Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Sự phát triển khoa học quân sự việt nam từ kháng chiến chống tống lần thứ nhất đến khởi nghĩa lam sơn (981 1428)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.71 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG-2007-2008

SỰ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC QUÂN SỰ VIỆT NAM TỪ
KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG LẦN THỨ NHẤT ĐẾN
KHỞI NGHĨA LAM SƠN (981 – 1428)
Chủ nhiệm đề tài:

VŨ THỊ TỈNH
SV.ngành Lịch Sử
Khóa 2006-2010
Các thành viên:

ĐÀO THU HÀ
SV.ngành Lịch Sử
Khóa 2006-2010

NGUYỄN KHÁNH HỊA
SV.ngành Lịch Sử
Khóa 2006-2010

NGUYỄN THỊ NHUNG
SV.ngành Lịch Sử
Khóa 2006-2010

PHẠM MINH HUYỀN
SV.ngành Lịch Sử


Khóa 2006-2010
Người hướng dẫn khoa học:

Đại tá. TS. HỒ SƠN ĐÀI

TP.HỒ CHÍ MINH – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG – 2008

SỰ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC QUÂN SỰ VIỆT NAM TỪ
KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG LẦN THỨ NHẤT ĐẾN
KHỞI NGHĨA LAM SƠN (981 – 1428)

Người hướng dẫn khoa học:
Đại tá. TS. HỒ SƠN ĐÀI
Chủ nhiệm đề tài:
VŨ THỊ TỈNH
SV. ngành Lịch Sử
Khóa 2006 – 2010
Các thành viên:
NGUYỄN KHÁNH HỊA
SV. ngành Lịch Sử
Khóa 2006 - 2010
ĐÀO THU HÀ

SV. ngành Lịch Sử
Khóa 2006-2010
NGUYỄN THỊ NHUNG
SV. ngành Lịch Sử
Khóa 2006 – 2010
PHẠM MINH HUYỀN
SV. ngành Lịch Sử
Khóa 2006 – 2010

TP.HỒ CHÍ MINH - 2008


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC QUÂN SỰ ................................. 6
1.1 Khái niệm về khoa học quân sự. ............................................................ 6
1.2 : Vài nét về khoa học quân sự Đại Việt từ thế kỉ III TCN đến trước
thế kỉ X ........................................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC QUÂN SỰ TRONG GIAI
ĐOẠNTỪ 980 ĐẾN 1428 .................................................................................. 23
2.1. Từ Đại Cổ Việt nhà Đinh - Tiền Lê (thế kỷ X) đến nhà Lý (thế kỷ XIII)
........................................................................................................................ 23
2.2 : Nhà Trần (1226 – 1400) ......................................................................... 42
2.3 Đại Việt thời Lê Sơ................................................................................... 60
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG .................................................................. 72
3.1. Những thành tựu và hạn chế .................................................................. 72
3.2. Vai trò và tác dụng của khoa học quân sự đối với công cuộc chống
ngoại xâm của nhân dân ta trong những giai đoạn tiếp theo ...................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 81



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Việt Nam có truyền thống quân sự rất đáng tự hào, được hun đúc từ
lâu đời và truyền lại qua bao thế hệ nối tiếp. Đó là truyền thống lấy nhỏ đánh lớn,
lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, một truyền thống anh hùng bất khuất, thông
minh sáng tạo, tài thao lược kiệt xuất, quyết chiến quyết thắng vì tự do độc lập.
Nhờ đó mà nhân dân ta giữ gìn được quê hương, đất nước, bảo vệ giống nòi và
bản sắc của mình sau hàng nghìn năm với nhiều lần bị phong kiến phương Bắc và
các đế quốc lớn đô hộ.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trải qua những bước thăng trầm
thịnh suy nhưng ở thế kỷ nào, triều đại nào cũng có chiến cơng, chưa bao giờ vắng
người hào kiệt. Trải qua nhiều biến cố với bao sự kiện lớn lao, lịch sử hàng nghìn
năm của Việt Nam đã hun đúc lên những phẩm giá cao đẹp và vĩ đại, ý chí kiên
cường và trí tuệ sáng tạo của một dân tộc anh hùng.
Khơng chỉ riêng chúng ta tự hào mà cả anh em bạn bè đều khâm phục truyền
thống quật cường của dân tộc Việt Nam. Một đất nước có lịch sử lâu đời đã trải
qua một chặng đường dài hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đầy chông gai
nhưng rất vinh quang. Một đất nước mà điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử đã
đặt ra quá nhiều thử thách gian nguy phải thường xuyên đối phó với những thiên
tai, địch hoạ mà nhất là chống lại những thế lực xâm lược lớn mạnh và hung bạo
để bảo vệ tự do độc lập. Tuy nhiên, khi lãnh đạo dựng nước cũng như khi chiến
đấu giữ nước, nhân dân ta luôn đồn kết, hợp quần trong tình làng nghĩa xóm,
trong khối cộng đồng quốc gia dân tộc. Dân tộc Việt Nam chiến đấu và chiến
thắng ngoại xâm bằng cả tinh thần và ý chí của một dân tộc anh hùng.
Việt Nam là một dân tộc có truyền thống và tư chất qn sự đặc biệt. Có dân
tộc nào u q hồ bình và độc lập dân tộc như dân tộc Việt Nam? Chính nó đã

thơi thúc nhân dân cả nước đứng lên chiến đấu giữ nước, không để cho kẻ thù


2

khuất phục. Trước những kẻ thù to lớn, quân đông và thiện chiến, cuộc chiến đấu
của dân tộc ta thường mang tính tồn dân, tồn diện, cả nước đánh giặc. Những
cuộc đọ sức ấy biểu hiện trên tất cả mọi mặt xã hội mà trong đó đấu tranh quân sự
là lĩnh vực chủ yếu tập trung nhiều tinh lực nhất và diễn ra quyết liệt nhất. Thất bại
chỉ là tạm thời và không bao giờ bị thất bại mà chùn chân, nản chí, dân tộc ta cuối
cùng đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, kể cả những đế quốc hùng mạnh nhất
thời đại. Qua hàng chục thế kỷ thường xuyên phải sống trong sự tủi hờn nước mất
nhà tan, trong bão lửa của cuộc chiến tranh chống xâm lược, nhân dân Việt Nam
ngày càng hiểu rõ những giá trị truyền thống của mình. Truyền thống quân sự với
bao bài học quý giá ấy là báu vật của tổ tiên được xây đắp bằng mồ hơi, nưóc mắt,
máu xương của bao thế hệ. Lịch sử Việt Nam trải qua bao gian nan thử thách
nhưng “lửa thử vàng gian nan thử sức”. Thực tế lịch sử đã chứng minh rắng “dân
tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” như Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nói.
Nghiên cứu, tìm hiểu tồn diện các lĩnh vực khoa học quân sự vừa là một nhu
cầu vừa là một nhiệm vụ sử học to lớn. Nhất là khi đất nước đang trong thời kì đổi
mới và nền sử học nói chung, sử học quân sự nói riêng đã có nhiều biến chuyển và
đạt những thành tựu quan trọng.
Mặc dù chỉ là một giai đoạn ngắn trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc ta
(980 – 1428) nhưng chúng tơi muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn nữa những
thành tựu về khoa học quân sự trong giai đoạn này. Từ đó giúp cho quân sự Việt
Nam được xúc tiến mạnh mẽ, xứng đáng với tầm vóc lịch sử dân tộc và đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới.
Bên cạnh đó cịn giúp cho chúng ta đánh giá và nhận xét về thành tựu, sự phát
triển của khoa học quân sự đồng thời đánh giá vai trò, sự sáng tạo của ông cha ta
đối với các thành tựu khoa học quân sự.



3

2- Tình hình nghiên cứu đề tài
Lịch sử quân sự Việt Nam đã để lại nhiều kinh nghiệm quý giá. Vì thế từ trước
tới nay sử học trong nước cũng như ngồi nước rất quan tâm nghiên cứu và có
nhiều cơng trình khoa học được cơng bố.
Sau cách mạng tháng tám, giới sử học lần đầu tiên công bố một số cơng trình
sử học về các cuộc khởi nghĩa, cuộc chiến tranh lớn trong lịch sử như : kháng
chiến chống Tống; kháng chiến chống Nguyên-Mông; khởi nghĩa Lam Sơn
Nguyễn Trãi đánh giặc; cách mạng Tây Sơn; 80 năm chống Pháp; chống xâm
lăng; lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp; lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu
nước… Với việc nghiên cứu về các anh hùng dân tộc như Ngô Quyền, Đinh Bộ
Lĩnh, Lê Hồn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh.
Giới sử học nước ngoài như Trung Quốc, Pháp, Nhật, Mỹ, Anh… cũng nghiên
cứu và cơng bố một số cơng trình lịch sử Việt Nam, về các cuộc chiến tranh và
một số nhân vật quân sự tiêu biểu nhằm trả lời cho câu hỏi lớn tại sao dân tộc Việt
Nam có sức sống mãnh liệt và có truyền thống quân sự đặc biệt như vậy? Tại sao
một nước nhỏ và nghèo như Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù to lớn
và hùng mạnh?
Sau khi viện lịch sử quân sự Việt Nam ra đời (1981) đã xuất bản hàng trăm
cơng trình nghiên cứu lịch sử và tổng kết về quân sự như : lịch sử quân đội nhân
dân Việt Nam (2 tập); lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam (2 tập); giáo trình
lịch sử quân sự (5 tập); nghệ thuật quân sự Việt Nam cổ trung đại (2 tập); lịch sử
quân sự Việt Nam (14 tập); bên cạnh đó cịn có tạp chí lịch sử qn sự được xuất
bản từ 1982 đến nay đã công bố nhiều chuyên luận khoa học về truyền thống quân
sự.
Tuy nhiên các tác phẩm này phần lớn chỉ nói một cách khái quát chung nhất về
lịch sử quân sự Việt Nam chứ chưa có đề tài nào về khoa học quân sự và tác dụng

của nó trong một giai đoạn cụ thể. Vì vậy nhằm bổ sung tư liệu về khoa học quân


4

sự và tác dụng của nó trong giai đoạn (980-1428) nhóm thực hiện chúng tơi đã
quyết định làm đề tài này.
3- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp
logic. Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng một số phương pháp bổ trợ cho công tác
nghiên cứu khác như phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin…
4- Giới hạn của đề tài
Không gian nghiên cứu đề tài : Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
Thời gian thực hiện : từ năm 980 đến 1428.
Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.
Trước hết với việc nghiên cứu đề tài này giúp nhóm thực hiện chúng tơi có
điều kiện học tập và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao trình độ của bản thân,
làm tiền đề cho các đề tài nghiên cứu sau này. Đồng thời cũng bổ sung tư liệu về
lịch sử nghiên cứu nước ta, bổ sung nguồn tài liệu cho khoa học lịch sử nói chung
và khoa học qn sự nói riêng.
Trong q trình thực hiện đề tài nhóm sẽ cố gắng tìm hiểu nghiên cứu ở nhiều khía
cạnh để đưa ra những luận cứ, luận chứng lịch sử mới làm phong phú cho nguồn
tư liệu
5- Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC QUÂN SỰ
1.1 : Khái niệm về khoa học quân sự
1.2 : Vài nét về khoa học quân sự Đại Việt từ thế kỷ III TCN đến trước thế kỉ
X.



5

CHƯƠNG 2 : SỰ PHÁT TRIểN CỦA KHOA HỌC QUÂN SỰ ĐẠI VIệT
TỪ NĂM 980 ĐếN NĂM 1428.
2.1 : Từ Đại Cổ Việt nhà Đinh - Tiền Lê (thế kỷ X) đến nhà Lý (thế kỷ XIII)
2.1.1: Hoàn cảnh lịch sử
2.1.2 : Tư tưởng quân sự và nghệ thuật quân sự
2.1.3 : Kĩ thuật quân sự
2.2 : Nhà Trần (1226 – 1400)
2.2.1 : Hoàn cảnh lịch sử
2.2.2 : Tư tưởng quân sự và nghệ thuật quân sự
2.2.3 : Kĩ thuật quân sự
2.3 : Từ nhà Hồ đến hết cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1400 – 1428)
2.3.1 : Hoàn cảnh lịch sử
2.3.2 : Tư tưởng quân sự và nghệ thuật quân sự
2.3.3 : Kĩ thuật quân sự

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ KHOA HỌC QUÂN SỰ VIỆT
NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV
3.1 : Những thành tựu và hạn chế.
3.2 : Vai trò và tác dụng của khoa học quân sự đối với công cuộc chống ngoại
xâm của nhân dân ta trong những giai đoạn tiếp theo.


6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC QUÂN SỰ


1.1 Khái niệm về khoa học quân sự.
Khoa học quân sự là hệ thống tri thức về các quy luật đấu tranh vũ trang, về
các phương pháp chuẩn bị và tiến hành các cuộc đấu tranh vũ trang đó. Nó nghiên
cứu các quá trình phát triển khách quan của các trang bị và nghệ thuật quân sự, các
nguyên lý xây dựng, huấn luyện và giáo dục các lực lượng vũ trang, trang bị kĩ
thuật quân sự và đảm bảo toàn diện cho các lực lượng vũ trang tổng kết kinh
nghiệm lịch sử quân sự, đồng thời sử dụng những thành quả và những kết luận của
các mơn khoa học khác, có tác dụng quan trọng trong việc đối với sự củng cố khả
năng quốc phịng của đất nước. Những quan điểm lí luận quân sự đầu tiên được
hình thành cùng với sự ra đời của chiến tranh. Những cơng trình lí luận quân sự
đầu tiên xuất hiện vào cuối thời chiếm hữu nô lệ. “Binh pháp Tôn Tử” (thế kỉ V
TCN) là binh pháp cổ nhất thế giới. Ở thời cổ Hy Lạp, những vấn đề cơ bản về lí
luận quân sự được trình bày trong các tác phẩm dưới dạng lịch sử quân sự của
Hêrôđôtos và Xênôphôn (khoảng 425 và 354 TCN)… Đi đầu trong việc hình
thành và phát triển nền khoa học quân sự xã hội chủ nghĩa là khoa học qn sự Xơ
Viết mà người đặt nền móng cho nó là V.I. Lênin.
Khoa hoc quân sự Việt Nam nghiên cứu quy luật của chiến tranh và khởi nghĩa
vũ trang, xây dựng nền quốc phịng tồn dân chuẩn bị lực lượng vũ trang và đất
nước cho chiến tranh, phương thức tiến hành chiến tranh, khởi nghĩa vũ trang, chủ
yếu là đấu tranh vũ trang trong chiến tranh. Khoa học quân sự Việt Nam trải qua
quá trình hình thành của các cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước của dân tộc ta
trong mấy ngàn năm lịch sử, từ tổng kết kinh nghiệm các cuộc khởi nghĩa và chiến
tranh ở Việt Nam và tiếp thu những tinh hoa quân sự của nhân loại.
Những tri thức về chiến tranh và khởi nghĩa ở nước ta được đúc kết trong các
binh thư cổ, tiêu biểu là: “Binh thư yếu lược” (thế kỉ XIII). Ngồi ra cịn được


7

phản ánh trong một số tác phẩm khác như “Bình Ngô đại cáo”, “Quân trung từ

mệnh tập” (thế kỉ XV).
Đặc điểm của khoa học quân sự Việt Nam là nền khoa học qn sự phục vụ
cho mục đích giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, nền khoa học quân sự của một
nước tương đối nhỏ đã liên tiếp đánh thắng những nước lớn mạnh xâm lược, khoa
học quân sự tồn dân đánh giặc có lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt,
thực hiện phương châm càng đánh càng mạnh, vận dụng sáng tạo linh hoạt các
hình thức và phương thức tiến hành chiến tranh và đấu tranh Khoa học quân sự là
hệ thống tri thức về các quy luật đấu tranh vũ trang, về các phương pháp chuẩn bị
và tiến hành các cuộc đấu tranh vũ trang đó. Nó nghiên cứu các q trình phát
triển khách quan của các trang bị và nghệ thuật quân sự, các nguyên lý xây dựng,
huấn luyện và giáo dục các lực lượng vũ trang, trang bị kĩ thuật quân sự và đảm
bảo toàn diện cho các lực lượng vũ trang tổng kết kinh nghiệm lịch sử quân sự,
đồng thời sử dụng những thành quả và những kết luận của các mơn khoa học khác,
có tác dụng quan trọng trong việc đối với sự củng cố khả năng quốc phòng của đất
nước. Những quan điểm lí luận quân sự đầu tiên được hình thành cùng với sự ra
đời của chiến tranh. Những cơng trình lí luận qn sự đầu tiên xuất hiện vào cuối
thời chiếm hữu nô lệ. “Binh pháp Tôn Tử” (thế kỉ V TCN) – là binh thư cổ nhất
thế giới. Ở thời cổ Hi Lạp, những vấn đề cơ bản về lí luận qn sự được trình bày
trong các tác phẩm dưới dạng lịch sử quân sự của Hêrôđôtos và Xênôphôn
(khoảng 425 và 354 TCN)… Đi đầu trong việc hình thành và phát triển nền khoa
học quân sự xã hội chủ nghĩa là khoa học quân sự Xô Viết mà người đặt nền móng
cho nó là V.I.Lênin.
Khoa học quân sự Việt Nam nghiên cứu quy luật của chiến tranh và khởi nghĩa
vũ trang, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chuẩn bị lực lượng vũ trang và đất
nước cho chiến tranh, phương thức tiến hành chiến tranh, khởi nghĩa vũ trang, chủ
yếu là đấu tranh vũ trang trong chiến tranh. Khoa học quân sự Việt Nam trải qua
quá trình hình thành của các cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước của dân tộc ta


8


trong mấy ngàn năm lịch sử, từ tổng kết kinh nghiệm các cuộc khởi nghĩa và chiến
tranh ở Việt Nam và tiếp thu những tinh hoa quân sự của nhân loại.
Những tri thức về chiến tranh và khởi nghĩa ở Việt Nam được đúc kết trong
các binh thư cổ, tiêu biểu là vũ trang phù hợp với đặc điểm nước ta.
Những biện pháp quan trọng của khoa học quân sự Việt Nam là : lí luận chung
khoa học quân sự, lí luận nghệ thuật quân sự, lí luận tổ chức, xây dựng lực lượng
vũ trang, lực lượng giáo dục và huấn luyện qn sự… Ngồi ra cịn có các chun
ngành trong các khoa học có liên quan và phục vụ cho quân sự như lực lượng
trang bị, địa lý quân sư…
Khoa học quân sự bao gồm tư tưởng quân sự, nghệ thuật quân sự và kĩ thuật
quân sự. Nghệ thuật quân sự, lịch sử quân sự, những nguyên lý xây dựng các lưc
lượng vũ trang, những lý luận của việc huấn luyện và giáo dục bộ đội là những bộ
phận hợp thành của khoa học quân sự.
Tư tưởng quân sự là lịch sử hình thành và phát triển hệ thống quan điểm về
quân sự và các vân đề liên quan đến quân sự của các nhà quân sự, các giai cấp,
chính đảng trong lịch sử. Tư tưởng quân sự Việt Nam hình thành trong quá trình
đấu tranh chống xâm lược của phong kiến phương Bắc, chống chủ nghĩa đế quốc
thực dân, đặc biệt được phát triển phong phú từ khi Đảng Cộng sản ra đời lãnh đạo
cách mạng Việt Nam. Thời trung đại nước ta xuất hiện những tư tưởng quân sự
nổi tiếng như tư tưởng quân sự Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn
Trãi, Lê Thánh Tông… Trong thời hiện đại, tư tưởng Hồ Chí Minh là hạt nhân của
tư tưởng và đường lối quân sự của Đảng ta.
Tư tưởng quân sự có nội dung rộng lớn, mang tính tồn diện và tổng hợp cao.
Nó khơng chỉ đề cập đến lĩnh vực quân sự mà gồm cả mọi hoạt động về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại có liên quan đến quân sự. Do đó, nghiên cứu
tư tưởng qn sự khơng chỉ giới hạn trong việc xem xét quá trình tổ chức, chuẩn bị
và tiến hành chiến tranh àm cịn phải có cái nhìn bao quát từ mục đích chính trị, an



9

ninh – quốc phong. Nghiên cứu lịch sử tư tưởng quân sự phải làm rõ nội dung, bản
chất, đặc trưng của các quan điểm, học thuyết quân sự.
Nghệ thuật quân sự là lĩnh vực bậc nhất của khoa học quân sự. Nó được ra đời
cùng với sự nảy sinh các cuộc chiến tranh và phát triển tuỳ thuộc vào phương thức
sản xuất, các hình thức tiến hành chiến tranh (chiến lược) và các hoạt động quân
sự (nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật). Nghệ thuật quân sự là lý luận và thực
tiễn chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nói chung, tiến hành các chiến dịch và trận
đánh đó là nghệ thuật sử dụng các lực lượng và các phương tiện để đạt được thắng
lợi, là tài thao lược của các cán bộ chỉ huy và của tất cả binh sĩ nhằm đánh bại kẻ
thù.
Kĩ thuật quân sự bao gồm vũ khí, các phương tiện trang bị kĩ thuật của lực
lượng vũ trang. Vũ khí, kĩ thuật quân sự Việt Nam ra đời sớm chủ yếu do nhu cầu
đánh giặc giữ nước. Nó trải qua một q trình phát triển từ thơ sơ đến hiện đại, từ
bạch khí đến hoả khí. Vũ khí trong các cuộc chiến tranh nhân dân chủ yếu do nhân
dân tự chế tạo, tự trang bị. Đối với vũ khí kĩ thuật quân sự thời hiện đại, trong ba
mươi năm chống Pháp một phần lấy được của địch phần quan trọng được các
nước xã hội chủ nghĩa anh em chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc viện trợ những
loại tương đối hiện đại và hiện đại.
Sự phát triển của kĩ thuật quân sự gắn liền với sự phát triển của trình độ sản
xuất và trí tuệ con người. Nghiên cứu lịch sử kĩ thuật quân sự ln ln đặt trong
mối quan hệ của nó với trình độ sản xuất xã hội, giữa con người và vũ khí, giữa kĩ
thuật và chiến thuật, giữa cơ sở vật chất kĩ thuật với sự phát triển của nghệ thuật
quân sự.


10

1.2 : Vài nét về khoa học quân sự Đại Việt từ thế kỉ III TCN đến trước thế

kỉ X
Trong suốt hơn 11 thế kỉ bị đô hộ của phong kiến phương Bắc, kinh tế và xã
hội nước ta có những biến đổi lớn lao nhưng chúng ta vẫn không hề bị đồng hoá
và mất nước. Để làm nên được điều kì diệu đó chính những xóm làng cổ truyền
của người Việt đã lưu giữ sức mạnh văn hoá Việt Nam, nơi những con người cấu
kết đùm bọc lẫn nhau tạo nên sức mạnh bền chặt của ách thống trị đơ hộ. Xóm
làng khơng chỉ lưu giữ những giá trị văn hố cổ truyền mà cịn mở rộng tiếp thu
những yếu tố văn hoá ngoại sinh tiên tiến kể cả nền văn hố chân chính, đẹp đẽ
của người Trung Hoa. Nhờ sức mạnh bền chặt của nền văn hoá mà hạt nhân cơ
bản là chủ nghĩa yếu nước, tinh thần quật cường, cố kết, tương thân tương ái, vừa
dũng cảm, vừa thông minh, sáng tạo đã là nhân tố quyết định.
Cũng có thể nói đây là giai đoạn hình thành và bắt đầu phát triển của khoa học
quân sự Việt Nam trong đó chủ yếu là nghệ thuật quân sự của khởi nghĩa, chiến
tranh giữ nước và được thể hiện một cách khá rõ qua nghệ thuật tổ chức chiến
tranh du kích và chiến tranh tồn dân.
1.2.1 Tư tưởng và nghệ thuật quân sự
1.2.1.1Chiến lược.
Đối tượng tác chiến của dân tộc ta lúc này là chủ nghĩa phong kiến phương
Bắc, thế lực lớn mạnh nhất của phương Đơng có trình độ văn minh cao, quân đội
hùng mạnh và dạn dày kinh nghiệm chiến thuật trong đấu tranh giành quyền lực
nội bộ và chinh phục bên ngoài. Trong điều kiện lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch
nhiều, khơng cịn cách nào khác ông cha ta phải dùng kế đánh địch lâu dài, lấy
đánh du kích làm phương thức tác chiến chủ yếu, bước đầu hình thành nghệ thuật
tổ chức và thực hành khởi nghĩa toàn dân, chú trọng tổ chức lực lượng và địa bàn
khỏi nghĩa, lợi dụng địa bàn hiểm yếu để đánh trận quyết chiến chiến lược. Và các
cuộc chiến tranh du kích lâu dài chống lại kẻ thù xâm lược mạnh dù là chủ động


11


tiến hành ngay từ khi bắt đầu kháng chiến hay chuyến sang tiến hành sau một thời
gian áp dụng đánh lớn, đánh chính quy bị thất bại, dù tình huống nào thì nó chỉ đi
đến thắng lợi khi quần chúng nhân dân tham gia chiến tranh có được ý chí quyết
chiến quyết thắng giặc thù mãnh liệt. Và dân tộc ta là một dân tộc như vậy.
Lạc Việt và Âu Việt là cộng đồng dân cư có nguồn gốc bản địa lâu đời trên lưu
vực sông Hồng với chiều dài hơn 1000 năm. Trên địa vực cư trú của hai bộ tộc
trên vào thời Hùng Vương – An Dương Vương đã hình thành một nền văn minh
cổ đại-văn minh sơng Hồng với đỉnh cao là văn hố Đơng Sơn rực rỡ mà nền tảng
kinh tế của nó là sự kết hợp giữa nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển và thủ
cơng nghiệp chế tạo cơng cụ vũ khí đồng thau khá tinh xảo, phong phú, đa dạng
với hơn vạn mũi tên ở chân thành Cổ Loa. Và trên nền tảng kinh tế ấy đã hình
thành nên một cuộc sống văn hóa tinh thần phong phú mang bản sắc riêng.
Do là cộng đồng dân cư có nguồn gốc bản địa lâu đời với một nền văn minh
cổ đại nên nhân dân Lạc Việt ngay từ thời kì đầu đã cố kết lại với nhau trong quốc
gia Văn Lang và có ý thức tự chủ tự cường mạnh mẽ. Đó chính là nguyên nhân
chủ quan khiến tổ tiên ta cầm vũ khí đánh giặc và dần chuyển sang đánh du kích
lâu dài trong cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược trở lại ngay sau khi
khởi nghĩa thắng lợi được vài năm. Để duy trì cuộc chiến tranh du kích lâu dài
trong điều kiện tương quan lực lượng quân sự ban đầu rất bất lợi cho nhân dân ta
và để đưa cuộc chiến tranh đó đi tới thắng lợi cuối cùng, thực tiễn lịch sử chống
ngoại xâm cuối thế kỉ III TCN và giữa thế kỉ VI cho thấy tổ thiên ta thời An
Dương Vương và thời Triệu Quang Phục không chỉ có quyết tâm chiến đấu cao
mà cịn có nghệ thuật đánh giặc tài giỏi.
Về cuộc đấu tranh du kích chống Tần, sử sách cũ có ghi:
Sách Hồi Nam Tử của Lưu An viết:
“Trong ba năm quân Tần không cởi giáp, giãn nỏ… nhưng người Việt đều vào
trong rừng ở với cầm thú, không ai chịu để quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người


12


tuấn kiệt lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần, đánh phá quân Tần và giết
được Đồ Thư. (quân Tần) thây phơi máu chảy hàng chục vạn người”
Về cuộc chiến tranh du kích chống quân Lương, các sách cũ còn lại cũng
cho biết đại lược như sau:
Sách Đại Việt Sử kí tồn thư viết:
“Đinh Mão (Thiên Đức), năm thứ 4 (547), xuân, tháng giêng…Triệu Quang Phục
cầm cự với Trần Bá Tiên, chưa phân thắng bại nhưng quân của Bá Tiên rất đông,
Quang Phục liệu thế không chống nổi, bèn lui về giữ đầm Dạ Trạch. Đầm này
không biết chu vi bao nhiêu dặm, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền
đất cao có thể ở được, bốn mặt bồn lầy, người ngựa khó đi chỉ có thể dùng thuyền
độc mộc đi lướt trên cỏ nước mới có thể đến được. Nhưng nếu khơng quen biết
đường lối thì lạc, khơng biết là đâu lỡ rơi xuống nước sẽ bị rắn độc cắn chết.
Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đêm hơn 2 vạn người đóng vào đóng ở nền
đất trong đầm, ban ngày tuyệt khơng để lộ khói lửa và dấu người, ban đêm dùng
thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại quân Bá Tiên giết và bắt sống rất
nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên theo hút mà đánh,
nhưng không đánh được…”


Về lực lượng và địa bàn tác chiến.

Năm 218 TCN, 50 vạn quân Tần, do uý Đồ Thư cầm đầu, chia làm năm đạo từ
Trung Nguyên đánh xuống miền châu Giang của các tộc Việt. Từ năm 214 TCN
quân Tần tiếp tục mở rộng xâm lược xuống phương Nam, tràn sâu vào đất Tây Âu
của người Âu Việt, rồi cắt đất vào Văn Lang của người Lạc Việt. Lực lượng quân
Tần đánh vào Âu Lạc, do Đồ Thư trực tiếp chỉ huy, hẳn phải đông tới vài chục vạn
tên. Để đương đầu với thế lực xâm lược to lớn mà số quân của chúng của chúng
bằng một phần mấy tổng số dân nước mình, các thủ lĩnh Âu Việt, Lạc Việt đứng
đầu là người anh hùng Thục Phán đã tiến hành một cuộc chiến tranh du kích rộng

lớn. Tồn thể dân chúng đều tham gia chống giặc hoặc trực tiếp cầm vũ khí chiến


13

đấu hoặc rút bỏ vào rừng khiến quân giặc không thể cướp được sức người, sức của
cung phụng cho cuộc chiến tranh của chúng. Để tiến hành một cuộc chiến tranh du
kích rộng lớn chống lại cuộc xâm lược ồ ạt của giặc, người Việt đã biết lợi dụng
nơi có đại hình, địa thế thuận lợi là các núi rừng trên các ngả đường hoặc tràn qua.
Núi rừng nước Việt đã thành nơi che dấu, bảo vệ lực lượng kháng chiến của người
Việt và thành trận địa bao vây, trận địa xuất phát tiến công quân xâm lược.
So với lực lượng và địa bàn tác chiến thời chiến tranh du kích chống Tần
trên đây, lực lượng và địa bàn tác chiến thời chiến tranh du kích chống Lương hồi
giữa thế kỉ VI có những điểm phát triển:
Đạo quân Lương xâm lược tuy không đông tới vài chục vạn tên nhưng
được tổ chức chính quy, được trang bị và huấn luyện hơn hẳn quân Tần xâm lược
trước kia. Còn lực lượng đánh du kích thời chống Lương tuy khơng bao gồm các
trai tráng trên mọi miền của đất nước có giặc tràn tới mà chỉ chủ yếu gồm một đạo
quân hai vạn người nhưng lại là một đạo quân tập trung mạnh. Đạo quân này vốn
là một bộ phận trong quân đội của nhà nước Vạn Xuân một quân đội thường trực
bước đầu được xây dựng theo thể chế chính quy trước chiến tranh và đã được mở
rộng nhanh chóng bằng việc tuyển sung các trai tráng khi bước vào cuộc kháng
chiến chống Lương. Cuộc chiến tranh du kích chống Lương không được chủ động
tiến hành trước hết ngay tại các vùng rừng núi, trung du phía Bắc và Đơng Bắc đất
nước khi quân giặc mới tràn sang mà nó diễn ra trên một khu vực nhất định thuộc
miền đồng bằng nằm sâu giữa nội địa khi quân giặc đã đánh chiếm được hầu khắp
đất nước. Khu vực tác chiến đó là một vùng đầm lầy rất rộng lớn nằm ở tả ngạn hạ
lưu sông Hồng.



Về xây dựng căn cứ :
Cũng như các giai cấp bị áp bức khác nổi dậy đánh du kích chống lại kẻ thù

áp bức mình, hoặc các tộc người, các dân tộc bị xâm lược khác đứng lên đánh du
kích chống lại kẻ thù xâm lược đất nước mình, Tổ tiên ta những năm tiến hành
chiến tranh du kích chống Tần và chống Lương tất yếu đều đã phải xây dựng đất


14

đứng chân cho lực lượng vũ trang của mình hoặc nói cách khác đều đã phải xây
dựng căn cứ du kích của mình. Nội dung việc xây dựng căn cứ du kích có nhiều
điểm trong đó thơng thường có hai điểm phải được đặt ra và giải quyết là : xây
dựng căn cứ ở đâu và xây dựng căn cứ như thế nào?
Qua một số sử liệu về cuộc kháng chiến chống Tần, chúng ta chỉ có thể
đốn định một cách chung nhất về việc xây dựng căn cứ du kích thời đó như sau:
tổ tiên ta hẳn đã xây dựng nhiều khu căn cứ lớn, nhỏ ở những nơi rừng núi hiểm
trở làm đất đứng chân cho các đội thân binh của các thủ lĩnh quân sự Âu Việt hoặc
của các lạc tướng mà lớn nhất phải là khu căn cứ lực lượng thân binh do người thủ
lĩnh cao nhất là Thục Phán chỉ huy. Tại các khu căn cứ, để có thể duy trì và khơng
ngừng phát triển lực lượng của mình, các đội thân binh kia hẳn đã có được sự ủng
hộ, đóng góp sức người sức của thường xuyên của đông đảo dân chúng trong vùng
và đã phải thực hiện kết hợp vừa chiến đấu vừa trồng trọt hoặc chăn nuôi, săn bắn
tự cấp tự túc một phần lương ăn.
Trong giai đoạn chống quân Lương, đạo quân của Lý Nam Đế chia làm hai,
một bộ phận khoảng 3 vạn quân do Lý Thiên Bảo chỉ huy tiến vào Cửu Chân. Tại
đây quân đội sau trận thắng ban đầu ở Đức Châu (Nghệ An) thì bị quân của Trần
Bá Tiên đánh bại ở Ái Châu và phải rút lên náu mình ở động Dã Năng. Trong khi
đội quân của Triệu Quang Phục lại tiến xuống đồng bằng Giao Chỉ và xây dựng
căn cứ ở đầm Dạ Trạch. Đó là một nơi có địa hình hiểm trở nhưng lại nằm sâu

trong nội địa, ngay tại miền đồng bằng đông dân, giàu lúa gạo, thuận lợi cho tác
chiến du kích và nhanh chóng nhận được sự chi viện sức người sức của. Hơn thế
nữa, việc xây dựng căn cứ ở vùng đầm Dạ Trạch đã phát huy được sở trường quân
ta, hạn chế sở trường quân giặc.
 Về phương thức tác chiến.
Với những lực lượng, địa bàn tác chiến và căn cứ đại như trên, tổ tiên ta trong
các cuộc chiến tranh du kích chống Tần, chống Lương đã đánh địch như thế nào?


15

Trước thế tiến công ồ ạt ban đầu của hàng vạn, hàng chục vạn quân Tần, để
tránh bị tổn thất trong điều kiện đối sánh lực lượng hai bên chưa cho phép có thể
chặn đứng bước tiến của giặc bằng những trận tập trung đánh lớn, lực lượng kháng
chiến Âu Lạc ở các địa phương quân giặc tràn tới đã chủ động rút vào rừng sâu
nhưng không phải là bỏ đất chạy dài mặc cho quân giặc hoành hành. Họ đã tổ
chức những trận tiến công địch ở những nơi chúng vừa tới, có thể là những trận
phục kích địch hành qn qua, có thể là những trận tập kích trại quân địch. Họ
thường tấn công địch vào ban đêm tức là vào lúc chúng bị bất ngờ, sơ hở, khó
phịng giữ nhất. Những trận tiến cơng liên tục của người Việt ở những nơi địch
chiếm đóng làm cho chúng khơng thể chỉ có “đánh” (tiến cơng) mà buộc phải co
vào “giữ” (phịng ngự) làm cho chúng khơng những bị tiêu hao sinh lực, bị triệt hạ
lương thực mà còn bị mệt mỏi tinh thần. Phải đối phó với những cuộc chiến tranh
du kích rộng lớn, lâu dài của người Việt, giặc Tần ngày càng lâm vào thế phòng
ngự bị động. Bằng cuộc chiến tranh du kích đó ơng cha ta đã đẩy quân thù vào tính
thế khốn quẫn và cuối cùng đã chuyển lên phản công lớn. Đánh bại hoàn toàn thế
lực xâm lược to lớn kia.
1.2.1.2Chiến thuật.
Mỗi cuộc khởi nghĩa dân tộc thực chất đều là sự đối trả bằng bạo lực một
cách có hệ thống của dân tộc bị áp bức đối với thế lực xâm lược ngoại bang nhằm

đánh đổ chính quyền đơ hộ của chúng, giành lại quyền tự chủ của mình. Sự đối trả
bằng bạo lực của một dân tộc bị áp bức được biểu hiện như thế nào nó có phải là
một cuộc nổi dậy của tồn dân khơng? Nó có đi tới kết cục lật đổ cơ đồ thống trị
của thế lực xâm lược ngoại bang khơng? Điều đó tùy thuộc ở những điều kiện lịch
sử, những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định. Những điều kiện khách
quan đó là sự đối sánh lực lượng giữa dân tộc bị áp bức với thế lực xâm lược
thống trị và sự cố kết chống ngoại xâm của dân tộc ấy, điều kiện chủ quan đó là tài
thao lược của bộ chỉ huy, nghĩa quân trong việc phát động khởi nghĩa và đưa cuộc
khởi nghĩa tới thắng lợi.


16

Sau khi bị nhà Triệu thơn tính, sát nhập vào Nam Việt (năm 180TCN), rồi
đến đế chế Hán thơn tính (năm 111TCN) và tiếp đến những thế kỉ sau là chính
sách đơ hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc, đối với các nước bị chúng
xâm lược tuy có những biểu hiện cụ thể khác nhau, nhưng xu thế chung của lịch
sử là thế lực bành trướng Trung Quốc ngày càng tăng cường bóc lột nhân dân ta,
đồng thời cũng ngày càng tăng cường bộ máy áp bức, lực lượng quân sự trấn giữ
trên đất nước ta. Trải qua các thời Đông Hán, thuộc Ngô, thuộc Tấn, thuộc Tề,
thuộc Lương… tình hình chung đều chứng tỏ cho chúng ta thấy rõ như vậy. Bị
thống trị bởi một thế lực xâm lược của một nước lớn nằm ngay sát liền biên giới
phía Bắc tổ quốc và có cả một bộ máy đô hộ bằng bạo lực như trên, người nước ta
một khi nổi dậy đấu tranh giành quyền tự chủ tất yếu sẽ gặp phải sự trấn áp bằng
bạo lực hết sức rộng lớn, mạnh mẽ của chúng. Do vậy, để có thể đánh đuổi được
kẻ thù xâm lược to lớn đang thống trị trên đất nước ta, lực lượng khởi nghĩa phải
là lực lượng của toàn dân được liên kết dưới một sự lãnh đạo thống nhất của bộ
chỉ huy nghĩa quân.
Một trong những đặc điểm của lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta là việc nảy sinh từ rất sớm và phát triển rất mạnh mẽ sự cố kết dân tộc.

Có thể nói quá trình hình thành của dân tộc ta bắt đầu diễn ra ngay từ
những thiên niên kỉ II – I TCN, khi các bộ lạc Lạc Việt liên kết lại trong nhà nước
Văn Lang và tiếp đó là hai tộc người Lạc Việt và Âu Lạc liên kết lại trong nhà
nước Âu Lac. Nguồn gốc, bản địa lâu đời và việc quần cư tập trung, việc từ rất
sớm đã lấy nghề trồng lúa nước làm phương thức sinh hoạt chủ yếu và định cư
thành các làng, bản, đó là tiền đề vật chất đầu tiên, xét về mặt địa vực cư trú và
phương thức sinh hoạt cho sự cố kết của cộng đồng dân cư người Việt ở trên lưu
vực hệ thống sông Hồng này. Việc thành lập quốc gia Văn Lang và tiếp đó là quốc
gia Âu Lạc vừa là kết quả của sự phát triển khuynh hướng thống nhất, tập trung
của cộng đồng dân cư người Việt, lại vừa trở thành tiền đề vật chất mới, xét về
mặt tổ chức xã hội, tăng cường hơn nữa khuynh hướng thống nhất, tập trung ấy.


17

Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta càng phát triển mạnh thì
càng củng cố, tăng cường sự cố kết dân tộc. Ngược lại, sự cố kết dân tộc càng bền
chặt thì càng tạo thêm sức mạnh cho cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân
dân ta: nó là cơ sở chính trị - tinh thần cho sự đồn kết chiến đấu của đơng đảo các
tầng lớp nhân dân vì mục đích cứu nước chung.
Tính chất tồn dân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa
Lý Bí đã được sản sinh ra như một tính tất yếu của lịch sử từ trong điều kiện khách
quan đó về sự cố kết chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Qua một số sử liệu ít ỏi, chúng ta có thể thấy được một số điểm về nghệ
thuật quân sự trong chiến tranh toàn dân của tổ tiên ta những thế kỉ ấy như sau:
 Về lực lượng và địa bàn khởi nghĩa
Từ cuối thế kỉ II TCN cho tới nửa đầu thế đầu thế kỉ I, chính quyền đô hộ
của nhà Hán ở nước ta vẫn chưa trực tiếp cai trị được xuống tận các làng xã mà chỉ
có thể cai trị ở bên trên, ở cấp quận và cấp huyện rồi thông qua các lạc tướng, các
thủ lĩnh địa phương mà kiểm sốt, áp bức bóc lột dân chúng. Thế nhưng tất cả các

tầng lớp kể cả lạc tướng, thủ lĩnh địa phương đến những người nhân dân lao động
làm nghề nông, làm các nghề thủ công, từ Giao Chỉ tới Cửu Chân đều bị trói buộc
bởi bộ máy đô hộ Hán với những thể chế khắc nghiệt do chúng áp đặt. Mâu thuẫn
dân tộc càng trở nên gay gắt thì tinh thần quật khởi của nhân dân ta càng được
khơi dậy.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã trở thành cuộc khởi nghĩa của
toàn dân chính là trong bối cảnh đó của sự phát triển mâu thuẫn dân tộc.
Tham gia vào cuộc khởi nghĩa này gồm đông đảo các thành viên thuộc tầng
lớp trên người Việt là các lạc tướng, các thủ lĩnh địa phương và dân chúng các
vùng, các địa phương dưới sự quản lý của các lạc tướng thủ lĩnh ấy. Cuộc khởi
nghĩa bùng nổ từ đất Mê Linh nhưng chẳng bao lâu đã trở thành phong trào nổi
dậy rộng trên khắp các huyện thuộc Giao Chỉ rồi khắp các huyện thuộc Cửu Chân.


18

Phong trào tỏa rộng xuống cả phía Nam và lên cả phía Bắc, lơi cuốn nhân dân các
quận Nhật Nam, Hợp Phố cùng nhất tề vùng lên quật đổ ách đô hộ của thế lực
phong kiến Hán tộc. Trên khắp các miền đô hộ của đế chế Hán suốt bốn thế kỉ, có
thể nói cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên đất Âu Lạc là một sự kiện lịch sử tiêu
biêu nhất về sức mạnh quật khởi của toàn dân trong cuộc chống ngoại xâm giải
phóng đất nước.
Đúng năm thế kỉ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên đất Âu Lạc lại một
lần nữa diễn ra sự kiện diễn hình về sức mạnh chống ngoại xâm ấy của tồn dân
ta, đó là cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 – 543).
Từ nửa cuối thế kỉ I, sau khi nhà Đông Hán đem quân xâm lược trở lại và
một lần nữa áp đặt ách đô hộ của chúng, cho đến nửa đầu thế kỉ VI, khi đất nước
ta bị đè nặng dưới ách đô hộ của giặc Lương, do mâu thuẫn dân tộc ngày càng mở
rộng và trở nên gay gắt hơn bởi chính sách nơ dịch tàn bạo và chính sách đồng hóa
thâm độc của thế lực phong kiến xâm lược, nhân dân ta không ngừng nổi dậy đấu

tranh giải phóng để rồi đi tới cuộc khởi nghĩa to lớn vào đầu thập kỉ thứ 4 của thế
kỉ VI này. Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa này Lý Bí, vốn xuất thân từ một hào
trưởng địa phương quê ở Thái Bình đã từng một thời gian giữ chức giám quân tại
Đức Châu (Nam Nghệ Tĩnh). Song vì căm ghét chính quyền đô hộ nên bỏ về quê
tập hợp lực lượng mưu việc cứu nước.
Tham gia vào việc tổ chức và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa cịn có nhiều đồng
bào u nước thuộc các tầng lớp khác nhau như : Triệu Túc, Triệu Quang Phục…
Từ đất Thái Bình, Lý Bơn đã mở rộng liên kết với các hào kiệt tại các châu, huyện
trên hầu khắp đất nước, được sự hưởng ứng của các đại phương Triệu Túc khi về
với Lý Bôn ở Thái Bình để chuẩn bị khởi nghĩa đã đem theo cả đội quân bản bộ
dưới quyền mình. Các thủ lĩnh, các địa phương khác nhau khác nhau khi hưởng
ứng cuộc dấy binh của Lý Bôn chắc hẳn cũng đem qn bản bộ và lơi kéo dân
chúng thuộc vùng mình cai quản nổi dậy đánh địch.


19

Chính bằng sức mạnh nổi dậy của đơng đảo các tầng lớp nhân dân ta trên
hầu khắp đất nước như vậy, Lý Bí và bộ chỉ huy nghĩa qn khơng những nhanh
chóng đánh bại được các cuộc phản cơng ngay sau đấy của quân Lương từ Trung
Quốc sang.
 Về phương thức khởi nghĩa.
-

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã cho ta thấy một mặt nữa
của nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta, đó là phương thức thực hành tiến cơng của
một cuộc khởi nghĩa tồn dân.
Dựa vào các sử liệu kết hợp với việc tham khảo các truyền thuyết dân gian
nói về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại các địa phương thuộc địa bàn trung tâm
của cuộc khởi nghĩa (như Hà Nội, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú…) chúng ta có

thể chia q trình diễn biến của cuộc khởi nghĩa thành hai giai đoạn
Sử sách cũ không cho biết cụ thể rằng trước khi phát động khởi nghĩa và
tiếp đó sau khi phất cờ nổi dậy ở đất Mê Linh, Hai Bà Trưng đã tiến hành liên kết
với thủ lĩnh các địa phương khác để cùng nổi dậy phối hợp ra sao. Nhưng qua sự
kiện các lạc tướng các nơi đều theo nghĩa quân, dân chúng các quận, huyện đều
nhất tề nổi dậy hưởng ứng. Như thế, chúng ta có thể biết chắc rằng giữa căn cứ
chuẩn bị khởi nghĩa Mê Linh và tiếp đó là phủ thành Luy Lâu đã chuyển sang thay
bộ chỉ huy nghĩa quân của Hai Bà. Với các địa phương khác trên cả nước tất có
một sự liên kết tự giác mà trong đó trung tâm lãnh đạo là bộ chỉ huy khởi nghĩa
của Hai Bà. Nói cách khác, việc phát triển từ cuộc nổi dậy ban đầu của đất Mê
Linh thành cuộc đồng loạt nổi dậy trên khắp các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nam
San, các quận Nhật Nam ở phía Nam, Hợp Phố ở phía Bắc, khơng phải là một việc
phát triển ngẫu nhiên, tự phát mà là một sự phản ánh một mặt của phương thức
khởi nghĩa của tổ tiên ta thời ấy.
Khác với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng buổi đầu công nguyên cuộc khởi nghĩa
Lý Bí khoảng thế kỉ VI khơng chấm dứt bằng việc đánh đổ được bọn quan lại đô


20

hộ về nước, mà kết thúc toàn thắng vào lúc đánh bại hồn tồn các cuộc phản cơng
tiếp ngay sau đấy của giặc Lương.
Cuộc khởi nghĩa bùng nổ năm 542 khi Lý Bí đã tổ chức được lực lượng
nghĩa quân nịng cốt do mình trực tiếp chỉ huy tại đất căn cứ Thái Bình, đồng thời
cũng đã liên kết với các hào kiệt thủ lĩnh ở nhiều châu và thông qua các hào
trưởng địa phương ấy mà tổ chức dân chúng các châu cũng sẵn sàng nổi dây phối
hợp. Bởi vậy, ngay sau khi Lý Bí phát động khởi nghĩ tại Thái Bình, các huyện
khác ở Giao Châu và tiếp đó là mấy châu khác nữa đều nhất tề nổi dậy hưởng ứng.
Việc triều Lương sau đây chỉ còn hạ lệnh cho thứ sử một châu duy nhất ở phía
Nam là Ái Châu phối hợp với các châu phía Bắc thuộc Trung Quốc mở cuộc phản

công lực lượng khởi nghĩa chứng tỏ ách đô hộ của chúng đã bị đánh đổ trên hầu
khắp nước ta bởi cuộc nổi dậy trên các châu kia.
Phát động khởi nghĩa tại đất căn cứ ban đầu rồi nhanh chóng chuyển lên
thành phong trào nổi dậy đồng loạt trên hầu khắp các châu, huyện, rồi lại từ phong
trào nổi dậy của dân chúng đánh đuổi bon quan lại đô hộ chuyển lên thành tác
chiến lớn của nghĩa quân đánh bại các cuộc phản công của giặc. Đó là một mặt
của phương thức tiến hành khởi nghĩa của tổ tiên ta thời kì lịch sử này.
1.2.2 Kĩ thuật quân sự.
Nếu những chiến công giữ nước là chói lọi thì cũng chỉ nổi lên ở từng giai
đoạn, cịn những thành cơng dựng nước lại là liên tục trường kì, xuyên suốt qua
các thế kỉ. Các thành tựu về kĩ thuật quân sự trước thế kỉ X còn ít ỏi và hạn chế
nhưng được coi là những vật dụng đầu tiên chứng tỏ khả năng sáng tạo của ông
cha ta trong việc phát triển khoa học kĩ thuật. Đồng thời đó cũng là những tri thức
có nhân tố khoa học góp phần khơng nhỏ vào thắng lợi của các cuộc đấu tranh giữ
nước thời kì này.
Bắt đầu từ kỉ nguyên Văn Lang như chúng ta đã biết, trước di sản văn hóa
rực rỡ này, bọn xâm lược và tay sai của chúng đã xuyên tạc lịch sử, coi đây không


21

phải là một nền văn hóa bản địa mà từ nơi khác đưa đến. Nhưng ngày nay, các nhà
khảo cổ học và sử học Việt Nam đã nghiên cứu tổng kết và xác định rõ đây là một
di sản hoàn toàn bản địa. Việt Nam với những trống đồng loại cổ nhất tinh túy
nhất, với số lượng nhiều nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Từ các hiện vật như trống đồng, thạp đồng, rìu đồng, mũi tên đồng, lưỡi
giáo đồng…chúng ta có thể khẳng định rằng kĩ thuật luyện kim của các thế hệ đi
trước đã phát triển tới một trình độ cao.
Nhưng cái gì đã thúc đẩy ông cha ta tiến công vào khoa học kĩ thuật? Theo
Anghen thì đó là do nhu cầu kinh tế, mà ở ta là do nhu cầu phát triển kinh tế để

đảm bảo cho cả giữ nước thắng lợi, dựng nước thành công.
Đi đôi với trống đồng – một nhạc cụ tạo nên niềm lạc quan cho con người
và cổ vũ lòng người khi chiến đấu, thạp đồng và nhiều dụng cụ sinh hoạt bằng
đồng, còn là những mũi tên đồng Cổ Loa, lưỡi giáo đồng Thiệu Dương – những vũ
khí đáp ứng với yêu cầu khoa học quân sự của chiến tranh. Với tên đồng, chúng ta
đã cải tiến từ cung sang nỏ đó là một bước phát triển lớn của kĩ thuật quân sự độc
đáo ở Việt Nam.
Có thể nói hơn 1000 năm đấu tranh bền bỉ, gian khổ anh dũng chống Bắc thuộc,
phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ta đã trải qua nhiều thử thách và được
trưởng thành về mọi mặt, đã xây đắp lên một cơ sở văn hóa quan trọng cho một
nền văn hóa cứu nước, những nền tảng của truyền thống quân sự quý báu của dân
tộc ta.
Ông cha ta đã đi từ khởi nghĩa dân tộc đến chiến tranh giải phóng và chiến
tranh giữ nước, từ “kế trì hỗn” – lâu dài cho đến chiến lược đánh một trận là
thắng. Bằng việc kết hợp nhiều hình thức đấu tranh, mọi cách đánh và cuối cùng
đã giành thắng lợi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chống Đông Hán thời Hai Bà
Trưng (năm 40) và khởi nghĩa chống Lương thời Lý Bí (năm 542 -543). Những
phong trào quật khởi của tồn dân giành thắng lợi oanh liệt nhất. Đó là những cuộc


22

khởi nghĩa và chiến tranh mang tính dân tộc và tính tồn dân rất cao, nó đã xác lập
một phương thức đấu tranh mới đúng đắn cho sức mạnh giải phóng đất nước, đồn
kết tồn dân đấu tranh kiên cường, bất khuất cho độc lập dân tộc. Vì vậy, dù cho
bọn thống trị ngoại bang xóa bỏ tên nước chia cắt để biến lãnh thổ nước ta thành
quận huyện, âm mưu hủy hoại những cơ sở tạo nên sức mạnh đấu tranh của dân
tộc. Nhân dân ta vẫn nuôi dưỡng và phát huy ý thức coi đất nước mình là một khối
thống nhất là giang sơn của người Việt và người Việt quyết chung sức chung lòng
đấu tranh để giành giữ lấy nó.

Dưới sự thống trị của phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã vùng lên
khởi nghĩa liên tiếp. Quy mơ, mức độ và hình thức đấu tranh tuy khác nhau nhưng
tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thể hiện xu hướng phát triển tất yếu của phong trào
đấu tranh giành độc lập. Các phong trào yêu nước chân chính của dân tộc ta khơng
có ý đồ cát cứ địa phương, tuy nổi dậy từ một địa bàn nhất định nhưng sau khi
giành thắng lợi cục bộ đã xây dựng căn cứ phát triển lực lượng chọn thời cơ mở
rộng cuộc tiến công quyết định vào phủ thành đô hộ, tiến tới giải phóng cả nước.
Phong trào ngày càng dâng cao càng lan rông khắp nơi càng tập hợp đông đảo mọi
lực lượng yêu nước nhằm lật đổ ách thống trị ngoại bang, giành độc lập tự chủ.
Lịch sử quân sự dân tộc giai đoạn từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X, là những
trang đầy đau thương tủi nhục nhưng cũng đầy anh hùng bất khuất. Chiến thắng
Bạch Đằng quân dân ta do Ngô Quyền lãnh đạo đã kết thúc họa mất nước kéo dài
trên 11 thế kỉ, đã khép lại trang sử quân sự giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc
thuộc của dân tộc ta. Lịch sử quân sự dân tộc lai tiếp tục diễn trình của nó, sau
chiến cơng này nhiều trang sử mới bắt đầu. Từ thế kỉ X – XV là thời kì dân tộc
độc lập và thịnh vượng, thời kì quân và dân ta xây dựng tiềm lực quốc phòng tiến
hành các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập và chủ quyền đất
nước. Nhân dân ta viết tiếp những trang sử mới của kỉ nguyên văn minh – kỉ
nguyên Đại Việt với những thành tựu lớn lao trên cả hai lĩnh vực xây dựng và bảo
vệ đất nước rực rỡ văn trị, chói lọi võ cơ


×