Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe nâng cao khả năng tự quản lý của người bệnh đái tháo đường típ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ GÁI

HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ QUẢN LÝ
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ GÁI

HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ QUẢN LÝ CỦA NGƯỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 60.72.05.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Đào
TS. Kathy A. Fitzsimmons

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
nghiên cứu khoa học nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Gái


ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
MỤC LỤC ....................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 5
1.1. Đại cương về ĐTĐ típ 2 : ..............................................................................5
1.2. Dịch tễ ĐTĐ .................................................................................................11
1.3. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ típ 2 tự quản lý: .......................... 13
1.4. Áp dụng lý thuyết điều dưỡng : ....................................................................16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 20
2.1 Thiết kế nghiên cứu: .....................................................................................20
2.2 Địa điểm nghiên cứu: ...................................................................................20
2.3 Thời gian nghiên cứu:...................................................................................20
2.4 Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................20
2.5 Cỡ mẫu: ........................................................................................................20
2.6 Kỹ thuật chọn mẫu: .......................................................................................22
Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn. .............................................................. 22
2.7 Kiểm soát sai lệch:........................................................................................22
2.8 Thu thập số liệu: ........................................................................................... 23
2.9 Định nghĩa và phân loại biến số: .................................................................27
2.10. Chương trình giáo dục sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ típ 2: ...................30
2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: ............................................................ 31
Sơ đồ nghiên cứu ....................................................................................................... 33
Chương 3: KẾT QUẢ ............................................................................................... 34
3.1. Đặc điểm của người bệnh ĐTĐ típ 2 ........................................................... 35


iii

3.2. Mô tả kết quả nghiên cứu trước và sau giáo dục sức khỏe: ........................40
3.2.3 Hành vi tự quản lý – mức độ tự chăm sóc bệnh ĐTĐ : ............................. 51
3.3.3. Mức độ tự theo dõi đường huyết của đối tượng nghiên cứu: ...................53
3.3. Hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe ..................................................57

3.3.2. Niềm tin vào khả năng bản thân tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 trước và sau
giáo dục sức khỏe: .............................................................................................. 59
3.3.3. Mức độ hành vi tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 trước và sau giáo dục sức
khỏe:....................................................................................................................61
3.4. Đường huyết của người bệnh ĐTĐ típ 2 trước và sau giáo dục sức khỏe: .63
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................. 65
4.1. Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu: ............................................................ 65
4.2. Mô tả kiến thức và hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe nâng cao khả
năng tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2: ........................................................................68
4.3. Mơ tả niềm tin vào khả năng bản thân và hiệu quả chương trình giáo dục
sức khỏe nâng cao khả năng tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2: ..................................69
4.4. Mơ tả mức độ hành vi và hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe nâng
cao khả năng tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2: .......................................................... 70
4.5. Hiệu quả của chương trình can thiệp đối với đường huyết của người bệnh
ĐTĐ típ 2: ...........................................................................................................72
4.6. Điểm mạnh, điểm hạn chế: ..........................................................................73
4.7 Triển vọng của đề tài luận văn: ....................................................................74
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 76
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................................
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................................
PHỤ LỤC 4 ....................................................................................................................
PHỤ LỤC 5 ....................................................................................................................


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Hướng dẫn chẩn đoán ĐTĐ của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ ………… 5
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh ĐTĐ típ 2 ..........................35
Bảng 3.2. Đặc điểm nhân khẩu học của của người bệnh ĐTĐ típ 2 theo cơ sở
điều trị ...................................................................................................................37
Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh ĐTĐ típ 2 trước can thiệp. ........39
Bảng 3.4. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu theo cơ sở điều trị .......40
Bảng 3.5. Kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng bệnh ĐTĐ ............................41
Bảng 3.6. Kiến thức về cách theo dõi và điều trị bệnh ĐTĐ……………… .......42
Bảng 3.7. Kiến thức về biến chứng bệnh ĐTĐ ....................................................43
Bảng 3.8. Kiến thức về tự chăm sóc bệnh ĐTĐ...................................................44
Bảng 3.9. Kiến thức chung về bệnh ĐTĐ típ 2 ....................................................45
Bảng 3.10. Niềm tin vào khả năng bản thân thực hiện chế độ ăn .......................46
Bảng 3.11.Niềm tin vào khả năng bản thân tập thể dục và duy trì cân nặng

..48

Bảng 3.12. Niềm tin vào khả năng bản thân kiểm tra đường huyết và chăm sóc
bàn chân ................................................................................................................49
Bảng 3.13. Niềm tin vào khả năng bản thân dùng thuốc theo toa........................50
Bảng 3.14. Niềm tin vào khả năng bản thân tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 .............50
Bảng 3.15. Mức độ thực hiện chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ típ 2 ...................51
Bảng 3.16. Mức độ vận động thể chất của người bệnh ĐTĐ típ 2 ......................52
Bảng 3.17. Mức độ tự theo dõi đường huyết của người bệnh ĐTĐ típ 2 ............53
Bảng 3.18. Mức độ dùng thuốc theo toa của người bệnh ĐTĐ típ 2 ...................54
Bảng 3.19. Mức độ tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ típ 2 ...............................55
Bảng 3.20. Hành vi tự quản lý của người bệnh ĐTĐ típ 2 ..................................56


v


Bảng 3.21. So sánh kiến thức giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng ...................57
Bảng 3.22. So sánh kiến thức giữa nhóm điều trị tại BV Bạc Liêu và BV Thanh
Vũ..........................................................................................................................58
Bảng 3.23. So sánh niềm tin vào khả năng bản thân giữa nhóm can thiệp và
nhóm chứng ..........................................................................................................59
Bảng 3.24. So sánh niềm tin vào khả năng bản thân giữa nhóm điều trị tại BV
Bạc Liêu và BV Thanh Vũ ...................................................................................60
Bảng 3.25. So sánh hành vi tự quản lý giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng ....61
Bảng 3.26. So sánh hành vi tự quản lý giữa nhóm điều trị tại BV Bạc Liêu và
nhóm BV Thanh Vũ ..............................................................................................62
Bảng 3.27. So sánh đường huyết giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp ..............63
Bảng 3.28. So sánh đường huyết nhóm điều trị tại BV Bạc Liêu và BVThanh
Vũ..........................................................................................................................64


vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Áp dụng học thuyết điều dưỡng trong nghiên cứu ................................. 20
Sơ đồ 2 : Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................. 33


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt


Tiếng Anh

1

BV

Bệnh viện

2

ĐTĐ

Đái tháo đường

3

ĐLC

Độ lệch chuẩn

4

TB

Trung bình

5

TV


Trung vị

6

ADA

7

BMI

8

DSMQ

9

DCCT

10

FPG

11

IDF

12

KTPV


13

NGSP

National Glycohemoglobin
Standardization Program

14

OGTT

Oral Glucose Tolerance Test

15

OR

Odds Ration

Chỉ số khối cơ thể
Bộ câu hỏi đái tháo đường tự
quản lý
Thử nghiệm kiểm soát đường
huyết và biến chứng
Đường huyết lúc đói
Liên đồn đái tháo đường quốc
tế
Khoảng tứ phân vị
Chương trình chuẩn hóa
glycohemoglobin quốc gia

Thử nghiệm dung nạp glucose
đường uống
Tỷ số chênh

16

PG
SDSCA

Đường huyết
Tóm tắt hoạt động đái tháo
đường tự chăm sóc
Quỹ đái tháo đường thế giới
Tổ chức Y tế thế giới

American Diabetes
Association
Body Mass Index
Diabetes self –management
questionaires
Diabetes Control and
Complications Trial
Fasting Plasma Glucose
International Diabetes
Federation

18

WDF


Plasma Glucose
Summury of Diabetes self –
care activities
Word Diabetes Foundation

19

WHO

Word Health Organisation

17

Tiếng Việt

Hiệp hội đái tháo đường Mỹ


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mãn tính, khơng lây. Năm 2011, Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng hơn 346 triệu người được chẩn đoán với bệnh
ĐTĐ. Đến năm 2030 con số này sẽ tăng gấp đơi nếu khơng có sự can thiệp diễn ra
[35]. Ở Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh ĐTĐ ngày càng gia tăng ở mức báo động và
đã tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua. Theo WHO (2016), ước tính hiện nay ở nước
ta cứ 20 người sẽ có 1 người mắc bệnh ĐTĐ. Ngồi ra, số lượng người ở giai đoạn
tiền ĐTĐ nhiều hơn gấp 3 lần so với những người được chẩn đoán ĐTĐ [99]. Tỷ lệ
bệnh ĐTĐ đặc biệt là ĐTĐ típ 2 đang ngày càng gia tăng và có chiều hướng phức
tạp [1], [3], [4], [80]. Đặc biệt tỷ lệ người bệnh mắc ĐTĐ trong cộng đồng không

được phát hiện vẫn rất cao (> 60%) [4] .Cũng do phát hiện muộn, các biến chứng
của ĐTĐ đã có với một tỷ lệ đáng kể ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ngay vào thời điểm
chẩn đốn ĐTĐ.
Căn bệnh này trở thành một gánh nặng, cả về sức khỏe và kinh tế cho nhiều
quốc gia, đặc biệt là ĐTĐ típ 2. Chi phí chăm sóc người bệnh đái tháo đường thì
cao và ngày càng tăng trên tồn thế giới [21], [34], [44], [46] . Chi phí điều trị, đi
lại, thời gian nằm viện kéo dài có thể sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình người
bệnh. Theo Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF), năm 2015 trung bình các
khoản chi phí liên quan đến bệnh ĐTĐ ở Việt Nam là trên 162,7 USD cho mỗi bệnh
nhân/năm. Quá nhiều so với thu nhập trung bình hàng tháng của người dân Việt
Nam là 150 USD [99].
Tự quản lý đề cập đến khả năng của một cá nhân để quản lý các triệu chứng,
điều trị, thể chất, tâm lý xã hội và thay đổi lối sống vốn có để thích ứng với tình
trạng bệnh mãn tính [96]. Khái niệm tự quản lý được hiểu như là hai quá trình giáo
dục và tự quản lý. Nó trang bị cho người bệnh những điều kiện, kỹ năng cần thiết
để giảm các tác động tiêu cực của bệnh, có hoặc khơng có sự cộng tác với đội ngũ
y tế [44], [88]. Hành vi tự quản lý của một cá nhân có ảnh hưởng đến cơng tác
chăm sóc bệnh tiểu đường hằng ngày và kết quả lâm sàng và chuyển hóa. Nền tảng


2

của kết quả thành công trong ĐTĐ là tự quản lý, chăm sóc hiệu quả [40], [42]. Thật
vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng giáo dục tự quản lý đái tháo đường giúp
cải thiện về kiến thức, hành vi, các kết cục điều trị của người bệnh ĐTĐ cả típ 1 và
2, đặc biệt là kiểm sốt đường huyết, ổn định chỉ số HbA1C, huyết áp, BMI,
cholesterol [21], [34], [53], [54], [81], [82]. Theo tác giả Đào Trần Tiết Hạnh và
cộng sự (2012), thực hành tự quản lý ở người trưởng thành mắc bệnh ĐTĐ típ 2 ở
Việt Nam là dưới mức tối ưu. Họ tuân thủ phác đồ điều trị tốt nhưng hành vi tự
quản lý ở mức thấp, tự theo dõi đường huyết ở mức thấp và mức trung bình đối với

hành vi liên hệ với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe [61]. Khi người bệnh ĐTĐ
khơng được kiểm sốt, có thể sẽ để lại những hậu quả to lớn đối với sức khỏe của
người bệnh. Vì vậy, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ rất quan trọng
trong quá trình điều trị, để họ biết cách tự quản lý bệnh của mình, kiểm sốt được
các chỉ số lâm sàng, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Từ đó sẽ giảm được đáng kể
các gánh nặng, biến chứng cho bản thân người bệnh và gia đình họ.
Giáo dục tự quản lý đái tháo đường (DSME) là quá trình tạo điều kiện cung
cấp cho người bệnh các kiến thức, kỹ năng và khả năng cần thiết để họ tự chăm sóc.
Q trình này kết hợp các nhu cầu, mục tiêu và kinh nghiệm cuộc sống của những
người bị bệnh ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ và được định hướng bởi các nghiên cứu dựa trên
bằng chứng. Mục tiêu tổng quát của DSME là hỗ trợ thông tin cho việc ra quyết
định, hành vi tự chăm sóc, giải quyết vấn đề, hoạt động phối hợp với các nhóm
chăm sóc sức khỏe và cải thiện kết cục lâm sàng, tình trạng sức khỏe và chất lượng
cuộc sống [93]. Giáo dục tự quản lý đái tháo đường cải thiện lâm sàng và chất
lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ ít nhất là trong thời gian ngắn. Ngồi ra, nó
cịn quả hiệu quả kinh tế, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí nhập viện bằng cách
phịng ngừa để hạn chế việc nhập viện và vào cấp cứu [66], [84], [94].
Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng, có rất nhiều nghiên cứu về
điều trị, chăm sóc bệnh ĐTĐ đặc biệt là ĐTĐ típ 2 như: chất lượng cuộc sống, tuân
thủ điều trị, khảo sát nguy cơ biến chứng đái tháo đường, tình trạng dinh dưỡng của
người bệnh …; nhưng, có rất ít nghiên cứu về vấn đề tự quản lý của người bệnh


3

ĐTĐ típ 2. Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu và Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ , là
những đơn vị khám chữa bệnh lớn nhất của tỉnh thực hiện khám điều trị và chăm
sóc cho người bệnh ĐTĐ đặc biệt là ĐTĐ típ 2. Hiện tại có rất ít nghiên cứu ở Bạc
Liêu đánh giá hiệu quả của can thiệp tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
ĐTĐ típ 2. Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu này nhằm bước đầu đánh giá

hiệu quả của chương trình tư vấn, giáo dục sức khỏe về tự quản lý cho những
người bệnh đái tháo đường típ 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Bạc
Liêu và Bệnh viện Đa Khoa Thanh Vũ với các câu hỏi nghiên cứu:
Giáo dục sức khỏe tự quản lý cho người bệnh đái tháo đường típ 2 :
- Có làm thay đổi điểm trung bình về kiến thức, hành vi, niềm tin vào khả
năng bản thân tự quản lý của người bệnh đái tháo đường típ 2 khơng ?
- Có làm thay đổi trung bình các chỉ số đường huyết khơng ?


4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
* Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe về tự quản lý cho người bệnh
đái tháo đường típ 2 đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu
và Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ.
* Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định sự thay đổi về kiến thức, hành vi, niềm tin vào khả năng bản thân tự
quản lý của người bệnh đái tháo đường típ 2 trước và sau khi giáo dục sức khỏe.
2. Xác định sự thay đổi đường huyết của người bệnh đái tháo đường típ 2 trước
và sau khi giáo dục sức khỏe.


5

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về ĐTĐ típ 2 :
1.1.1. Định nghĩa:
Đái tháo đường là một bệnh mãn tính xảy ra hoặc khi tuyến tụy khơng sản
xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin. Tăng đường

huyết, hoặc đường trong máu tăng, là một hậu quả phổ biến của bệnh đái tháo
đường khơng được kiểm sốt và theo thời gian dẫn đến tổn thương nghiêm trọng
cho nhiều hệ thống của cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh và mạch máu [43].
ĐTĐ có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng bao gồm cả bệnh tim,
mù mắt, suy thận, và cắt cụt-chi dưới.
1.1.2. Tiêu chí chẩn đốn ĐTD: theo hướng dẫn của Hiệp hội ĐTĐ Hoa
Kỳ (ADA), 2015 [26].
Bảng 1.1 Hướng dẫn chẩn đoán ĐTĐ của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ
HbA1c ≥6.5%
Thực hiện trong phịng thí nghiệm sử dụng phương pháp được chứng nhận
bởi chương
trình chuẩn
hóa
glycehemoglobin
quốc gia
Đường huyết
lúc đói
≥126
mg / dL (7,0 mmol
/ L). *
Đường huyết lúc đói được định nghĩa là nhịn ăn hoàn toàn tối thiểu ≥8 giờ.
Đường huyết 2 giờ sau ăn ≥200 mg / dL (11.1 mmol / L) *
Khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose. Nghiệm pháp được mô tả theo
WHO, người bệnh uống lượng đường hòa tan trong nước tương đương 75g
Xét nghiệm đường huyết ngẫuglucose.
nhiên ≥200 mg /dL (11.1 mmol /L). *
Ở những người có triệu chứng tăng đường huyết kinh điển hay có cơn tăng
đường huyết



6

* Trong trường hợp khơng có kết quả đường huyết rõ ràng nên được khẳng
định bằng xét nghiệm lặp lại.
1.1.3. Phân loại ĐTĐ
a. ĐTĐ típ 1
Bệnh ĐTĐ típ 1, thường được gọi là bệnh ĐTĐ vị thành niên, phổ biến nhất ở
những người trẻ tuổi; Tuy nhiên, bệnh ĐTĐ típ 1 cũng có thể tiến triển ở người
lớn. Trong bệnh ĐTĐ típ 1, cơ thể khơng cịn khả năng sản xuất insulin hoặc sản
xuất không đủ, do tế bào beta của đảo Langherhans tụy bị phá hủy [41]. Triệu
chứng lâm sàng xảy ra đột ngột, rầm rộ: uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều.
ĐTĐ típ 1 có thể chiếm 5 - 10 % của tất cả các trường hợp được chẩn đốn mắc
bệnh ĐTĐ [33].
b. ĐTĐ típ 2
Bệnh ĐTĐ típ 2 thường bắt đầu với tình trạng kháng insulin xảy ra khi chất
béo, cơ và tế bào gan không sử dụng insulin để mang glucose vào các tế bào của cơ
thể để sử dụng năng lượng. Kết quả là, cơ thể cần nhiều insulin hơn để giúp
glucose vào tế bào. Lúc đầu, tuyến tụy giữ căn bằng nhu cầu bằng cách thêm
insulin. Qua thời gian, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin khi nồng độ đường
trong máu tăng lên, như sau bữa ăn. Nếu tuyến tụy khơng cịn khả năng tạo ra đủ
insulin, lúc này cần phải điều trị loại bệnh ĐTĐ típ 2 [41]. Bệnh ĐTĐ típ 2 có thể
chiếm khoảng 90% - 95 % của tất cả các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh
ĐTĐ. Yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ típ 2 bao gồm tuổi cao, béo phì, tiền sử gia
đình của bệnh ĐTĐ, tiền sử của bệnh ĐTĐ thai kỳ, dung nạp glucose, không hoạt
động thể chất, và chủng tộc / dân tộc [33].
Các triệu chứng của bệnh ĐTĐ có thể khác nhau, từ nhẹ đến nặng, hoặc các
triệu chứng này có thể khơng đầy đủ. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
-

Khát nước nhiều


-

Đói nhiều

-

Mệt mỏi


7

-

Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm

-

Giảm cân nhiều

-

Giảm thị lực

-

Loét không lành
Đối với những người bị bệnh ĐTĐ típ 2, các triệu chứng thường phát triển dần

dần. Nhiều người khơng biết mình bị bệnh cho đến khi họ phát hiện một biến chứng

từ bệnh này, chẳng hạn như là một vấn đề với thị lực hoặc bệnh tim. Trong một số
trường hợp, một người có thể có bệnh từ nhiều năm trước khi được chẩn đoán.
c. ĐTĐ thai kỳ
ĐTĐ thai kỳ có thể phát triển khi một người phụ nữ đang mang thai. Phụ nữ
mang thai làm cho kích thích tố có thể dẫn đến sự đề kháng insulin. Tất cả phụ nữ
có sức đề kháng insulin vàog LËWOjYjRàYYP2„ ị`đCDrPy


8

Là những biến chứng xảy ra đột ngột trong thời ngắn và rất dễ tử vong nếu
khơng được xử trí hay cấp cứu kịp thời. Các biến chứng này có thể khởi phát từ
việc khơng kiểm sốt được đường huyết, lượng đường trong máu quá cao (tăng
đường huyết) hoặc quá thấp (hạ đường huyết). Nguyên nhân do việc thiếu hoặc bất
hoạt insulin [89]. Các biến chứng cấp tính thường gặp:
- Hôn mê nhiễm toan ceton: Là một biến chứng nguy hiểm tức thời đến tính
mạng người bệnh, nguyên nhân là do thiếu insulin đã gây ra những rối loạn nặng nề
trong chuyển hóa protein; lipid và carbonhydrate. Đây là một cấp cứu nội khoa cần
phải được theo dõi tại các khoa điều trị tích cực. Các triệu chứng thường gặp là:
buồn nôn và nôn, khát nhiều, uống nhiều và đái nhiều, mệt mỏi và/hoặc chán ăn,
đau bụng, nhìn mờ, ngủ gà, mơ màng. Các dấu hiệu để nhận biết người bệnh hôn
mê do nhiễm ceton: nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, mất nước, da khơ nóng, thở kiểu
Kusmaul, suy giảm ý thức và/ hoặc hơn mê, hơi thở có mùi ceton, sụt cân [6], [14].
- Hạ đường huyết: do các nguyên nhân tăng bài tiết insulin (chất có tác dụng
ức chế sản xuất glucose tại gan, kích thích tiêu thụ glucose ở cơ vân và mô mỡ),
giảm tiếp nhận thức ăn (do chế độ ăn uống khắt khe hoặc có vấn đề về rối loạn hấp
thu), tăng mức độ luyện tập (làm tăng sử dụng glucose ở cơ vân). Lâm sàng phân
loại hạ đường huyết ra 3 mức độ [6]:
+ Mức độ nhẹ: Thường là các triệu chứng vã mồ hơi, run chân tay và đói.
Đây là triệu chứng của hệ thần kinh tự động. Các triệu chứng này sẽ mất đi sau khi

uống 10 – 15 gram carbonhydrate, từ 10 – 15 phút. Mức độ này người bệnh có khả
năng tự điều chỉnh được.
+ Mức độ trung bình: Ở mức độ này các phản ứng biểu hiện lâm sàng có cả 2
mức của hệ thống thần kinh tự động và dấu hiệu thần kinh của giảm lượng glucose
ở mô như: đau đầu, thay đổi hành vi, dễ bị kích thích, giảm khả năng chú ý, ngủ gà.
Nếu khơng can thiệp kịp thời, người bệnh cũng mau chóng chuyển sang mức nặng.
+ Mức độ nặng: Lúc này lượng glucose máu hạ rất thấp. Biểu hiện lâm sàng
bằng hôn mê, mất cảm giác hoặc những cơn co giật. Cấp cứu lúc này cần truyền
glucose tĩnh mạch và/hoặc glucagon.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


9

+ Biến chứng hạ đường huyết có thể được giảm thiểu đáng kể bằng các biện
pháp phòng ngừa như: sử dụng thuốc ổn định đường huyết (insulin hoặc thuốc
uống) đúng liều, thời gian sử dụng thuốc phù hợp với bữa ăn, chế độ dinh dưỡng
hợp lý (không kiêng khêm quá mức), chế độ tập luyện thể chất phù hợp, hạn chế
hoặc không uống rượu.
- Hôn mê tăng glucose máu không nhiễm toan ceton [6] : Thường gặp ở
người mắc đái tháo đường týp 2 trên 60 tuổi, nữ thường gặp hơn nam.
+ Bệnh có tiên lượng xấu, tỷ lệ tỷ vong cao ngay cả khi được cấp cứu ở
những trung tâm có đầy đủ phương tiện và có những chuyên gia giỏi, nếu có qua
khỏi cũng thường để lại di chứng.
+ Tăng glucose máu khơng nhiễm toan ceton có thể gặp ở người chưa bao
giờ được chẩn đoán đái tháo đường típ 2.
+ Có nhiều điểm giống với hơn mê nhiễm toan ceton. Khác biệt chính là tăng
glucose máu, mất nước và rối loạn điện giải.

+ Đặc điểm quan trọng để phân biệt với hôn mê nhiễm toan ceton là khơng
có thể ceton hoặc có rất nhẹ trong nước tiểu.
- Bệnh ĐTĐ đặc biệt là ĐTĐ típ 2 cịn gây ra những biến chứng cấp tính
khác như hơn mê nhiễm toan lactic, các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
c. Biến chứng mạn tính:
Thường được chia ra bệnh mạch máu lớn và mạch máu nhỏ hoặc theo cơ
quan bị tổn thương [2] :
- Bệnh mạch máu lớn: Xơ vữa mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim, hội
chứng mạch vành cấp, xơ vữa mạch não gây đột quỵ, xơ vữa động mạch ngoại vi
gây tắc mạch. Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc
gia, trên 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim và đột quỵ. Sự
xuất hiện và tiến triển của các bệnh về tim mạch là hệ lụy khó tránh khỏi với bệnh
nhân tiểu đường. Họ dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai
biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong [11].

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


10

- Bệnh mạch máu nhỏ:
+ Biến chứng ở mắt:
 Bệnh võng mạc ĐTĐ: bệnh võng mạc nền hay bệnh võng mạc “đơn giản”
bao gồm vi phình mạch, xuất huyết, xuất tiết, và phù võng mạc tăng sinh với biểu
hiện thiếu máu tiểu động mạch dưới dạng các điểm hình bơng-len (các vùng nhồi
máu nhỏ ở võng mạc) và bệnh võng mạc tăng sinh hay “ác tính”, tạo bởi các mạch
máu mới tạo ra [19] .
 Tăng nhãn áp: bệnh tăng nhãn áp xảy ra khi áp lực tích tụ trong mắt.
Trong hầu hết các trường hợp, áp lực gây ra hệ thống thoát nước của dịch thủy tinh

thể chậm lại để nó tích tụ trong khoang phía trước. Áp lực bó chặt các mạch máu
mang máu đến võng mạc và thần kinh thị giác. Thị giác đang dần mất đi vì võng
mạc và dây thần kinh bị hư hỏng [52] .
 Đục thủy tinh thể : Đục thủy tinh thể sớm xảy ra ở bệnh nhân đái tháo

đường có vẻ có tương quan với thời gian bị đái tháo đường và mức độ nghiêm
trọng của tăng đường huyết kéo dài. Sự nhiễm đường protein thủy tinh thể không
do enzym ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp hai lần ở người bình thường và có
thể dẫn đến đục thủy tinh thể sớm [19].
+ Bệnh thận đái tháo đường: gồm biến chứng ở cầu thận, bệnh lý xơ vữa
mạch máu ở thận, nhiễm trùng ở thận và đường niệu. Bệnh thường xảy ra ở 2040% người bệnh ĐTĐ và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận giai đoạn cuối
[53], [58].
+ Bệnh thần kinh đái tháo đường (bệnh lý thần kinh cảm giác - vận động,
thần kinh tự động): làm giảm khả năng cảm nhận đau, nóng hay lạnh, đồng nghĩa
với việc người bệnh không thể cảm nhận được chân đã bị tổn thương.
- Phối hợp bệnh lý thần kinh và mạch máu: Loét bàn chân đái tháo đường. Do
biến chứng thần kinh nên bàn chân bị mất cảm giác, khi đó mỗi khi đứng thì người
bệnh sẽ khơng thể điều chỉnh tư thế bàn chân, các vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có
những biến đổi của cơ và da kéo theo những thay đổi của các khớp. Hậu quả là bàn
chân bị biến dạng, điển hình được gọi là bàn chân Charcot (nhưng may mắn là rất ít

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


11

gặp), và rất dễ bị loét tại các chỗ phải chịu áp lực cao. Hay xảy ra ở mu bàn chân
và ngón cái, và thường do đi giày dép chật, tạo nên áp lực lên bàn chân.
1.2. Dịch tễ ĐTĐ

1.2.1. Thế giới
Trên thế giới, WHO (2104) ước tính có khoảng 422 triệu người trưởng thành
phải sống chung với bệnh ĐTĐ. Trên thế giới, số lượng người bệnh ĐTĐ tăng gần
như gấp đôi từ năm 108 triệu người (4,7 %) năm 1980 đến 422 triệu người (8,5 %)
năm 2014 [103]. WHO ước tính trên tồn cầu, đường trong máu cao là yếu tố nguy
cơ tử vong đứng hàng thứ ba sau huyết áp cao và sử dụng thuốc lá [74], [91].
Theo Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF) năm 2015 [74], cứ 11 người trưởng thành
sẽ có 1 người bị bệnh ĐTĐ, và hơn một nửa là khơng được chuẩn đốn kịp thời.
12% chi phí y tế tồn cầu là chi trả cho bệnh ĐTĐ. Ở các quốc gia có thu nhập cao,
trong cộng đồng người bệnh ĐTĐ ước tính có khoảng 87% đến 91% những người
có bệnh ĐTĐ típ 2, 7% đến 12% có bệnh ĐTĐ típ 1 và, 1% đến 3% là loại bệnh
ĐTĐ [57], [63], [71], [72].
Ước tính có khoảng 14,2 triệu người trong độ tuổi 20-79 bị tiểu đường ở khu
vực châu Phi. Tỷ lệ bệnh tiểu đường khơng được chẩn đốn ở khu vực châu phi rất
cao, hơn hai phần ba (66,7%) của người bị tiểu đường khơng biết mình đang mắc
bệnh. Đa số (58,8%) của người bị tiểu đường sống ở các thành phố, mặc dù dân số
trong khu vực là chủ yếu (61,3%) nông thôn [64] .
Ở châu Âu, hơn 31,7 triệu người, 4,8% người trưởng thành ở độ tuổi 20-79,
ước tính được sống chung với suy giảm dung nạp glucose và có nguy cơ cao phát
triển bệnh tiểu đường. Thật vậy, vào năm 2040, IDF dự đốn rằng sẽ có 71.100.000
người lớn sống chung với bệnh tiểu đường ở khu vực châu Âu. Khoảng 627.000
người ở độ tuổi 20-79 đã chết vì bệnh tiểu đường trong năm 2015 ở khu vực châu
Âu. Khoảng một phần tư (26,3%) trong số các trường hợp tử vong là ở những
người dưới 60 tuổi [65].

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


12


Ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi trong năm 2015, có khoảng 35,4 triệu
người tương đương 9,1% dân số người trưởng thành trong lứa tuổi 20 – 79 tuổi
đang phải sống chung với bệnh ĐTĐ và hơn 40,6% trường hợp trong số này khơng
được chẩn đốn [49].Tỷ lệ này ở khu vực Bắc Mỹ và vùng Caribe tương ứng là
44,3 triệu người trưởng thành (12,9 %) mắc ĐTĐ và 13,3 triệu người (29,9%)
người bệnh ĐTĐ chưa được chẩn đoán [49] .Năm 2015, khu vực châu Á có đến
78,3 triệu người (8,5 % dân số ) sống chung với bệnh ĐTĐ. Trong đó, hơn một nửa
(52,1 %) là chưa được chẩn đoán [49].
1.2.2. Việt Nam:
Xã hội ngày càng phát triển cùng với q trình đơ thị hóa và giao thoa văn
hóa Đơng – Tây, bệnh ĐTĐ đặc biệt là ĐTĐ típ 2 đã và đang trở thành đại dịch ở
các nước châu Á, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng và kinh tế xã
hội, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ ngày càng gia tăng và phức tạp. Tỷ lệ
mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam có xu hướng tăng nhanh ở hầu hết các vùng
của đất nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp. Năm 2000, một
điều tra ở khu vực nội thành của 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng
và TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ ĐTĐ ở độ tuổi 30 – 64 là 4,0% . Năm 2002,
Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành nghiên cứu ở một số vùng sinh thái cho
thấy, tỷ lệ ĐTĐ ở độ tuổi này là 4,4% ở thành phố, 2,7% ở vùng đồng bằng, 2,2%
ở vùng trung du - ven biển và 2,1% ở vùng miền núi [3], [4]. Theo kế t quả điề u tra
lập bản đồ dịch tễ học ĐTĐ toàn quốc năm 2012 do Bê ̣nh viê ̣n Nô ̣i tiế t Trung ương
thực hiê ̣n, tỷ lệ ĐTĐ lứa tuổi 30 – 69 là 5,4%, vùng có tỷ lệ ĐTĐ thấp nhất là Tây
Nguyên (3,8%), vùng có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất là Tây Nam Bộ (7,2%). Điều tra cũng
chỉ ra một thực trạng đáng quan tâm ở nước ta, tỷ lệ người bệnh mắc ĐTĐ trong
cộng đồng không được phát hiện vẫn rất cao (là 63,6%) so với năm 2002 (64%)
[4]. Cũng do phát hiện muộn, các biến chứng của ĐTĐ đã có với một tỷ lệ đáng kể
ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ngay vào thời điểm chẩn đốn ĐTĐ. Tại thành phố Hồ Chí


Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


13

Minh, một nghiên cứu tầm sốt bệnh ĐTĐ trên tồn thành phố năm 2001 cho thấy
tỷ lệ ĐTĐ là 3.8% và tỷ lệ này đã tăng lên 7% tại thời điểm năm 2014 [1], [80].
Qua những con số biết nói trên đã nêu lên một bức tranh phức tạp và nan giải trong
tiến trình chẩn đốn, điều trị, chăm sóc phịng ngừa bệnh ĐTĐ típ 2.
1.3. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ típ 2 tự quản lý:
1.3.1. Khái niệm tự quản lý:
Cho đến nay khơng có "tiêu chuẩn vàng" nào được chấp nhận hoàn toàn để
định nghĩa khái quát về khái niệm tự quản lý. Thay vào đó, một số thuật ngữ được
sử dụng, đôi khi thay thế cho nhau, tùy thuộc vào bối cảnh và trọng tâm của các
cuộc thảo luận. Chúng bao gồm:chuẩn bị tự quản lý/đào tạo; trao quyền cho bệnh
nhân; và tự chăm sóc. Mặc dù nhìn chung chúng có nghĩa là để mơ tả một hiện
tượng tương tự, có các hàm ý khác nhau về thuộc tính, vai trị và trách nhiệm của
cả hai khía cạnh: người có các bệnh mãn tính và các nhà cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe [45]. Khái niệm này được mô tả như là một cấu trúc phức tạp, hỗ trợ
khả năng của cá nhân để thực hiện một loạt kế hoạch các hoạt động tự quản lý [24],
[32]. Lorig và Holman (2003) đã sử dụng khuôn khổ của Corbin và Strauss để làm
việc với những bệnh nhân có các bệnh mãn tính về khái niệm tự quản lý thành ba
nhiệm vụ bao gồm: quản lý y tế hay hành vi, vai trò quản lý, quản lý cảm xúc và
nhận thức [32], [37], [45]. Các nhiệm vụ này thúc đẩy bệnh nhân duy trì được hành
vi tích cực hay thay đổi thói quen có hại để tránh những ảnh hưởng của bệnh đối
với sức khỏe của họ. Ngoài ra, Lorig và Holman (2003) cũng đề nghị năm kỹ năng
chủ chốt cần thiết của sự tự quản lý. Những kỹ năng này bao gồm: giải quyết vấn
đề, ra quyết định, phát hiện các nguồn lực hỗ trợ và sử dụng chúng, hình thành
quan hệ đối tác với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và hành động [32], [36].

Lorig (1993) định nghĩa tự quản lý là "học tập và kỹ năng cần thiết để thực
hiện một cuộc sống chủ động và đáp ứng tình cảm khi đối mặt với một tình trạng
bệnh mãn tính " [36] .Lorig tiếp tục nhấn mạnh rằng tự quản lý không phải là một
thay thế cho chăm sóc y tế. Thay vào đó, tự quản lý "nhằm giúp người tham gia trở

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


14

nên chủ động, không đối địch mà là đối tác với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khỏe” [45].
Nhìn chung, tự quản lý có thể được định nghĩa là sự tham gia tích cực của các
bệnh nhân trong việc quản lý các vấn đề về thể chất và tâm lý của họ và làm cho
việc duy trì sự thích nghi và lối sống trên nền tảng của bệnh mãn tính với sự hỗ trợ
và hướng dẫn của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, sự hỗ trợ đó được
dựa trên mối quan tâm của bệnh nhân và xem xét trong ngữ cảnh cá nhân. Tự quản
lý cần phải được xem xét trong các điều kiện của bối cảnh của mỗi cá nhân như
cộng đồng, mức độ kinh tế xã hội, văn hóa và mơi trường có thể gây ra sự khác biệt
trong suy nghĩ và hành xử [22], [32], [35] . Nếu bệnh nhân tham gia tích cực trong
việc quản lý tình trạng của họ trong sự hợp tác với các chuyên gia chăm sóc sức
khỏe, tự quản lý hợp lý có thể được giả định là có hiệu quả trong việc giảm gánh
nặng lâu dài liên quan với một căn bệnh mãn tính.
Một quan điểm khác, tự quản lý đề cập đến khả năng của cá nhân để quản lý
các triệu chứng, điều trị, hậu quả về thể chất và tâm lý xã hội và thay đổi lối sống
vốn có trong cuộc sống với một tình trạng mãn tính. Hiệu quả tự quản lý bao gồm
khả năng để theo dõi tình trạng của một người và để thực hiện các phản ứng nhận
thức, hành vi và cảm xúc cần thiết để duy trì chất lượng đạt yêu cầu của cuộc sống
[28], [45] . Theo hiệp hội nội tiết Mỹ, hành vi tự quản lý của bệnh nhân ĐTĐ típ 2

bao gồm sửa đổi chế độ ăn uống, chăm sóc chân, tuân thủ dùng thuốc,theo dõi
đường huyết, hoạt động thể chất, và đối phó với các tác dụng phụ của sự tiến triển
thuốc và bệnh tật [35], [50].
Quan trọng hơn, sự hợp tác với các nhân viên y tế có thể giúp người bệnh
thực hiện kế hoạch hành động của họ với các thế mạnh khi ứng phó với những tình
trạng bệnh khó lường trước được. Vì vậy, ba nhiệm vụ và năm kỹ năng kích thích
các bệnh nhân tham gia tích cực trong việc tự quản lý bệnh của họ là rất hữu ích.
Nói chung, "tự quản lý" được đặc trưng bởi một số hành vi đa chiều. Cơ bản,
hành vi tự quản lý của người bệnh ĐTĐ bao gồm việc sử dụng thuốc, cách ăn

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


15

uống, tập thể dục, theo dõi lượng đường trong máu và chăm sóc chân. Hành vi tự
quản lý ĐTĐ là một trong những biện pháp quan trọng nhất để đạt được kiểm sốt
đường huyết tối ưu, mà có liên quan với việc giảm sự phát triển của các biến chứng
bệnh tiểu đường. Những hành vi tự quản lý được phát triển thơng qua các q trình
lựa chọn mục tiêu, lựa chọn thông tin, xử lý thông tin và đánh giá, ra quyết định,
hành động, và tự phản ứng. Một số dự đoán cho hành vi tự quản lý bệnh tiểu đường
đã được xác định, bao gồm cả các yếu tố cá nhân, kiến thức bệnh tiểu đường, tuổi
tác, giới tính, trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh, thái độ, tự hiệu quả, hỗ trợ xã
hội, và các kỹ năng giải quyết vấn đề [27].
1.3.2. Hiệu quả của can thiệp bằng giáo dục tự quản lý trên người bệnh
ĐTĐ típ 2:
Theo tác giả Rosal MC (2005), trong một nghiên cứu thử can thiệp về kiến
thức bệnh tiểu đường, thái độ và kỹ năng tự quản lý thông qua các chiến lược cụ
thể ở đối tượng người Tây Ban Nha có thu nhập thấp. Kết quả cho thấy, sự giảm

đường huyết và HbA1c sau 3 tháng và ước tính với các nhóm can thiệp là giảm
0,8% so với sự thay đổi ở nhóm chứng (p = 0,02) và ở thời điểm 6 tháng, mức
giảm trong nhóm can thiệp vẫn có ý nghĩa, giảm 0,85%, và giảm vẫn còn khác
nhau đáng kể so với nhóm chứng (p = 0,005) [39].
Năm 2010, tác giả Lorig K và cộng sự đã cho thấy chương trình tự quản lý
bệnh ĐTĐ trực tuyến đã cải thiện được chỉ số HbA1c một cách đáng kể so với các
hoạt động chăm sóc bình thường khác [23]. Trong một nghiên cứu can thiệp của
tác giả Tricia S.Tang và cộng sự (2012) can thiệp hỗ trợ tự quản lý ĐTĐ típ 2 trên
đối tượng người Mỹ gốc Phi, theo dõi trong vịng 2 năm. Kết quả cho thấy có sự
cải tiến trong kiểm soát đường huyết và cholesterol huyết thanh và nồng độ
cholesterol lipoprotein giảm [48].
Ở các nước phương Tây, các chương trình tự quản lý bệnh tiểu đường đã
được sửa đổi thành công với sự hỗ trợ xã hội, bao gồm cả vợ chồng, gia đình và
những người chăm sóc khơng chính thức. Điều quan trọng là để tích hợp hỗ trợ xã

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


16

hội vào kiểm soát bệnh tiểu đường ở châu Á, phù hợp với đặc điểm văn hóa của
những người dân [38]. Hai tổng quan hệ thống liên quan đến can thiệp tự quản lý
cho bệnh nhân với bệnh cơ xương mãn tính và bệnh tiểu đường loại 2 đã được tiến
hành để tổng hợp các hiệu ứng tự quản lý. Giảm đau và thay đổi chế độ ăn uống đã
được báo cáo như lợi ích của việc can thiệp tự quản lý trong việc điều trị bệnh nhân
bị viêm khớp và bệnh tiểu đường típ 2 tương ứng. Naik và cộng sự (2008) nói thêm
rằng các bệnh nhân ĐTĐ có kiểm soát huyết áp tốt khi họ đã tham gia vào tự quản
lý bệnh [30], [31], [32]. Theo tác giả Fu Dongbo cùng đồng sự, trong một nghiên
cứu định tính về tác dụng của chương trình tự quản lý bệnh mãn tính được tiến

hành ở Thượng Hải năm 2006 cho thấy chương trình tự quản lý bệnh mãn tính
nâng cao kiến thức, kỹ năng tự quản lý, hành vi về sức khỏe, tăng sự tự tin, tình
trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của [29].
1.4. Áp dụng lý thuyết điều dưỡng :
Có nhiều lý thuyết để hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu của điều dưỡng về các
vấn đề sức khỏe, chăm sóc.Với vấn đề trong nghiên cứu này, lý thuyết tự chăm sóc
của Orem là thích hợp để ứng dụng, định hướng cho nghiên cứu. Tự chăm sóc là
việc thực hiện hoặc thực hành các hoạt động do cá nhân khởi xướng và thực hiện
nhân danh chính họ để duy trì cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc. Khi tự chăm sóc
được thực hiện có hiệu quả, nó giúp để duy trì tính tồn vẹn về cấu trúc và chức
năng hoạt động của con người, và nó góp phần vào phát triển con người [59], [62],
[100].
Lý thuyết tự chăm sóc của Orem gồm bốn khái niệm chính: tự chăm sóc, khả
năng tự chăm sóc, nhu cầu tự chăm sóc sức khỏe , những điều kiện tiên quyết cần
cho sự tự chăm sóc [100]. Bên cạnh đó cịn có sự liên kết với các khái niệm được
gọi là các yếu tố điều kiện cơ bản bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình
trạng sức khỏe, yếu tố xã hội, hệ thống chăm sóc sức khỏe, tình trạng hôn nhân và
yếu tố môi trường.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


×