Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Mức độ hài lòng của sinh viên điều dưỡng về môi trường thực hành lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------

Lê Quốc Dũng

MỨC ĐỘ HÀI LỊNG
CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG
VỀ MƠI TRƯỜNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG
Chuyên ngành: Điều Dưỡng
Mã số: 60.72.05.01

Luận văn Thạc sĩ Điều Dưỡng

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỤY KHÁNH LINH
TS. LORA CLAYWELL

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết
quả trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Lê Quốc Dũng




i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
một cơng trình nào khác.
Người cam đoan

Lê Quốc Dũng


ii

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH .........................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1. Môi trường thực hành lâm sàng ........................................................................ 4
1.2. Phương pháp giảng dạy điều dưỡng trên lâm sàng........................................... 6
1.3. Chất lượng của môi trường thực hành lâm sàng và giảng dạy lâm sàng .......... 8
1.4. Môi trường thực hành lâm sàng tại Việt Nam ................................................ 10
1.5. Giới thiệu công cụ đánh giá môi trường thực hành lâm sàng ......................... 11

1.6. Nghiên cứu về môi trường thực hành lâm sàng trên thế giới ......................... 13
1.7. Nghiên cứu về môi trường thực hành lâm sàng tại Việt Nam ........................ 14
1.8. Ứng dụng mô hình thích ứng Roy 1989 (RAM) ............................................ 14
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 17
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 17
2.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 17
2.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 17
2.4. Dân số mục tiêu .............................................................................................. 17
2.5. Dân số nghiên cứu .......................................................................................... 17
2.6. Cỡ mẫu ............................................................................................................ 17
2.7. Kỹ thuật chọn mẫu .......................................................................................... 18
2.8. Tiêu chuẩn chọn mẫu ...................................................................................... 18


iii

2.8.1. Tiêu chí chọn vào ..................................................................................... 18
2.8.2. Tiêu chí loại ra .......................................................................................... 18
2.9. Thu thập số liệu .............................................................................................. 18
2.9.1 Công cụ thu thập số liệu ............................................................................ 18
2.9.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 19
2.10. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................ 19
2.11. Kiểm soát sai lệch ......................................................................................... 20
2.12. Biến số và định nghĩa biến số ....................................................................... 21
2.12.1. Biến số nền ............................................................................................. 21
2.12.2. Biến số về môi trường thực hành lâm sàng ............................................ 22
2.13. Y đức trong nghiên cứu ................................................................................ 23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 25
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu, loại bệnh viện, loại khoa
và quan hệ hướng dẫn ............................................................................................ 25

3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ................................ 25
3.1.2. Loại bệnh viện .......................................................................................... 26
3.1.3. Loại kho lâm sàng .................................................................................... 26
3.1.4. Chức danh người hướng dẫn .................................................................... 27
3.1.5. Việc thực hiện hướng dẫn và số buổi hướng dẫn cá nhân cho sinh viên . 28
3.2. Mức độ hài lịng về mơi trường thực hành lâm sàng ...................................... 29
3.2.1. Môi trường sư phạm lâm sàng .................................................................. 29
3.2.2. Phong cách lãnh đạo của quản lý khoa .................................................... 30
3.2.3. Công tác chăm sóc điều dưỡng tại khoa................................................... 31
3.2.4. Mối quan hệ hướng dẫn lâm sàng ............................................................ 32
3.2.5. Vai trò giảng viên lâm sàng ...................................................................... 33
3.2.6. Mức độ hài lòng của sinh viên về môi trường thực hành lâm sàng ......... 34


iv

3.3 Mối liên quan giữa các yếu tố của môi trường thực hành lâm sàng ................ 35
3.4. Mối liên quan giữa sự hài lòng với chức danh người hướng dẫn, việc thực
hiện hướng dẫn và số buổi hướng dẫn cá nhân ..................................................... 35
3.5. Các yếu tố liên quan đến sự hài lịng của sinh viên điều dưỡng về mơi trường
thực hành lâm sàng ................................................................................................ 38
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................ 41
4.1. Mức độ hài lòng của sinh viên điều dưỡng về môi trường thực hành lâm sàng...... 41
4.1.1. Môi trường sư phạm lâm sàng .................................................................. 41
4.1.2. Phong cách lãnh đạo của quản lý khoa .................................................... 42
4.1.3. Cơng tác chăm sóc điều dưỡng tại khoa................................................... 43
4.1.4. Mối quan hệ hướng dẫn lâm sàng ............................................................ 45
4.1.5. Vai trò giảng viên lâm sàng ...................................................................... 46
4.1.6. So sánh sự hài lòng với những nghiên cứu trước đây .............................. 47
4.2. Mối liên quan giữa các yếu tố của môi trường thực hành lâm sàng ............... 47

4.3. Mối liên quan giữa sự hài lịng về mơi trường thực hành lâm sàng với chức
danh người hướng dẫn, việc thực hiện hướng dẫn, số buổi hướng dẫn lâm sàng . 48
4.4. Một số yếu tố liên Mối liên quan giữa sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng 50
4.5. Ứng dụng của nghiên cứu ............................................................................... 52
4.6. Giới hạn của nghiên cứu ................................................................................. 52
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 53
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. TIẾNG VIỆT
ĐLC

Độ lệch chuẩn

SVĐD

Sinh viên Điều dưỡng

TB

Trung bình

K


Khoảng

2. TIẾNG ANH
ANOVA

Anlysis of Variance (Phân tích phương sai)

CLEI

Clinical Learning Environment Inventory

CLES+T

Clinical Learning Education, Supervision and Nurse Teacher
Evaluation Scale (Thang đo đánh giá môi trường thực hành lâm
sàng, sự giám sát và giảng viên điều dưỡng).

RAM

Roy's Adaptation Model (Mơ hình thích ứng Roy)


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1

Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ............................ 25


Bảng 3.2

Mô tả loại bệnh viện sinh viên được thực hành ..................................... 26

Bảng 3.3

Mô tả việc thực hiện hướng dẫn lâm sàng và số buổi hướng dẫn cá
nhân cho sinh viên ................................................................................. 28

Bảng 3.4

Sự hài lịng của sinh viên về mơi trường sư phạm lâm sàng ................. 29

Bảng 3.5

Sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng về phong cách lãnh đạo của quản
lý khoa .................................................................................................. 30

Bảng 3.6

Sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng về cơng tác chăm sóc điều dưỡng
tại khoa .................................................................................................. 31

Bảng 3.7 Sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng về mối quan hệ hướng dẫn lâm
sàng ........................................................................................................ 32
Bảng 3.8 Sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng về vai trò của giảng viên lâm
sàng…………………………….……………………………………….33
Bảng 3.9

Mối liên quan giữa các yếu tố của môi trường thực hành lâm sàng ....... 35


Bảng 3.10 Mối liên quan giữa sự hài lòng với chức danh người hướng dẫn, việc
thực hiện hướng dẫn và số buổi hướng dẫn cá nhân ............................... 37
Bảng 3.11 Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng về môi
trường thực hành lâm sàng ...................................................................... 39


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ 1.1

Mơ hình mơi trường thực hành lâm sàng............................................. 16

Biểu đồ 3.1 Mô tả loại khoa lâm sàng sinh viên được thực hành ........................... 26
Biểu đồ 3.2 Phân bố chức danh người hướng dẫn lâm sàng ................................... 27
Biểu đồ 3.3 Mức độ hài lịng của sinh viên về mơi trường thực hành lâm sàng .... 34
Sơ đồ 3.1

Mơ hình tương quan giữa các yếu tố môi trường thực hành lâm sàng 40


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống chăm sóc sức khỏe đã có nhiều thay đổi nhanh chóng nhằm đáp
ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng nâng cao của người bệnh. Điều này đã
tạo ra cơ hội cho ngành điều dưỡng phát triển và cũng là thách thức lớn cho nhà
giáo dục điều dưỡng, làm sao để đào tạo đội ngũ điều dưỡng có thể đáp ứng nhu cầu

của xã hội. Hiện nay, giáo dục điều dưỡng ở các nước phát triển đã có những thay
đổi về phương thức giảng dạy, chủ yếu trên mơ hình mơ phỏng với độ trung thực
cao, nâng cao khả năng tự học, dựa trên bằng chứng, phân tích sử dụng các phương
tiện nghe nhìn hiện đại [23], [39]. Phương thức giảng dạy này có nhiều ưu điểm
nhưng lại ít cơ hội được thực hành trên người bệnh. Chapman và Orb nhấn mạnh
rằng mơ hình mơ phỏng khơng thể thay thế hồn tồn người bệnh thực sự vì khơng
thể mơ phỏng người đang bị bệnh, sợ hãi và lo lắng trong phịng thí nghiệm[18],
[29].
Chương trình đào tạo điều dưỡng thì thực hành lâm sàng là một trong những
học phần quan trọng không thể thiếu [1], [9]. Sinh viên được yêu cầu phải thực hành
tại nhiều bệnh viện khác nhau trong quá trình đào tạo để những kiến thức được học
ở trường đưa vào thực tiễn và sau khi ra tốt nghiệp sinh viên có thể thực hành an
tồn tại nơi làm việc của mình. Thực hành lâm sàng cung cấp cho sinh viên điều
dưỡng cơ hội nhận định và chăm sóc trực tiếp trên người bệnh, tương tác với gia
đình người bệnh và nhân viên y tế [26]. Từ đó, giúp cho sinh viên có thể làm việc
độc lập và tự chịu trách nhiệm, nhận phản hồi, đồ ng thời tự nhận ra nhu cầu học tập
của mình để phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Ngồi ra, thực hành lâm sàng
cịn giúp cho sinh viên dự đoán được những nguy cơ của người bệnh trong q trình
chăm sóc [8].
Yếu tố chính quyết định năng lực sinh viên điều dưỡng (SVĐD) sau khi ra
trường là chất lượng môi trường học tập và chất lượng giảng dạy [5]. Trong đó, mơi
trường thực hành đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển năng lực của sinh
viên, giúp họ tự tin, tổ chức kỹ năng và chuẩn bị sẵn sàng cho thực hành kỹ năng


2

nghề nghiê ̣p sau này [25]. Môi trường thực hành bao gồm phịng kỹ năng và mơi
trường lâm sàng đều ảnh hưởng đến năng lực của sinh viên điều dưỡng. Tuy nhiên,
trên thực tế không phải tất cả môi trường thực hành nào cũng đáp ứng nhu cầu học

tập của sinh viên. Kết quả của những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sinh viên
cảm thấy căng thẳng, lo lắng, thiếu tự tin khi học tập trong môi trường thực hành
lâm sàng chưa tốt [38], [53]. Việc giảng dạy và hỗ trợ của người hướng dẫn là một
trong những nội dung trong môi trường thực hành lâm sàng. Thực tế cho thấ y việc
hướng dẫn, giám sát của nhân viên điều dưỡng ở khoa và giảng viên hướng lâm
sàng thường ít hơn kỳ vọng của sinh viên [40]. Chính vì thiếu sự hướng dẫn, giám
sát mà sinh viên trong lúc thực hành có thể gây ra các sai sót lớn và nghiêm trọng
ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh [6].
Tại Việt Nam, hệ thống đào tạo điều dưỡng gồm có các cơ sở đào tạo Trung
cấp, Cao đẳng, Đại học và Sau đại học. Hiện tại trình độ Cao đẳng Điều dưỡng được
đào tạo bởi các trường Cao đẳng Y tế của các Tỉnh và một số trường Đại học.
Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp là một trong những trường đào tạo điều dưỡng
cho tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hằng năm trường tuyển
sinh hơn 200 sinh viên thuộc trình độ Cao đẳng Điều dưỡng. Sinh viên điều dưỡng
được thực hành tại nhiều bệnh viện trong khu vực và được hướng dẫn bởi nhân viên
điều dưỡng bệnh viện, bác sĩ và giảng viên lâm sàng. Câu hỏi đặt ra là sinh viên
điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp được thực hành trong mơi trường lâm
sàng như thế nào? Họ có hài lịng với mơi trường thực hành lâm sàng hiện nay
khơng vẫn chưa rõ. Một trong những chỉ số đánh giá chất lượng đạo đào là sự hài
lịng về mơi trường học tập. Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài nghiên
cứu “ Mức độ hài lòng của sinh viên điều dưỡng về môi trường thực hành lâm
sàng”. Việc đánh giá sự hài lòng của sinh viên về môi trường thực hành lâm sàng
giúp cho nhà giáo dục cải thiện chất lượng môi trường thực hành lâm sàng, đồng
thời thiết kế phương pháp giảng dạy lâm sàng phù hợp.


3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Mức độ hài lòng của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp về

môi trường thực hành lâm sàng và việc giảng dạy lâm sàng như thế nào?
2. Có mối tương quan giữa các yếu tố trong môi trường thực hành lâm sàng khơng?
3. Có mối liên quan giữa sự hài lịng của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y
tế Đồng Tháp về môi trường thực hành lâm sàng và mối quan hệ hướng dẫn
không?
4. Những yếu tố nào liên quan đến mức độ hài lòng của sinh viên điều dưỡng
trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp về môi trường thực hành lâm sàng?
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định mức độ hài lòng của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Đồng
Tháp về môi trường thực hành lâm sàng và một số các yếu tố liên quan.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Xác định mức độ hài lòng của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Đồng
Tháp về môi trường thực hành lâm sàng và việc giảng dạy lâm sàng.
2. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố của môi trường thực hành lâm sàng.
3. Xác định mối liên quan giữa mức độ hài lòng của sinh viên điều dưỡng trường
Cao đẳng Y tế Đồng Tháp về môi trường thực hành lâm sàng và mối quan hệ
hướng dẫn.
4. Xác định một số yếu liên quan đến mức độ hài lòng của sinh viên điều dưỡng
trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp về môi trường thực hành lâm sàng


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Môi trường thực hành lâm sàng
1.1.1. Định nghĩa
Môi trường thực hành lâm sàng được mô tả khác nhau bởi nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới. Dunn and Hansford định nghĩa môi trường thực hành lâm sàng
như là mạng lưới có ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố trong bối cảnh lâm sàng và

có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên [24]. Tương tự như vậy, Hart và
Rotem định nghĩa môi trường thực hành lâm sàng như giống như môi trường làm
việc thực thụ, nó ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng sau này
[30]. Một môi trường lâm sàng bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh viên, chúng
bao gồm khơng khí trong khoa, trang thiết bị, nhân viên bệnh viện, bệnh nhân, giảng
viên hướng dẫn [41]. Thời gian thực hành lâm sàng là một giai đoạn chuyển tiếp từ
lý thuyết sang thực hành, từ đó giúp cho sinh viên củng cố và áp dụng những kiến
thức và kỹ năng đã học ở lớp vào những tình huống cụ thể [17]. Vì vậy mơi trường
lâm sàng tốt sẽ góp phần tích cực vào việc học của sinh viên. Trong nghiên cứu này
khái niệm môi trường lâm sàng được dùng để chỉ khoa lâm sàng trong bệnh viện.
1.1.2. Sự khác nhau giữa học thực hành kỹ năng và thực hành ở lâm sàng
Trong khi môi trường thực hành kỹ năng bao gồm chỉ có giảng viên, sinh
viên điều dưỡng (SVĐD) và được kiểm soát bởi giảng viên. Ngược lại, mơi trường
thực hành lâm sàng thì khơng dễ dàng để kiểm sốt vì có rất nhiều yếu tố tác động
gây khó khăn cho việc phán đốn của sinh viên [41]. Việc học lâm sàng diễn ra
trong một bối cảnh rất khác nhau và phức tạp [17]. Một số yếu tố, trong đó góp
phần tạo ra sự khác biệt giữa học ở trường và học ở môi trường lâm sàng như: thứ
nhất những tình huống lâm sàng ở khoa khơng thể đốn trước được bởi vì nó xảy ra
bất ngờ và khó có thể kiểm sốt được, trong khi đó các hoạt động trên lớp học có
thể được lên kế hoạch cẩn thận [11]. Thứ hai trên lớp các hoạt động học tập chủ yếu
nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt kiến thức lý thuyết và sinh viên chỉ sử dụng khả năng


5

tư duy để giải quyết vấn đề, nhưng ở lâm sàng các em cần phải phối hợp giữa tư duy
kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh.
Điều này rất khó cho các sinh viên đặc biệt là các em mới thực hành lần đầu tiên.
Thứ ba người giảng viên lâm sàng phải theo dõi cả nhu cầu của bệnh nhân, nhân
viên bệnh viện và sinh viên, ngược lại ở lớp học thì chỉ cần quan tâm đến nhu cầu

của sinh viên mà thôi.
Việc học ở lâm sàng dễ đưa đến mối đe dọa lớn hơn sinh viên học tại
trường. Sinh viên thường xuyên cảm thấy căng thẳng, lo lắng và dễ bị tổn thương.
Những căng thẳng có thể là kết quả của việc học tập và chăm sóc bệnh nhân, đồng
thời quan tâm đến những phản ứng của điều dưỡng về những việc mình thực hiện.
Những yếu tố này làm cho môi trường thực hành lâm sàng phức tạp và khác với việc
học trên lớp [16].
1.1.3. Mục đích của mơi trường thực hành lâm sàng
Môi trường thực hành lâm sàng giúp cho SVĐD thực hiện những mục tiêu
học tập. Mục đích của việc thực hành lâm sàng là để sinh viên có thể phát triển kỹ
năng nghề nghiệp nhằm giúp các em thực hành an toàn, cẩn thận, chu đáo và ra
quyết định chăm sóc, đồng thời sẵn sàng nhận trách nhiệm và thể hiện tính chun
nghiệp trong chăm sóc điều dưỡng [8]. Ngồi ra, mơi trường lâm sàng cịn giúp cho
sinh viên phát triển các kỹ năng lâm sàng, kết hợp lý thuyết và thực hành, áp dụng
các kỹ năng giải quyết vấn đề và phát triển kỹ năng giao tiếp nhằm đáp ứng kỳ vọng
của nghề điều dưỡng [25], [43]. Saarikoski chỉ ra rằng việc tiếp xúc với bệnh nhân
là một yếu tố quan trọng trong dạy thực hành lâm sàng sinh viên được tiếp xúc trực
tiếp với tình huống thực tế [47]. Vì vậy, thực hành lâm sàng cung cấp cho sinh viên
điều dưỡng cơ hội để phát triển năng lực và kết hợp tư duy kiến thức, kỹ năng, thái
độ, tình cảm và khả năng giải quyết vấn đề [21].
Học tập lâm sàng thì rất quan trọng trong nghề điều dưỡng vì nó giúp cho
sinh viên điều dưỡng áp dụng những lý thuyết vào thực hành [27]. Tuy nhiên, sinh
viên học trong môi trường thực hành lâm sàng cần phải được hướng dẫn, hỗ trợ và
giám sát để các em có thể thực hành đúng và thực hiện được những mục tiêu lâm


6

sàng của mình. Hạn chế những sai sót trong lúc thực hành nhằm bảo vệ sự an toàn
cho người bệnh.

1.2. Phương pháp giảng dạy điều dưỡng trên lâm sàng
1.2.1. Phương pháp giảng dạy lâm sàng cho sinh viên điều dưỡng
Sinh viên điều dưỡng (SVĐD) có thể được hướng dẫn bởi cá nhân là một
người giám sát một sinh viên hoặc được giám sát nhóm trong đó một người giám sát
có thể hướng dẫn cùng một lúc nhiều sinh viên. Mỗi phương pháp đều có ưu và
nhược điểm riêng. Trong các nghiên cứu trước đây cho thấy hướng dẫn cá nhân tốt
hơn hướng dẫn theo nhóm nhỏ. Mặt khác giám sát nhóm các sinh viên có thể học
hỏi kinh nghiệm của nhau. Nhưng bất lợi là giám sát viên có thể không quan sát
được hết các sinh viên và kịp thời đáp ứng những nhu cầu của sinh viên. Kết quả là
sinh viên có thể khơng hồn thành được mục tiêu học tập của mình. Tuy nhiên giám
sát nhóm trong lâm sàng giải quyết được vấn đề thiếu giám sát viên mà hầu hết các
vị trí đều thiếu [10]. Phương pháp giáo dục và giám sát được giảng viên điều dưỡng
sử dụng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng học tập lâm sàng [55].
Một số phương pháp giảng dạy lâm sàng được áp dụng phổ biến hiện nay
như phương pháp “Giảng dạy đầu giường” được định nghĩa là giảng dạy tại giường
bệnh có sự hiện diện của bệnh nhân. Phương pháp này có những ưu điểm như sinh
viên có thể nghe thấy trực tiếp các triệu chứng và đánh giá kết quả thể chất của
người bệnh, từ đó đưa ra những nhận định và chăm sóc cụ thể [35]. Thứ hai phương
pháp “Hội nghị điều dưỡng” được định nghĩa là q trình trong đó sinh viên thảo
luận nhóm với nhau bằng cách sử dụng kỹ thuật và một phần kinh nghiệm lâm sàng
của mình để giải quyết vấn đề hay cách thức cung cấp dịch vụ chăm sóc cho bệnh
nhân. Phương pháp này giúp sinh viên phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề trong
lâm sàng, kỹ năng làm việc nhóm và có khả năng thể hiện chính mình. Kế tiếp
phương pháp “Vịng điều dưỡng” giúp cho sinh viên cải thiện được khả năng quan
sát, thảo luận về các vấn đề chăm sóc của điều dưỡng, ngồi ra còn giúp cho sinh
viên phát triển khả năng phân loại bệnh theo mức độ nặng hay nhẹ dựa vào những
yếu tố nguy cơ của người bệnh [22]. Phương pháp “Trình diễn”, giảng dạy thơng


7


qua trình diễn giúp sinh viên dễ dàng kết nối giữa lý thuyết và thực hành [36]. Theo
Khan (2011) Phương pháp này là một chiến lược giảng dạy hiệu quả để cải thiện kỹ
năng, kiến thức và thái độ cho sinh viên [20], [33]. Phương pháp “ Tình huống lâm
sàng”, phương pháp này tập trung vào những thông tin và dữ kiện của người bệnh
như tình trạng bệnh hiện tại, tiền sử cá nhân, gia đình và xã hội, từ đó xây dựng kế
hoạch chăm sóc người bệnh, phương pháp này kích thích tư duy phê phán và giúp
sinh viên áp dụng lý thuyết vào thực hành lâm sàng [51].
1.2.2. Giám sát lâm sàng
Sự giám sát lâm sàng là một hoạt động giáo dục mang tính chuyên nghiệp
nhằm phát triển kỹ năng thực hành, thơng qua một q trình hợp tác giữa các cá
nhân với nhau. Sự giám sát bao gồm việc hướng dẫn, đánh giá và phản hồi nhằm tạo
thuận lợi cho nhà quản lý tự đánh giá, thu thập kiến thức, kỹ năng hướng dẫn và giải
quyết vấn đề của từng cá nhân. Giám sát lâm sàng thúc đẩy việc chăm sóc bệnh
nhân an tồn và bảo vệ bệnh nhân khỏi những nguy cơ tổn thương [28], [35].
1.2.3. Mục đích của giám sát lâm sàng
Sự giám sát lâm sàng có ba chức năng chính: một là “Giáo dục” giúp cho
sinh viên học được những kiến thức và kỹ năng trên lâm sàng. Thứ hai là “hỗ trợ”
đảm bảo cho sinh viên được hỗ trợ trong suốt quá trình thực hành lâm sàng, giúp
các em đối phó với những tình huống lâm sàng khác nhau ở khoa. Cuối cùng là
“Quản lý” đảm bảo cho việc giám sát sinh viên có chất lượng và khơng tổn hại đến
sức khỏe của bệnh nhân cũng như cung cấp cho người bệnh những dịch vụ chăm
sóc tốt [13].
1.2.4. Các vấn đề giám sát sinh viên
Các tài liệu ghi nhận có nhiều vấn đề liên quan giữa SVĐD với sự giảng dạy
ở lâm sàng. Một nghiên cứu đã tìm ra một số vấn đề mà sinh viên phải đối mặt trong
thực hành lâm sàng như: thiếu hoặc không đủ dụng cụ, trang thiết bị để thực hiện
việc chăm sóc cho bệnh nhân, có xung đột giữa sự mong đợi của nhà trường và
nhân viên điều dưỡng tại khoa. Thiếu sự hướng dẫn cũng như hỗ trợ của nhân viên
điều dưỡng để thực hiện chăm sóc người bệnh trong mơi trường lâm sàng [15].



8

Sinh viên tin tưởng rằng mình sẽ học được nhiều kiến thức và có cơ hội thực
hành những gì mình đã học ở trường, nhưng nếu các em không thực hiện được mục
tiêu lâm sàng của mình thì sinh viên cảm thấy có lỗi, căng thẳng và lo lắng, điều này
sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của người bệnh [31]. Vì vậy, việc hướng dẫn sinh viên
là rất quan trọng nó giúp cho việc học tập của sinh viên có ý nghĩa hơn.
1.3. Chất lượng của mơi trường thực hành lâm sàng và giảng dạy lâm sàng
Ngành điều dưỡng Việt Nam trong những năm gần đây đã có những phát
triển nhanh chóng trong các lĩnh vực quản lý, đào tạo, thực hành và nghiên cứu
khoa học. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ký kết với các quốc gia
ASEAN về việc công nhận dịch vụ điều dưỡng trong khu vực. Để đáp ứng nhu cầu
hội nhập Bộ Y tế phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam đã xây dựng Bộ Chuẩn
năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam, nhằm tăng cường chất lượng nguồn
nhân lực điều dưỡng đồng thời làm cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo. Chuẩn
năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam có ba lĩnh vực: lĩnh vực thực hành chăm sóc,
trong đó điều dưỡng viên cần đưa ra quyết định chăm sóc phù hợp với bệnh nhân,
dùng thuốc đảm bảo an toàn hiệu quả. Lĩnh vực quản lý và phát triển nghề nghiệp,
điều dưỡng phải hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm chăm sóc, quản lý, ghi
chép, sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy định. Lĩnh vực pháp luật và đạo đức nghề
nghiệp, điều dưỡng phải hành nghề theo quy định của pháp luật và chuẩn đạo đức
nghề nghiệp [4]. Để đáp ứng được chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam
các trường đào tạo điều dưỡng cần xây dựng chương trình đào tạo cho phù hơp với
chuẩn năng lực điều dưỡng Việt Nam, đổi mới phương pháp giảng dạy và cải thiện
môi trường học tập của sinh viên.
Môi trường học tập lâm sàng tốt là mơi trường trong đó sinh viên được sự
quan tâm của nhân viên bệnh viện và giảng viên điều dưỡng. Các nhân viên điều
dưỡng gần gũi, chia sẻ những kinh nghiệm trong nghề nghiệp để giúp cho sinh viên

học tập. Ở đó, sinh viên và nhân viên được làm việc giống như những đồng nghiệp
họ được thực hiện những kỹ năng đúng như được học ở trường. Một mơi trường học
tập tốt cần có sự phối hợp giữa giảng viên lâm sàng và nhân viên điều dưỡng. Giảng


9

viên lâm sàng hỗ trợ sinh viên thực hiện mục tiêu thực hành và hỗ trợ nhân viên
kiểm tra đánh giá việc học tập của sinh viên. Cùng với trình độ cũng như kinh
nghiệm của nhân viên để hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên tốt hơn. Trong phần này
môi trường lâm sàng bao gồm môi trường học tập, phong cách lãnh đạo của quản lý
khoa, cơng tác chăm sóc điều dưỡng và vai trò giảng dạy lâm sàng [14], [41].
1.3.1. Môi trường sư phạm lâm sàng
Môi trường học tập tốt trong đó những con người tương tác với nhau, có tinh
thần chung của của khoa. Hansford cho rằng sự hài lịng của sinh viên với mơi
trường lâm sàng có thể ảnh hưởng đến môi trường học tập và sáng tạo của sinh viên.
Các cá nhân tôn trọng lẫn nhau và có sự tin tưởng giữa giảng viên và sinh viên. Môi
trường học tập tốt cùng với tinh thần đồng đội sẽ giúp sinh viên tự tin và thoải mái
trong quá trình thực hành [24].
1.3.2. Phong cách lãnh đạo của quản lý khoa
Phong cách lãnh đạo của quản lý khoa là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn
đến mối quan hệ giữa nhân viên điều dưỡng và sinh viên, tạo môi trường thuận lợi
cho việc hướng dẫn cá nhân. Ngồi ra phong cách lãnh đạo cịn ảnh hưởng đến chất
lượng chăm sóc người bệnh cũng như chất lượng giảng dạy sinh viên. Môi trường
thực hành tốt được thể hiện qua phong cách của người lãnh đạo dân chủ, nhận thức
được nhu cầu vật chất và cả tinh thần của nhân viên dưỡng và sinh viên. Người
quản lý khoa còn thúc đẩy sự tham gia và tích cực trong việc hướng dẫn sinh viên
của nhân viên điều dưỡng [46].
1.3.3. Công tác chăm sóc điều dưỡng tại khoa
Cơng tác chăm sóc điều dưỡng tại khoa có tầm quan trọng đến việc học tập

của sinh viên tại mơi trường thực hành, vì nó tạo ra mơi trường kinh nghiệm cho
sinh viên học tập. Trong đó sự chăm sóc của nhân viên điều dưỡng đối với bệnh
nhân là yếu tố quan trọng [47]. Việc học tập lâm sàng và chăm sóc bệnh nhân luôn
đi đôi với nhau, khi nhân viên điều dưỡng thực hiện chăm sóc tốt cho bệnh nhân thì
sinh viên sẽ học hỏi được những kinh nghiệm cũng như sự tự tin khi chăm sóc
người bệnh. Có nhiều tình huống chăm sóc sẽ thúc đẩy tinh thần học hỏi của sinh


10

viên [16]. Trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu được hỏi ý kiến về chất
lượng chăm sóc bệnh nhân trong khoa vì điều này ảnh hưởng đến chất lượng của
môi trường thực hành và những kinh nghiệm mà sinh viên học được.
1.3.4. Mối quan hệ hướng dẫn
Mục đích của việc hướng dẫn để mối liên hệ chặt chẽ giữa người hướng dẫn
và sinh viên nhằm tạo điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên đồng thời cung cấp sự
hỗ trợ và hướng dẫn kịp thời. Thái độ của người hướng dẫn là rất quan trọng vì nó
ảnh hưởng đến sự trải nghiệm của sinh viên trong môi trường lâm sàng. Nếu người
hướng dẫn có thái độ tích cực trong việc hướng dẫn thì có thể cung cấp những
hướng dẫn cũng như hỗ trợ liên tục, phản hồi kịp thời cho sinh viên. Do đó, một
mối quan hệ tích cực giữa người giám sát và sinh viên là rất quan trọng cho quá
trình học tập của sinh viên ở lâm sàng [14], [50].
1.3.5. Vai trò giảng viên lâm sàng
Giảng viên hướng dẫn là người trực tiếp giảng dạy ở trường hoặc người được
ký hợp đồng để hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát sinh viên khi các em thực hành ở
bệnh viện. Họ đảm nhiệm cả việc dạy lý thuyết ở trường cũng như giảng dạy ở lâm
sàng [58]. Vai trò của người giảng viên điều dưỡng rất quan trọng được thể hiện qua
việc hướng dẫn sinh viên khi các em mới đi thực hành lần đầu. Người giảng viên là
cầu nối giúp SVĐD chuyển từ việc học lý thuyết sang học thực hành. Ngồi ra
người giảng viên cịn đảm nhiệm việc hỗ trợ và hướng dẫn nhân viên trong khoa

phương pháp hướng dẫn cho sinh viên. Một số nghiên cứu về quan điểm của sinh
viên điều dưỡng cho thấy yếu tố quan trọng nhất trong giáo dục lâm sàng là hiệu
quả của giảng viên hướng dẫn lâm sàng [34].
1.4. Môi trường thực hành lâm sàng tại Việt Nam
Ở Việt Nam chương trình đào tạo điều dưỡng đa khoa trình độ Cao đẳng có
thời gian là ba năm, trong đó sinh viên được cung cấp những kiến thức cần thiết
thông qua những môn học đại cương, môn cơ sở và những mơn chun ngành.
Ngồi ra sinh viên cịn được thực hành những môn cơ sở và chuyên ngành ở bệnh
viện, thời gian này chiếm hơn phân nửa tổng thời gian chương trình đào tạo [1]. Do


11

đó, mơi trường thực hành lâm sàng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của
sinh viên. Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành điều dưỡng đa khoa trong cả
nước, việc áp dụng các phương pháp giám sát cũng khác nhau.
Tại trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp đào tạo điều dưỡng đa khoa hệ Cao
đẳng theo chương trình của Bộ giáo dục. Năm thứ nhất sinh viên được học những
kiến thức lý thuyết đồng thời thực hành các môn cơ sở ở trường. Qua học kỳ hai
năm thứ hai sinh viên bắt đầu thực hành tại bệnh viện những môn điều dưỡng cơ
bản. Sinh viên được thực hành tại nhiều bệnh viện khác nhau trong tỉnh Đồng Tháp
như bệnh viện đa khoa Đồng Tháp, bệnh viện Quân dân y, Bệnh bệnh viện đa khoa
huyện Cao Lãnh. Khi sinh viên thực hành thì được hướng dẫn bởi giảng viên điều
dưỡng cùng với nhân viên điều dưỡng trong khoa. Việc thực hiện hướng dẫn chủ
yếu ở trường là theo nhóm, trong đó một giảng viên điều dưỡng hướng dẫn khoảng
8 - 10 sinh viên. Sinh viên tham gia ca trực tại bệnh viện vào buổi tối và được sự
giám sát của nhân viên điều dưỡng trực. Qua năm thứ ba thì sinh viên tiếp tục thực
hành tại bệnh viện kết hợp với học lý thuyết ở trường. Môi trường thực hành lâm
sàng ở Việt Nam có những khác biệt nhất định so với các nước phát triển, sinh viên
thường được thực hành tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe là chủ yếu.

1.5. Giới thiệu công cụ đánh giá môi trường thực hành lâm sàng
Nhằm đáp ứng nhu cầu đánh giá môi trường thực hành lâm sàng khối ngành
khoa học sức khỏe nhiều tác giả đã xây dựng những công cụ đánh giá khác nhau.
Mỗi công cụ đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy vào hồn cảnh cụ thể mà ta
sử dụng cho phù hợp. Môi trường giáo dục bệnh viện Sau đại học (The Postgraduate
Hospital Educational Environment Measure - PHEEM) đây là bộ công cụ đo lường
môi trường giáo dục ở bệnh viện được phát triển nhằm đánh giá các khía cạnh khác
nhau của mơi trường học tập lâm sàng cho bác sĩ, các câu hỏi của thang đo xoay
quanh nội dung: nhận thức về tự chủ, nhận thức về giảng dạy và hỗ trợ xã hội [56].
Bộ câu hỏi về môi trường giáo dục lâm sàng cho sinh viên nội trú Hà Lan (The
Dutch Residency Educational Climate Test - D-RECT) là bộ công cụ dùng để khảo
sát về phương pháp giảng dạy lâm sàng cũng như vai trò của giảng viên lâm sàng


12

[2], [12]. Chan (2001) đã xây dựng thang đo đánh giá môi trường học tập lâm sàng
CLEI (Clinical Learning Environment Inventory). Các yếu tố liên quan đến khơng
khí học tập, cơ sở vật chất, và đặc điểm tâm lý xã hội của môi trường học tập lâm
sàng là trọng tâm chính của các cơng cụ này [7].
Thang đo đánh giá môi trường thực hành và giám sát

CLES (Clinical

Learning Environment Supervision) được phát triển vào năm 2002 gồm 4 yếu tố là:
Môi trường sư phạm, mối quan hệ giám sát, phong cách lãnh đạo của quản lý khoa
và nền tảng chăm sóc điều dưỡng ở khoa. Đến năm 2008 thì thang đo được tác giả
phát triển thành thang CLES+T (Clinical Learning Environment Supervision, Nurse
Teacher) bổ sung thêm 1 yếu tố là giảng viên điều dưỡng. Trong quá trình phát triển
thang đo CLES tác giả đã xây dựng mơ hình lý thuyết dựa trên 64 nghiên cứu thực

nghiệm và 5 bộ công cụ từ 1980 – 1998. Trong thang đo CLES+T tác giả thêm 1
yếu tố giảng viên điều dưỡng vào mô hình lý thuyết dựa trên 22 nghiên cứu thực
nghiệm, 4 tổng quan tài liệu và 4 văn bản thảo luận [46], [48].
Độ tin cậy của thang đo CLES+T được kiểm tra bởi nhiều nghiên cứu. Cụ
thể, trong một nghiên cứu ở Châu Âu (N=1903) có giá trị alpha Cronbachs từ 0,83
đến 0,96 (2009) [57]. Thang CLES+T (hoặc CLES) đã được thử nghiệm và xác
nhận là có tính giá trị qua các báo cáo của nhiều nước: Phần Lan (2002, 2008), Úc
(2004), Nhật bản (2006), Ý (2008, 2012), Na Uy (2009), Thụy Điển (2010), Bỉ
(2010), Hà Lan (2012), Đức (2012), Tây Ban nha (2012) . Đến nay thang đo đã
được dịch ra 23 ngôn ngữ và được sử dụng hơn 40 quốc gia.
Theo tác giả Đỗ Thị Ý Như (2013) [3]. Thang đo CLES+T được sử dụng để
thu thập số liệu của trên 487 học sinh điều dưỡng tại trường trung cấp Phương Nam,
hệ số alpha Cronbach = 0,83. Quá trình hình thành thang đo CLES+T phiên bản
Tiếng Việt như sau. Đầu tiên xin để sử dụng hợp pháp thang đo đã xin sự đồng ý
của tác giả. Tiếp theo, bộ câu hỏi được dịch sang Tiếng Việt. Một người khác Vũ
Thị Thanh Hằng, giáo viên tiếng Anh, người thứ ba là Huỳnh Thụy Phương Hồng,
giảng viên Khoa Điều dưỡng, trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh cũng từng
là thạc sĩ điều dưỡng nước ngoài. Sự khác biệt của các bản dịch được thảo luận với


13

chuyên gia Y khoa là Phó Giáo sư Phạm Lê An và thang đo phiên bản Tiếng Việt
được hoàn chỉnh. Tác giả đã làm pilot thang đo trên 30 học sinh với kết quả độ tin
cậy Cronbach’s alpha từ 0,82 – 0,84. Sau đó thang đo được dịch ngược sang tiếng
Anh một các độc lập bởi Phạm Thị Thủy, giáo viên Anh Văn. Tiếp theo gửi bản
dịch ngược lại cho tác giả bộ câu hỏi là Saarikoski và tác giả đã cho nhận xét bộ câu
hỏi dễ hiểu, các câu hỏi liên kết với nhau và tương đồng với bộ câu hỏi gốc của tác
giả. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang đo CLES+T phiên bản Tiếng
Việt để đánh giá mơi trường thực hành vì nó phù hợp với đối tượng cũng như môi

trường lâm sàng ở Việt Nam.
1.6. Nghiên cứu về môi trường thực hành lâm sàng trên thế giới
Môi trường thực hành lâm sàng từ lâu đã là một đề tài được nhiều nhà nghiên
cứu trên khắp thế giới quan tâm. Tài liệu về môi trường lâm sàng và giám sát có sự
khác nhau qua thời gian. Trong những năm 1980 các nghiên cứu tập trung vào văn
hóa khoa phịng, những năm 1990 tập trung vào mối quan hệ giám sát. Nhiều
phương pháp giảng dạy và giám sát khác nhau được thể hiện trong những nghiên
cứu ở các nước khác nhau. Trong cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 các
nghiên cứu ngày càng tập trung vào mối quan hệ giám sát (Saarikoski 1998;
Andrews & Wallis 1999; Saarikoski & Leino-Kilpi 2002). Tuy nhiên, trong những
năm 1990 có một vấn đề mới nảy sinh là những mối quan hệ giữa trải nghiệm của
sinh viên và mức độ chăm sóc điều dưỡng tại khoa (Smith 1987, 1991; Shin 2000).
Vấn đề trải nghiệm của sinh viên ngày càng được quan tâm đến đòi hỏi câu trả lời từ
các nhà giáo dục. Trong năm 2002, thang đo CLES ra đời và nó được phát triển
thành thang đo CLES+T bởi Saarikoski (2008) là một trong những cơng cụ tìm hiểu
mơi trường học tập và sự trải nghiệm của sinh viên [48].
Mari (2012), bộ câu hỏi được được phát cho tất cả sinh viên điều dưỡng từ
năm trường đại học ở Na Uy. Thang đo (CLES+T) được sử dụng. Tổng cộng có 511
sinh viên điều dưỡng hồn thành bộ câu hỏi. Kết quả cho thấy sinh viên thực hành
trong nhà dưỡng lão đánh giá môi trường thực hành lâm sàng tiêu cực hơn so với
những sinh viên thực hành ở khoa khác [52]. Điều này nói lên việc sinh viên được


14

thực hành trong các môi trường lâm sàng khác sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của
các em cũng khác nhau.
Saarikoski (2010), nghiên cứu ở những nước Tây Âu. Số liệu định lượng
được thu thập trên 1903 sinh viên. Kết quả cho thấy đa số (57%) sinh viên gặp
giảng viên điều dưỡng của mình từ 1 – 3 lần trong lâm sàng. Trong khi 13% sinh

viên không gặp giảng viên điều dưỡng của mình. Ngồi ra, 66% số người được hỏi
sử dụng hình thức email, nhắn tin bằng điện thoại để giao tiếp với giảng viên điều
dưỡng của mình [49]. Điều này cho thấy ngoài việc giao tiếp trực tiếp giữa giảng
viên điều dường với sinh viên một số phương thức giao tiếp mới cũng phát triển
mạnh mẽ để bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ thông tin.
1.7. Nghiên cứu về môi trường thực hành lâm sàng tại Việt Nam
Tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu về mơi
trường thực hành lâm sàng của sinh viên đặc biệt là chuyên ngành về sức khỏe.
Theo Đỗ Thị Ý Như (2013). Kết quả cho thấy tuổi trung bình của học sinh là
(21,18), tỉ lệ hài lịng về mơi trường thực hành lâm sàng khá cao cụ thể tỉ lệ hài lòng
với sự hướng dẫn là 85,7%, tỉ lệ hài lòng với sự hướng dẫn của giảng viên điều
dưỡng là 79,3%, Trong 410 học sinh hài lịng với sự hướng dẫn có 360 em được
hướng dẫn theo nhóm chiếm 74,6%, có sự khác biệt về người hướng dẫn giữa học
sinh năm nhất và năm hai với p<0,001 [3]. Tác giả cịn tìm ra một số yếu tố liên
quan đến mức độ hài lòng của sinh viên như năm học, giới tính và một số yếu tố
khơng liên quan như tuổi, tôn giáo, nơi ở và dân tộc.
Theo tác giả Trần Thị Ngọc Loan (2014). Kết quả cho thấy có 95,5% sinh
viên đồng ý về việc giám sát của giảng viên lâm sàng; 72,7% sinh viên đồng ý với
công tác chuyên môn trên thực hành lâm sàng [2]. Điều này nói lên mức độ đồng ý
của sinh viên với việc giám sát của giảng viên lâm sàng cao.
1.8. Ứng dụng mơ hình thích ứng Roy 1989 (RAM)
Mơ hình thích ứng Roy là một mơ hình được sử dụng rộng rãi trong việc xác
định các nền tảng khái niệm của điều dưỡng. Mơ hình được phát triển từ cuối những
năm 1960 [44], [45]. Roy xác định điều dưỡng là một nghề khoa học và nhân văn và


15

nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức chuyên môn của mình trong việc đáp ứng
nhu cầu sức khỏe và phúc lợi của cộng đồng.

RAM cho thấy con người như một tổng thể về tâm lý và sinh lý, trong đó có
sự tương tác liên tục với những thay đổi môi trường. Môi trường bao gồm mối quan
tâm hàng đầu, tác động của hoàn cảnh và những tác động khác. Khi một kích thích
xảy ra thì có sự xung đột giữa mơi trường bên trong và bên ngồi của một người.
Trong nghiên cứu này mối quan tâm của sinh viên và người hướng dẫn trong môi
trường thực hành lâm sàng là cải thiện sức khỏe cho người bệnh và hạn chế biến
chứng trong q trình chăm sóc. Các tác nhân kích thích theo ngữ cảnh là những tác
nhân kích thích ảnh hưởng đến quá trình học tập và mức độ hài lịng của SVĐD về
mơi trường lâm sàng như khơng khí trong khoa, dụng cụ trang thiết bị. Các tác nhân
kích thích cịn lại là những yếu tố thuộc về cá nhân ảnh hưởng đến tình hình của
sinh viên. Đó là niềm tin, hành vi và kinh nghiệm cá nhân. Chúng bắt nguồn từ quá
khứ và ảnh hưởng đến các phản ứng của sinh viên [45].
Trong nghiên cứu này sẽ ứng dụng các khái niệm của mơ hình RAM nhằm
đánh giá mức độ hài lịng của SVĐD về mơi trường thực hành lâm sàng và sự giảng
dạy lâm sàng. Đầu tiên khái niệm về “Đáp ứng nhu cầu cơ bản” của sinh viên trong
môi trường học tập lâm sàng bao gồm những đáp ứng về những tình huống lâm
sàng, những kỹ thuật chăm sóc đa dạng và dụng cụ học tập đầy đủ cho sinh viên
điều dưỡng. Thứ hai là khái niệm “Tự nhận thức”, sinh viên tự nhận ra nhu cầu học
tập của mình dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy của bản thân, từ
đó đáp ứng với mơi trường. Thứ ba “Vai trị chức năng” bao gồm vai trị của các cá
nhân trong mơi trường thực hành lâm sàng. Vai trị đó là giới tính (nam, nữ), giảng
viên hướng dẫn, lãnh đạo quản lý khoa, điều dưỡng chăm sóc đều tác động đến thái
độ và hành vi của SVĐD. Thứ tư “Các hành vi và mối quan hệ” giữa SVĐD và
nhóm hướng dẫn như nhân viên điều dưỡng, người quản lý khoa, giảng viên phụ
thuộc lẫn nhau được mơ tả trong mơ hình RAM. Đối với sinh viên, sự tương tác này
liên quan đến sự tôn trọng, truyền đạt và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng lâm
sàng. Yêu cầu cơ bản của mối quan hệ là tạo được cảm giác tin tưởng lẫn nhau và


16


cải thiện được mối quan hệ với người hướng dẫn. Các thành phần của mối quan hệ
như cơ sở vật chất của khoa, trình độ chun mơn của người hướng dẫn, phương
pháp giảng dạy, cơng tác chăm sóc tại khoa đều có tương tác qua lại với nhau. Đánh
giá sự hài lịng của sinh viên về mơi trường thực hành lâm sàng giúp cho giảng viên
lâm sàng xác định nhu cầu của sinh viên từ đó hỗ trợ giúp cho sinh viên đạt được mục
tiêu học tập của họ.

Vai trò của
giảng viên
hướng dẫn

Môi trường sư
phạm lâm sàng

Sinh viên
Phong cách lãnh
đạo của quản lý
khoa

điều dưỡng
Mối quan hệ
hướng dẫn

Nền tảng chăm
sóc điều dưỡng

Sơ đồ 1.1 Mơ hình mơi trường thực hành lâm sàng



×