Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe liên kiến thức thực hành về bệnh sỏi thận của người dân xã an lão huyện bình lục tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.89 KB, 67 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

PHM TH DIM QUNH

HIệU QUả CAN THIệP TRUYềN THÔNG GIáO DụC SứC KHỏE
LÊN KIếN THứC, THựC HàNH Về BệNH SỏI THậN CủA
NGƯờI DÂN Xã AN LãO, HUYệN BìNH LụC, TỉNH Hà NAM

KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA 2010 - 2016

NGI HNG DN KHOA HC:
PGS.TS.NGUYN VN HIN

H NI 2016
LI CM N


Em xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo đại
học và toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình dạy dỗ
và chỉ bảo cho em trong suốt sáu năm học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể thầy cô Bộ môn Giáo dục sức khỏe
- Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà
Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em hoàn thành bản khóa luận
của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Hiến, cùng
PGS.TS Lê Thị Tài đã luôn tận tình hướng dẫn chỉ bảo, đôn đốc và giúp đỡ


em trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp.
Con xin cảm ơn bố mẹ, anh chị đã luôn động viên chăm lo cho con trong
suốt quá trình học tập, luôn là điểm tựa vững chắc về tinh thần và vật chất để
con yên tâm hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè đã luôn bên tôi, động viên và đóng góp
ý kiến cho tôi trong quá trình học tập, cũng như trong quá trình thực hiện
khóa luận của mình.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Phạm Thị Diễm Quỳnh


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
***

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
-

Phòng đào tạo Đại học, trường Đại học Y Hà Nội.

-

Viện đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng.

-

Phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Hợp tác quốc tế Viện Đào tạo Y
học Dự phòng và Y tế công cộng.


-

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được tiến hành nghiêm

túc, trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa được công trong công trình, tài liệu
nào. Số liệu của luận văn là một phần của đề tài Độc lập cấp Nhà nước:
“Nghiên cứu thực trạng, xây dựng mô hình dự báo, kiểm soát một số
nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam” do PGS.TS Lê
Thị Tài làm chủ nhiệm. Tôi đã được chủ nhiệm đề tài cho phép tham gia và
sử dụng số liệu để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Người cam đoan

Phạm Thị Diễm Quỳnh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH:

Biến đổi khí hậu.

CBYT:

Cán bộ y tế.

CSHQ:

Chỉ số hiệu quả.


CSSK:

Chăm sóc sức khỏe.

ĐMĐ:

Điểm mong đợi.

ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu.

GĐ:

Gia đình

HA:

Huyết áp

HCTH:

Hội chứng thận hư

HGĐ:

Hộ gia đình

NC:


Nghiên cứu

TT-GDSK:

Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH ẢNH


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi thận tiết niệu là tình trạng bệnh lý đã được đề cập đến từ rất lâu
trong y văn và là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như nhiễm trùng,
suy thận cấp hoặc mạn tính và rất dễ tái phát.
Suy thận mạn tính là biến chứng nguy hiểm gây nên do tiến triển của
sỏi thận, hẹp tắc đường tiết niệu, theo thống kê của Derot là 8%, Legrain là
16%. Ở Việt Nam biến chứng suy thận mạn tính do sỏi gặp tương đối nhiều
tại khoa phẫu thuật Bệnh viện Việt Đức. Yếu tố nhiễm trùng làm bệnh sỏi
thận nặng thêm, nếu không được phát hiện sớm và dự phòng bệnh sỏi thận có

thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Bệnh
sỏi thận chiếm tỷ lệ cao trong bệnh lý sỏi đường tiết niệu, theo thống kê của
Nguyễn Kỳ tại Bệnh viện Việt Đức từ 1982 đến 1991, bệnh sỏi thận chiếm
31,3% trong các bệnh lý sỏi tiết niệu [1].
Theo Ngô Gia Hy, sỏi thận chiếm đến 40% sỏi tiết niệu [2].
Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ, tỉ lệ mắc bệnh sỏi thận chiếm khoảng 2-3%
trong dân số nói chung và tỷ lệ những người có nguy cơ cao vào khoảng 12% [3].
Nghiên cứu của John R-Burns ở trường Đại học Burmingham thì ở bệnh
nhân có sỏi đường tiết niệu tỷ lệ tái mắc bệnh sau 10 năm là 50% [4].Trong
những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân mang thai mắc các bệnh về thận tăng lên,
do đó ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ lệ sinh non của trẻ. Nghiên cứu Đỗ Gia
Tuyển trên thai phụ điều trị bệnh thận tại Bệnh viện Bạch Mai, có tới 66% thai
phụ phải đình chỉ thai nghén trước 38 tuần và cân nặng lúc sinh của trẻ là dưới
2500gr [5]. Như vậy sỏi thận có thể ảnh hưởng tới mọi đối tượng, mọi quốc
gia, hoặc cùng một lúc ảnh hưởng tới nhiều người, gây hậu quả không những
ảnh hưởng tới kinh tế của cá nhân, gia đình, mà còn của cả toàn xã hội.
Sỏi thận được cho là một trong các bệnh có liên quan đến biến đổi khí
hậu (BĐKH). Báo cáo của diễn đàn nhân đạo toàn cầu (GHF) cho thấy, do
ảnh hưởng của BĐKH trên Thế giới, mỗi năm làm chết 300.000 người [6].
Tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc của sỏi thận đang có xu hướng tăng
lên trên phạm vi toàn cầu.Trong một nghiên cứu rà soát có hệ thống, các nhà
khoa học đã thấy rằng cả tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc sỏi thận tăng lên ở
Hoa Kỳ và 5 nước Châu Âu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc


10

bệnh sỏi thận khác nhau ở các vùng trên thế giới, ở Châu Á là 1-5%, ở Châu
Âu là 5-9%, ở Bắc Mỹ là 13% và ở Arab Saudi là 20% [7].
Hiện nay tại Việt Nam đã và đang bắt đầu triển khai các hoạt động về

phòng chống các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, trong đó có nghiên
cứu về bệnh sỏi thận, nhưng các nghiên cứu được thực hiện còn rất ít. Hiện nay
chủ yếu các nghiên cứu về bệnh sỏi thận là các nghiên cứu trong lĩnh vực lâm
sàng nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp điều trị sỏi thận.
Thực tế kiến thức của người dân biết về bệnh sỏi thận khá cao, nhưng thực
hành đúng của người dân để phòng bệnh sỏi thận thì còn nhiều hạn chế. Theo
nghiên cứu của Phùng Thị Thảo, tỷ lệ người dân biết đến bệnh sỏi thận là
83,9% trong đó 24% cho rằng bệnh sỏi thận có liên quan đến thời tiết. Tuy
nhiên, tỷ lệ người dân cho rằng có thể phòng tránh được bệnh sỏi thận bằng
uống nhiều nước còn ít (chưa đến 50%) [8]. Hoạt động truyền thông giáo dục
sức khỏe (TT-GDSK) qua việc cung cấp các kiến thức, hướng dẫn, hỗ trợ thực
hành giúp cho mọi người có thể: hiểu biết và nhận ra được vấn đề và nhu cầu
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính họ; nhận rõ trách nhiệm cá nhân và cộng
đồng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe; hiểu được những việc có thể làm để
giải quyết vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng bằng chính nỗ lực cá
nhân, nhóm và cộng đồng; quyết định hành động thích hợp nhất để bảo vệ và
nâng cao sức khỏe [9]. Do đó mà TT-GDSK ảnh hưởng không nhỏ không
những đến việc phòng, chống bệnh sỏi thận mà còn nhiều bệnh khác tại cộng
đồng. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, để góp phần trả lời các câu hỏi này,
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả can thiệp truyền thông giáo
dục sức khỏe lên kiến thức, thực hành về bệnh sỏi thận của người dân tại
xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam” với các mục tiêu như sau:
1. Mô tả kiến thức, thực hành liên quan đến bệnh sỏi thận của người dân
xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm 2015.
2. Đánh giá một số hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe
đến kiến thức, thực hành về bệnh sỏi thận của người dân tại xã An Lão,
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm 2014- 2015


11


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề về thận và bệnh sỏi thận
1.1.1. Khái quát về giải phẫu và sinh lý hệ tiết niệu
Hệ tiết niệu gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.

Hình 1.1: Sơ đồ hình thể ngoài của thận
Bình thường cơ thể có 2 quả thận, hình hạt đậu có 2 mặt: mặt trước lồi,
mặt sau phẳng. Bờ trong có vũng lõm sâu là vùng rốn thận. Bờ ngoài lồi. Bề
mặt thận trơn láng, nhờ được bọc trong một bao mỏng gọi là vỏ thận. Kích
thước thận: dài 12cm, rộng 6cm, dày 3cm. Trọng lượng thận: trung bình
khoảng 150gr ở nam giới, ở nữa giới khoảng 130gr.
Vị trí thận nằm sau phúc mạc, hai bên cột sống, ngay phía trước thắt
lưng, ngang mức đốt sống từ T12 đến L3.


12

Hình thể trong của thận bao gồm:

Hình 1.2: Sơ đồ cấu tạo trong của thận
-

Xoang thận: Thành xoang thận có nhiều chỗ lồi lõm. Những chỗ lồi hình nón
được gọi là nhú thận, những chỗ lõm úp vào nhú thận được gọi là đài thận
nhỏ. Mỗi thận có 7-14 đài thận nhỏ, xếp thành 2 lớp trước và sau tập trung
thành 2- 3 nhóm đài lớn xếp theo một bình điện đứng. Các đài lớn quy tụ lại
thành một túi chung gọi là bể thận.


-

Nhu mô thận gồm hai phần: vùng vỏ ngoài, vùng tủy ở trong bao quanh xoang
thận. Cầu thận nằm chủ yếu ở vùng vỏ thận, ống thận chủ yếu nằm sâu vào trong
tủy thận. Tháp Malpighi được tạo bởi các ống góp tạo thành khối hình nón mà
đỉnh quay về phía xoang thận, đáy hướng về phía vỏ thận.


13

Hình 1.3: Sơ đồ vị trí thường gặp sỏi thận
1.1.2. Khái quát về bệnh sỏi thận
Sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở
thận, lâu ngày kết lại tạo sỏi. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ
biến dẫn đến suy thận. Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít
hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu
ngày tạo thành sỏi [10].
Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu. Nhưng
nếu sỏi thận lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra
những cơn đau lưng, tiểu ra máu. Nếu sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận,
gây bế tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh thận và vỏ
thận gây ra cơn đau quặn thận… Sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu và giảm
chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây
ra suy thận [11]. Sỏi có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau của hệ tiết niệu, tùy
theo vị trí của sỏi mà trên lâm sàng sẽ có các tên gọi khác nhau như: sỏi nhu
mô thận, sỏi bể thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang [12].
Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được điều trị sớm và kịp thời,
sẽ có nguy cơ bị suy thận và nguy hiểm đến tính mạng.



14

1.1.3. Một số yếu tố thuận lợi cho quá trình hình thành sỏi thận
Sỏi thận tiết niệu do nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố phức tạp gây
nên. Quá trình hình thành sỏi thường bắt nguồn từ các muối khoáng hòa tan
trong nước tiểu. Khi có những rối loạn về mặt sinh lý bệnh học và có những
yếu tố thuận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị dạng
đường tiết niệu, hoặc có yếu tố di truyền thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết
tinh từ một nhân nhỏ rồi dần lớn thành sỏi [12].
Urate, cystine, Tamm-Horsfall protein, pH nước tiểu thấp, uống ít
nước, một số sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn hoặc các nguyên nhân dẫn
đến cô đặc nước tiểu là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình
hình thành sỏi. Khẩu phần ăn nhiều oxalate cũng là một yếu tố thuận lợi. Tuy
nhiên vai trò của thức ăn có nhiều calci gây tăng nguy cơ hình thành sỏi là
không rõ ràng [12].
1.1.3.1. Yếu tố nội sinh
- Tuổi:
Sỏi thận là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Sỏi gặp nhiều ở người
trưởng thành hơn là trẻ em và người già. Nhóm tuổi từ 40 tuổi trở lên có nguy
cơ mắc bệnh sỏi thận cao nhất. Giai đoạn trước 20 tuổi sỏi thận là bệnh tương
đối hiếm gặp. Theo nghiên cứu thì sau tuổi 30 số lượng sỏi hình thành liên tục
tăng nhanh ở nam giới trong khi phụ nữ sau sinh sự hình thành sỏi nằm ở
khoảng từ tuổi 60 đến 69 tuổi [13].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan cho thấy lứa tuổi thường gặp
sỏi thận tiết niệu là lứa tuổi từ 45 trở lên. Tuổi thường gặp nhất là trên 50 tuổi
với tỷ lệ là 47,3% bệnh nhân. Tuổi trung bình là 43,5±14,2 [14].
Nghiên cứu của Tạ Đức Thành, cũng đưa ra lứa tuổi thường gặp sỏi
thận nhất là lứa tuổi từ 30-50 tuổi (chiếm 87,2%) [15].
-


Giới:


15

Sỏi thận thường gặp ở nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ từ 2 - 3 lần [12].
Tại Mỹ, có khoảng 12% ở nam và 7% ở nữ sẽ bị sỏi thận ở một giai
đoạn nào đó trong cuộc đời. Nam giới bị ảnh hưởng tới sức khỏe do sỏi thận
nhiều hơn phụ nữ [16].
-

Di truyền
Tiền sử gia đình bị sỏi thận cũng là yếu tố nguy cơ của sự hình thành

sỏi. Nếu trong gia đình có sỏi thận, nhiều khả năng để phát triển các loại sỏi
và nếu đã có một hay nhiều, đang có nguy cơ phát triển khác.
-

Dị dạng bẩm sinh
Các dị dạng thường gặp như: hẹp chỗ nối niệu quản bể thận, phùng to

niệu quản,niệu quản đôi…là nguyên nhân thuận lợi tạo sỏi do ứ đọng nước
tiểu và nhiễm khuẩn [17].
1.1.3.2. Yếu tố ngoại sinh
- Địa lý, khí hậu
Mối liên quan giữa yếu tố địa lý, khí hậu và nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
là một mối liên quan rất phức tạp và chưa có cơ chế rõ ràng. Những người
sinh sống ở những nơi khí hậu nóng và khô cằn tỷ lệ mắc sỏi cao hơn. Hiện
nay vấn đề biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến bệnh sỏi thận.
Nghiên cứu của Tasian và cộng sự trên 60.000 người dân Mỹ, đã đưa

ra, khi nhiệt độ tăng lên 50 độ F (10 độ C), nguy cơ xuất hiện sỏi thận tăng
lên ở tất cả các thành phố trừ Los Angeles [18]. Khi thời tiết nóng, lượng
nước mất qua mồ hôi nhiều, cơ thể có khuynh hướng thiếu nước, nước tiểu
đậm đặc hơn nên dễ tạo thành sỏi. Tuy nhiên, sự lắng đọng và kết tủa của sỏi
xảy ra vào tất cả các mùa trong năm, chứ không riêng gì mùa nóng.
-

Chế độ ăn uống và sử dụng thực phẩm


16

Sỏi thận được hình thành khi có sự giảm sút thể tích nước tiểu hoặc có
sự gia tăng những tính chất hình thành sỏi trong nước tiểu. Do đó, sự mất
nước do giảm lượng nước do ăn uống hay luyện tập thể thao tích cực mà
không được bổ sung đầy đủ lượng sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Tiêu thụ < 1200 ml/ ngày làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Uống nhiều
nước sẽ làm loãng nước tiểu, làm thay đổi hoạt động của ion giúp ngăn cản sự
hình thành của sỏi.
Nghiên cứu cho thấy, người có thói quen uống nước từ 1- 1,5 lít/ ngày có
nguy cơ mắc bệnh sỏi thận thấp bằng 0,6 lần so với người uống ít nước hơn [19].
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra chế độ ăn uống protein cao, natri và
đường cao có thể làm tăng nguy cơ của một số loại sỏi thận [7].
-

Nghề nghiệp
Những người phải ngồi nhiều như lái xe, thợ dệt vải…, hay những

người phải làm việc trong môi trường nhiệt độ cao và mất nước có nguy cơ
mắc sỏi thận cao.

-

Nguồn nước
Tại Việt Nam thường sử dụng ba nguồn nước, đó là: nước mưa; nước

bề mặt gồm ao, hồ…; và nước ngầm. Nước bề mặt thường không có độ cứng
cao như nước ngầm. Nước cứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng
cuộc sống. Nước cứng là nước mà trong thành phần có sự góp mặt của các
muối Ca và Mg, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Do đó sử dụng nước cứng làm
tăng nguy cơ gây bệnh sỏi thận [20].
1.1.4. Các biến chứng thường gặp của sỏi thận.
Các biến chứng thường gặp nhất của sỏi thận tiết niệu là nhiễm trùng
đường thận tiết niệu (42% bệnh nhân). Biến chứng nặng cũng gặp ở một tỷ lệ
đáng kể, đặc biệt nhất là tình trạng suy thận chiếm 62,6% bệnh nhân trong đó
có 20,2% bệnh nhân suy thận độ IIIb và IV [14].


17

1.2. Tình hình mắc bệnh sỏi thận trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình mắc bệnh sỏi thận trên thế giới
Sỏi thận là một trong các bệnh không lây nhiễm, theo ước tính của
WHO, có khoảng 58 triệu trường hợp tử vong năm 2005. Trong đó có khoảng
35 triệu trường hợp (tương ứng với 60%) là do bệnh không lây nhiễm [21].
Sỏi thận là một bệnh phổ biến và đang gia tăng trên nhiều nước. Theo
nghiên cứu trên thế giới, bệnh sỏi thận làm giảm từ 10 - 12% tuổi thọ của nam
giới và 5 - 6% ở phụ nữ [4].
Ở những vùng công nghiệp phát triển, sỏi thận thường gặp là sỏi bàng
quang. Ngược lại, ở những nước đang phát triển thì sỏi thận thường gặp là sỏi
đường tiết niệu [3].

Dân cư sống ở vùng núi cao, sa mạc hay vùng nhiệt đới có tỷ lệ mắc
bệnh sỏi tiết niệu cao hơn những vùng khác. Những vùng khác cũng có tỷ lệ
mắc bệnh cao là Hoa Kỳ, Anh, Ai Len, Scotland, các nước ở bán đảo
Scandinavi, các nước vùng Địa Trung Hải, phía Bắc Ấn Độ và Pakistan, Phía
Bắc Australia, các nước vùng Trung Âu, một số đảo thuộc Malaysia và Trung
Quốc. Những vùng có tỷ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu thấp bao gồm Trung Mỹ,
Nam Mỹ, Châu Phi và một số vùng thuộc Australia mà người thổ sinh sống.
1.2.2. Tình hình mắc bệnh sỏi thận ở Việt Nam
Ở Việt Nam cho đến nay chưa có số liệu điều tra trên quy mô toàn quốc
về bệnh sỏi thận - tiết niệu. Theo thống kê, Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc
bệnh sỏi niệu cao. Ngô Gia Hy (1980) thống kê các bệnh nhân đến khám
ngoại trú và điều trị nội trú tại bệnh viện Bình Dân, cho thấy tỷ lệ mắc sỏi
niệu là 22%: nếu tính riêng đến số bệnh nhân nội trú, thì tỷ lên này lên tới
35,9%. Nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng sỏi tiết niệu ở người lớn tại một số
vùng thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế thu được một số kết quả: tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết
niệu ở vùng đồng bằng là 8,60%; vùng miền núi là 5,84%; vùng 3 ven biển là


18

5,03%; chung cho các vùng là 6,29%; tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu ở nam cao hơn ở
nữ (nam chiếm 52,68% và nữ chiếm 47,32%); tỷ lệ nam và nữ là 1,11; tiền sử
gia đình có người bị sỏi tiết niệu là 22,32%. Tỷ lệ suy thận mạn ở bệnh nhân
sỏi thận từ 31- 44% qua các thống kê khác nhau. Những con số đó đã đủ nói
lên mức độ ảnh hưởng của sỏi tiết niệu.
Trong nghiên cứu của Phạm Thị Duyên cho thấy: tỉ lệ mắc bệnh sỏi
thận phân bố nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng, thấp nhất ở vùng Nam
Trung Bộ; tỷ lệ người dân biết đến bệnh sỏi thận chiếm 79,2%; phần lớn
người dân cho rằng sỏi thận có liên quan đến thời tiết (với nhóm người mắc
bệnh sỏi thận chiếm 72,6%, nhóm không mắc bệnh sỏi thận chiếm 86,2%).

Để phòng bệnh sỏi thận, có 55,7% người dân uống nhiều nước; thực hiện ăn ít
muối, ăn nhiều rau, rèn luyện thể lực chiếm 20% [19].
Theo một nghiên cứu, tần suất mắc bệnh sỏi mật ở người ≥ 50 tuổi ở
thành phố Hồ Chí Minh là 6,3% [22].
Trong nghiên cứu của Nghiêm Cẩm Tú Trang năm 2008, tại 2 xã thuộc
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho thấy có 83,9% đối tượng nghiên cứu quan tâm
những ảnh hưởng của sỏi thận đến sức khỏe [23].
1.3. Một số khái niệm liên quan đến truyền thông giáo dục sức khỏe
1.3.1. Khái niệm về truyền thông
Shannon và Weaver (1949) định nghĩa truyền thông là tất cả những gì
xảy ra giữa hai hoặc nhiều người. Davis và Newstrom (1985) định nghĩa
truyền thông là “Truyền thông tin và giải thích thông tin từ một người đến
những người khác”. Truyền thông là cầu nối giữa người với người, là hoạt
động thường xuyên hằng ngày của mỗi người. Như vậy truyền thông là hoạt
động không thể thiếu trong cuộc sống xã hội. Trong xã hội mạng lưới truyền
thông có thể đơn giản (từ một người đến một người) và cũng có thể rất phức
tạp (từ một người đến nhiều người hay nhiều người đến nhiều người)


19

Johnson (1986) coi truyền thông là phương tiện qua đó một người chuyển
thông điệp của mình đến người khác và mong nhận được sự đáp lại (thông
tin phản hồi) [24].
1.3.2. Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe
Truyền thông giáo dục sức khỏe là quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch đến người dân, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ,
chấp nhận và duy trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe
cá nhân và cộng đồng. GDSK là một phần chính, quan trọng nâng cao sức
khỏe nói riêng và công tác chăm sóc sức khỏe nói chung [25].

1.3.3. Khái niệm về kiến thức
Kiến thức là cụm từ được sử dụng rất thường xuyên trong cuộc sống
hàng ngày. Theo Đại điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, kiến thức là:
“Điều hiểu biết do tìm hiểu, học tập mà nên, kiến thức khoa học, kiến thức
tích lũy dần trong quá trình học tập, và kinh nghiệm có được trong cuộc sống
hàng ngày. Có nhiều nguồn kiến thức cho mỗi người, có thể là từ thầy cô
giáo, cha mẹ, bạn bè hay những kinh nghiệm từ cuộc sống…” [26]
Kiến thức là một trong các yếu tố quan trọng giúp con người có các suy
nghĩ và tình cảm, thái độ đúng đắn, dẫn đến thay đổi hành vi, hay thực hành
trước mỗi một sự việc hay tình huống cụ thể. Có các kiến thức hay hiểu biết về
bệnh tật, sức khỏe và bảo vệ, nâng cao sức khỏe là điều kiện cần thiết để thay
đổi người có cơ sở thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh. Vai trò của ngành
y tế và cán bộ y tế trong công việc cung cấp kiến thức cho người dân trong cộng
đồng là rất quan trọng thông qua việc thực hiện nhiệm vụ TT-GDSK.
1.3.4. Khái niệm về thực hành (hay hành vi).
Theo đại từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, thực hành là:
làm để áp dụng lý thuyết vào thực tế: Lý thuyết đi đôi với thực hành. Hay thi
hành thực hiện. Ví dụ: Thực hành nghiêm túc các quy chế của cơ quan [26].


20

Thực hành là biến các kiến thức, hiểu biết thành hành động cụ thể để
đạt được những mục đích nhất định. Trong thực tế thì thực hành không thể
thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Thực hành các biện pháp chăm sóc sức
khỏe là yếu tố thiết yếu của mỗi con người trong phòng và chống các bệnh tật.
Để có thể thực hành phòng chống bệnh tật đúng đắn, trước tiên phải đạt
được các kiến thức, hiểu biết về sức khỏe bệnh tật và đạt được ở đối tượng
các thái độ quan tâm tích cực, đúng mực đến vấn đề sức khỏe, bệnh tật đó.
Thái độ quan tâm đúng mực, chính là động lực quyết định tạo ra thực hành

mong đợi, đem lại lợi ích và đạt mục tiêu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
Mục đích quan trọng nhất của hoạt động can thiệp chăm sóc sức khỏe,
trong đó có TT-GDSK là làm cho đối tượng có hành vi đúng đắn trong vấn đề
bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và toàn xã hội. Ví dụ về thực hành
bệnh quan trọng trong bảo vệ sức khỏe: chương trình tiêm chủng mở rộng cho
trẻ em và phụ nữ mang thai, đã mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân và cộng
đồng, một số bệnh nguy hiểm đã được thanh toán và không chế như bại liệt,
uốn ván, bạch hầu...
Cụm từ “thực hành” trong đời sống thực tế rất đa dạng và phong phú.
Vì vậy mà nhu cầu đào tạo thực hành đúng về phòng bệnh, chữa bệnh, chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe cho mỗi người, cho mỗi gia đình và cả cộng đồng là
rất cần thiết.
1.3.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành trong
truyền thông giáo dục sức khỏe
Hiện nay có rất nhiều các vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm
giải quyết. Một trong các giải pháp được chọn là thực hiện truyền thông giáo
dục sức khỏe (TT-GDSK) cùng với các can thiệp khác, nhằm tác động vào 3
lĩnh vực của đối tượng về vấn đề sức khỏe. Đó là tác động nhằm nâng cao
kiến thức (K) hay hiểu biết của đối tượng về vấn đề sức khỏe, tác động vào


21

thái độ (A) nhằm làm cho đối tượng có thái độ tích cực, quan tâm đúng mức
đến tìm hiểu các biện pháp giải quyết vần đề và tác động vào thực hành (P)
làm cho đối tượng thực hành các hành vi mong muốn để giải quyết được vấn
đề của họ. Nói ngắn gọn là các chương trình và hoạt động TT-GDSK đều
nhằm tác động vào KAP của đối tượng về vấn đề sức khỏe mà họ đang phải
đối mặt. Như vậy muốn làm thay đổi và đánh gía được các thay đổi về KAP
của đối tượng thì việc tìm hiểu KAP của đối tượng trước khi can thiệp, cũng

như trong quá trình hay khi kết thúc một chương trình can thiệp, trong đó có
TT-GDSK là điều kiện tiên quyết để có thể đánh giá được những kết quả cụ
thể hay hiệu quả của các chương trình can thiệp. Nghiên cứu về KAP trước
khi can thiệp làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch can thiệp đúng đắn, khả thi, sử
dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu qủa. Trước một vấn đề sức khỏe cụ thể của
nhóm đối tượng nào đó, muốn thực hiện can thiệp đúng, hiệu quả, tránh lãng
phí thì cần biết mức độ kiến thức của đối tượng đã đạt đến đâu, thái độ quan
tâm của họ như thế nào, đối tượng đã thực hành những biện pháp nào để
phòng, chống vấn đề sức khỏe đó, những gì họ đã làm đúng, những gì họ làm
nhưng chưa đúng, những gì cần phải biết và làm mà họ chưa biết, chưa làm.
Tất cả các thông tin đó là bằng chứng không thể thiếu được làm cơ sở để lập
kế hoạch can thiệp phù hợp nhất. Trong quá trình thực hiện can thiệp chúng ta
cũng rất cần biết diễn biến thay đổi KAP của đối tượng đến đâu, những hoạt
động nào có thể cần điều chỉnh để đảm bảo đạt được các thay đổi về KAP như
mục tiêu kế hoạch đã xây dựng. Trên thực tế rất nhiều chương trình can thiệp
chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, người ta đã đánh giá KAP vào cuối
chương trình để xem xét mức độ đạt được của mục tiêu kế hoạch đặt ra, do
vậy các thông tin về KAP thu nhận vào cuối chương trình cũng là thông tin cơ
bản không thể thiếu được để làm cơ sở khoa học và bằng chứng cho việc đánh
giá chương trình.


22

Như vậy có thể nói là nghiên cứu để có các thông tin về KAP của các đối
tượng về các vấn đề sức khỏe bệnh tật cụ thể là nhu cầu thiết thực, cơ bản
trong nhiều chương trình can thiệp phòng chống bệnh tật và chăm sóc sức
khỏe cộng đồng. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều các
nghiên cứu, can thiệp đánh giá KAP về các bệnh tật, vấn đề sức khỏe, là các
nghiên cứu thiết thực, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

1.4. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành về bệnh sỏi thận
Theo tác giả Miranda Hitti cảnh báo khí hậu nóng có thể làm cho bệnh
sỏi thận ở Hoa Kỳ tăng lên theo nghiên cứu của các tác giả của Trường Đại học
Texas và Trung tâm Y học khu vực Tây Nam của Trường Đại học Texas ở
Dallas [27]. Giả thuyết của các nhà nghiên cứu là do nhiệt độ nóng lên nhiều
nước bị mất, làm cho sỏi thận dễ xảy ra hơn. Tác giả Vahe Bakunts nghiên cứu
kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng bệnh sỏi thận tại Yerevan Armenia
năm 2011 [28]. Kết quả nghiên cứu trên 96 bệnh nhân đã điều trị tại khoa thận
viện ngoại khoa Mikaelyan trong thời gian năm 2009-2011 cho thấy có 54% số
người đang bị sỏi thận vào thời gian nghiên cứu, 94,4% đã được tiếp nhận các
thông tin về phòng sỏi thận thường xuyên. Điểm trung bình về kiến thức của
đối tượng nghiên cứu là 15,6/19 với độ lệch chuẩn (SD) là 1,8. Có 67% cho là
khẩu phần ăn đặc biệt có thể phòng được sỏi thận. Điểm thực hành trung bình
về phòng sỏi thận thấp 9,1/19 với độ lệch chuẩn SD là 1,2. Thực hành phổ biến
là tập quán ăn rau hàng ngày: 83,3%, sử dụng hoa quả tươi: 71,9%; uống trên 2
lít nước mỗi ngày: 79,1%; giảm muối 73,3%; giảm thực phẩm béo 81,2%. Chỉ
có khoảng 1/4 đối tượng đề cập đến uống thuốc dự phòng bệnh sỏi thận. Kết
quả phân tích hồi quy đơn biến cho thấy điểm kiến thức và thời gian bị bệnh có
mối liên quan với điểm thực hành (p<0,05), và mối liên quan về giới với thực
hành chưa có ý nghĩa thống kê (p=0,06). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm thực hành và kiến thức, tình trạng
hôn nhân, giới tính, và có sự tương tác giữa kiến thức và tình trạng hôn nhân và
kiến thức và thời gian của bệnh [28].


23

Để phòng bệnh sỏi thận, một bệnh được cho là liên quan đến biến đổi
khí hậu, người dân cần phải có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng
bệnh sỏi thận, tuy nhiên cho đến nay chúng tôi tìm thấy rất ít những nghiên

cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của cộng đồng trong phòng chống bệnh
sỏi thận. Tại Việt Nam chúng tôi cũng chưa tìm thấy các tài liệu hay công
trình nghiên cứu nào về KAP bệnh sỏi thận, do vậy đây là lĩnh vực cần được
quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam để có thể khuyến nghị các biện pháp cụ thể
để phòng chống bệnh sỏi thận, một bệnh mãn tính có thể để lại hậu quả
nghiêm trọng về sức khỏe.
Nghiên cứu của Phùng Thị Thảo (2013) tại Bình Lục - Hà Nam cho
thấy tỷ lệ người dân biết đến sỏi thận cao 83,9%, trong số này thì chỉ có
24% cho là sỏi thận có liên quan đến thời tiết, và số ít người dân cho rằng có
thể phòng tránh bệnh sỏi thận bằng việc uống nhiều nước (chưa đến 50%) [8].
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Duyên tại 16 xã thuộc 8 vùng sinh thái,
tỷ lệ người dân biết đến sỏi thận là 79,2%. Tỷ lệ đối tượng có kiến thức về
thói quen uống ít nước dễ gây nên bệnh sỏi thận chiếm 49,5%. Về thực hành
của người dân: những người có thói quen sử dụng rau củ, quả ≥ 300gr/ngày
có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận thấp hơn 0,6 lần so với người sử dụng ít hơn
300gr/ngày; những người không có thói quen luyện tập thể lực ít nhất 30 phút
mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn 1,3 lần so với những người
luyện tập thể lực [19].
1.5. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu xã An Lão, huyện Bình Lục,
tỉnh Hà Nam.
Bình Lục nằm phía Đông tỉnh Hà Nam, là huyện đồng bằng Bắc
Bộ. Phía Đông Bắc và phía Bắc giáp huyện Lý Nhân với ranh giới là nhánh
nhỏ của sông Châu Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Duy Tiên ranh giới là


24

dòng chính sông Châu Giang, phía Tây giáp huyện Thanh Liêm, các huyện
này đều thuộc tỉnh Hà Nam. Riêng phía Nam và Đông Nam huyện giáp
tỉnh Nam Định, ranh giới là sông Lý Nhân, tính từ tây sang đông giáp các

huyện: Ý Yên, Vụ Bản và Mỹ Lộc. Trong địa bàn huyện có các con sông nhỏ
như: sông Sắt, sông Liêm Phong (trên ranh giới với huyện Thanh Liêm),...
đều là các sông nhánh của sông Châu Giang và sông Đáy, thuộc hệ thống
sông Hồng. Huyện Bình Lục có điều kiện khí hậu mang đầy đủ các đặc trưng
chung của khí hậu tỉnh Hà Nam.

Bản đồ huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam


25

An Lão là xã thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Xã An Lão có diện
tích 11,9km2, dân số khoảng 14000 người, mật độ dân số đạt 928 người/1km2.
Xã An Lão cách trung tâm huyện Bình Lục 10km, có hơn 3600 hộ, 12 nghìn
nhân khẩu, sinh sống ở 11 thôn. Xã có gần 1200 ha đất tự nhiên, trong đó,
hơn 900ha là đất nông nghiệp.
Khí hậu
Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt.
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-24oC, số giờ nắng trung
bình khoảng 1300-1500 giờ/năm. Trong năm thường có 8-9 tháng có nhiệt độ
trung bình trên 20oC (trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25 oC) và
chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưói 20 oC, nhưng không có tháng nào nhiệt
độ dưới 16oC.
Hai mùa chính trong năm (mùa hạ, mùa đông) với các hướng gió thịnh
hành: về mùa hạ gió nam, tây nam và đông nam; mùa đông gió bắc, đông và
đông bắc.
Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với hai mùa tương phản nhau
là mùa hạ và mùa đông cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp tương đối là mùa
xuân và mùa thu. Mùa hạ thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông

thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3; mùa xuân thường kéo dài
từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4 và mùa thu thường kéo dài từ tháng 10 đến
giữa tháng 11 [18].
Thủy văn.


×