Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Khảo sát tác động bảo vệ thận của sâm việt nam (panax vietnamensis ha et grushv , araliaceae) phòng ngừa tình trạng tổn thương thận do cyclosporin a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÊ THANH TUYỀN

KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG BẢO VỆ THẬN
CỦA SÂM VIỆT NAM (Panax vietnamensis Ha et Grushv.,
Araliaceae) PHỊNG NGỪA TÌNH TRẠNG TỔN THƯƠNG
THẬN DO CYCLOSPORIN A

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÊ THANH TUYỀN

KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG BẢO VỆ THẬN
CỦA SÂM VIỆT NAM (Panax vietnamensis Ha et Grushv.,
Araliaceae) PHỊNG NGỪA TÌNH TRẠNG TỔN THƯƠNG
THẬN DO CYCLOSPORIN A


Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng
Mã số: 60720405

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Thầy hướng dẫn: PGS.TS. ĐỖ THỊ HỒNG TƯƠI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Lê Thanh Tuyền


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô PGS. TS. Đỗ Thị Hồng Tươi,
người Thầy đã hướng dẫn em từ những bước đầu tiên trên con đường nghiên cứu
khoa học, đã truyền cho em niềm đam mê để theo đuổi lĩnh vực Dược lý đầy khó
khăn. Em xin cảm ơn những lời hướng dẫn, chỉ bảo của Cô để định hướng cho em
khi thực hiện đề tài nói riêng và cả trong học tập, cơng việc nói chung.
Em xin chân thành cảm ơn Cô ThS. DS. Huỳnh Thị Kim Loan, các anh chị phòng
Arbovirus, khoa Vi sinh – Miễn dịch, viện Pasteur TP. HCM, đặc biệt là anh Quân,
chị Tâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tận tình hướng dẫn, hỗ trợ em trong quá trình

thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn nhóm nhiên cứu của GS.TS. Nguyễn Minh Đức,
PGS. TS. Lê Minh Trí, TS. Trương Cơng Trị đã hỗ trợ, cung cấp mẫu thử cho đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Dược lý, Bộ mơn Dược lâm sàng cùng
tồn thể q thầy cô Khoa Dược – ĐH Y Dược Tp. HCM đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt khóa học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng đã dành thời gian để xem và
góp ý giúp luận văn được hoàn thiện hơn.
Tuyền xin chân thành cảm ơn các bạn, anh chị cùng khóa, các anh chị đồng nghiệp,
các em sinh viên, đặc biệt là Uyên, Tuyết, Linh, Tuyên, Thắng, Giang, Hải, Hân, Chi,
Vinh, Thảo, Trang, chị Liên, anh Long, chị Vân... đã ln đồng hành, nhiệt tình giúp
đỡ, hỗ trợ Tuyền trong thời gian học tập và thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất đến Ba Mẹ, những người đã luôn yêu
thương, tin tưởng, sát cánh cùng con, chăm sóc, lo lắng cho con để con vững bước trên
con đường nghiên cứu khoa học. Chị cảm ơn em gái luôn ủng hộ và là động lực để
chị thực hiện đam mê và ước mơ của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.

Nguyễn Lê Thanh Tuyền


KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG BẢO VỆ THẬN CỦA SÂM VIỆT NAM
(Panax vietnamensis Ha et Grushv., Araliaceae) PHỊNG NGỪA
TÌNH TRẠNG TỔN THƯƠNG THẬN DO CYCLOSPORIN A
Nguyễn Lê Thanh Tuyền
Thầy hướng dẫn: PGS. TS. Đỗ Thị Hồng Tươi
Mở đầu: Cyclosporin A (CsA) là thuốc ức chế miễn dịch quan trọng được sử dụng
để ngăn ngừa tình trạng thải ghép và điều trị các bệnh tự miễn. Tuy nhiên, ứng dụng
lâm sàng của CsA bị hạn chế do một số tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là độc
tính trên thận. Mục tiêu của đề tài nhằm khảo sát tác động bảo vệ thận phịng ngừa

tình trạng tổn thương thận do CsA của Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Tế bào LLC-PK1 được nuôi cấy trong môi trường EMEM, bổ sung 10% FCS, 2 mM
L-glutamin, 100 IU/ml penicillin và 100 µg/ml streptomycin. Tế bào được xử lý với
CsA nồng độ 5, 10, 15, 20, 25, 50 µM trong 24, 48, 72 giờ, mật độ 1,5; 3,0; 4,5 x 104
tế bào/cm2, đánh giá sự ức chế tăng trưởng tế bào (test MTT), hoại tử (test LDH),
stress oxy hóa qua lượng glutathion nội bào, hoạt hóa apoptosis (nhuộm AO/EB, định
lượng ADN phân mảnh) để chọn mơ hình in vitro phù hợp.
Khảo sát tác dụng bảo vệ tế bào LLC-PK1 của các mẫu thử từ Sâm Việt Nam chưa/đã
chế biến: cao toàn phần (SVN, SCB), saponin toàn phần (SaTP, SaCB), majonosid
R2 (MR2), ocotillol (OCO) ở nồng độ tương ứng với cao toàn phần 100 và 200 µg/ml.
Khảo sát tác động bảo vệ thận của SVN, SCB phịng ngừa tổn thương do CsA
(Sandimmun® tiêm phúc mô liều 100 mg/kg, 1 lần/ngày trong 3 ngày) gây ra trên
chuột nhắt thông qua các thông số sinh hóa và tình trạng stress oxy hóa trên mơ thận.
Kết quả:
Xử lý tế bào LLC-PK1 trong 48 giờ với CsA 15 µM, mật độ 3,0 x 104 tế bào/cm2 gây
được mơ hình in vitro mơ phỏng tình trạng tổn thương tế bào thận do CsA.
CsA 15 µM làm giảm 36,3% tỷ lệ sống của tế bào, sự ức chế tăng trưởng giảm khi
bổ sung các mẫu thử SVN, SCB, SaTP, SaCB, MR2 với tỷ lệ phòng ngừa từ 18 52%. Tác dụng gây hoại tử tế bào của CsA 15 µM giảm khoảng 48 - 84% khi bổ sung


mẫu thử SCB, SaCB ở cả 2 nồng độ; SVN, SaTP ở nồng độ 200 µg/ml. CsA làm
giảm 37,5% lượng GSH trong tế bào LLC-PK1. Cả 2 nồng độ thử nghiệm của mẫu
thử SVN, SCB, SaCB và nồng độ 100 µg/ml của mẫu thử SaTP làm tăng lượng GSH
với hiệu quả từ 54 - 217%.
Trên mơ hình in vivo, CsA làm tăng nồng độ ure và creatinin máu lần lượt 70% và
93%, làm giảm 29% lượng GSH, tăng 33% lượng MDA so với lô sinh lý. SVN và
SCB đều làm giảm sự tích lũy ure và creatinin trong máu, làm tăng GSH, nhưng chỉ
có SCB làm giảm lượng MDA so với lô chứng bệnh.
Kết luận: Các mẫu thử cao chiết toàn phần và saponin toàn phần từ Sâm Việt Nam

chưa/đã chế biến có tác dụng bảo vệ thận phịng ngừa tình trạng tổn thương do CsA.
Từ khóa: Sâm Việt Nam, Sâm Việt Nam chế biến, bảo vệ thận, cyclosporin A.


STUDY ON RENOPROTECTIVE OF VIETNAMESE GINSENG
(Panax vietnamensis Ha et Grushv., Araliaceae) TO PREVENT
CYCLOSPORIN A – INDUCED NEPHROTOXICITY
Nguyen Le Thanh Tuyen
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Do Thi Hong Tuoi
Introduction: Cyclosporine A (CsA) is an important immunosuppressive agent that is
used to prevent rejection in transplantation or to treat autoimmune diseases. However,
its clinical application has been limited by severe adverse side effects, particularly
nephrotoxicity. The aim of this study was to investigate the protective effects of
Vietnamese ginseng (VG) (Panax vietnamensis) on cyclosporine A-induced
nephrotoxicity.
Materials and Methods:
LLC-PK1 cells were cultured in EMEM supplemented with 10% FCS, 2 mM Lglutamine, 100 IU/ml penicillin and 100 µg/ml streptomycin. Cells were treated with
CsA at concentrations 5, 10, 15, 20, 25, 50 µM for 24, 48, 72 hours at densities 1,5;
3,0; 4,5 x 104 cells/cm2, evaluated cell poliferation (MTT test), necrosis (LDH test),
oxydant stress (cellular glutathone content) and apoptosis activation (AO/EB
staining, DNA fragment assay) to choose suitable in vitro model.
For in vitro test, raw and processed VG total extracts (RVG, PVG), crude saponin
fractions (RVS, PVS), majonoside R2, and its ocotillol aglycon were used to evaluate
protective effect on injury of LLC-PK1 cell induced by CsA. The treatment doses of
VG total extracts were 100 and 200 µg/ml, and those of crude saponin fractions (RVS,
PVS), majonoside R2, and its ocotillol aglycon were equivalent to total extracts.
The in vivo test was carry out using raw and processed VG total extracts (RVG, PVG)
to prevent the toxicity of CsA (Sandimmun® 100 mg/kg IP, once a day in three days).
Serum bio-markers and oxidative stress status on kidney tissue were examined.
Results:

At density of 3,0 x 104 cells/cm2, cells treated with 15 µM CsA for 48 hours reduced
36.3% of the cell viability. Co-treatment of VG samples with CsA could reversed the


loss of cell viability in range of 18-52%. Both PVG and PVS at dose 100 and 200
µg/ml could significantly decrease the cytotoxicity of CsA (48-84%) while the effect
of RVG and RVS showed at dose of 200 µg/ml. CsA could deplete 37.5% GSH
content in LLC-PK1. PVG, PVS at dose 100 and 200 µg/ml and RVG, RVS at dose
of 200 µg/ml enhance GSH levels with efficiency of 54-217%.
On in vivo model, compared to control group, CsA increased BUN and serum
creatinine at rate of 70% and 93%, decreased tissue contents of GSH and MDA by
29% and 33%, successively. RVG and PVG decreased the accumulation of BUN and
serum creatinine, increased tissue GSH. However, only PVG could decrease the
presence of MDA compared to CsA treated alone group.
Conclusion: All the total extract and crude saponin fraction of raw and processed
Vietnamese Ginseng showed the nephroprotective effect against the injury induced
by CsA.
Keywords: Vietnamese ginseng, processed Vietnamese ginseng, nephroprotective,
cyclosporin A.


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... i
TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3

1.1. TỔNG QUAN VỀ THẬN .............................................................................. 3
1.1.1. Cấu tạo ................................................................................................... 3
1.1.2. Chức năng .............................................................................................. 4
1.1.3. Độc tính trên thận................................................................................... 4
1.2. MỘT SỐ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH TRÊN THẬN ................. 6
1.2.1. Mơ hình in vivo ...................................................................................... 6
1.2.2. Mơ hình in vitro ..................................................................................... 7
1.3. CYCLOSPORIN A......................................................................................... 9
1.3.1. Dược lực học .......................................................................................... 9
1.3.2. Dược động học ....................................................................................... 9
1.3.3. Chỉ định ................................................................................................ 10
1.3.4. Độc tính ................................................................................................ 11
1.3.5. Mơ hình nghiên cứu độc tính trên thận của cyclosporin A .................. 11
1.4. SÂM VIỆT NAM ......................................................................................... 12
1.4.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển ........................................................... 12
1.4.2. Phân bố, sinh thái ................................................................................. 12
1.4.3. Mô tả .................................................................................................... 13
1.4.4. Thành phần hóa học ............................................................................. 14
1.4.5. Tác dụng dược lý ................................................................................. 15

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 17

Nguyễn Lê Thanh Tuyền


ii

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 17
2.1.1. Dòng tế bào .......................................................................................... 17
2.1.2. Động vật thử nghiệm............................................................................ 17

2.1.3. Mẫu thử ................................................................................................ 17
2.1.4. Hóa chất ............................................................................................... 18
2.1.5. Thiết bị, dụng cụ thử nghiệm ............................................................... 19
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 20
2.2.1. Xây dựng mơ hình in vitro mơ phỏng tình trạng tổn thương tế bào thận
do cyclosporin A gây ra trên dòng tế bào LLC-PK1 ..................................... 20
2.2.1.1. Cấy chuyển tế bào LLC-PK1 ...................................................... 20
2.2.1.2. Đếm tế bào bằng dung dịch trypan blue ...................................... 20
2.2.1.3. Bố trí thí nghiệm.......................................................................... 21
2.2.1.4. Xử lý tế bào ................................................................................. 22
2.2.1.5. Đánh giá tỷ lệ tế bào sống bằng phương pháp MTT ................... 22
2.2.1.6. Đánh giá tình trạng tăng sinh gốc tự do ...................................... 23
2.2.1.7. Định lượng protein bằng phương pháp Bradford ........................ 23
2.2.1.8. Đánh giá tình trạng hoại tử tế bào ............................................... 24
2.2.1.9. Đánh giá tình trạng hoạt hóa q trình apoptosis ........................ 24
2.2.2. Khảo sát tác động bảo vệ tế bào thận LLC-PK1 của Sâm Việt Nam
phòng ngừa các tổn thương do CsA gây ra .................................................... 25
2.2.3. Khảo sát tác động bảo vệ thận của Sâm Việt Nam phòng ngừa các tổn
thương thận do CsA gây ra trên chuột nhắt ................................................... 27
2.2.4. Phân tích kết quả và xử lý số liệu thống kê ......................................... 29

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ....................................................... 30
3.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH IN VITRO MƠ PHỎNG TÌNH TRẠNG TỔN
THƯƠNG TẾ BÀO THẬN DO CYCLOSPORIN A GÂY RA TRÊN DÒNG TẾ
BÀO LLC-PK1 .................................................................................................... 30
3.1.1. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ tế bào, thời gian xử lý, dạng thuốc và
nồng độ CsA lên tỷ lệ sống của tế bào LLC-PK1 .......................................... 30

Nguyễn Lê Thanh Tuyền



iii

3.1.2. Đánh giá tình trạng tổn thương tế bào thận do CsA gây ra ................. 35
3.1.2.1. Tình trạng ức chế tăng trưởng tế bào LLC-PK1 ......................... 35
3.1.2.2. Tình trạng hoại tử tế bào LLC-PK1 ............................................ 36
3.1.2.3. Tình trạng tăng sinh gốc tự do..................................................... 36
3.1.2.4. Tình trạng hoạt hóa q trình apoptosis của tế bào LLC-PK1 .... 37
3.2. KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG BẢO VỆ TẾ BÀO THẬN LLC-PK1 CỦA SÂM
VIỆT NAM .......................................................................................................... 38
3.2.1. Tác dụng bảo vệ tế bào thận LLC-PK1 phòng ngừa sự ức chế tăng
trưởng do CsA gây ra ..................................................................................... 38
3.2.2. Tác dụng bảo vệ tế bào thận LLC-PK1 phịng ngừa tình trạng hoại tử do
CsA gây ra ...................................................................................................... 41
3.2.3. Tác dụng bảo vệ tế bào thận LLC-PK1 phòng ngừa tình trạng tăng sinh
gốc oxy tự do gây ra bởi CsA ........................................................................ 44
3.3. KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG BẢO VỆ THẬN CỦA SÂM VIỆT NAM PHÒNG
NGỪA CÁC TỔN THƯƠNG DO CSA GÂY RA BẰNG MƠ HÌNH IN
VIVO .................................................................................................................... 46
3.3.1. Thơng số sinh hóa máu về chức năng thận .......................................... 46
3.3.2. Tình trạng stress oxy hóa trong mơ thận .............................................. 48
BÀN LUẬN ......................................................................................................... 50

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 54
4.1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 54
4.2. ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................... 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56
PHỤ LỤC ................................................................................................... PL-1


Nguyễn Lê Thanh Tuyền


iv

TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADN

Acid deoxyribonucleic

Acid deoxyribonucleic

AO

Acridine orange

Acridin orange

AKI

Acute kidney injury

Tổn thương thận cấp


BSA

Bovin serum albumin

Albumin huyết thanh bò

CKD

Chronic kidney disease

Bệnh thận mạn

CsA

Cyclosporin A

Cyclosporin A

DTNB

5,5’-dithiobis-2-nitrobenzoic

5,5’-dithiobis-2-nitrobenzoic

acid

acid

EB


Ethidium bromide

Ethidium bromid

EDTA

Ethylendiamin tetraacetic acid

Ethylendiamin tetraacetic
acid

EMEM

Eagle’s minimal essential

Môi trường dinh dưỡng tối

medium

thiểu Eagle

FCS

Fetal calf serum

Huyết thanh bào thai bê

GSH


Glutathione

Glutathion

LDH

Lactate dehydrogenase

Lactat dehydrogenase

MR2

Majonosid – R2

Majonosid – R2

MDA

Malonyl dialdehyd

Malonyl dialdehyd

MTT

3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-

3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-

2,5-diphenyl tetrazolium


2,5-diphenyl tetrazolium

bromid)

bromid)

OD

Optical density

Mật độ quang

OCO

Ocotillol

Ocotillol

PPD

Protopanaxadiol

Protopanaxadiol

PPT

protopanaxatriol

protopanaxatriol


Nguyễn Lê Thanh Tuyền


v

PBS

Phosphate buffered saline

Đệm phosphat

ROS

Reactive oxygen species

Gốc oxy tự do

SDH

Succinat dehydrogenase

Succinat dehydrogenase

SaCB

Saponin toàn phần từ Sâm
Việt Nam chế biến

SaTP


Saponin toàn phần từ Sâm
Việt Nam

SCB

Cao chiết toàn phần Sâm
Việt Nam chế biến

SVN

Cao chiết toàn phần Sâm
Việt Nam

SILY

Silymarin

Silymarin

TCA

Tricloroacetic acid

Tricloroacetic acid

TBA

Thiobarbituric acid

Thiobarbituric acid


Nguyễn Lê Thanh Tuyền


vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Một số mơ hình nghiên cứu độc tính của CsA trên thận .......................... 11
Bảng 2.1. Danh mục hóa chất, thuốc thử đã sử dụng ............................................... 18
Bảng 2.2. Danh mục thiết bị đã sử dụng .................................................................. 19
Bảng 2.3. Nồng độ cuối cùng của các mẫu thử trong môi trường nuôi cấy ............. 26
Bảng 3.1. Kết quả về tác động của các thông số lên tỷ lệ sống của tế bào LLCPK1 .......................................................................................................... 31
Bảng 3.2. Tỷ lệ sống của tế bào LLK-PK1 so với mẫu chứng sinh lý ..................... 32
Bảng 3.3. Tác động của CsA 15 µM sau 48 giờ xử lý lên tỷ lệ tế bào LLC-PK1 sống
và tác dụng phòng ngừa sự ức chế tăng trưởng của silymarin ................ 35
Bảng 3.4. Tác động của CsA 15 µM sau 48 giờ xử lý lên tình trạng hoại tử tế bào
thận LLC-PK1 và tác dụng phòng ngừa của silymarin ........................... 36
Bảng 3.5. Tác động của CsA 15 µM sau 48 giờ xử lý lên tình trạng tăng sinh gốc tự
do trong tế bào thận LLC-PK1 và tác dụng phòng ngừa của silymarin .. 36
Bảng 3.6. Tác động của CsA 15 µM sau 48 giờ tiếp xúc lên tình trạng phân mảnh
ADN trong tế bào thận LLC-PK1 và tác dụng phòng ngừa của
silymarin .................................................................................................. 38
Bảng 3.7. Tác dụng phòng ngừa sự ức chế tăng trưởng tế bào LLC-PK1 do CsA gây
ra của các mẫu thử từ Sâm Việt Nam ...................................................... 39
Bảng 3.8. Tác dụng phịng ngừa tình trạng hoại tử tế bào do CsA gây ra của các mẫu
thử từ Sâm Việt Nam ............................................................................... 42
Bảng 3.9. Tác dụng chống oxy hóa, phịng ngừa tình trạng tăng sinh gốc tự do gây ra
bởi CsA của các mẫu thử từ Sâm Việt Nam ............................................ 44
Bảng 3.10. Chỉ số ure và creatinin máu chuột sau 14 ngày thử nghiệm .................. 46

Bảng 3.11. Hàm lượng MDA, GSH trong mô thận chuột sau 14 ngày thử nghiệm .. 48

Nguyễn Lê Thanh Tuyền


vii

DANH MỤC HÌNH
Hın
̀ h 1.1. Sơ đồ mặt cắt thận ...................................................................................... 3
Hın
̀ h 1.2. Sâm Việt Nam .......................................................................................... 13
Hın
̀ h 1.3. Cấu trúc của các saponin PPD, PPT và ocotillol của Sâm Việt Nam ...... 14
Hình 2.1. Quy tắc đếm tế bào ................................................................................... 21
Hình 3.1. Hình ảnh quan sát trên kính hiển vi soi ngược của tế bào LLC-PK1 sau 18
– 20 giờ nuôi cấy trên đĩa 96 giếng ở các mật độ khác nhau .................. 34
Hình 3.2. Hình ảnh tế bào LLC-PK1 quan sát trên kính hiển vi huỳnh quang sau khi
nhuộm với hỗn hợp acridin orange và ethidium bromid ......................... 37
Hình 3.3. Tác dụng phịng ngừa sự ức chế tăng trưởng tế bào LLC-PK1 do CsA gây
ra của các mẫu thử từ Sâm Việt Nam ...................................................... 40
Hình 3.4. Tác dụng phịng ngừa tình trạng hoại tử tế bào do CsA gây ra của các mẫu
thử từ Sâm Việt Nam ............................................................................... 43
Hình 3.5. Tác dụng chống oxy hóa, phịng ngừa tình trạng tăng sinh gốc tự do gây ra
bởi CsA của các mẫu thử từ Sâm Việt Nam ............................................ 45
Hình 3.6. Sự thay đổi chỉ số ure và creatinin máu sau 14 ngày thử nghiệm ............ 47
Hình 3.7. Sự thay đổi hàm lượng MDA, GSH trong mô thận chuột sau 14 ngày
thử nghiệm ............................................................................................... 48

Nguyễn Lê Thanh Tuyền



1

MỞ ĐẦU
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng, tỷ lệ bệnh nhân được ghép tạng đang
ngày càng tăng cao. Kể từ khi ca ghép thận thành công đầu tiên tại Bệnh viện 103
vào năm 1992, đến năm 2013 đã có hơn 900 trường hợp ghép thận (trong đó có 53 ca
ghép thận từ người cho chết não và hơn 160 ca lấy thận bằng phẫu thuật nội soi), 37
trường hợp ghép gan (21 ca ghép gan từ người cho sống và 16 ca ghép gan từ người
cho chết não), 9 ca ghép tim từ người cho chết não [66]. Theo thống kê từ sở y tế Hà
Nội năm 2012, cả nước có khoảng 6.000 người suy thận có nhu cầu ghép thận,
300.000 người bị mù lịa vì các bệnh lý giác mạc cần ghép giác mạc, 23.000 người
có nhu cầu ghép gan [67]. Trong thực hành lâm sàng, sau khi ghép tạng, bệnh nhân
phải điều trị lâu dài với các thuốc ức chế miễn dịch để ngăn ngừa tình trạng thải ghép.
Cyclosporin A (CsA) là một thuốc ức chế miễn dịch quan trọng được sử dụng rộng
rãi để ngăn ngừa sự thải ghép trong ghép tạng hoặc để điều trị các bệnh tự miễn, đặc
biệt là hội chứng thận hư. Tuy nhiên, ứng dụng lâm sàng của CsA đã bị hạn chế do
một số tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là độc tính trên thận. Cơ chế gây độc thận
của CsA vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Các nghiên cứu trước đây cho thấy CsA
làm tăng đáng kể sự biểu hiện Fas/Fas-L, gây rối loạn chức năng ty thể, stress oxy
hóa, làm suy yếu hệ thống chống oxy hóa, gây apoptosis tế bào thận. Gần đây, một
số bằng chứng cho thấy gốc oxy hóa tự do (ROS) có thể đóng vai trị quan trọng trong
cơ chế bệnh sinh của bệnh thận do CsA. Vì vậy, việc loại bỏ ROS bởi các chất chống
oxy hóa, thu dọn gốc tự do có thể bảo vệ thận khỏi độc tính do CsA gây ra. [64]
Nhiều cơng trình nghiên cứu đã cho thấy tác động bảo vệ thận của các lồi thuộc chi
Panax trên mơ hình tổn thương thận gây bởi các tác nhân độc thận như gentamicin,
cantharidin, cyclosporin... [26]. Theo các nghiên cứu về thành phần hóa học và dược
lý đã được công bố, Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv., Araliaceae)
được công nhận là một trong những loài sâm quý của thế giới. Hàm lượng saponin

cũng như số loại saponin có hoạt tính sinh học của Sâm Việt Nam cao hơn các loài
sâm khác. Tuy nhiên, so với Panax ginseng (Nhân sâm, Sâm Hàn Quốc), Panax
quinquefolius (Sâm Mỹ) hay Panax notoginseng (Tam thất), số công trình nghiên cứu

Nguyễn Lê Thanh Tuyền


2

về Sâm Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là tác động bảo vệ thận. Điều này cho thấy
việc nghiên cứu, chứng minh tác dụng dược lý của Sâm Việt Nam là cần thiết để có
thể đưa Sâm Việt Nam sánh ngang với các loại Sâm nêu trên.
Từ tình hình thực tế trên, đề tài thực hiện “Khảo sát tác động bảo vệ thận của Sâm
Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv., Araliaceae) phịng ngừa tình trạng
tổn thương thận do cyclosporin A” với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Xây dựng mơ hình in vitro mơ phỏng tình trạng tổn thương tế bào thận do
cyclosporin A gây ra trên dịng tế bào biểu mơ thận LLC-PK1.
2. Khảo sát tác động bảo vệ tế bào thận của Sâm Việt Nam, Sâm Việt Nam chế biến,
saponin toàn phần và hoạt chất chính từ Sâm Việt Nam, Sâm Việt Nam chế biến trên
mơ hình in vitro.
3. Khảo sát tác động bảo vệ thận của Sâm Việt Nam, Sâm Việt Nam chế biến trên mơ
hình in vivo.

Nguyễn Lê Thanh Tuyền


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ THẬN

Thận là cơ quan tạo nước tiểu, nằm sau phúc mạc, dọc hai bên các đốt sống từ ngực
XI tới thắt lưng III. Thận có hình hạt đậu, màu nâu nhạt, ở người trưởng thành nặng
khoảng 130 g. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải các chất và duy trì
hằng định nội mơi [2].

1.1.1. Cấu tạo
Cấu tạo thận khi bổ dọc từ ngoài vào trong gồm: bao xơ, phần đặc là nhu mô thận,
phần rỗng ở trong là xoang thận. Nhu mơ thận gồm có hai vùng: vùng nông là vỏ thận
và vùng sâu là tủy thận. Tủy thận do 8 - 18 khối mơ hình nón (gọi là tháp thận) tạo
nên, đáy của tháp hướng về phía vỏ thận, đỉnh tháp hướng về xoang thận. Vỏ thận
bao gồm các cột thận (là phần nhu mô nằm giữa các tháp thận) và các tiểu thùy vỏ (là
phần nhu mô đi từ đáy tháp thận cho tới bao xơ). Xoang thận gồm 8 - 18 đài thận nhỏ
hợp lại với nhau tạo nên 2 - 3 đài lớn. Các đài lớn hợp lại thành bể thận.
Tháp thận
Đài thận

Cột thận

Đài thận lớn

Nhú thận

Bể thận
Vỏ xơ

Đài thận nhỏ

Niệu quản
Vỏ thận


Tủy thận

Hın
̀ h 1.1. Sơ đồ mặt cắt thận
Thận được cấu tạo bởi những đơn vị cơ bản, gọi là nephron, mỗi nephron là một đơn
vị giải phẫu và chức năng, có khả năng tạo nước tiểu độc lập với nhau. Hai thận chứa
khoảng trên hai triệu nephron. Mỗi nephron gồm hai phần: cầu thận để lọc huyết
tương và ống thận để tái hấp thu và bài tiết một số chất. Cầu thận là phần đầu tiên của

Nguyễn Lê Thanh Tuyền


4

nephron, cấu tạo bởi búi mao mạch cầu thận và bọc bên ngoài bằng bọc Bowman,
thành mao mạch cầu thận và thành bọc Bowman tạo ra màng lọc cầu thận. Ống thận
bao gồm: ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa. Ống lượn xa của nhiều nephron
đổ vào một ống góp. Các ống góp hội tụ lại rồi đổ vào bể thận. [2]

1.1.2. Chức năng
Thận có chức năng đào thải nhiều chất ra khỏi cơ thể (chức năng ngoại tiết), đồng
thời thận còn sản xuất một số chất đưa vào máu (chức năng nội tiết) duy trì số lượng
hồng cầu và huyết áp.
Chức năng nội tiết gồm:
- Tiết renin: có vai trị duy trì ổn định huyết áp.
- Tiết erythropoietin: có vai trị duy trì số lượng hồng cầu.
Chức năng ngoại tiết được thực hiện bằng:
- Lọc: ở cầu thận, để đào thải khỏi huyết tương: các sản phẩm cuối cùng của q
trình chuyển hóa chất trong cơ thể (ure, acid uric, creatinin...), các chất độc nội
sinh (bilirubin kết hợp, các acid: gây nhiễm toan) và một số chất độc ngoại sinh

(vào bằng đường tiêu hóa, đường máu...), các sản phẩm thừa so với nhu cầu (natri,
muối, nước...). Các sản phẩm trên đều có trọng lượng phân tử tương đối nhỏ, do
vậy dễ dàng qua được các lỗ lọc có kích thước 40 Ao ở cầu thận.
- Bài tiết và tái hấp thu: thực hiện ở ống thận. Bài tiết: một số chất, ngoài số lượng
được đào thải bằng lọc, còn được bài tiết ở ống thận (H+, NH4+, K+...). Tái hấp thu:
để thu hồi và trả về huyết tương nhiều chất cần thiết cho cơ thể trước đó bị thoát
ra từ cầu thận do lẫn vào các chất đào thải, một chất cụ thể có thể được tái hấp thu
toàn bộ hay một phần ở ống thận. [3]

1.1.3. Độc tính trên thận
Thận là một trong những cơ quan đích chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các chất gây
độc cơ quan ngoại sinh. Nhiều thuốc (aminoglycosid, NSAID, thuốc ức chế men
chuyển...) cũng như các hóa chất (kim loại nặng) gây tổn thương mô thận. Tỷ lệ các
chất gây tổn thương thận cao có thể được giải thích do vai trị trung tâm của thận
trong q trình đào thải các chất độc, nhiều loại thuốc được đào thải qua thận theo

Nguyễn Lê Thanh Tuyền


5

nước tiểu. Ngoài ra, lưu lượng máu đến thận rất cao, khoảng 1,2 lít mỗi phút (1700
lít mỗi ngày), tương ứng với 25% cung lượng tim, dẫn đến việc thận tiếp xúc quá
nhiều với các hợp chất ngoại sinh [22].
Bên cạnh gan và ruột, thận là một trong những cơ quan có enzym chuyển hóa pha I
và pha II hoạt động mạnh nhất [36]. Do đó, một số hợp chất khơng có độc tính có thể
được chuyển hóa và gây độc bên trong thận, những chất đã được chuyển hóa ở gan
cũng có thể đến thận và gây độc tính [19].
Dựa trên chức năng sinh lý của thận là tái hấp thu các thành phần cần thiết, các tế bào
của ống lượn gần và ống lượn xa có rất nhiều chất vận chuyển chủ động và thụ động.

Điều này dẫn đến việc một số hợp chất ngoại sinh được vận chuyển bởi các tế bào
ống thận, có thể dẫn đến sự tích tụ của các chất (aminoglycosid, hợp chất bạch kim)
- có khả năng tăng độc tính [6].
Q trình lọc cầu thận tạo ra khoảng 120 ml nước tiểu ban đầu mỗi phút. Dẫn đến
tổng lượng nước tiểu ban đầu mỗi ngày là 170 lít được đưa vào hệ thống ống thận,
sau đó sẽ được tái hấp thu, giảm xuống cịn xấp xỉ 1,5 lít nước tiểu mỗi ngày. Điều
này có nghĩa là nồng độ các chất độc cũng có thể tăng lên đến 100 lần so với nồng độ
trong huyết thanh. Kết hợp với các q trình chuyển hóa và vận chuyển các chất, mỗi
liều thuốc rất nhỏ đưa vào cơ thể có thể vượt quá nồng độ chấp nhận được trong mơ
thận, dẫn đến tình trạng tổn thương thận cấp tính (acute kidney injury - AKI) và bệnh
thận mạn tính (chronic kidney injury - CKD) ngày càng tăng cao [22]. AKI mơ tả sự
suy giảm có thể phục hồi của chức năng bài tiết cầu thận và ống thận. Nhìn chung, 1
- 7% bệnh nhân nhập viện dài hạn phát triển AKI, trong khi tỷ lệ bệnh nhân ở đơn vị
chăm sóc đặc biệt tăng lên đến 25% [11], [35], [39], [58]. 50 - 70% người lớn và 30%
số bệnh nhân nhi bị AKI tử vong vì căn bệnh này hàng năm [35]. Một trong những
lý do gây AKI là độc tính trên thận của nhiều loại thuốc, ước tính khoảng 19 – 33%
trường hợp AKI ở bệnh nhân nằm viện do thuốc gây ra [58]. Điều này dẫn đến tầm
quan trọng của việc xác định và đánh giá các phương pháp mới để dự đoán sớm tổn
thương thận, khơng chỉ ở độc chất học mà cịn trong các thử nghiệm lâm sàng.

Nguyễn Lê Thanh Tuyền


6

Rất nhiều tác nhân và các cơ chế khác nhau gây ra những biến đổi bệnh lý liên quan
đến AKI hoặc độc thận nói chung. Các bệnh lý được biểu hiện có thể khác nhau tùy
thuộc vào tác động trên tế bào thận và nephron. Đây có thể là do cấu trúc của nephron
gồm nhiều loại tế bào khác nhau. Nguyên nhân gây tổn thương thận cấp được chia
làm 3 nhóm: trước thận, tại thận và sau thận; trong đó, các hợp chất gây tổn thương

thận được xếp vào nhóm ngun nhân tại thận. Độc tính tại thận có thể biểu hiện sau
khi tổn thương tim mạch, chấn thương ống thận trực tiếp, tổn thương kẽ và tổn thương
cầu thận [22].
Dựa trên vai trò của thận trong cơ thể và các đặc điểm về chức năng thận, có bốn cơ
chế chung dẫn đến tổn thương thận đã được biết. Đầu tiên, một hợp chất có thể vào
trong tế bào bằng cách khuếch tán hoặc vận chuyển chủ động, tương tác với các đại
phân tử trong tế bào mà không cần qua q trình chuyển hóa. Một cơ chế khác là sự
hình thành gốc oxy hóa tự do (ROS) gây stress oxy hóa và tổn thương tế bào. Mặt
khác, một chất được biến đổi tại thận tạo thành chất chuyển hóa có độc tính tương tác
với các thành phần bên trong tế bào hoặc dẫn đến q trình oxy hóa lipid. Khả năng
cuối cùng là thuốc có thể được chuyển hóa thành chất có độc tính ở cơ quan khác
ngồi thận (thường là gan) sau đó đi vào thận. Do vai trò trung tâm của thận trong cơ
thể, một số cơ chế khác có thể dẫn đến AKI hoặc suy thận dựa trên các tổn thương
cơ quan ngoài thận, chẳng hạn như hội chứng gan thận [22].

1.2. MỘT SỐ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH TRÊN THẬN
1.2.1. Mơ hình in vivo
Nghiên cứu được thực hiện trực tiếp trên cơ thể động vật sống. Đối tượng thử nghiệm
phổ biến là chuột, thỏ, khỉ. Mơ hình thể hiện được sự tương tác giữa tế bào – tế bào,
cũng như có thể phát hiện được những thay đổi về cấu trúc giải phẫu của cơ quan
nghiên cứu. Bên cạnh đó, do mơ hình được thực hiện trong cơ thể nguyên vẹn, có sự
ảnh hưởng qua lại giữa các cơ quan trong cơ thể nên thích hợp để nghiên cứu dược
động học, q trình chuyển hóa các chất trong cơ thể và độc tính mạn. Tuy nhiên,
khác biệt giữa người và động vật dẫn đến những khác biệt trong sự đáp ứng đối với
một thuốc của người trên lâm sàng và thú thử nghiệm: khoảng 50% thuốc thể hiện

Nguyễn Lê Thanh Tuyền


7


độc tính trên gan trong lâm sàng mà khơng quan sát được trong thử nghiệm trên động
vật [25]. Mặt khác, khó phân biệt được tác dụng/độc tính sơ cấp hay thứ cấp, khó áp
dụng để nghiên cứu cơ chế tác động. Các mơ hình in vivo thường khơng thể dùng để
sàng lọc các chất có thể dùng làm thuốc do cần thời gian nghiên cứu dài, chi phí cao,
tốn nhiều cơng sức chăm sóc, cần số lượng mẫu lớn, sử dụng số lượng động vật thử
nghiệm nhiều. Điều này đi ngược với quy tắc 3R trong nghiên cứu y sinh học
(reduction – giảm thiểu số lượng động vật thử nghiệm, refinement – giảm thiểu
những tổn thương, đau đớn cho động vật thử nghiệm, replacement – thay thế thử
nghiệm trên động vật bằng các thử nghiệm khác như in vitro, in silico…) [42].

1.2.2. Mơ hình in vitro
Nghiên cứu in vitro thực hiện trên cơ quan, mô hoặc tế bào được tách ra khỏi cơ thể
và nuôi trong điều kiện dinh dưỡng và nhiệt độ giống môi trường trong cơ thể của
động vật hay người. Việc nuôi cấy mô và tế bào động vật được tiến hành hơn 100
năm nay với nhiều biến đổi phù hợp với điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng tiến
bộ. Các cấp độ của nuôi cấy mô và tế bào động vật gồm nuôi cấy cơ quan, mơ hoặc
tế bào. Mơ hình in vitro hiệu quả trong việc xác định điểm gây chết và không gây
chết trong nhiễm độc cấp, phạm vi nghiên cứu rộng (nghiên cứu phụ thuộc thời
gian/liều, những thí nghiệm phức tạp, nghiên cứu cơ chế), tính lặp lại cao (kiểm sốt
được điều kiện thí nghiệm), kết quả nhanh, lặp lại, có thể áp dụng sàng lọc số lượng
mẫu lớn, khảo sát nhiều nồng độ khác nhau trong thời gian ngắn với chi phí thấp,
lượng mẫu nhỏ, giúp nhà nghiên cứu tuân thủ nguyên tắc 3R về y đức [25].
Một số hình thức nuôi cấy in vitro sử dụng trong nghiên cứu độc tính trên thận [40], [45]:
- Thận phân lập: là hệ thống thích hợp nhất để nghiên cứu độc tính trên thận của các
chất khi cần có sự tồn vẹn hệ thống mạch máu - ống thận. Mơ hình này khơng bị
ảnh hưởng bởi các cơ quan điều hòa cao hơn như hormon, hệ thần kinh... và có thể
dễ dàng kiểm soát nồng độ của các chất đang nghiên cứu. Tuy nhiên, thận phân lập
không được sử dụng phổ biến do chức năng thận chỉ được duy trì ổn định trong thời
gian ngắn (khoảng 2 giờ), chi phí cao.


Nguyễn Lê Thanh Tuyền


8

- Lát cắt mô thận: là một trong những kỹ thuật sớm nhất trong nuôi cấy in vitro và
vẫn được sử dụng cho đến nay trong các nghiên cứu về chuyển hóa và độc tính
trên thận. Tuy nhiên, lát cắt thận có một số nhược điểm. Đầu tiên, lát cắt chứa một
quần thể tế bào không đồng nhất gồm nhiều loại tế bào khác nhau, gây khó khăn
trong việc đánh giá sự thay đổi chức năng của một loại tế bào cụ thể khi tiếp xúc
với chất độc. Thứ hai, nhiều tế bào và các bề mặt tiếp xúc bị hư hỏng khi cắt. Thứ
ba, lát cắt vẫn đại diện cho một tập hợp các loại tế bào tương tác với nhau và không
đảm bảo rằng tất cả các tế bào được tiếp xúc với các chất dinh dưỡng và oxy ở
cùng mức độ. Mặc dù kỹ thuật cắt chính xác và nuôi cấy kéo dài đã được phát
triển, việc sử dụng các phần phân lập của nephron và các loại tế bào của nephron
vẫn chiếm ưu thế trong nghiên cứu độc tính trên thận.
- Phân lập cầu thận, mảnh ống thận: tiểu cầu thận, các mảnh hoặc tế bào từ nephron
được sử dụng để đánh giá độc tính cấp của các chất. Mơ hình này được sử dụng
trong một số nghiên cứu về thuốc ức chế men chuyển, cephalosporin, cisplatin...
Nhược điểm của phương pháp này là các mảnh đại diện cho các vị trí bị tổn thương,
do đó thời gian thử nghiệm bị giới hạn trong vòng vài giờ.
- Nuôi cấy tế bào thận: Gần đây, kỹ thuật nuôi cấy tế bào là cơng cụ nghiên cứu độc
tính trên thận in vitro phát triển mạnh và đóng vai trị quan trọng. Hiện nay có hai
hướng chính: ni cấy sơ cấp và ni cấy dịng tế bào liên tục. Ni cấy dịng tế
bào có ưu điểm là nguồn cung cấp khơng giới hạn, kết quả lặp lại, hiểu rõ kiểu
hình, kiểu gen của dòng tế bào và khắc phục được một số nhược điểm của nuôi
cấy sơ cấp như phân lập phức tạp, tuổi thọ ngắn, chi phí cao. Một số dịng tế bào
có nguồn gốc từ thận đã được phân lập và nghiên cứu như LLC-PK1, LLC-RK1,
OK, NRK, JTC-12, HK-2... trong đó LLC-PK1 được sử dụng rộng rãi.

LLC-PK1 là dịng tế bào biểu mơ ống lượn gần, phân lập từ thận của lợn đực (Sus
scrofa) khỏe mạnh, từ 3 đến 4 tuần tuổi thuộc giống Hampshire. LLC-PK1 thể hiện
các đặc điểm của ống lượn gần (hệ thống vận chuyển phụ thuộc Na+, các enzym
màng như alkalin phosphatase, gamma-glutamyl transpeptidase), do đó dịng tế
bào này rất phù hợp để nghiên cứu độc tính trên thận của thuốc và hóa chất [41].

Nguyễn Lê Thanh Tuyền


9

1.3. CYCLOSPORIN A
1.3.1. Dược lực học
Cyclosporin A (CsA) là một chất ức chế miễn dịch mạnh thuộc nhóm calcineurin
nhằm kéo dài sự sống sau khi cấy ghép các cơ quan trong cơ thể (thận, gan, tim, tụy,
tủy xương, ruột non, phổi,…) và điều trị các bệnh tự miễn. Ngoài ra, CsA cịn có một
số tác dụng dược lý khác như kháng viêm, chống kí sinh trùng (sốt rét), kháng nấm
và kháng virus [21].
CsA ức chế đặc hiệu và có hồi phục các tế bào lympho có khả năng miễn dịch ở pha
G0 và G1 của chu kỳ tế bào lympho. Các tế bào lympho T ưu tiên bị ức chế. CsA cũng
ức chế sản xuất và giải phóng lymphokin chủ yếu là interleukin - 2 [21], [54].
CsA gây co mạch gián tiếp dẫn đến tăng huyết áp và rối loạn chức năng thận. Tại
thận, CsA gây ra những thay đổi cấu trúc và chức năng làm ảnh hưởng đến ống lượn
gần và các động mạch hướng tâm. Những ảnh hưởng này dẫn đến suy giảm chức
năng thận có hồi phục và có thể gây tổn thương cấu trúc thận (ít gặp).
Không thấy tác dụng của CsA trên chức năng thực bào (thay đổi sự bài tiết enzym, di
chuyển hóa ứng động của bạch cầu hạt, di chuyển đại thực bào, thanh thải carbon in
vivo) ở mơ hình súc vật. CsA khơng gây ức chế tủy xương trên mơ hình súc vật và
trên người [21].


1.3.2. Dược động học
Hấp thu
Khi dùng đường uống, CsA hấp thu khơng hồn tồn và rất khác nhau giữa các bệnh
nhân, giữa các công thức bào chế. Sự hấp thu CsA chủ yếu ở ruột non, với sinh khả
dụng khoảng 30% ở người khỏe mạnh. Nồng độ đỉnh (Cmax) của thuốc này đạt được
vào khoảng từ 1 đến 3 giờ sau khi uống [21].
Phân bố
CsA có thể tích phân bố khoảng 3,6 L/kg. Trong mẫu máu tồn phần, CsA phân bố
từ 33 - 47% trong huyết tương (gắn với protein, chủ yếu là lipoprotein, tỉ lệ lên đến
90 - 98%), có khả năng gắn kết cao với hồng cầu (41 - 58%) tỉ lệ gắn kết của thuốc
với tế bào lympho và tế bào bạch cầu hạt lần lượt là 4 - 9% và 5 - 12% [21].

Nguyễn Lê Thanh Tuyền
Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


10

Chuyển hóa
Thuốc được chuyển hóa mạnh, chủ yếu tại gan nhờ CYP 3A, tạo thành hơn 30 chất
chuyển hóa được tìm thấy trong mật, phân, máu và nước tiểu. Các chất chuyển hóa
của CsA có hoạt tính và độc tính thấp hơn dạng chưa chuyển hóa. Ba chất chuyển
hóa chính của CsA là M1, M9 và M4N, là sản phẩm của sự oxy hóa tại các vị trí 1, 9- và 4-N khử methyl. Do được chuyển hóa qua hệ cytocrom P450 3A, CsA có
nguy cơ tương tác cao với các chất ức chế hoặc chất cảm ứng hệ enzym này [21].
Thải trừ
Quá trình đào thải cyclosporin A được thực hiện chủ yếu qua mật vào phân (90%) và
6% bài tiết qua thận, ở dạng khơng chuyển hóa lẫn các chất chuyển hóa với thời gian
bán thải trung bình khoảng 6,6 giờ [21].


1.3.3. Chỉ định
Cyclosporin A có thể được sử dụng trong điều trị các bệnh sau [21]:
- Ghép tạng: Cyclosporin A sử dụng để dự phòng bị thải ghép khi thực hiện ghép
thận, gan và tim. Ngồi ra, có thể phối hợp với azathioprin và corticosteroid.
- Viêm khớp dạng thấp: dùng khi bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp tiến triển
nặng, khơng đáp ứng với methotrexat, và có thể sử dụng phối hợp với methotrexat
nếu việc sử dụng đơn lẻ methotrexat không đem lại hiệu quả.
- Bệnh vảy nến: điều trị bệnh vảy nến mảng lan rộng gây tàn tật khó chữa trị, mà ít
nhất một liệu pháp tồn thân (ví dụ, dùng methotrexat) đã khơng có hiệu quả; hoặc
những người mà những liệu pháp toàn thân khác bị chống chỉ định hoặc khơng
dung nạp được.

1.3.4. Độc tính
Độc tính thường gặp và quan trọng nhất của CsA là trên thận bao gồm tổn thương
cấu trúc thận và huyết khối mao mạch cầu thận. Do đó, việc theo dõi chức năng thận
(thông qua theo dõi chỉ số creatinin huyết và BUN) là cần thiết trong suốt quá trình
điều trị, nên thận trọng khi dùng kèm CsA với các thuốc gây độc thận khác [21]. Một số
chống oxy hóa đang được quan tâm nghiên cứu về tác dụng bảo vệ thận, phòng ngừa
tổn thương do CsA như: vitamin E, silymarin, N-acetylcystein, epicatechin,... [34]

Nguyễn Lê Thanh Tuyền
Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


×