Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.26 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ VÂN

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

Đà Nẵng - 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THỦY

Phản biện 1: GS.TS. Lê Thế Giới
Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Hảo

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 15 tháng 02 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn
quan tâm đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội để nhằm bảo
đảm tiến bộ và công bằng xã hội. Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm
thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn
của Đảng và Nhà nước. Từ khi ra đời cho đến nay, công tác BHXH
đã thể hiện được vai trò đối với việc góp phần ổn định đời sống của
nhân dân, thực hiện an sinh xã hội và ổn định chính trị - xã hội. Nghị
quyết số 21-NQ/TW ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Ban Chấp
Hành Trung Ương về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020 đã
khẳng định: “BHXH, BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là
trụ cột chính của hệ thống ASXH, góp phần thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị-xã hội và phát triển kinh
tế - xã hội”. [5]
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính
phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
quản lý và sử dụng các quỹ Bảo hiểm xã hội. Để thực hiện được
chức năng, vai trò đó thì BHXH cần đảm bảo duy trì, kết dư quỹ và
bảo toàn quỹ để nhằm đảm bảo vệ tài chính để chi trả các chế độ
BHXH cho người tham gia BHXH. Trong đó, công tác thu là nguồn
hình thành cơ bản nhất để tạo lập nên quỹ bảo hiểm xã hội. Vì vậy,
để chính sách BHXH được diễn ra thuận lợi thì công tác thu BHXH
có vai trò như một điều kiện cần và đủ trong quá trình tạo lập cùng
thực hiện chính sách BHXH.



2
Bảo hiểm xã hội thành phố Hội An là đơn vị trực thuộc BHXH
tỉnh Quảng Nam, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo phân cấp được
giao. Từ khi thành lập đến nay, BHXH Hội An đã đạt được nhiều kết
quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hội An
nói riêng và cả tỉnh Quảng Nam nói chung. Trong thời gian qua, chính
sách bảo hiểm xã hội được triển khai và đạt những kết quả hết sức
khả quan, kết quả thu năm sau luôn cao hơn năm trước cả về số đơn
vị, số người tham gia cũng như số tiền thu. Công tác thu bảo hiểm xã
hội là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác của ngành bảo
hiểm xã hội, do vậy luôn được bảo hiểm xã hội Hội An quan tâm và
thực hiện quản lý tốt góp phần ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã
hội trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, công tác quản lý thu BHXH ở thành phố Hội An vẫn
còn nhiều hạn chế, bất cập. Tính đến cuối năm 2018, Bảo hiểm xã
hội Hội An có 796 đơn vị với 18.168 lao động tham gia BHXH,
BHYT, BHTN. Tình trạng đơn vị trốn đóng và nợ BHXH, BHYT,
BHTN còn nhiều, chiếm 26,5% trên tổng số đơn vị như có tới 25 đơn
vị đang nợ BHXH trên 36 tháng với số tiền hơn 7,124 tỷ đồng và gần
như không có khả năng thu nợ và đây được coi như là nợ khó thu; có
22 đơn vị nợ trên 3 tháng đến dưới 36 tháng với số tiền 2,033 tỷ
đồng; 68 đơn vị nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng với số tiền 5,456 tỷ
đồng.
Bên cạnh đó, theo báo cáo tổng kết qua các năm của Bảo hiểm
thành phố Hội An công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội còn một số
hạn chế nổi bật là một số vấn đề như: theo báo cáo tổng kết qua các
năm của Bảo hiểm thành phố Hội An cho thấy tỷ lệ bao phủ bảo
hiểm xã hội còn thấp, tỷ lệ tham gia Bảo hiểm xã hội (trên số lao
động thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội) chỉ đạt 88%; tình trạng



3
gian lận trong việc kê khai quỹ tiền lương đóng BHXH cho người lao
động còn nhiều...
Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu một cách có
hệ thống, toàn diện vấn đề quản lý thu bảo hiểm xã hội trong giai
đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam,
nhằm tìm ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu bảo
hiểm xã hội trên địa bàn thành phố, đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương trong điều kiện nền kinh tế hội nhập.
Với những yêu cầu trên, bản thân em chọn đề tài nghiên cứu: “Quản
lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng
Nam” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu chung của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng
và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo
hiểm xã hội, đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn thành phố
Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Mục tiêu cụ thể:
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã
hội trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 20162018.
Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu
bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH thành phố
Hội An trong thời gian qua như thế nào?
- Những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý thu
BHXH trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam?



4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước
về thu BHXH tại thành phố Hội An, Quảng Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: tại BHXH thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Về thời gian: đề tài tập trung phân tích, nghiên cứu thực trạng
giai đoạn 2016 đến năm 2018 và đề xuất các giải pháp định hướng
trong thời gian đến.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng những
phương pháp khác nhau, bổ sung cho nhau để giải quyết mục tiêu và
nhiện vụ nghiên cứu đã đặt ra:
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Số liệu thứ cấp lấy từ:
* Các Báo cáo của BHXH thành phố Hội An qua các năm
2016-2018 để có cơ sở để phân tích các vấn đề cần làm sáng tỏ.
* Các số liệu về kinh tế - xã hội của thành phố Hội An từ niên
giám thống kê của Chi cục Thống kê thành phố Hội An.
+ Số liệu sơ cấp: Để thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc
đánh giá chất lượng quản lý thu BHXH tại thành phố Hội An, tác giả
xây dựng bảng câu hỏi để khỏa sát mức độ hài lòng của người lao
động và đơn vị sử dụng lao động từ đó đánh giá các khía cạnh về
chất lượng QLNN đối với công tác quản lý thu trên địa bàn. Quy mô
mẫu điều tra là 110 người lao động và 95 đơn vị sử dụng lao động.
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
* Đối với dữ liệu thứ cấp: tác giả sử dụng phương pháp phân
tích, đánh giá tình trạng tham gia BHXH, thực trạng trốn đóng, nợ

đọng BHXH của các đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn Hội An,


5
đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân tồn tại trong công tác quản lý thu BHXH tịa Hội An.
* Đối với dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp phân tích dưới
dạng thống kê mô tả, tần suất xuất hiện
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Sử dụng để đưa ra các
nhận định, đánh giá và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý thu BHXH tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu của học viên ở cấp là thạc sỹ.
Tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối thực tiễn từ
thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu của luận
văn sẽ ít nhiều đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa thực tiễn trong
công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn thành phố Hội An, góp phần
tăng cường giải pháp phát triển và mở rộng đối tượng tham gia
BHXH và đảm bảo việc thực hiện thu BHXH theo đúng quy định
nhằm đáp ứng mục đích an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đã
đặt ra.
Bên cạnh đó, luận văn góp phần làm rõ thêm những quy trình
về quản lý thu BHXH từ thực tiễn tại thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam và đề ra những giải pháp để hoàn thiện công tác quản
lý thu BHXH trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam nói
riêng và trên cả nước nói chung.
7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên
cứu
Từ khi thành lập cho đến nay, vai trò và vị trí của BHXH đã
ngày càng nâng cao. Vì vậy, đã có nhiều tài liệu, sách đi nghiên cứu

những vấn đề chung cũng như những vấn đề cụ thể về lĩnh vực
BHXH. Một số đề tài được nghiên cứu có hệ thống, đó là:


6
- Phạm Thị Định (2011), Giáo trình kinh tế bảo hiểm, trường
Đại học kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Định chủ biên (2012), Giáo trình bảo hiểm,
Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
- Nguyễn Viết Vượng (2006), Giáo trình kinh tế bảo hiểm,
Trường Đại học Công đoàn, NXB Lao Động, Hà Nội.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
BHXH Việt Nam được thành lập từ năm 1995, sau 20 năm
thành lập và đi vào hoạt động, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, từ đề tài cấp bộ, luận án tiến
sĩ, luận văn thạc sĩ. Sau đây là một số công trình tiêu biểu được
nghiên cứu một cách có hệ thống về BHXH, đó là:
- Nguyễn Huy Ban (2000), Chiến lược phát triển BHXH phục
vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, đề tài khoa học
cấp Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong đề tài, tác giả sử dụng các
số liệu về dân số, nguồn nhân lực để phân tích rồi từ đó đưa ra chiến
lược và giải pháp để nhằm phát triển BHXH trong vòng 20 năm,
phân tích được định hướng cần thiết để đưa BHXH trở thành một hệ
thống an sinh xã hội của toàn dân, đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho
người tham gia BHXH. [4]
- Nguyễn Trí Đại – Trưởng Ban Thu, BHXH Việt Nam (2017),
“Nỗ lực thực hiện mục tiêu BHXH cho mọi người lao động và
BHYT toàn dân”, Tạp chí báo bảo hiểm xã hội kỳ 02, tháng 02/2017
(số 318). Trong bài viết, tác giả đã đánh giá công tác phối hợp với
các Bộ, ngành; những nỗ lực trong công tác phối hợp với các cơ

quan chức năng từ Trung Ương đến địa phương tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật BHXH,
BHYT, BHTN. Tác giả cũng nêu lên được những khó khăn, vướng


7
mắc về công tác quản lý thu cũng như công tác đối tượng trong thời
gian đầu triển khai Luật BHXH cho đến năm 2017. Tuy nhiên bài
viết chưa đi sâu vào từng nội dung của công tác quản lý thu ở BHXH
cấp huyện. [5]
- Trương Hùng Cường (2019), Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt
buộc trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, Luận Văn thạc
sỹ, Đại học kinh tế Đà Nẵng. Luận Văn đã đưa ra cơ sở lý luận về
quản lý thu BHXH. Đồng thời, tác giả đã nghiên cứu, đánh giá thực
trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH quận Sơn Trà, đánh giá
những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH đồng thời đánh
giá những thành công, hạn chế của công tác quản lý thu trên địa bàn
quận Sơn Trà. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý thu BHXH tại BHXH quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. [8]
- Phạm Trường Giang (2009), Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở
Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Học viện tài chính. Luận án nghiên cứu
công tác phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống thu BHXH; từ đó
tác giả phát hiện ra những tồn tại, hạn chế và bất cập của hệ thống
thu BHXH. Trên cơ sở đó, luận án cũng đã đưa ra những giải pháp
để nhằm hoàn thiện quy trình thu BHXH ở BHXH Việt Nam. Từ
những kết quả nghiên cứu của Luận án, ta thấy được những giải pháp
để hoàn thiện cơ chế quy trình thu BHXH ở Việt Nam hết sức cần
thiết, hợp lý và khoa học. Tuy nhiên, Luận văn nghiên cứu giai đoạn
từ năm 2009 nên những giải pháp và kiến nghị của tác giả không còn
phù hợp bởi vì Luật BHXH số 58/2014/QH13 ban hành ngày

20/11/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 thay đổi rất nhiều nội
dung mới nên cần phải có những giải pháp, những đề xuất mới, phù
hợp với hiện tại hơn. [9]
- Trần Ngọc Hải (2019), Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại huyện


8
Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ, Học viện khoa học xã
hội. Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về BHXH và quản
lý thu bảo hiểm xã hội. Phân tích, đánh giá được thực trạng công tác
quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Quế Sơn – tỉnh Quảng Nam
trong những năm 2013 đến 2017. Từ đó chỉ ra rõ những khó khăn,
vướng mắc của công tác quản lý thu BHXH, phân tích những nhân tố
ảnh hưởng đến tác động đến hoạt động quản lý thu BHXH. Luận văn
cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
thu BHXH trên địa bàn huyện Quế Sơn – tỉnh Quảng Nam. Tuy
nhiên, do đặc thù huyện Quế Sơn có số lượng đơn vị tham gia
BHXH và người lao động ít hơn thành phố Hội An khá nhiều, đề tài
cũng chưa chỉ ra được cách tiếp cận và mở rộng đối tượng tham gia.
[10]
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu BHXH.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn
thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại
Bảo hiểm xã hội thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.



9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI
1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội và quản lý thu bảo
hiểm xã hội
a. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội
Tại điều 3, Luật BHXH số 71/QH11 ngày 29 tháng 06 năm
2006 và Điều 3, Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11
năm 2014 đưa ra khái niệm về Bảo hiểm xã hội như sau:
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết
tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
[15], [16]
b. Khái niệm về quản lý thu BHXH
Quản lý thu BHXH là một loạt quan hệ, bao gồm quan hệ giữa
Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ và cơ quan BHXH. Trong mối quan hệ đó,
thì người lao động và người sử dụng lao động là đối tượng quản lý;
Nhà nước giao cho cơ quan BHXH là chủ thể quản lý; Nhà nước là
chủ thể duy nhất điều tiết và quản lý BHXH vì các bên tham gia có
lợi ích khác nhau thậm chí trái ngược với nhau (một bên là NLĐ
muốn đóng ít nhưng lại muốn được hưởng thụ quyền lợi nhiều, một
bên là SDLĐ muốn đóng BHXH càng ít càng tốt để giảm chi phí sản
xuất nâng cao lợi nhuận).
1.1.2. Đặc điểm của quản lý thu Bảo hiểm xã hội
Quản lý thu mang tính chất tập trung, thống nhất, công bằng,
công khai.



10
Quy trình quản lý thu BHXH được quy định thống nhất, nguồn
thu BHXH được tập trung, quản lý tại BHXH Việt Nam theo quy
định.
1.1.3. Vai trò, mục đích quản lý thu Bảo hiểm xã hội
a. Vai trò của quản lý thu Bảo hiểm xã hội
Thứ nhất: Quản lý thu BHXH tạo sự thống nhất trong quy trình
thu BHXH.
Thứ hai: Quản lý thu BHXH đảm bảo hoạt động thu BHXH bền
vững, hiệu quả.
Thứ ba: Quản lý thu BHXH giúp Nhà nước kiểm tra, đánh
giá hoạt động thu BHXH.
b. Mục đích của quản lý thu Bảo hiểm xã hội
Quản lý thu BHXH giúp cho việc đảm bảo phát triển quỹ
BHXH Quản lý thu BHXH giúp xác lập rõ ràng quyền và trách nhiệm
của các bên tham gia BHXH
Quản lý thu BHXH chống thất thoát quỹ BHXH
Quản lý thu BHXH đảm bảo cho các quy định về thu BHXH
được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, khắc phục được tính bình quân
nhưng vẫn bảo đảm tính xã hội thông qua việc điều tiết, chia sẻ rủi
ro.
Quản lý thu BHXH đảm bảo An sinh xã
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.2.1. Lập dự toán thu BHXH
a. Căn cứ lập dự toán thu
* Xác định đối tượng thu BHXH
Việc xác định đối tượng thu là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên
trong công tác quản lý thu BHXH.
* Xác định mức thu BHXH



11
* Xác định phương thức thu
- Đóng hằng tháng
- Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần
- Đóng theo địa bàn
b. Lập dự toán thu bảo hiểm xã hội
Để xây dựng dự toán thu BHXH năm kế hoạch sát với những
định hướng của Chính phủ, phù hợp với điều kiện quản lý của
Ngành, các đơn vị lập dự toán khi xây dựng kế hoạch căn cứ vào:
luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện; các văn bản quy
định hiện hành về chính sách BHXH của các cơ quan, ban ngành liên
quan; tình hình thực hiện dự toán thu, chi BHXH của năm năm
trước; ước thực hiện dự toán năm nay và khả năng thực hiện năm sau
của đơn vị.
1.2.2. Tổ chức thực hiện thu BHXH
a. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về
BHXH
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung
và Luật BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cơ quan
BHXH các cấp nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
chính trị, kiến thức pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức
cho NLĐ, NSDLĐ, tôn trọng và chấp hành pháp luật BHXH.
b. Tổ chức bộ máy thu BHXH
BHXH Việt Nam tổ chức và quản lý theo ngành dọc, hoạt động
thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Nếu phân cấp thu BHXH hợp lý thì sẽ nâng cao hiệu quả của
công tác quản lý thu cũng như công tác thu. Việc phân cấp thu
BHXH hợp lý sẽ giúp cho bộ máy hoạt động của tổ chức BHXH



12
được thống nhất, không bị chồng chéo. Theo quy định, công tác thu
BHXH sẽ được phân cấp quản lý như sau:
c. Quản lý quy trình thu BHXH
Quy trình thu BHXH đã được quy định cụ thể ở Quyết định
959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 về việc ban hành quy định về quản
lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý
số bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; hiện nay đã thay thế bằng
Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 về việc ban hành quy
trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo
hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã
hội, thẻ bảo hiểm y tế.
1.2.3. Quyết toán thu bảo hiểm xã hội
Việc quyết toán thu Bảo hiểm xã hội phải đảm bảo các nguyên
tắc:
+ Nguyên tắc thống nhất:
+ Nguyên tắc đầy đủ
+ Nguyên tắc cân đối
+ Nguyên tắc rõ ràng
+ Nguyên tắc công khai, minh bạch
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm pháp luật về BHXH
Hàng năm, cơ quan BHXH tỉnh, BHXH cấp huyện tổ chức kiểm
tra tình hình đóng BHXH và việc chi trả các chế độ BHXH đối với các
đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Nội dung
kiểm tra bao gồm: tình hình đăng ký tham gia BHXH trong đó kiểm tra
số lao động, hồ sơ tham gia, tiền lương, tiền công đóng BHXH của đơn
vị và đặc biệt là công tác bàn giao sổ BHXH cho người lao động tham

gia BHXH để đảm bảo tất cả người tham gia đều nắm rõ quá trình và


13
mước lương tham gia BHXH của mình. Điều này nhằm tránh hành vi
gian lận, chiếm dụng tiền của người lao động ở 1 số doanh nghiệp.
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý thu BHXH
Theo Quyết định 982/QĐ-BHXH ngày 13/7/2016 về việc ban
hành hệ thống chỉ tiêu thống kê và chế độ báo cáo thống kê ngành
BHXH, có thể liệt kê một số chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thu
BHXH như sau:
Tỷ lệ lao động tham gia BHXH, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu
và tỷ lệ nợ đọng BHXH được xem là các tiêu chí quan trọng nhất để
đánh giá hoạt động của đơn vị BHXH trên địa bàn.
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của địa phƣơng
Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương là một trong những
nhân tố quan trọng tác động rất lớn đến công tác quản lý thu BHXH.
Kinh tế tăng trưởng cao có nghĩa là nhiều người lao động có thu
nhập cao qua quá trình lao động, đây là điều kiện để người lao động
có cơ hội tham gia BHXH và đóng với mức thu nhập cao.
1.3.2. Nhân tố thuộc cơ quan thu bảo hiểm xã hội
1.3.3. Sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính
quyền
1.3.4. Trình độ nhận thức của ngƣời lao động và ngƣời sử
dụng lao động
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1



14
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỘI AN,
TỈNH QUẢNG NAM
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH PHỐ HỘI AN ẢNH HƢỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HỘI AN
2.1.1. Đặc điểm của thành phố Hội An
a. Đặc điểm tự nhiên và dân số
b. Đặc điểm về kinh tế và xã hội
2.1.2. Đặc điểm của Bảo hiểm xã hội thành phố Hội An
a. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội thành
phố Hội An
b. Cơ cấu, tổ chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Hội An
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỘI AN
2.2.1. Thực trạng công tác lập dự toán thu bảo hiểm xã hội
a. Căn cứ lập dự toán thu
b. Thực trạng lập dự toán thu bảo hiểm xã hội
Hàng năm, vào đầu quý 3, BHXH Hội An đã lên dự toán thu
cho năm sau và báo cáo về BHXH Quảng Nam căn cứ vào việc xác
định số đối tượng, mức tăng lương tối thiểu vùng, lương cơ sở, mức
đóng, tổng quỹ lương và tình hình thực tế số dân và số lao động tại
địa phương và mục tiêu chung của ngành BHXH.


15
Bảng 2.3. Dự toán về số thu BHXH giai đoạn năm 2016-2018
ĐVT: triệu đồng

Dự toán

Kế hoạch

BHXH Hội An

BHXH tỉnh

tự lập

giao

2016

326.724

328.381

0,51%

2017

372.377

373.553

0,32%

2018


396.522

398.037

0,38%

Năm

Chênh lệch

(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu BHXH - BHXH thành phố
Hội An)
2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội
a. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản
quy phạm pháp luật về BHXH
b. Tổ chức bộ máy công tác thu BHXH tại BHXH thành phố
Hội An
c. Thực trạng quy trình thu
Quy trình thu tại BHXH Thành phố Hội An thực hiện theo
quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017của BHXH Việt Nam
Bảng 2.11. Tình hình thực hiện hoạt động thu BHXH tại
BHXH thành phố Hội An năm 2016 - 2018
ĐVT: Triệu đồng
Số tiền thu

Số tiền

Tỷ lệ đạt

theo kế hoạch


thực thu

(%)

2016

328.381

324.889

98,94

2

2017

373.553

362.446

97,03

3

2018

398.037

387.562


97,37

STT

Năm

1

(Nguồn: BHXH thành phố Hội An)
Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy số tiền thu BHXH qua


16
các năm đều có sự gia tăng. Năm 2016, BHXH Hội An thu được
324.889 tỷ đồng đạt 98,94% so với số phải thu theo kế hoạch. Năm
2017, BHXH Hội An thu được 362.446 tỷ đồng, đạt 97,03% so với
số phải thu theo kế hoạch. Năm 2018, số thu được thực tế là 387.562
tỷ đồng, đạt 97,37% so với số phải thu theo kế hoạch. Số thu thực tế
qua các năm 2016 – 2018 tăng cao nhưng trong công tác thu vẫn còn
gặp nhiều khó khăn, số thu vẫn chưa đạt được 100% kế hoạch được
giao.
Bảng 2.12. Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH thành phố
Hội An năm 2016-2018
Đơn vị tính : Triệu đồng

STT

Năm


Số tiền thu

Số tiền

theo KH

thực thu

Số tiền nợ
đọng
BHXH

Tỷ lệ nợ
đọng
BHXH
(%)

1

2016

328.381

324.889

12.598

3,84

2


2017

373.553

362.446

11.779

3,15

3

2018

398.037

387.562

14.613

3,67

(Nguồn: BHXH thành phố Hội An)
Từ bảng 2.12 cho thấy, tỷ lệ nợ BHXH tính trên số tiền thực thu
tại BHXH Hội An qua các năm còn cao. Đặc biệt tăng nhanh từ năm
2017, tỷ lệ nợ 3,15% nhưng đến năm 2018 tỷ lệ nợ tăng vọt lên
3,67%. Đây là 1 bài toán nan giải, là một khó khăn lớn nhất trong
công tác quản lý thu tại BHXH Hội An.
2.2.3. Thực trạng quyết toán thu bảo hiểm xã hội

Quyết toán thu BHXH được thực hiện theo số tiền đã thực thu
được của các đối tượng trong năm. Định kỳ hằng quý, hằng năm cơ
quan BHXH tỉnh Quảng Nam trên cơ sở số liệu BHXH thành phố Hội


17
An báo cáo sẽ lên kế hoạch và thực hiện kiểm tra, quyết toán với
BHXH Hội An. Kết quả kiểm tra thẩm định sẽ là cơ sở để cơ quan
BHXH tỉnh Quảng Nam thực hiện quyết toán tài chính quý, năm và là
cơ sở để phát hiện sai phạm của BHXH Hội An để có hướng chấn
chỉnh và hướng dẫn xử lý vi phạm.
Bảng 2.19 là tình hình quyết toán thu – chi tại BHXH Hội An
giai đoạn 2016 -2018.
Bảng 2.19. Tình hình quyết toán thu – chi giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: Triệu đồng
STT

Năm

Tổng số thu

Tổng
số chi

Chênh

Tỷ lệ

lệch


(%)
Chi/Thu

1

2016

324.889

255.752

+69.137

79

2

2017

362.446

339.133

+23.313

94

3

2018


387.562

379.497

+8.065

98

(Nguồn: BHXH thành phố Hội An)
Từ bảng số liệu 2.19 cho thấy giai đoạn năm 2016-2018 quỹ thu
- chi BHXH tại Hội An đều có thặng dư, điều này chủ yếu nhờ vào
chính sách thay đổi tiền lương của Nhà nước. Tỷ lệ tổng chi và thu
qua các năm đều tăng rõ rệt, Tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch giữ thu và
chi qua các năm giảm dần, đáng báo động là năm 2018, số thu và số
chi chênh lệch quá ít. Số liệu này cảnh báo rằng trong thời gian đến
nếu BHXH Hội An không có biện pháp tăng thu, giảm chi thì sẽ là
nguy cơ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH.
2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH
Thời gian qua, BHXH Hội An đã quan tâm, chỉ đạo sâu sát công
tác thành tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động về việc thực hiện


18
chính sách, pháp luật về BHXH. BHXH Hội An phối hợp với Phòng
Lao động – Thương Binh và Xã hội thành phố, Liên đoàn Lao động
thành phố, Công an thành phố thành lập Đoàn thanh tra liên ngành
kiểm tra việc thực hiện đóng BHXH, BHYT cho người lao động. Đồng
thời, báo cáo, đề xuất với BHXH tỉnh Quảng Nam thành lập các đoàn

Kiểm tra, Thanh tra chuyên ngành để kiểm tra, thanh tra các đơn vị trên
địa bàn thành phố. Kết luận các cuộc thanh tra sẽ có biên bản kết luận,
đoàn thanh tra sẽ những biện pháp xử lý các đơn vị vi phạm.
Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra tại BHXH thành phố Hội
An giai đoạn 2016 – 2018 được thể hiện qua bảng 2.20
Bảng 2.20. Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra tại BHXH
thành phố Hội An giai đoạn 2016 - 2018
T

Năm

Năm

Năm

2016

2017

2018

Lần

12

15

16

Kiểm tra đột xuất


Lần

11

20

21

Kiểm tra liên ngành

Lần

9

17

20

Tổng cộng

Lần

32

52

57

Chỉ tiêu


ĐVT

1

Kiểm tra định kỳ

2
3

T

(Nguồn: BHXH thành phố Hội An)
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HỘI AN
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Bảo hiểm xã hội Hội An đã thực hiện tốt các biện pháp để đạt kết
quả tốt trong quản lý thu BHXH như:
Phối hợp tốt với các chính quyền địa phương, các ban, ngành,
đoàn thể trong việc xây dựng tổ chức thực hiện chính sách BHXH,
BHYT trên địa thành phố.


19
BHXH thành phố Hội An cũng đã triển khai quyết liệt công tác
cả cách thủ tục hành chính nhằm rút gọn các biểu mẫu, cắt giảm các
khâu giao dịch hồ sơ, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác
quản lý thu BHXH, thực hiện cơ chế thu “một cửa” giúp giảm thời
gian giao dịch cho các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp dễ dàng đăng ký tham gia đóng BHXH, tránh gây phiền hà

cho đơn vị và đối tượng tham gia BHXH, tạo mọi điều kiện thuận lợi
để hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc về thủ tục, khiếu nại cho
NLĐ và NSDLĐ.
Ngoài ra,bộ máy quản lý của cơ quan BHXH Hội An đã vận
hành thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả từ trên xuống dưới đảm bảo
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
2.3.2. Những tồn tại và hạn chế
Công tác quản lý thu BHXH của BHXH Hội An vẫn còn một số
hạn chế, đó là:
- Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH còn chưa chặt chẽ,
dẫn đến tỷ lệ lao động đã tham gia BHXH còn thấp so với lực lượng
lao động trong diện tham gia BHXH, tỷ lệ bao phủ BHXH vẫn chưa
cao.
- Vấn đề giải quyết nợ tồn đọng BHXH đang là một trong
những khó khăn cần phải được đặc biệt quan tâm giải quyết.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật BHXH
còn hạn chế về số lần, số đơn vị được thanh kiểm tra và xử lý sau
thanh tra, kiểm tra.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan
Do nhận thức về chính sách BHXH của NLĐ và người SDLĐ
chưa cao


20
Do luật BHXH có những lỗ hổng nên tạo điều kiện cho các
đơn vị sử dụng lao động cố tình lách luật, trốn đóng BHXH.
Do cơ chế xử phạt chưa nghiêm, nên hiệu quả quản lý chưa cao.
b. Nguyên nhân chủ quan
Do chuyên quản thu chưa thường xuyên đi đến với đơn vị để

thu thập, nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị cũng như chưa nắm
được biến động về lao động và tiền lương của các đối tượng tham
gia.
Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính
sách về BHXH thực hiện chưa thường xuyên, liên tục, tần suất thực
hiện không đồng đều và không định kỳ, mang tính đột xuất.
Công tác kiểm tra, thanh tra còn nhiều hạn chế
Hiện nay, công tác phối hợp liên ngành với nhiều đơn vị như:
Liên Đoàn lao động, Phòng Lao Động - Thương Binh và Xã Hội, Ủy
Ban Mặt Trận, Công An, Chi cục Thuế, tuy nhiên việc thực hiện các
nội dung trong quy chế phối hợp còn sơ sài, tính hiệu lực chưa cao.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương 2 là những đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố
Hội An, tỉnh Quảng Nam ảnh hưởng đến công tác thu BHXH tại
thành phố Hội An. Đồng thời, trên đây, tác giả đã phân tích thực
trạng, đánh giá những thành công, hạn chế và phân tích nguyên nhân
hạn chế của công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Hội An. Tất cả
những nội dung trên là cơ sở để đề xuất những giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Hội An, tỉnh Quảng Nam.


21
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM
3.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội
3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội
trên địa bàn thành phố Hội An
Vị trí, vai trò, định hướng phát triển của ngành BHXH được thể

hiện trong nhiều văn bản quan trọng như trong Kết luận số 23KL/TW ngày 29/5/2012 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5
khoá XI về “Một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp
ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”,
Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết
số 21-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2012 của Bộ chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn
2012-2020, …
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH
QUẢNG NAM
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán thu BHXH
3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện thu BHXH
3.2.3. Hoàn thiện quyết toán thu bảo hiểm xã hội
3.2.4.Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết
khiếu nại,
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam
3.3.2. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam


22
3.3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nƣớc thành phố
Hội An, tỉnh Quảng Nam
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý
thu BHXH tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng nam trong chương 2;
để hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH thì thời gian đến BHXH
Hội An cần chú ý đến những biện pháp để hoàn thiện công tác quản
lý thu BHXH như sau:
- Hoàn thiện công tác lập dự toán thu BHXH

- Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện thu BHXH
- Hoàn thiện quyết toán thu bảo hiểm xã hội
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH.


23
KẾT LUẬN
Kể từ khi thành lập đến nay, BHXH Hội An đã đạt được nhiều
thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là những thành tựu đạt được trong
công tác thu BHXH. Những kết quả về quản lý thu BHXH mà
BHXH Hội An đạt được đã giúp tăng cường nguồn thu cho quỹ
BHXH, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên,
công tác quản lý thu BHXH tại Hội An vẫn còn những hạn chế cần
khắc phục như: Tỷ lệ lao động tham gia BHXH còn ít so với lực
lượng thuộc diện tham gia BHXH, tỷ lệ nợ BHXH tính trên tổng số
tiền thu BHXH còn cao, công tác đối tượng và mức đóng BHXH còn
nhiều hạn chế... Vì vậy, để công tác thu BHXH đạt hiệu quả, hạn chế
được những tồn tại thì BHXH Hội An cần phải tăng cường hơn nữa
các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH. Trên cơ
sở phân tích, đánh giá về thực trạng tình hình thu và quản lý thu
BHXH trên địa bàn thành phố Hội An, luận văn đã đề xuất được một
số nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH, đồng thời
đưa ra một số kiến nghị đối với BHXH tỉnh Quảng Nam và Thành
ủy, UBND thành phố Hội An để giúp BHXH Hội An hoàn thiện
công tác quản lý thu BHXH. Cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía các
cơ quan, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ viên chức BHXH Hội An, tác
giả tin tưởng rằng những giải pháp đưa ra trong luận văn sẽ giúp
BHXH Hội An phần nào hoàn thành được mục tiêu thi đua của
ngành BHXH, giúp BHXH Hội An phát triển đúng định hướng, khắc

phục được những hạn chế hiện có, thực hiện tốt nhiệm vụ mà BHXH
tỉnh Quảng Nam nói chung, Đảng và chính quyền thành phố Hội An
nói riêng giao cho.
Với những nội dung nghiên cứu trong luận văn, tác giả hy vọng
sẽ góp phần làm làm rõ thêm việc hoàn thiện công tác thu quản lý


×