Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe cho thân nhân bệnh nhi về dự phòng hen phế quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ THÚY HẰNG

HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO THÂN
NHÂN BỆNH NHI VỀ DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 60720501

Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. TRẦN THỤY KHÁNH LINH
2. TS. ELIZABETH A. ESTERL

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Tác giả

Bùi Thị Thúy Hằng




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG ......................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: ....................................................................................3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................3
Mục tiêu tổng quát:............................................................................................ 3
Mục tiêu cụ thể: ................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ HEN PHẾ QUẢN ............................................................4
1.1.1. Định nghĩa về hen phế quản .................................................................... 4
1.1.2. Dịch tễ học bệnh hen phế quản ............................................................... 4
1.1.3. Bệnh sinh hen phế quản........................................................................... 6
1.1.4. Nguyên nhân............................................................................................ 6
1.1.5. Phân loại .................................................................................................. 8
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. ...................................................... 8
1.1.6. Chẩn đoán .............................................................................................. 11
1.1.7. Giáo dục sức khoẻ ................................................................................. 12
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .............................................................15
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 15
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................ 17
1.3. HỌC THUYẾT ĐIỀU DƯỠNG PENDER VÀ SỰ ỨNG DỤNG TRONG
NGHIÊN CỨU ............................................................................................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................23
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..........................................................................23
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU..............................................23
2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................................23



2.4. CỠ MẪU.......................................................................................................23
2.5. DÂN SỐ NGHIÊN CỨU..............................................................................24
2.6. KỸ THUẬT CHỌN MẪU ...........................................................................24
2.7. TIÊU CHÍ CHỌN MẪU ...............................................................................24
2.8. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .....................................................25
2.9. CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU................................................................26
2.10. KẾ HOẠCH THU THẬP SỐ LIỆU ...........................................................27
2.11. LIỆT KÊ VÀ ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ..................27
2.12. KIỂM SOÁT SAI LỆCH ............................................................................33
2.13. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ........................33
2.14. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU .........................................34
2.15. TÍNH ỨNG DỤNG CỦA NGHIÊN CỨU .................................................35
TĨM TẮT Q TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU .......................................36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................37
3.1. THÔNG TIN VỀ BỆNH NHI ......................................................................37
3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHI ............................................40
3.3. NHẬN THỨC CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHI VỀ DỰ PHÒNG HEN
PHẾ QUẢN TRƯỚC VÀ SAU TƯ VẤN ..................................................42
3.4. THỰC HÀNH SỬ DỤNG THUỐC CỦA CÁC THÂN NHÂN BỆNH NHI
TRƯỚC VÀ SAU TƯ VẤN .......................................................................51
3.5. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHẬN THỨC VỀ DỰ PHÒNG HEN PHẾ
QUẢN VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........53
3.6. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỰC HÀNH SỬ DỤNG THUỐC DỰ PHÒNG
HEN PHẾ QUẢN VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................60


CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................65

4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. ...................................................65
4.2. Thông tin chung về thân nhân bệnh nhi .......................................................69
4.3. Nhận thức của thân nhân bệnh nhi về dự phòng hen phế quản trước và sau
tư vấn ...........................................................................................................74
4.4. Thực hành của thân nhân bệnh nhi về sử dụng thuốc dự phòng hen phế quản
cho trẻ trước và sau tư vấn. .........................................................................83
4.5. Điểm mạnh và điểm yếu của nghiên cứu......................................................86
KẾT LUẬN .............................................................................................................88
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................90
TIẾNG VIỆT ................................................................................................... 90
TIẾNG ANH ................................................................................................... 90
PHỤ LỤC ................................................................................................................94
PHỤ LỤC 1 .........................................................................................................94
PHỤ LỤC 2 .........................................................................................................95
PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................104
PHỤ LỤC 4 .......................................................................................................107


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN

:

Bệnh nhi

BXĐL

:


Bình xịt định liều

BV

:

Bệnh viện

ĐD

:

Điều dưỡng

ĐLC

:

Độ lệch chuẩn

GDSK

:

Giáo dục sức khỏe

GINA

:


Chương trình hành động toàn cầu về hen phế quản

HPQ

:

Hen phế quản

HS

:

Học sinh

ICON

:

Tổ chức đồng thuận quốc tế

NCS

:

Người chăm sóc

PEF

:


Lưu lượng đỉnh thở ra

NCS

:

Người chăm sóc

TC/CĐ/ĐH/SĐH

:

Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học/ sau Đại học

TB

:

Trung bình

TV

:

Trung vị

SV

:


Sinh viên

WHO

:

Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
Sơ đồ 1.1. Ứng dụng học thuyết điều dưỡng vào nghiên cứu.................................22
Bảng 3.1. Thông tin cơ bản về bệnh nhi .................................................................37
Bảng 3.2. Tiền sử của bệnh nhi ...............................................................................38
Bảng 3.3. Đặc điểm nhân khẩu học của thân nhân bệnh nhi ..................................40
Bảng 3.4. Nguồn cung cấp các thông tin về hen phế quản .....................................41
Bảng 3.5. Tiền sử chăm sóc trẻ hen phế quản của thân nhân bệnh nhi ..................42
Bảng 3.6. Nhận thức cơ bản của các thân nhân bệnh nhi về dự phòng hen phế quản
trước vấn..................................................................................................................42
Bảng 3.7. Nhận thức về biểu hiện và các yếu tố khởi phát cơn hen của các thân
nhân bệnh nhi trước và sau tư vấn ..........................................................................43
Bảng 3.8. Nhận thức về sự trầm trọng về hen phế quản của các thân nhân bệnh nhi
trước và sau tư vấn ..................................................................................................45
Bảng 3.9. Nhận thức về lợi ích của các thân nhân bệnh nhi trước và sau tư vấn ...46
Bảng 3.10. Nhận thức về cản trở khi chăm sóc trẻ hen phế quản của các thân nhân
bệnh nhi trước và sau tư vấn ...................................................................................48
Bảng 3.11. Điểm trung bình nhận thức về dự phịng hen phế quản của các thân
nhân bệnh nhi trước và sau tư vấn ..........................................................................49
Biểu đồ 3.1. Điểm nhận thức của thân nhân bệnh nhi về dự phòng hen phế quản
trước và sau tư vấn ..................................................................................................50
Bảng 3.12. Thực hành sử dụng bình xịt định liều có buồng đệm của các thân nhân

bệnh nhi trước và sau tư vấn ...................................................................................51
Biểu đồ 3.2. Thực hành xịt thuốc bằng bình xịt định liều có buồng đệm của thân
nhân bệnh nhi trước và sau tư vấn ..........................................................................52
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa nhận thức về dự phòng hen phế quản với đặc điểm
nhân khẩu học của các thân nhân bệnh nhi trước và sau tư vấn .............................53


Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nhận thức về dự phòng hen phế quản với đặc điểm
nhân khẩu học của các thân nhân bệnh nhi trước và sau tư vấn (tt) .......................58
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thực hành sử dụng thuốc dự phòng hen phế quản
với các đặc điểm nhân khẩu học của các thân nhân bệnh nhi .................................60
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thực hành sử dụng thuốc dự phòng hen phế quản
với các đặc điểm nhân khẩu học của các thân nhân bệnh nhi .................................62
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nhận thức và thực hành của bệnh nhi trước và sau
tư vấn .......................................................................................................................63


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản (HPQ) là một trong những bệnh mạn tính ở đường hơ hấp,
thường gặp nhất trên thế giới và đang gia tăng tại các nước đang phát triển [48].
Ảnh hưởng đến 1 -18% dân số ở các nước khác nhau [40]. HPQ là một vấn đề y tế
cộng đồng khơng chỉ cho các nước có thu nhập cao, nó xảy ra ở tất cả các nước
khơng phân biệt trình độ phát triển. Hơn 80% các trường hợp tử vong liên quan
đến HPQ xảy ra ở các nước thu nhập thấp. Theo báo cáo mới nhất của WHO vào
tháng 12 năm 2016 về hen toàn cầu ước tính có khoảng 334 triệu người trên tồn
thế giới mắc bệnh hen phế quản, dự báo đến năm 2025 số người bệnh có thể tăng
lên khoảng 400 triệu người trên tồn cầu. Tuy nhiên, trong số đó, chỉ có khoảng từ
5% người bệnh hen được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Cũng theo báo cáo của

WHO có khoảng 383 nghìn người chết do hen phế quản vào năm 2015 [48]. Hen
phế quản tạo ra gánh nặng lớn cho các cá nhân và gia đình và thường hạn chế các
hoạt động cá nhân suốt cả cuộc đời [48]. Đó là một vấn đề sức khỏe toàn cầu
nghiêm trọng ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi, tăng chi phí điều trị, và gia tăng
gánh nặng đối với người bệnh, gia đình và cộng đồng [40]. HPQ chiếm tỷ lệ rất
cao ở trẻ em. Trên toàn thế giới, HPQ chiếm 12 - 14% trẻ em ở độ tuổi đi học và
thanh thiếu niên [29]. Hen phế quản ở trẻ em phổ biến hơn nhiều ở các khu vực đô
thị, hơn 80% bệnh hen khởi phát trước 6 tuổi [8]. Bên cạnh đó, tác động của HPQ
cũng ảnh hưởng đến cha mẹ của những đứa trẻ và người chăm sóc, chất lượng
sống của họ được liên kết chặt chẽ với các mức độ mà bệnh được kiểm sốt [21].
Ở Việt Nam, có hơn 8 triệu người bị HPQ (hơn 5% dân số) kết quả là 25%
người bệnh nhập viện, 42% người bệnh phải nghỉ học và 29% người bệnh phải
nghỉ việc [13]. HPQ nếu kiểm sốt khơng tốt sẽ dẫn đến tắc nghẽn đường thở
khơng hồi phục hồn tồn, bệnh nhân phải nhập viện nhiều lần trong tình trạng
khẩn cấp, tăng tỷ lệ tử vong [6]. Riêng trẻ em Việt Nam 12 đến 13 tuổi có tỷ lệ
mắc bệnh hen phế quản cao nhất Châu Á với 29,1% và đang có chiều hướng gia
tăng [12].


2

HPQ là một bệnh mạn tính, phải điều trị lâu dài và khơng khỏi hồn tồn. Vì
vậy mà vấn đề với điều trị kiểm sốt và chăm sóc tại nhà là rất quan trọng. Thực tế
hiện nay cho thấy rằng một số lượng lớn bệnh nhi nhập viện trong trường hợp
khẩn cấp, nhưng hầu hết các cha mẹ đều thiếu sự hiểu biết về các dấu hiệu của một
cơn hen cấp, các yếu tố gây bệnh, các yếu tố khởi phát cơn hen, các thuốc sử dụng
để cắt cơn, các cách dự phịng HPQ [20]. Mặt khác, các chương trình giáo dục
HPQ có hiệu quả sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ trẻ HPQ [27],[44],[45], và giảm đáng
kể số lần nhập viện và lần khám tại khoa cấp cứu do cơn hen cấp tính [22]. Do đó,
sự hiểu biết về tầm quan trọng của kiến thức HPQ để quản lý bệnh của cha mẹ là

rất quan trọng để cải thiện kiểm soát HPQ ở trẻ em.
Nhằm cung cấp cho bệnh nhi và thân nhân những nhận thức đúng đắn và
cách thực hành sử dụng thuốc, hiện nay trên thế giới và Việt Nam trong đó điển
hình là Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã triển khai nhiều mơ hình truyền thơng GDSK
như: Thành lập phòng khám và tư vấn hen suyễn, câu lạc bộ BN hen phế quản,…
Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả của các mơ hình này chưa được triển khai đầy
đủ.
Nhận thức được những vấn đề trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu: “Hiệu
quả chương trình giáo dục sức khỏe cho thân nhân bệnh nhi về dự phòng hen
phế quản”


3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:


Chương trình tư vấn giáo dục cho thân nhân bệnh nhi về dự phòng hen phế
quản tại bệnh viện Nhi Đồng 2 có hiệu quả hay khơng?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe thơng qua sự thay đổi về
nhận thức và thực hành sử dụng thuốc điều trị dự phòng hen phế quản trước và sau
khi được tư vấn giáo dục sức khỏe.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ các các thân nhân bệnh nhi có nhận thức và thực hành đúng về dự
phòng HPQ trước và sau tư vấn giáo dục sức khỏe.
2. So sánh điểm trung bình nhận thức và điểm trung bình thực hành trước và sau tư
vấn giáo dục sức khỏe.

3. Xác định mối liên quan giữa nhận thức và thực hành về dự phòng hen phế quản
với các đặc điểm nhân khẩu học của các thân nhân bệnh nhi


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ HEN PHẾ QUẢN
1.1.1. Định nghĩa về hen phế quản
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về HPQ. Theo chương trình
hành động tồn cầu về HPQ (Global Initiative for Asthma – GINA) (2016), HPQ là
một bệnh lý phức tạp, thường được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường hơ hấp mạn
tính, được xác định bởi tiền sử có các triệu chứng hơ hấp như khị khè, khó thở, tức
ngực và ho mà thay đổi theo thời gian và cường độ, cùng với sự thay đổi hạn chế
luồng khơng khí thở ra [40].
Theo Tổ chức đồng thuận quốc tế (International Consensus – ICON) về HPQ
trẻ em, HPQ là tình trạng viêm mạn tính liên quan đến sự tắc nghẽn thay đổi khi lưu
thông và sự đáp ứng quá mức của phế quản. Biểu hiện bởi những đợt ho, khò khè,
hụt hơi và đau tức ngực tái diễn. Cơn hen phế quản cấp là một đợt cấp hoặc bán cấp
trong việc tiến triển triệu chứng HPQ cùng với sự tắc nghẽn khí lưu thơng [31].
1.1.2. Dịch tễ học bệnh hen phế quản
1.1.2.1. Tình hình bệnh trên thế giới
Theo GINA (2016), HPQ là bệnh mạn tính có tỷ lệ mắc cao nhất, có
khoảng 334 triệu người mắc hen trên tồn thế giới [40]. Mặc dù đã có rất nhiều bài
báo cáo về tỷ lệ bệnh HPQ tại các vùng miền khác nhau nhưng vẫn chưa đưa ra
được con số chính xác. Tuy nhiên dựa theo các phương pháp chuẩn về đánh giá
các triệu chứng bệnh HPQ xác định tỷ lệ bệnh HPQ toàn cầu chiếm từ 1 – 16%
dân số ở các nước khác nhau [40]
Có các bằng chứng cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ HPQ ở trẻ em. Ở các nước
Tây Âu, tỷ lệ này đã giảm trong những thập niên gần đây nhưng lại tăng lên ở các

khu vực mà trước đây có tỷ lệ thấp như Châu Phi, Mỹ Latinh, Đông Âu và Châu
Á. Tỷ lệ mắc hen của các quốc gia trên thế giới khác nhau, các nước phát
triển thường có tỷ lệ mắc hen cao hơn các nước đang phát triển. Các thông báo
dịch tễ gần đây cho thấy hen đang gia tăng một cách đáng kể trên phạm vi toàn


5

cầu [39]. Có rất nhiều nghiên cứu về tỷ lệ và tình hình dịch tễ HPQ. Trong số này
có hai nghiên cứu quốc tế đáng lưu ý nhất. Một nghiên cứu ở trẻ em (ISAAC:
International Study of Asthma and Allergies in Childhood) [18] và một nghiên cứu
ở người lớn (European Community Respiratory Health Survey) [26]. Hai nghiên
cứu này đã cho những nhận xét quan trọng. Đó là hình ảnh khuynh hướng dịch tễ
hen ở các cộng đồng. Trong khi ở một số nước hen có vẻ giảm thì ở một số nước
khác hen lại tăng lên một cách đáng kể, nhất là hen ở trẻ 12 đến 13 tuổi [18]. Các
nghiên cứu cộng đồng cắt ngang cho thấy có sự rất khác nhau giữa các cộng đồng,
điều này được cho là do khác nhau về ghi nhận triệu chứng hơn là tính đa dạng
bệnh học hen thực sự. Tuy nhiên có một sự khác biệt rất rõ từ các nghiên cứu cả ở
trẻ em và người lớn. Ở châu Á (nhất là Trung Quốc và Ấn Độ) tỷ lệ mắc bệnh thấp
(2 - 4%). Trong khi ở các nước kinh tế phát triển khu vực Tây Âu, Úc, New
Zealand và Canada tỷ lệ cao hơn (15 - 20%) [25]. Một điều nữa đáng lưu ý là trẻ
13 - 14 tuổi sống ở Trung Quốc có tỷ lệ mắc thấp nhất, mức độ mắc tăng lên nếu
trẻ di cư sang sống ở Canada và tỷ lệ mắc cao nhất nếu trẻ có bố mẹ Trung Quốc
và sinh ra ở Canada. Các số liệu dịch tễ như trên cho thấy có một sự tác động
tương hỗ chặt chẽ giữa gen và môi trường sống trong sinh bệnh học HPQ [43].
1.1.2.2. Tình hình bệnh tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Trần Thúy Hạnh, tác giả Nguyễn
Văn Đoàn, và cộng sự (2011) về “Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản
ở người trưởng thành Việt Nam”. Kết quả cho thấy: Qua điều tra ngẫu nhiên
14,246 người dân trên16 tuổi sinh sống tại 7 tỉnh thành đại diện cho 7 vùng miền

sinh thái của Việt Nam, đã phát hiện độ lưu hành hen phế quản ở người trưởng
thành Việt Nam năm 2010 là 4,1%, trong đó, tỷ lệ mắc ở nam giới là 4,6% và nữ
giới là 3,62%. So sánh giữa các địa bàn nghiên cứu, độ lưu hành hen cao nhất là ở
Nghệ An (7,65%) và thấp nhất là ở Bình Dương (1,51%) [14].


6

Theo báo cáo của Sở Y tế Thành phố Hà Nội (2009) tỷ lệ HPQ ở trẻ em từ 5
đến 11 tuổi là 13,9%. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ trẻ khò khè ở trẻ 12 – 13
tuổi theo điều tra của bệnh viện Nhi Đồng I (2004) là 29,1% [12].
Theo nghiên cứu của tác giả Dương Ngọc Ánh và các cộng sự (2011) về
“Đặc điểm của bệnh nhi có cơn HPQ nặng tại bệnh viện Nhi đồng I” Kết quả cho
thấy: Nam bị cơn HPQ nặng nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ: 1,7/1. Tuổi nhỏ nhất là 5
tháng, lớn nhất là 129 tháng, tuổi mắc bệnh thường gặp là lứa tuổi nhỏ hơn 24
tháng (6,5 - 7%), 56,9% cư ngụ tại TP. HCM, 43,1% đến từ các tỉnh [5].
1.1.3. Bệnh sinh hen phế quản
Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về cơ chế bệnh sinh của hen phế
quản, tuy nhiên nhiều tác giả đã thống nhất hen phế quản có 3 hiện tượng bệnh lý
cơ bản: viêm, co thắt và gia tăng phản ứng phế quản [9].
- Viêm là quá trình chủ yếu trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản: Đây là
hiện tượng viêm theo cơ chế miễn dịch – dị ứng có sự tham gia của nhiều yếu tố
khác nhau:
- Co thắt phế quản
- Gia tăng tính phản ứng phế quản
1.1.4. Nguyên nhân
1.1.4.1. Những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh hen
- Dị nguyên đường hô hấp: là nguyên nhân chủ yếu, thường gặp nhiều nhất
như bụi nhà, nơi có nhiều loại “bet” (acarien) như Dermatophagoid Pteronyssinu
(DP), Dermatophagoid Farinae (DF) thường gặp gây hen ở trẻ em 3 – 4 tuổi, các

loại nấm, mốc gây bệnh ở trẻ em lớn hơn 6 – 7 tuổi trở lên như Aspergillus,
Cladosporium Alternaria… Các loại bụi khói, lơng súc vật, phấn hoa, các khí lạnh,
các chất hóa học, chất có mùi, các chất thải của động cơ nổ như ô tô, xe máy (xăng
dầu).


7

- Dị nguyên thức ăn: đặc biệt là các loại sữa, loại thức ăn tiếp xúc đầu tiên
với trẻ em (sữa bò, sữa trâu, sữa dê và các chế phẩm của sữa), các thức ăn khác
như tôm, cá các loại.
- Thuốc và các hóa chất: đáng chú ý là aspirin là nguyên nhân của nhiều
trường hợp hen phế quản nặng ở trẻ cũng như ở người lớn, sau đó là các loại thuốc
khác như penicillin, sulfamid.
- Yếu tố viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi tái
phát nhiều lần, viêm xoang, viêm amidan, VA và các bệnh mạn tính khác đều có
thể là ngun nhân gây hen phế quản sau này. Đặc biệt là nhiễm khuẩn do trẻ nhỏ
thường gặp là virus hợp bào hô hấp, virus cúm và á cúm [9].
1.1.4.2. Các yếu tố thuận lợi gây khởi phát cơn hen
- Khi trẻ gắng sức
- Thay đổi thời tiết
- Tiếp xúc bụi nhà
- Khói bếp, khói thuốc lá
- Lơng súc vật
- Phấn hoa
- Nấm mốc
- Thực phẩm
- Thuốc và hóa chất
- Nhiễm khuẩn (đặc biệt là virus)
- Thay đổi cảm xúc (khóc, cười, la hét nhiều)



8

1.1.5. Phân loại
1.1.5.1. Phân loại theo nguyên nhân
1.1.5.1.1. Hen phế quản khơng dị ứng: có thể do các yếu sau:
- Yếu tố di truyền
- Gắng sức
- Thay đổi thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, biến đổi từ trường.
- Rối loạn tâm thần, nội tiết
- Aspirin và thuốc chống viêm không steroid
- Cảm xúc mạnh (vui, buồn quá mức…)
1.1.5.1.2. Hen phế quản dị ứng
Có thể chia làm hai loại:
- Hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn: bao gồm các dị nguyên
+ Dị nguyên đường hô hấp
+ Dị nguyên thức ăn
+ Thuốc (kháng sinh như penicillin, thuốc tẩy giun như pipepazin…
- Hen phế quản dị ứng – nhiễm khuẩn: Do các loại vi khuẩn, virus, các nấm
mốc.
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
1.1.5.1. Triệu chứng cơ năng
Ho: lúc đầu là ho khan, sau xuất tiết nhiều đờm dãi, ho dai dẳng khơng có
giờ giấc nhất định, ho nhiều về đêm nhất là khi thay đổi thời tiết.


9

Khạc đờm, khi trẻ ho thường khạc nhiều đờm trắng. Nếu đờm có mủ tức là

có bội nhiễm viêm phế quản do vi khuẩn.
Khó thở: chủ yếu là khó thở ra, kéo dài. Trường hợp nhẹ khó thở chỉ xuất
hiện khi gắng sức, khi ho, khi khóc, cười hoặc khi nuốt.
Trường hợp điển hình khó thở biểu hiện thường xun kiểu khó thở ra, có
tiếng khị khè. Trước khi xuất hiện cơn khó thở khị khè trẻ thường xuất hiện một
số dấu hiệu báo trước như hắt hơi, ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi hoặc một
số triệu chứng khác như chán ăn, đau bụng, nặng ngực.
1.1.5.2. Triệu chứng thực thể
Gõ phổi: có thể thấy vang hơn bình thường, vùng đục trước tim giảm, lồng
ngực như bị giãn ra.
Nghe: có tiếng ran rít, ran ngáy, tiếng thở khị khè, rì rào phế nang âm sắc trở
nên rít
Trường hợp HPQ kéo dài, lồng ngực có thể nhơ ra phía trước, vai nhô lên
trên, xương sườn nằm ngang, các khoảng liên sườn giãn rộng.
1.1.5.3. Thăm dò cân lâm sàng
Xét nghiệm đờm: ở trẻ lớn có thể khạc đờm màu trắng bóng, lẫn bọt và dính.
Nước mũi có tính chất kiềm, khơng kích thích đối với niêm mạc mũi và tổ
chức xung quanh.
Máu:
- Tăng hematocrit và nồng độ huyết sắc tố tỷ lệ với mức độ và thời gian thiếu
O2 trong máu.
- Bạch cầu ái toan tăng


10

- Nồng độ protein huyết thanh và globulin miễn dịch (IgA, IgM) bình thường
hoặc hơi giảm. Chỉ có IgE thường là tăng.
- Đo khí máu động mạch và pH: Trường hợp hen nhẹ pH bình thường, khi trẻ
thở nhanh và sâu thì pH máu có thể hơi kiềm nhẹ.

Trường hợp hen nặng, hiện tượng tắc nghẽn đường thở tăng, pH sẽ chuyển
thành toan (pH giảm).
PaO2 giảm, PaCO2 tăng trong trường hợp nặng. Độ bão hòa O2 cũng giảm
theo mức độ hen, hen càng nặng độ bão hòa O2 càng giảm.
Thăm dị chức năng hơ hấp: có giá trị trong việc đánh giá mức độ hen, mức
độ tắc nghẽn hô hấp, mức độ rối loạn thơng khí trong HPQ, cũng như đánh giá
hiệu quả điều trị.
- Dung tích sống (VC) giảm
- VMES (Thể tích khí thở ra trung bình/ giây) giảm
- Tỷ lệ Tiffeneau giảm (bình thường trên trên 70%)
- Thể tích cặn (RV) tăng
- Đo lưu lượng đỉnh (Peak Flow meter) để đo lưu lượng đỉnh thở ra Peak
Expiratory Flow (PEF), phương pháp này giúp chẩn đoán và tiên lượng HPQ (PEF
giảm trong HPQ)
- X- quang: lúc đầu có thể bình thường, nhưng sau đó xuất hiện nhanh chóng
hiện tượng khí phế thũng. Phổi q sáng tương phản với hình ảnh rốn phổi mờ
đậm.


11

1.1.6. Chẩn đốn: Chẩn đốn HPQ có thể dựa vào các yếu tố sau:
1.1.6.1. Khai thác tiền sử bản thân và gia đình
Theo nhiều tác giả, yếu tố gia đình góp phần quan trọng trong chẩn đốn
HPQ (khoảng 50 – 75 % trong gia đình có người bị hen hoặc bị các bệnh dị ứng
khác).
Bản thân trẻ có tiền sử, cơ địa dị ứng như chàm thể tạng, viêm mũi dị ứng,
nổi mề đay, thường có phối hợp HPQ.
Hoặc có tiền sử tiếp xúc với các dị nguyên hô hấp, các hóa chất và thuốc sau
đó lên cơn hen hoặc biểu hiện khị khè.

Hoặc trẻ bị các nhiễm khuẩn hơ hấp tái phát nhiều lần
1.1.7.2. Triệu chứng lâm sàng: Các dấu hiệu quan trọng cần lưu ý là:
Thở khò khè với âm độ cao khi thở ra, khị khè có tính chất tái diễn, thường
xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm.
Ho xuất tiết tăng nhiều về đêm.
Khó thở tái phát
Nghe phổi có nhiều ran rít, ran ngáy…
1.1.7.3. Thăm dị cận lâm sàng
Thử nghiệm ngồi da (test lẩy da) dương tính
Tăng bạch cầu ái toan trong máu, trong dịch tiết mũi họng
Tăng IgE trong máu
Lưu lượng đỉnh thở ra ( Peak Expiratory Flow: PEF) tăng 15% sau khi cho
trẻ hít thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh trong 15 – 20 phút hoặc PEF thay


12

đổi trên 20% đo vào buổi sáng ngay sau khi dùng thuốc giãn phế quản so với 12
giờ sau khi dùng thuốc.
1.1.7. Giáo dục sức khoẻ
Nghiên cứu của chúng tôi áp dụng theo chương trình tư vấn giáo dục sức
khỏe cho thân nhân bệnh nhi về hen phế quản, chương trình đã và đang thực hiện
tại phịng khám và tư vấn hen suyễn thuộc Khoa hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 2
(phụ lục 4). Chương trình có thể tóm tắt gồm các nội dung sau:
1.1.7.1. Định nghĩa hen phế quản
Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường hơ hấp rất thường gặp ở trẻ nhỏ.
1.1.7.2. Triệu chứng hen phế quản
- Ho, đặc biệt là vào ban đêm
- Dễ bị mệt khi vận động
- Thở nhanh khi nghỉ ngơi

- Khò khè
- Khó thở
1.1.7.3. Cơ chế khởi phát hen
- Khi trẻ khỏe mạnh: đường hơ hấp khơng bị tắc nghẽn, khí lưu thơng dễ dàng
- Khi hen khơng được kiểm sốt:


Niêm mạc đường hô hấp bị viêm kéo dài sẽ phù nề, khơng khí lưu thơng
khó khăn.



Đường hơ hấp tăng nhạy cảm với các chất hít vào

- Khi khởi phát cơn hen:


Niêm mạc hơ hấp nhạy cảm, kích thích phù nề nhiều hơn



Cơ trơn co thắt, tăng tiết dịch



Đường hơ hấp thu hẹp nhiều hơn gây ho, khò khè và thở nông

1.1.7.4. Phân loại hen phế quản
- Hen dị ứng: dị ứng các dị nguyên
- Hen không dị ứng: hen do virus và hen do vận động



13



Hen do virus: thường gặp trẻ nhỏ (3-5 tuổi), thường khởi phát sau nhiễm
trùng đường hô hấp (cảm cúm), sẽ tự khỏi theo thời gian, có thể hết hẳn khi
trẻ 6 tuổi. Tuy nhiên, có những trường hợp kéo dài qua tuổi đi học hoặc
chuyển qua các thể hen khác.



Hen do vận động: thường gặp ở trẻ nhỏ, khởi phát khi vận động quá mức:
chơi thể thao, chạy nhảy,…

1.1.7.5. Các yếu tố khởi phát cơn hen và biện pháp phòng ngừa
- Các yếu tố khởi phát: thời tiết, virus, gắng sức, lơng súc vật, khói bụi, khói thuốc
lá, nước hoa, nước xịt phịng,…
- Các biện pháp phịng ngừa:


Tn thủ điều trị



Tránh tiếp xúc với các u tố kích hoạt khởi phát cơn hen: lơng súc vật,
khói bụi,…




Bảo vệ trẻ tránh mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp: vệ sinh mũi
họng, tiêm ngừa cúm, giữ ấm cho trẻ, tránh thay đổi nhiệt độ cho trẻ



Đối với hen do vận động: Trẻ có thể chơi các mơn thể thao nhưng cần lưu
ý: cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ và làm nóng bằng các bài tập
nhẹ trong một vài phút.

1.1.7.6. Các loại thuốc dùng để kiểm soát hen
- Thuốc cắt cơn: Dùng khi trẻ đang lên cơn hen (khi có bất kỳ triệu chứng nào của
hen), đơi khi được dùng trước khi trẻ chơi thể thao hoặc vận động quá mức
- Thuốc phòng ngừa khởi phát hen: được sử dụng mỗi ngày, theo chỉ định của bác

 Lưu ý: Trước khi hướng dẫn hoặc cho trẻ sử dụng thuốc, phụ huynh cần
biết rõ:

Cách dùng
Thời điểm dùng
Đặc tính từng loại thuốc

1.1.7.7. Tại sao trẻ cần tuân thủ điều trị hen:
- Khi hen khơng được điều trị hoặc kiểm sốt tốt:


14




Trẻ thường xun cảm thấy mệt mỏi



Trẻ khơng muốn chơi đùa, vận động



Phổi có thể bị tổn thương lâu dài



Thậm chí có thể dẫn đến tử vong

-

Khi hen tn thủ điều trị, kiểm sốt tốt:


Trẻ sẽ ít bị khởi phát cơn hen



Số lần nhập viện do cơn hen tái phát sẽ giảm



Trẻ sẽ ít phải nghỉ học hơn, phụ huynh sẽ ít phải nghỉ làm hơn




Trẻ có thể vui chơi, học tập và tận hưởng cuộc sống như các trẻ bình
thường khác



Điều quan trọng là nguy cơ tử vong do hen giảm xuống còn rất thấp

- Để tuân thủ điều trị, cần


Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ



Tái khám đúng hẹn



Lưu ý: khi thuốc sử dụng khơng hiệu quả (cơn hen thường xuyên xuất
hiện), nên đưa trẻ tái khám. Bác sĩ có thể thay đổi liều và loại thuốc để
kiểm soát cơn hen cho trẻ tốt hơn.


15

1.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu tại Trung Quốc, Bồ Đào Nha về đánh giá kiến thức, thực
hành của cha mẹ bệnh nhi hen phế quản cho thấy sự thiếu hụt cả về kiến thức lẫn

thực hành sử dụng thuốc điều trị cho bệnh nhi. Nghiên cứu của Franquet M,
Husson M, Dubus JC, Rimet Y (2015) về “Kiến thức và kinh nghiệm của các bậc
cha mẹ trẻ em từ 2 đến 15 tuổi được tham vấn tại khoa cấp cứu nhi HPQ”. Kết quả
cho thấy: Năm mươi phần trăm các bệnh nhân đều không được theo dõi đầy đủ và
và không được điều trị. Một nửa số phụ huynh cho biết họ chưa bao giờ nhận được
bất kỳ thông tin liên quan đến tình trạng của con em mình. Đa số (86%) không biết
nguyên nhân cơ bản của bệnh, 30% là không thể phát hiện các đặc điểm của đợt
lâm sàng, và 17% không được sử dụng một phương thức cấp cứu đầy đủ. Kiến
thức của các bậc cha mẹ và bệnh nhi là khơng đủ để kiểm sốt tối ưu và quản lý
dịch bệnh. Hướng dẫn về việc phát hiện các dấu hiệu trầm trọng của HPQ cũng
như việc thành lập một phương thức cấp cứu cá nhân và theo dõi cần được quan
tâm hàng đầu và có thể giảm tải cho đơn vị cấp cứu [23] .Nghiên cứu của Cla´udia
Mendes Silva và cộng sự (2013) về “Kiến thức về hen phế quản, đánh giá chủ
quan về mức độ nghiêm trọng và nhận thức về các triệu chứng của các cha mẹ có
con hen phế quản”, kết quả chỉ ra rằng: Mặc dù tất cả trẻ em được theo dõi bởi
một chuyên gia trong đơn vị Nhi Dị ứng , kết quả cho thấy kiến thức về HPQ
nhiều khác biệt, với một số phụ huynh thể hiện một kiến thức rất hạn chế về các
bệnh tật. Sự thiếu hụt kiến thức quan trọng được tìm thấy trong các lĩnh vực như
cơ chế của thuốc cấp cứu, các chức năng của máy đo lưu lượng đỉnh, vai trò của
các yếu tố gây khởi phát cơn hen cấp, sự công nhận HPQ là một bệnh mạn tính, sự
cơng nhận của ho là triệu chứng của bệnh HPQ, khả năng hen xấu đi mà không
phát hiện được sự thay đổi trong sự thở của trẻ và khả năng kiểm soát các đợt
HPQ cấp [22]. Những thiếu hụt về kiến thức bệnh HPQ đã được ghi nhận trong
nghiên cứu khác, chứng minh cha mẹ trẻ kiến thức kém về các yếu tố gây khởi


16

phát cơn hen [47], về vai trò của các loại thuốc khác nhau [47], [35], về chức năng
của máy đo lưu lượng đỉnh và khái niệm về chất gây dị ứng [47].

Mặt khác các nghiên cứu can thiệp tại Malaysia, Hàn Quốc và Đức đã cho
thấy hiệu quả thực sự của các chương trình giáo dục sức khỏe trên người bệnh hen
phế quản. Cụ thể, theo tác giả Lai Yan Wong và các cộng sự (2016) về nghiên cứu
“Dịch vụ quản lý sử dụng thuốc ở người lớn bệnh hen suyễn: Một thử nghiệm
ngẫu nhiên có nhóm chứng (RCT)” tại Malaysia. Kết quả cho thấy: Tổng số 157
người bệnh được chia làm hai nhóm: Nhóm can thiệp gồm 80 người bệnh và nhóm
chứng gồm 77 người bệnh. Trong đó 90% người tham gia can thiệp đạt được kiểm
soát hen phế quản tốt hơn so với 28,6 % trong nhóm chứng (p < 0,01). Tỷ lệ người
tham gia can thiệp có kỹ thuật xịt thuốc đúng cao hơn ở nhóm chứng, sự khác biệt
cũng có ý nghĩa thống kê, với hiệu quả điều chỉnh là 0,953 (p < 0,01). Ngoài ra,
những người tham gia can thiệp cho thấy tuân thủ thuốc cao hơn đáng kể so với
nhóm chứng (92,5 % so với 45,5 %, p <0,01) [28]. Theo tác giả Lee Hyung Kim
và các cộng sự (2017) về nghiên cứu hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe
cho người bệnh hen phế quản bằng video “Video hỗ trợ cho chương trình giáo dục
hen phế quản tại cơ sở y tế ban đầu Hàn Quốc”, nghiên cứu được tiến hành trên
những người lớn bệnh hen phế quản, những người bệnh này được giáo dục sức
khỏe thông qua tờ rơi và video trên các thiết bị thông minh, thực hiện ba lần giáo
dục sức khỏe trong hai tuần. Hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe được
đánh giá bằng cách sử dụng bộ câu hỏi kiến thức về hen phế quản và bộ câu hỏi
kiểm soát hen (ACT). Kết quả cho thấy: Sau khi tham gia vào chương trình giáo
dục sức khỏe, sự hiểu biết của người bệnh về hen phế quản được tăng lên đáng kể
trên tất cả sáu mục của một bảng câu hỏi đánh giá kiến thức chung của họ về hen
phế quản. Tỷ lệ người bệnh có sai sót trong khi thực hiện kỹ thuật xịt thuốc đã
giảm <10%. Điểm ACT từ 16,6 ± 4,6 đến 20,0 ± 3,9 (p <0,01). Số NB hen phế
quản có có điểm ACT ít nhất là 20 người đã tăng từ 45 (33,3%) lên 93 (65,3%) (p
<0,01). Mức độ cải thiện điểm ACT không khác biệt giữa những người bệnh nhận
được giáo dục ít nhất ba lần trong vịng 1 năm và những người không được giáo


17


dục. Đa số người bệnh đồng ý với nhu cầu cho chương trình giáo dục (95,8%) và
sẵn sàng trả thêm chi phí cho giáo dục (81,9%) [44]. Theo nghiên cứu của tác giả
Kathrin Bäuerle và các cộng sự (2016) về “Đánh giá chương trình giáo dục sức
khỏe tiêu chuẩn cho người bệnh nội trú phục hồi chức năng hen phế quản”. Tác
giả đã tiến hành so sánh hiệu quả của chương trình giáo dục hen phế quản cải tiến
và chương trình giáo dục sức khỏe tiêu chuẩn cho người bệnh hen phế quản.
Nghiên cứu được đánh giá tại các thời điểm: lúc NB nhập viện (t0), lúc NB xuất
viện (t1), sau xuất viện 6 tháng (t2) và sau xuất viện 12 tháng (t3). Kết quả chỉ ra
rằng, có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê trong tất cả các kết cục sức khoẻ và kiểm
soát hen phế quản được duy trì ở cả hai nhóm lúc 12 tháng: CG: +1,9 (95% -CI
1,3-2,6) IG: +1,6 (95% -CI 0,8-2,3), về kiến thức hen phế quản và chất lượng cuộc
sống người bệnh [27].
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng tỷ lệ người bệnh và thân nhân
người bệnh có kiến thức đúng về hen phế quản còn rất hạn chế, đặc biệt là kiến thức
về thuốc cắt cơn và kỹ thuốc xịt thuốc dự phịng và cắt cơn. Cụ thể, theo tác giả Ngơ
Thanh Trúc và các cộng sự (2014) về “Nghiên cứu điều dưỡng về kiến thức, thái độ
và chăm sóc tại nhà của người lớn mắc bệnh hen”. Kết quả cho thấy rằng: Trong
350 người bệnh HPQ, tỷ lệ kiến thức chung tốt về HPQ chiếm 47,1%, thái độ tích
cực chiếm 49,7%, thực hành sử dụng bình xịt định liều (BXĐL) đúng chiếm 31,7%
[15]. Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Tuyến và các cộng sự (2011) về “Khảo sát kiến
thức, thái độ, thực hành trong sử dụng thuốc xịt cắt cơn và ngừa cơn của người chăm
sóc chính bệnh nhi tại phịng khám hen” Kết quả chỉ ra rằng: Trong 227 người chăm
sóc chính bệnh nhi HPQ đến khám tại phịng hen có 40% người chăm sóc (NCS)
khơng biết hay có kiến thức không đúng về thuốc cắt cơn, mặc dù NCS của 63 trẻ
có sử dụng thuốc cắt cơn trong mẫu khảo sát biết thời điểm khi nào dùng thuốc cắt
cơn (chiếm 100%) nhưng khi được hỏi kiến thức về thuốc cắt cơn chỉ có 17(27%),
19 (30,2%) NCS biết thuốc cắt cơn có tác dụng dãn phế quản người biết thuốc cắt
cơn khơng kiểm sốt được bệnh, 42(66,7%) người biết thuốc cắt cơn giúp cải thiện



×