Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

KỶ NIỆM CÁC CHI ĐOÀN KẾT NGHĨA 18.3.2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.85 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM </b>


<b>Mục tiêu học tập</b>


<i>1. Phân biệt được nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu phân tích bằng quan sát; </i>
<i>2. Nêu ra được các loại nghiên cứu thực nghiệm; </i>


<i>3. Diễn giải được qui trình tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm và ý nghĩa của nó; </i>
<i>4. Trình bày được đặc điểm của thực nghiệm trong quần thể, cách đánh giá hiệu lực </i>
<i>của một chương trình. </i>


<b>I. KHÁI NIỆM CHUNG</b>


Để chứng minh giá trị của một giả thuyết, chứng minh kết quả của một nghiên cứu
phân tích bằng quan sát trước đây, có thể tiến hành bước tiếp theo là nghiên cứu phân tích
bằng thực nghiệm (hay Dịch tễ học thực nghiệm). Thực nghiệm được tiến hành có thể trên
động vật, có thể trên người tình nguyện, để có thể nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm cũng
như các bệnh khơng truyền nhiễm. Có thể thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm như sau:
BỆNH TRUYỀN NHIỄM BỆNH KHÔNG TRUYỀN NHIỄM


<b> Động vật </b>


- Gây dịch trên quần thểđộng vật. - Gây ung thư thực nghiệm


- Nghiên cứu vaccin. - Gây xơ vữa động mạch thực nghiệm
- Virus học thực nghiệm


<b> </b> <b> Người </b>
- Thử vaccin.


- Nghiên cứu trên người tình nguyện.
- Gây nhiễm bệnh trên người.



- Thực nghiệm phơi nhiễm với các yếu tố căn nguyên.
- Nghiên cứu và kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
- Nghiên cứu việc ngừng phơi nhiễm với các yếu tố
độc hại.


Dịch tễ học thực nghiệm liên quan mật thiết với các môn khoa học khác như: vi sinh
học, miễn dịch học, huyết thanh học, độc chất, lâm sàng, và các lĩnh vực khác của y tế cộng
đồng...Khi tiến hành nghiên cứu, ngoài việc ghi nhận các kết quả bằng phương pháp quan sát
(Dịch tễ học mơ tả, nghiên cứu phân tích bằng quan sát), dịch tễ học thực nghiệm có đưa thêm
một yếu tố mới vào quá trình diễn biến tự nhiên của bệnh, đó chính là sự can thiệp (bằng
thuốc, vaccin...) và sau đó, đánh giá hiệu lực của sự can thiệp đó. Nghiên cứu thực nghiệm là
sự chứng minh trực tiếp mối quan hệ nhân quả.


Vì nhiều lý do như: đạo đức, sức khỏe, chính trị... cho nên, tiến hành thực nghiệm trên
người gặp nhiều khó khăn. Tùy theo điều kiện cho phép, cơ hội thuận tiện..., có thể thực hiện
các loại thực nghiệm khác nhau.


<i><b>1. Th</b><b>ự</b><b>c nghi</b><b>ệ</b><b>m trong </b><b>đ</b><b>i</b><b>ề</b><b>u ki</b><b>ệ</b><b>n khơng ki</b><b>ể</b><b>m sốt </b></i>


Áp dụng một biện pháp y tế cho một quần thể nhất định, có thể coi như là một thực
nghiệm. Ví dụ: tiêm chủng vaccin cho một tập thểđể làm hạ thấp tỷ lệ mới mắc một bệnh là
một thực nghiệm; nghiên cứu này nhằm chứng minh hiệu lực của vaccin, kết quả của chương
trình tiêm chủng, sựđáp ứng miễn dịch của cá thể và của quần thể.


Phân phối lương thực cho một quần thể dân cưđang bịđói, làm cải thiện tình trạng dinh
dưỡng của họ, cũng là một ví dụ.


Trong loại nghiên cứu này, tất cả những ai cần thiết được chăm sóc đều tham dự vào;
các đối tượng nghiên cứu không được lựa chọn của người nghiên cứu.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Để chứng minh trực tiếp, khách quan, chính xác mối quan hệ nhân quả, chứng minh
hiệu lực của một chương trình can thiệp, khi nghiên cứu phải chọn 2 nhóm:


- Nhóm nghiên cứu: Chịu sự can thiệp.
- Nhóm chứng: Khơng chịu sự can thiệp.
Sau đó so sánh kết quả của hai nhóm đó.


Cũng dùng cách này để so sánh phương pháp can thiệp mới và phương pháp can thiệp
tốt nhất trước đây; cũng có thể so sánh phương pháp can thiệp mới và tình trạng khơng chịu
sự can thiệp nào cả. Thực chất đây là phương pháp so sánh thực nghiệm.


<i><b>3. Th</b><b>ự</b><b>c nghi</b><b>ệ</b><b>m trong </b><b>đ</b><b>i</b><b>ề</b><b>u ki</b><b>ệ</b><b>n t</b><b>ự</b><b> nhiên </b></i>


Có một yếu tố nào đó xuất hiện một cách tự nhiên trong quần thể (không phải cố ý của
người nghiên cứu), tiến hành phân tích bằng quan sát tác động của yếu tố đó lên sức khỏe và
bệnh tật của quần thể.


<i>Ví dụ: </i>Vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima là cơ hội để nghiên cứu tác động của phóng
xạ lên con người, nghiên cứu phóng xạ theo mật độ, thời gian phơi nhiễm, và khoảng cách từ
trung tâm nổ... Sự phân bố các đối tượng phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu cơ hội như vậy là
hoàn toàn thụđộng.


<b>II. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM </b>


Mỗi kế hoạch nghiên cứu thực nghiệm trong lâm sàng cũng như trong y tế cơng cộng
đều nhằm mục đích là giảm tối đa các sai số. Các kế hoạch đề ra đều chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố:


- Một kế hoạch lý tưởng khơng có sai số;



- Ý thức tự nguyện của các đối tượng tham gia chương trình thực nghiệm;
- Sựđiều hịa các yếu tố tác động ngoài ý muốn;


- Sự tuân thủ theo đúng chương trình đề ra;


- Những yêu cầu vềđạo lý khi thực nghiệm trên người.


Để thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm trên người, có nhiều cách so sánh khác nhau:
(1) Phân phối ngẫu nhiên các đối tượng nghiên cứu vào các nhóm:


- Nhóm chịu sự can thiệp;


- Nhóm chứng: không chịu sự can thiệp.


(2) Phân phối không ngẫu nhiên các đối tượng nghiên cứu vào các nhóm:


- So sánh đồng thời các dữ kiện: Giữa các nhóm “Kết đơi”, hoặc giữa các nhóm khác
nhau sau khi đã chuẩn hóa.


- So sánh kế tiếp nhau: Giữa các nhóm được can thiệp bằng phương pháp mới với các
nhóm đã được can thiệp bằng các phương pháp khác, hoặc so sánh giữa các nhóm chịu sự can
thiệp chéo nhau.


<b>III. THỰC NGHIỆM NGẪU NHIÊN </b>


Để loại trừ tối đa các sai số, trong quá trình nghiên cứu, tốt nhất là tiến hành thực
nghiệm ngẫu nhiên, các bước tiến hành như sau: Xem bảng 9.1.


Kế hoạch thực nghiệm ngẫu nhiên nói trên chỉ thực hiện được khi các đối tượng tham


gia đồng ý cho chọn ngẫu nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đạt được. Các đối tượng
có thể thích được ở nhóm này, có thể thích được ở nhóm kia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>(1) Tiến trình cổđiển: </i>


Đối tượng đủ
tiêu chuẩn


Đồng ý
tham gia


Không


CHỌN
NGẪU
NHIÊN


Nhóm A


Nhóm B


Khơng tham gia (từ chối)


<i>(2) Đề nghị của Zelen: </i>


Các đối tượng không chấp
nhận chọn ngẫu nhiên


Nhóm A


CHỌN


NGẪU
NHIÊN


<b>IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC NGHIỆM TRONG QUẦN THỂ </b>


Để đạt được kết quả mong muốn, khi tiến hành thực nghiệm trên quần thể ngoài bệnh
viện một thực nghiệm nào đó, là áp dụng một chương trình y tế nhất định..., cần phải xét tới
một số vấn đề như sau:


<i><b>1. </b><b>Đ</b><b>i</b><b>ề</b><b>u ki</b><b>ệ</b><b>n chung </b></i>


Sau khi đã đạt được các kết quả mong muốn ở phịng thí nghiệm (trên súc vật), và trên
người tình nguyện, bước tiếp theo mới thực hiện trên quần thể.


- Tiến hành thực nghiệm trên quần thể có nguy cơ mắc cao, trong khoảng thời gian dự
đoán sẽ có tỷ lệ mới mắc cao.


- Cộng đồng phải chấp nhận hợp tác.


- Y tế cơ sở, chính quyền địa phương chấp nhận ủng hộ.


- Căn bệnh đã được phân tích chi tiết trước khi chương trình thực nghiệm được thiết lập,
ít nhất từ 5 đến 10 năm.


- Những người tham gia chương trình phải được thông báo về thực nghiệm (tổ chức tiến
hành và nguy cơ).


- Phải có đầy đủ nhân sự, phương tiện, có sự hợp tác giữa nhà dịch tễ học và nhà thống


kê học ngay từ giai đoạn đầu, lúc lập kế họach của chương trình.


Nhóm A
Đối tượng đủ


tiêu chuẩn


Chọn ngẫu nhiên những
đối tượng đồng ý


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Bảng 9.1: Quy trình tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm </b>


<i> </i>CÁC GIAI ĐOẠN TỔ
CHỨC TIẾN HÀNH


<i> </i>


<i> </i>


<i> </i>


<i>8. Kết quả thật được bộc </i>
<i>lộ; phân tích kết quả: </i>


Là quần thể mà kết quả nghiên cứu sẽđược áp dụng


<i>1. Xác định quần thể</i>


Chọn một mẫu ngẫu nhiên các đối tượng cần thiết trong quần thể
đích - Mời họ tham gia chương trình thực nghiệm



<i>2. Chọn đối tượng </i>
<i>nghiên cứu: </i>


Một phần từ chối,
không tham gia
Một phần đồng ý tham gia


<i>3. Nhận các đối tượng </i>
<i>tham gia: </i>


<i>4. Phân phối làm 2 </i>


<i>nhóm: </i> Nhóm th<sub>ch</sub><sub>ọ</sub><sub>n ng</sub>ự<sub>ẫ</sub>c nghi<sub>u nhiên </sub>ệm: <sub>ch</sub>Nhóm ch<sub>ọ</sub><sub>n ng</sub><sub>ẫ</sub><sub>u nhiên </sub>ứng:


<i>5. Thực nghiệm: </i> <sub>Can thi</sub><sub>ệ</sub><sub>p(vaccin, thu</sub><sub>ố</sub><sub>c...) </sub>


giống như can thiệp cho
quần thểđích


Một placebo cùng phương
pháp, thời gian, nhân viên...


như nhóm thực nghiệm


<i>6. Đọc kết quả: </i> <sub>Quan sát, </sub><sub>đ</sub><sub>o l</sub><sub>ườ</sub><sub>ng theo tiêu </sub>


chuẩn định trước


Quan sát, đo lường theo tiêu


chuẩn định trước


<i>7. Điều hòa các yếu tố</i>
<i>của những đối tượng </i>
<i>kgông chấp nhận: </i>


Chấp
nhận
chương


trình


Chấp
nhận
chương


trình
Khơng


chấp nhận
chương


trình


Khơng
chấp nhận


chương
trình



A B A B A B A B


<i>A: Kết quả biết được; B: Kết quả không biết được </i>
Tới giai đoạn này, trên một mẫu rất nhỏ so với quần thểđích, một


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>2. </b><b>Đặ</b><b>c </b><b>đ</b><b>i</b><b>ể</b><b>m chung </b></i>


- Tiến hành thực nghiệm trên những người có bề ngồi khỏe mạnh, cho nên họ chưa sẵn
sàng hợp tác.


- Quần thể luôn luôn biến động (tăng, giảm) nên có nhiều khó khăn khi ghi nhận và
đánh giá kết quả.


Không chỉđánh giá kết quả về dịch tễ học, mà phải đánh giá về mặt tổ chức thực hiện
chương trình, và về mặt lợi ích kinh tế tịan diện.


<i><b>3. Tính ch</b><b>ấ</b><b>t v</b><b>ề</b><b> ph</b><b>ươ</b><b>ng pháp </b></i>


(1) Khi lập kế họach nghiên cứu, cần phải dựđoán trước các yếu tố nhiễu, sự tương tác
hợp lực hoặc lọai trừ nhau của đồng thời nhiều yếu tố.


(2) Các chương trình y tế khơng chỉ dựa trên một sự can thiệp duy nhất, mà phải xét tới
nhiều sự phối hợp. Ví dụ: Theo dõi vai trò dự phòng bệnh mạch vành của một loại thuốc,
trong các lần kiểm tra định kỳ phải theo dõi cả những thay đổi của hoạt động thể lực, chếđộ
dinh dưỡng, gánh nặng công việc...


(3) Không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được việc chọn ngẫu nhiên, các đối tượng
có thể thay đổi thái độ trong quá trình thực hiện chương trình.


(4) Trong thử vaccin, các kế hoạch nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn đến cách đánh giá khác


nhau (Miễn dịch tập thể, miễn dịch cá thể).


(5) Điều tra trên thực địa: Phải nhận biết được các yếu tố nhiễu, và phải biết cách trung
hịa nó; phải biết được sự hợp lực, sự loại trừ nhau của các yếu tố; phải biết cách ước lượng tỷ
lệ quy kết của sự can thiệp.


(6) Tiến hành thực nghiệm trên quần thể có tỷ lệ mắc bệnh cao, tác nhân gây bệnh đang
có mặt, đang lan truyền trong quần thể, và tác nhân đó đang gây nên những biểu hiện rõ ràng.
Ví du: Thử một loại vaccin mới trên quần thể vào thời điểm mà ngay sau khi tiêm chủng
vaccin gây miễn dịch tiếp theo là thời kỳđược dựđoán là tỷ lệ mới mắc sẽ cao.


<b>V. ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT CHƯƠNG TRÌNH </b>


Ước lượng hiệu lực của một chương trình can thiệp được dựa trên khái niệm đo lường
nhân quả, đo lường tỷ lệ quy kết, như cách tính các sốđo trong các nghiên cứu phân tích bằng
quan sát. Ví dụ: Thử một lọai vaccin: Nhóm được tiêm chủng vaccin sẽ có tỷ lệ mới mắc thấp
hơn so với nhóm chứng (nhóm khơng được tiêm chủng vaccin - nhóm placebo). Hiệu lực bảo
vệ của vaccin được tính theo cơng thức:


= − ×100


<i>Tni</i>
<i>Ti</i>
<i>Tni</i>


<i>HLBV</i>


Trong đó: - <i>Tni</i>: là tỷ lệ tấn cơng ở nhóm chứng;


<i> - Ti : </i> là tỷ lệ tấn cơng ở nhóm được tiêm chủng vaccin.



Giả sử, tỷ lệ mới mắc cúm ở nhóm chứng là 90%; tỷ lệ đó của nhóm được tiêm chủng
vaccin (cúm) là 18%; thì hiệu lực bảo vệ của vaccin cúm là:


100 80%
%


90
%
18
%


90 − <sub>×</sub> <sub>=</sub>
Như vậy: Khả năng bảo vệ của vaccin cúm là 80%.


</div>

<!--links-->

×