Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề kiểm tra học kì 2 môn Văn lớp 12 năm 2020 - 2021 THPT Gia Định có đáp án chi tiết | Ngữ văn, Lớp 12 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.93 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II </b>



<b>Môn: Ngữ văn. Thời gian: 120 phút </b>




---oOo---Khối 12



<b>I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) </b>
<b>Đọc đoạn trích: </b>


Ta biết có những người rất thơng minh, tài giỏi, thành đạt, lừng lẫy một thời nhưng chỉ
sau một biến cố, tai nạn, thì họ rơi vào trầm cảm nặng hay tâm thần. Họ sống ngây ngây ngô
ngô trong thế giới của riêng họ mà không kết nối được với thế giới chúng ta. Tài sản của họ
cịn đó, những người thân u vẫn bên cạnh họ đó, niềm kính trọng và nể phục cũng cịn
trong lịng rất nhiều người nhưng họ có cảm nhận được gì nữa đâu. Vơ nghĩa. Như một trò
đùa.


Ta khơng biết hết lí do tại sao họ ra nơng nỗi như vậy nhưng ta có thể chắc một điều là
trái tim họ đã không đủ vững để đón nhận biến cố hay tai nạn đã xảy ra. Trong quá trình
mưu sinh, như tất cả chúng ta, họ ít nghĩ đến chuyện phải gìn giữ và ni dưỡng tâm
hồn.Ta, họ, mọi người sống trong thời đại này thường chỉ tập trung vào một điều duy nhất
đó là phải thành đạt, thành đạt và thành đạt. Nhưng thành đạt mà khơng có hạnh phúc thì
thành đạt để làm gì? Thành đạt mà trái tim chai sạn, khô cằn, sứt mẻ, tổn thương đến vỡ vụn
như một người trầm cảm thì có cần phải thành đạt không? Đừng vội cho rằng ta khác, họ
khác. Ngày xưa, họ cũng như ta vậy, không ai nghĩ rằng sẽ có một ngày mình bị lạc mất tâm
hồn vĩnh viễn như vậy đâu.


(Làm như chơi – Minh Thiêm)
<b>Thực hiện các yêu cầu: </b>


<b>Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5 điểm) </b>



<b>Câu 2. Gọi tên và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng ở cả hai câu văn sau: </b>
“Nhưng thành đạt mà không có hạnh phúc thì thành đạt để làm gì? Thành đạt mà trái tim
chai sạn, khô cằn, sứt mẻ, tổn thương đến vỡ vụn như một người trầm cảm thì có cần phải
thành đạt khơng?”. (1,0 điểm)


<b>Câu 3. Từ văn bản trên, anh/chị rút ra được bài học gì? (0,5 điểm) </b>


<b>Câu 4. Có nhiều người cho rằng: những gì liên quan đến tâm hồn là sến súa, là phi thực </b>
tế…Anh/chị có đồng ý với suy nghĩ đó khơng? Vì sao? (1,0 điểm)


<b>II. LÀM VĂN (7.0 điểm) </b>
<b>Câu 1 (2.0 điểm) </b>


Khi nói về tâm hồn, tác giả bài viết có nhắc đến hai chữ “hạnh phúc”. Hãy viết một
đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của anh/chị về hạnh phúc.


<b>Câu 2 (5.0 điểm) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b> ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II </b>



<b>Đáp án môn: Ngữ văn. Thời gian: 120 phút </b>


---oOo---



Khối 12


<b>I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) </b>


<b>Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5 điểm) </b>
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận  0,5 điểm



<b>Câu 2. Gọi tên và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng ở cả hai câu văn sau: “Nhưng </b>
thành đạt mà khơng có hạnh phúc thì thành đạt để làm gì? Thành đạt mà trái tim chai sạn, khô cằn,
sứt mẻ, tổn thương đến vỡ vụn như một người trầm cảm thì có cần phải thành đạt khơng?”. (1,0
<b>điểm) </b>


 HS có thể trả lời theo một trong hai cách sau:
<b>Cách một: </b>


+ BPTT: câu hỏi tu từ  0,25 điểm


+ Nêu biểu hiện: mỗi câu là một câu hỏi tu từ  0,25 điểm


+ Tác dụng về hình thức nghệ thuật: làm cho đoạn văn sinh động, tạo ấn tượng nhiều hơn đối với
người đọc.  0,25 điểm


+ Tác dụng về nội dung: khẳng định sự thành đạt đi liền với niềm hạnh phúc thì sự thành đạt đó
mới có ý nghĩa.  0,25 điểm


<b>Cách hai: </b>


+ BPTT: điệp từ  0,25 điểm


+ Nêu biểu hiện: lặp lại nhiều lần từ “ thành đạt”  0,25 điểm


+ Tác dụng về hình thức nghệ thuật: làm cho đoạn văn sinh động, tạo ấn tượng nhiều hơn đối với
người đọc.  0,25 điểm


+ Tác dụng về nội dung: góp phần nhấn mạnh sự vơ nghĩa của thành đạt nếu con người không hạnh
phúc, tâm hồn chai sạn, khô cằn.  0,25 điểm



<b>Câu 3. Từ văn bản trên, anh/ chị rút ra bài học gì? (0,5 điểm) </b>


 Bài học rút ra từ văn bản: con người phải luôn luôn nuôi dưỡng tâm hồn mình, khơng được để
tâm hồn chai sạn, khơ héo hay đau khổ.  0,5 điểm


<b>Câu 4. Có nhiều người cho rằng: những gì liên quan đến tâm hồn là sến súa, là phi thực tế…Anh/chị </b>
có đồng ý với suy nghĩ đó khơng? Vì sao? (1,0 điểm)


 HS có thể trả lời đồng ý hoặc khơng đồng ý. Tuy nhiên phần lí giải sau đó phải hợp lí, thật thuyết
phục.


 Sau đây là một gợi ý:


Không đồng ý  0,25 điểm
Lí giải:


+ Ngồi lí trí, nhận thức, con người sống khơng thể thiếu tâm hồn.  0,25 điểm


+ Tâm hồn giúp con người có đời sống tình cảm phong phú, biết rung cảm, xúc động trước cái đẹp,
biết yêu thương con người, trân trọng cuộc sống, căm ghét cái ác, cái xấu…  0,5 điểm


<b>II. LÀM VĂN (7.0 điểm) </b>
<b>Câu 1 (2.0 điểm) </b>


<b>*Yêu cầu về kỹ năng: học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận, bảo đảm hình thức đoạn văn, kết </b>
cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp...


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Giới thiệu vấn đề


- Giải thích: Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc khi con người được thỏa mãn những nhu cầu về


vật chất và tinh thần, có cảm giác n bình, hài lịng về cuộc sống của mình.


- HS trình bày quan niệm về hạnh phúc: Mỗi HS có thể thể hiện quan niệm khác nhau về hạnh
phúc. Tuy nhiên, quan niệm ấy phải đi liền với sự lý giải cụ thể và hợp lý.


- HS rút ra bài học cho bản thân phù hợp với phần trình bày ở trên.
<b>Câu 2 (5.0 điểm) </b>


<b>1/ Yêu cầu về kỹ năng: </b>


<b> Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi, </b>
kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.


<b>2/ Yêu cầu về kiến thức: </b>


Trên cơ sở hiểu biết về Kim Lân, nắm vững tác phẩm Vợ nhặt, học sinh biết cách chọn và
phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật hình ảnh nhân vật Tràng.


Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau: cảm nhận về phẩm chất, tính cách nhân
vật hoặc theo diễn biến tâm trạng của Tràng xoay quanh việc Tràng nhặt được vợ.


<b>I/ Mở bài: giới thiệu để dẫn vào đề.  0,25 điểm.</b>
<b>II/ Thân bài: </b>


<b>1/ Giới thiệu chung: tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, chủ đề, nội dung chính…  0.5 điểm </b>
<b>2/ Cảm nhận về nhân vật:  3.5 điểm. </b>


- Trình bày đơi nét về nạn đói năm 1945.


- Lai lịch, chân dung nhân vật: Tràng là dân ngụ cư, nghèo khổ, vất vả, ngoại hình thơ kệch…


- Phẩm chất, tính cách của nhân vật:


+ Tràng có một tấm lịng nhân hậu: thương cảm, sẻ chia với người phụ nữ đang trên bờ vực
cái chết.


+ Tràng <b>có khát vọng hạnh phúc mãnh liệt: trong cảnh túng đói quay quắt, tuy có lo, có </b>
“chợn” nhưng anh vẫn quyết định “nhặt vợ”; Tràng sống trong những cảm giác mới mẻ trước
niềm hạnh phúc lớn: sung sướng, thích chí, quên hết mọi lo âu …


+ Tràng rất trân trọng hạnh phúc gia đình: đưa Thị vào chợ tỉnh, mua cho Thị một cái thúng
con…; giới thiệu vợ với mẹ đầy trang trọng…


+ Tràng có ý thức vun đắp cho cuộc sống gia đình: đầy ý thức bổn phận “hắn thấy hắn nên
người”… hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì…”


+ Tràng là người giàu niềm tin và hi vọng : hướng tới cuộc sống tương lai “hắn sẽ cùng vợ
sinh con đẻ cái…”, có dự cảm về sự đổi đời “trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ
đỏ bay phấp phới… ”.


<b>3/ Đánh giá:  0.5 điểm </b>


<b> Nghệ thuật: Nhân vật được đặt trong tình huống éo le, cảm động. Miêu tả tâm lý nhân vật </b>
tinh tế, sắc sảo, hóm hỉnh. Ngơn ngữ đối thoại, độc thoại. Văn phong mộc mạc, giản dị.


<b> Nội dung: Qua nhân vật Tràng, Kim Lân tái hiện chân thực cuộc sống tăm tối, thê thảm của </b>
người lao động trong nạn đói năm 1945, gián tiếp tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phát xít
Nhật…Hình tượng nhân vật thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc: ngợi ca phẩm chất cao đẹp của
người nơng dân trong nạn đói…


</div>


<!--links-->

×