Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện an phước – bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.98 MB, 143 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
============

PHAN HỒNG MẪN ĐẠT

TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
BỆNH VIỆN AN PHƯỚC – BÌNH THUẬN
Chuyên ngành: Sản phụ khoa
Mã số: 87 20 105
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hướng dẫn khoa học: PGS. TS VÕ MINH TUẤN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.


Tác giả luận văn

Phan Hoàng Mẫn Đạt

.


.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN .......................................................................4
1.1

Đại cương về đái tháo đường trong thai kỳ ..................................................4

1.2

Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ ........................................................8

1.3

Tầm soát đái tháo đường thai kỳ ................................................................15

1.4

Quản lý và điều trị đái tháo đường thai kỳ .................................................24

1.5


Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về đái tháo đường thai kỳ...........27

1.6

Đặc điểm tại nơi nghiên cứu ......................................................................31

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................35
2.1

Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................35

2.2

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................35

2.3

Tiêu chuẩn chọn mẫu .................................................................................35

2.4

Cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................................................36

2.5

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................36

2.6


Công cụ nghiên cứu ....................................................................................45

2.7

Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................45

2.8

Các biến số của nghiên cứu ........................................................................47

2.9

Đạo đức trong nghiên cứu y sinh ...............................................................52

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................54
3.1

Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ........................................................54

3.2

Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ trong nghiên cứu ..........................................61

3.3

Mối liên quan giữa ĐTĐTK và mỗi yếu tố nguy cơ ..................................62

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................68
4.1


Bàn luận về nghiên cứu ..............................................................................68

4.2

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...........................................................72

4.3

Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ.......................................................................78

.


.

4.4

Khảo sát mối liên quan giữa đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố ......80

4.5

Hạn chế của đề tài ......................................................................................84

4.6

Điểm mới và ứng dụng của đề tài ..............................................................84

KẾT LUẬN ..............................................................................................................86
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
1. Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu.
2. Bảng câu hỏi nghiên cứu.
3. Thư mời tham gia nghiên cứu.
4. Giấy chứng nhận nội - ngoại kiểm của phòng xét nghiệm.
5. Các quyết định và y đức của nghiên cứu.
6. Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu.
7. Danh sách thai phụ tham gia nghiên cứu.

.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt

Tiếng Anh
American College Obstetricians

ACOG

Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ

ADA

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

ADIPS


Hội đái tháo đường Châu Á–Úc

BMI

Chỉ số khối cơ thể

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐTĐTK

Đái tháo đường thai kỳ

FIGO

Liên đoàn sản phụ khoa Quốc tế

g

Gam

Gram

GnRH

Hormone sinh dục

Gonadotropin- releasing hormone


GLUT

Các chất vận chuyển Glucose

Glucose transporters

Tăng đường huyết và kết cục

Hyperglycemia and Adverse

trong thai kỳ

Pregnancy Outcomes

hPL

Nội tiết tố bánh nhau

Human Placental lactogen

hPGH

Hormone tăng trưởng bánh nhau

Human placental growth hormone

Hiệp hội quốc tế các nhóm

The International Association of


HAPO

IADPSG nghiên cứu đái tháo đường và
thai kỳ
Đột biến gen trội trên nhiễm sắc
MODY

thể thường liên quan đến bệnh lý
đái tháo đường

and Gynecologists
American Diabetes Association
Australiasian Diabetes in
Pregnancy Society
Body Mass Index

The International Federation of
Gynecology and Obstetrics

the Diabetes and Pregnancy Study
Groups
Maturity onset diabetes of the
young

mg/dl

mili gam/ deci lít

Milligram per deciliter


mmol/l

mili mol/ lít.

Millimoles per litre

.


.

Tiếng Việt
NDDG

Số liệu quốc gia về tiểu đường
Hoa Kỳ

Tiếng Anh
National Diabetes Data Group

Trung tâm chăm sóc sức khỏe

The National Institute for Health

phụ nữ và trẻ em Hoàng gia Anh

and Care Excellence

NIH


Viện sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ

National Institutes of Health

NPDNG

Nghiệm pháp dung nạp Glucose

NICE

SIGN

Mạng lưới hướng dẫn y tế

Scottish Intercollegiate Guidelines

Scotland

Network

THA

Tăng huyết áp

TSG

Tiền sản giật

TNF - α


Yếu tố hoại tử khối u alpha

Tumor necrosis factor – α

WHO

Tổ chức y tế thế giới

World Health Organization

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Độ nhạy và độ chuyên biệt của NPDNG 50g uống – 1 giờ theo các giá trị
khác nhau ................................................................................................. 17
Bảng 1.2 Bảng nồng độ đường huyết mao mạch của NPDNG 100g – 3 giờ theo
Carpenter – Coustan và National Diabetes Data Group (NDDG) ........... 18
Bảng 1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo IADPSG và ADA............................ 19
Bảng 1.4 Chiến lược tầm soát ĐTĐTK của ADA 2018. .......................................... 23
Bảng 1.5 Mục tiêu kiểm soát đường huyết theo khuyến cáo .................................... 25
Bảng 1.6 Khuyến cáo về mức nhu cầu năng lượng theo cân nặng cho thai phụ mắc
ĐTĐTK .................................................................................................... 26
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK bằng NPDNG 75g – 2 giờ theo IADPSG
và ADA – 2018 ........................................................................................ 42
Bảng 2.2 Chế độ ăn và chế tiết tăng cân trong thai kỳ. ............................................. 43
Bảng 2.3 Mô tả các biến số. ...................................................................................... 47
Bảng 2.4 Bảng phân loại BMI dành riêng cho người châu Á theo WHO (2004)..... 51

Bảng 3.1 Đặc điểm dân số - xã hội của đối tượng tham gia nghiên cứu. ................. 55
Bảng 3.2 Đặc điểm tiền căn của đối tượng tham gia nghiên cứu. ............................ 56
Bảng 3.3 Đặc điểm tiền căn sản khoa của thai phụ................................................... 57
Bảng 3.4 Đặc điểm thai kỳ lần này của thai phụ....................................................... 58
Bảng 3.5 Phân bố số lượng các yếu tố nguy cơ trên một thai phụ. ........................... 60
Bảng 3.6 Tỷ lệ ĐTĐTK trong nghiên cứu. ............................................................... 61
Bảng 3.7 Phân tích hồi quy đơn biến giữa ĐTĐTK và đặc điểm dân số xã hội. ...... 62
Bảng 3.8 Phân tích hồi quy đơn biến giữa ĐTĐTK và các yếu tố tiền căn. ............. 63
Bảng 3.9 Phân tích hồi quy đơn biến giữa ĐTĐTK và đặc điểm thai kỳ lần này. ... 64
Bảng 3.10 Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa nhiều yếu tố nguy cơ và
ĐTĐTK .................................................................................................... 66
Bảng 4.1 Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ của các nghiên cứu trong và ngoài nước ..... 78

.


.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ địa giới tỉnh Bình Thuận. ...............................................................31
Hình 1.2 Bệnh viện đa khoa An Phước – Bình Thuận..............................................32
Hình 2.1 Máy xét nghiệm đường huyết AU 680.......................................................40
Hình 2.2 Chai đường Glucose 30% 250ml. ..............................................................42
Hình 2.3 Khẩu phần ăn cho thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ (Nguồn: Centers for
Disease Control and Prevention – CDC 2018). .......................................44

.


.


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tóm tắt các bước thu thập số liệu ....................................................46

.


.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thể hiện phân bố tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ. .........................61

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng rối loạn dung nạp glucose
ở nhiều mức độ khác nhau, được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai. Định
nghĩa này khơng loại trừ tình trạng rối loạn dung nạp glucose mà không được phát
hiện trước đó, tồn tại sau thời kỳ mang thai hay mới bắt đầu đồng thời cùng với thai
kỳ [20]. Vấn đề này đang ngày càng được quan tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe
sinh sản trên thế giới và Việt Nam thời gian gần đây.
Đái tháo đường thai kỳ là một trong những bệnh thường gặp ở phụ nữ mang
thai, gây ra những biến chứng y khoa, để lại những hậu quả xấu cho cả mẹ và thai
nhi. Nhiều nghiên cứu trước đây đã đưa ra nhận xét rằng: người mẹ béo phì hay tăng
cân nhanh chóng trong suốt thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng thai kỳ hơn là đái
tháo đường thai kỳ, nhưng nghiên cứu về sự tăng đường huyết và biến chứng thai kỳ
của một nhóm nghiên cứu về tăng đường huyết và kết cục thai kỳ - HAPO ở đa trung

tâm, đa quốc gia đã phủ nhận quan điểm nêu trên và đưa ra quan điểm khác là đái
tháo đường thai kỳ có nhiều bằng chứng gây ra các biến chứng trong thai kỳ hơn [35].
Trong đó, đái tháo đường thai kỳ gây thai to dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ mổ lấy thai
và các biến chứng sản khoa cho thai nhi, như: sanh khó do kẹt vai, tổn thương đám
rối thần kinh cánh tay, hạ đường huyết sơ sinh, hạ canxi máu, vàng da và hội chứng
suy hô hấp [100]. Trẻ khi lớn sẽ có nguy cơ béo phì và mắc bệnh đái tháo đường về
sau [41]. Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc cùng các bệnh
như: tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, gia tăng tỷ lệ mổ lấy thai [59] và tỷ lệ mắc
đái tháo đường tuýp 2 sau sanh lên đến 70% trong vịng 28 năm [69]. Ngồi ra, đái
tháo đường thai kỳ còn tăng tỷ lệ đa ối, tăng nguy cơ thai lưu [56] và dị tật thai nhi
[25]. Mặc dù là một bệnh lý rất nguy hiểm thường gặp trong thai kỳ nhưng việc tầm
soát phát hiện, quản lý và điều trị đái tháo đường thai kỳ sẽ góp phần giảm thiểu
những biến chứng mà bệnh gây ra cho thai phụ và thai nhi, nhất là với đối tượng thai
phụ nguy cơ cao. Một nghiên cứu tại Úc về hiệu quả của việc tầm soát và điều trị đái
tháo đường thai kỳ kết luận rằng giảm tỷ lệ mắc tiền sản giật từ 18% xuống 12%,

.


.

những biến chứng do thai to giảm từ 22% còn 13%, trẻ sinh nặng hơn 4000 gam giảm
từ 21% còn 10% [40]. Tỷ lệ các biến chứng do đái tháo đường thai kỳ gây ra cũng
giảm trong một nghiên cứu đa trung tâm ở Hoa Kỳ [60]. Hiện nay, tỷ lệ đái tháo
đường thai kỳ ngày càng gia tăng trên tồn cầu và có sự khác nhau ở các quốc gia tùy
thuộc vào quần thể dân cư nghiên cứu, tiêu chuẩn chẩn đoán và chiến lược tầm soát
được áp dụng.
Tại Việt Nam, mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc đái
tháo đường thai kỳ trên cả nước, nhưng các nghiên cứu từ năm 1997 đến nay cho
thấy, tỷ lệ này thay đổi từ 3,9 % - 30,3%, tùy thuộc đặc điểm quần thể, cỡ mẫu,

nghiệm pháp tầm soát và tiêu chuẩn chẩn đoán cũng như tình hình kinh tế, xã hội của
địa phương nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở một số thành
phố lớn như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thiếu các nghiên cứu ở
cộng đồng và khu vực vùng biển như thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận, nơi
có một số thói quen sinh hoạt, ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường
thai kỳ. Qua 15 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe người dân tại
thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận, việc chăm sóc sức khỏe và quản lý thai
nghén là chiến lược của bệnh viện An Phước, góp phần nâng cao sức khỏe người dân
tỉnh nhà, tuy nhiên việc sàng lọc đái tháo đường thai kỳ cho các thai phụ đến khám
vẫn chưa được đặc biệt quan tâm, chưa có quy trình thực hiện rõ ràng và tỷ lệ đái
tháo đường thai kỳ tại bệnh viện là bao nhiêu thì vẫn chưa có câu trả lời.
Xuất phát từ cơ sở lý luận về đái tháo đường thai kỳ và yêu cầu thực tế việc
tầm soát đái tháo đường thai kỳ tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, chúng tơi
tiến hành nghiên cứu để trả lời câu hỏi: “Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ của các thai
phụ đến khám tại Bệnh viện An Phước – Bình Thuận là bao nhiêu?”, từ đó áp
dụng quy trình tầm sốt đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện An Phước.

.


.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính:
Xác định tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường thai kỳ của các thai phụ đến khám tại
Bệnh viện An Phước – Bình Thuận, từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 04 năm 2019.
Mục tiêu phụ:
Khảo sát một số yếu tố liên quan trong mẫu nghiên cứu với đái tháo đường
thai kỳ.


.


.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1

ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG THAI KỲ

1.1.1

Định nghĩa
Trong nhiều năm trước, đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) được định nghĩa là

tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở nhiều mức độ khác nhau được phát hiện lần
đầu tiên trong thời kỳ mang thai. Định nghĩa này khơng loại trừ tình trạng rối loạn
dung nạp glucose mà khơng được phát hiện trước đó, vẫn tồn tại sau thai kỳ hay mới
bắt đầu đồng thời cùng với thai kỳ [20].
Những năm gần đây, Hiệp hội quốc tế các nhóm nghiên cứu đái tháo đường
và thai kỳ (IADPSG) [81], Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) [20], Tổ chức y
tế thế giới (WHO) [115], Hiệp hội sản phụ khoa thế giới (FIGO) [65] và một số tổ
chức khác đã cố gắng phân biệt thai phụ mắc bệnh đái tháo đường trước thai kỳ và
thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ. Sự thay đổi cách phân biệt này vì hiện nay tình
trạng gia tăng nhanh tỷ lệ phụ nữ béo phì và mắc ĐTĐ tuýp 2 ở phụ nữ mang thai mà
khơng được chẩn đốn trước đó [78].
Các tổ chức này dùng thuật ngữ “Đái tháo đường thai kỳ” để mô tả bệnh ĐTĐ
được chẩn đoán lần đầu tiên ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ mà không
biết rằng trước đó thai phụ có mắc ĐTĐ tuýp 1 hay ĐTĐ tuýp 2. Thuật ngữ “Đái tháo
đường và thai kỳ” để mơ tả bệnh lý ĐTĐ đã được chẩn đốn trước khi mang thai.

Hiện nay, vẫn còn nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khơng được tầm sốt
ĐTĐ trước khi mang thai nên khó có thể phân biệt được bệnh ĐTĐTK với bệnh đái
tháo đường từ trước khi mang thai. Tuy nhiên, nghiên cứu về tỷ lệ mắc ĐTĐTK và
hệ thống rủi ro khi mang thai của Hoa Kỳ ước tính rằng có khoảng 6% - 9% phụ nữ
mang thai bị ĐTĐ và trong đó có 90% là ĐTĐTK [44]. Nghiên cứu của Caughey và
cộng sự về chủng tộc của mẹ hoặc cha liên quan đến ĐTĐTK nhận định rằng: có sự
gia tăng tỷ lệ ĐTĐTK ở cộng đồng phụ nữ người châu Phi, châu Á hay Thái Bình
Dương [36]. ĐTĐTK cịn có thể liên quan đến một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ

.


.

mắc ĐTĐTK giống như nguy cơ mắc ĐTĐ tuýp 2 là phụ nữ béo phì, lớn tuổi và lối
sống ít hoạt động [26].
1.1.2 Nguyên nhân và bệnh sinh của đái tháo đường thai kỳ
Mang thai là một q trình thích nghi của người mẹ với sự biến đổi phức tạp
có tính hệ thống, bao gồm tim mạch, hơ hấp và trao đổi chất của cơ thể. Sự thích nghi
này nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa việc duy trì sức khỏe của người mẹ và sự phát
triển của thai nhi. Sự thay đổi khả năng chuyển hóa glucose ở thai phụ trong thời kỳ
này cũng nhằm đảm bảo cung cấp đủ năng lượng từ glucose cho sự phát triển của thai
nhi và dinh dưỡng của người mẹ. Sự cân bằng trong điều hòa glucose máu là rất quan
trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ.
Xuyên suốt thời kỳ thai nghén, đường huyết lúc đói của thai phụ giảm trong
giai đoạn một của thai kỳ, giữ nguyên trong giai đoạn hai của thai kỳ và tiếp tục giảm
ở cuối thai kỳ. Hiện tượng hạ đường huyết lúc đói có thể được giải thích do thể tích
máu của mẹ tăng dẫn đến nồng độ đường trong máu giảm. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng
đường của thai nhi từ mẹ tăng theo thời gian và tình trạng thai hành dẫn đến nơn ói
nhiều, ăn uống kém cũng là lý do gây nên tình trạng giảm nồng độ đường huyết của

người mẹ [46]. Nhằm duy trì dinh dưỡng của thai phụ ở giai đoạn đầu thai kỳ, nồng
độ axit béo trong máu tăng, cũng như tăng tân tạo glucose được thúc đẩy để bù cho
hiện tượng hạ đường huyết trong thai kỳ.
Tuy nhiên, những thay đổi nêu trên dẫn đến tình trạng tăng nguy cơ mắc
ĐTĐTK cho thai phụ. Nguyên nhân dẫn đến ĐTĐTK được đề cập trong một số
nghiên cứu trên thế giới là do giảm sự nhạy cảm với insulin và rối loạn chức năng tế
bào β tụy.
- Sự giảm nhạy cảm insulin
Sự nhạy cảm với insulin ở tế bào ngoại biên là một trong những yếu tố quan
trọng của quá trình cân bằng chuyển hóa glucose, tuy có xu hướng tăng trong thời
gian đầu của thai kỳ nhưng lại giảm đáng kể trong cuối thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến
hiện tượng giảm nhạy cảm với insulin ở tế bào ngoại biên được cho là do tăng các
hormone từ bánh nhau và các chất trung gian gây viêm.

.


.

+ Sự gia tăng của các hormone từ bánh nhau
Tại những tuần đầu của thai kỳ, sự hình thành của bánh nhau làm giảm các
hormone tăng trưởng khiến độ nhạy cảm với insulin ở tế bào ngoại vi tăng [92]. Thế
nhưng khi bước qua khỏi giai đoạn này, các hormone từ bánh nhau trong hệ tuần hoàn
của người mẹ như human placental lactogen (hPL), human placental growth hormone
(hPGH), progesterone, cortisol hay prolactin đều tăng và làm thay đổi khả năng
truyền tín hiệu ở thụ thể insulin [92], [110].
Hormone hPL cịn gọi là các lactogen nhau thai có cấu trúc hóa học và chức
năng miễn dịch giống như hormone phát triển GnRH, kích thích dị hóa lipid tạo thành
năng lượng khác ngoài glucose cho mẹ và thai. Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra
trong quá trình mang thai, hormone hPL tăng ba mươi lần so với trước thai kỳ dẫn

tới kích thích tế bào tụy sản sinh ra nhiều insulin. Trong khi đó hormone hPGH tăng
từ sáu đến tám lần và gần như thay thế hormone GnRH ở tuần thứ 20 [27]. Ở giai
đoạn ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ, sự tăng sinh quá mức của các hormone
này đưa đến tình trạng giảm nhạy cảm với insulin tại các tế bào ngoại vi như tế bào
tích mỡ và tế bào cơ ở mức đáng báo động [46]. Vai trị của các hormone có nguồn
gốc bánh nhau trong việc điều hòa insulin được thể hiện rõ bằng sự giảm rõ rệt tình
trạng đề kháng insulin ngay sau khi sinh.
Nồng độ cortisol gia tăng trong suốt thai kỳ được xem là hormone chính gây
giảm dung nạp glucose ở thai kỳ bình thường. Trong khi đó, một số tác giả khác cho
rằng estrogen và progesteron tăng đều đặn trong suốt thai kỳ là hormone chính tác
động đến chức năng tế bào β tụy ở giai đoạn sớm của thai kỳ và ảnh hưởng đến sự đề
kháng insulin ở giai đoạn này.
Prolactin bắt đầu tăng trong máu thai phụ vào khoảng tuần thứ 5 – 8 thai kỳ
và đạt đỉnh ở quý 3 thai kỳ. Khi đó nhiều phụ nữ mang thai có thể mắc ĐTĐTK do
tình trạng đề kháng insulin mà khơng có bằng chứng rõ ràng giữa tình trạng dung nạp
glucose và nồng độ prolactin trong thai kỳ.

.


.

+ Sản sinh các chất trung gian gây viêm
Mang thai được xem là tình trạng viêm mạn tính nhẹ vì sự gia tăng bạch cầu
hoạt động trong máu mẹ và các yếu tố gây viêm [55]. Bên cạnh sự tăng sinh các
hormone thai kỳ của bánh nhau thì sự sản xuất các chất trung gian gây viêm bởi bánh
nhau như TNF–α và các tiền chất gây viêm khác được sản xuất bởi mô mỡ cũng là
một tác nhân gây đề kháng insulin ở tế bào ngoại biên [45], [46], [76].
TNF–α làm nhiễu các tín hiệu được truyền đến thụ thể insulin và ảnh hưởng
đến chức năng của tế bào β tụy, là yếu tố quan trọng trong những trường hợp tăng

đường huyết [15]. Một phân tích gộp cho thấy, phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ có
nồng độ TNF–α cao hơn đáng kể so với phụ nữ mang thai bình thường [72].
Ngồi ra, TNF–α và một số tiền chất gây viêm khác đã làm giảm sự sao mã
của adiponectin, là một hormone được tạo ra bởi sự kích thích chuyển hóa glucose
trong tế bào mỡ và giảm sự tân tạo glucose trong gan thông qua các hiệu ứng của nó
với AMP vịng [28], [53]. Nồng độ thấp của adiponectin ở thai phụ mắc ĐTĐTK, đặc
biệt là giảm nhiều hơn ở giai đoạn muộn của thai kỳ, đóng vai trị quan trọng trong
sự gia tăng đề kháng insulin [62], [116].
Kirwan và cộng sự đã báo cáo rằng: có sự tương nghịch giữa TNF–α với sự
thay đổi độ nhạy insulin từ thời điểm trước khi mang thai đến gian đoạn muộn của
thai kỳ [73]. Kết hợp với định lượng các hormone thai kỳ và TNF–α là một giá trị
tiên đoán tương đối mạnh về sự nhạy cảm insulin trong thai kỳ, tuy nhiên cơ chế này
chỉ chiếm khoảng một nửa thai phụ mắc ĐTĐTK.
- Sự thay đổi của tế bào β tụy
Sự thay đổi của tế bào β tụy đóng một vai trò trong sự giảm nhạy cảm insulin.
Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi một số hormone của nhau thai như hPL và
prolactin. Kết quả của quá trình này là sự gia tăng kích thước và số lượng tế bào β
tụy [30]. Ngồi ra, sự hoạt hóa và nồng độ của các glucokinase của tế bào β tụy được
tăng lên khi có sự đề kháng insulin trong suốt thai kỳ, do đó insulin được tiết ra mặc
dù nồng độ glucose máu thấp hơn người bình thường.

.


.

Hơn thế nữa là sự thay đổi của cơ thể thai phụ kích thích hệ thống dẫn truyền
thần kinh cận tiết và tự động, góp phần vào sự thay đổi của tế bào β tụy [71], [95].
Nhìn chung, đây là những thay đổi của tế bào β tụy trong thời kỳ mang thai và
hạ thấp ngưỡng kích thích tiết insulin của tế bào.

- Rối loạn chức năng tế bào β tụy
Một nguyên nhân khác gây ra ĐTĐTK là sự rối loạn chức năng tế bào β tụy.
Điều này đã được Xiang và cộng sự nghiên cứu và cho kết quả rằng: tế bào β tụy
giảm 67% chức năng ở những thai phụ mắc ĐTĐTK so với thai phụ có quá trình dung
nạp glucose bình thường trong thai kỳ [117]. Nhiều giả định cho rằng là có sự khiếm
khuyết di truyền ở những thai phụ mắc ĐTĐTK với chức năng tế bào β tụy bị rối loạn
[86]. Đột biến gen MODY được tìm thấy ở những thai phụ mắc ĐTĐTK. Các đột
biến này bao gồm đột biến gen mã hoá glucokinase (MODY -2), yếu tố tế bào gan
nhân tạo 1α (MODY-3) và insulin promoter factor 1 (MODY-4) [29], [50].
Tuy nhiên, các đột biến di truyền chỉ chiếm khoảng 10% các thai phụ mắc
ĐTĐTK, vì vậy tầm sốt đột biến gen khơng được xem là phương pháp hiệu quả để
chẩn đoán ĐTĐTK [29].
Ngồi ra, thời kỳ mang thai cũng có sự gia tăng số lượng các kênh protein vận
chuyển glucose, đặc biệt là GLUT1 (có ở tất cả mơ, chủ yếu là hồng cầu và não),
GLUT4 (có ở cơ và mơ mỡ) giúp tăng vận chuyển chủ động glucose từ mẹ sang thai.
Sự vận chuyển glucose từ mẹ sang thai nhi tăng mạnh, vượt trội hơn so với sự gia
tăng quá trình tân tạo glucose và tình trạng tăng đề kháng insulin, nên có hạ glucose
huyết lúc đói thai phụ. So sánh với phụ nữ không mang thai, thai phụ dễ bị hạ glucose
huyết giữa các bữa ăn và trong khi ngủ, vì lúc đó thai nhi vẫn tiếp tục lấy glucose từ
mẹ [23].
1.2

BIẾN CHỨNG CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
Kiểm soát đường huyết không tốt ở những thai phụ mắc đái tháo đường thai

kỳ có thể dẫn tới những biến chứng cho thai phụ và cho sự phát triển của thai nhi
trong suốt thai kỳ [85] như:

.



.

- Trong thời gian thụ thai và ba tháng đầu thai kỳ, tăng đường huyết thai kỳ
ảnh hưởng phôi thai học của thai nhi gây ra những dị tật bẩm sinh lớn và sẩy thai tự
nhiên sớm. Điều này xảy ra chủ yếu ở những thai phụ được chẩn đoán mắc ĐTĐ
trước thai kỳ. Tuy nhiên, nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh chỉ tăng nhẹ ở những thai
phụ mắc ĐTĐTK so với dân số chung. Và nguy cơ con dị tật bẩm sinh tăng khi đường
huyết lúc đói và chỉ số khối (BMI) của thai phụ tăng lên trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Vì vậy, cần kiểm tra đường huyết cho những thai phụ có nguy cơ cao mắc ĐTĐTK
ngay từ lần khám đầu tiên [84], [85].
- Trong thời gian ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ, tất cả các hệ thống
cơ quan trong cơ thể đã được hình thành đầy đủ. Lúc này thai nhi bắt đầu phát triển
hệ thống thần kinh, tăng cân và lớn nhanh.
Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng: sự tăng insulin máu thai nhi mãn
tính sẽ dẫn đến tình trạng tăng trao đổi chất, tăng tiêu thụ oxy và kết quả là thai nhi
bị thiếu oxy máu, vì nhau thai khơng thể đáp ứng được nhu cầu oxy tăng cao đó [96].
Sự thiếu oxy máu thai nhi cịn thúc đẩy q trình sản xuất catecholamine, dẫn đến
tăng huyết áp thai nhi và phì đại tim, góp phần vào tỷ lệ 20 – 30% thai tử vong trong
thai kỳ có mẹ mắc ĐTĐTK kiểm sốt kém [74]. Đây cũng là giai đoạn phát triển não
của thai nhi, tất cả các tế bào não có mặt trong suốt cuộc đời đều được hình thành
trong giai đoạn này, vì vậy thiếu oxy máu ảnh hưởng đến sự phát triển của thần kinh
và trí tuệ của trẻ sau này [93]. Ngồi ra, thai to và hạ đường huyết sơ sinh là kết quả
của sự kiểm soát đường huyết kém ở thai phụ mắc ĐTĐTK vì một lượng dinh dưỡng
dư thừa được chuyển cho con và sự tăng insulin máu thai nhi.
1.2.1 Biến chứng cho mẹ
Những biến chứng sản khoa cho những thai phụ mắc ĐTĐTK bao gồm tăng
huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và trải qua cuộc sinh mổ. Trong tương lai, các thai phụ
mắc ĐTĐTK sẽ gia tăng nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ tuýp 2 và các biến chứng liên
quan đến tim mạch [69]. HAPO là một nhóm nghiên cứu quốc tế, đa trung tâm và

hơn 23.000 thai phụ tham gia nghiên cứu, được theo dõi đường huyết thai kỳ từ tam
cá nguyệt thứ 2 và theo dõi kết cục thai kỳ của thai phụ mắc ĐTĐTK thu được kết

.


0.

quả là có sự gia tăng tỷ lệ con sinh ra nặng hơn bách phân vị 90th, tỷ lệ mổ lấy thai,
giảm đường huyết sơ sinh ở những thai phụ mắc ĐTĐTK [59]. Một nghiên cứu ở
Việt Nam tại bệnh viện Hùng Vương của Jane E. Hirst và Trần Sơn Thạch [64], cũng
đưa ra kết luận tương tự.
- Các biến chứng trong thai kỳ
+ Tăng huyết áp thai kỳ:
Thai phụ mắc ĐTĐTK dễ bị THA thai kỳ hơn các thai phụ bình thường. Tỷ lệ
THA thai kỳ trong dân số là 3,6% - 9,1% [101], trong dân số nghiên cứu của HAPO
là 5,9% [59]. Tại Úc, tỷ lệ THA thai kỳ ở thai phụ mắc ĐTĐTK là 11% so với thai
phụ bình thường là 6,8% [21].
THA thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi như là: tiền
sản giật, sản giật, co giật, đột quỵ, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển trong tử
cung, đẻ non và tăng tỷ lệ chết chu sinh. Vì thai phụ đang mắc ĐTĐTK và cùng bị
THA thai kỳ nên tỷ lệ biến chứng cho mẹ và thai nhi sẽ càng tăng cao hơn. Vì vậy,
cần theo dõi cân nặng, tìm protein niệu thường xuyên cho các thai phụ mắc ĐTĐTK
là việc làm rất cần thiết, nhất là vào nửa sau của thai kỳ.
+ Tiền sản giật (TSG)
Thai phụ mắc ĐTĐTK làm tăng nguy cơ mắc đồng thời cùng với tiền sản giật
cao hơn các thai phụ bình thường. Theo HAPO, thai phụ mắc ĐTĐTK làm gia tăng
nguy cơ mắc TSG có ý nghĩa, với bất kỳ chỉ số bất thường của NPDNG 75g – 2 giờ,
trong khi tỷ lệ TSG trong dân số bình thường là 1,4% – 4,0% [101]. Sự đề kháng
insulin là nguyên nhân gây ra ĐTĐTK và cùng với ĐTĐTK góp phần làm tăng nguy

cơ mắc TSG [32], [59] với những triệu chứng như: THA và tăng protein niệu hay
nặng hơn là hội chứng HELLP rất rõ, gồm các triệu chứng như tan máu, tăng men
gan và tiểu cầu thấp.
+ Sanh khó do kẹt vai
Chấn thương âm hộ, âm đạo là hậu quả của việc sanh thai to thường gặp khi
mắc ĐTĐTK, dẫn đến việc thai phụ có thể phải chịu một cuộc phẫu thuật khác. Sanh
khó do kẹt vai cũng có thể xảy ra ở những thai nhi < 4000 gam và phải sử dụng các

.


1.

phương pháp sanh giúp để sanh vai. Theo nghiên cứu của HAPO thì việc sanh vai
khó ít gặp hơn các nghiên cứu khác (1,3%) nhưng được chứng minh là có liên quan
đến ĐTĐTK, đặc biệt là đường huyết đói cao [59].
+ Mổ lấy thai
Mổ lấy thai có thể là lựa chọn không mong muốn, làm tăng nguy cơ xảy ra các
biến chứng cho cả thai phụ và thai nhi hơn là sanh thường ngả âm đạo. Lý do lựa
chọn mổ lấy thai liên quan đến ĐTĐTK là: tiền sản giật, sản giật, thai to gây bất xứng
đầu chậu hay sanh khó do kẹt vai.
Một nghiên cứu ở Úc năm 2005 – 2007, tỷ lệ mổ lấy thai ở thai phụ mắc
ĐTĐTK là 38% so với tỷ lệ mổ lấy thai ở thai phụ khơng có bệnh lý đái tháo đường
là 30% [21]. Theo Gorgal (2012) thì tỷ lệ này là 19,5% ở thai phụ mắc ĐTĐTK so
với 13,5% ở thai phụ không bị ĐTĐ [57]. Trong nghiên cứu của Hirst và Trần Sơn
Thạch [64] thì nguy cơ mổ lấy thai ở những thai phụ mắc ĐTĐTK tăng lên khoảng
1,5 lần so với thai phụ không mắc ĐTĐTK.
Tỷ lệ mổ lấy thai ở thai phụ mắc ĐTĐTK càng tăng thì số ngày nằm viện càng
tăng, gây tăng chi phí cho gia đình. Tỷ lệ thai phụ mắc ĐTĐTK nằm viện điều trị ≥
2 ngày là 9,7% so với thai phụ không mắc ĐTĐ là 51% [78].

+ Sinh non
Sinh non là trẻ được sinh ra trước 37 tuần tuổi. Thai phụ mắc ĐTĐTK làm
tăng nguy cơ sinh non có ý nghĩa, theo HAPO thì tỷ lệ này 9,4% [59]. Theo nghiên
cứu của Úc tỷ lệ sinh non ở thai phụ mắc ĐTĐTK là 8,2% so với thai phụ không mắc
ĐTĐTK là 6,4% [21].
Trong nghiên cứu của Hirst & Trần Sơn Thạch [64] tại bệnh viện Hùng Vương
thì tỷ lệ sanh non ở những thai phụ mắc ĐTĐTK là 10,9% so với 6,55% ở những thai
phụ không mắc ĐTĐTK và nguy cơ này tăng cao ở mọi chỉ số bất thường của
NPDNG 75g – 2 giờ theo tiêu chuẩn chẩn đoán của IADPSG [81].

.


2.

+ Sẩy thai và thai lưu
Thai phụ mắc ĐTĐ tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên, nếu đường huyết không
được kiểm soát tốt ở 3 tháng đầu thai kỳ. Do đó, các phụ nữ hay bị sẩy thai liên tiếp
khơng rõ nguyên nhân thì cần được kiểm tra glucose huyết thanh thường xuyên và
trước khi có kế hoạch mang thai. ĐTĐTK làm tăng nguy cơ thai lưu, liên quan đến
việc kiểm soát đường huyết kém ở thai phụ mắc ĐTĐTK và dường như không tăng
so với những thai phụ mắc ĐTĐTK được kiểm soát đường huyết tốt, mặc dù việc
kiểm sốt đường huyết hiện nay vẫn cịn là một thách thức.
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu
Thai phụ mắc ĐTĐTK nếu kiểm sốt đường huyết khơng tốt sẽ làm tăng nguy
cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khơng có triệu
chứng lâm sàng, nhưng làm cho đường huyết của thai phụ mất cân bằng và cần phải
điều trị. Nếu nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị sẽ dễ dàng dẫn đến các
biến chứng khác về bệnh thận và làm nặng thêm tình trạng của ĐTĐ.
+ Đa ối

Tình trạng đa ối hay gặp ở thai phụ mắc ĐTĐTK, tỷ lệ đa ối cao gấp 4 lần so
với thai phụ không mắc ĐTĐTK. Cơ chế đa ối do ĐTĐTK còn chưa được biết rõ
nhưng các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng ĐTĐTK làm tăng tạo nước tiểu ở thai
nhi, thường thấy từ tuần thứ 26 – 32 của thai kỳ. Nghiên cứu của Pilliod và cộng sự
đã báo cáo rằng một thai kỳ không dị tật bẩm sinh nhưng với đa ối sẽ làm tăng nguy
cơ thai lưu rõ rệt [97]. Ngoài ra, đa ối còn làm tăng nguy cơ sinh non.
- Biến chứng lâu dài
Một tổng quan y văn về đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ mắc ĐTĐ tuýp 2
được đăng trên tạp chí đái tháo đường của ADA kết luận: có đến 70% phụ nữ từng
mắc ĐTĐTK sẽ bị ĐTĐ tuýp 2 về sau trong vịng 28 năm [69].
Ngồi ra, các biến chứng lâu dài khác ở những thai phụ mắc ĐTĐTK là gia
tăng đáng kể nguy cơ mắc ĐTĐTK ở thai kỳ tiếp theo, các bệnh lý về tim mạch và
chuyển hóa [58]. Họ cũng dễ bị béo phì, tăng cân q mức sau sinh nếu khơng có chế
độ ăn và tập luyện thích hợp.

.


3.

1.2.2 Biến chứng cho thai nhi
- Biến chứng gần
Trẻ sơ sinh của thai phụ mắc ĐTĐTK có nguy cơ là thai to, bị hạ đường huyết
sơ sinh, tăng bilirubin máu, bị chấn thương, mắc hội chứng suy hô hấp và sanh khó
do kẹt vai [100].
+ Thai to
Thai to được định nghĩa là trẻ sinh ra có cân nặng > 4000 gam. Thai to là biến
chứng phổ biến nhất của thai kỳ sinh chiếm 15 – 45% [51]. Tăng đường huyết mẹ,
gây ra tăng đường huyết thai nhi ở nửa sau thai kỳ, làm tăng insulin máu thai nhi dẫn
đến tăng trưởng quá mức tế bào sinh dưỡng gây thai to. Đái tháo đường thai kỳ làm

tăng nguy cơ sinh con to, với tất cả các chỉ số bất thường trong NPDNG 75g – 2 giờ
đều có ý nghĩa [59]. Nghiên cứu của Hirst và Trần Sơn Thạch [64] có cùng quan điểm
này, nguy cơ thai to tăng lên ở những thai phụ mắc ĐTĐTK, với tỷ lệ thai to do
ĐTĐTK là 16,9% so với tỷ lệ thai to ở những thai phụ khơng mắc ĐTĐTK là 11,76%.
+ Sanh khó do kẹt vai
Sanh khó do kẹt vai cũng là hậu quả của thai to cho thai nhi của những thai
phụ mắc ĐTĐTK, dù hiếm nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tổn
thương đám rối thần kinh cánh tay. Theo Cheng và cộng sự (2013), tỷ lệ sanh khó do
kẹt vai vì thai to tăng gấp 76 lần ở trẻ sinh ≥ 4200 gam so với trẻ sanh < 3600g [38].
Hay một nghiên cứu khác của Esakoff và cộng sự về mối liên quan của cân nặng lúc
sanh và kết cục thai kỳ ở những thai phụ có và khơng có mắc ĐTĐTK cho kết quả là
ở những thai phụ mắc ĐTĐTK, so với trẻ sinh ra < 4000 gam thì trẻ ≥ 4000 gam có
sự gia tăng tỷ số chênh có ý nghĩa của sanh khó do kẹt vai với tỷ lệ là 10,5% so với
1,6% và tổn thương đám rối thần kinh cánh tay với tỷ lệ là 2,6% so với 0,2% [51]
+ Tăng bilirubin máu
Tăng bilirubin máu có thể liên quan đến sự gia tăng khối lượng tế bào hồng
cầu của thai nhi được kích thích bởi sự tiêu hao oxy là hậu quả của việc tăng glucose
máu ở thai phụ và tăng nồng độ insulin máu thai nhi [70]. Tỷ lệ tăng bilirubin máu

.


4.

sơ sinh ở dân số thai phụ trong nghiên cứu của HAPO là 8,3% và sự gia tăng có ý
nghĩa khi nồng độ đường huyết tăng [59].
+ Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh
ĐTĐTK gây làm tăng insulin trong máu trẻ sơ sinh có thể làm hạ đường huyết
cho trẻ sau vài phút sau sinh. Tình trạng này có thể xuất hiện ở ngay cả thai phụ mắc
ĐTĐTK không điều trị bằng insulin [77]. Tỷ lệ hạ đường huyết sơ sinh là 3% - 5%

thay đổi tùy theo nghiên cứu nhưng ngưỡng xác đinh là <35mg/dl [39]. Trong nghiên
cứu của HAPO [59], tỷ lệ hạ đường huyết sơ sinh ở thai nhi có mẹ mắc ĐTĐTK là
4,6%. Cịn những thai phụ mắc ĐTĐTK trong nghiên cứu của Esakoff là có tỷ lệ hạ
đường huyết sơ sinh là 5,3% ở những trẻ sinh ra ≥ 4000 và 2,6% ở những trẻ sinh ra
< 4000 gam [51]. Trong nghiên cứu của Hirst và Trần Sơn Thạch tại bệnh viện Hùng
Vương thì tỷ lệ hạ đường huyết sơ sinh ở thai phụ mắc ĐTĐTK là 5,8%.
+ Ngạt chu sinh
ĐTĐTK làm tăng nguy cơ ngạt trong tử cung hoặc ngạt chu sinh do thai to (vì
chuyển dạ kéo dài, thất bại trong chuyển dạ hay kẹt vai) và bệnh lý cơ tim. Ngạt
thường được đánh giá bằng bất thường nhịp tim thai trong quá trình chuyển dạ, điểm
Apgar thấp và tử vong trong tử cung. Nghiên cứu của Mimouni và cộng sự, trong 127
thai phụ mắc ĐTĐTK có 27% con sanh ra bị ngạt chu sinh [83].
+ Hội chứng suy hô hấp
Hội chứng suy hô hấp cấp do thiếu surfactant xảy ra thường xuyên ở trẻ sơ
sinh có mẹ mắc ĐTĐTK vì hai lý do sau [82]:
 ĐTĐTK làm tăng nguy cơ sinh non và lúc này phổi chưa trưởng thành.
 Tại tuổi thai lúc sanh, trẻ sơ sinh của mẹ mắc ĐTĐTK nhiều khả năng sẽ
hình thành suy hơ hấp hơn vì tăng đường huyết của mẹ làm chậm quá trình
hình thành sức căng bề mặt phế nang. Ngoài ra, ĐTĐTK làm tăng insulin
máu trẻ sơ sinh làm cản trở sự kích thích phổi của glucocorticoids.
Nghiên cứu của Piper năm 2002 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm
soát đường huyết tốt. Trong đó, thai phụ mắc ĐTĐTK kiểm sốt đường huyết tốt thì

.


5.

sự trưởng thành phổi thai nhi tương tự thai phụ không mắc ĐTĐTK. Ngược lại, thai
phụ mắc ĐTĐTK không kiểm sốt đường huyết tốt thì sự trưởng thành phổi chậm

hơn, có thể sau 38 tuần tuổi thai [98].
- Biến chứng lâu dài
Trẻ em của người mẹ mắc ĐTĐTK làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về chuyển
hóa, ĐTĐ tuýp 2, tăng huyết áp, béo phì và rối loạn chuyển hóa lipid máu [84].
Trong một nghiên cứu tiến cứu, con của thai phụ mắc ĐTĐTK sẽ tăng gấp 3
lần nguy cơ hình thành ĐTĐ hay tiền ĐTĐ khi 19 - 27 tuổi [41]. Một nghiên cứu ở
Phần Lan so sánh các chỉ số sinh học của trẻ vị thành niên là con của thai phụ mắc
ĐTĐTK so với trẻ vị thành niên trong cộng đồng, báo cáo rằng có chỉ số BMI trung
bình cao hơn (20,8 so với 20,2 kg/m2), nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn (18,8% so
với 4,4%), chỉ số vòng eo lớn hơn (73,3cm so với 71,5cm) và mức insulin máu cao
hơn (10,2 so với 9,3 mili đơn vị/L) [108].
1.3

TẦM SOÁT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
Đái tháo đường thai kỳ là một trong những nguyên nhân gây ra những biến

chứng sản khoa hàng đầu, để lại hậu quả nặng nề cho cả thai phụ và thai nhi. Việc
tầm soát ĐTĐTK được đặt ra cách đây hơn 40 – 50 năm, cho chúng ta thấy tỷ lệ
ĐTĐTK ngày càng tăng [59] và nếu ĐTĐTK được tầm soát, quản lý và điều trị sẽ
giảm được biến chứng sản khoa tiềm ẩn [40]. Tuy nhiên, quyết định có tầm sốt đại
trà ở phụ nữ mang thai hay chỉ tầm soát những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao là
vấn đề vẫn đang còn tranh cãi giữa các quốc gia và các hiệp hội trên thế giới.
Tầm soát sớm ĐTĐTK là việc làm rất quan trọng, đặc biệt là với những nhóm
dân cư có tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ tuýp 2 cao. Một mơ hình so sánh lợi ích về kinh tế giữa
việc thực hiện xét nghiệm tầm soát ĐTĐTK và khơng tầm sốt, việc tầm sốt ĐTĐTK
có hiệu quả kinh tế hơn nếu tầm sốt, phịng ngừa ĐTĐ tp 2 ở quần thể nguy cơ
cao hơn. Điều này có được là nhờ sự can thiệp lối sống và chiến lược chăm sóc sức
khỏe hậu thai kỳ [79]. Tuy nhiên, tầm soát sớm ĐTĐTK và gia tăng tỷ lệ chẩn đoán

.



×