ Lơi.


d. Đường Lâm.


<i>Luận</i> <i>bàn</i> <i>câu</i> <i>3:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

làng nghề nổi tiếng, là quê hương của nhiều danh nhân, là chiếc nôi sinh thành của


nhiều sự tích diệu kỳ. Trong số này, Ban Tổ chức nêu ra 4 ngôi làng cổ:


a. Làng Nhị Khê. Thuộc huyện Thường Tín phía Nam Thủ đô Hà Nội. Đây là một


làng nghề cổ nổi tiếng: nghề tiện. Phố Tố Tịch (thuộc quận Hoàn Kiếm) xưa còn


gọi là “Hàng Rũi Tiện”do bởi dân làng nghề tiện Nhị Khê ra đây hành nghề, mở


phố. Gần ngay phố này là phố Lương Văn Can. Đây là tên của một danh nhân Nhị


Khê, có ngơi nhà được chuyển dùng làm trường “Đông Kinh nghĩa thục” nổi tiếng


đầu thế kỷ XX. Nhưng Nhị Khê được biết đến hơn cả với tư cách là quê hương


của Anh hùng dân tộc – danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Ngơi đền chính


thờ Nguyễn Trãi ln thơm ngát khói hương sùng mộ, cũng được gọi bằng tên:



đền

Nhị

Khê.



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Cổng làng cổ Đường Lâm


d. Làng Đường Lâm. Thuộc thị xã Sơn Tây. Đây là ngôi làng Việt cổ nổi tiếng, giá trị như đô thị cổ Hội An. Cùng
với đặc điểm kiến trúc những ngôi nhà nông thôn dùng nguyên vật liệu là đá ong làm tường, Đường Lâm cịn sở
hữu nhiều kiến trúc tơn giáo - tín ngưỡng nổi tiếng: chùa Mía, đình Mơng Phụ, nhà thờ sứ thần Giang Văn Minh…
Đặc biệt có di tích đền thờ, lăng mộ của Anh hùng dân tộc – Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, và Anh hùng dân tộc
– Ngô Vương Quyền cùng cả những chứng tích huyền kỳ về cuộc đời và sự nghiệp của hai vị Anh hùng dân tộc
này (như: nơi đánh cọp, chỗ buộc voi, trường luyện võ…)


<b>Câu 4: Năm 1010, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã cho xây Tịa chính điện Càn Ngun của Kinh đô Thăng Long ở</b>



<b>trên</b> <b>cao</b> <b>điểm</b> <b>nào?</b>


a. Núi Cung.


b. Núi Nùng.


c. Núi Khán.


d. Núi Sưa.


<i>Luận</i> <i>bàn</i> <i>câu</i> <i>4:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

trong số đó. Nó làm vẻ vang cho cao điểm được chọn để xây dựng chính điện. Cịn cao điểm được chọn làm nền
xây dựng chính điện, thì cũng đem vị thế của mình mà làm oai cho kiến trúc cung đình ở bên trên nó.


a. Núi Cung


Cứ như tên gọi này của núi, thì hẳn đã phải có một cung điện được xây dựng ở đây. Khảo sát gò đất được gọi
bằng tên “Núi Cung” đang ở giữa hai phường Đội Cấn và Ngọc Hà (quận Ba Đình), thấy cịn có nhiều di tích và
vật liệu kiến trúc cổ. Nhưng chủ yếu là những viên gạch mang đặc trưng của gạch thời Lê. Mà chính điện Càn


Ngun thì lại là cơng trình của thời Lý.


b. Núi Nùng


Rất nhiều người nhầm khi gọi quả gò đất đang thấy ở trong vườn Bách Thảo bằng tên này. Nhưng thực sự núi
Nùng không bao giờ ở trong vườn Bách Thảo, mà ln ở chính tâm tịa “Thành cổ Hà Nội”, cũng như là ở chính
tâm Hồng thành (thực ra là Cấm thành) Thăng Long. Hiện đang còn 4 con rồng đá (tạc năm 1467) trườn từ tịa
chính điện Kính Thiên của triều Lê, khởi dựng từ năm 1428 trên đỉnh núi. Tịa chính điện này là hậu thân của tịa
chính điện Thiên An (khởi dựng năm 1029). Và đến lượt mình, Thiên An là hậu thân của tịa chính điện Càn



Nguyên (khởi dựng năm 1010).


c. Núi Khán


Ngọn núi này, nay khơng cịn nữa. Nhưng trên bản đồ cổ, thì thấy ngọn núi có ghi 2 chữ chú thích “Khán Sơn”
này, được vẽ ở vị trí góc Tây Bắc “Thành cổ Hà Nội” (phía trước cổng Phủ Chủ tịch bây giờ). Lại căn cứ vào tên
gọi của núi thì biết chắc rằng ngày xưa trên núi có xây khán đài, để nhà vua xem (duyệt) quân. Và vị vua đó là: Lê


Thánh Tơng


d. Núi Sưa


Tên núi (sơn danh) cũng là tên một lồi cây (mộc danh). Đó là cây Sưa – cho gỗ quý, dùng được vào nhiều việc.
(Bọn “Sưa tặc” gần đây hay vào giữa phố phường Hà Nội, cưa trộm những cây này đem bán, là vì thế). Quả núi
xưa kia trồng nhiều cây Sưa này, bây giờ đang ở trong vườn Bách Thảo (và hay bị nhầm thành núi Nùng). Trên
núi có đền thờ “Huyền Thiên Hắc Đế” (gốc là một trẻ nhỏ trong làng trèo cây ngã chết vào giờ thiêng nên hóa


thành thần).


<b>Câu hỏi 5: Những cơng trình nào trong “Tứ đại khí” nước Đại Việt thời Lý - Trần đã được tạo tác ở Thăng</b>
<b>Long?</b>


a. Tháp Báo Thiên.


b. Chuông Quy Điền.


c. Tượng Quỳnh Lâm.


d. Vạc Phổ Minh.



<i>Luận</i> <i>bàn</i> <i>câu</i> <i>5:</i>


“Tứ đại khí” là cách gọi tắt của “An nam tứ đại khí” (Bốn vật khổng lồ của nước “An Nam”) – theo cách gọi của
người phương Bắc. Bốn vật khổng lồ của nước Đại Việt thời Lý Trần (khiến người phương Bắc cũng phải ca ngợi)
này được tạo tác theo tinh thần và khí thế rồng bay lên - Thăng Long (Lý) và “hào khí Đông A” (Trần).
Ban tổ chức cuộc thi đã kể ra chính xác bốn vật khổng lồ đó:
a. Tháp Báo Thiên. Đây là ngọn Tháp có tên là “Đại Thắng Tư Thiên” nhưng vì là Tháp của chùa “Sùng Khánh
Báo Thiên” nên được quen gọi theo tên chùa là “Tháp Báo Thiên”. Vua Lý Thánh Tông là người cho xây dựng
Tháp vào năm 1057. Tài liệu cũ cho biết tháp có nhiều tầng, cao vài chục trượng (60-80m) và được xem như cây
“Kình Thiên Trụ” (cột chống trời) của Kinh đơ Thăng Long. Tháp nay khơng cịn nữa, khu Nhà thờ lớn Hà Nội xây
dựng vào cuối thế kỷ XIX đang chồng lên nền cũ của Tháp Báo Thiên.
b. Chng Quy Điền. Dịch nơm ra thì đây có nghĩa là “Chuông Ruộng Rùa”. Nguyên thủy của cái tên gọi kỳ lạ này


là như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

tâm Phật giáo và Phật học lớn thời Lý Trần. Sách “Tam tổ thực lục” chép: đệ nhị tổ Trúc Lâm Pháp Loa là người
đúc pho tượng này vào năm 1327 đời Trần. Nhưng nhiều tài liệu khác nói rằng sư Nguyễn Minh Khơng
(1066-1141) mới chính là người đúc pho tượng này vào thời Lý. Tượng cao đến nỗi từ cách xa chùa Quỳnh Lâm hàng
chục dặm vẫn thấy đầu tượng nhô cao vượt lên trên rặng cây cổ thụ mọc quanh chùa.
d. Vạc Phổ Minh. Đây là chiếc vạc tượng trưng cho sức mạnh và sự bền vững của Vương triều – đặt ở chùa Phổ
Minh, trong khu hành cung Thiên Trường (Tức Mặc – Nam Định) của triều Trần. Vạc to đến nỗi – theo truyền ngơn
– có thể bỏ ngun một con trâu mộng vào luộc, cịn trẻ con thì chạy chơi quanh và trên thành vạc thoải mái!


<b>Câu hỏi 6: Trong khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, di sản nào là của thời Lê?</b>


a. Khuê Văn Các.


b. Đại Bái Đường.



c. Nhà Thái Học.


d. Bia Tiến Sỹ.


<i>Luận bàn câ</i>


<i>u</i>


<i>:</i>

Lễ hội giao lưu du học sinh đón chào Xuân 2010 tại sân Văn Miếu



Khu Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội là di sản văn hóa hàng đầu và là niềm tự hào lớn lao của đất và người Kinh
kỳ - Thủ đô, cũng như là của cả nước Việt ta.Những hạng mục làm nên di sản văn hóa quý giá này rất nhiều và là


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

a. Kh Văn Các. Cơng trình kiến trúc đẹp và giàu ý nghĩa này đang có hình ảnh cách điệu được dùng làm biểu
tưởng cho Thành phố Hà Nội. Tán ra ý nghĩa của “Khuê Văn Các” thì đó là “Gác vẻ đẹp của sao Khuê – chủ về
văn học”. Đồng điệu và hài hòa với tổng thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội, nhưng kiến trúc này lại chỉ
mới được đặt (xây dựng) vào đây hồi đầu thời Nguyễn (đầu thế kỷ XIX)
b. Đại Bái Đường. Cơng trình kiến trúc hồnh tráng này là kiến trúc chính yếu của tồn khu di tích Văn Miếu –
Quốc Tử Giám Hà Nội – gồm hai lớp nhà chạy ngang hình chữ “Nhị”, phía trước là tịa nhà Tiền Bái, phía sau là
Hậu Cung. (Cũng có ý kiến cho rằng chỉ tịa Tiền Bái mới chính là Đại Bái Đường). Đây là cơng trình tích hợp
nhiều yếu tố kiến trúc, nghệ thuật, di vật…từ thời Lê – Trịnh (thậm chí từ thời Mạc) đến thời Nguyễn, với cả những


dấu ấn của sự sửa chữa, tôn tạo trong thời hiện đại.


c. Nhà Thái học. Đây là kiến trúc phỏng cổ, mới được xây dựng trong dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội,
đã nhận được giải thưởng kiến trúc. Nhưng vị trí xây dựng “Nhà Thái học” này thì chính là khu vực có điện Khải
Thánh (thờ cha mẹ Khổng Tử) từ thời Nguyễn. Còn trước đấy thì nơi này chính là Quốc Tử Giám qua các đời từ


Lý Trần đến Lê -Trịnh.



d. Bia Tiến sĩ. Đây là di sản nhiều giá trị nhất của toàn khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội và vừa được
UNESCO công nhận là Di sản ký ức nhân loại. Tất cả tới nay còn lại được là 82 tấm bia đá đặt trên lưng rùa để
“tiến sĩ đề danh” những người đỗ đạt đại khoa bắt đầu từ khoa thi tiến sĩ năm 1442 đến khoa thi tiến sĩ năm 1779.
Như thế tuyệt đại đa số bia tiến sĩ là thuộc thời Lê, chỉ có 1 bia là nói về khoa thi năm 1529 (thuộc thời Mạc) mà
thôi.


<b>Câu hỏi 7: Khu di tích Hồng thành Thăng Long có những giá trị nổi bật toàn cầu nào?</b>


a. Có tầng văn hóa khảo cổ học dầy và rộng nhất.


b. Là nơi diễn ra sự giao thoa văn hóa của phương Đông và thế giới.
c. Là trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt thời kỳ dài.
d. Liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa nghệ thuật của q trình hình
thành và phát triển quốc gia độc lập gần một thiên niên kỷ.


<i>Luận</i> <i>bàn</i> <i>câu</i> <i>7:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

linh là: tổ tiên đang hiện về cùng con cháu đúng vào dịp kỷ niệm Thăng Long –


Hà Nội nghìn năm tuổi.



Tầng văn hóa khảo cổ học ở đây dầy tới 3-4m, và có thể phân bố rộng đến hàng trăm hecta dưới lịng đất. Đó là
một di sản vơ cùng q giá, nhưng có thể chưa phải là tầng văn hóa khảo cổ học dầy và rộng nhất, so với nhiều


khu di tích khảo cổ học khác.


Tuy nhiên, dựa vào 6 tiêu chí đánh số từ I đến VI mà tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc nêu ra, như là điều
kiện để có thể được cơng nhận là di sản văn hóa (vật thể) của nhân loại, thì khu trung tâm Hoàng thành Thăng
Long – theo hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO - đáp ứng được các tiêu chí sau đây :
- Tiêu chí II: Là nơi diễn ra sự giao thoa các giá trị văn hóa của phương Đông và thế giới, biểu thị trong quy hoạch
Đô thị, tạo dựng cảnh quan, trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc và kỹ thuật xây dựng.


- Tiêu chí III: Là trung tâm chính trị văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt thời kỳ dài, từ đầu thế kỷ XI


đến thế kỷ XVIII.


- Tiêu chí VI: Có liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa, nghệ thuật, của
một quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập trong gần một thiên niên kỷ.


<b>Câu hỏi 8: Ngày 10 - 10 - 1954, đại quân ta đã tiến vào giải phóng Thủ đơ qua những cửa ơ nào?</b>


a. Ơ Quan Chưởng.


b. Ô Cầu Giấy.


c. Ô Cầu Dền.


d. Ô Chợ Dừa.


<i>Luận</i> <i>bàn</i> <i>câu</i> <i>8:</i>


Các cửa ơ là di sản văn hóa, kinh tế-xã hội đặc sắc của Thăng Long – Hà Nội. Cho đến giữa thế kỉ 20, vẫn cịn di
tích của hơn 10 cửa ô. Nhưng nhạc sĩ Văn Cao trong ca khúc nổi tiếng “Tiến về Hà Nội” nói: chỉ có “5 cửa ơ đón
mừng khi đồn qn tiến về” giải phóng Thủ đơ mà thơi. Cịn Ban tổ chức cuộc thi lại kể tên 4 cửa ô là :
a.Ơ Quan Chưởng. Tên gọi chính thức của ơ này là “ Đơng Hà Mơn”. Tên gọi đã nói rõ vị trí của ơ là nằm ở phía
Đơng của “Thành cổ Hà Nội” trông ra sông Hồng . Ngày 10-10-1954 khơng có cánh qn nào của bộ đội ta tiến


vào giải phóng Thủ đơ theo hướng Đơng cả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

c.Ơ Cầu Dền. Vị trí cửa ơ này nay ở chỗ phố Huế nối với phố Bạch Mai. Ngày 10-10-1954 cánh qn phía Nam
(bộ binh) tiến vào giải phóng thủ đô của ta xuất phát từ địa điểm tập kết “Việt Nam học xá” (nay là Phường Bách
Khoa) tiến qua Bạch Mai, sang phố Huế, qua Hồ Gươm, vòng lại quản khu “ Đồn Thủy” (các bệnh viện 108 và


“Hữu Nghị”), khu Đấu Xảo (Cung văn hóa Hữu Nghị) bây giờ.
d.Ơ chợ Dừa. Cịn có tên là “Ơ Cầu Dừa” hay là “Ơ Thịnh Hào”. Vị trí của cửa ô này, nay ở chỗ giao nhau của các
đường phố Tôn Đức Thắng, Nguyên Lương Bằng, Khâm Thiên, La Thành trông ra chỗ mới phát hiện “ Đàn Xã
Tắc”. Đây chỉ là chỗ mà cánh quân của đô đốc Long, trong chiến dịch giải phóng Thăng Long vào mùa Xuân năm
1789, sau khi hạ đồn Đống Đa của quân Thanh, đã tiến qua để kích bật đại quân của bại tướng Tôn Sĩ Nghị ra


khỏi kinh đô nước Việt.


<b>Câu hỏi 9: Năm 1966, từ địa điểm nào của Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đã phát biểu lời khẳng định chân lý</b>


<b>“Khơng</b> <b>có</b> <b>gì</b> <b>q</b> <b>hơn</b> <b>độc</b> <b>lập,</b> <b>tự</b> <b>do!”?</b>


a. Phủ Chủ tịch.


b. Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (trước Nhà hát lớn).
c. Quảng trường 1 tháng 5 (trước Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội).


d. Quảng trường Ba Đình.


<i>Luận</i> <i>bàn</i> <i>câu</i> <i>9:</i>


Quảng trường Ba Đình. Là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2-9-1945, khai sinh


nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Quảng trường 1-5. Là nơi diễn ra cuộc biểu tình lịch sử ngày 1-5-1938, làm rung động chế độ nô dịch của thực


dân đô hộ Pháp.


Quảng trường Cách mạng tháng 8. Là nơi diễn ra các sự kiện trung tâm của Cách mạng tháng 8 năm 1945. Cũng


là nơi mà ngày 17-7-1966 tuổi trẻ Thủ đơ được Thành đồn Hà Nội - nhận Chỉ thị của Thành ủy - tổ chức cuộc mít
tinh lớn hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân sắp tới ngày 20-7(ngày đấu tranh đòi thi hành hiệp
định Giơnevơ, thống nhất đất nước). Cuộc mít tinh bắt đầu từ lúc 7 giờ sáng, nhưng từ 6 giờ sáng thì Đài phát
thanh Tiếng nói Việt Nam đã cho phát sóng lời kêu gọi của Bác, trong đó có câu nói bất hủ: “Khơng có gì q hơn
Độc lập Tự do”, thể hiện quyết tâm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn thể dân tộc, và khẳng định chân lý


lịch sử của nhân loại tiến bộ.


Bác Hồ đã soạn bài nói có câu tun ngơn lịch sử này ở Khu nhà sàn trong Phủ Chủ tịch từ trước. Văn bản được
gửi cho một số đồng chí lãnh đạo đọc và góp ý kiến. Sau đó, Bác cho thu thanh lời đọc của mình ở một buồng nhỏ
trong tịa nhà chính của Phủ Chủ tịch. Băng ghi âm lời phát biểu của Bác sau đó được phát sóng trên Đài Tiếng
nói Việt Nam, để cuộc mít tinh ngày 17-7-1966 của tuổi trẻ Thủ đô tại quảng trường trước Nhà Hát Lớn (sau này
mang tên “Quảng trường Cách Mạng tháng Tám”) hưởng ứng.


<b>Câu hỏi 10: Trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên khơng” đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không</b>
<b>của đế quốc Mỹ vào Thủ đô, đã diễn ra vào năm nào?</b>


a. Năm 1968.


b. Năm 1972.


c. Năm 1973.


d. Năm 1975.


<i>Luận</i> <i>bàn</i> <i>câu</i> <i>10:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

-ném bom hủy diệt Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc, hòng “gây sức ép buộc Hà Nội phải trở lại bàn đàm
phán tại hội nghị Paris” chịu khuất phục trước thế lực và cuộc chiến tranh phản động của Mỹ như lời tuyên bố của



kẻ xâm lược.


Bằng một chiến dịch kéo dài 12 ngày đêm, quân dân Thủ đô cùng với quân dân toàn miền Bắc đã đập tan cả sức
mạnh lẫn ý chí xâm lược của kẻ địch, lập thành tích lớn lao bắn rơi 23 máy bay B52, 2 chiếc F111 và nhiều máy
bay phản lực khác, trong tổng số 81 máy bay (có 34 chiếc B52 và 5 chiếc F111) của địch bị hạ. Trận đánh này
xứng đáng so sánh với kết quả của trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954, kết thúc cuộc kháng


chiến thần thánh chống thực dân Pháp (1946-1954).


Ngôn ngữ thế giới đồng thuận với tiếng nói Việt Nam, trong khi gọi những chiến công vĩ đại trong cuộc Kháng
chiến chống Mỹ cứu nước do nhân dân ta lập được vào mùa xuân năm 1968 là “chiến dịch Tết” (Mậu Thân), gọi
những chiến công lập được vào năm 1973 là “ phá sản cuộc Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ”, lập được vào
năm 1975 là “Đại thắng mùa Xuân”, thì cũng đã chính xác và ấn tượng mà mệnh danh cho chiến công vĩ đại của
quân dân ta lập được vào năm 1972 – chủ yếu trên bầu trời Hà Nội - là trận “Điện Biên Phủ trên không”.


<b>Câu hỏi 11: Cùng với biểu tượng này (kèm ảnh biểu tượng “Người nắm tay nhảy múa”), vào năm 1999, vì</b>
<b>đã có thành tích là thành phố tiêu biểu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về quản lý đơ thị, bình đẳng</b>
<b>cộng đồng, gìn giữ mơi trường, thúc đẩy văn hóa giáo dục, đặc biệt là chăm lo cho công dân và thế hệ trẻ,</b>
<b>Hà Nội đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) trao tặng danh</b>


<b>hiệu</b> <b>nào?</b>


a. Thành phố của những giá trị nhân loại.


b. Thành phố Xanh - Sạch - Đẹp.


c. Thành phố Vì hịa bình.


d. Thành phố Di sản văn hóa thế giới.



<i>Luận</i> <i>bàn</i> <i>câu</i> <i>11:</i>


Xứng đáng với truyền thống “Thăng Long – Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng”, Thủ đơ nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý. Từ xa xưa đã có câu ca: “Chẳng thơm cũng thể
hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Vào thời Hà Nội cùng cả nước tiến hành cuộc kháng chiến
chống Mỹ, nhiều người nước ngoài đã “Ước mơ một sáng trở dậy thấy mình là người Hà Nội”, và gọi Hà Nội là


“Thủ đơ của lương tri lồi người”…


a. Thành phố của những giá trị nhân loại. Danh hiệu này có phổ rộng và tầm cao hơn
nhiều so với danh hiệu một thời Hà Nội và Việt Nam “Vì ba ngàn triệu người trên đời”
mà kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Có thể đây là ước vọng cho một tương lai


tốt đẹp chăng?


b. Thành phố xanh-sạch-đẹp. Danh hiệu này dường như sẽ thuộc về một đô thị đã hoàn
thiện và được sự đồng thuận rộng rãi của dư luận về thành tích tuyệt đối trong sự


nghiệp bảo vệ mơi trường.


c. Thành phố vì hịa bình. Danh hiệu này chỉ cần tổ chức UNESCO thấy đô thị nào tiêu
biểu ở một khu vực, về mấy phương diện: Quản lý đơ thị, bình đẳng cộng đồng, giữ gìn
mơi trường, thúc đẩy văn hóa giáo dục, chăm lo cho công dân và thế hệ trẻ, là được.


d. Thành phố Di sản văn hóa thế giới. Thủ đơ Hà Nội chỉ mới hoàn thành và gửi hồ sơ khoa học tới tổ chức
UNESCO để xem xét công nhận Di sản văn hóa thế giới cho khu di tích Hồng thành Thăng Long mà thôi.


<b>Câu hỏi 12: Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu “Thủ đô anh hùng” vào dịp nào? </b>


a. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.



b. Kỷ niệm 30 năm trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.


c. Kỷ niệm 50 năm giải phóng Thủ đơ.


d. Kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội.


<i>Luận</i> <i>bàn</i> <i>câu</i> <i>12:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

a. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. Đó là năm 2000, kết thúc cả Thiên niên kỷ II, mở ra Thiên niên kỷ thứ
III. Đúng vào năm này, Thăng Long – Hà Nội, trịn 990 tuổi, chính là dịp diễn tập để chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm
1000 năm Thăng Long – Hà Nội, sẽ được tiến hành 10 năm sau đấy. Nhân dịp này, nhiều danh hiệu cao quý đã
được trao tặng cho Thủ đô, trong đó có danh hiệu mà lời tuyên dương kèm theo đã nói rõ, là: “Kết quả của tinh
thần lao động, chiến đấu, sáng tạo được kết tinh từ bao đời nay” và : “Gắn với những thắng lợi trong cuộc kháng


chiến, xây dựng và bảo vệ tổ quốc” của Hà Nội.


b. Kỷ niệm 30 năm trận Hà Nội- “Điện Biên Phủ trên khơng”. Đó là năm 2002. Suốt cả năm này, đặc biệt là trong
tháng Chạp, đúng 30 năm sau trận Hà Nội cùng cả nước đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng khơng qn của
đế quốc Mỹ, đã có rất nhiều hoạt động quan trọng, nhưng chủ yếu là nhằm nghiên cứu, biểu dương chiến thắng


lớn lao này.


c. Kỷ niệm 50 năm giải phóng Thủ đơ. Đó là vào năm 2004. Nửa thế kỷ sau giải phóng, đây là lúc chính yếu để
xem xét và biểu dương những phương diện, thành tựu đã đạt được, để chuẩn bị những việc làm cho bước phát


triển tiếp theo của Thủ đô.


d. Kỷ niệm 995 năm Thăng Long – Hà Nội. Đó là năm 2005. Lúc này, những hoạt động trên hướng nói về phẩm
chất anh hùng đặc trưng của Thủ đô, đều chủ yếu nhằm vào sự khẳng định, biểu dương và làm rõ các vẻ đẹp,


tầm quan trọng của danh hiệu cao quý “Thủ đô Anh hùng” mà Hà Nội đã vinh dự được nhận rồi.


<b>Phần II: Câu hỏi tự luận</b>



Bạn viết một bài khơng q 1.000 từ (theo thể bình luận, nêu cảm nghĩ, cảm tưởng...) của


bạn về những câu mở đầu trong bài hát "Người Hà Nội" của Nguyễn Đình Thi: "Đây Hồ Gươm,


Hồng hà, hồ Tây/Đây lắng hồn núi sông ngàn năm..."



Riêng trong âm nhạc, chỉ với 2 bài hát <i>Diệt phát xít </i>và<i> Người Hà Nội </i>, Nguyễn Đình Thi cũng xứng đáng được tôn
vinh là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của nước ta. ( Ngồi 2 bài này, ơng cịn sáng tác phần lời của 2 ca
khúc <i>Nhớ</i> (nhạc Hoàng Vân) và <i>Lá đỏ</i> (nhạc Hồng Hiệp) đều rất quen biết với cơng chúng yêu âm nhạc.
Nguyễn Đình Thi sáng tác <i>Người Hà Nội</i> vào năm 1947. Đó là thời điểm hết sức khó khăn của nhân dân ta, khi
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa mới được lãnh tụ Hồ Chí Minh phát động( ngày 19/ 12/ 1946). Chúng
ta vẫn gọi đây là giai đoạn phòng ngự với việc thực hiện vườn không nhà trống ở những nơi giặc xâm chiếm để
cản bước tiến của chúng. Tại Thủ đô Hà Nội, chiến luỹ được dựng lên ở nhiều đường phố và những đội quân cảm
tử đã sẵn sàng tất cả cho Tổ Quốc quyết sinh. Cả thủ đô ngập trong máu lửa và hừng hực lịng căm thù, sơi sục ý
chí quyết chiến quyết thắng. Vậy mà mở đầu bài hát, nhạc sĩ đã không phản ánh ngay điều đó ( ơng dành biểu
hiện ở phần sau của tác phẩm) mà như người hoạ sĩ phác hoạ một gam màu thật tươi sáng về Thủ đô ngàn năm
văn vật: <i>“Đây Hồ Gươm, Hồng Hà. Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây</i>
<i>Hà Nội mến yêu…”</i>. Nét nhạc ở phần đầu dàn trải thoáng đãng, đã được vút lên gieo vào lịng người nghe cái gì
đó thật linh thiêng thanh cao với việc nhắc lại những cái tên của Thủ đơ từng mang trong q khứ. Có thể coi đó
như một khúc trổ, như sự chuẩn bị về tâm ký, cảm xúc cho người nghe để ngay sau đó đón nhận bức tranh hồnh
tráng của Thủ đơ lửa máu: <i>“ Hà Nội cháy khỏi lửa ngập trời. Hà Nội hồng ầm ầm rung. Hà Nội vùng đứng lên! </i>
<i>Sông Hồng reo! Hà Nội vùng đứng lên!”S</i>au chuỗi âm thanh <i>“Hà Nội mến yêu” </i>kết thúc đoạn trổ như vừa nói gieo
vào lịng người tình cảm tha thiết sắt son là 1 quãng 6 được tác giả tạo dựng khá đột ngột theo hướng vút lên: <i>“ </i>
<i>Hà Nội cháy”.</i> Và âm thanh “cháy” lại được ngân dài diễn tả cuộc chiến đấu đã bắt đầu, giờ quyết liệt đã điểm. Xin
tạm thời quên đi những êm đềm, hào hoa của Hà Nội vui tươi vàng son, với những <i>“ nước Hồ Gươm xanh thắm </i>
<i>lòng, bóngTháp Rùa thân mật êm ấm lịmg”, những “tíu tít gánh gồng đây ô Chợ Dừa, kia ô Cầu Dền”</i>và những<i> “ </i>
<i>bồi hồi chàng trai, những đôi mắt nào…”</i> để bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ theo hiệu triệu của vị
cha già dân tộc.



<i>Người Hà Nội</i> là một bài hát được tác giả viết ở hình thức khá tự do, khơng tn thủ một khn mẫu, kiểu, dạng
(mo de) nào trong những khúc thức quen thuộc thường quy định cho thể ca khúc. Có thể coi đó là một trường ca,
giống như trường ca <i>Sông Lô</i> của Văn cao . (Sau này, các nhạc sĩ ít trở lại hình thức ca khúc này, ngoại trừ <i>Bài </i>
<i>ca người thợ mỏ </i>của Hoàng Vân sáng tác những năm 60 của thế kỷ trước). Bài hát của Nguyễn Đình Thi khơng
hồn tồn theo cái tuần tự kết cấu thông thường mà nhiều người viết trường ca vẫn làm: Mở đầu là Hà Nội thơ
mộng, tiếp theo là khói lửa chiến đấu, rồi kết thúc là chiến thắng ca khúc khải hoàn. Tất nhiên cái lơ gíc đó là hồn
tồn hợp lý. Và trên đại thể, tác giả <i>Người Hà Nội</i> cũng tuân thủ. Nhưng ông cũng rất sáng tạo khi cho đan xen
trong bài hát của mình những cảnh của quá khứ và hiện tại, những chi tiết hình ảnh của Thủ đơ n vui và chiến
tranh khói lửa. Xử lý này đã đem đến cho người nghe những xúc cảm phong phú, đa chiều…


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

cuộc chiến thắng mà thật đặc biệt. Ở đó có sự hiện diện bằng hình ảnh vị lãnh tụ kính u của dân tộc, trong đó
nổi bật là đơi mắt sáng và mái tóc bạc phơ của Người cùng với một nụ cười- nụ cười của cả nước non và nụ cười
của người cha vĩ đại. Và khép lại một bài hát dài chỉ còn lại tiếng cười- tiếng cười của ngày về chiến thắng. Tiếng
cười vang, rạng rỡ ấy lại được ngập trong một rừng cờ tạo nên bức tranh hồnh tráng về tầm vóc, tư thế của Thủ
đơ Hà Nội- cũng đồng thời là cả dân tộc Việt Nam.


Một lần tiếp xúc với Nguyễn Đình Thi, tơi được ông cho biết: Mặc dù đã có bài <i>Diệt phát xít</i> ra đời trước Cách
mạng tháng 8/1945 đã rất nổi tiếng nhưng ơng khơng nghĩ mình là nhạc sĩ mà tự cho mình chỉ là người u thích
âm nhạc. Đến năm 1947, với tình yêu Hà Nội da diết, ông tràn ngập cảm xúc trước Thủ đô ngút trời khói lửa, gồng
mình lên bước vào cuộc kháng chiến, ơng muốn vẽ một bức tranh tồncảnh đó, nhưng bằng âm thanh chứ khơng
bằng màu sắc. Ơng viết nhanh đến nỗi không ghi ra giấy kịp cảm xúc của mình. Những nốt nhạc cứ tn trào trên
phím đàn. và đến khi hồn thành, ơng tự thấy bài hát quá dài, rất muốn cắt bớt cô lại cho hàm súc, gọn gàng hơn,
nhưng không biết cắt chỗ nào, vì cảm xúc liền mạch thơng suốt. Cuối cùng ơng đành cứ để như vậy...


Từ khi ra đời đến nay, <i>Người Hà Nội </i>luôn phát huy tác dụng ở mọi thời điểm lịch sử. Đó là một trong những tác
phẩm âm nhạc có giá trị lớn nhất viết về Thủ đô. Hai nét hào hoa và anh hùng luôn là đặc điểm của Hà Nội,
củangười Thủ đô đã được biểu hiện hài hoà nhuần nhuyễn trong bài hát.


Các thế hệ người Việt Nam sau này có thể có nhiều người khơng biết đến cái tên Nguyễn Đình Thi, nhưng chắc


chắn ai cũng biết và ưa thích <i>NgườiHà Nội. </i>Đó là hạnh phúc lớn nhất của người sáng tác mà khơng niềm vinh
quang nào có thể thaythế.


ĐÁP ÁN CUỘC THI TÌM HIỂU 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI


Thứ tư, 14/04/2010 09:20 am



Phần câu hỏi trắc nghiệm:



Câu 1: Trong bài “Chiếu dời đơ”, Hồng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào


của đất Thăng Long?



a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.


b. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.



c. Có núi cao sơng dài.



d. Mn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.


Đáp án: a, b, d.



Câu 2: Tịa thành cổ nhất trên đất Thủ đơ là tịa thành nào?


a. Thành Đại La.



b. Thành Cổ Loa.


c. Thành cổ Sơn Tây.


d. Thành cổ Hà Nội.


Đáp án: b.



Câu 3: Ngơi “Làng hai Vua” ở phía tây Thủ đô - là quê hương của Bố Cái Đại Vương


Phùng Hưng và Ngơ Vương Quyền, tên là gì?




</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Câu 4: Năm 1010, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã cho xây Tịa chính điện Càn Ngun của


Kinh đô Thăng Long ở trên cao điểm nào?



a. Núi Cung.


b. Núi Nùng.


c. Núi Khán.


d. Núi Sưa.



Đáp án: b.



Câu 5: Những cơng trình nào trong “Tứ đại khí” nước Đại Việt thời Lý - Trần đã được


tạo tác ở Thăng Long?



a. Tháp Báo Thiên.


b. Chuông Quy Điền.


c. Tượng Quỳnh Lâm.


d. Vạc Phổ Minh.


Đáp án: a, b.



Câu 6: Trong khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, di sản nào


là của thời Lê?



a. Khuê Văn Các.


b. Đại Bái Đường.


c. Nhà Thái Học.


d. Bia Tiến Sĩ.


Đáp án: d.



Câu 7: Trong khu di tích Hồng thành Thăng Long có những giá trị nổi bật tồn cầu nào?


a. Có tầng văn hóa khảo cổ học dầy và rộng nhất.




b. Là nơi diễn ra sự giao thoa văn hóa của phương Đơng và thế giới.



c. Là trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt thời kỳ dài.


d. Liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa nghệ


thuật của quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập gần một thiên niên kỷ.


Đáp án: b, c, d.



Câu 8: Ngày 10. 10.1954, đại quân ta đã tiến vào giải phóng Thủ đơ qua những cửa ơ


nào?



a. Ô Quan Chưởng.


b. Ô Cầu Giấy.


c. Ô Cầu Dền.


d. Ô Chợ Dừa.


Đáp án: b, c.



Câu 9: Năm 1966, từ địa điểm nào của Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đã phát biểu lời khẳng


định chân lý “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do!”?



a. Phủ Chủ tịch.



b. Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (trước Nhà hát lớn).


c. Quảng trường 1 tháng 5 (trước Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội).


d. Quảng trường Ba Đình.



Đáp án: a.



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

bằng đường không của đế quốc Mỹ vào Thủ đô, đã diễn ra vào năm nào?


a. Năm 1968.




b. Năm 1972.


c. Năm 1973.


d. Năm 1975.


Đáp án: b.



Câu 11: Cùng với biểu tượng này (kèm ảnh biểu tượng “Người nắm tay nhảy múa”), vào


năm 1999, vì đã có thành tích là thành phố tiêu biểu ở khu vực châu Á - Thái Bình


Dương về quản lý đơ thị, bình đẳng cộng đồng, gìn giữ mơi trường, thúc đẩy văn hóa


giáo dục, đặc biệt là chăm lo cho công dân và thế hệ trẻ, Hà Nội đã được Tổ chức Giáo


dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu nào?


a. Thành phố của những giá trị nhân loại.



b. Thành phố Xanh - Sạch - Đẹp.


c. Thành phố Vì hịa bình.



d. Thành phố Di sản văn hóa thế giới.


Đáp án: c.



Câu 12: Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu “Thủ đơ anh hùng” vào dịp nào?


a. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.



b. Kỷ niệm 30 năm trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.


c. Kỷ niệm 50 năm giải phóng Thủ đơ.



d. Kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội.



Tôi muốn khắc họa hình ảnh của Thăng Long Hà Nội qua thời chiến tranh và thời thanh bình


hơm nay. Tơi đã chọn được 70 bài. Và, để đi song song với Sử ca tôi chọn Hùng ca.




<i>Trong biến cố của lịch sử đâu là những ca khúc oai hùng cho Hà Nội?</i>



Trong 70 ca khúc song song với Sử ca có thể kể ra như Đàn chim Việt của Văn Cao, nói về thời


những người lính Hà Nội ra đi, nhập vào cuộc kháng chiến miền Nam, hay Du kích sơng Thao


của Đỗ Nhuận là để nói khát vọng của người Hà Nội sẽ trở về Hà Nội trong những ngày kháng


chiến. Lại có những bài như Hoan hơ bộ đội giải phóng Thủ đơ của Nguyễn Văn Quỳ để nói về


Thủ đơ Hà Nội được giải phóng. Và cùng cái thời đó có nhiều những bài hát hát khác như Quân



về Hà Nội của Hồng Dương, Ba Đình lịch sử của Dỗn Nho...



<i>Tiếp theo là Hoan ca?</i>



Thì Hà Nội là nơi tập trung những nỗi khổ đau và những niềm vui sống rất đặc trưng nên có phải


có Hoan ca. Đó là những bài hát mang tâm trạng rất Hà Nội. Trong đó tơi chọn và sắp xếp theo 5


chủ đề: Hà Nội ca: 74 bài. Ca Hà Nội: 92 bài. Hà Nội phố: 40 bài. Hà Nội sông: 27 bài. Hà Nội hồ:



</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i>Thật là thú vị, và tiếp theo Hoan ca là Mùa ca?</i>



Tất nhiên rồi. Nếu con sông Hồng, hồ Gươm, hồ Tây hay các con phố của Hà Nội đã làm nên


những ấn tượng không thể phai mờ, những ấn tượng đặc biệt làm nên cảm xúc đặc biệt cho các


nhạc sĩ thì những mùa đi qua Hà Nội cũng như vậy. Tôi chọn được 173 bài mô tả các mùa xuân,



hạ, thu, đơng ở Hà Nội.



<i>Thế cịn Tình ca?</i>



Hà Nội đã đi qua các thời kỳ, nhìn theo tác phẩm âm nhạc thì có: thời tiền chiến, thời kháng


chiến và thời thanh bình. Thời tiền chiến tơi chọn được 12 bài. Thời kháng chiến chống Pháp


chọn được 76 bài. Thời chống Mỹ thì rất hiếm hoi Tình ca. Chúng ta mới biết đến Gửi người em


gái miền Nam của Đoàn Chuẩn, Quê tơi của Lưu Cầu, Tình ca của Hồng Việt. Bài Hoa sữa của



Hồng Đăng nữa, ít người biết rằng đó là bài tình ca cuối cùng của thời chống Mỹ. Tơi phát hiện



thêm những Tình ca của Băng Hải, Một lần qua nhà em của Ngọc Thanh, thơ Hồng Trung


Thơng..., tơi chọn được 14 bài. Cịn Tình ca thời thanh bình, tơi chọn được hẳn 180 bài. Thời kỳ


này phải trọng đến các tác giả như: Hữu Xuân, Trần Tiến, Dương Thụ, Phú Quang, Giáng Son...



Hết sức thú vị đấy.



<i>Vâng. Cịn Nhi ca thì sao, thưa ơng?</i>



Nhi ca cũng là phần rất hay, tơi chọn được 140 bài. Thì ở đấy xuất hiện các tác giả lớn như:


Phong Nhã, Hồng Vân, Phạm Tun, Nguyễn Đức Tồn...



<i>Nói tóm lại đều là những ca khúc viết về Hà Nội?</i>



Như đã nói, đó là những tác phẩm mang tinh thần Hà Nội. Ví dụ như bài của Đức Quỳnh phổ


thơ Nguyễn Bính, Thoi tơ chẳng hạn, khơng phải là một vùng tơ Hà Nội mà không gian âm nhạc


rất Hà Nội, cũng như vậy, rất nhiều bài hát mang âm hưởng Hà Nội, khơng khí, khơng gian, tinh


thần, tâm trạng Hà Nội. Chẳng hạn, Tình ca Hồng Việt được viết tại Hà Nội, nhưng bài khác lại


được viết từ một người rời Hà Nội ra đi. Tơi có quan niệm Hà Nội là Thủ đô chung của cả nước,


của mọi người, thì mọi người đều muốn thấy Hà Nội của họ trong âm nhạc theo ý họ. Cũng ví


như Phạm Duy, viết Phố buồn hay Lưu Cầu viết Quê tôi, chẳng có một từ Hà Nội nào nhưng nó


mang tình cảm Hà Nội, dư âm Hà Nội. Ở bộ sách này, bức tranh toàn cảnh về Hà Nội phải được



ồ ạt, rộng khắp mới bình đẳng trong tình yêu của mọi tác giả âm nhạc cũng như của người


thưởng thức...



<i>Nhiều người nhận xét, hầu như những bài hát viết về Hà Nội đều hay. Một cuốn sách dày như</i>


<i>thế, nội dung có vẻ đáp ứng được nhiều đối tượng như thế nhưng như người ta vẫn nói, sách hay</i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27></div>

<!--links-->
Bài giảng bài thi tìm hiểu Thăng long - Hà Nội
  • 3
  • 406
  • 0
  • ×