Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Thực trạng tham nhũng và biện pháp xử lý tham nhũng thời lê sơ (1428 1527)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 178 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN ĐÌNH BA

THỰC TRẠNG THAM NHŨNG
VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ THAM NHŨNG
THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
I


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN ĐÌNH BA

THỰC TRẠNG THAM NHŨNG
VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ THAM NHŨNG
THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ MAI


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
II


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân tơi, có sự hướng dẫn
của PGS.TS Trần Thị Mai. Số liệu, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực, khách
quan. Đảm bảo tính khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tơi xin chịu trách nhiệm với nội dung luận văn này.

Tác giả luận văn

TRẦN ĐÌNH BA

III


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện luận văn “Thực trạng tham nhũng và biện pháp xử lý tham nhũng thời Lê
sơ (1428 - 1527)”, tác giả đã có sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân về mặt tư
liệu, học thuật để hoàn thành luận văn.
Trước hết, xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, phịng Sau Đại học, Khoa Lịch sử
và các thầy, cô giáo đã quan tâm chỉ bảo, giảng dạy, hướng dẫn tác giả trong quá trình
học tập và viết luận văn.
Đặc biệt, xin được gửi lời tri ân sâu sắc tới PGS.TS Trần Thị Mai - Trưởng phòng Sau
Đại học - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh, đã tận tình hướng dẫn tác giả rất nhiều, đặc biệt là về mặt phương pháp luận để
đề tài phát triển được đúng hướng.
Tác giả cũng gửi lời tri ân chân thành tới cá nhân TS Phan Ngọc Huyền - Giảng viên

Khoa Lịch sử của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, một chuyên gia nghiên cứu về tham
nhũng thời vua Lê Thánh Tông với rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này được thực
hiện và công bố trên các tạp chí chuyên ngành. TS Phan Ngọc Huyền đã giúp đỡ người
viết về mặt tư liệu cùng những chia sẻ của người đi trước góp phần tạo động lực cho tác
giả đi đến cùng đề tài này.
Đồng thời, tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về mặt tư liệu của nhiều bạn bè,
đồng nghiệp. Đó là Luật sư Nguyễn Văn Miếng, hiện cư trú tại Quận Thủ Đức, một
người sưu tầm rất nhiều sách luật xưa và nay đã giúp đỡ về mặt hình ảnh để chứng thực
một số tài liệu được sử dụng trong đề tài. Sự giúp đỡ về mặt tư liệu của bạn Phy La cùng
rất nhiều người bạn đã động viên tinh thần cho tác giả thực hiện đề tài.
Và cuối cùng, xin cảm ơn gia đình là hậu phương vững chắc, làm bệ đỡ tinh thần cho
tác giả để hoàn thành luận văn.

1


MỤC LỤC

Trang
Mục lục…………………………………………………………………………..

1

A. DẪN LUẬN…………………………………………………………………..

4

1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………........... 4
1.1. Về mặt thực tiễn………………………………………………………………..


4

1.2. Về mặt khoa học………………………………………………………………..

4

2. Mục đích của đề tài……………………………………………………........... 5
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề……………………………………

6

3.1. Các cơng trình, tài liệu của các sử gia phong kiến……………………….

6

3.2. Các cơng trình nghiên cứu từ sau năm 1945 đến nay…………………… 8
3.3. Tài liệu của các nhà nghiên cứu nước ngoài……………………………... 16
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài……………………………….. 17
4.1. Đối tương nghiên cứu…………………………………………………………. 17
4.2. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………

17

5. Phương pháp và tài liệu nghiên cứu………………………………………...

18

5.1. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….. 18
5.2. Tài liệu dùng nghiên cứu vấn đề…………………………………………….


19

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn……………………………………….. 20
6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài………………………………………………….. 20
6.2. Giá trị thực tiễn của đề tài……………………………………………………. 20
7. Bố cục của luận văn………………………………………………………….. 20
B. NỘI DUNG…………………………………………………………………...

21

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NẠN THAM NHŨNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ
LÝ THAM NHŨNG TRƯỚC THỜI LÊ SƠ………………………………….

21

1.1. Khái niệm về tham nhũng…………………………………………............. 21
1.1.1. Quan điểm về tham nhũng thời Lê sơ……………………………............ 21
1.1.2. Quan điểm về tham nhũng hiện nay……………………………………… 22
1.2. Nạn tham nhũng và biện pháp xử lý tham nhũng trước thời Lê sơ…….
1

23


1.2.1. Nạn tham nhũng thời kỳ dựng nước đến thời Bắc thuộc……………..

23

1.2.2. Nạn tham nhũng và biện pháp xử lý tham nhũng từ thế kỷ X đến
trước thời Lê sơ………………................................................................................


28

Tiểu kết chương…………………………………………………………………............ 36
CHƯƠNG II: NẠN THAM NHŨNG THỜI LÊ SƠ………………………….

38

2.1. Tổng quan về nạn tham nhũng thời Lê sơ………………………………..

38

2.1.1. Nạn tham nhũng thể hiện qua các văn bản của vua Lê và quan
lại…………………………………………………………………………........................

38

2.1.2. Nạn tham nhũng trong thực tế thời Lê sơ qua sử liệu…………………

45

2.1.3. Nguyên nhân nạn tham nhũng thời Lê sơ…………………………….

52

2.1.3.1/ Chính sách tuyển dụng, sử dụng, giám sát quan lại chưa quy củ,
hợp lý………………………………………………………………………………………. 52
2.1.3.2/ Hiệu lực tổ chức, quản lý của bộ máy nhà nước chưa cao…………. 58
2.1.3.3/ Trình độ và phẩm chất của một bộ phận quan lại còn yếu…………. 62
2.2. Đối tượng, lĩnh vực, hình thức tham nhũng………………………............ 65

2.2.1. Đối tượng tham nhũng và hối lộ…………………………………………..

65

2.2.2. Lĩnh vực tham nhũng……………………………………………………….. 77
2.2.2.1/ Tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế…………………………………….

77

* Tham nhũng trong lĩnh vực nông nghiệp…………………………………… 77
* Tham nhũng trong lĩnh vực thương nghiệp………………………………… 78
* Tham nhũng trong lĩnh vực tài chính……………………………………….. 79
2.2.2.2/ Tham nhũng trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục……………………...

80

2.2.2.3/ Tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp…………………………………...

81

2.2.2.4/ Tham nhũng trong lĩnh vực quân đội………………………………….

82

2.2.2.5/ Tham nhũng trong lĩnh vực bổ dụng quan chức……………………..

83

2.2.2.6/ Tham nhũng trong các lĩnh vực khác………………………………….


84

2.2.3. Hình thức tham nhũng…………………………………………………......

85

2.3. Hệ quả của nạn tham nhũng thời Lê sơ…………………………………..

87

2.3.1. Làm tha hóa một bộ phận quan lại đương quyền………………………

87

2.3.2. Làm mất lịng tin của nhân dân vào chính quyền……………………… 88
2


2.3.3. Làm suy yếu thể chế chính trị…………………………………………....... 89
Tiểu kết chương…………………………………………………………………............ 91
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP XỬ LÝ NẠN THAM NHŨNG CỦA NHÀ LÊ
SƠ………………………………………………………………………………..

93

3.1. Quan điểm của nhà Lê sơ đối với nạn tham nhũng……………………… 93
3.2. Những biện pháp xử lý nạn tham nhũng…………………………............. 95
3.2.1. Nhận thức của nhà Lê sơ đối với nhiệm vụ xử lý tham nhũng………

95


3.2.2. Các biện pháp xử lý tham nhũng………………………………………….

98

3.2.2.1/ Quy định luật lệ, điển chế phòng, chống, xử lý tội tham nhũng……

98

3.2.2.2/ Xác định nhiệm vụ, quyền lực của cơ quan, quan chức giám sát
quan lại và phản biện xã hội……………………………………………………………

106

3.2.2.3/ Chính sách tuyển chọn quan lại………………………………………... 114
 Quy định đối với việc chọn nhân tài qua thi cử………………………….

114

 Chính sách đối với lệ tiến cử……………………………………………….

124

 Chính sách đối với lệ bảo cử……………………………………………….

129

3.2.2.4/ Chính sách quan chế…………………………………………………….. 134
 Bố trí, sắp xếp quan lại……………………………………………………... 134
 Lệ khảo khóa quan lại………………………………………………………


142

3.2.2.5/ Chính sách thưởng phạt…………………………………………………

149

 Chính sách nêu gương, khen thưởng, khuyến khích người liêm khiết,
trong sạch…………………………………………………………………….. 149
 Chính sách khen thưởng cơng chống, vạch tội tham nhũng và trừng
phạt kẻ tham nhũng………………………………………………………….. 156
3.2.2.6/ Chế độ đãi ngộ đối với quan viên……………………………………… 164
3.2.3. Hiệu lực của những biện pháp xử lý nạn tham nhũng thời Lê sơ...... 174
3.3. Những bài học kinh nghiệm……………………………………………….. 178
Tiểu kết chương………………………………………………………………………….

182

KẾT LUẬN……………………………………………………………………...

184

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………

188

PHỤ LỤC………………………………………………………………………..

197


3


A. DẪN LUẬN

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt thực tiễn
Tham nhũng là “quốc nạn”, “nội nạn” của bất kỳ vương triều, chế độ nào. “Quốc nạn”
này ảnh hưởng trực tiếp đến sự thịnh suy của triều đại mà nó can dự. Đồng thời, vấn nạn
tham nhũng phản ánh sự thịnh đạt hoặc suy thoái của triều đại nào đó trong từng thời
điểm lịch sử, cũng như hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước, tính răn đe của pháp luật.
Xét trong lịch sử dân tộc, các triều đại Lý, Trần, Hồ… nạn tham nhũng đều có hiện
diện ở mức độ khác nhau. Nhà Lê sơ được xem như một triều đại thịnh trị với những vị
vua trị vì sáng suốt, tài giỏi như Lê Thái Tổ, Lê Thái Tơng, Lê Thánh Tơng… cùng sự
phát triển, hồn thiện khơng ngừng của hệ thống pháp luật. Nhưng khơng vì thế mà nạn
tham ơ, hối lộ bị trấn áp hồn tồn, dù nhà nước đã có những điển lệ, điều luật răn đe, xử
phạt loại tội này.
Thời Lê sơ tồn tại trong khoảng thời gian 100 năm (1428 - 1527). Sự phát triển của
nhà Lê sơ được đánh dấu bằng hai giai đoạn khác nhau. Giai đoạn thịnh đạt nhất là trong
thế kỷ XV cho đến đời vua Lê Túc Tông (Giáp Tý - 1504). Từ năm Ất Sửu (1505) cho
đến khi nhà Lê sơ bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi (năm Đinh Hợi - 1527) ứng với các triều
vua gồm Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng, kỷ cương, phép
nước đã đi xuống so với trước đó. Một trong những nguyên nhân góp phần làm suy yếu
nhà Lê sơ, chính là do hậu quả của nạn tham nhũng gây nên. Tìm hiểu thực trạng nạn
tham nhũng thời Lê sơ và biện pháp xử lý tham nhũng, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét
hơn về một mặt trái của xã hội thời Lê sơ, cũng như một trong những nguyên nhân làm
cho vương triều này suy yếu.
1.2. Về mặt khoa học
Thời Lê sơ với rất nhiều vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội… đã được nhiều học giả,
nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Thời gian qua đã có nhiều tác phẩm, cơng trình khoa

học nghiên cứu về thời Lê sơ, giúp cho những ai quan tâm tới triều đại này có nhiều tài
liệu thiết thực để hiểu hơn về thời Lê sơ.
Tuy nhiên, đa phần những tác phẩm, cơng trình nghiên cứu về thời Lê sơ chú trọng
vào những vấn đề lớn như kinh tế, văn hóa, xã hội, hoặc những vấn đề chuyên sâu như
4


thiết chế nhà nước, tư tưởng chính trị, giáo dục Nho học… Sự quan tâm trong những vấn
đề đó chủ yếu hướng đến những thành tựu đạt được, những đóng góp của nhà Lê sơ đối
với lịch sử dân tộc trong 100 năm tồn tại.
Bất kỳ một thể chế chính trị, một triều đại nào, dù hưng thịnh, toàn vẹn bao nhiêu,
cũng đều chứa đựng đồng thời cả những thành tựu và hạn chế, những đúng đắn và sai lầm.
Nhà Lê sơ không phải là trường hợp ngoại lệ. Cùng với những thành tựu đạt được, trong
xã hội thời Lê sơ, vẫn cịn những hạn chế khơng thể khắc phục, trong đó có nạn tham
nhũng - vấn nạn mang tính thời đại.
Mặc dù các cơng trình nghiên cứu về thời Lê sơ có nhiều, nhưng hiện nay chưa có
một cơng trình nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu nào về vấn đề tham nhũng và biện pháp xử
lý tham nhũng của triều đại này.
Xuất phát từ thực tế trên, cùng mong muốn bổ khuyết một phần nhỏ vào góc nhìn đa
diện về nhà Lê sơ, đó là lý do thơi thúc tác giả thực hiện đề tài có tính khoa học và thực
tiễn sau đây: “Thực trạng tham nhũng và biện pháp xử lý tham nhũng thời Lê sơ (1428 1527)”.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài “Thực trạng tham nhũng và biện pháp xử lý tham nhũng thời Lê sơ (1428 1527)” nhằm tìm hiểu về nạn tham nhũng, cũng như biện pháp xử lý tham nhũng của nhà
Lê sơ. Thơng qua những kết quả đạt được trong q trình nghiên cứu, sẽ giúp có cái nhìn
tồn diện hơn về vương triều Lê sơ bên cạnh những lĩnh vực khác về kinh tế, chính trị, xã
hội...
Việc triển khai đề tài này, nhằm hướng đến những mục đích nghiên cứu cụ thể sau:
- Góp phần phục dựng lại bức tranh tồn cảnh về nạn tham nhũng thời Lê sơ. Đồng
thời điểm qua nạn tham nhũng từng tồn tại trong lịch sử dân tộc từ thời lập nước cho đến
trước thời Lê sơ.

- Tìm hiểu những biện pháp phịng, chống, xử lý nạn tham nhũng thời Lê sơ. Hiệu quả
đạt được của những biện pháp này. Từ đó, tìm ra được những điểm hay, mặt tích cực,
sáng tạo của biện pháp xử lý tham nhũng thời Lê sơ.
- Từ những biện pháp phòng, chống, xử lý nạn tham nhũng thời Lê sơ, rút ra những
bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn đối với cơng cuộc phịng, chống và xử lý tham
5


nhũng trong thời đại hiện nay đối với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Trong hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời trung đại, đã có rất
nhiều cơng trình khoa học, nhiều sách, báo, tạp chí chuyên ngành của các nhà khoa học
trong và ngoài nước khai thác, mổ xẻ về thời Lê sơ. Trong những cơng trình đó, hoặc
nhiều hoặc ít đã có trực tiếp, gián tiếp đề cập đến vấn đề tham nhũng và biện pháp xử lý
tham nhũng ở thời Lê sơ, hay một triều vua cụ thể thời Lê sơ.
3.1. Các cơng trình, tài liệu của các sử gia phong kiến
Một điểm đáng lưu ý là khi nghiên cứu, tìm hiểu về thời Lê sơ, các tác giả xưa và nay
lại chủ yếu tập trung vào những mảng đề tài quen thuộc như những nhân vật có ảnh
hưởng lớn: Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tơng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí…; những lĩnh vực về
khoa cử, quân đội, kinh tế, hình luật mang tính tổng qt. Và đa số là tìm hiểu những
thành tựu của nhà Lê sơ.
Nhà Lê sơ tồn tại thời gian 1428 – 1527, được xem là thời thịnh trị của chế độ phong
kiến nước Nam, nhưng nạn tham nhũng khơng vì thế mà ít đi. Tuy nhiên, chỉ có một số
tài liệu đề cập đến vấn đề này mang tính rời rạc.
Đầu tiên là bộ quốc sử ra đời thời Hậu Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, do Ngô Sĩ Liên và
các sử quan nhà Lê biên soạn. Tác phẩm có giá trị sử học to lớn khi ghi nhận lại nhiều
nhân vật ở những lĩnh vực khác nhau đã tham ô, hối lộ, nhiều vụ án xử tội danh tham
nhũng của các vị vua thời Lê sơ. Qua đó, bức tranh tham nhũng nhà Lê sơ được biểu hiện
rõ rệt. Nhưng, với lối viết thông sử, nên những sự kiện trên được trình bày theo tiến trình,

xen lẫn vào những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội khác. Dù vậy, đây chính là loại sách
cơng cụ quan trọng bậc nhất làm cứ liệu để tác giả triển khai nội dung đề tài.
Các triều đại về sau, đã có nhiều tác giả căn cứ trên bộ Đại Việt sử ký toàn thư cùng
với việc nghiên cứu bổ sung, đã đề cập đến những nhân vật, sự kiện, vấn đề có liên quan
đến vấn nạn tham nhũng thời Lê sơ. Có giá trị hơn cả về mặt tư liệu là bộ Khâm định Việt
sử thông giám cương mục của Quốc sử quán nhà Nguyễn thế kỷ XIX. Dù tác phẩm này
kế thừa Đại Việt sử ký toàn thư, nhưng khơng trình bày tất cả những sự kiện, vấn đề được
nêu trong Đại Việt sử ký toàn thư. Một điểm nổi bật là nhiều sự kiện, vấn đề lại được tìm
6


hiểu, trình bày kỹ hơn. Do đó, một số nhân vật, sự kiện, văn bản liên quan đến tham
nhũng là cơ sở tư liệu quý báu cho đề tài này.
Cũng ở thời nhà Nguyễn, bộ Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng ra đời
thế kỷ XIX là một bộ sử tư nhân, nhưng được đầu tư nội dung rất tốt. Điểm sáng là người
viết đã có nhiều nhận xét, đánh giá mang tính khách quan đúng với tinh thần người chép
sử. Cứ liệu của tác phẩm này có nhiều vấn đề liên quan đến hối lộ, tham nhũng thời Lê sơ.
Điểm chung của ba tác phẩm trên là đã cung cấp nhiều dữ liệu sống động, có tính xác
thực cao về tham nhũng, hối lộ thời Lê sơ. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để tác giả tra
cứu, sử dụng khi tìm hiểu đề tài “Thực trạng tham nhũng và biện pháp xử lý tham nhũng
thời Lê sơ (1428 - 1527)”.
Đầu thế kỷ XX, Hoàng Cao Khải có viết cuốn Việt sử yếu, nội dung phần nhiều kế
thừa và giản lược từ Đại Việt sử ký tồn thư. Người viết cũng đã có những nhận xét, đánh
giá theo quan điểm cá nhân khá tiến bộ. Tuy nhiên, vấn đề tham nhũng, hối lộ thời Lê sơ
ít hiện diện trong tác phẩm bởi lối viết tổng quát vấn đề.
Một bộ sử ra đời lần đầu tiên năm 1919 và nay được tái bản nhiều lần, được nhiều
người đánh giá cao. Đó là bộ Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Tác phẩm này đã có
đề cập đến tham nhũng ở một số triều vua cụ thể của thời Lê sơ.
Về biện pháp xử lý nạn tham nhũng thời Lê sơ, có thể thấy được qua rất nhiều văn
bản pháp quy của các vị vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tơng,

Lê Hiến Tơng... Đó là những sắc chỉ, dụ, biểu đề cập đến vấn đề này còn được ghi lại
trong Đại Việt sử ký toàn thư hay Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt sử
cương mục tiết yếu. Tuy nhiên, những văn bản này lại nằm xen lẫn với các vấn đề khác.
Ngồi ra cịn có Quốc triều hình luật, Thiên Nam dư hạ tập, Trị bình bảo phạm, Lê
triều quan chế… ra đời thời Lê sơ có những điều luật, điển lệ, quy định liên quan đến
việc ngăn ngừa, xử lý tệ tham nhũng. Nhưng những văn bản đó cũng khơng trình bày một
cách hệ thống những điều luật đối với tội tham nhũng, mà nằm rải rác trong các chương,
điều luật.
Đời sau, nhà sử học Lê Q Đơn có ghi lại một số điều liên quan tới biện pháp xử lý
tham nhũng thời Lê sơ qua Kiến văn tiểu lục trong mục Khoa cử, Quan chức, Bổng lộc,
Tuyển bộ - Thuyên chuyển…
7


Tiếp đó, có Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cũng ghi lại luật nhà
Lê có đề cập đến vấn đề xử lý nạn tham nhũng nhưng lại không đề cập tới thực tế vấn
nạn này cùng việc xử lý tệ tham nhũng. Trong tác phẩm này, sử gia họ Phan đã khảo cứu,
trình bày rõ ràng về những quy chế sắp xếp quan chức, khảo hạch, tiến cử, bảo cử, thi cử
thời Lê sơ. Đây là cơ sở cứ liệu quý giá để triển khai phần biện pháp phòng, chống và xử
lý tham nhũng thời Lê sơ.
Nhìn chung, những nguồn tài liệu trên là những tư liệu quý để khi thực hiện đề tài, tác
giả sử dụng làm những tài liệu công cụ cho việc dẫn chứng, xác thực những vấn đề liên
quan đến thực trạng tham nhũng và biện pháp xử lý nạn tham nhũng thời Lê sơ.
3.2. Các cơng trình nghiên cứu từ sau năm 1945 đến nay
Trong khi tìm hiểu các nguồn tài liệu, gần như tác giả khơng tìm thấy một cơng trình
học thuật chuyên sâu nào đề cập đến một vấn nạn tồn tại dai dẳng ở hầu khắp các triều
đại, trong đó có nhà Lê sơ. Đó là nạn tham nhũng, được xem là “quốc nạn” rất phổ biến ở
bộ máy cơng quyền.
Do hồn cảnh lịch sử của dân tộc, nên trong khoảng nửa đầu thế kỷ XX, rất ít có
những tác phẩm, sách báo, tạp chí nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử dân tộc, chứ chưa nói

đến thời Lê sơ. Cũng bởi thế nên vấn đề về tham nhũng, biện pháp xử lý tham nhũng thời
Lê sơ hầu như không được đề cập tới.
Năm 1938, cuốn Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh lần đầu tiên xuất bản.
Dù là tác phẩm thiên tổng quan văn hóa Việt Nam. Nhưng trong đó có nhiều nội dung rất
có ích. Đặc biệt ở “Thiên thứ ba: Xã hội kinh tế sinh hoạt” đã cung cấp những thông tin
quan trọng về cách tổ chức bộ máy cai trị ở xã thơn, chính sách quan chế, pháp chế thời
Lê sơ. Tuy vậy tác giả chỉ trình bày giản lược.
Từ nửa sau thế kỷ XX, sau bước chuyển của lịch sử Việt Nam từ thắng lợi của Cách
mạng Tháng 8 năm 1945, đã tạo điều kiện cho sử học phát triển. Hoạt động nghiên cứu,
tìm hiểu lịch sử dân tộc được xúc tiến nhiều hơn. Nửa sau thế kỷ XX đến nay, có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu về nhà Lê sơ. Tuy nhiên có rất ít những bài viết, sách đề cập
tới thực trạng tham nhũng cũng như biện pháp xử lý tham nhũng thời Lê sơ. Có chăng là
đề cập chủ yếu đến pháp luật thời Lê sơ ở một số vấn đề khác, trong đó cũng có nhắc tới
sự liên quan của tệ tham nhũng nhưng rất ít ỏi.
8


Trong những báo, tạp chí đề cập đến vấn đề tham nhũng và biện pháp xử lý tham
nhũng thời Lê sơ, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử có nhiều bài viết liên quan nhất. Đây là một
ấn bản chuyên ngành về lịch sử mang tính hàn lâm ra đời khá sớm, có thời gian tồn tại
lâu dài đến nay, nhưng cũng chỉ có một số bài có nói đến luật thời Lê, đề cập khơng
chính thức tới vấn nạn tham nhũng và cách xét xử tệ này. Sau khi tra cứu trọn bộ tạp chí
tính đến thời điểm năm 2014, tác giả chỉ tìm được một số bài viết có đề cập khơng chính
thức luật pháp nhà Lê sơ đối với việc xử lý tội tham nhũng, nhận hối lộ. Sau đây xin phép
dẫn chứng cụ thể:
Bài viết Thử căn cứ vào bộ luật Hồng Đức để tìm hiểu xã hội thời Lê sơ, Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, số 46, năm 1963 của tác giả Văn Tân đã giúp tìm hiểu sự phân hóa
xã hội Đại Việt thế kỷ XV. Bài viết đề cập qua một số chi tiết trong luật Hồng Đức liên
quan đến tham nhũng là mượn việc Phật quyên tiền của dân làm tiền riêng1, việc trị tội
tham nhũng của quan ty, tướng hiệu, vương công với binh lính, quản giám với dân đinh,

nhà quyền quý với lương dân2.
Bài Tìm hiểu chế độ nơ tỳ thời Lê sơ qua luật pháp, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số
155, năm 1974 của Trương Hữu Quýnh nghiên cứu về nô tỳ thời Lê sơ. Nội dung bài viết
cho biết về hiện trạng nô tỳ cùng địa vị xã hội của họ ở Đại Việt thế kỷ XV. Một chi tiết
đáng lưu tâm khi tác giả chỉ dẫn một điều luật trong luật Hồng Đức xử tội gia nô dựa thế
chủ mà ăn hối lộ3.
Bài Vấn đề bảo vệ dân đinh tự do trong luật Hồng Đức để tìm hiểu xã hội thời Lê sơ
của Trương Hữu Quýnh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6 (165) năm 1975. Bài
viết tìm hiểu những điều luật cụ thể của luật Hồng Đức có liên quan đến việc bảo vệ
quyền lợi của dân tự do, mà chủ yếu là nông dân. Nội dung của bài viết đề cập nhiều tới
vấn đề xử lý tham nhũng trong luật Hồng Đức như quan ty bớt xén áo quần, lương thực
của nhà nước cấp cho người cơ hàn4, đặc biệt bài viết đã dành riêng mục “5. Bảo vệ cuộc
sống yên ổn của dân đinh tự do, chống mọi sự nhũng lạm của bọn quan lại, hào cường,

1

Văn Tân, “Thử căn cứ vào bộ luật Hồng Đức để tìm hiểu xã hội thời Lê sơ”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 46
năm 1963, tr.23.
2
Văn Tân, “Thử căn cứ vào bộ luật Hồng Đức để tìm hiểu xã hội thời Lê sơ”, tr.25-26.
3
Trương Hữu Qnh, “Tìm hiểu chế độ nơ tỳ thời Lê sơ qua luật pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 155 năm
1974, tr.61, tr.65.
4
Trương Hữu Quýnh, Vấn đề bảo vệ dân đinh tự do trong luật Hồng Đức để tìm hiểu xã hội thời Lê sơ, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, số 6 (165) năm 1975, tr.28.

9



địa chủ địa phương”1 để phân tích về việc chống nạn hối lộ, chống nạn sách nhiễu của
quan lại, cường hào, chống tệ hà hiếp dân nghèo. Đây là một phần rất quan trọng giúp
cho những người đi sau biết được nhiều hơn những biện pháp của nhà Lê sơ trong việc
chống hối lộ, tham nhũng. Tuy nhiên, với dung lượng chưa đầy 2 trang, tác giả chỉ tổng
hợp những biện pháp chống hối lộ, tham nhũng mà thôi, và chủ yếu là xét về mặt luật
pháp.
Bài viết của GS Văn Tạo: Pháp luật Việt Nam trong lịch sử và di sản của nó đăng
trên số 3 (256), năm 1991 của Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. Nội dung bài viết trình bày,
phân tích theo tiến trình luật nước từ trước khi có luật thành văn đến luật thời Lý, Trần,
Lê sơ và Tây Sơn, quan hệ giữa lệ làng và luật nước. Trong bài viết, tác giả đã dành riêng
phần “2. Luật pháp từ Lê sơ đến Tây Sơn” và khẳng định, một trong những đóng góp lớn
lao của luật Hồng Đức đối với việc “củng cố và phát triển xã hội” là góp phần “Chống
tham quan, ơ lại, ức hiếp, sách nhiễu dân chúng” [127; 21].
Mặc dù theo thời gian, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm hơn đến biện pháp xử lý
tham nhũng thời Lê, nhưng chủ yếu qua luật pháp, và chỉ ở mức độ đề cập. Thời gian gần
đây, mức độ chuyên sâu trong nghiên cứu vấn đề này trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
được thực hiện nhiều hơn.
Trong bài Tìm hiểu tư tưởng của Lê Thánh Tông về pháp luật, đăng trên tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử số 3 (371), năm 2007, tác giả Trương Vĩnh Khang chứng minh tư
tưởng đề cao vai trò của pháp luật trong xây dựng và quản lý xã hội. Điều đáng chú ý là
người viết đã thống kê được trong số 83 sắc chỉ của vua Lê Thánh Tơng, có tới 11 sắc chỉ
về chống tham nhũng, hối lộ, cùng với đó là 8 vụ tham nhũng, hối lộ và 3 vụ móc ngoặc
“tiến cử bậy”2. Qua bài viết, tác giả cũng nêu bật được tác dụng của lệ khảo khóa và vai
trị của hình quan.
Trong bài nghiên cứu Câu hỏi của Lê Lợi năm 1428 và triều đình Lê sơ trong giai
đoạn 1428 - 1459 (bài học thời hậu chiến) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7
năm 2008, PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế đã phân tích những việc làm cấp bách của vua Lê
để xây dựng triều đại và mức độ hiệu quả của những việc làm đó. Tác giả cũng đã dành

1


Trương Hữu Quýnh, Vấn đề bảo vệ dân đinh tự do trong luật Hồng Đức để tìm hiểu xã hội thời Lê sơ, tr.30-32.
Trương Vĩnh Khang, “Tìm hiểu tư tưởng của Lê Thánh Tơng về pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3 (371)
năm 2007, tr.51-52.
2

10


một phần lớn dung lượng cho việc tìm hiểu sự tha hóa, biến chất về nhân phẩm, tư cách
của đội ngũ quan lại 1/3 thế kỷ sau ngày bình Ngơ dẫn tới việc có tệ tham nhũng, hối lộ1.
Bài viết Tổ chức và thực hiện nhiệm vụ “giám sát và phản biện xã hội” của Nhà nước
Việt Nam trong lịch sử đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 2, 3, 4 (394-395-396),
năm 2009 của GS Văn Tạo đã nghiên cứu về những tổ chức làm nhiệm vụ giám sát và
phản biện xã hội từ thời Lý, Trần đến thời Nguyễn. Những kinh nghiệm để lại cho đời
sau. Bài viết đã dành một phần lớn nội dung cho mục “Cơ chế tổ chức giám sát và phản
biện xã hội thời Lê - Trịnh, Mạc (1427 - 1788)” để trình bày về các tổ chức Ngự sử đài,
Hiến ty, Hành khiển, cá nhân như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Đắc Bằng đóng
vai trị lớn trong việc giám sát, phản biện2 qua đó góp phần đấu tranh chống tham nhũng.
Tập thể tác giả Đào Tố Uyên và Phan Ngọc Huyền trong bài viết Đài quan thời Lê sơ3
đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 10 (414), năm 2010 đã đi sâu nghiên cứu, tìm
hiểu về cơ quan Ngự sử đài và ngôn quan thời Lê sơ với những chức năng, nhiệm vụ của
họ, những đóng góp và hạn chế của ngơn quan thời Lê sơ.
Trên Tạp chí Xưa và nay vấn đề này cũng được tìm hiểu rất hạn chế. Bài viết Chống
gian thương trong bộ luật Hồng Đức, Tạp chí Xưa và nay, số 359, năm 2010 của tác giả
Phạm Đình Điểu. Tác giả tập trung tìm hiểu những điều luật của bộ luật Hồng Đức có
liên quan đến việc chống gian thương. Tuy nhiên, dung lượng bài viết quá ngắn, chỉ hơn
một trang nên chưa triển khai được nhiều. Bài viết cũng đã đề cập đến 2 điều luật trong
luật Hồng Đức về việc dùng đồ đo lường ăn bớt của công hoặc ăn hối lộ dung túng cho
kẻ làm đồ giả4.

Bản thân tác giả đề tài này trong q trình tìm hiểu, cũng có một số bài viết liên quan
đăng trên Tạp chí Xưa và nay. Đó là bài Quốc triều hình luật và việc bảo mật quốc gia,
Tạp chí Xưa và nay số 445, tháng 3 năm 2014. Tuy nhiên, bài viết chủ yếu đi vào vấn đề
bảo mật quốc gia qua lăng kính là những điều luật liên quan trong Quốc triều hình luật.

1

Nguyễn Hải Kế, “Câu hỏi của Lê Lợi năm 1428 và triều đình Lê sơ trong giai đoạn 1428 - 1459 (bài học thời hậu
chiến)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7 năm 2008, tr.6-8, tr.10, tr.12.
2
Văn Tạo, Tổ chức và thực hiện nhiệm vụ “giám sát và phản biện xã hội” của Nhà nước Việt Nam trong lịch sử,
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3 (393) năm 2009, tr.14-18.
3
Đào Tố Uyên, Phan Ngọc Huyền, Đài quan thời Lê sơ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 10 (414) năm 2010, tr.3444.
4
Phạm Đình Điểu, Chống gian thương trong bộ luật Hồng Đức, Tạp chí Xưa và Nay, số 359, tháng 7 năm 2010, tr.6.

11


Trong bài viết có đề cập về tham nhũng trong lĩnh vực ngoại giao, nhưng đó cũng chỉ là
một khía cạnh về nạn tham nhũng.
Bài viết Những biện pháp xử lý tham nhũng thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), Tạp
chí Xưa và nay số 452, tháng 10 năm 2014 của bản thân tác giả đã tìm hiểu những biện
pháp được vua Lê Thánh Tơng trong 37 năm trị vì triển khai để phòng, chống và xử tội
tham nhũng. Nhưng đây cũng chỉ là ở một triều vua cụ thể chứ chưa bao quát toàn bộ
thời Lê sơ.
Ngoài hai tạp chí chuyên ngành chuyên về lịch sử Việt Nam, rải rác trên một số tạp
chí cũng bắt gặp một vài bài viết có liên quan đến vấn đề giải quyết nạn tham nhũng thời
Lê sơ. Điểm đáng chú ý là những bài viết này là của TS Phan Ngọc Huyền, hiện giảng

dạy tại khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội, một chuyên gia nghiên cứu về
tham nhũng thời vua Lê Thánh Tông mà tác giả luận văn này đã tham vấn, trao đổi học
thuật và đề cập trong bài viết Đài quan thời Lê sơ đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
số 10 (414) năm 2010.
- So sánh chính sách chống tham ơ của Minh Thái Tổ Chu Ngun Chương và hồng
đế Lê Thánh Tơng, Tạp chí Diễn đàn KHXH (Trung Quốc), số 9 năm 2011.
- Mấy điểm tương đồng trong chính sách phịng chống tham ô của Minh Thái Tổ Chu
Nguyên Chương và hoàng đế Lê Thánh Tơng, Tạp chí Huế xưa và nay, số 104 năm 2011.
- Phịng chống tham quan ơ lại thời Lê Thánh Tông: Biện pháp và bài học lịch sử,
Việt Nam học - Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ tư, năm 2012, tập I, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, Hà Nội.
Đơn cử như trong bài tham luận mang tên Phịng chống tham quan ơ lại thời Lê
Thánh Tông: Biện pháp và bài học lịch sử, được đăng trong tập kỷ yếu Việt Nam học - Kỷ
yếu hội thảo quốc tế lần thứ tư, năm 2012, tập I, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội,
tác giả Phan Ngọc Huyền đã trình bày một số biện pháp phịng chống tham quan ơ lại ở
triều vua cụ thể là triều Lê Thánh Tơng và qua đó, rút ra những bài học từ chính sách
phịng chống tham quan ơ lại của vua Lê Thánh Tơng. Đó là một nghiên cứu có đóng góp
quý báu, nhưng lại khuyết phần thực trạng tham nhũng của triều vua này cùng nhiều biện
pháp chống tham nhũng liên quan.
Đối với sách chuyên ngành trong khoảng 50 năm trở lại đây, có thể điểm qua một số
tác phẩm có đề cập khơng chính thức tới vấn đề tham nhũng thời Lê sơ.
12


Sách Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX của Đào Duy Anh xuất bản lần
đầu năm 1958, hiện nay đã được tái bản nhiều lần. Tác phẩm đã trình bày lịch sử nước
nhà từ khởi thủy cho đến khi nước Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, chiếm đóng.
Trong phần đầu của “Chương XXXIII: Trạng thái xã hội và văn hóa thời Lê sơ”, tác giả
đã có đề cập đến tham nhũng thời Lê sơ qua một số sự kiện cụ thể và lời nhận xét của vua
Lê Thánh Tơng. Dù vậy phần trình bày chỉ mang tính khái quát.

Tác phẩm Tổ chức chính quyền Trung ương dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 1497) của nhà nghiên cứu Lê Kim Ngân xuất bản năm 1963 đã nghiên cứu cụ thể về
chính quyền trung ương ở thời vua Lê Thánh Tông. Trong tác phẩm này, tác giả đã tìm
hiểu, trình bày rất cơng phu, kỹ lưỡng về các cơ quan thuộc chính quyền trung ương thời
Lê Thánh Tơng. Chính sách quan chế của nhà nước với những lệ tuyển bổ quan lại qua
tiến cử, bảo cử, ấm sung… Đó là nhưng đóng góp quan trọng để tìm hiểu về biện pháp
phịng, chống tham nhũng thời Lê sơ.
Cung cấp những thông tin về nhiều biện pháp có liên quan đến phịng, chống tham
nhũng thời Lê sơ là một phần nội dung tác phẩm Việt Nam văn minh sử của học giả Lê
Văn Siêu, xuất bản lần đầu tiên năm 1967. Những lệ về khoa cử, khảo hạch, quan chế, địa
vị quan lại… đã được tác giả trình bày trong tác phẩm này.
Trong cuốn sách Lịch sử Việt Nam, tập III: thế kỷ XV – XVI của Viện Sử học do nhà
xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2007. Tác phẩm đã trình bày tổng quan theo tiến
trình các vấn đề về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, giáo dục thời Lê sơ và nhà Mạc.
Vấn đề tham nhũng cũng hiện diện trong tác phẩm này, nhưng chỉ là một phần nhỏ thuộc
“Chương V: Đường lối trị nước và chính sách đối ngoại của triều Lê sơ thế kỷ XV”.
Tác phẩm Lịch sử và văn hóa Việt Nam - Tiếp cận bộ phận của GS Phan Huy Lê, Nhà
xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2007 tìm hiểu lịch sử Việt Nam theo dạng thông sử khá
chi tiết. Trong phần “7. Nước Đại Việt thời Lê sơ” và phần “8. Chuyển biến từ thế kỷ
XIV sang XV” thuộc chương IV, có nhiều biện pháp về ruộng đất - bổng lộc, giáo dục khoa cử được tác giả trình bày, có tác dụng trong việc tìm hiểu về chế độ đãi ngộ đối với
quan viên và tuyển dụng quan lại qua thi cử của nhà Lê sơ.
Trong cuốn sách xuất bản năm 2008 của nhà xuất bản Hà Nội có tổng hợp những bài
viết nhân hội thảo khoa học kỷ niệm 580 năm giải phóng Đơng Quan và thành lập vương
triều Lê với tên gọi: Khởi nghĩa Lam Sơn và thành lập vương triều Lê. Sách do Văn
13


phòng chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội và Hội Sử học Hà Nội thực hiện,
PGS. Hà Đình Phúc đã thực hiện một cơng việc rất có ý nghĩa khi thống kê những cơng
trình có liên quan tới cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và nhà Lê sơ với bài viết: Thư mục các
cơng trình nghiên cứu về khởi nghĩa Lam Sơn và vương triều Lê sơ, trang 216 – 259.

Trong bài viết của mình, PGS. Hà Đình Phúc đã liệt kê được 470 bài báo, sách, tham luận
uy tín, chất lượng về khởi nghĩa Lam Sơn và nhà Lê sơ, nhưng chỉ có một số ít bài viết đề
cập tới một trong hai vấn đề chúng tôi thực hiện (thực trạng tham nhũng và biện pháp
chống tham nhũng).
Năm 2012, một cơng trình nghiên cứu chun sâu về tham nhũng thời Lê đã được
thực hiện. Đó là Luận án Tiến sĩ sử học của Nghiên cứu sinh Phan Ngọc Huyền được bảo
vệ tại Đại học Vũ Hán, Trung Quốc với tên gọi: Nghiên cứu so sánh chính sách phịng
chống tham ơ của Minh Thái Tổ và Lê Thánh Tông. Luận án đã thực hiện nghiên cứu về
mặt biện pháp (chính sách phịng chống tham ơ) của vua Lê Thánh Tơng, tức là nghiên
cứu có giới hạn thời gian ở một triều vua (37 năm) trong sự so sánh với chính sách phịng
chóng tham ơ của một vị vua Trung Hoa là Minh Thái Tổ.
Thơng qua phân tích những điểm giống và khác nhau trong chính sách phịng chống
tham qua ơ lại của hai vị hồng đế, luận án góp thêm một tiếng nói trong hướng nghiên
cứu về lịch sử phịng chống tham ơ của hai triều đại nói riêng và hai nước nói chung thời
trung đại. Nghiên cứu một cách hệ thống và tồn diện chính sách phịng chống tham quan
ơ lại của Lê Thánh Tơng. Thơng qua nghiên cứu Quốc triều hình luật và các sử tịch thời
Lê, luận án lần đầu tiên phân tích quan điểm, biện pháp và tác dụng trong chính sách
phịng chống tham ơ của Lê Thánh Tơng, góp phần lý giải thêm ngun nhân thành cơng
trong chính sách cai trị của Lê Thánh Tông nửa cuối thế kỷ XV1.
Đầu năm 2014, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành cuốn sách với chủ đề về
biện pháp chống tham nhũng ở Việt Nam mang tên Bàn về giải pháp phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay. Sách bao gồm nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu về vấn
đề này. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu là về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam thời
hiện đại, chỉ có một bài viết liên quan nhiều đến đề tài. Đó là bài Về biện pháp phòng,
chống tham nhũng của các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử của tập thể tác giả
1

Theo Phan Ngọc Huyền (2012), Nghiên cứu so sánh chính sách phịng chống tham ơ của Minh Thái Tổ và Lê
Thánh Tơng (bản tóm tắt luận án), Đại học Vũ Hán, Trung Quốc, tr.2.


14


PGS.TS Hồ Sơn Đài và TS Vũ Thị Nghĩa1 với một phần nội dung biện pháp dành cho
thời Lê sơ, trong đó tập trung chủ yếu vào những chính sách của vua Lê Thánh Tơng
mang tính đại diện chứ khơng bao qt tồn bộ nhà Lê sơ.
Có thể thấy, từ nửa sau thế kỷ XX đến nay, có rất nhiều cơng trình, tác phẩm có liên
quan đến nhà Lê sơ. Mỗi một cơng trình lại có một đóng góp ở mức độ nào đó liên quan
đến đề tài “Thực trạng tham nhũng và biện pháp xử lý tham nhũng thời Lê sơ (1428 1527)”. Đóng góp của những cơng trình đó, lại chủ yếu là về mặt biện pháp phịng,
chống tham nhũng. Nhưng mục đích trình bày những vấn đề liên quan đến phịng, chống
tham nhũng lại khơng phải là mục đích trọng tâm của các tác phẩm.
Ví dụ như tác phẩm về khoa cử: Ngô Đức Thọ chủ biên (2005), Các nhà khoa bảng
Việt Nam (1075 - 1919), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội; Bùi Xuân Đính (2009), Giáo
dục và khoa cử Thăng Long - Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội; Đinh Khắc Thuân (2009),
Giáo dục và khoa cử nho học thời Lê ở Việt Nam qua tài liệu Hán Nôm, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội; Đinh Văn Niêm (2014), Thi cử, học vị, học hàm dưới các triều
đại phong kiến Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội… những tác phẩm này chủ
yếu trình bày về quy chế thi cử, các khoa thi, học hàm, học vị của người đỗ đạt. Tuy
nhiên, đó cũng là nguồn tài liệu để tác giả tra cứu, sử dụng khi triển khai biện pháp phòng,
chống tham nhũng thời Lê sơ qua chính sách tuyển chọn quan lại.
Một số tác phẩm có liên quan đến luật pháp, quan chế thời Lê sơ: Viện Sử học (1997),
Lê triều quan chế, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, Hà Nội; Viện Sử học (2009), Cổ luật
Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hồng Việt luật lệ, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội; Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2011), Điển chế và pháp luật Việt Nam thời trung
đại, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội… những tác phẩm này chủ yếu trình bày về
luật pháp, điển chế, quan chế thời Lê chứ không nêu rõ mục đích, tác dụng của điển chế,
luật pháp, quan chế đối với việc phòng, chống, xử lý tham nhũng như thế nào.
Tóm lại, nguồn tài liệu có liên quan đến tham nhũng và xử lý tham nhũng thời Lê sơ
từ xưa đến nay có nhiều. Tuy nhiên, hiện trạng chung là các tác phẩm đó đa phần chỉ đề
cập đến một trong hai vấn đề này (thực trạng tham nhũng hoặc biện pháp xử lý tham

nhũng thời Lê sơ). Và hai vấn đề này ln đứng ở vị trí thứ yếu trong các tác phẩm có
1

Hồ Sơn Đài, Vũ Thị Nghĩa (2014), Về biện pháp phòng, chống tham nhũng của các triều đại phong kiến Việt Nam
trong lịch sử, in trong Bàn về giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr.242-252.

15


liên quan đến đề tài. Dẫu vậy, đó vẫn là những nguồn tư liệu đáng kể để tác giả khai thác,
sử dụng, tập hợp khi triển khai nội dung đề tài.
3.3. Tài liệu của các nhà nghiên cứu nước ngồi
Tình hình nghiên cứu, tìm hiểu hiểu về thực trạng tham nhũng và biện pháp xử lý
tham nhũng thời Lê sơ (1428 - 1527) của các học giả, nhà nghiên cứu trong nước từ xưa
đến nay còn ở mức hạn chế. Kết quả đạt được đối với vấn đề này gần như rất ít. Bởi thế,
thành tựu trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung và nhà Lê sơ nói riêng của các
nhà nghiên cứu nước ngồi dù có nhiều, nhưng đối với vấn đề này, tuyệt nhiên chưa có
nhà nghiên cứu nào triển khai tìm hiểu kỹ càng.
Nghiên cứu về thời Hậu Lê (1428 - 1789) nói chung và thời Lê sơ nói riêng (1428 1527), nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã tạo được dấu ấn đáng kể. Đó là nhà sử học
Mỹ John Kremers Whitmore với Luận án tiến sĩ Sự phát triển của chính quyền nhà Lê thế
kỷ XV ở Việt Nam; là GS Nicholas Tarling (Đại học Auckland, New Zealand) với cuốn
Lịch sử Đông Nam Á; là GS Yu Insun (Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc), chuyên gia
về lịch sử cổ trung đại và luật pháp Việt Nam, tác giả sách: Luật và xã hội Việt Nam thế
kỷ XVII - XVIII…
Tuy nhiên, thực tế là các nhà nghiên cứu nước ngoài khi nghiên cứu về thời Lê sơ,
chủ yếu tập trung vào các vấn đề về tư tưởng, luật pháp, chính trị, xã hội hoặc về thời trị
vì của vua Lê Thánh Tơng. Và thành tựu đạt được của nhà Lê sơ là hướng nghiên cứu mà
các học giả nước ngoài hướng tới. Vấn đề tham nhũng, hoặc biện pháp xử lý tham nhũng
thời Lê sơ khơng thấy đề cập chính thức trong những tác phẩm của họ.

Bộ Minh thực lục - Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ XIV - XVII là bộ sử liệu
đầu tiên trích dịch đầy đủ ra tiếng Việt phần tư liệu về nước ta từ bộ Minh thực lục của
triều Minh, Trung Quốc. Thời gian tồn tại của nhà Lê sơ ứng với một phần lịch sử tồn tại
của nhà Minh (1368-1644). Bộ sách này thiên về quan hệ bang giao Việt - Trung thời Lê
sơ - Minh, nhưng không cung cấp được chi tiết nào khả dĩ liên quan đến đề tài. Như sự
kiện Nguyễn Tông Trụ nhận quà của nội quan nhà Minh khi đi sứ được sử Việt nhắc đến
chính thức, nhưng Minh thực lục chỉ ghi ngắn gọn: “Đến nay Lân1 sai Bồi thần Nguyễn
Tông Trụ, kỳ lão Đái Lương Bật dâng biểu” [25; 236].

1

Lân: chỉ tên Nguyên Long của vua Lê Thái Tông.

16


Ở một số tác phẩm của các nhà nghiên cứu nước ngồi trong thời gian gần đây, có thể
bắt gặp một vài đoạn đề cập đến vấn đề tham nhũng thời Lê sơ mang tính nhỏ lẻ. Đơn cử
như trong Từ điển lịch sử Việt Nam (Historical Dictionary of Vietnam) của sử gia
William J. Duiker có đoạn trình bày khái quát về thời Lê sơ: “Nhà nước cũng đã cố gắng
ngăn chặn q trình tập trung hóa ruộng đất vào tay các địa chủ giàu có bằng việc đề ra
những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với tội xâm phạm đất công” [134; 92].
Từ thực tế trên cho thấy, việc nghiên cứu về đề tài thực trạng tham nhũng và biện
pháp xử lý tham nhũng thời Lê sơ hầu như còn bị bỏ ngõ, chưa được chú ý đúng mức.
Chính điều đó đã thơi thúc tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu cho luận văn của bản thân.
Và những bài viết, những cơng trình nghiên cứu về nạn tham nhũng, về biện pháp xử lý
tham nhũng thời Lê sơ của các tác giả, học giả, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế
thực sự rất hữu ích. Đó là nguồn tư liệu để tác giả có thêm được những cơ sở dữ liệu quý
báu dùng làm tài liệu tham khảo cho đề tài đang thực hiện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Thực trạng tham nhũng và biện pháp xử lý tham nhũng thời Lê sơ
(1428 - 1527)”, tác giả nhằm tìm hiểu hai đối tượng cơ bản trong mối liên hệ biện chứng
của nó với nhau. Đó là:
- Thực trạng của vấn nạn tham nhũng thời Lê sơ đã diễn ra như thế nào? Có nghiêm
trọng hay khơng?
- Các vua trị vì nhà Lê sơ cùng với bộ máy nhà nước đã có những biện pháp gì để
phịng, chống và xử lý nạn tham nhũng? Những biện pháp đó đem lại hiểu quả như thế
nào?
Giải quyết được hai vấn đề trên, sẽ góp phần xây dựng được bức tranh toàn cảnh về
thực trạng tham nhũng và biện pháp xử lý tham nhũng thời Lê sơ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian:
Khoảng thời gian được giới hạn khi thực hiện đề tài này là 100 năm, tương ứng với sự
tồn tại của nhà Lê sơ tính từ vua Lê Thái Tổ (1428 - 1433) cho đến vua Lê Cung Hoàng
(1522 - 1527). Như vậy, khoảng thời gian xác định tiến hành nghiên cứu là từ năm Mậu
Thân (1428) đến năm Đinh Hợi (1527).
17


Về mặt không gian nghiên cứu (hay nội dung nghiên cứu):
Thực hiện đề tài này, tác giả không đi sâu nghiên cứu toàn bộ các lĩnh vực của thời Lê
sơ. Hướng nghiên cứu được tập trung vào hai vấn đề là nạn tham nhũng và những biện
pháp xử lý vấn nạn tham nhũng thời Lê sơ. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, hai
vấn đề này được đặt vào bối cảnh chung của thời Lê sơ để có cái nhìn xác thực, khách
quan về nội dung nghiên cứu.
5. Phương pháp và tài liệu nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của phương pháp luận Mác – Lênin. Trên cơ sở

lập trường, quan điểm này, sẽ góp phần để lý giải một cách biện chứng sự tồn tại của nạn
tham nhũng trong lịch sử cũng như hiệu quả trong các biện pháp xử lý tham nhũng thời
Lê sơ.
Trong thực tế nghiên cứu đề tài, tác giả đã có sự kết hợp những phương pháp nghiên
cứu khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề:
Sử dụng phương pháp lịch sử để tìm hiểu quan điểm của nhà Lê sơ về tham nhũng.
Đồng thời phục dựng lại bức tranh thực trạng nạn tham nhũng từ thời lập nước đến đầu
thế kỷ XV. Đặc biệt là phục dựng lại trong phạm vi tư liệu cho phép về thực trạng tham
nhũng thời Lê sơ (1428 - 1527).
Cùng với phương pháp lịch sử, luận văn còn sử dụng phương pháp logic và phương
pháp liên ngành để tìm hiểu, kết nối nhiều lĩnh vực khác nhau trong thời Lê sơ. Nạn tham
nhũng không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế. Thực tiễn cho thấy tham nhũng hiện
diện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có nhiều đối tượng, nhiều hình thức tham nhũng phức
tạp. Do đó, cần sử dụng phương pháp logic, phương pháp liên ngành để phân định rõ đối
tượng, lĩnh vực, hình thức tham nhũng. Qua đó sẽ giải quyết được mức độ của tham
nhũng theo lĩnh vực. Phương pháp logic còn góp phần phân tích hiệu quả của các biện
pháp chống tham nhũng thời Lê sơ một cách biện chứng.
Luận văn cũng song hành sử dụng các thao tác tư duy phân tích – tổng hợp vấn đề, so
sánh – đối chiếu (đồng đại, lịch đại), diễn dịch – quy nạp để phân tích hoặc rút ra những
kết luận, nhận xét về vấn đề nghiên cứu.
18


5.2. Tài liệu dùng nghiên cứu vấn đề
Thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn “Thực trạng tham nhũng và biện pháp xử lý
tham nhũng thời Lê sơ”, tác giả có được những thuận lợi cơ bản. Đó là nguồn tư liệu rất
phong phú về triều đại này qua những cơng trình sử học xưa và nay của các nhà sử học,
nhà nghiên cứu trong và ngồi nước. Trong đó, cơ bản là những tài liệu các của nhà sử
học thời phong kiến.
Đầu tiên là những tác phẩm sử học được viết bằng chữ Hán ra đời thời Trần như Việt

sử lược cho đến thời Nguyễn như Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Đây là
những bộ sách công cụ, tài liệu chính thống có giá trị cao về mặt tư liệu dùng để triển
khai nội dung đề tài và đã được dịch ra chữ quốc ngữ.
Những bộ quốc sử: Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thơng giám cương
mục… quốc chí như: Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất thống chí… quốc luật
như: Quốc triều hình luật, Thiên Nam dư hạ tập, Lê triều quan chế… là những bộ sách
được tác giả sử dụng chủ yếu để nghiên cứu vấn đề.
Dù được biên soạn bởi các cá nhân tham gia vận mệnh chính trị với nhà Lê sơ hoặc
không cùng triều đại, nhưng nhiều tác phẩm sử học - văn học - địa chí có giá trị về mặt tư
liệu học thuật cao. Đây là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng để bổ khuyết nhiều vấn đề
mà chính sử chưa làm rõ. Về mặt sử liệu, có thể kể đến Quốc sử toản yếu của Nguyễn
Huy Oánh, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn; về mặt văn liệu, một số tác phẩm như
Thập giới cô hồn quốc ngữ văn của vua Lê Thánh Tông, hoặc một số tác phẩm khuyết
danh gồm Thiên Nam ngữ lục, Việt sử diễn âm, Thiên Nam minh giám… đều có những
giá trị sử dụng nhất định; tư liệu về mặt địa chí do tư nhân biên soạn có giá trị là Dư địa
chí của Nguyễn Trãi, Ô châu cận lục của Dương Văn An… và Bắc Ninh tồn tỉnh dư địa
chí, Hải Dương phong vật chí…; khơng chỉ bộ Quốc triều hình luật có giá trị về mặt pháp
luật, sự bổ sung sẽ thêm hoàn chỉnh hơn với nhiều văn bản điển chế như Hồng Đức thiện
chính thư, Từ tụng điều lệ…
Có tác dụng làm nguồn tư liệu bổ trợ và có giá trị khoa học cao liên quan đến đề tài là
nhiều tác phẩm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam như: Việt Nam văn hóa
sử cương của Đào Duy Anh, Nho giáo, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Việt Nam
văn minh sử của Lê Văn Siêu… Đồng thời, nhiều bài báo nghiên cứu, tập trung ở hai tạp
19


chí chuyên ngành là Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tạp chí Xưa và nay cũng được sử dụng
khi có nhiều vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Đề tài luận văn cũng sử dụng một số tư liệu ở những cơng trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài của các học giả nước ngoài, nguyên bản tiếng Anh hoặc đã được dịch ra

tiếng Việt như: An – Tĩnh cổ lục của Hippolyte Le Breton, Đại Nam quốc lược sử của
Alfred Schreinr, Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII của GS Yu Insun (Đại học
Quốc gia Seoul, Hàn Quốc)…
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Với việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng tham nhũng và biện pháp xử lý
tham nhũng thời Lê sơ (1428 - 1527)”, tác giả mong muốn góp phần tìm hiểu, làm sáng
tỏ nguyên nhân tồn tại nạn tham nhũng ở thời Lê sơ và đối tượng, lĩnh vực, hình thức
tham nhũng trong thời Lê sơ. Cùng với đó là những biện pháp phòng, chống, xử lý nạn
tham nhũng và hiệu quả đạt được của những biện pháp đó. Qua đó góp phần đưa lại cái
nhìn tồn diện hơn về thời Lê sơ.
6.2. Giá trị thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu trên góp phần: Bổ sung vào thực tiễn thời đại hiện nay bài học kinh
nghiệm trong việc nhìn nhận về vấn nạn tham nhũng và biện pháp phòng, chống, xử lý
nạn tham nhũng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Dẫn luận, Kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn còn được kết
cấu thành ba chương, cụ thể như sau:
Chương I: Khái quát về nạn tham nhũng và biện pháp xử lý tham nhũng trước thời Lê

Chương II: Nạn tham nhũng thời Lê sơ
Chương III: Biện pháp xử lý tham nhũng của nhà Lê sơ

20


B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NẠN THAM NHŨNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
THAM NHŨNG TRƯỚC THỜI LÊ SƠ

1.1. Khái niệm về tham nhũng
1.1.1. Quan điểm về tham nhũng thời Lê sơ
Tham nhũng là quốc nạn làm suy yếu tiềm lực của quốc gia, dân tộc, xuống cấp đạo
đức xã hội… mà bất kỳ một quốc gia, một triều đại nào cũng đều muốn bài trừ, tận diệt.
Vậy, “tham nhũng” là gì? Và quan niệm về tham nhũng xưa và nay có gì giống và khác
nhau?
Tìm trong sử cũ, chúng ta khơng thấy có một định nghĩa cụ thể nào về tham nhũng,
mà chỉ nói tới thực trạng cũng như tác hại của tệ nạn tham nhũng đối với đất nước.
Nhưng, qua việc tổng hợp những tài liệu đề cập tới những vấn đề liên quan đến tham
nhũng thời xưa, chúng ta có thể biết được cha ơng ta thời xưa nhìn nhận về tham nhũng
như thế nào.
Theo đó, quan niệm về tham nhũng ngày xưa là khá tương đồng với cách nhìn nhận
về tham nhũng hiện nay. Theo nhìn nhận về tham nhũng thời Lê sơ, thì “tham nhũng” là
hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn đã có để nhũng nhiễu, hạch sách tiền của của nhân
dân, tham ơ, bịn rút của cơng nhà nước (“biếm cơng vi tư”) nhằm mục đích tư lợi, làm
giàu cho bản thân.
Tìm hiểu những chiếu chỉ của vua, những tấu sớ của quan lại, những vụ tham nhũng
cụ thể thời xưa, cùng với những điển chế, pháp luật liên quan, chúng ta thấy được đôi nét
về khái niệm “tham nhũng”.
Tham nhũng diễn ra chủ yếu ở những người có quyền hành, mà thường là những
người “quyền cao chức trọng”. Cụ thể như những trường hợp của Hành khiển Đỗ Tử
Bình, An phủ sứ Hồ Tơng Thốc… đời Trần, Thái phó Lê Văn Linh, Quốc lão Nguyễn
Xí… đời Lê sơ là những người lợi dụng chức tước, vị thế mình có trong quan trường,
trong xã hội để thực hiện hành vi làm giàu bất chính thơng qua việc ăn hối lộ, mua quan
bán tước, tham ơ tài sản nhà nước. Thậm chí là cả việc tư lợi về thời gian của kẻ dưới
quyền để phục vụ lợi ích của mình…
21



×