Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Ẩn dụ trong văn bản diễn thuyết chính trị mỹ và việc dịch ẩn dụ từ tiếng anh sang tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 202 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ NHƢ NGỌC
ẨN DỤ TRONG VĂN BẢN DIỄN THUYẾT CHÍNH TRỊ MỸ
VÀ VIỆC DỊCH ẨN DỤ
TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu
Mã số: 62 22 01 10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng
PGS.TS. Tô Minh Thanh
Phản biện độc lập: GS.TSKH. Lý Toàn Thắng
PGS.TS. Lê Khắc Cƣờng
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Khắc Cƣờng
Phản biện 1: PGS.TS. Dƣ Ngọc Ngân

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện. Tƣ liệu
trong Luận án là xác thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả
nghiên cứu của Luận án chƣa đƣợc cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học
nào.
TP.HCM, tháng 3 năm 2015
Tác giả luận án


Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc


ii

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU BẢNG

HÌNH VẼ
Stt

Số hiệu

1

4.1

Tên hình
Hiện tƣợng mơ hồ cấu trúc

Trang
154

BẢNG BIỂU
Stt

Số hiệu

Tên bảng biểu

Trang


1

0.1

Kết quả nhận diện và giải thích ý nghĩa ẩn dụ trong kỳ thi

2

tốt nghiệp hệ Vừa làm vừa học ngày 26/06/2013
2

2.1

Thủ pháp nhận diện ẩn dụ của nhóm Pragglejaz

47

3

2.2

Các dạng thức ẩn dụ của nhóm Krishnakumaran & Zhu

49

4

2.3


Các dạng thức ẩn dụ trong văn bản diễn thuyết chính trị Mỹ

55

5

2.4

Thành phần cấu tạo của ẩn dụ ngôn ngữ về Chủ nghĩa

66

phân biệt chủng tộc DT I và tỷ lệ phân bố
6

2.5

Thành phần cấu tạo của ẩn dụ ngôn ngữ về Chủ nghĩa phân

68

biệt chủng tộc DT II và tỷ lệ phân bố
7

2.6

Thành phần cấu tạo của ẩn dụ ngôn ngữ về Chủ nghĩa phân

69


biệt chủng tộc DT III và tỷ lệ phân bố
8

2.7

Thành phần của biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ về Chủ nghĩa phân

70

biệt chủng tộc theo DT IV và tỷ lệ phân bố
9

2.8

Thành phần của biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ về Chủ nghĩa phân

72

biệt chủng tộc theo DT V và tỷ lệ phân bố
10

2.9

Kết quả thống kê các dạng thức ẩn dụ ngôn ngữ về Chủ nghĩa

72


iii


Stt

Số hiệu

Tên bảng biểu

Trang

Kết quả thống kê các nguyên do của ẩn dụ tri nhận về Chủ

90

phân biệt chủng tộc
11

2.10

nghĩa phân biệt chủng tộc
12

2.11

Kết quả thống kê các loại ẩn dụ về Chủ nghĩa phân biệt chủng

91

tộc theo chức năng tri nhận
13

3.1


Các miền nguồn thông dụng của ẩn dụ trong trong văn bản

96

diễn thuyết chính trị Mỹ
14

3.2

Các chủ đề đƣợc thể hiện qua ẩn dụ trong trong văn bản diễn

98

thuyết chính trị Mỹ
15

3.3

Các miền nguồn khác nhau đƣợc dùng để biểu đạt ý niệm tự

121

do
16

3.4

Miền nguồn “sức mạnh của tự nhiên” đƣợc dùng để diễn đạt


125

ý niệm chiến tranh
17

4.1

Số lƣợng ẩn dụ dùng trong phân tích khảo sát

137

18

4.2

Các chiến lƣợc dịch đƣợc sử dụng

137

19

4.3

Các mơ hình dịch ẩn dụ đề xuất

155

20

4.4


Quy trình dịch ẩn dụ đề xuất

157

21

4.5

Đọc hiểu ý nghĩa tổng thể của văn bản diễn thuyết chính trị

157

“Hillary's Remarks at the Montana Democratic Party
Mansfield-Metcalf Dinner in Butte, MT” (05/04 2008)
22

4.6

Đặc điểm nhân học của sinh viên tham gia cuộc khảo sát

166

23

4.7

Các hoạt động liên quan đến việc khảo sát trực tiếp trên lớp

168


học thí điểm Quy trình dịch ẩn dụ
24

4.8

Thông tin về thành phần Ban đánh giá bài kiểm tra khảo sát

169


iv

Stt

Số hiệu

Tên bảng biểu

Trang

25

4.9

Kết quả điểm trung bình cộng của sinh viên trong ba bài

171

kiểm tra

26

4.10

Điểm chênh lệch phần dịch ẩn dụ giữa Bài kiểm tra 2 và Bài

172

kiểm tra 1
27

4.11

Thang điểm xếp loại kết quả bài dịch

173

28

4.12

Kết quả xếp loại phần dịch ẩn dụ của Bài kiểm tra 1 và bài

173

kiểm tra 2
29

4.13


Các bản dịch ẩn dụ của sinh viên trong Bài kiểm tra 3

175

30

4.14

Kết quả xếp loại phần dịch ẩn dụ trong Bài kiểm tra 3

176


v

DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

Stt

Từ viết tắt

Thuật ngữ đầy đủ

1

&



2


DMC

different mapping conditions (các điều kiện ánh xạ khác nhau)

3

DT

dạng thức

4

MIP

metaphor identification procedure (thủ pháp nhận diện ẩn dụ)

5

MTP

metaphor translation pattern (mơ hình dịch ẩn dụ)

6

SMC

similar mapping conditions (các điều kiện ánh xạ giống nhau)

7


TP.HCM

thành phố Hồ Chí Minh

8

tr.

trang

9

VBDTCT

văn bản diễn thuyết chính trị

10

Vd.

Ví dụ


vi

MỤC LỤC

Lời cam đoan


i

Danh mục hình và biểu bảng

ii

Danh mục thuật ngữ và từ viết tắt

iii

Mục lục

vi

MỞ ĐẦU

1

0.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

0.2.

MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

4


0.2.1. Mục đích nghiên cứu

4

0.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

4

0.3.

4

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

0.3.1. Nghiên cứu về ẩn dụ nói chung

4

0.3.1.1.

Giai đoạn tiền tri nhận

5

0.3.1.2.

Giai đoạn tri nhận

5


0.3.2. Nghiên cứu ẩn dụ trong văn bản diễn thuyết chính trị

8

0.4.

10

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

0.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

10

0.4.2. Phạm vi nghiên cứu

11

0.5.

11

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU

0.5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

11

0.5.2. Nguồn ngữ liệu


13

0.6.

14

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

0.6.1. Ý nghĩa khoa học

14

0.6.2. Ý nghĩa thực tiễn

15

0.7.

BỐ CỤC LUẬN ÁN

15

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

17


vii

1.1.


VĂN BẢN DIỄN THUYẾT CHÍNH TRỊ

17

1.1.1. Văn bản và diễn ngơn

17

1.1.2. Xác định phạm vi “văn bản diễn thuyết chính trị”

18

1.1.3. Diễn thuyết chính trị

18

1.1.4. Phong cách ngơn ngữ trong văn bản diễn thuyết chính trị

20

1.2.

23

CÁC CÁCH TIẾP CẬN VỀ ẨN DỤ

1.2.1. Theo quan niệm tiền tri nhận

23


1.2.2. Theo quan niệm tri nhận

25

1.2.2.1.

Khái niệm ẩn dụ tri nhận (ẩn dụ ý niệm)

25

1.2.2.2.

Ánh xạ và sự phóng chiếu giữa miền nguồn và miền đích

26

1.2.2.3.

Các phƣơng thức cấu thành ẩn dụ tri nhận

28

1.2.2.4.

Ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ tri nhận

36

1.3.


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH ẨN DỤ

37

1.3.1. Định nghĩa về dịch

37

1.3.2. Dịch ẩn dụ

38

1.3.2.1.

Khả năng dịch đƣợc của ẩn dụ

38

1.3.2.2.

Phƣơng pháp và chiến lƣợc dịch ẩn dụ

40

1.4.

GIẤC MƠ MỸ

43


1.5.

TIỂU KẾT

45

CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN ẨN DỤ TRONG VĂN BẢN DIỄN THUYẾT
CHÍNH TRỊ MỸ VÀ ĐIỂN CỨU ẨN DỤ VỀ CHỦ NGHĨA PHÂN BIỆT
CHỦNG TỘC
2.1.

46

QUY TRÌNH NHẬN DIỆN ẨN DỤ TRONG VĂN BẢN DIỄN THUYẾT

CHÍNH TRỊ MỸ

46

2.1.1. Quy trình nhận diện ẩn dụ ngơn ngữ

46

2.1.2. Quy trình nhận diện ẩn dụ tri nhận

56

2.2.


ĐIỂN CỨU NHẬN DIỆN ẨN DỤ VỀ CHỦ NGHĨA PHÂN BIỆT

CHỦNG TỘC

64


viii

2.2.1. Nhận diện ẩn dụ ngôn ngữ về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo dạng
thức

65

2.2.1.1.

Ẩn dụ ngôn ngữ về Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo dạng thức I

65

2.2.1.2.

Ẩn dụ ngôn ngữ về Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo dạng thức II

67

2.2.1.3.

Ẩn dụ ngôn ngữ về Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo dạng thức III


68

2.2.1.4.

Ẩn dụ ngôn ngữ về Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo dạng thức IV

69

2.2.1.5.

Ẩn dụ ngôn ngữ về Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo dạng thức V

71

2.2.1.6.

Kết quả phân tích ẩn dụ ngôn ngữ về Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

theo dạng thức

72

2.2.2. Nhận diện ẩn dụ tri nhận về Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo nguyên do
lựa chọn miền ý niệm

73

2.2.2.1.

Ẩn dụ tri nhận có nguyên do tƣơng liên trong trải nghiệm


73

2.2.2.2.

Ẩn dụ tri nhận có nguyên do tƣơng đồng cấu trúc lĩnh hội

78

2.2.2.3.

Ẩn dụ tri nhận có nguyên do nguồn gốc sinh học và văn hóa

85

2.2.2.4.

Kết quả phân tích ẩn dụ tri nhận về Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

theo nguyên do lựa chọn miền ý niệm

90

2.3.

92

TIỂU KẾT

CHƢƠNG 3: ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG VĂN BẢN DIỄN THUYẾT

CHÍNH TRỊ MỸ VÀ ĐIỂN CỨU ẨN DỤ VỀ TỰ DO VÀ CHIẾN TRANH
3.1.

93

CÁC MIỀN Ý NIỆM THÔNG DỤNG CỦA ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG

VĂN BẢN DIỄN THUYẾT CHÍNH TRỊ MỸ

93

3.1.1. Các miền nguồn thơng dụng

93

3.1.2. Các miền đích thơng dụng

97

3.2.

SỰ VẬN DỤNG CÁC PHƢƠNG THỨC CẤU THÀNH ẨN DỤ TRI

NHẬN TRONG VĂN BẢN DIỄN THUYẾT CHÍNH TRỊ MỸ

99

3.2.1. Sử dụng sáng tạo tính ƣớc lệ của ẩn dụ

99


3.2.2. Tận dụng hiệu quả các chức năng tri nhận của ẩn dụ

104

3.2.3. Xây dựng những hình ảnh giàu hình tƣợng dựa vào bản chất của ẩn dụ

107


ix

3.2.4. Sử dụng linh hoạt ẩn dụ cấp độ khái quát và ẩn dụ cấp độ cụ thể

109

3.3.

111

ĐIỂN CỨU ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ TỰ DO VÀ CHIẾN TRANH

3.3.1. Ý niệm Giấc mơ Mỹ

111

3.3.2. Ẩn dụ tri nhận về Tự do và ẩn dụ tri nhận về Chiến tranh

114


3.3.2.1.

Ẩn dụ tri nhận về Tự do

114

3.3.2.2.

Ẩn dụ tri nhận về Chiến tranh

123

3.3.3. Kết quả phân tích các đặc trƣng của ẩn dụ tri nhận về Tự do và ẩn dụ tri
nhận về Chiến tranh

129

3.4.

130

TIỂU KẾT

CHƢƠNG 4: DỊCH ẨN DỤ TRONG VĂN BẢN DIỄN THUYẾT CHÍNH TRỊ
TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT VÀ ĐIỂN CỨU ẨN DỤ VỀ XUNG
ĐỘT CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH CHÍNH TRỊ
4.1.

131


XÁC LẬP QUY TRÌNH DỊCH ẨN DỤ TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT 131

4.1.1. Cơ sở xác lập quy trình

131

4.1.2. Điển cứu đối chiếu ẩn dụ tiếng Anh về Xung đột chính trị và Chính sách
chính trị trong văn bản diễn thuyết chính trị Mỹ với các bản dịch tiếng Việt

136

4.1.2.1.

Kết quả thống kê chiến lƣợc dịch

137

4.1.2.2.

Kết quả phân tích các tƣơng đƣơng dịch theo quan điểm tri nhận

139

4.1.3. Đề xuất quy trình dịch ẩn dụ từ tiếng Anh sang tiếng Việt theo quan điểm
tri nhận
4.2.

156

KHẢO SÁT KẾT QUẢ ỨNG DỤNG QUY TRÌNH DỊCH ẨN DỤ TỪ


TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT

166

4.2.1. Phƣơng pháp tiến hành

166

4.2.2. Quy trình thực hiện khảo sát

168

4.2.3. Quy trình đánh giá kết quả khảo sát

170

4.2.4. Kết quả khảo sát và nhận xét

172

4.3.

178

TIỂU KẾT


x


KẾT LUẬN

179

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO

183

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

184


1

MỞ ĐẦU
0.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ẩn dụ có một tầm quan trọng đặc biệt trong giao tiếp và trong đời sống của

con ngƣời nói chung. “Nếu khơng có hệ thống ẩn dụ thì khơng thể có triết lý hóa, lý
thuyết hóa mà chỉ có đơi chút hiểu biết chung về đời sống cá nhân và xã hội thường
ngày của chúng ta mà thôi.” (Lakoff 1995: 229) [92]. Nhiều số liệu thống kê đã cho
thấy tính phổ biến của ẩn dụ: trong một đoạn văn thƣờng có đến năm hay sáu ẩn dụ
(Pinker 2007: 235) [110], cứ 7,5 đơn vị từ vựng trong Kho Ngữ liệu Quốc gia Anh
(the British National Corpus) thì có một đơn vị liên quan đến cấu trúc ánh xạ ẩn dụ
(metaphorical mapping structure) (Steen & các đồng tác giả 2010: 765 – 796) [125],
khi nói ra khoảng 10 đến 20 từ thì có thể chúng ta phải dùng đến một ẩn dụ, hay
khoảng sáu ẩn dụ trong vòng một phút (Geary 2011: 5 – 7) [69].

Tuy ẩn dụ có một vai trị quan trọng và phổ biến nhƣ vậy, nhƣng nhận diện và
nắm bắt đƣợc ý nghĩa của ẩn dụ không phải là vấn đề đơn giản, nhất là ẩn dụ trong
một ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ, vì ẩn dụ khơng những chịu ảnh hƣởng bởi
qui luật nhận thức mà còn bị chi phối bởi đặc điểm loại hình ngơn ngữ và thể hiện
đặc trƣng văn hóa của cộng đồng ngƣời bản ngữ. Chẳng hạn, ẩn dụ trong tiếng Anh
(thuộc loại hình ngơn ngữ hịa kết, biến hình và văn hóa phƣơng Tây) và tiếng Việt
(thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập, khơng biến hình và văn hóa phƣơng Đơng) có
những khác biệt rất đa dạng. Những khác biệt đó đặt ra những thách thức lớn đối
với ngƣời Việt học tiếng Anh hay ngƣời Anh học tiếng Việt.
Là giảng viên dạy tiếng Anh chuyên ngữ, chúng tôi nhận thấy ẩn dụ chiếm
một tỷ lệ đáng kể trong các giáo trình và ngày càng đa dạng, phong phú, liên quan
đến nhiều lĩnh vực trong đời sống chính trị và xã hội. Tuy nhiên, các phƣơng pháp
nhận diện ẩn dụ, diễn giải ý nghĩa, và chuyển dịch ẩn dụ từ tiếng Anh sang tiếng
Việt chƣa đƣợc đề cập một cách hệ thống và đầy đủ. Nhiều sinh viên cịn gặp khó
khăn trong viê ̣c xác định đúng ẩn dụ và hiểu đƣợc hàm ý của ẩn dụ, cũng nhƣ chƣa
đạt đến mức độ uyển chuyển, tự nhiên trong thao tác dịch ẩn dụ.


2

Chẳng hạn, trong chƣơng trình đào tạo chuyên ngành Ngữ văn Anh tại Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, ẩn dụ là một phần quan trọng trong mơn học English Semantics (Ngữ nghĩa
học tiếng Anh): Các đề thi giữa kỳ, cuối kỳ và nhất là tốt nghiệp, sinh viên thuộc
các hệ đào tạo – Chính qui, Văn bằng 2, Hoàn thiện, Vừa làm vừa học – đều đƣợc
yêu cầu tìm và phân tích ít nhất một câu có sử dụng ẩn dụ. Nhiều sinh viên chƣa
làm tốt phần thi này. Có thể thấy rõ qua kết quả khảo sát thống kê phần nhâ ̣n diê ̣n
biê ̣n pháp tu tƣ̀ và giải thích ý nghĩa của ẩn dụ trong câu He attacked every weak
point in my argument. (Anh ta tấn công mọi điểm yếu trong lập luận của tôi) trong
đề thi tốt nghiệp môn Linguistics (Ngôn ngữ học) của hệ đào tạo Vừa làm vừa học

trong năm 20131.
Kết quả
nhận diện

Số lượng
sinh viên

Tỷ lệ

Đúng

575

63.3%

Sai

334
909

Tổng cộng

Kết quả diễn giải
ý nghĩa

Số lượng
sinh viên

Tỷ lệ


Đúng hồn tồn

149

16.4%

36.7%

Đúng một phần

37

4.1%

100%

Khơng giải thích đƣợc

723

79.5%

Tổng cộng

909

100%

Bảng 0.1: Kết quả nhận diện và giải thích ý nghĩa ẩn dụ
trong kỳ thi tốt nghiệp hệ đào tạo Vừa làm vừa học ngày 26/06/2013

Mức độ không nhận diện đƣợc và không diễn giải đúng ẩn dụ khá cao: Ở góc độ
ngơn ngữ, gần hai phần năm số sinh viên (36.7%) khơng có khả năng nhận diện ra
ẩn dụ qua biểu thức attacked every weak point in my argument trong câu này; ở góc
độ tri nhận, gần bốn phần năm (79.5%) hồn tồn khơng hiểu đƣợc hệ thống ẩn dụ:
ARGUMENT IS WAR (TRANH LUẬN LÀ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH), để từ
đó xác định đúng ánh xạ và liên tƣởng đến hình ảnh phóng chiếu phù hợp trong ngữ
cảnh này để có thể hiểu đúng hàm ý của ẩn dụ là strongly criticized every weak point
in my argument (chỉ trích/ phê bình các điểm yếu trong lập luận của tơi).
1

theo thống kê của chuyên viên về đảm bảo chất lƣợng của Khoa Ngữ văn Anh, Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.


3

Ẩn dụ cịn là một vấn đề khó trong các môn học dịch Anh – Việt. Chẳng hạn,
trong đề thi cuối học phần môn Basic Translation (ngày 29/12/2011) dành cho sinh
viên năm thứ 3, hệ Chính quy của Khoa Ngữ văn Anh, có câu The idea that the
family is a stable and cohesive unit in which father serves as economic provider and
mother serves as emotional care giver is a myth. Gần 90% sinh viên khơng dịch
đúng đƣợc từ myth vì không hiểu rõ đƣợc phƣơng thức chuyển nghĩa thông qua ẩn
dụ a myth trong câu và đã sử dụng nghĩa gốc trong từ điển là “câu chuyện hoang
đƣờng”. Câu này nên dịch (theo đáp án gợi ý) là: “Ý tƣởng về một gia đình bền
vững và gắn bó trong đó ngƣời cha giữ vai trò trụ cột về kinh tế cịn ngƣời mẹ lo
lắng đời sống tình cảm ngày nay đã khơng cịn nữa.” Ngồi ra, cịn có thể sử dụng
một ẩn dụ tƣơng đƣơng trong tiếng Việt và dịch thành: “Ý tƣởng về một gia đình
bền vững và gắn bó trong đó ngƣời cha giữ vai trị trụ cột về kinh tế cịn ngƣời mẹ
lo lắng đời sống tình cảm ngày nay chỉ là chuyện đời xƣa mà thôi.” (cách dịch đề
xuất của chúng tôi).

Nhƣ vậy, xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy cần phải có
một nghiên cứu thấu đáo để tìm ra phƣơng pháp hữu hiệu trong việc nâng cao kiến
thức về ẩn dụ cho sinh viên.
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ẩn dụ trong nhiều loại văn bản
thuộc các lĩnh vực văn học, khoa học, pháp luật, và nhiều lĩnh vực khác của đời
sống văn hóa – xã hội. Đặc biệt, lĩnh vực chính trị, nghệ thuật của sự cầm quyền
và quyền lực (Từ điển Longman Dictionary of Contemporary English) (Gasby
2001) [68], ln đóng một vai trị quan trọng trong đời sống xã hội trong bất kỳ thời
đại nào. Để thành công trong lĩnh vực này, các diễn giả đều cần phải có những lập
luận diễn đạt hiệu quả những ý tƣởng chính trị trừu tƣợng về các vấn đề xã hội nhƣ
kinh tế, thuế khóa, giáo dục, y tế, quân sự, phúc lợi, tội phạm… Những nghiên cứu
về ngôn ngữ từ thời Aristotle xa xƣa cho đến thời Lakoff hiện đại đã cho thấy ẩn dụ
không chỉ là một công cụ để tăng hiệu quả hay hƣơng vị trong lập luận mà còn là
một đối tƣợng nghiên cứu quan trọng của khoa học nhận thức. Thông qua các văn
bản diễn thuyết, các diễn giả đã góp phần xây dựng các lý thuyết về tâm trí của con


4

ngƣời. Nghiên cứu về ẩn dụ trong văn bản diễn thuyết chính trị (VBDTCT) trên
thế giới, đặc biệt là những ẩn dụ liên quan đến tƣ tƣởng chính trị, đã trở thành mối
quan tâm của nhiều ngƣời.
Tiếp nối hƣớng nghiên cứu đó, luận án của chúng tơi tập trung vào một đề tài cụ
thể hơn: “Ẩn dụ trong VBDTCT Mỹ và việc dịch ẩn dụ từ tiếng Anh sang tiếng
Việt”. Các VBDTCT của Mỹ (một nƣớc sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ) có tần
suất sử dụng ẩn dụ rất cao. Việc phân tích ẩn dụ trong loại văn bản đặc thù này và đối
chiếu với những cách diễn đạt tƣơng ứng trong tiếng Việt sẽ phục vụ đắc lực cho việc
dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cho ngƣời Việt Nam. Hƣớng
nghiên cứu này cũng góp phần soi sáng một số khía cạnh trong cách thức tri nhận thế
giới của ngƣời Mỹ và ngƣời Việt, đào sâu thêm một số vấn đề về văn hóa ngơn ngữ.

0.2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
0.2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Ẩn dụ trong VBDTCT Mỹ và việc dịch ẩn dụ từ tiếng Anh sang tiếng
Việt” nhằm:
(1)

Nghiên cứu các ẩn dụ trong VBDTCT Mỹ;

(2)

Nghiên cứu các chiến lƣợc chuyển dịch những ẩn dụ này từ tiếng Anh sang tiếng

Việt để có thể xây dựng một quy trình dịch ẩn dụ một cách khoa học và hệ thống.
0.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc các mục đích nghiên cứu, luận án lần lƣợt tiến hành các
nhiệm vụ sau:
(1)

Xác lập quy trình nhận diện ẩn dụ trong VBDTCT Mỹ;

(2)

Phân tích đặc trƣng của ẩn dụ tri nhận và các hệ thống ẩn dụ tri nhận hình

thành và chi phối các lập luận trong VBDTCT Mỹ;
(3)

Xác lập các chiến lƣợc dịch ẩn dụ từ tiếng Anh sang tiếng Việt trên cơ sở đối

chiếu các ẩn dụ nguyên tác trong VBDTCT Mỹ và bản dịch của các dịch giả Việt Nam.

0.3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
0.3.1. Nghiên cứu ẩn dụ nói chung
Lịch sử nghiên cứu ẩn dụ trên thế giới đã trải qua hai giai đoạn chính là giai


5

đoạn tiền tri nhận và giai đoạn tri nhận hiện nay.
0.3.1.1. Giai đoạn tiền tri nhận
Từ xa xƣa, Aristotle đã đƣa ra một quan niệm kinh điển về ẩn dụ, coi ẩn dụ là
phƣơng thức chuyển tên gọi và chia ẩn dụ ra bốn loại: chuyển từ loài sang loài,
chuyển từ chủng sang loài, chuyển từ loài sang chủng và tƣơng suy (analog).
Aristotle (1996, 2008) đã hình thành truyền thống phân tích ẩn dụ theo nguyên tắc so
sánh và thay thế qua hai tác phẩm Poetics [39] và The Art of Rhetoric [40]. Kể từ đó,
nghiên cứu ẩn dụ chứng kiến nhiều quan điểm khác nhau về khả năng sử dụng ẩn dụ
(Trần Văn Cơ 2009: 58 – 84) [35].
Ngoài Aristotle, quan điểm tiền tri nhận về ẩn dụ còn có những đại diện tiêu
biểu từ nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau nhƣ nhà triết học Wittgenstein (1953,
1969) [133 & 134], nhà tâm lý học Davidson (1984) [56], và các nhà ngôn ngữ học
Richards, Haas, Black (dẫn theo Cruse 2000: 202 – 203) [54]…
Ở Việt Nam, quan điểm tiền tri nhận về ẩn dụ cũng có một lịch sử khá dài lâu.
Ẩn dụ đã đƣợc định nghĩa và giải thích trong các giáo trình về từ vựng học và
phong cách học tiếng Việt của nhiều tác giả nhƣ Nguyễn Văn Tu (1960) [28],
Nguyễn Lân (1966) [21], Cù Đình Tú (1983) [3], Đào Thản (1988) [5], Đinh Trọng
Lạc (1994) [6], Đỗ Hữu Châu (1996) [8], Nguyễn Thiện Giáp (1999) [24]... Các tác
giả này tuy đƣa ra nhiều kiểu loại ẩn dụ với các tên gọi khác nhau theo phƣơng thức
so sánh liên quan đến thuộc tính, hình thức, màu sắc, phẩm chất, chức năng... nhƣng
họ đều đề cập đến ẩn dụ nhƣ một phƣơng thức chuyển nghĩa của từ hay biện pháp
tu từ, đƣợc dùng phổ biến nhất trong các tác phẩm văn học.
Có thể thấy các nhà nghiên cứu ngơn ngữ học trong giai đoạn này có những

cách nhìn nhận khác nhau về các khía cạnh của ẩn dụ nhƣng đều chia sẻ một điểm
chung căn bản: Ẩn dụ là một hiện tƣợng ngôn ngữ (phƣơng thức chuyển nghĩa của
từ hay biện pháp tu từ), lấy tên gọi của sự vật, hiện tƣợng này để gọi tên cho sự vật,
hiện tƣợng khác dựa trên những tƣơng đồng giữa các sự vật, hiện tƣợng đó.
0.3.1.2. Giai đoạn tri nhận
Từ cuối thế kỷ 20, với sự ra đời cơng trình nghiên cứu Metaphors We Live by


6

(Chúng ta sống bằng ẩn dụ) của Lakoff & Johnson (1980) [95], ẩn dụ đƣợc xem xét
từ một góc độ mới – góc độ của tri nhận luận, theo đó ẩn dụ khơng chỉ là hiện tƣợng
ngơn ngữ mà cịn là phƣơng thức tƣ duy. Với phạm trù cốt lõi là ẩn dụ tri nhận/ ẩn
dụ ý niệm, cơng trình này đã tạo ra một bƣớc ngoặt quan trọng trong lịch sử nghiên
cứu ẩn dụ, làm thay đổi sâu sắc quan niệm về ẩn dụ từ trƣớc tới thời điểm bấy giờ:
Ẩn dụ không chỉ là phƣơng thức chuyển nghĩa cơ bản của từ hay là hiện tƣợng tu
từ, mang ý nghĩa thi ca, đƣợc sử dụng nhiều trong văn học mà cịn phổ biến trong
cuộc sống hàng ngày. Có thể nói quan niệm ẩn dụ theo tri nhận luận đã thực sự tạo
một bƣớc chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực nghiên cứu này.
Đồng hành với Lakoff và Johnson, có rất nhiều nhà khoa học đại diện cho hƣớng
tiếp cận ẩn dụ theo quan điểm tri nhận đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ triết học,
ngôn ngữ học, tâm lý học nhƣ Goatly (1997, 2007) [74 & 75], Gibbs (1984, 1993) [71
& 72], Fauconnier & Turner (1995, 1998) [64 & 65], Jackendoff (1983, 1992) [85 &
86], Kövecses (1999, 2010) [88 & 89], Langacker (1991) [98], Rosch (1973, 1978) [117
& 118], Shore (1996) [122], Steen (1994) [124]...
Theo Lakoff & Johnson (1980: 8) [95], hệ thống ý niệm thƣờng nhật của con
ngƣời, thơng qua đó mà con ngƣời tƣ duy và hành động, thực chất đều mang tính ẩn
dụ. Từ đó, nhiều cơng trình nghiên cứu ẩn dụ tri nhận/ ẩn dụ ý niệm đã đƣợc tiến
hành ở nhiều khía cạnh và trên cứ liệu của nhiều ngôn ngữ trên thế giới, hình thành
nên Lý thuyết Ẩn dụ ý niệm (Conceptual Metaphor Theory): Gibbs (1993) [72] bàn

về sự phân biệt giữa ẩn dụ nhƣ là một sản phẩm và ẩn dụ nhƣ là một quá trình để tìm
hiểu sự khác nhau giữa ẩn dụ khi đƣợc dùng trong một văn bản và ẩn dụ khi đƣợc
kích hoạt trong tƣ duy; Steen (1994) [124] đƣa ra sự phân biệt giữa ẩn dụ ở cấp độ
hệ thống (ngôn ngữ hay tƣ duy) và ẩn dụ ở cấp độ sử dụng (trong ngôn ngữ cá nhân
hay trong tƣ duy cá nhân); Shore (1996) [122] đƣa ra các mơ hình ẩn dụ nhƣ là
những kiểu loại của mơ hình văn hóa đƣợc chia sẻ bởi các thành viên của một cộng
đồng văn hóa theo nhiều mức độ; Kövecses (1999) [88] bảo vệ quan điểm cho rằng
nhiều ý niệm trừu tƣợng chỉ có thể phát sinh qua sự hiểu biết mang tính ẩn dụ;
Goatly (2007) [75] nghiên cứu mối quan hệ giữa ẩn dụ ý niệm và tƣ tƣởng;


7

Kưvecses (2010) [89] cung cấp một cái nhìn tồn diện về các thành tựu mới trong
nghiên cứu ẩn dụ tri nhận qua hơn hai mƣơi năm phát triển và xem xét tính khả thi
của lý thuyết ẩn dụ tri nhận trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội.
Ở Việt Nam, có thể nói hƣớng nghiên cứu mới này đƣợc giới thiệu lần đầu
tiên qua bài báo Ngôn ngữ và sự tri nhận khơng gian vào năm 1994 của Lý Tồn
Thắng [13]. Đến đầu thế kỷ 21, xuất hiện ngày càng nhiều cơng trình nghiên cứu đề
cập đến ẩn dụ trên góc độ tri nhận luận nhƣ một hệ quả tất yếu của quá trình phát
triển mạnh mẽ của lý thuyết ngơn ngữ học tri nhận trên thế giới: Lý Tồn Thắng
(2005) [14] đề cập đến lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận và việc áp dụng vào thực
tiễn tiếng Việt; Nguyễn Đức Tồn (2007) [18] so sánh các quan niệm về ẩn dụ giai
đoạn tiền tri nhận và giai đoạn tri nhận trên thế giới và Việt Nam, từ đó đƣa ra các
nhận định về bản chất của ẩn dụ; Nguyễn Văn Hiệp (2008) [27] đề cập đến cách
tiếp cận của ngơn ngữ học tri nhận đối với vai trị của nghĩa trong phân tích và miêu
tả cú pháp; Trần Văn Cơ (2009) [35] điểm qua các thành tựu nghiên cứu về ẩn dụ tri
nhận trên thế giới và khái qt lại tồn bộ các khái niệm cơng cụ để tìm hiểu ẩn dụ
tri nhận trong tiếng Việt.
Từ đây, Việt ngữ học có sự phát triển mạnh theo hƣớng ứng dụng lý thuyết

mới của ngôn ngữ học tri nhận vào từng mảng ngôn ngữ cụ thể, chẳng hạn nhƣ tục
ngữ, thơ ca, và với các chủ đề tri nhận cụ thể nhƣ thời gian, khơng gian, tình u…
qua các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành: Nguyễn Đức Tồn (2009) [19]
đề cập đến ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ tiếng Việt; Nguyễn Lai (2009) [20] khảo
sát một số ẩn dụ ý niệm về thơ ca; Nguyễn Đức Dân (2009) [16] tìm hiểu cách tri
nhận thời gian của ngƣời Việt...
Các quan điểm theo tri nhận luận đều cho rằng: Ẩn dụ là kết quả của sự kết
hợp ngôn ngữ  văn hóa trong q trình tƣ duy của con ngƣời trong một cộng đồng
văn hoá cụ thể; ẩn dụ ý niệm hay ẩn dụ tri nhận là việc hiểu một miền ý niệm thông
qua một miền ý niệm khác. Các nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận rất đa dạng, từ cấp độ
hệ thống cho đến cấp độ sử dụng cụ thể trong giao tiếp ngôn ngữ ở nhiều lĩnh vực.


8

0.3.2. Nghiên cứu ẩn dụ trong văn bản diễn thuyết chính trị
Mio (1997: 111 – 114) [105] cho rằng kể từ thập niên 1970 các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ và các nhà lý luận chính trị đã bắt đầu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của
giao tiếp chính trị và quan tâm đến vai trị của ẩn dụ – cơng cụ thuyết phục – trong
giao tiếp chính trị. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiền tri nhận chỉ có một vài cơng trình
nghiên cứu đáng kể và họ cũng chỉ đề cập sơ lƣợc đến ẩn dụ trong giao tiếp chính trị,
chẳng hạn: Edelman (1964, 1977) coi cốt lõi của giao tiếp chính trị là khả năng các
nhà hoạt động chính trị sử dụng ẩn dụ và hình tƣợng để đánh thức những xu hƣớng
tiềm tàng trong dân chúng; Ortony (1975) bàn luận về tầm quan trọng của ẩn dụ
trong việc chuyển tải nhiều thơng tin chính trị một cách chính xác.
Trên thế giới, các nghiên cứu ẩn dụ trong VBDTCT theo tri nhận luận rất đa
dạng. Một số cơng trình tiêu biểu là: Lakoff (1999) [93] nghiên cứu hệ thống tƣ duy
mang tính ẩn dụ qua các ẩn dụ về cuộc chiến Vùng vịnh và cuộc chiến Kosovo;
Paris (2002) [109] phân tích các bài diễn văn tranh luận về cuộc chiến Kosovo giữa
các chính trị gia Mỹ và cho thấy tƣ tƣởng chính trị đƣợc thể hiện rõ qua các ẩn dụ

tri nhận về chiến tranh, nhấn mạnh vai trò của ẩn dụ là giúp tăng kiến thức về các
trải nghiệm chính trị của Mỹ và thế giới xung quanh, và các chính trị gia có khuynh
hƣớng sử dụng ẩn dụ rất sáng tạo theo phong cách riêng dựa vào những tham khảo
trực tiếp hay gián tiếp từ các trải nghiệm lịch sử trƣớc đó; Charteris-Black (2005)
[49] phân tích thuật hùng biện trong các bài diễn văn của các chính trị gia lớn của
Anh và Mỹ, trong đó ẩn dụ đƣợc sử dụng một cách hệ thống để tạo ra những điển
tích chính trị đề cập đến những quái vật, những nhân vật phản diện và những nhà
lãnh đạo anh hùng trong lĩnh vực này; Urbonait & Šeškauskien (2007) [128] tìm
hiểu các biểu hiện ngơn ngữ của ẩn dụ tri nhận liên quan đến ý niệm sức khỏe khi
đề cập đến các khó khăn về kinh tế, chính trị và so sánh tần suất sử dụng ẩn dụ này
trong các văn bản diễn thuyết chính trị và kinh tế tiếng Anh và tiếng Lithuania cũng
nhƣ sự tác động của các đặc điểm văn hóa trong tri nhận; Landtsheer, Vries &
Vestessen (2008) [97] chứng minh tần suất sử dụng ẩn dụ cao hơn nhiều trong ngơn
ngữ chính trị vào thời điểm bầu cử, thời điểm mà sức biểu cảm đóng một vai trò cực


9

kỳ then chốt; và Mensah (2011) [104] phân tích vai trò của ẩn dụ trong các bài diễn
văn của Martin Luther King Jr. (nhà lãnh tụ da đen vĩ đại của Mỹ) và Kwame
Nkrumah (Tổng thống đầu tiên của Ghana), so sánh và lý giải những tƣơng đồng, dị
biệt trong cách sử dụng ẩn dụ với các miền ý niệm tơn giáo và qn sự.
Có thể thấy một khuynh hƣớng nghiên cứu ẩn dụ trong VBDTCT đi từ các
vấn đề khái quát, căn bản nhất về sự hiện diện của ẩn dụ trong giao tiếp chính trị
trong giai đoạn tiền tri nhận đến các vấn đề khá chuyên biệt trong giai đoạn tri nhận,
chẳng hạn: nghiên cứu về hệ thống ẩn dụ tri nhận liên quan đến ý niệm sức khỏe,
tơn giáo, qn sự…; phân tích cách sử dụng ẩn dụ của một đảng/ chính trị gia cụ thể
hay so sánh cách sử dụng ẩn dụ giữa hai đảng/ chính trị gia cụ thể; phân tích tƣ duy
ẩn dụ trong các lập luận chính trị; phân tích phong cách ngơn ngữ cá nhân trong sử
dụng ẩn dụ...

Còn ở Việt Nam, tuy hƣớng nghiên cứu đối chiếu ẩn dụ trong tiếng Anh (đôi
khi một ngôn ngữ khác, không phải là tiếng Anh) và tiếng Việt trên góc độ tri nhận
luận đƣợc nhiều tác giả quan tâm và ngày càng có khuynh hƣớng chuyên biệt hơn
nhƣng ẩn dụ trong VBDTCT vẫn còn là một vấn đề mới: Nguyễn Đức Tồn (2002)
[17] đề cập vấn đề chuyển nghĩa theo hƣớng lý thuyết tâm lý – ngôn ngữ học tộc
ngƣời thông qua so sánh với cách liên tƣởng của ngƣời Việt với ngƣời Nga và ngƣời
Anh, cũng nhƣ thơng qua việc tìm hiểu đặc điểm tƣ duy liên tƣởng của ngƣời Việt
trong việc định danh động vật, định danh thực vật, định danh bộ phận cơ thể ngƣời
của ngƣời Việt qua các lớp từ chỉ tên gọi thực vật và lớp từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời;
Trần Thị Thanh Hải và các đồng tác giả (2009) [33] đối chiếu phép ẩn dụ trong văn
bản kinh tế thƣơng mại tiếng Anh và tiếng Việt trên góc độ tri nhận luận; Ly
Lan (2009) [12] đối chiếu cách thể hiện tình cảm qua lớp từ chỉ các bộ phận cơ thể từ
góc nhìn tri nhận của ngƣời Anh và ngƣời Việt; Phan Văn Hòa và Nguyễn Thị Tú
Trinh (2010) [30] đối chiếu ẩn dụ ý niệm về cuộc đời, cái chết và thời gian thể hiện
trong thơ ca tiếng Anh và tiếng Việt qua hơn 1000 mẫu thơ ngắn, khám phá những
khác biệt về văn hóa ẩn chứa trong hai ngôn ngữ Anh và Việt; Nguyễn Thị Quyết
(2012) [23] đối chiếu ẩn dụ ý niệm về cuộc đời trong thơ tiếng Anh và tiếng Việt…


10

Đặc biệt, ở Việt Nam cho đến nay đã có một số luận án Ngữ văn có phạm vi
nghiên cứu liên quan đến ẩn dụ trong tiếng Anh và tiếng Việt, tiêu biểu nhƣ: Phan
Thế Hƣng (2008) [29] bƣớc đầu tìm hiểu ẩn dụ dƣới góc độ ngơn ngữ tri nhận qua
các cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt, trong đó tập trung vào các ẩn dụ thể hiện sự tri
nhận cảm xúc buồn, vui, nóng giận… của con ngƣời; Nguyễn Ngọc Vũ (2009) [22]
phân tích các ẩn dụ ý niệm trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ
phận cơ thể ngƣời; Võ Kim Hà (2011) [36] tìm hiểu cách diễn đạt ẩn dụ tiếng Việt
(so sánh tiếng Anh và tiếng Pháp) từ hai nguồn báo chí và tác phẩm văn học; Hà
Thanh Hải (2011) [10] tìm hiểu các phƣơng thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngơn ngữ

học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế Anh Việt; Nguyễn Văn Hán (2012) [26] bàn
về vấn đề định vị thời gian trong thơ văn tiếng Việt trên cơ sở ý niệm và có so sánh
với tiếng Anh; Trần Thị Phƣơng Lý (2012) [32] nghiên cứu ẩn dụ ý niệm của phạm
trù thực vật trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh); và Trần Bá Tiến (2012) [31]
khảo sát thành ngữ biểu thị trạng thái tâm lý tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt
thuộc 5 phạm trù tình cảm: tức giận, vui, buồn, sợ, xấu hổ.
Các luận án trên tập trung vào phân tích ẩn dụ trong một phạm vi giới hạn,
chẳng hạn ẩn dụ chỉ thời gian, ẩn dụ chỉ cảm xúc của con ngƣời hay có liên quan
đến lớp từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời, thực vật… với cứ liệu khảo sát chủ yếu là văn
bản báo chí và văn học. Một số tác giả có đề cập nhƣng chƣa đi sâu vào việc xây
dựng các mơ hình cụ thể trong dịch ẩn dụ.
Việc miêu tả, phân tích ẩn dụ trong loại VBDTCT tiếng Anh, xác lập những
cách biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt, từ đó xây dựng quy trình dịch ẩn dụ từ
tiếng Anh sang tiếng Việt là hƣớng nghiên cứu chƣa từng đƣợc thực hiện.
0.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
0.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu luận án là:
(1)

Các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ trong VBDTCT Mỹ;

(2)

Các hệ thống ẩn dụ trong VBDTCT Mỹ xét trên góc độ tri nhận luận;

(3)

Các chiến lƣợc dịch ẩn dụ trong VBDTCT Mỹ từ tiếng Anh sang tiếng Việt.



11

0.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Việc khảo sát ẩn dụ trong VBDTCT đƣợc giới hạn trong tác phẩm của những
nhà hoạt động chính trị và xã hội có ảnh hƣởng lớn đối với lịch sử Hoa Kỳ trong thế
kỷ 20, cũng nhƣ một số bài diễn thuyết chính trị của Mỹ mang tính thời sự vào đầu
thế kỷ 21.
Luận án tập trung nghiên cứu các ẩn dụ liên quan đến giá trị nền tảng của hệ
thống chính trị Mỹ – Giấc mơ Mỹ2 với các vấn đề hữu quan nhƣ: chế độ phân biệt
chủng tộc, tự do, chiến tranh, xung đột chính trị và chính sách chính trị.
0.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
0.5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trƣớc hết, luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản và thông dụng
trong ngôn ngữ học:
(1)

Phương pháp mô tả (descriptive method) đƣợc dùng để mơ tả các hình thức

biểu hiện của ẩn dụ trong VBDTCT tiếng Anh của Mỹ và những đặc trƣng của ẩn
dụ trong loại văn bản đặc thù này; mô tả các chiến lƣợc dịch ẩn dụ để xác định các
ngun tắc và mơ hình dịch ẩn dụ; mô tả kết quả khảo sát năng lực dịch ẩn dụ của
ngƣời học trƣớc và sau khi học quy trình dịch ẩn dụ đề xuất. Phƣơng pháp mơ tả
đƣợc vận dụng cụ thể nhƣ sau:
Xử lý ngữ liệu ẩn dụ từ các VBDTCT tiếng Anh của Mỹ ở chương 2 và chương 3
Kế thừa các nhà ngôn ngữ học đi trƣớc nhƣ Cameron & Low (1999) [45], Deignan
(2003) [58], và Charteris-Black (2005) [49], chúng tôi tiến hành các bƣớc theo trình tự:

Đọc các VBDTCT Mỹ trong nguồn ngữ liệu đã đƣợc chọn lọc để xác định các
biểu thức ngơn ngữ có sử dụng ẩn dụ;


Nhóm các ẩn dụ tìm đƣợc theo chủ đề chính trị/ hệ thống tri nhận phù hợp để
miêu tả;


Phân tích và khái qt hóa các đặc trƣng của ẩn dụ trên góc độ tri nhận luận.

Xử lý ngữ liệu từ các bản dịch tiếng Việt ở chương 4
Chúng tôi tiến hành:
2

Khái niệm “Giấc mơ Mỹ” sẽ đƣợc chúng tôi đề cập chi tiết trong mục 1.4, tr.43.


12


Đọc bản dịch tiếng Việt của các bài diễn thuyết có sử dụng ẩn dụ để xác định
tƣơng đƣơng dịch của các ẩn dụ này;

Nhóm các tƣơng đƣơng dịch có sử dụng cùng chiến lƣợc dịch giống nhau để
miêu tả;

Phân tích và khái qt hóa các ngun tắc và mơ hình dịch thể hiện qua các
chiến lƣợc dịch.
Xử lý dữ liệu kết quả khảo sát về năng lực dịch ở chương 4
Chúng tôi tiến hành các bƣớc đánh giá năng lực dịch ẩn dụ của ngƣời học:

Tìm hiểu năng lực dịch ẩn dụ của ngƣời học qua Bài kiểm tra 1 – kiểm tra thí
điểm (pilot test);


Hƣớng dẫn quy trình dịch ẩn dụ đề xuất của luận án và tìm hiểu tính hiệu quả
của quy trình này qua thống kê và phân tích kết quả đánh giá ngƣời học qua Bài kiểm
tra 2 – kiểm tra so sánh (benchmarked test);

Mô tả các vấn đề phát sinh qua thống kê và phân tích kết quả đánh giá năng lực
dịch ẩn dụ của ngƣời học qua Bài kiểm tra 3 – kiểm tra chuẩn đoán (diagnose test).
(2)

Phương pháp đối chiếu (contrastive method) so sánh các ẩn dụ nguyên tác

tiếng Anh trong các VBDTCT Mỹ với những tƣơng đƣơng dịch của chúng trong
các bản dịch tiếng Việt để tìm ra những tƣơng đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ khi
biểu đạt cùng một ý tƣởng. Đây là cách tiếp cận đối chiếu một chiều (directional
contrastive study) trong đó tiếng Anh đƣợc chọn làm ngôn ngữ xuất phát và tiếng
Việt làm ngôn ngữ đích.
Đối với vấn đề ẩn dụ trong VBDTCT, có thể có cách tiếp cận đối chiếu hai
chiều (bi-directional contrastive study). Theo đó, khơng có ngơn ngữ nào là ngơn
ngữ xuất phát hay ngơn ngữ đích. Và việc đối chiếu có nhiệm vụ xác định những
điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa ẩn dụ trong VBDTCT của các nhà hoạt động
chính trị và xã hội Mỹ (viết bằng tiếng Anh) và ẩn dụ trong VBDTCT của các nhà
hoạt động chính trị và xã hội Việt Nam (viết bằng tiếng Việt). Tuy nhiên, do những
hạn chế của ngữ liệu ẩn dụ trong VBDTCT viết bằng tiếng Việt và do mục tiêu
nghiên cứu đối chiếu của luận án là phục vụ cho việc dạy học tiếng Anh cho ngƣời
Việt, nên chúng tôi chọn cách tiếp cận chủ đạo là đối chiếu một chiều.


13

Ngồi ra, chúng tơi cũng sử dụng một số phƣơng pháp phổ biến trong khoa
học xã hội nói chung:

(3)

Phương pháp điển cứu (nghiên cứu trƣờng hợp điển hình) (case study method)

đƣợc dùng để tập trung nghiên cứu các ẩn dụ về một chủ đề chính trị đặc trƣng: Hai
điển cứu trong chƣơng 2 và chƣơng 3 là các điển cứu minh họa (illustrative case
study) mang tính mơ tả, nhằm phân tích các ví dụ ẩn dụ cụ thể về chủ đề nghiên cứu
để có thể giải thích các vấn đề về nhận diện ẩn dụ và phân tích đặc trƣng của ẩn dụ
trong VBDTCT Mỹ; điển cứu 3 là điển cứu thăm dị (exploratory case study) mang
tính mơ tả, nhằm mục đích đƣa ra các giả thuyết làm cơ sở cho việc xây dựng các mơ
hình dịch ẩn dụ.
(4)

Phương pháp thống kê (statistical method) đƣợc dùng để xử lý số liệu với

việc ứng dụng phần mềm SPSS 13.0 nhằm đánh giá tần suất của các dạng thức ẩn
dụ, các chiến lƣợc dịch ẩn dụ, điểm số của ba bài kiểm tra thử nghiệm và độ chênh
lệch điểm số giữa các bài kiểm tra.
0.5.2. Nguồn ngữ liệu
Chúng tơi đã phân tích 127 VBDTCT Mỹ để xác định các biểu thức ngôn ngữ
ẩn dụ và các hệ thống ẩn dụ tri nhận. Tồn bộ các dẫn chứng có sử dụng ẩn dụ đƣợc
phân tích cụ thể trong phần chính văn và các dẫn chứng bổ sung trong phần phụ lục
của luận án, cũng nhƣ các thông tin liên quan đƣợc sử dụng trong q trình phân tích
đều có xuất xứ. Ngữ liệu sử dụng trong nghiên cứu đƣợc tổng hợp từ các nguồn sau:
(1)

Các bài diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ trong cuốn Words of a Century: The Top

100 American Speeches, 1900 – 1999 (Lucas & Medhurst 2008) [101]. Đây là bộ hợp
tuyển gồm 100 bài diễn thuyết hay nhất của Mỹ trong thế kỷ 20 đƣợc đọc/ phát biểu

trên vô tuyến hay trực tiếp trƣớc khán giả bởi những diễn giả nổi tiếng nhƣ Woodrow
Wilson, Clarence Darrow, Carrie Chapman Catt, Martin Luther King, Ronald Reagan,
John F. Kennedy, Barbara Jordan... Bộ hợp tuyển này đƣợc biên tập bởi hai trong số
các nhà phê bình nổi tiếng nhất của Mỹ là Stephen E. Lucas và Martin J. Medhurst và
đƣợc tuyển chọn theo hai tiêu chí: (1) có tính nghệ thuật, và (2) có tầm ảnh hƣởng rộng
lớn, thông qua một cuộc khảo sát gồm 137 học giả về giao tiếp.


14

(2)

Một số bài diễn thuyết quan trọng của các nhà hoạt động chính trị và xã hội Mỹ

đầu thế kỷ 21 thể hiện tính thời sự của thời đại và đƣợc đánh giá cao về mặt sử dụng
ngôn ngữ, đƣợc đăng tải trên , trang web có số lƣợng
ngƣời xem rất cao.
(3)

Các bản dịch tiếng Việt trong cuốn Những bài diễn thuyết nổi tiếng nước Mỹ

do Hạ Dƣơng Châu tuyển chọn, nhóm Cảnh Dƣơng thực hiện dịch và Nhà xuất bản
Công An Nhân dân phát hành năm 2009 [9]. Các bản dịch này đã đƣợc hiệu đính và
xuất bản theo phƣơng thức chính thống nên có thể coi là đáng tin cậy hơn các bản
dịch trên các trang mạng Internet.
(4)

Một số trích dẫn từ những phát biểu của các nhà hoạt động chính trị Việt Nam

và những văn bản khác trên báo chí Việt Nam đề cập đến các vấn đề chính trị có sử

dụng ẩn dụ (xem phụ lục 10, tr.187 – 190). Nhóm ngữ liệu này dùng để góp phần
soi sáng một số tƣơng đồng và khác biệt nổi bật về văn hóa ngơn ngữ liên quan đến
cách dùng ẩn dụ trong VBDTCT Mỹ và Việt Nam. Tuy nhiên, nhƣ đã nêu trên, đây
không phải là cách tiếp cận chủ đạo của luận án.
Ngồi ra cịn có các thông tin liên quan đƣợc thu thập từ những nguồn đáng tin
cậy khác nhƣ sách giáo khoa, từ điển, sách chun đề ngơn ngữ, các văn bản trên báo
chí và những đoạn thoại đƣợc ghi chép lại từ chƣơng trình Online speech bank
(). Tất cả các thông tin này đƣợc sử dụng nhƣ một
nguồn tƣ liệu bổ sung quan trọng.
Khi trích dẫn ngữ liệu, tên diễn giả và năm diễn thuyết đƣợc để trong ngoặc
đơn. Những cuộc diễn thuyết trong cùng một năm sẽ đƣợc ký hiệu theo thứ tự abc,
ví dụ: (Barack Obama 2008a) (xem phụ lục 9, tr.161 – 186).
0.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
0.6.1. Ý nghĩa khoa học


Góp phần nghiên cứu một cách hệ thống ẩn dụ trong một loại văn bản đặc thù là

VBDTCT, hiện là một hƣớng nghiên cứu chƣa đƣợc quan tâm nhiều tại Việt Nam, từ
đó xây dựng tiền đề cho các nghiên cứu về ẩn dụ trong VBDTCT tiếng Việt;


Xác lập quy trình nhận diện ẩn dụ với các thao tác mang tính hệ thống và khoa học;


×