Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ - SỨC KHOẺ SINH SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ĐƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ – SỨC KHỎE SINH SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ĐƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ – SỨC KHỎE SINH SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG
Chun ngành: Quản lý Cơng
Mã số: 60 34 04 03



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐINH THỊ MINH TUYẾT

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân mình. Các

số liệu và thơng tin được sử dụng trong Luận văn này có trích nguồn xuất xứ

rõ ràng và kết quả nghiên cứu là do quá trình lao động đầy trách nhiệm và trung
thực của bản thân tôi./.

Thừa Thiên Huế, ngày

tháng

Học viên

năm 2018

Nguyễn Thị Phương Đông


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn đến:
Quý Thầy Cô phụ trách giảng dạy đã tận tình truyền đạt kiến thức trong


suốt khóa học, đối với em những kiến thức được lĩnh hội trong khóa học này
khơng chỉ quan trọng đối với cơng việc mà còn bổ sung vào nhận thức thực
tiễn cuộc sống.

Quý Thầy Cô phụ trách quản lý lớp đã hỗ trợ cho em rất nhiều về tất cả

các thông tin liên quan đến khóa học, chương trình học để em có thể hồn
thành chương trình học đúng hạn.

Tất cả các anh chị em học viên cùng lớp, đồng nghiệp tại cơ quan, gia

đình và bạn bè đã ln giúp đỡ, động viên em trong thời gian qua.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Cô giáo PGS. TS. Đinh

Thị Minh Tuyết đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình em thực hiện luận
văn.

Do vốn kiến thức còn hạn chế nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu

sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Q Thầy Cơ.

Kính chúc Q Thầy, Cơ cùng tất cả mọi người dồi dào sức khỏe, thành

công trong cuộc sống.

Học viên
Nguyễn Thị Phương Đông



MỤC LỤC
Trang bìa

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục

Danh mục viết tắt

Danh mục các bảng, biểu đồ

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ
SỨC KHỎE SINH SẢN ............................................................................... 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 7
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản ..................... 17

1.3. Vai trò quản lý nhà nước về dân số – sức khỏe sinh sản ........................ 28

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản ở một số địa
phương và giá trị tham khảo cho thị xã Hương Thủy. ................................... 37

Chương 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ - SỨC
KHỎE SINH SẢN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ42
2.1. Khái quát về điều kiện phát triển của thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên Huế .................................................................................................... 42

2.2. Thực trạng dân số - sức khỏe sinh sản trên địa bàn thị xã Hương Thủy từ
năm 2014 đến 2016 ...................................................................................... 47


2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản trên
địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................ 56

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản trên
địa bàn thị xã Hương Thủy ........................................................................... 65


Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ DÂN SỐ - SỨC KHỎE SINH SẢN, HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ - SỨC KHỎE SINH SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............................ 76

3.1. Dự báo xu hướng phát triển về dân số - sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa
Thiên Huế trong thời gian tới ....................................................................... 76
3.2. Quan điểm và định hướng giải quyết vấn đề dân số - sức khỏe sinh sản 78

3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dân số – sức khỏe sinh sản trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................ 86

3.4. Khuyến nghị với cơ quan tw và chính quyền địa phương ...................... 94

KẾT LUẬN ................................................................................................. 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CDR


: Tỷ suất chết thô

CP

: Chính phủ

CTV

: Cộng tác viên

CLB
CT

: Câu lạc bộ
: Chỉ thị

BCĐ

: Ban chỉ đạo

BNV

: Bộ Nội vụ

DS,GĐ&TE

: Dân số, gia đình và trẻ em

BCH


BPTT

: Ban chấp hành

: Biện pháp tránh thai

DS-SKSS

: Dân số-sức khỏe sinh sản

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

GDP

KT - XH
QLNN

: Tổng thu nhập quốc dân
: Kinh tế - xã hội

: Quản lý nhà nước

SKSS

: Sức khỏe sinh sản

UBND


: Ủy ban nhân dân

SKTD

SKCĐ

: Sức khỏe tình dục
: Sức khỏe cộng đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng đồ 1. Bản đồ hành chính Thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế .......... 43

Bảng 2.1. Quy mô và biến động dân số tự nhiên của thị xã Hương Thủy ..... 47
Bảng 2.2. Biến động cơ cấu giới tính khi sinh của thị xã Hương Thủy ......... 48
Bảng 2.3. Tỷ trọng dân số và chỉ số già hóa dân số năm 2011 và 2016 ........ 49


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại (CPR) giai đoạn

2011– 2016.................................................................................................... 51
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại (CPR) giai

đoạn 2011– 2016 .......................................................................................... 52

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn 2011 – 201653

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn 2011 – 2016 ................. 53
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nạo phá thai so với số bà mẹ sinh giai đoạn 2011 – 2016 54

Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ phụ nữ sinh mổ giai đoạn 2011 – 2016 ............................ 54

Biểu đồ 2.7. Về tỷ số giới tính khi sinh giai đoạn 2011- 2016 ...................... 55

Biểu đồ 2.8. Tỷ suất sinh thô ........................................................................ 59
Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ....................................................... 60


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn

Quản lý nhà nước (QLNN) về dân số - sức khỏe sinh sản (DS-SKSS) là

một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, một trong những

vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của quốc gia. Thực hiện tốt công tác DS-SKSS
là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng

gia đình và của toàn xã hội. Xác định tầm quan trọng của QLNN về DS-SKSS
là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân,

trong những năm qua, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng,
chính quyền và sự tham gia tích cực của các ban ngành, hội, đồn thể, cơng

tác DS-SKSS của Thị xã Hương Thủy đã đạt những kết quả quan trọng.
Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015 thực hiện
đạt những kết quả tích cực. Trung tâm DS-KHHGĐ đã tăng cường phối hợp

với các xã, phường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực
hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của


ngành trong lĩnh vực DS-SKSS. Từ đó ý thức của người dân về thực hiện các
chính sách DS-KHHGĐ được nâng lên. Ngành DS-SKSS đã tổ chức tốt chiến
dịch truyền thông lồng ghép cung cấp các dịch vụ về chăm sóc
SKSS/KHHGĐ; tập huấn về kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới

và giới tính khi sinh cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, y tế thôn, tổ;
cung cấp đầy đủ, kịp thời, an toàn và thuận tiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia
đình, sức khỏe sinh sản. Hằng năm tổ chức ít nhất 2-3 đợt chiến dịch lồng

ghép tuyên truyền, vận động, tư vấn và cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại
các vùng đơng dân có mức sinh cao, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Với

việc chủ động tuyên truyền rộng rãi các chủ trương và biện pháp SKSS, nhằm
làm cho mọi người, trước hết là những người trong độ tuổi sinh đẻ hiểu rõ sự
1


cần thiết và lợi ích của DS-SKSS, thực hiện gia đình ít con. Từ đó tạo nên sự

chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về DSSKSS, khắc phục được sự tăng nhanh dân số trở lại, chất lượng dân số từng

bước được nâng cao, đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, tỷ
lệ hộ nghèo hằng năm đều giảm, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh
tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, QLNN về DS-SKSS

của thị xã Hương Thủy vẫn còn những hạn chế như: Tỷ lệ sinh con thứ 3 có
giảm nhưng khơng bền vững và có chiều hướng tăng trở lại. Tỷ lệ mất cân

bằng giới tính khi sinh ngày càng cao, năm 2015 là 113,91 bé trai/100 bé gái.
Tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh cịn hạn chế. Cơng tác tuyên

truyền, giáo dục, triển khai, quán triệt các văn bản pháp luật liên quan ở một
số địa phương, đơn vị cịn chậm. Một số cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở

chưa quan tâm, chú trọng lãnh đạo QLNN về DS-SKSS; việc xây dựng các
biện pháp để thực hiện các văn bản pháp luật liên quan cịn hình thức, chưa
bám sát vào tình hình thực tế địa phương, cơ sở. Hoạt động QLNN về DS-

SKSS ở một số địa phương, đơn vị hiệu quả chưa cao, đặc biệt trong tham

mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chính sách DS - SKSS;
Thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình dự án, đề án về dân số
chưa được thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi

chọn đề tài:“Quản lý nhà nước về dân số – sức khỏe sinh sản trên địa bàn

Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn cao học. Đây là
một đề tài có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Thời gian qua đã có một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề về DS -

SKSS, là các giáo trình, đề tài của các chuyên gia, luận văn thạc sỹ trên tồn
quốc nói chung và địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, cụ thể:
2


Chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phịng


chống HIV cho thanh niên (2012), PGS.TS Đinh Thị Minh Tuyết, Trưởng
khoa, Học viện Hành chính Quốc gia.

Tại Thừa Thiên Huế từ năm 2011 đến 20115 có các đề tài:

Đề tài Khảo sát, đánh giá thực trạng tảo hôn ở một số dân tộc tại các xã

thuộc địa bàn 2 huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011.

Đề tài Đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp

vợ chồng từ 15 - 49 tuổi tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011.

Điều tra khảo sát tỷ số giới tính khi sinh tại tại tỉnh Thừa Thiên Huế

năm 2010- 2011.

Đề tài Nghiên cứu thực trạng cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

và làm mẹ an toàn tại các trạm y tế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014.

Năm 2014 nghiên cứu về thực trạng và đề xuất năng cao chất lượng hệ

thống thông tin quản lý chuyên ngành Dân số-Kế hoach hóa gia đình tại Thị
xã Hương Thủy.

Năm 2015 nghiên cứu về cơng tác tuyên truyền giáo dục, vận động xã

hội nhằm tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức, thái độ hành vi về Dân số và

Phát triển.

Lê Đức Hy: Quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản trên địa

bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính cơng, luận
văn này tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của những khó khăn trong quản lý nhà

nước về dân số - sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng

thời tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà
nước về dân số - sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số giai đoạn
(2015-2020).

Phùng Thị Hương Hạnh: Quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hóa

gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sỹ quản lý hành
3


chính cơng, Học viện hành chính Quốc gia, năm 2015, luận văn này tác giả đã

chỉ ra nguyên nhân của những khó khăn trong quản lý nhà nước về dân số - kế
hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đề xuất, khuyến nghị
về quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình tại thành phố Đà Nẵng.

Có thể nói, tình hình nghiên cứu về QLNN về DS-SKSS ở cấp huyện/

thị xã cho đến nay vẫn cịn ít được tổ chức, cá nhân thực hiện và chưa có đề
tài nào nghiên cứu về QLNN về DS-SKSS trên địa bàn thị xã Hương Thủy,


tỉnh Thừa Thiên Huế, chính vì thế tơi đã mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên

cứu, hy vọng rằng sẽ góp phần sẽ góp phần giải quyết một số thực trạng đối
với ngành Dân số trên địa bàn Thị xã Hương Thủy hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về dân

số - sức khỏe sinh sản trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa lý luận cơ bản trong quản lý nhà nước về dân số - sức

khỏe sinh sản cấp thị xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về dân số - sức khỏe sinh sản

trên địa bàn thị xã Hương Thủy qua đó rút ra những nguyên nhân và thực
trạng.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về dân số - sức khỏe sinh sản

trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là lý luận và thực tiễn QLNN

về Dân số - sức khỏe sinh sản trên địa bàn cấp huyện/ Thị xã.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4


Nội dung nghiên cứu

Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung quản lý nhà nước

về dân số và sức khỏe sinh sản.
Về thời gian

Nghiên cứu thực trạng QLNN về DS-SKSS trên địa bàn thị xã Hương

Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2011-2016, đề xuất giải pháp cho thời
gian tới.

Về không gian

Học viên tập trung nghiên cứu công tác QLNN về DS-SKSS của các

xã, phường trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân số.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể


Để thu thập thơng tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng

kết hợp các phương pháp sau đây:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập các tài liệu, tư liệu, phân

tích, tổng hợp

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra xã hội học, thống kê tổng

hợp kinh nghiệm thực tiễn.

Phương pháp chuyên gia:Tham khảo ý kiến các chuyên gia.

6. Những đóng góp của luận văn
6.1. Về lý luận

Qua nghiên cứu đã hệ thống hóa, tổng quan được những lý luận cơ bản

liên quan đến quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản nói chung và
5


trên địa bàn thị xã nói riêng.
6.2. Về thực tiễn

Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe

sinh sản của thị xã Hương Thủy giai đoạn hiện nay, học viên xác định kết


quả, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của hạn chế trong QLNN về dân số - sức
khỏe sinh sản của Thị xã.

Đề xuất được giải pháp và các điều kiện để thực hiện các giải pháp

nhằm hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản trên
địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc

giảng dạy, học tập trong các đợt bồi dưỡng kiến thức vè công tác DS-SKSS

và làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về DS-SKSS tại
Thị xã Hương Thủy.

Kết quả của nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản

lý trên địa bàn thị xã Hương Thủy trong quản lý nhà nước về dân số - sức

khỏe sinh sản và nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản trên địa bàn Thị xã
trong những năm tới.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận văn gồm 3 chương.
sản


Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản

trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về

dân số - sức khỏe sinh sản trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên
Huế

6


Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ
SỨC KHỎE SINH SẢN

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Dân số

Dân cư của một vùng là tập hợp những con người cùng cư trú trên một

lãnh thổ nhất định. Những tập hợp này có thể được phân lớp theo các đặc
trưng khác nhau gắn liền với cá nhân ấy.

.

Dân số là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ: quy mơ, cơ cấu


và chất lượng.

Nội hàm của khái niệm dân cư không chỉ bao gồm số người, cơ cấu

theo độ tuổi và giới tính mà nó còn bao gồm cả các vấn đề kinh tế, văn hố,

sức khoẻ, ngơn ngữ, tức là nó rộng hơn rất nhiều so với nội hàm của khái
niệm dân số. Quy mô, cơ cấu dân số trên một lãnh thổ không ngừng biến

động do có người được sinh ra, có người bị chết, có người di cư đến và có
người di cư đi, hoặc đơn giản chỉ là theo năm tháng, bất cứ ai cũng chuyển từ

nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác. Như vậy, nói đến dân số là nói đến quy
mô, cơ cấu, chất lượng và những yếu tố gây nên sự biến động như: sinh, chết
và di cư.

Quy mô dân số; Là tổng số dân của một vùng, một nước hay các khu

vực khác nhau trên thế giới.

Những thông tin về quy mô dân số hết sức cần thiết trong phân tích, so

sánh với các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội nhằm lý giải nguyên nhân của
tình hình và hoạch định chiến lược phát triển.

Để nắm được đầy đủ quy mô dân số trên thông thường sử dụng các

phương pháp như điều tra dân số (tổng điều tra DS và điều tra chọn mẫu DS),
thống kê và ghi ghép định kỳ về dân số.


7


Phân bố dân cư: Là sự phân chia số dân một cách tự phát hoặc tự giác

theo các đơn vị hành chính, vùng kinh tế.

Để đánh giá việc phân bố dân cư, chỉ tiêu thường được sử dụng đầu

tiên là xem xét đến chỉ tiêu mật độ dân số.

Mật độ dân số là chỉ tiêu đánh giá sự phân bố dân cư trên một lãnh thổ,

đó là tương quan giữa tồn bộ dân tính trên tồn bộ diện tích lãnh thổ mà DS
ấy cư trú tại một thời điểm, đơn vị được tính bằng số người/1km2..

Cơ cấu dân số: Là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành các

nhóm theo một hay nhiều tiêu thức (mỗi một tiêu thức là một đặc trưng nhân
khẩu học nào đó). Qua đó có thể tiến hành có thể tiến hành nghiên cứu theo
các đặc trưng DS học như: cơ cấu DS theo giới tính và độ tuổi. cơ cấu DS
theo trình độ học vấn - văn hóa, tình trạng hơn nhân, dân tộc, tôn giáo, cư trú,
hoạt động kinh tế - việc làm.
1.1.2. Sức khỏe sinh sản

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) “Sức khỏe sinh sản là sự thoải mái

hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, khơng chỉ đơn thuần là khơng có
bệnh, tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản”.


Theo Khoản 8 Điều 3 của Pháp lệnh Dân số năm 2003: “Sức khoẻ sinh

sản là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần và xã hội liên quan đến
hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người”.

Sức khỏe sinh sản là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã

hội, khơng chỉ đơn thuần là khơng có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh

sản, điều này cũng hàm ý là mọi người, kể cả nam và nữ đều có quyền nhận
được thơng tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các biện pháp kế
hoạch hóa gia đình an tồn, có hiệu quả và chấp nhận được sự lựa chọn của
mình, bảo đảm cho người phụ nữ trãi qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an

toàn, tạo cho các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con lành
8


mạnh ( Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển họp tại Cario, thủ đô Ai Cập

năm 1994 đã đưa ra định nghĩa về SKSS được tất cả các nước trên Thế giới
chấp thuận và cam kết).

Các thành tố của sức khỏe sinh sản: Chương trình hành động của Hội

nghị Quốc tế về dân số và Phát triển đã đưa ra 8 thành tố của SKSS.

Một là, KHHGĐ bao gồm: tư vấn, thông tin, giáo dục truyền thông,

cung cấp dịch vụ KHHGĐ hiệu quả, an toàn tạo điều kiện cho khách hàng tự


do lựa chọn một BPTT, giúp cho các cặp vợ chồng và cá nhân tự quyết định
có trách nhiệm về số con và khoảng cách giữa các lần sinh.

Hai là, sức khoẻ phụ nữ và làm mẹ an tồn: các dịch vụ chăm sóc sức

khỏe bà mẹ, trẻ em bao gồm cả giáo dục, chăm sóc lúc có thai, trong khi đẻ,
sau đẻ và sinh đẻ an tồn. đặc biệt là ni con bằng sữa mẹ, chẩn đoán, điều

trị các biến chứng của thai nghén và sinh đẻ nhằm nâng cao sức khỏe của

người phụ nữ và vấn đề làm mẹ an toàn, nâng cao sức khỏe và tỷ lệ sống của
trẻ em.

Ba là, phòng, phát hiện sớm và điều trị ung thư bộ phận sinh dục: ung

thư sinh dục là căn bệnh mắc phải ở cả phụ nữ và nam giới. Mọi người đều

phải phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị sớm khi mắc phải ung thư bộ phận
sinh dục.

Bốn là, tư vấn và điều trị vô sinh: một cặp vợ chồng mới cưới, có sức

khoẻ bình thường, sau 12 tháng chung sống, trong sinh hoạt tình dục khơng
sử dụng bất kỳ BPTT nào mà chưa có con được xếp vào nhóm vơ sinh.

Năm là, ngăn ngừa nạo phá thai thông qua dịch vụ KHHGĐ mở rộng

và có chất lượng nhằm giúp các cặp vợ chồng khơng có thai ngồi ý muốn.
Khi đã có thai ngoài ý muốn, cần được tư vấn, thực hiện nạo phá thai an toàn

và quản lý các biến chứng của nạo, phá thai.

Sáu là, đề phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và
9


các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS. Đây là những bệnh

lây truyền theo đường tình dục là chủ yếu (qua âm đạo, hậu môn, miệng),
nhưng cũng có thể lây truyền theo những đường khác khơng phải qua quan hệ

tình dục như tiêm chung bơm kim tiêm, kim châm cứu, chung dụng cụ khám
phụ khoa, tiếp xúc trực tiếp với tổn thương của bệnh (Viêm Gan B,
HIV/AIDS, Giang mai). Vợ lây cho chồng và ngược lại. Mẹ truyền cho con

khi có thai, khi đẻ, khi cho con bú. Cả nam giới và phụ nữ đều có thể mắc,
nhưng phụ nữ hay bị mắc hơn, hay bị nặng hơn và dễ trở thành mãn tính hơn.
Bao giờ cũng cần điều trị triệt để cho cả vợ và chồng, phịng bệnh rất quan
trọng, thực hiện tình dục an tồn, chung thủy một vợ một chồng, tránh

quan hệ tình dục với người đang mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh lây
truyền qua đường tình dục, sử dụng riêng bơm kim tiêm một lần, khi đang
mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khơng nên có thai.

Bảy là, tư vấn, chăm sóc sức khỏe và SKSS cho vị thành niên, cung cấp

thơng tin, kiến thức, giáo dục về tình bạn, tình yêu và kỹ năng sống cho vị
thành niên, về giới tính, tình dục an tồn và có trách nhiệm, về phịng tránh

thai ngồi ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS, về


tác hại của nạo phá thai và phá thai an toàn để vị thành niên có kiến thức và
lối sống lành mạnh có lợi cho SKSS. Nội dung của các thông điệp và cách

truyền tải cần thu hút được sự quan tâm của vị thành niên. Tạo điều kiện và

cơ hội cho vị thành niên tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đảm bảo
chất lượng, giảm tỷ lệ nạo phá thai và tránh nạo phá thai khơng an tồn.

Tám là, thơng tin, giáo dục và tư vấn về hoạt động tình dục, SKSS và

trách nhiệm của cha mẹ cho cả nam, nữ. Thực hiện bình đẳng giới trong chăm
sóc SKSS, huy động nam giới có trách nhiệm trong mỗi hành vi tình dục và
sinh sản, phịng chống bạo hành trong gia đình, nam giới hỗ trợ, tôn trọng và
chia sẻ với phụ nữ trong việc thực hiện các BPTT, sinh đẻ và nuôi dạy con.
10


1.1.3. Dân số - sức khỏe sinh sản

Dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản có mối quan hệ và có tính

chất tương hỗ lẫn nhau

Để có quy mơ dân số ổn định, hạn chế mức sinh thì bên cạnh công tác

dân số phải thực hiện các giải pháp như kinh tế-xã hội, hành chính-pháp luật,

giáo dục-tuyên truyền để tác động đến ý thức, thay đổi hành vi của con người
nhưng mặt khác địi hỏi phải có vai trị trực tiếp của việc chăm sóc SKSS mà


cụ thể là tạo ra các phương tiện tránh thai để thực hiện KHHGĐ cho các cặp

vợ chồng và KHHGĐ là một trong những nội dung của SKSS. Ngoài ra, các

hoạt động nâng cao chất lượng dân số như sức khỏe bà mẹ và trẻ em, chăm
sóc SKSS cho vị thành niên, thanh niên, chăm sóc SKSS người cao tuổi,

muốn được triển khai tốt địi hỏi phải có sự cung cấp các dịch vụ chăm sóc
SKSS.

Ngược lại, sự gia tăng dân số khơng kiểm sốt được ln dẫn đến

những hệ quả tiêu cực với sức khỏe con người và xã hội, mức sinh cao sẽ tác

động xấu đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Ngoài ra, các vấn đề SKSS sẽ có

nhiều biến đổi để đáp ứng nhu cầu của người dân khi mơ hình dân số thay đổi

về độ tuổi, giới tính của dân số như những vấn đề liên quan đến chăm sóc
SKSS cho người cao tuổi; nhiều vấn đề liên quan đến SKSS vị thành niên

(quan hệ tình dục trước hôn nhân, nạo phá thai, HIV/AIDS và các bệnh liên
quan đến tình dục).

Chuyển hướng tiếp cận từ dân số-kế hoạch hóa gia đình sang dân

số-chăm sóc SKSS ở Việt Nam.

Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển năm 1994 tại Cairo (Ai Cập)


với sự tham gia của 179 quốc gia trong đó Việt Nam đã đưa ra Chương trình

hành động trong đó xác định rằng sự gia tăng dân số quá nhanh gây khó khăn
cho việc thực hiện các mục tiêu về giáo dục, chất lượng môi trường và sức
11


khỏe, chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển

công nhận quyền sinh sản, SKSS, trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới là
nền tảng của chương trình dân số và phát triển; khằng định các chính sách về
dân số và phát triển phải dựa trên nguyên tắc quyền con người để đạt được sự
phát triển bền vững. Điều này bao gồm việc thực hiện các chương trình và
chính sách giúp phụ nữ, vị thành niên và thanh niên có thể tiếp cận tới thơng
tin và dịch vụ chăm sóc SKSS. Từ Hội nghị Dân số và phát triển năm 1994,

người ta nhận thức một thực tế là chất lượng dân số có vai trị quyết định đến

mức độ tăng trưởng của nó mà chất lượng dân số thể hiện một phần quan
trọng ở SKSS.

Ở Việt Nam, trước đây do tình trạng dân số tăng quá nhanh đã ảnh

hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, Chiến lược Dân số Việt Nam
trước năm 2000 mới chủ yếu tập trung vào điều chỉnh quy mô dân số thông
qua việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chưa chú ý đến các thơng số khác

của chăm sóc SKSS dẫn đến chương trình dân số còn mất cân đối, ảnh hưởng


trở lại đến việc giảm sinh không bền vững, chưa tạo được nguồn nhân lực
chất lượng cao.

Để duy trì xu thế giảm vững chắc và góp phần nâng cao chất lượng dân

số, chiến lược dân số Việt Nam đã từng bước chuyển cách tiếp cận từ kế

hoạch hóa gia đình sang chăm sóc SKSS toàn diện, chiến lược Dân số Việt
Nam giai đoạn 2001 – 2010, việc cải thiện chăm sóc SKSS là một trong 8 giải

pháp để đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra góp phần nâng cao chất lương
dân số.

Kết luận số 44-KL/TW về “Kết quả thực hiện Nghị quyết số 47-

NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện chính sách DS – KHHGĐ” đã nhấn mạnh “những thành tựu

của cơng tác dân số đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của
12


đất nước, nhất là đóng góp vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, bảo vệ chăm
sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo của nhân dân”

Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 –

2020 đã xác định quan điểm là giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, SKSS.

Mục tiêu tổng quát của chiến lược là nâng cao chất lượng dân số, cải thiện

tình trạng SKSS góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.

Thực tế cho thấy phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề dân số đã

có sự đi lên, từ dân số và kế hoạch hóa gia đình nâng lên dân số sức khỏe sinh

sản và cho đến thời điểm hiện nay chúng ta đã cơ bản đạt được những mục
tiêu của dân số và sức khỏe sinh sản.

1.1.4. Quản lý nhà nước về dân số – sức khỏe sinh sản

Quản lý nhà nước (QLNN): “QLNN là dạng quản lý xã hội mang tính

quyền lực nhà nước để điều chỉnh cac quan hệ và hành vi hoạt động của con
người”.

Quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản: “QLNN về DS-SKSS

là q trình tác động có ý thức có tổ chức của nhà nước đến các quá trình và

yếu tố dân số nhằm làm thay đổi trạng thái dân số để đạt được mục tiêu đề
ra”.

Chủ thể quản lý của nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản là:

Nhà nước với hệ thống các cơ quan của nhà nước được phân chia thành

các cấp và bao gồm cả 3 lĩnh vực là lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó
quản lý hành chính (hành pháp) về DS-SKSS là quan trọng. Trong lĩnh vực


DS-SKSS, Nhà nước chỉ tác động vào nhận thức và hành vi về DS-SKSS
hoặc liên quan đến DS -SKSS. Chủ thể quản lý là nhà nước và được xác định

theo vùng lãnh thổ dựa trên cơ sở là các đơn vị hành chính. Hệ thống QLNN
được xây dựng theo chiều dọc từ Trung ương đến địa phương, nhằm tạo được
13


cơ cấu quản lý phù hợp với chức năng quản lý theo vùng, lĩnh vực và theo
ngành. Hệ thống QLNN là tập hợp các cơ quan QLNN, các tổ chức xã hội
được nhà nước ủy quyền và được xác định rõ chức năng, phạm vi quyền hạn,
nghĩa vụ của từng đơn vị và cán bộ công chức, viên chức.

Đối tượng quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản là:

Các quá trình dân số liên quan đến quy mô, cơ cấu, phân bố và chất

lượng dân số. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau để phân chia đối tượng quản
lý ra thành các loại khác nhau (Cá thể, tập thể, tổ chức) nhằm phù hợp với các
yêu cầu quản lý của nhà nước.

Khách thể của quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản là:

Các tổ chức, cá nhân trong xã hội, khách thể của q trình quản lý

chính là hành vi, các hoạt động của con người, các tổ chức người trong cuộc
sống xã hội bao gồm cả các hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động tinh
thần cũng như các điều kiện sống của con người trong xã hội.


Khi xem xét mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý cần

xem xét mối quan hệ đó trong từng lĩnh vực cụ thể để đánh giá.

Mục tiêu QLNN về DS-SKSS xét một cách chung nhất là trạng thái

thay đổi về các yếu tố quy mô, cơ cấu, phân bố dân số, chất lượng dân số
hoặc các quá trình sinh, chết, di dân phù hợp mà nhà nước mong muốn đạt

được để tạo điều kiện nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, phát triển bền
vững đất nước về kinh tế, xã hội và môi trường.

QLNN về DS-SKSS cũng như các lĩnh vực khác được thực hiện thông

qua việc ban hành và thực thi các đường lối, chính sách và pháp luật. Đồng
thời, trong những điều kiện cụ thể, nhà nước đảm nhiệm việc tổ chức, cung

cấp các dịch vụ về DS-SKSS như là các dịch vụ công, để quá trình thay đổi
nhận thức và hành vi của cơng dân diễn ra đúng hướng và nhanh chóng hơn.

Việc thực hiện QLNN về DS-SKSS bao giờ cũng diễn ra trong các điều
14


kiện, bối cảnh cụ thể và ln được tính tốn cho phù hợp với những điều kiện
và bối cảnh đó, đảm bảo đạt được mục tiêu cuối cùng đồng thời hạn chế tối đa
những tác động tiêu cực đến sự ổn định xã hội trước mắt và lâu dài.
Đặc điểm quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản

Thứ nhất, QLNN về DS-SKSS ở nước ta là hoạt động chủ động của


nhà nước được tiến hành trước hết dựa vào quyền lực của nhà nước. QLNN

về DS –KHHGĐ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng
cuộc sống của mỗi người dân, của từng gia đình và của tồn xã hội, đảm bảo
tình trạng hài hịa về các yếu tố quy mơ dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số

và chất lượng dân số, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đưa

nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến tới một xã hội dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thứ hai, Quản lý DS-SKSS phải dựa vào nhân dân, thông qua việc tác

động làm chuyển đổi nhận thức và hành vi của từng người dân và toàn xã hội,

đi đến tự nguyện thực hiện chính sách, luật pháp của nhà nước vì lợi ích của
chính mình và vì sự nghiệp phát triển đất nước.

Thứ ba, QLNN về DS-SKSS là một khoa học vì có đối tượng nghiên

cứu riêng, đó là các quan hệ quản lý. Các quan hệ trong QLNN về DS-SKSS
chính là hình thức của quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế (gồm quan hệ sở
hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối), thể hiện mối quan hệ giữa con

người với con người trong quá trình tiến hành các hoạt động DS-SKSS, bao

gồm quan hệ giữa hệ thống cơ quan DS-SKSS cấp trên với hệ thống cơ quan
DS-SKSS cấp dưới. Quan hệ giữa người lãnh đạo và người thực hiện. Quan


hệ giữa cơ quan thường trực với cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo công tác
DS-SKSS các cấp. Quan hệ giữa cơ quan thường trực DS-SKSS với các cơ
quan chính quyền cùng cấp. Quan hệ giữa người quản lý, thực hiện chương
trình với đối tượng của chương trình.

15


Tính khoa học của QLNN về DS-SKSS trước hết địi hỏi phải dựa vào

sự hiểu biết sâu sắc quy luật khách quan, hình thức biểu hiện của các quy luật,

các yếu tố ảnh hưởng tới chương trình DS-SKSS, chứ khơng chỉ dựa trên kinh

nghiệm cá nhân và trực giác của người lãnh đạo. Sự hiểu biết và nhận thức
đầy đủ về quy luật quá độ nhân khẩu học, quy luật về sự phụ thuộc của hành
vi sinh đẻ với các điều kiện kinh tế - xã hội và văn hoá, quy luật về sinh học,

quy luật hút đẩy trong biến động dân số cơ học, là cơ sở cho quá trình thiết
lập đường lối, chính sách, xây dựng chiến lược DS-SKSS. Mặt khác, bản thân

các hoạt động QLNN về DS-SKSS được tiến hành theo những quy trình thủ

tục chặt chẽ, được đúc kết trên cơ sở khoa học quản lý và kinh nghiệm thực
tiễn.

Tính khoa học trong QLNN về DS-SKSS địi hỏi phải nghiên cứu đồng

bộ, tồn diện về các khía cạnh, khơng chỉ giới hạn về mặt kinh tế - kỹ thuật


mà cịn phải suy tính đến các mặt xã hội và tâm lý của q trình đó. Tính khoa
học của QLNN về DS-SKSS còn thể hiện ở chỗ nó dựa vào phương pháp đo

lường, định lượng hiện đại, dựa vào các nghiên cứu, phân tích, đánh giá
khách quan các đối tượng quản lý.

Thứ tư, QLNN về DS-SKSS còn là một nghệ thuật, bởi lẽ kết quả và

hiệu quả của quản lý còn phụ thuộc vào các yếu tố tài năng, nhân cách, hình

thức tiếp cận của người lãnh đạo, quản lý cũng như cơ quan DS-SKSS các
cấp.

Nghệ thuật QLNN về DS-SKSS bao gồm nghệ thuật sử dụng các công

cụ và phương pháp quản lý, nghệ thuật tác động vào tư tưởng, tình cảm con
người, nghệ thuật ứng xử, nghệ thuật dùng người. Trong khi thực hành công

tác DS-SKSS, một công tác liên quan tới con người, nếu không có tính nghệ

thuật thì hiệu quả của quản lý chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy địi hỏi nhà
quản lý phải suy nghĩ vận hành các cách tiếp cận trong quản lý, cách thực
16


×