Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Biện pháp quản lí hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng tại các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.6 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ XUYÊN

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
LIÊN KẾT ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TẠI
CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÍ GIÁO DỤC

ĐÀ NẴNG, NĂM - 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ XUYÊN

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
LIÊN KẾT ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TẠI
CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 814 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN XUÂN BÁCH

ĐÀ NẴNG, NĂM - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, nội dung trong luận văn là do quá trình nghiên cứu, tìm hiểu
của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung
thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tôi xin chịu trách
nhiệm về những nội dung đã cam đoan trên.

Tác giả luận văn

Lê Xuyên


ii

LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả sự kính trọng, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
hướng dẫn PGS.TS TRẦN XUÂN BÁCH đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả
trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Xin gửi những tình cảm và lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp, người
thân và gia đình đã ln ở bên, giúp sức, động viên, cổ vũ để tác giả hoàn thành khóa
đào tạo quan trọng này. Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 2
3. Dối tượng và khách thể nghiên cứu................................................................................ 2
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................................ 3
8. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO,BỒI
DƯỠNGTẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG .......................................................................................................................5
1.1. Tổng quan về nghiên cứu hoạt động liên kết đào tạo,bồi dưỡng .......................5
1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục thường xuyên .................................................................... 5
1.1.2. Những nghiên cứu về liên kết đào tạo bồi dưỡng giữa cơ sở giáo dục đại học và
trung tâm giáo dục thường xuyên ................................................................................................. 8
1.2. Các khái niệm chính của đề tài ...........................................................................10
1.2.1. Quản lí ....................................................................................................................... 10
1.2.2. Quản lí giáo dục ....................................................................................................... 14
1.2.3. Liên kết đào tạo bồi dưỡng ..................................................................................... 15
1.2.4. Giáo dục thường xuyên ........................................................................................... 17
1.2.5. Quản lí liên kết đào tạo bồi dưỡng ......................................................................... 19
1.3. Quá trình liên kết đào tạo bồi dưỡng..................................................................20
1.3.1. Nội dung liên kết đào tạo bồi dưỡng ...................................................................... 20
1.3.2. Tổ chức liên kết đào tạo bồi dưỡng ........................................................................ 20
1.3.3. Phương thức tổ chức liên kết đào tạo bồi dưỡng .................................................. 21
1.3.4. Người học và công tác tuyển sinh .......................................................................... 22
1.3.5. Cơ sở vật chất và trạng thiết bị ............................................................................... 23
1.3.6. Đánh giá hoạt động liên kết đào tạo bồi dưỡng .................................................... 23
1.4. Quản lí liên kết đào tạo bồi dưỡng ......................................................................24

1.4.1. Xây dựng kế hoạch nội dung quản lí liên kết đào tạo bồi dưỡng ........................ 24
1.4.2. Quản lí phối hợp cơng tác tuyển sinh..................................................................... 25
1.4.3. Quản lí phối hợp cơng tác tổ chức.......................................................................... 26


iv
1.4.4. Quản lí phối hợp cơng tác hoạt động kiêm tra đánh giá....................................... 27
1.4.5. Quản lí phối hợp văn bằng chứng chỉ .................................................................... 28
1.4.6. Quản lí cơ sở vật chất thiết bị.................................................................................. 28
Tiểu kết Chương 1 .......................................................................................................28
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO,BỒI DƯỠNGỞ
CÁC TRUNG TÂM GDTX TPĐN ............................................................................30
2.1. Khái quát quá trình khảo sát liên kết đào tạo bồi các trung tâm GDTX TPĐN
Giai đoạn (2015-2020) .................................................................................................30
2.1.1. Mục tiêu khảo sát về liên kết đào tạo bồi dưỡng .................................................. 30
2.1.2. Nội dung khảo sát về thực trạng liên kết đào tạo bồi dưỡng ............................... 30
2.1.3. Đối tượng khảo sát về thực trạng liên kết đào tạo bồi dưỡng .............................. 30
2.1.4 Phương pháp tổ chức khảo sát ................................................................................. 30
2.1.5. Xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả khảo sát ...................................................... 31
2.2. Khái quát tình hình kinh tế-Xã hội Thành phố Đà Nẵng (2015-2020) ............31
2.1.2. Tình hình phát triển KT-XH Thành phố Dà Nẵng ............................................... 31
2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng ............................................. 33
2.1.3. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 33
2.2. Vài nét về các trung tâm GDTX TPĐN .............................................................. 36
2.2.1. Sự hình thành và phát triển ..................................................................................... 36
2.2.2. Tổ chức bộ máy của các trung tâm GDTX ........................................................... 38
2.2.3. Qui mô các hoạt động liên kết đào tạo bồi dưỡng tại các trung tâm GDTX...... 38
2.2.4. Định hướng phát triển liên kết đào tạo bồi dưỡng ................................................ 39
2.2.5. Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị các trung tâm GDTX ............................. 40
2.3.Thực trạng hoạt động liên kết đào tạo bồi dưỡng các trung tâm GDTX Thành

phố Đà nẵng hiện nay ..................................................................................................41
2.3.1. Thực trạng điều kiện, hồ sơ, quy trình thực hiện liên kết đào tạo,bồi dưỡng .41
2.3.2. Thực trạngquản lí công tác tuyển sinh liên kết đào tạo bồi dưỡng ..................... 42
2.3.3. Thực trạng phối hợp quản lí về liên kết đào tạo bôi dưỡng ................................. 43
2.3.4. Thực trạng quản lí các điều kiện trợ liên kết đào tạo bồi dưỡng ở các trung tâm
GDTX TPĐN ............................................................................................................................... 46
2.3.5. Thực trạng hiệu quả của liên kết đào tạo bồi dưỡng............................................. 48
2.4. Thực trạng về quản lí hoạt động liên kết đào tạo bồi dưỡng của các trung tâm
GDTX TPĐN ................................................................................................................51
2.4.1. Thực trạng phối hợp quản lí hoạt động liên kết đào tạo bồi dưỡng .................... 51


v
2.4.2. Thực trạng phối hợp quản lí hoạt động liên kết đào tạo bồi dưỡng của học viên
........................................................................................................................................................ 56
2.4.3. Thực trạng phối hợp cơng tác quản lí kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
viên................................................................................................................................................. 58
2.4.4. Thực trạng quản lí cơ sở vật các trang thiết bị cho liên kết đào tạo bồi dưỡng . 59
2.5. Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động liên kết đào tạo bồi dưỡng các trung
tâm GDTX TPĐN ........................................................................................................59
2.5.1. Đánh giá mặc mạnh ................................................................................................. 59
2.5.2. Đánh giá về những mặc yếu còn hạn chế .............................................................. 61
2.5.3. Đánh giá chung ........................................................................................................ 63
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG .....................................................................................................................66
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ...................................................................66
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiển......................................................................... 66
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.......................................................................... 66
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .......................................................................... 66

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................................ 67
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ......................................................................... 67
3.2. Biện pháp quản lí nâng cao hiệu quả công tác liên kết đào tạo bồi .................68
3.2.1. Hệ thống hóa cơ sở pháp lý về cơng tác liên kết đào tạo bồi dưỡng................... 68
3.2.2. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, học viên trong công tác liên kết
đào tạo, bồi dưỡng. ....................................................................................................................... 69
3.2.3. Xác định nhu cầu đào tạo và nâng caoquản lícơng tác tuyển sinh ...................... 72
3.2.4. Tăng cường quản lí cơng tác phối hợp tổ chức đào tạo,bồi dưỡng kiểm tra, đánh
giá,thi học phần,thi tốt nghiệp. .................................................................................................... 74
3.2.6. Đánh giá hiệu quả công tác liên kết đào tạo bồi dưỡng ....................................... 77
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .........................................................................79
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp .............................. 79
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................................ 79
3.4.2. Quá trình khảo nghiệm ............................................................................................ 80
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................................... 80
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 85


vi
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TẠI
CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành: Quản lý giáo dục
Họ tên học viên: Lê Xuyên
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Xuân Bách
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng
Qua quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn và đến thời điểm hiện nay tác giả luận văn đã đưa
ra được những kết quả khả quan với các cơ sở lý luận chặt chẽ về biện pháp quản lý hoạt động liên kết
đào tạo, bồi dưỡng tại các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở của cơ sở
lý luận luận văn đã cho thấy hoạt động liên kết, đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào tạo, bồi

dưỡng tại các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Đà Nẵng nói riêng đáp ứng nhu cầu đổi mới
giáo dục hiện nay.
Q trình khảo sát và phân tích hoạt động liên kết, đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào tạo,
bồi dưỡng tại các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Đà Nẵng đã cho thấy thấy: Trong những
năm qua hoạt động liên kết, đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng tại các trung tâm
giáo dục thường xuyên thành phố Đà Nẵngđã có được sự quan tâm và thực hiện tương đối đồng bộ.
Các biện pháp quản lý hoạt động liên kết, đào tạobồi dưỡng tại các trung tâm giáo dục thường xuyên
thành phố Đà Nẵngđược áp dụng về cơ bản là phù hợp lí luận về quản lý, phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh của từng trường trong thị xã và đã đem lại một số hiệu quả nhất định. Nhận thức về vai trò của
hoạt động liên kết, đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng tại các trung tâm giáo dục
thường xuyên thành phố Đà Nẵng cũng đã được nâng lên tạo nên sự chủ động trong hoạt động hoạt
động liên kết, đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng tại các trung tâm giáo dục
thường xuyên thành phố Đà Nẵng. Đó là những mặt tích cực trong công tác quản lý hoạt động liên kết,
đào tạo, bồi dưỡng tại các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh những mặt
tích cực đó, qua việc khảo sát thực trạng tác giả luận văn nhận thấy cịn hạn chế cơ bản. Đó là đa phần
giáo viên, học viên nhận thức được về hoạt động liên kết, đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào
tạo, bồi dưỡng tại các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Đà Nẵngnhưng còn hời hợt, chưa
sâu sắc. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiện tượng này trong
đó chúng ta khơng thể khơng kể đến ngun nhân từ góc độ quản lý.
Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động liên kết, đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào
tạo, bồi dưỡng tại các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Đà Nẵng, tôi xin đề xuất 5 biện
pháp quản lý như sau:
1. Hệ thống hóa cơ sở pháp lý về công tác liên kết đào tạo bồi dưỡng
2. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, học viên trong cơng tác liên kết đào tạo,bồi
dưỡng .
3. Xác định nhu cầu đào tạo và nâng cao quản lí cơng tác tuyển sinh.
4. Tăng cường quản lí cơng tác phối hợp tổ chức đào tạo,bồi dưỡng kiểm tra, đánh giá, thi học
phần, thi tốt nghiệp.
5. Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ cho cơng tác đào tạo,bồi dưỡng giáo viên theo
hình thức liên kết.

6. Đánh giá hiệu quả công tác liên kết đào tạo bồi dưỡng
Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Do đó, phải thực hiện chúng một
cách đồng bộ, nhất quán trong suốt quá trình hoạt động liên kết đào tạo và bồi dưỡng. Ngồi ra, để có cơ sở
khách quan nhằm áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn, tác giả đã trưng cầu ý kiến của một số Cán bộ
quản lý, giáo viên trong ngành giáo dục. Nhìn chung, đại bộ phận Cán bộ quản lý, giáo viên đều đánh giá
các biện pháp trên có tính cấp thiết và khả thi, có thể thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng quản lý
hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng tại các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Đà Nẵng
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

PGS. TS. Trần Xuân Bách

Người thực hiện đề tài

Lê Xuyên


vii
MEASURES FOR MANAGING ACTIVITIES OF TRAINING ASSOCIATION
AND TRAINING AT DA NANG EDUCATIONAL CENTERS IN DA NANG CITY
Industry: Educational Administration
Student's name: Le Xuyen
Science instructor: Assoc.Prof.Dr. Tran Xuan Bach
Training facility: University of Education - Danang University
Through the process of researching and implementing the dissertation, up to now, the author has
given positive results with the strict theoretical bases on the management measures of joint training
and retraining activities. at the continuing education centers of Danang city. On the basis of the
theoretical basis, the thesis has shown that joint training, training and management of joint training
and retraining activities at Danang's continuing education centers in particular meet the needs.
Education renovation today.
The process of surveying and analyzing joint training, training and management of joint training

and retraining activities at continuing education centers in Da Nang city has shown that: Over the past
years, joint activities The training, training and management of joint training and fostering activities at
continuing education centers in Da Nang City have received the attention and implemented relatively
synchronously. Measures to manage joint activities and training courses at continuing education
centers in Da Nang are basically applied in accordance with the management theory, in accordance
with the conditions and circumstances of Da Nang. each of the schools in the town and has yielded
certain effects. Awareness on the role of joint training, training and management of joint training and
retraining activities at continuing education centers in Da Nang has also been raised to create the
initiative in activities. Linkage, training and management of joint training and retraining activities at
continuing education centers in Danang City. Those are positive aspects of the management of joint
activities, training and retraining at continuing education centers in Danang City. Besides these
positive points, through the actual situation of the author, the author found that there are basic
limitations. That is the majority of teachers and students are aware of joint training, training and
management of joint training and retraining activities at continuing education centers in Da Nang city
but are still superficial. deep. There are many objective and subjective causes leading to this
phenomenon in which we cannot help but mention the cause from the management perspective
In order to contribute to improving the quality of joint training, training and management of
joint training and fostering activities at continuing education centers in Da Nang, I would like to
propose 5 management measures as follows: :
1. Systematize the legal basis for training and fostering activities
2. Awareness raising for managers, learners in joint training and retraining.
3. Identify training needs and improve admissions management.
4. Strengthening the management of the work of coordination in organizing training, retraining
on examination, evaluation, study modules and graduation exams.
5. Strengthening facilities and conditions for teacher training and fostering in the form of
association.
6. Evaluating the effectiveness of joint training and fostering activities
The above measures have a close relationship, interact with each other. Therefore, they must be
implemented in a consistent and consistent manner during the process of teaching Math to students. In
addition, in order to have an objective basis to apply the above measures into practice, the author has

solicited opinions of a number of managers and teachers in the education sector. In general, most
managers and teachers have evaluated the above measures to be urgent and feasible, which can be
implemented to contribute to improving the quality of management of training and fostering activities.
at the continuing education centers of Danang city
Confirmation of instructor

Assoc.Prof.Dr. Tran Xuan Bach

Student

Le Xuyen


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTVH
CNH - HĐH
GD&ĐT
GDTX
KT-XH
QL
TP ĐN

: Bổ túc văn hóa
: Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
: Giáo dục và Đào tạo
: Giáo dục thường xuyên
: Kinh tế - Xã hội
: Quản lý

: Thành phố Đà Nẵng


ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.
2.2.
2.3.

Tên bảng

Trang

Mức độ đáp ứng về nguồn lực dạy học ở trung tâm
Thống kê số lượng các lớp liên kết đào tạo tại các trung
tâm GDTX thành phố Đà Nẵng từ năm 2017 đến 2019
Điểm mạnh trong quản lí hoạt động đào tạo, liên kết và bồi
dưỡng ở các trung tâm GDTX thành phố Đà Nẵng

46
48
60


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các nước trên thế giới khi bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa (CNH) - hiện

đại hóa (HĐH) đất nước, giáo dục đại học đã trở thành trụ cột cho sự phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và khoa học giáo dục nói riêng của các nước. Việt Nam
cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Giáo dục thường xuyên (GDTX) là loại hình
đào tạo góp phần tạo ra nguồn nhân lực, có quản líđể đáp ứng những địi hỏi của
sự nghiệp CNH-HĐH, phát triển kinh tế - xã hội (KT–XH) cho từng địa phương
và cả nước trong thời kỳ đổi mới; GDTXcũng là hạt nhân cơ bản để xây dựng nền
kinh tế tri thức.
Thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo: “Giáo dục cho mọi
người”; “Cả nước trở thành một xã hội học tập”. GDTX Việt Nam còn phải thực hiện
bước chuyển từ “Đại học tinh hoa” sang “Đại học đại chúng” nhằm đáp ứng nhu cầu
học tập, học thường xuyên, học suốt đời ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân trong
xã hội. Vì vậy, con đường tất yếu của GDTX phải thực hiện là “phát triển nhanh về quy
mô; đồng thời phải đảm bảo về chất lượng”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Đẩy mạnh giáo dục trong
nhân dân bằng các hình thức chính quy và khơng chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi
người, cả nước trở thành một xã hội học tập”. Như vậy, cùng với GDĐH chính quy,
GDĐH khơng chính quy (trong đó có hệ vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ), hồn chỉnh
kiến thức…) đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến
lược phát triển giáo dục 2015-2020 và tầm nhìn chiến lược giáo dục đào tạo đến năm
2030 của đất nước.
Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 15/6/2004 đã chỉ
rõ: "Mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo là xây dựng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lí giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống,
lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lí, phát triển đúng định hướng
và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao quản línguồn nhân lực, đáp ứng những
đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước" [9].


2

Hội nhập Quốc tế về giáo dục, liên kết các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước,
hướng tới xây dựng một xã hội học tập, học suốt đời, bảo đảm quyền được học tập cho
tất cả mọi người với mục tiêu đào tạo con người Việt Nam có đầy đủ năng lực, phẩm
chất, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trên con đường CNH-HĐH là một trong
những vấn đề quan trọng của đổi mới giáo dục Việt Nam. Liên kết với các trường đại
học là một biện pháp để đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ đại học của cácTrung tâm
giáo dục thường xuyênThành phố Đà Nẵng (TPĐN) nhằm thực hiện chủ trương xã hội
hóa giáo dục, tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ, đáp
ứng u cầu đổi mới giáo dục phổ thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các
trường phổ thông từ bật Mầm non,tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa
bàn TPĐN và các vùng lân cận. Trong những năm qua cơng tác quản lí (QL) đào tạo liên
kết đã đi vào nề nếp, ngày càng chặt chẽ và hiệu quả, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất
cập, chưa có cơ sở khoa học, một số biện pháp chưa sát thực,chưa đạt hiệu quả cao. Xuất
phát từ thực tế ấy, chúng tôi chọn vấn đề “Biện pháp quản lí hoạt động liên kết đạo,bồi
dưỡng tại các Trung tâm GDTX Thành phố Đà nẵng”trong giai đoạn hiện nay làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình..
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng công tác liên kết đào tạo,bồi
dưỡngở Trung tâm GDTX Thành phố Đà nẵng, đề xuất những biện pháp QL nhằm
nâng cao hiệu quả của hoạt động này, góp phần xây dựng và nâng cao quản líđội ngũ
giáo viên, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục TPĐN trong giai đoạn hiện nay.
3. Dối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những biện pháp QL công tác liên kết đào tạo,bồi dưỡng ở 03 Trung tâm GDTX TPĐN .
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động liên kết dào tạo ,bồi dưỡngở các Trung tâm GDTX TPĐN.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác liên kết đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học ở
Thành phố Đà nẵnglà một vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao trình độ
chun mơn và nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Trên thực tế QL công tác liên kết đào tạo,bồi dưỡng ở 3 Trung tâm GDTX Thành phố


3
Đà nẵng còn nhiều lúng túng, bất cập. Nếu xác lập và thực hiện tốt hệ thống các biện
pháp QL công tác liên kết đào tạo một cách đồng bộ, hợp lí và khả thi thì sẽ nâng cao
được hiệu quả đào tạo đội ngũ giáo viên, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng,
góp phần thực hiện được nhiệm vụ đào tạo của trung tâm.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về cơng tác đào tạo,bồi dưỡng giáo viên theo quan
điểm, chủ trương đường lối phát triển KT-XH, phát triển GD&ĐT đến năm 2020 của
Đảng và Nhà nước.
5.2. Khảo sát,đánh giá thực trạng cơng tácđào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ
cao đẳng, đại học và các chứng chỉ bồi dưỡng ở 3 Trung tâm GDTX TPĐN hiện nay.
5.3. Đề xuất những biện pháp quản lí cơng tác liên kết đào tạo,bồi dưỡng giáo
viên ở 3 Trung tâm GDTX TPĐN nhằm nâng cao quản lígiảng dạy và giáo dục ở các
trường phổ thông.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Việc nghiên cứu những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo,bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên ở Trung tâm GDTX TPĐN.
6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Được giới hạn trong phạm vi các lớp liên kết đào tạo đại học với Trường Đại học Sư
phạm Đà nẵng, Đại học ngoại ngữ Huế, hệ cao đẳng và trung cấp vớiTrường cao đẳng
lương thực phẩm,Trường cao đẳng giao thông 5từ năm 2017 đến năm 2020 và kiểm
chứng ở mức độ nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
6.3 Giới hạn đối tượng khảo sát
Giám đốc, Phó giám đốc,các trưởng phòng 3 TTGDTX số1,số2,số3 TPĐN, giáo
viên chủ nhiệm và học viên đang theo học tại TTGDTX.
7. Phương pháp nghiên cứu.

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lí thuyết, các văn kiện của Đảng và
Nhà nước...nhằm xác định cơ sở lí luận về quản lí cơng tác liên kết đào tạo, bồi dưỡng
ở các cơ sở giáo duc trên địa bàn Thành phố Đà nẵng.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.


4
- Điều tra bằng phiếu, phỏng vấn, quan sát sư phạmnhằm tìm hiểu thực trạng liên
kết đào tạo cao đẳng, đại học và các lớp bồi dưỡng ở 3 Trung tâm GDTX. Xác định
mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn để làm cơ sở xác lập các biện pháp QL.
- Lấy ý kiến chuyên gia để kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp QL.
7.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
Phương pháp này giúp nhà nghiên cứu tổng kết những bài học kinh nghiệm trong
giáo dục. Chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu kém và những tồn tại để có phương hướng
khắc phục. Đặc biệt đề tài đã sử dụng phương pháp này để tổng kết kinh nghiệm tổ chức
hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng ở Trung tâm GDTX TPĐN trong những năm vừa
qua.
7.4. Phương pháp thống kê tốn học
Đề tài có sử dụng phần mềm SPSS, Microsoft Excel 2003 để xử lí số liệu trong
các bảng biểu, vẽ biểu đồ. Sử dụng một số kiến thức toán thống kê để việc xác định
các thơng số cần thiết mang tính chính xác, khoa học.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo. Đề tài gồm 3
chương
-Chương 1. Cơ sở lí luận của vấn đề quản lí hoạt động liên kếtđào tạo,bồi
dưỡnggiáo viên tại các TTGDTX TPĐN
- Chương 2.Thực trạng liên kết đào tạo,bồi dưỡngở các Trung tâm GDTX TPĐN.
- Chương 3.Những biện pháp quản lí hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng ở
cácTTGDTX TPĐN.



5
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO,BỒI DƯỠNGTẠI
CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1. Tổng quan về nghiên cứu hoạt động liên kết đào tạo,bồi dưỡng
1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục thường xuyên
Như chúng ta đã biết GDTXcung ứng cơ hội học tập suốt đời nhằm thúc đẩy sự
phát triển tài nguyên con người. Với nguồn tài nguyên con người được cải thiện sẽ tác
động đến việc phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, xu thế phát triển GDTX là tất
yếu. GDTX ngày càng được khẳng định là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo
dục của các nước… GDTX được coi là “Chìa khóa” để bước vào thế kỷ 21 và nhiều
ngành khoa học đã dự báo thế kỷ 21 là “Thế kỷ của GDTX”. Trong thực tiễn GDTX
đã được triển khai từ những năm 1945 và phát triển khá mạnh mẽ, theo giai đoạn sau:
Giai đoạn 1945 - 1959 phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa bước đầu hình
thành một xã hội học tập với sự hưởng ứng sôi nổi của mọi tầng lớp nhân dân, làm cho
số người biết chữ tăng lên đáng kể.
Giai đoạn 1959 - 1989, hệ thống giáo dục Bình dân học vụ chuyển trọng tâm
sang nâng cao trình độ học vấn cho người lớn - người lao động và được gọi là hệ thống
Bổ túc văn hoá, song hành với hệ thống giáo dục phổ thông. Với phương châm “Cần
gì học nấy”, hệ thống Bổ túc văn hóa rất đa dạng về hình thức tổ chức cũng như về
chương trình học tập. Hình thức học tập tại chức có loại trường, lớp dành cho đối
tượng cơng tác tại cơ quan, xí nghiệp, có loại trường, lớp dành cho đối tượng là nơng
dân. Hình thức học tập tập trung, có trường phổ thơng lao động (dành cho cán bộ quản
lí), trường bổ túc văn hóa cơng nơng dành cho những người lao động trẻ tuổi để đưa
vào đại học nhằm đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật xuất thân từ cơng nơng. Mỗi loại
8 hình trường/ lớp lại có chương trình và sách giáo khoa (hoặc tài liệu học tập riêng)
nhằm “phù hợp với đối tượng và mục tiêu đào tạo”.
Giai đoạn 1989 - 1993 thời kỳ giáo dục bổ túc, mục tiêu chủ yếu là đáp ứng nhu

cầu nhiều mặt và thường xuyên của nhân dân, đặc biệt đối với những đối tượng không
được hưởng hoặc được hưởng không đầy đủ sự giáo dục trong nhà trường chính quy,
giúp họ có thêm điều kiện để thành đạt trong nghề nghiệp và trong hoạt động xã hội.


6
Từ năm 1993 đến nay, sự ra đời của các Trung tâm GDTX cấp thành phố, cấp
huyện đã hòa nhập giáo dục bổ túc với đào tạo bồi dưỡng tại chức thành hệ thống giáo
dục và đào tạo thường xuyên, cung cấp cơ hội học tập cho mọi người. GDTX đã được
thể chế hóa trong Luật Giáo dục và trong nhiều văn bản pháp quy khác. Phong trào
học trong nhân dân ngày càng phát triển mạnh, người học không những có nhu cầu
học bổ túc văn hóc (BTVH) mà cịn có nhu cầu học nâng cao hiểu biết về chính trị,
pháp luật, nghề nghiệp …Các trường BTVH hiện nay không chỉ thực hiện nhiệm vụ
đơn thuần mà đã dần chuyển sang làm nhiệm vụ đa chức năng như dạy nghề, phổ biến
kiến thức thơng thường mà người học có nhu cầu với địi hỏi của thực tiễn từ đó các
Trung tâm GDTX dần dần ra đời đảm nhận nhiệm vụ đa chức năng, đáp ứng nhu cầu
người học (Theo CT40/CT ngày 24/7/1991 và CT07/ngày 27/9/1993 của Bộ
GD&ĐT). Sự ra đời các trung tâm GDTX thể hiện sự quan tâm của Đảng đến nhu cầu
học tập đa dạng của nhân dân và xây dựng ngành học hỗ trợ cho giáo dục quốc dân là
GDTX. Đại hội Đảng lần thứ III (1960) đã đề ra chủ trương “Vừa đào tạo tập trung,
vừa đào tạo tại chức”. Đại hội đảng lần thứ IV (1976) tiếp tục nhấn mạnh: “Phải tích
cực xây dựng hệ thống đào tạo, bồi dưỡng tại chức với nhiều hình thức học tập đảm
bảo cho mọi người lao động đều có thể suốt đời tham gia học tập, trau dồi nghề nghiệp
và mở rộng kiến thức”. [19] Công tác đào tạo đại học tại chức phát triển mạnh mẽ,
Nghị quyết 14 của Bộ chính trị về cải cách giáo dục (1979) đã cụ thể hóa thêm: “Hệ
thống mạng lưới trường, lớp tại chức phải được tổ chức rộng khắp, bao gồm nhiều
hình thức học tập linh hoạt thuận tiện cho người học. Hệ thống đó phải gắn liền với hệ
thống đào tạo tập trung nhưng có tổ chức và người phụ trách riêng’’. [19]
Nghị quyết số 73/NQ-HĐBT năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng đã cho phép
thành lập trung tâm đào tạo, bồi dưỡng tại chức thành phố Đà Nẵng trên cơ sở các tổ

chức đa dạng ở địa phương đã hình thành từ trước. Đây là một mơ hình cơ sở giáo dục
mới dựa trên sự liên kết của các trường ĐH với các trung tâm giáo dục thường xuyên
cấp thành phố Đà Nẵng.Đây là một quyết định rất quan trọng, tạo một bước tiến công
tác đào tạo bồi dưỡng đại học hình thức vừa học vừa làm, học từ xa. Hoạt động liên
kết đã để lại những kinh nghiệm thiết thực cần tổng kết và phát huy, nâng cao vai trò
các trung tâm GDTX trong đào tạo liên kết ở các bậc học, cấp học hình thức học khác
nhau; Từ những năm (1988 - 1991) đã thí điểm hệ đào tạo đại học khơng chính quy


7
với những hình thức mới đi đơi với những tên gọi mới như đại học mở rộng tự học có
hướng dẫn, đào tạo từ xa, đại học mở (cả nước đã thành lập hai Viện đại học mở tại Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh). Các chương trình đào tạo từ xa và liên kết đào tạo tại
các cơ sở GDTX hàng năm có hàng trăm ngàn người theo học các lớp đại học, cao
đẳng theo hình thức vừa làm vừa học (hệ tại chức), học theo hình thức từ xa năm học
2009-2010 có 32.190 học viên của 16 thành phố Đà Nẵng thành phố học theo hình
thức đào tạo từ xa; 85.431 học viên theo học hình thức vừa làm vừa học.[19] Nghị
định 90-NĐ/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ đã công nhận GDTX là một trong 5
thành phần của hệ thống giáo dục quốc dân.
Luật giáo dục 1998 (Quốc hội thơng qua ngày 24/11/1998) coi “Giáo dục khơng
chính quy là một phương thức giáo dục giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục,
học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn,
chun mơn nghiệp vụ để cải thiện quản lícuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với
đời sống xã hội’’. [26]. Trong Luật giáo dục 2005 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2009)
tại khoản 1 điều 4 quy định: “Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và
giáo dục thường xuyên”, điều 44 quy định “Giáo dục thường xuyên giúp mọi người
vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu
biết, nâng cao trình độ học vấn chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện cuộc sống, tìm việc
làm, tự tạo việc làm và thích nghi đời sống với đời sống xã hội”. [26] Báo cáo của
chính phủ trước Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2004 cũng đã chỉ rõ: “Các chương trình

giáo dục từ xa vẫn đang trong q trình xây dựng, tiến độ cịn chậm, quản lícịn thấp,
cơ sở vật chất cịn nghèo nàn, điều kiện tổ chức thực hành, thực nghiệm còn rất hạn
chế. Việc quản lí lỏng lẻo đối với các lớp liên kết đào tạo và cấp văn bằng đã dẫn đến
tình trạng 11 “Học giả, bằng thật”. Đây là một khâu yếu nghiêm trọng của giáo dục
khơng chính quy ở nước ta”. Các báo cáo tổng kết giáo dục thường xuyên hàng năm
của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề cập đến cơng tác quản lí các lớp đại học, cao
đẳng trung cấp chuyên nghiệp, theo hình thứcliên kết, nhưng cịn rất ít cơng trình
nghiên cứu có hệ thống, có thực nghiệm tại một cơ sở giáo dục cụ thể. Với lý do đó,
trong luận văn này tác giả mạnh dạn phân tích một cách tương đối tồn diện có hệ
thống và căn cứ thực trạng của quản lí hoạt động đào tạo theo hình thức liên kết
ởTrung tâm GDTX thành phố Đà Nẵng Thái Bình và Trung tâm GDTX và Hướng


8
nghiệp Tiền Hải với các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp mà các
trung tâm phối hợp liên kết đào tạo. Bước đầu đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp
quản lí nhằm kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị chủ trì đào tạo và đơn vị phối hợp đào tạo
để nhằm nâng cao quản líquản lí hoạt động liên kết đào tạo các lớp đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp theo hình thức liên kết tạitrung tâm GDTX cấp thành phố Đà
Nẵng và trung tâm GDTX cấp huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Thái Bình.
1.1.2. Những nghiên cứu về liên kết đào tạo bồi dưỡng giữa cơ sở giáo dục đại
học và trung tâm giáo dục thường xuyên
Vấn đề phát triển GDTX tuỳ theo điều kiện và khả năng của từng quốc gia và có
cách làm khác nhau, nhưng các cơng trình nghiên cứu đều có chung quan điểm là giáo
dục liên tục, giáo dục suốt đời, giáo dục cộng đồng là hướng chủ đạo, chi phối phát
triển. Các nước đều mở rộng qui mơ, hình thức đào tạo, chuyển hướng giáo dục từ chỗ
phục vụ chủ yếu cho số ít sang nền giáo dục đại chúng. Các cơng trình nghiên cứu đều
nhấn mạnh cộng đồng phải coi GDTX là điều kiện để nâng cao dân trí, là trách nhiệm
của mọi người, của địa phương chứ không phải của riêng ngành giáo dục.
Các nghiên cứu này cũng chỉ ra các xu thế sau của GDTX:

- Từ tập trung hoá sang phi tập trung hoá;
- Từ xu thế áp đặt từ trên xuống sang xu thế chủ động từ dưới lên;
- Từ xu thế nhà nước hoá sang xu thế cộng đồng hoá;
- Từ xu thế chính qui sang xu thế phi chính qui;
- Từ cứng nhắc sang mềm dẻo, linh hoạt;
- Từ chỗ ngành giáo dục phải chủ động sang cộng đồng phải chủ động. Vấn đề
liên kết đào tạo là nội dung và cũng là một trong những hình thức của các xu thế phát
triển GDTX.
Trong Hội thảo “Chương trình giáo dục cho mọi người” ở Châu Á - Thái Bình
Dương tại thủ đô Australia tháng 11 năm 1987, UNESCO đã định nghĩa: “GDTX là
một khái niệm rộng lớn, bao gồm tất cả các cơ hội học tập mà mọi người đều mong
muốn hoặc hoặc cần có sau xố mù chữ cơ bản và giáo dục tiểu học”. Định nghĩa này
bao hàm các ý sau:
- GDTX dành cho người lớn đã biết chữ;
- GDTX đáp ứng nhu cầu, mong muốn của mọi người;


9
-GDTX có thể bao hàm những kinh nghiệm do GDCQ, KCQ và phi chính qui
cung cấp;
- GDTX được qui định là cơ hội tham gia vào quá trình học tập suốt đời sau khi
kết thúc tiểu học hoặc tương đương.
Trong Tun ngơn 21 điểm của UNESCO đã có những quan điểm hết sức quan
trọng cho sự phát triển của GDTX:
- GDTX phải là nét chủ đạo của mọi chính sách giáo dục trong những năm tới tại
các nước công nghiệp phát triển cũng như các nước đang phát triển;
- GDTX cho mọi lứa tuổi trong suốt cuộc đời không chỉ bó hẹp trong 4 bức
tường, có nghĩa là phải cải tổ toàn diện ngành giáo dục. Giáo dục phải trở thành một
phong trào quần chúng thực sự;
- GDTX phải tiến hành và tiếp thu bằng nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng là

không phải học theo cách nào mà học cái gì và học được cái gì;
- Xố bỏ được các hàng rào giả tạo lỗi thời giữa các ngành giáo dục.
Vấn đề liên kết đào tạo nói chung, liên kết đào tạo đại học nói riêng giữa các
cơ sở giáo dục đại học và các TTGDTX chưa được nghiên cứu một cách có hệ
thống mặc dù đây là vấn đề rất đáng được quan tâm. Đã có những ý kiến khác nhau
về quản líđào tạo của GDTX, về quản lícủa liên kếtđào tạo. Đã có những Hội thảo
khoa học về phát triển GDTX ở những góc độ khác nhau những lại có q ít các ý
kiến về vấn đề xây dựng và phát triển mơ hình liên kết đào tạođại học như thế nào
cho hiệu quả và đảm bảo chất lượng.
Trên thực tế, mặc dù Luật Giáo dục năm 2005, điều 46 đã quy định rõ về liên kết
đào tạo đại học nhưng dến nay việc liên kết vẫn còn tùy thuộc vào từng địa phương,
từng nhà trường, từng ngành, chưa mang tính thống nhất, chưa định hình rõ một mơ
hình liên kết đào tạo có giá trị thực tiễn cao. Trong một chừng mực nhất định, có thể
khẳng định GDTX hiện nay ở nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu và các nội dung đặt
ra của thực tiễn cuộc sống. Mơ hình liên kết đào tạo đại học hiện nay còn nhiều bất cập
về các phương diện như: nội dung chương trình đào tạo chưa thiết thực; Tổ chức đào
tạo chưa phù hợp; Việc đào tạo loại hình vừa học vừa làm ở nhiều ngành bị quá tải… Bên
cạnh đó, những yếu tố của xã hội cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phát triển của mơ
hình liên kết đào tạo đại học. Có thể kể đến một số yếu tố như: Tâm lí bằng cấp trong xã


10
hội cịn khá phổ biến; nhiều người học cần có bằng để củng cố vị trí cơng tác; để tìm được
tấm bằng đại học (học giả - bằng thật)…
Những vấn đề nêu trên của mơ hình liên kết đào tạo đại học đã được đề cập ít
nhiều dưới góc độ quản lí giáo dục. Có thể kể đến một số nghiên cứu về vấn đề này
như: “Các biện pháp quản lí hệ đào tạo KCQ tại TTGDTX thành phố Đà Nẵng Thanh
Hoá” của Phạm Ngọc Thành; “Một số biện pháp đổi mới quản lí cơng tác liên kết đào
tạo tại chức ở TTGDTX Hải Phòng” của Đỗ Văn Hạ… Rõ ràng, nhiều vấn đề lí luận
và thực tiễn về liên kết đào tạo, về mơ hình liên kết đào tạo đại học vẫn chưa được

nghiên cứu một cách có hệ thống, trong khi sự tồn tại của mơ hình này là một tất yếu,
một xu hướng trong sự phát triển của giáo dục và sự phát triển của GDTX.
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lí
Quản lí là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người. Quản líchứa
đựng nội dung rộng lớn, đa dạng phức tạp và ln vận động, biến đổi, phát triển. Vì
vậy, khi nhận thức về quản lí, có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau.
Theo F.Taylor: “Quản lí là biết rõ ràng, chính xác điều bạn muốn người khác
làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành tốt công việc như thế nào, bằng
phương pháp tốt nhất, rẻ nhất”.
H. Fayol: Quản lí hành chính là dự đốn và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển,
phối hợp và kiểm tra.
Theo Harold Koont: “...Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp
những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Mục tiêu của nhà quản lí là
hình thành một mơi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với
thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lí là
một nghệ thuật, cịn với kiến thức thì quản lí là một khoa học”
Theo Mary Parker Pollet: “Quản lí là nghệ thuật khiến cho công việc được thực
hiện thông qua người khác”. Tiếp cận dưới góc độ hoạt động của một tổ chức: Quản lí
là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí tới những người lao động nói
chung là khách thể quản lí nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến. Hoạt động
quản lí là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến
khách thể quản lí (người bị quản lí) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành


11
và đạt được mục đích của tổ chức.
Stephan Robbins quan niệm: Quản lí là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo
và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các
nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.

J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich trong khi nhấn mạnh tới hiệu
quả sự phối hợp hoạt động của nhiều người đã cho rằng: Quản lí là một quá trình do
một người hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người
khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ khơng thểnào đạt được.
Như vậy, có thể hiểu: Quản lí là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy
trình của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí để phối hợp các nguồn lực nhằm thực
hiện mục tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường biến đổi. Từ cách hiểu này về
quản lí, có thể thấy rằng: Quản lí là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con
người, đó là quan hệ giữa chủ thể quản lí với đối tượng quản lí; Quản lí là tác động có
ý thức; Quản lí là tác động bằng quyền lực; Quản lí là tác động theo quy trình; Quản lí
là phối hợp các nguồn lực; Quản lí nhằm thực hiện mục tiêu chung; Quản lí tồn tại
trong một mơi trường ln biến đổi.
Tóm lại: quản lí là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ thể quản
lí, đối tượng quản lí, mục tiêu quản lí, cơng cụ, phương tiện quản lí, cách thức quản
lí (có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình) và mơi trường quản lí. Những nhân tố
đó có quan hệ và tác động lẫn nhau để hình thành nên quy luật và tính quy luật quản lí.
Hoạt động của quản lí về bản chất là q trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách
thực hiện các chức năng quản lí. Chức năng của quản lí là hình thức biểu hiện sự tác
động có chủ đích của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí và khách thể quản lí. Những
chức năng cơ bản của quản lí gồm:
- Lập kế hoạch: là công việc hoạch định, gồm xác định mục tiêu, mục đích đối
với thành tựu tương lai của tổ chức và xác định con đường, biện pháp, cách thức và
các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó. Ba nội dung chủ yếu của chức
năng này là: Xác định mục tiêu đối với tổ chức; Xác định và đảm bảo các nguồn lực
của tổ chức để đạt được các mục tiêu đã đề ra; Xác định những hoạt động cần thiết, tối
ưu để đạt được mục tiêu kế hoạch là nền tảng của quản lí.
Lập kế hoạch địi hỏi phải nắm chắc thơng tin với tư duy dự báo tốt và sự tham


12

gia dân chủ của mọi thành viên, bởi họ là người làm cho kế hoạch được thực hiện. Lập
kế hoạch đi trước việc thực hiện toàn bộ chức năng quản lí khác và các chức năng
quản lí khác muốn đạt hiệu quả cũng đều phải lập kế hoạch. Đặc biệt, lập kế hoạch và
kiểm tra là những chức năng song sinh, khơng thể kiểm tra tốt nếu khơng có kế hoạch,
khơng có kế hoạch tốt nếu như khơng có thơng tin kiểm tra. Trong việc thiết lập một
môi trường để các cá nhân làm việc với nhau thực hiện công việc hiệu quả, nhiệm vụ
cốt yếu của người quản lí là biết rõ mọi người có hiểu được nhiệm vụ và các mục tiêu
của nhóm và các phương pháp để đạt được các mục tiêu đó hay khơng. Để sự cố gắng
của nhóm có hiệu quả, các cá nhân phải biết họ được u cầu hồn thành cái gì. Lập kế
hoạch là lựa chọn một trong những phương án hành động tương lai cho toàn bộ và cho
từng bộ phận trong một cơ sở; bao gồm sự lựa chọn các mục tiêu của cơ sở và của
từng bộ phận, xác định phương thức để đạt các mục tiêu.
Như vậy, kế hoạch cho ta một cách tiếp cận hợp lý tới các mục tiêu chọn trước.
Việc lập kế hoạch cũng đòi hỏi sự đổi mới quản lí một cách mạnh mẽ. Lập kế hoạch là
quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm cái đó.
Lập kế hoạch là một q trình địi hỏi có tri thức. Nó địi hỏi rằng, chúng ta phải xác
định các đường lối một cách có ý thức và đưa ra các quyết định của chúng ta trên cơ sở
mục tiêu, sự hiểu biết và những đánh giá thận trọng.
- Tổ chức: Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và nguồn lực
cho các bộ phận, các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được các
mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả. Ứng với những mục tiêu khác nhau đòi
hỏi cấu trúc tổ chức của đơn vị cũng khác nhau. Người quản lí cần lựa chọn cấu trúc
tổ chức cho phù hợp với những mục tiêu và nguồn lực hiện có. Chức năng của tổ
chức bao gồm trong nó việc lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và việc kiểm tra, nó
xuyên suốt từ đầu đến cuối q trình quản lí, gồm các cơng việc sau: Tổ chức khai
thác và tiếp nhận nguồn lực như: con người, cơ sở vật chất ngân quỹ, các mối quan
hệ; Tổ chức thiết lập cấu trúc tổ chức bộ máy, lựa chọn, sắp xếp nhân sự bộ máy; quy
định chức năng, quyền hạn và phân công nhiệm vụ cụ thể;Tổ chức triển khai kế
hoạch đến những người thực hiện: thuyết phục động viên mọi người chấp nhận kế
hoạch; Xác định cơ chế phối hợp, tạo sự hợp tác, liên kết, giám sát thông tin, các

quan hệ ngang dọc;Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đánh giá, đề bạt đãi ngộ, phát triển


13
vốn quý của tổ chức là nguồn lực con người Xây dựng và duy trì những hệ thống các
vai trị nhiệm vụ trong một tổ chức là chức năng tổ chức trong quản lí.
Cơng tác tổ chức như là việc nhóm gộp các hoạt động, cần thiết để đạt được các mục
tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho một người quản lí với quyền hạn cần thiết đề giám sát
và là việc tạo điều kiện cho sự liên kết ngang và dọc trong cơ cấu của doanh nghiệp. Một
cơ cấu tổ chức cần phải được thiết kế để chỉ rõ ai sẽ làm việc gì và ai trách nhiệm về
những kết quả nào, để loại bỏ những trở ngại dối với việc thực hiện do sự nhầm lẫn và
không chắc chắn trong việc phân công công việc và tạo điều kiện cho việc ra quyết định,
liên lạc, phản ánh và hỗ trợ nhau thực hiện đạt mục tiêu của tổ chức.
- Lãnh đạo, điều hành: Là quá trình tác động, huy động và giúp đỡ những cán bộ
dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ được phân công. Lãnh đạo là quá trình tác động
đến con người làm cho họ tự nguyện và nhiệt tình tự giác, nỗ lực phấn đấu đạt các mục
tiêu của tổ chức: Kích thích động viên; Thông tin hai chiều; Bảo đảm sự hợp tác trong
thực tế. Lãnh đạo được xác định như là sự tác động, như một nghệ thuật, hay một quá
trình tác động đến con người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt
được các mục tiêu của tổ chức. Một cách lý tưởng, mọi người cần được khuyến khích
để phát triển khơng chỉ sự tự nguyện làm việc mà còn tự nguyện làm việc với sự sốt
sắng và tin tưởng. Sự sốt sắng là sự nhiệt tình, nghiêm chỉnh và chăm chú trong thực
hiện cơng việc; sự tin tưởng thể hiện kinh nghiệm và khả năng kĩ thuật. Do vậy, cơ sở
để đảm bảo thực hiện sự lãnh đạo có hiệu quả là nhà lãnh đạo cần có những phẩm chất
nhất định như: khả năng hiểu con người, nhất là hiểu về động cơ thúc đẩy họ làm việc;
khả năng khích lệ con người để họ sử dụng toàn bộ năng lực làm việc, khả năng ứng
xử tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ. Lãnh đạo là chỉ dẫn, điều
khiển, ra lệnh và đi trước. Các nhà lãnh đạo hành động để giúp một nhóm đạt được các
mục tiêu với sự vận dụng tối đa các khả năng của nhóm. Lãnh đạo tạo điều kiện, động
viên nhóm hồn thành các mục tiêu của tổ chức, giống người chỉ huy dàn nhạc giao

hưởng tạo ra được âm thanh hoà phối và nhịp điệu đúng thông qua sự cố gắng tổng
hợp của các nhạc cơng. Tuỳ theo quản líchỉ huy của nhạc trưởng, dàn nhạc sẽ hưởng
ứng lại.
Tóm lại, lãnh đạo là q trình quản lí nhấn mạnh đến tính định hướng, chức năng
hoạch định. Cịn trong q trình quản lí thì lãnh đạo là một chức năng, ở đó nhấn mạnh


14
đến chức năng tổ chức thực hiện, chỉ đạo là hình thức của lãnh đạo. Khái niệm quản lí
rộng hơn lãnh đạo nhưng khó có thể nói rằng lãnh đạo cao hơn quản lí, đó là hai khái
niệm gắn bó mật thiết với nhau.
- Kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra là chức năng của quản lí nhằm đánh giá, phát hiện
và điều chỉnh kịp thời giúp cho tổ chức vận hành tối ưu, đạt mục tiêu đề ra. Đó là
những hoạt động của chủ thể quản lí nhằm xác định kết quả thực hiện kế hoạch trên
thực tế, tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế, phát hiện những sai lệch, đề ra biện
pháp điều chỉnh kịp thời: Xây dựng định mức và tiêu chuẩn; Chỉ số các công việc,
phương pháp đánh giá; Rút kinh nghiệm và điều chỉnh Kiểm tra không hẳn là giai
đoạn cuối cùng của chu trình quản lí, bởi kiểm tra khơng chỉ diễn ra khi cơng việc đã
hồn thành có kết quả, mà nó diễn ra trong suốt quá trình từ đầu đến cuối, từ lúc chuẩn
bị xây dựng kế hoạch. Kiểm tra phải dựa vào kế hoạch, tiêu chuẩn cụ thể và chế độ
trách nhiệm của mỗi người, mỗi bộ phận đã được xác định. Kiểm tra cung cấp thơng
tin cho quản lí mà thông tin là chất liệu cho các quyết định trong quản lí, làm cho hệ
quản lí vận hành linh hoạt, thích ứng với thay đổi của mơi trường. Bởi vậy, quản lílãnh đạo mà thiếu kiểm tra thì như khơng có quản lí hay lãnh đạo.
Nói tóm lại, các chức năng quản lí kế tiếp và độc lập với nhau chỉ là tương đối
mà các chức năng của quản lí mối quan hệ biện chứng chặt chẽ tùy theo thời điểm, nội
dung mà một số chức năng có thể tiến hành đồng thời, đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau.
1.2.2. Quản lí giáo dục
Cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lí giáo dục. Chẳng hạn: Theo tác
giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lí giáo dục thực chất là tác động đến nhà trường, làm
cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối nguyên

lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái quản límới về
chất”.Cịn tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lí giáo dục là hệ thống tác động có mục
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí (hệ thống giáo dục) nhằm làm cho
hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắc giáo dục của Đảng thực hiện được những
tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học –
giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về
chất”. Trong quản lí giáo dục, chủ thể quản lí ở các cấp chính là bộ máy quản lí giáo dục


×