Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục địa phương ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hội an, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.21 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ KIM LÂM

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỘI AN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÍ GIÁO DỤC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ KIM LÂM

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỘI AN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 814 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN XUÂN BÁCH


ĐÀ NẴNG, NĂM 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, được hồn thành
với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của PGS.TS Trần Xuân Bách. Các số liệu, kết
quả được trình bày trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 11 năm 2019
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Kim Lâm


ii

TRANG THƠNG TIN VỀ NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Tên luận văn: Quản lí hoạt động giáo dục địa phương ở các trường tiểu học trên địa bàn thành
phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Thông tin về học viên:
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Kim Lâm
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 814 01 14
Chức danh khoa học, học vị và tên người hướng dẫn: PGS.TS Trần Xuân Bách
Cơ sở đào tạo: Trường ĐH sư phạm- ĐH Đà Nẵng
1. Những kết quả chính của luận văn
Việc nghiên cứu lý luận đã định hướng và xác lập cơ sở khoa học, giúp tác giả nghiên
cứu luận văn nắm bắt một cách có hệ thống về giải pháp quản lý bao gồm quản lý trường học,
quản lý giáo dục đặc biệt là quản lý hoạt động giáo dục địa phương cho HS trong trường tiểu

học; giúp tác giả hệ thống được các mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, điều kiện cơ
sở vật chất, sự phối hợp, cách đánh giá hoạt động giáo dục địa phương ở các trường Tiểu học.
Thông qua khảo sát bằng phiếu điều tra đối với 60 CBQL địa phương, 100 CBQL giáo
dục, 120 GV tiểu học, luận văn đã đề xuất 7 giải pháp, bao gồm: (1) Nâng cao nhận thức về
tầm quan trọng về GDĐP cho học sinh trường TH đối với các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường; (2) Xây dựng nội dung hoạt động GDĐP theo định hướng phát triển năng
lực của học sinh; (3) Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tổ chức GDĐP cho học sinh;
(4) Tăng cường quản lý sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc tổ chức
hoạt động GDĐP cho học sinh; (5) Đổi mới quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
GDĐP cho học sinh trường TH; (6) Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục
vụ tổ chức hoạt động GDĐP cho học sinh; (7) Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động GDĐP
cho đội ngũ giáo viên. Các biện pháp đề xuất nếu được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt,
khả dĩ sẽ tạo được bước đột phá quan trọng đối với việc hoạch định chiến lược phát triển
GDĐP cho HS trong trường tiểu đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục ở thành phố
Hội An, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn: Luận văn có thể mang lại những giá trị thực
tiễn, giải quyết được một trong những vấn đề có tính cấp bách và chiến lược của giáo dục nói
chung và giáo dục tiểu học nói riêng trong bối cảnh đổi mới giáo dục với những thách thức và
biến động to lớn ở thế kỉ 21 ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình quản lý hoạt động giáo dục địa
phương ở các trường Tiểu học.
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài: Mong muốn các giải pháp này sẽ được nhân
rộng kết quả và có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cá cán bộ quản lý giáo dục, giáo
viên, các CBQL tham gia quản lý hoạt động giáo dục địa phương ở các trường Tiểu học.
4. Từ khóa: Quản lí, Hoạt động giáo dục địa phương, tiếp cận năng lực, thành phố Hội An.
Ngày…….tháng …….năm 2019
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

PGS.TS Trần Xuân Bách

Người thực hiện đề tài


Nguyễn Thị Kim Lâm


iii
PAGE INFORMATION ON THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS.
Topic name: Managing local education activities at elementary schools in Hoi An city,
Quang Nam province
Information about students:
Full name of student: Nguyen Thi Kim Lam
Sector: Educational management- Code: 814 01 14
Scientific title, academic title and instructor's name: Assoc. Prof., Dr. Tran Xuan Bach.
Training facility: University of Pedagogy - University of Danang.
1. The main results of the thesis
The theoretical research has oriented and established a scientific basis, helping the
author of the dissertation research systematically grasp management solutions including
school
management,
educational
management,
especially
local
education
activitiesmanagement for pupils in elementary schools; Help the author to identify goals,
content, methods, forms, facilities, coordination, assessment of local education activities in
elementary schools.
Through the survey by questionnaire for 60 local managers, 100 educational managers,
120 primary teachers, the dissertation proposed 7 solutions, including:
(1) Raising awareness awareness of the importance of local education for elementary
school pupils to the on and off school educational forces; (2) Develop content of local

education activities in accordance with the orientation of pupil's capacity development; (3)
Diversify the forms and methods of local education organizations for pupils; (4) Strengthen
the management of coordination between schools, families and society in organizing local
educational activities for pupils; (5) Renewing the management of the examination and
evaluation of the results of local education activities for elementary school pupils; (6)
Enhancing facilities, equipment, finance for organizing local educational activities for pupils;
(7) Enhancing the capacity of organizing local education activities for teachers
The proposed measures, if implemented in a synchronized, flexible manner, will likely
create an important breakthrough for the development of local education development
strategies for elementary school pupils meeting the requirements for renovating and
developing education in Hoi An city, Quang Nam province in the current period.
2. Scientific and practical significance of the thesis:
The thesis can bring about practical values, solving one of the urgent and strategic
issues of general education and primary education. In particular, in the context of educational
innovation with great challenges and fluctuations in the 21st century, it greatly affects the
management of local education activities in primary schools.
3. The next researches of the topic:
It is expected that these solutions will be replicated and can be used as a reference for
educational managers, teachers and administrators to participate in the management of local
education activities in primary schools.
4. Keywords: Management, Local education activities, access to capacity, Hoi An city.

Confirmation of instructor Instructor

Assoc. Prof., Dr. Tran Xuan Bach

...............................2019
Student

Nguyễn Thị Kim Lâm



iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................3
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
8. Đóng góp của đề tài ............................................................................................3
9. Cấu trúc luận văn ................................................................................................4
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỊA
PHƯƠNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................................5
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................5
1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục địa phương trên thế giới: .......................................5
1.1.2. Nghiên cứu giáo dục địa phương ở Việt Nam ..............................................8
1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................11
1.2.1. Quản lý ........................................................................................................11
1.2.2. Quản lý giáo dục .........................................................................................13
1.2.3. Nhà trường và quản lý nhà trường ..............................................................14
1.2.4. Hoạt động giáo dục địa phương ..................................................................15
1.2.5. Quản lí Hoạt đồng GDĐP ...........................................................................16
1.3. Lý luận về Hoạt động giáo dục địa phương ...........................................................16
1.3.1. Một số vấn đề chung về giáo dục địa phương ở tiểu học ...........................16
1.3.2. Một số đặc điểm của học sinh tiểu học có tác động đến giáo dục địa
phương trong dạy học ở tiểu học ...................................................................................20
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục địa phương ở trường tiểu

học .................................................................................................................................22
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục địa phương.................................................................23
1.4.1. Quản lí mục tiêu giáo dục địa phương ........................................................23
1.4.2. Quản lí về nội dung giáo dục địa phương ...................................................25
1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức giáo dục địa phương cho học sinh nhà
trường tiều học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay............................................26
1.4.4. Quản lý điều kiện giáo dục địa phương cho học sinh tiểu học ...................27
1.4.5. Quản lý công tác phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục địa
phương ...........................................................................................................................28
1.4.6. Quản lý về kiểm tra, đánh giá giáo dục địa phương ...................................29
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................30


v
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH
QUẢNG NAM ..............................................................................................................31
2.1. Khái quát về thành phố Hội An ..............................................................................31
2.1.1. Về vị trí địa lý ............................................................................................31
2.1.2. Về lịch sử ....................................................................................................31
2.1.3. Về văn hóa ..................................................................................................32
2.1.4. Về Con người ..............................................................................................33
2.1.5. Về tình hình kinh tế - xã hội ......................................................................34
2.1.6. Về giáo dục địa phương ở tỉnh Quảng Nam ...............................................35
2.1.7. Về giáo dục địa phương ở thành phố Hội An .............................................36
2.2. Khái quát quá trình khảo sát ...................................................................................37
2.2.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát ....................................................................37
2.2.2. Đối tượng khảo sát ......................................................................................37
2.2.3. Xây dựng khung khảo sát ...........................................................................37
2.2.4. Các phương pháp khảo sát ..........................................................................37

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục địa phương ở các trường tiểu học trên địa bàn
thành phố Hội An ..........................................................................................................38
2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, vai trị và mục tiêu của hoạt động giáo
dục địa phương trên địa bàn thành phố Hội An ............................................................38
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động GDĐP trên địa bàn thành phố
Hội An ...........................................................................................................................42
2.3.3. Thực trạng hiệu quả thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt
động giáo dục địa phương trên địa bàn thành phố Hội An ...........................................44
2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục địa phương của
HS tiểu học trên địa bàn thành phố Hội An ..................................................................47
2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục địa phương trên địa bàn thành phố Hội
An ..................................................................................................................................48
2.4.1. Thực trạng về quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục địa phương trên địa bàn
thành phố Hội An ..........................................................................................................48
2.4.2. Thực trạng về quản lý nội dung giáo dục địa phương trên địa bàn thành
phố Hội An ....................................................................................................................49
2.4.3. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh nhà
trường tiều học trên địa bàn thành phố Hội An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện
nay .................................................................................................................................52
2.4.4. Thực trạng quản lý điều kiện giáo dục địa phương cho học sinh tiểu học
trên địa bàn thành phố Hội An ......................................................................................55
2.4.5. Thực trạng quản lý công tác phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động
giáo dục địa phương ......................................................................................................56


vi
2.4.6. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục địa phương trên địa
bàn thành phố Hội An ....................................................................................................57
2.5. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục địa phương
trên địa bàn thành phố Hội An ......................................................................................58

Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................61
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH
QUẢNG NAM ..............................................................................................................62
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp .......................................................................62
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .............................................................62
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ...............................................................62
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh ở các trường
Tiểu học thuộc Thành phố Hội An. ...............................................................................63
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng về giáo dục địa phương cho học
sinh trường tiểu học đối với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. .........63
3.2.2. Xây dựng nội dung hoạt động giáo dục địa phương theo định hướng phát
triển năng lực của học sinh ............................................................................................65
3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục địa phương cho
học sinh ..........................................................................................................................67
3.2.4. Tăng cường quản lý sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
trong việc tổ chức hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh ..................................72
3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ tổ chức hoạt
động giáo dục địa phương cho học sinh ........................................................................83
3.2.7. Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục địa phương cho đội ngũ
giáo viên. .......................................................................................................................86
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................................88
3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ....88
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ...............................................................................88
3.4.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm khảo nghiệm ..........................................88
3.4.3. Nội dung và phạm vi khảo nghiệm .............................................................88
3.4.4. Phương pháp xử lý, phân tích kết quả trước và sau khảo nghiệm ..............89
3.5. Kết quả khảo nghiệm ..............................................................................................89
Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................93

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................96
PHỤ LỤC .................................................................................................................. PL1
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết
tắt/ ký hiệu
BGH
CBQL
CSVC
ĐMPP
GD
GDĐP
GD&ĐT
GV
HS
QLGD
QLHĐGDĐP
TCNL
TBDH
TH

Cụm từ đầy đủ
Ban giám hiệu
Cán bộ quản lí
Cơ sở vật chất
Đổi mới phương pháp
Giáo dục

Giáo dục địa phương
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên
Học sinh
Quản lý giáo dục
Quản lý hoạt động giáo dục địa phương
Tiếp cận năng lực
Thiết bị dạy học
Tiểu học


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.

2.5.

2.6.

2.7.
2.8.

2.9.

2.10.


2.11.
2.12.
3.1.
3.2.

Tên bảng
Kết quả đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của hoạt
động GDĐP trên địa bàn thành phố Hội An
Kết quả đánh giá nhận thức về vị trí, vai trị của hoạt động
giáo dục địa phương trên địa bàn thành phố Hội An
Kết quả đánh giá nhận thức về mục tiêu của hoạt động
giáo dục địa phương trên địa bàn thành phố Hội An
Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung hoạt động
giáo dục địa phương trên địa bàn thành phố Hội An
Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện phương pháp, hình
thức tổ chức các hoạt động giáo dục địa phương trên địa
bàn thành phố Hội An
Khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và
chủ quan đến hoạt động giáo dục địa phương của HS tiểu
học trên địa bàn thành phố Hội An
Kết quả khảo sát thực trạng về quản lý mục tiêu hoạt động
giáo dục địa phương trên địa bàn thành phố Hội An
Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý nội dung giáo dục
địa phương trên địa bàn thành phố Hội An
Kết quả khảo sát thực trạng về quản lý quản lý hoạt động
địa phương cho học sinh nhà trường tiểu học trên địa bàn
thành phố Hội An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện
nay.
Kết quả đánh giá thực trạng quản lý các điều kiện giáo dục

địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố
Hội An
Kết quả đánh giá thực trạng quản lý công tác phối hợp các
lực lượng tham gia hoạt động GDĐP.
Kết quả khảo sát thực trạng về kiểm tra, đánh giá hoạt
động giáo dục địa phương trên địa bàn thành phố Hội An
Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Trang
38
39
41
42

45

47

48
49

52

55

56
57
89
90



1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng của chính
phủ (tháng 10/2014) đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm, những hạn chế của chương
trình giáo dục hiện hành là: “Một trong những hạn chế cơ bản của chương trình hiện
hành là chưa giải quyết hài hịa giữa yêu cầu và điều kiện chung của toàn quốc với
yêu cầu và điều kiện riêng của mỗi địa phương, nhà trường” (tr.11)…. Điều này dẫn
đến “chưa khuyến khích được sự tự chủ, tính năng động, sáng tạo của các địa phương,
cơ sở giáo dục; chưa phát huy được sở trường của mỗi học sinh” (tr.12). Ý thức được
điều đó, trong định hướng đổi mới giáo dục hiện nay, chương trình giáo dục đã có tính
mở và chú trọng đến tính vùng, miền và đặc thù của địa phương. Cụ thể, đề án cũng
chỉ rõ: một trong những vấn đề cơ bản trong nội dung đổi mới chương trình sách giáo
khoa của chính phủ là: “Quản lý q trình xây dựng và thực hiện chương trình đảm
bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp địa phương và đối tượng học sinh”.
Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng chương trình giáo dục
phổ thơng trong đó có quy định chuẩn đầu ra, những nội dung cốt lõi và yêu cầu bắt
buộc (phần cứng) nhưng đồng thời dành thời lượng (khoảng 20%) để các địa phương
và nhà trường vận dụng, bổ sung những nội dung mang tính đặc thù về lịch sử, văn
hóa và kinh tế - xã hội của địa phương và điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp
với điều kiện của mình.
Tuy nhiên, thực tế quá trình đưa nội dung giáo dục địa phương vào giảng dạy ở
một số trường, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa cịn gặp khó khăn do thiếu
các đồ dùng, thiết bị phục vụ dạy học như: Máy chiếu, đĩa CD, tranh ảnh… cịn ít chưa
đủ để đáp ứng cho công tác giảng dạy. Nhận thức về việc GDĐP chưa được chú trọng
như những môn học khác. Việc đưa học sinh tham quan dã ngoại, trải nghiệm về giáo
dục địa phương rất hạn chế do kinh phí khơng có, cơng tác xã hội hóa trong giáo dục
địa phương chưa cao, sự phối hợp giữa các ban ngành chưa sâu sắc. Việc đổi mới

phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ở một vài giáo viên còn chậm do khả năng
cập nhật, sử dụng công nghệ thông tin chưa tốt, việc quản lí các hoạt động GDĐP chưa
được chú trọng đúng mức, tài liệu cho GDĐP còn chưa thống nhất và đồng bộ….
Thực hiện Nghị quyết 33- NQ/TW ngày 9 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần
thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Hội An đã kiên trì và
quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng Thành phố Sinh thái- Văn hóa- Du lịch nhằm
đến cuộc sống yên vui, ấm no, hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng
dân cư; trong đó điều quan trọng là đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người Hội
An được chăm lo nuôi dưỡng và phát triển, hướng đến những giá trị đích thực của cái
thiện, cái hay, cái đúng, cái đẹp.


2
Nghị quyết của Thành ủy Hội An “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Hội An đáp ứng yêu cầu xây dựng Thành phố Sinh thái- Văn hóa- Du lịch” xác định
nhiệm vụ Xây dựng môi trường giáo dục tiên tiến: Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản
về mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục ở các cấp học theo hướng
trường học phải là nơi dạy người, vun trồng nhân cách. Chú trọng kết hợp giữa dạy
chữ- dạy người- dạy nghề, giữa đào tạo tri thức- định hướng nghề nghiệp và sử dụng
nhân lực, giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, hiểu biết xã hội và thực hành pháp luật.
Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ thành phố khóa XVI tại Đại hội đại biểu
Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015-2020 nêu rõ: “Huy động tối đa các
nguồn lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng và phát triển văn hóa, con người.
Đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng văn hóa, con người với phát triển kinh tế xã hội. Khơi dậy lòng tự hào, ý thức trách nhiệm, ý thức cộng đồng và tiềm năng của
mỗi cá nhân có nhận thức và hành vi văn hóa, ln hướng đến các giá trị chân - thiện mỹ. Đề cao việc giữ gìn và xây dựng phẩm hạnh của con người Hội An; phát huy các
giá trị đạo đức, văn hóa của các tơn giáo, dân tộc, người nước ngoài sinh sống tại Hội
An...để mở rộng khối đại đồn kết và tạo nên mơi trường xã hội an lành, thân thiện”
Học viên chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý chương trình giáo dục địa phương ở
các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn

tốt nghiệp chương trình đào tạo cao học quản lí giáo dục để góp phần đánh giá tồn
diện, sâu sắc, đầy đủ, chính xác hơn về Hoạt động GDĐP ở Hội An nói riêng, GDĐP
tỉnh Quảng Nam nói chung. Đồng thời, làm nền tảng cho việc đưa GDĐP trong môn
Hoạt động trải nghiệm của Chương trình GDPT mới -2018 vào dạy học năm 20202021 sắp tới. Từ đó giúp cho cơng tác nghiên cứu, quản lý, thực hành nhiệm vụ
chuyên môn của bản thân và địa phương được khoa học và hiệu quả hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục địa phương
của học sinh tiểu học ở TP Hội An, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục địa phương tại các trường Tiểu học thuộc thành phố Hội An nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển năng
lực, phẩm chất cho học sinh đáp ứng Hoạt động trải nghiệm trong chương trình GDPT
mới 2018.
3. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động giáo dục địa phương ở Quảng Nam nói chung, Hội An nói riêng đã có
nhiều chuyển biến mạnh mẽ nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu mục tiêu của chương
trình giáo dục địa phương đưa ra. Nếu có biện pháp quản lý hoạt động GDĐP đồng bộ,
huy động được sức mạnh của toàn thể giáo viên, cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội
… thì hoạt động này sẽ góp phần giáo dục tồn diện cho học sinh, giúp học sinh hiểu
biết về lịch sử hình thành và phát triển, những truyền thống tốt đẹp của quê hương, ý
thức về trách nhiệm và bổn phận của mình để góp sức xây dựng quê hương.


3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục địa phương ở trường
TH đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Đánh giá thực trạng giáo dục địa phương và quản lý hoạt động giáo dục địa
phương ở các trường Tiểu học thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam trong giai
đoạn hiện nay.
4.3. Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề xuất một số biện pháp

quản lý hoạt động giáo dục địa phương ở các trường Tiểu học thuộc thành phố Hội
An, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh trong giai đoạn
hiện nay.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục địa phương.
5.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý Hoạt động giáo dục địa phương cho học
sinh ở trường tiểu học.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục địa phương theo tại 13 trường Tiểu học thuộc thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam.
6.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Khảo sát các hoạt động giáo dục địa phương ở thành phố Hội An từ 2016 đến
nay.
- Các hoạt động giáo dục địa phương nằm bên ngồi các mơn học và trong
chương trình giáo dục bậc tiểu học.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Hồi cứu, tổng kết các vấn đề lí luận về quản lí Hoạt động giáo dục địa phương
xây dựng khung lí luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: điều tra khảo sát thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục địa
phương tại các trường Tiểu học thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam trong giai
đoạn hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý thơng tin.
- Phương pháp thống kê số liệu: thống kê phân tích các số liệu đạt được.
8. Đóng góp của đề tài
Cung cấp lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục địa phương cho học
sinh và thực tiễn đối với quản lý giáo dục địa phương cho học sinh các trường Tiểu

học trên địa bàn TP Hội An và những biện pháp nhằm nâng cao hoạt động giáo dục địa
phương cho học sinh của nhà trường.


4
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, phần nội dung gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục địa phương trong
trường tiểu học.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục địa phương hiện nay ở các trường
Tiểu học thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
- Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục địa phương ở các trường
Tiểu học thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
- Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


5
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục địa phương trên thế giới:
- Về vấn đề chương trình địa phương của giáo dục liên quan chặt chẽ đến các lí
thuyết văn hóa về khu vực, về địa phương: Trước thế kỉ XV, châu Âu chưa có những
phát kiến địa lí, nên học tin vào giáo điều của Gia-tơ vê sự hình thành các dân tộc, đất
nước. Sau này người châu Âu nhận ra tính khu biệt của văn hóa vì thế vấn đề nghiên
cứu địa phương học và khu vực học rất phát triển. Các thuyết “khuếch tán văn hóa” ở
Tây Âu thế kỉ XIX (A.Bradford, Perxisk), trường phái văn hóa lịch sử ở Đức Áo
(W.Schmit, F.Rats), trường phái “Age and Area” của Bắc Mĩ, lí thuyết vùng văn hóa
của nhân chủng học hoa kì (F.Boas), khu vực lịch sử văn hóa (Xơ Viết)… đã tạo nền

tảng lí luận cho việc nghiên cứu địa phương học, khu vực học. Qua đó, chương trình
giáo dục cũng thừa hưởng thành quả và ý thức được việc tạo dựng nội dung học về địa
phương.
- Đi tiên phong trong lĩnh vực giáo dục về địa phương học là ngành địa lí. L.Berg
(1925) gọi địa phương học là mơn địa lí qn hương. Bộ mơn địa phương học xem địa
lí là trung tâm nhưng rất cần thiết với tất cả các ngành khác. Từ đó địa phương học
chia ra thành địa phương học của nhà nước, địa phương học nhà trường, địa phương
học quần chúng. Trong đó địa phương học nhà trường được hiểu là những hoạt động,
nội dung do học sinh tiến hành nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của giáo viên.
- Cuốn sách Cẩm nang quốc tế về nghiên cứu chương trình đã tổng hợp các kết
quả nghiên cứu chương trình thế giới và giới thiệu chương trình tiêu biểu của các quốc
gia. Cuốn sách có 2 phần: phần 1 giới thiệu về nghiên cứu chương trình thế giới với 4
bài viết, tập trung vào các vấn đề lí luận, hướng tới chương trình và giáo dục tồn cầu.
Phần 2 gồm 24 bài viết về chương trình các quốc gia. Trong đó chương 7 viết
về Hướng dẫn Chương trình ở Úc: hướng tới một cây chương trình địa phương của
lĩnh vực chương trình.
- Ở Hàn Quốc, chương trình 2009 cho phép các trường tổ chức chương trình, cấu
trúc giờ học riêng từ 20-35% . Do đó các trường có thể kéo dài thêm chương trình
bằng cách tăng giờ cho âm nhạc, nghệ thuật và giáo dục thể chất hoặc tăng giờ cho
những học sinh kém. Họ cũng dành cho âm nhạc, nghệ thuật, dân tộc học 1 giờ /tuần.
Phụ huynh và học sinh có thể chọn những mơn học thiết kế, sử dụng thời gian tăng
cường cho việc học hoặc tham gia các hoạt động động đồng phụ thuộc vào nhu cầu cá
nhân.
- Địa phương vốn được quan tâm khá sớm trong mối quan hệ với quốc gia ở
Nhật. Kể từ thời Minh Trị, những tư tưởng tiến bộ về vai trò của địa phương đã dội


6
vào giáo dục và tạo nên các phong trào giáo dục.
Hai phong trào tiêu biểu nhất trong số đó trước 1945 là phong trào “viết văn về

đời sống” và “giáo dục quê hương”.
“Viết văn về đời sống” là hoạt động giáo dục ở đó giáo viên lấy các bài văn do
chính học sinh viết một cách trung thực những suy nghĩ, cảm xúc về sự thực sinh động
của đời sống hàng ngày làm tài liệu giảng dạy-học tập (giáo tài) và tiến hành thảo luận
tập thể.
Nhờ các hoạt động đó, giáo viên làm cho học sinh nhận thức được những vấn đề
của quê hương, nảy sinh tình cảm với quê hương và tinh thần trách nhiệm.
Hoạt động này không chỉ được tiến hành trong mơn Quốc ngữ mà cịn kết hợp
với các môn học khác và thông qua các xuất bản phẩm như tạp chí, sách tạo thành
phong trào trong tồn quốc. Nổi tiếng nhất là tạp chí “Akai Tori” (Con chim đỏ), nơi
đăng tải những bài văn viết về hiện thực đời sống của học sinh trên cả nước.
Tạp chí “Viết văn về đời sống” năm 1929 trong bản Tuyên ngôn lần hai (năm
1930) đã nhấn mạnh tới bốn điểm:
(1) Quan sát các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày hay hiện thực cuộc
sống hàng ngày.
(2) Lý giải các nguyên tắc vận hành, tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
(3) Xây dựng cuộc sống tự trị nhờ vào sự hiệp lực của giáo viên và học sinh.
(4) Sáng tạo ra giáo dục đời sống lấy trung tâm là việc viết văn hay nói cách khác
là tạo ra chương trình.
Đáng chú ý là từ trong phong trào đã xuất hiện hai xu hướng: “Viết văn điều tra”
và “phong trào giáo dục tính Bắc phương”. “Viết văn điều tra” là phương pháp chỉ đạo
học sinh tiến hành thu thập, điều tra thông tin về các hiện tượng xã hội rồi tiến hành
“sáng tác tập thể”.
“Phong trào giáo dục tính Bắc phương” là phong trào viết văn chú trọng từ ngữ,
phong tục, tập quán và những đặc trưng của vùng phía bắc nước Nhật-nơi thiên nhiên
khắc nghiệt và nghèo khó. Phong trào đã thu hút được sự chú ý của dư luận toàn quốc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nước Nhật đang bị chủ nghĩa quân phiệt thống trị với
bộ máy trấn áp khổng lồ, một thời gian sau “Phong trào viết văn về đời sống” bị chính
quyền bức tử.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi xã hội dân chủ được xây dựng, những người

giáo viên tha thiết với “viết văn về đời sống” đã lập nên “Hội viết văn Nhật Bản”
(1950).
Cuốn sách tập hợp các bài văn viết về đời sống của học sinh có tên “Trường học
Yamabiko” khi xuất bản đã tạo ra tiếng vang lớn. “Viết văn về đời sống” đã có tác
động đáng kể tới mơn Nghiên cứu xã hội khi chia sẻ điểm chung về mục đích giáo dục
nên “nhận thức xã hội” và “phẩm chất công dân” ở học sinh.


7
Cùng với phong trào viết văn về đời sống là phong trào giáo dục quê hương.
Phong trào này diễn ra chủ yếu vào những năm 30 của thế kỉ XX. Ở đó giáo viên lấy
quê hương với tự nhiên, cuộc sống, văn hóa làm nội dung giáo dục và dùng nó làm tài
liệu để trực quan hóa nội dung học tập khác.
Giáo dục quê hương với tư cách là phong trào tạo lập mối quan hệ giữa giáo dục
trường học và địa phương đã trở nên cực thịnh vào những năm 1930.
Phong trào giáo dục từ khối dân sự đã tác động đến Bộ giáo dục khiến cho vào
năm 1927, Bộ giáo dục Nhật Bản xác định phương châm “địa phương hóa” nội dung
giáo dục và tiến hành điều tra tình hình thực tế của giáo dục quê hương ở các trường
học trên toàn quốc lấy trung tâm là các trường tiểu học trực thuộc trường sư phạm.
Năm 1930, Bộ giáo dục lại quyết định chi kinh phí xây dựng các cơ sở nghiên
cứu giáo dục quê hương đặt trong các trường sư phạm trên toàn quốc. Năm 1931, Bộ
giáo dục Nhật Bản, đưa thêm “Nghiên cứu địa phương” vào mơn Địa lý.
Các phong trào giáo dục nói trên đã có tác dụng lớn trong việc phục hưng địa
phương đặc biệt là vùng nông thôn trong bối cảnh xã hội khắc nghiệt.
Hịa bình và dân chủ là nền tảng khá thuận lợi cho giáo dục Nhật Bản sau 1945.
Tuy nhiên trong hai thập kỉ đầu tiên sau chiến tranh, tăng trưởng kinh tế và sự phát
triển mạnh mẽ của các đô thị đã làm cho giáo dục lãng quên địa phương.
Để rồi đến thập kỉ 70, 80 khi hàng loạt vấn đề xảy ra ở địa phương như hoang
phế hóa, ô nhiễm môi trường…giáo dục một lần nữa chú ý tới địa phương bằng các lý
luận và thực tiễn lấy địa phương làm nền tảng.

Môn Xã hội (Nghiên cứu xã hội), mơn học ra đời năm 1947 có ở ba cấp học từ
thập niên 70 đã chú ý đặc biệt tới giáo dục về địa phương. Trong chương trình mơn Xã
hội ở Nhật Bản hiện tại, ở tiểu học học sinh lớp 3 và 4 sẽ được học về đời sống xã hội
địa phương từ sản xuất, sinh hoạt tới những vấn đề mà địa phương đang đối mặt.
Ở đó, học sinh bằng các hoạt động học tập điều tra, phỏng vấn, quan sát, phân
tích số liệu thống kê sẽ tìm hiểu và khám phá địa phương.
Lý luận “mơn Xã hội bắt rễ vào địa phương” cũng được coi trọng. Những vấn đề
của toàn quốc sẽ được giáo viên giúp học sinh lý giải thông qua sử dụng các tài liệu ở
địa phương hoặc cho nghiên cứu trường hợp ở địa phương.
Từ thập niên 90 môn Đời sống được đưa vào lớp 1 và lớp 2 trường tiểu học. Môn
học này đã lấy cuộc sống sinh hoạt của học sinh ở gia đình và xã hội địa phương làm
trọng tâm trong nội dung giáo dục.
Chẳng hạn trong bản “Hướng dẫn học tập”, văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục hiện
hành, mục tiêu đầu tiên của môn Đời sống được xác định trong là “làm cho học sinh
có mối quan tâm tới mối quan hệ giữa bản thân với con người và các địa điểm, vật chất
công cộng phong phú ở xung quanh mình.
Chú ý tới ưu điểm của địa phương, có lịng u địa phương đồng thời suy nghĩ về
vai trò và cách thức hành động của bản thân, có hành động an tồn và thích hợp với tư


8
cách là một thành viên của tập đoàn, xã hội”.
Ở phần nội dung học tập, tài liệu này cũng nhấn mạnh việc học sinh “Hiểu được
rằng cuộc sống của bản thân có mối quan hệ với những người đang lao động, sinh
sống ở địa phương và các địa điểm phong phú, có tình cảm thân thiết và u mến đối
với chúng, có thể sinh sống an tồn trong sự thân thiện với mọi người”.
Nhờ lý luận và thực tiễn giáo dục trên mà học sinh Nhật Bản có cơ hội để trải
nghiệm và suy ngẫm về mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội địa phương.
Nền tảng giáo dục đó có quan hệ mật thiết với sự xuất hiện và phát triển của các
phong trào công dân ở địa phương, sự hợp tác của người dân địa phương trong xây

dựng quê hương và giải quyết các vấn đề chung trong đời sống.
1.1.2. Nghiên cứu giáo dục địa phương ở Việt Nam
1.1.2.1. Giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành
Ở Việt Nam, Luật giáo dục (2005, sửa đổi 2009) quy định: “chương trình giáo
dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức kĩ năng, phạm vi và cấu trúc
nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức
đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ
đào tạo”.[10/tr30]
Như vậy chương trình giáo dục gồm các thành tố: mục tiêu và chuẩn; nội dung
giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá
kết quả giáo dục.
Theo tinh thần Nghị quyết số 88/2014/QH13 “Chương trình giáo dục phổ thơng
thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng
lực của học sinh cần đạt sau mỗi cấp học, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ
thơng, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết
quả giáo dục đối với mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở lớp và mỗi cấp học giáo dục
phổ thơng; chương trình bao gồm chương trình tổng thể và chương trình mơn học”
Nghị quyết 88 nêu rõ “Chương trình giáo dục phổ thông mới phải hướng tới phát
triển các năng lực chung và các năng lực đặc thù môn học liên quan đến từng lĩnh vực
giáo dục/môn học/hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà mọi học sinh cần có trong cuộc
sống, đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Vì thế
chương trình phổ thơng phải hướng tới hình thành cho học sinh năng lực tự học, sáng
tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, sử dụng công nghệ thơng tin
và truyền thơng” [10/ tr40]
Sau khi chương trình chính thức được Chính phủ ban hành, làm căn cứ pháp lí để
triển khai các hoạt động dạy và học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành biên soạn,
viết sách giáo khoa, cụ thể hóa, hiện thực hóa chương trình.
Theo chỉ đạo của Bộ, chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) hiện
hành được ban hành theo Quyết định số 16/2016/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của



9
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã quy định một số nội dung GDĐT
ở một số môn học.
- Đối với cấp tiểu học (TH), nội dung GDĐT có 04 tiết. Ngồi ra, tùy theo nội
dung, giáo viên thực hiện tích hợp vào các bài học có liên quan.
- Ngày 07/7/2008, Bộ GDĐT ban hành Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH
hướng dẫn thực hiện nội dung GDĐP ở cấp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ
thông (THPT) từ năm học 2008-2009. Sở GDĐT phải chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn tổ
chức dạy học, kiểm tra, đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá để xếp loại học sinh cuối
học kỳ và cuối năm học. Nội dung GDĐP phải góp phần thực hiện mục tiêu mơn học,
gắn lý luận với thực tiễn. Khi giảng dạy, ngoài việc liên hệ với thực tiễn hoạt động
kinh tế - xã hội, văn hố, lịch sử địa phương trong các bài dạy cịn phải thực hiện nội
dung GDĐP trong giảng dạy các tiết học (bài, môđun, chủ đề...) đã quy định dành cho
GDĐP; đưa nội dung GDĐP thành một phần của tiết học (bài, môđun, chủ đề...). Các
nội dung GDĐP trong CTGDPT hiện hành được Bộ quy định rất cụ thể.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ, các Sở GDĐT đều đã trình Uỷ ban nhân dân (UBND)
tỉnh, thành phố kế hoạch thực hiện GDĐP; chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban,
ngành liên quan tổ chức biên soạn, thẩm định để ban hành tài liệu GDĐP. Tài liệu
GDĐP được biên soạn có sự tham gia của các chuyên gia, cán bộ khoa học, cơng nghệ,
các nhà hoạt động văn hố, nghệ sỹ và nghệ nhân tiêu biểu am hiểu về địa phương…
Qua nghiên cứu tài liệu GDĐP hiện hành của tỉnh nhà và một số địa phương (Gia Lai,
Quảng Bình, Bình Dương, Đồng Nai, Cà Mau, Hưng Yên…), chúng tôi nhận thấy
cách thực hiện của các địa phương tương đối giống nhau: Tài liệu GDĐT phân thành
từng môn riêng (Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Âm nhạc, Giáo dục công dân địa
phương…), trong từng môn phân chia theo từng cấp (TH, THCS, THPT), trong từng
cấp phân thành từng bài, từng tiết cụ thể. Tài liệu thường được in theo từng môn,
thông thường có 02 quyển: sách dành cho học sinh và sách dành cho giáo viên với
hướng dẫn giảng dạy cụ thể cho từng bài…Việc thực hiện như trên là đúng với chỉ đạo
của Bộ tại Công văn số 5774/BGDĐT-GDTrH, đảm bảo tính thống nhất trong thực

hiện trên quy mơ tồn tỉnh, đảm bảo khối lượng kiến thức cung cấp, phù hợp với năng
lực tiếp thu của từng đối tượng học sinh.
Tuy nhiên, tác giả luận văn nhận thấy việc biên soạn tài liệu GDĐT như trên có
phần “máy móc” và “rập khn” giống như nội dung giáo dục chính khóa (phân theo
môn, bài cụ thể với cách dạy học được định hướng trong sách giáo viên). Trong quá
trình dạy học, giáo viên và học sinh dường như sẽ bị “đóng khung” trong nội dung,
kiến thức của tài liệu, độ “mở” của tài liệu chắc chắn sẽ có nhưng chưa đủ “rộng” và
phù hợp với thực tế của các địa phương trong từng tỉnh, thành phố.
Trong Công văn số 5774/BGDĐT-GDTrH, Bộ cũng đã quy định cụ thể: Về tổ
chức dạy học: Hướng dẫn giáo viên căn cứ tài liệu đã được phê duyệt để soạn giáo án
và tiến hành giảng dạy. Về phương pháp giảng dạy: Kết hợp dạy học trên lớp với tổ


10
chức tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu, ngoại khoá nhằm tạo hứng thú học tập, nâng
cao hiểu biết về văn hoá, lịch sử, kinh tế - xã hội địa phương cho học sinh. Về kiểm
tra, đánh giá: Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá như các phần khác trong chương
trình bộ mơn và sử dụng kết quả để đánh giá, xếp loại học sinh từng học kỳ và cuối
năm học. Hằng năm, các Sở GDĐT tổ chức rút kinh nghiệm về thực hiện nội dung
giáo dục địa phương, tổ chức biên soạn bổ sung, cập nhật tài liệu và báo cáo về tình
hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương với Bộ GDĐT để theo dõi, chỉ đạo.
Tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện nội dung GDĐP có được thực hiện đúng
như chỉ đạo của Bộ hay không lại là …một việc khác. Thực tế khơng thể phủ nhận
được đó là hiện nay, các mơn khoa học xã hội (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục
cơng dân), trong dạy học chính khóa cịn khơng ít khó khăn vì nhiều ngun nhân
khách quan và chủ quan – trong đó, ngun nhân chính là do học sinh chưa – nếu
khơng muốn nói là khơng hứng thú học tập các mơn này. Trong khi đó, nội dung
GDĐP đa số là những nội dung có liên quan, bổ trợ cho các mơn khoa học xã hội đã
nói trên, khơng bắt buộc phải dạy học vì: “ …Nếu chưa chuẩn bị được các điều kiện để
thực hiện nội dung giáo dục địa phương, thời lượng dành cho phần này được dựng để

ơn tập, củng cố mơn học đó.” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008, 1) thì rất khó để khẳng
định tất cả các địa phương trong cả nước đều thực hiện tốt nội dung GDĐP.
1.1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu khoa học về giáo dục địa phương
Qua nghiên cứu tư liệu, tìm hiểu về hoạt động GDĐP, tác giả luận văn nhận thấy
các nghiên cứu khoa học về GDĐP khơng nhiều. Có thể kể đến hai nghiên cứu mới
nhất, đó là: Biện pháp quản lý thực hiện chương trình GDĐP của hiệu trưởng trường
THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang của tác giải Giáp Thị Khuyên, năm 2012 và
Quản lý thực hiện chương trình GDĐP ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc
Giang của tác giả Nguyễn Ngọc Phương, năm 2015. Nhưng cả hai nghiên cứu trên chỉ
tập trung quản lí nội dung GDĐP chưa có nghiên cứu nào về quản lí Hoạt động GDĐP.
Như vậy, có thể nói rằng, việc nghiên cứu về Hoạt động GDĐP chưa được đầu
tư, nghiên cứu sâu. Các bài báo, chuyên đề về hoạt động GDĐP cịn ít, viết chung
chung, chưa được chú trọng.
Mặt khác, ở Việt Nam hiện tại, cùng với sự tăng trưởng kinh tế và đơ thị hóa,
những vấn đề của địa phương đang ngày càng trầm trọng: ma túy, bạo lực, ơ nhiễm
mơi trường…
Bên cạnh đó, sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế-xã hội và nhịp điệu đời sống truyền
thống ở nông thôn bị phá vỡ khiến cho vai trò giáo dục của xã hội địa phương mất đi
làm cho thanh thiếu niên đối mặt với nguy cơ bị cuốn vào tệ nạn xã hội và lối sống
trụy lạc.
Giáo dục Việt Nam hơn lúc nào hết phải chú ý đến địa phương. Xã hội địa
phương phải trở thành nội dung học tập trong trường học. Địa phương phải trở thành
không gian học tập với các hoạt động điều tra thực tế, quan sát, điền dã, điều tra xã hội


11
học của học sinh.
Học sinh trong quá trình học tập sẽ vừa tìm hiểu, khám phá của địa phương, từ
đó phát hiện ra những vấn đề của địa phương, đi tới hành động để địa phương ngày
càng tốt đẹp hơn.

Tóm lại, GDĐP không phải là vấn đề mới trong giáo dục phổ thông, GDĐP đã
được Bộ GDĐT chỉ đạo thực hiện từ năm học 2008-2009 với những hướng dẫn cụ thể
về biên soạn tài liệu, nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá, sử dụng kết quả kiểm
tra, đánh giá để đánh giá, xếp loại học sinh. Tuy nhiên, do nội dung GDĐP trong
chương trình hiện hành chỉ mang tính chất bổ trợ cho chương trình chính khóa, lại
khơng bắt buộc phải thực hiện đối với các địa phương chưa chuẩn bị được các điều
kiện để triển khai nên rất khó có điều kiện để đánh giá một cách chính xác hiệu quả
của việc thực hiện nội dung GDĐP trong thời gian qua tại các địa phương trong cả
nước – trong đó có các trường Tiểu học ở thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, từ thời kỳ lạc hậu đến xã hội văn
minh ngày nay, con người biết tập hợp nhau lại để tự vệ, chinh phục thiên nhiên, lao
động kiếm sống, từ lao động chung của mọi người đã xuất hiện một loạt các quan hệ
giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã
hội, qua đó hình thành những hoạt động có tổ chức, phối hợp và điều khiển đối với họ.
Những hoạt động này tồn tại và phát triển một cách tất yếu khách quan, làm cơ sở đảm
bảo cho mọi hoạt động của lao động chung của con người đạt được kết quả mong muốn,
từ đó làm nảy sinh hoạt động quản lý. Xã hội loài người đã trải qua nhiều thời kỳ phát
triển với nhiều hình thái xã hội khác nhau nên trong quản lý cũng đã trải qua nhiều hình
thức quản lý khác nhau. Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi
lĩnh vực, liên quan đến mọi người. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ phân cơng lao động
của xã hội lồi người nhằm đạt mục đích, hiệu quả cao hơn, năng suất cao hơn. Hoạt
động quản lý chính là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp được sự nỗ
lực các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Các triết gia, các chính trị gia từ thời cổ đại đến nay đều coi trọng vai trò của
quản lý trong sự ổn định và phát triển của xã hội, quản lý là một phạm trù tồn tại
khách quan, là một sự tất yếu của lịch sử. Các Mác coi quản lý là một đặc điểm vốn
có, bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội. Các Mác viết: “Tất cả mọi lao động xã
hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mơ tương đối lớn thì ít nhiều

cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện
những chức năng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động
của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình,
cịn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [8, Tr 480].


12
Trong quá trình xây dựng lý luận về quản lý, khái niệm quản lý được nhiều nhà
lý luận đưa ra, nó thường phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu của mỗi
người.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng
của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung” [10, Tr
176]
Tác giả Hồ Văn Vĩnh cho rằng: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra” [13, Tr 11]
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Hoạt động
quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý)
đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận
hành và đạt được mục đích của tổ chức’’ [18, Tr16].
Paul Hersey và Ken Blanc Heard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” khi đề
cập về vai trò của quản lý trong xã hội cho rằng: “Quản lý là một quá trình cùng làm
việc giữa nhà quản lý với người bị quản lý, nhằm thông qua hoạt động của cá nhân,
của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức” [19, Tr19]
Theo tác giả Hanold Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự
phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu
của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một mơi trường mà trong đó con người có thể
đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc vật chất và sự bất mãn cá nhân
ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức tổ chức
về quản lý là một khoa học [11, Tr 33].
Nhìn chung các tác giả đã nêu quan niệm của mình về quản lý với những cách

tiếp cận khác nhau, nhưng có thể thấy rõ được nội hàm khái niệm quản lý như sau:
- Quản lý là hoạt động lao động, hoạt động này để điều khiển lao động.
- Quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hồn thành cơng việc qua
những nỗ lực của mọi người trong tổ chức.
- Quản lý là cơng tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những người cộng sự
khác nhau cùng chung một tổ chức
Trong quản lý, bao giờ cũng có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, giữa chủ
thể quản lý và đối tượng quản lý được quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý.
Những tác động quản lý chính là những quyết định quản lý, là những nội dung mà chủ
thể quản lý yêu cầu đối với đối tượng quản lý.
Hoạt động “quản lý” bao giờ cũng gắn với hoạt động có ý thức của con người và
toàn xã hội dưới tác động của hoàn cảnh nhằm định hướng sự vận động và phát triển
của đối tượng cần quản lý theo một mục đích nhất định. Khái niệm đó phải bao quát
được tất cả mọi hoạt động của con người.


13
Như vậy, có thể hiểu: quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ
thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt
được mục tiêu đề ra.

Hình 1.1. Mơ hình các chức năng quản lý trong một chu trình quản lý
1.2.2. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hoạt động đặc biệt của con người, là hoạt động có mục đích, có
chương trình, có kế hoạch. Giáo dục có hai chức năng tổng quát là ổn định, duy trì quá
trình đào tạo đáp ứng nhu cầu hiện hành của nền kinh tế - xã hội và thứ hai là đổi mới
phát triển quá trình đào tạo, đón đầu sự tiến bộ, phát triển kinh tế - xã hội.
Lĩnh vực giáo dục cũng cần có quản lý như các lĩnh vực khác của đời sống xã
hội. Cũng như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục tuy vẫn cịn nhiều
quan điểm chưa hồn tồn thống nhất, song đã có nhiều quan điểm cơ bản đồng

nhất với nhau:
Theo P.V. Khuđôminxki: “Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế
hoạch, có ý thức và mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả
các khâu của hệ thống (từ Bộ Giáo dục đến nhà trường), nhằm mục đích đảm bảo việc
giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa
của họ. Trên cơ sở nhận thức và sử dụng những quy luật khách quan của quá trình dạy
học, giáo dục, của sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ em, thiếu niên cũng như
thanh niên”.
Nhà khoa học Giáo sư Phạm Minh Hạc đã định nghĩa: “Quản lý giáo dục là hệ
thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm
cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng trong phạm vi trách
nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục tiến tới
mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với
từng học sinh” [17].
Đối với quản lý giáo dục cấp vi mô, tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý giáo


14
dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế
hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể GV, công nhân viên,
tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngồi nhà trường
nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [17].
Vậy, quản lý giáo dục là sự tác động có chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy
luật và phù hợp các điều kiện khách quan của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý
nhằm phát huy sức mạnh các nguồn lực giáo dục, từ đó đảm bảo các hoạt động của
tổ chức, hệ thống giáo dục đạt được các mục tiêu đã đề ra với chất lượng, hiệu quả
cao nhất.
Dựa vào phạm vi quản lý, người ta chia ra hai cấp độ quản lý giáo dục: Quản lý
hệ thống giáo dục: quản lý giáo dục ở tầm vĩ mơ, phạm vi tồn quốc, trên địa bàn lãnh
thổ (tỉnh, thành phố…). Quản lý nhà trường: quản lý giáo dục ở tầm vi mô, trong phạm

vi một cơ sở giáo dục đào tạo.
1.2.3. Nhà trường và quản lý nhà trường
1.2.3.1. Nhà trường
a) Định nghĩa
Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt trong một hệ thống tổ chức xã hội thực
hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội
lồi người. [11].
b) Chức năng của nhà trường bao gồm
* Chức năng kinh tế (Economic Function)
* Chức năng xã hội (Social Function)
* Chức năng chính trị (Policy Function)
* Chức năng văn hóa (Cutural Function)
* Chức năng giáo dục (Education Function)
1.2.3.2. Quản lý nhà trường
Nhà trường là một thành tố cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, ở đó tiến
hành quá trình giáo dục đào tạo, trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục, nên quản lý nhà
trường cũng được hiểu như là một bộ phận của quản lý giáo dục.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm
cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được tính
chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy
học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới
về chất” [16, Tr 48].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thực hiện
đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà
trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào
tạo đối với ngành Giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [20, Tr 75].


15

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động của các cơ
quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực
lượng giáo dục khác, cũng nhằm huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”.
Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng: “Quản lý trường học là quản lý giáo dục tại
cấp cơ sở trong đó chủ thể quản lý là các cấp chính quyền và chuyên môn trên trường,
các nhà quản lý trong trường do hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lý chính là nhà
trường như một tổ chức chuyên môn- nghiệp vụ, nguồn lực quản lý là con người, cơ sở
vật chất kỹ thuật, tài chính, đầu tư khoa học-cơng nghệ và thông tin bên trong trường
và được huy động từ bên ngồi trường dựa vào luật, chính sách, cơ chế và chuẩn hiện
có”[20].
Tác giả luận văn xem định nghĩa của Đặng Thành Hưng là định nghĩa công cụ
nghiên cứu các hoạt động quản lý của hiệu trưởng theo tiếp cận văn hóa tổ chức dựa
trên 04 chức năng hoạt động . Các chức năng quản lý gồm có lập kế hoạch, tổ chức chỉ
đạo, giám sát và kiểm tra đánh giá. Ngoài ra, nghiên cứu trên các đối tượng quản lý
bao gồm: quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn và quản lý hạ tầng vật chất - kỹ thuật.
Từ những quan điểm trên đây ta thấy: bản chất của hoạt động quản lý giáo dục là
sự tác động có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý theo những quy luật khách quan nhằm đưa hoạt động sư phạm của
hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn. Nhà trường là một thiết chế xã hội
chuyên biệt nhằm thực hiện chức năng cơ bản là tái tạo, phát triển nhân cách con
người của thế hệ sau hơn thế hệ trước theo hướng duy trì, phát triển xã hội. Trên cơ sở
quan niệm về quản lý giáo dục, ta nhận thấy:
Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui
luật của chủ thể quản lý làm cho Nhà trường thực hiện có chất lượng về mục tiêu và kế
hoạch đào tạo, đưa nhà trường phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo
dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quản lý nhà trường thực chất là quá trình quản lý lao động sư phạm của thầy,
hoạt động học tập và tự giáo dục của trò diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học.

Quản lý nhà trường cịn có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự
giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức – sư phạm của chủ thể quản lý đến tập
thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường
nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
1.2.4. Hoạt động giáo dục địa phương
Hoạt động giáo dục địa phương là một bộ phận của hoạt động trải nghiệm, được
thiết kế nhằm bổ sung tăng cường cho hoạt động giáo dục chính thức, chú ý đến tính
thực tiễn trải nghiệm của người học, gắn bó với cộng đồng. Theo đó, người học được


×