ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG - năm 2008
Tên đề tài:
TÌM HIỂU LAO ĐỘNG NHẬP CƯ PHI CHÍNH QUY TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Xét trường hợp: nhóm lao động tại Khu phố 6 - Phường Linh
Trung - Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh)
Chủ nhiệm đề tài:
VŨ THỊ BÍCH HỒNG
SV Khoa Nhân Học
Khoá: 2005 – 2009
Thành viên:
ĐINH THỊ LUYỆN
SV Khoa Lịch Sử
Khố: 2004 - 2008
TP. HỒ CHÍ MINH – 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG – năm 2008
Tên đề tài:
TÌM HIỂU LAO ĐỘNG NHẬP CƯ PHI CHÍNH QUY TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Xét trường hợp: nhóm lao động tại Khu phố 6 - Phường Linh Trung Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh)
Chủ nhiệm đề tài:
Vũ Thị Bích Hồng
SV Khoa:Nhân Học
Khoá: 2005 - 2009
Thành viên:
Đinh THị Luyện
SV Khoa: Lịch Sử
Khoá: 2004 - 2008
TP. HỒ CHÍ MINH - 2008
MỤC LỤC
DẪN LUẬN............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KHU PHỐ 6 –
PHƯỜNG LINH TRUNG - THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ...........6
1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................6
1.2. Tình hình dân cư. ........................................................................................6
1.3. Các cơ sở đóng trên địa bàn .......................................................................7
1.4. Tình hình phát triển kinh tế, hàng hóa, xã hội và an ninh quốc phịng....8
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÓM LAO
ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC TẠI KHU PHỐ 6 - PHƯỜNG LINH TRUNG QUẬN THỦ ĐỨC- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...........................................11
2.1. Tìm hiểu khái niệm hoạt động kinh tế phi chính quy.............................. 11
2.2. Hoạt động phi chính quy - sự tồn tại khách quan. ..................................14
2.3. Đặc điểm. ...................................................................................................21
2.4. Động lực của lao động nhập cư................................................................. 24
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH SỐNG CỦA NHĨM LAO ĐỘNG
NHẬP CƯ PHI CHÍNH THỨC TẠI KHU PHỐ 6- LINH TRUNG- THỦ ĐỨCTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ..........................................................................31
3.1. Tình hình cư trú. .......................................................................................31
3.2. Đời sống kinh tế.........................................................................................40
3.3. Thu nhập từ việc làm và gửi tiền về quê của những người lao động nhập
cư phi chính quy tại Khu phố 6 - Phường Linh Trung - Thủ Đức TP. Hồ Chí
Minh .................................................................................................................48
3.4. Đời sống tinh thần.....................................................................................52
3.5. Những tâm tư, nguyện vọng và ước muốn...............................................60
3.6. Những ảnh hưởng của lao động nhập cư phi chính quy đối với địa bàn
cư trú ................................................................................................................65
3.7. Những ảnh hưởng đối với các vùng nông thôn-nơi xuất cư. ...................68
KẾT LUẬN..........................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................79
PHỤ LỤC.............................................................................................................82
1
DẪN LUẬN
1. Tính cấp thiết của đề tài và mục đích chọn đề tài
Xã hội lồi người đã đạt tới sự phân cơng lao động xã hội lớn, do đó sự tách
rời thành thị và nông thôn ngày càng rõ rệt và việc di dân nhập cư từ nông thôn ra
thành thị là một hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội của nhiều quốc gia:
Thành Phố Hồ Chí Minh - là một trong những đô thị lớn nhất Việt Nam, vì thế nó
cũng khơng nằm ngồi của quy luật ấy. Xét về mặt lịch sử Thành Phố Hồ Chí Minh
hình thành 300 năm trở lại nay, nhưng lại thường xun đóng vai trị là “lực hút”
quan trọng đơi với các di dân nhập cư từ nông thôn đến.
Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam đang có những thay đổi to lớn, toàn
diện và sâu sắc như hiện nay thì việc tìm hiểu và nhận thức đúng vấn đề di dân nhập
cư là điều hết sức cần thiết. Bởi nó đã, đang và sẽ cịn tác đơng một cách mạnh mẽ
và lâu dài tới đời sống kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh.
Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2004 theo số liệu của công an thành phố, số
dân nhập cư đăng kí có thời hạn (KT3 và KT4) ở thành phố đã lên tới gần 1,4 triệu
người. Phần lớn họ đều sinh ra và lớn lên ở xuất thân phần nhiều từ điều kiện thấp,
đặc biệt trình độ học vấn, tay nghề, thói quen, kĩ năng và kỉ luật lao động khơng
cao. Vì vậy, thử hỏi trong số này có bao nhiêu người đã tham gia vào những hoạt
động kinh tế chính thức và bao nhiêu người hoạt động kinh tế phi chính thức?
Các vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý nghiên cứu và đào
sâu từ nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đề tài của nhóm nghiên cứu có tên “hoạt
động kinh tế phi chính thức của nhóm lao động nhập cư tại Thành Phố Hồ Chí
Minh: xét trường hợp tại khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức thành phố
Hồ chí Minh”. Chỉ đề cập đến tình hình hoạt động kinh tế của nhóm lao động nhập
cư trên lĩnh vực mua bán, kinh doanh tại những địa điểm khơng đựơc quy hoạch
chính thức tại một khu phố. Qua đó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vì sao những
2
người nhập cư lại đến với khu phố? Hoạt động kinh tế phi chính thức chứ khơng
phải là chính thức? Hoạt động của họ có gì đặc biệt và ảnh hưởng của họ đối với địa
bàn như thế nào? Từ đó sẽ làm tốt lên được bức tranh tồn cảnh của loại hình hoạt
động kinh tế này tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ đó sẽ thấy được các chính sách
hiện hành và lâu dài của Nhà Nước đối với vấn đề này như thế nào? Mặt khác thấy
được những nỗ lực từ phía bản thân lao đơng nhập cư phi chính quy như thế nào
trong việc điều chỉnh, thích nghi với nhịp độ đô thị và tạo lập được mạng lưới xã
hội thân thuộc. Và cuối cùng là những chính sách, giải pháp có liên quan cần được
hoạch định, sửa đổi trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần vào
mục tiêu chung phát triển kinh te - xã hội của thành phố. Để thực hiện được mục
tiêu đó, nhóm nghiên cứu giải quyết những vấn đề như: tìm hiểu về thực trạng của
việc hoạt động kinh tế phi chính thức của nhóm lao động nhập cư tại khu phố.
Thực trạng hoàn cảnh sống cũng như tác động của họ đối với phát triển kinh
tế xã hội và văn hoá trên địa bàn khu phố. Từ đó đề ra một số giải pháp và kiến
nghị.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Là một cơng trình nghiên cứu mang tính chất khám phá ban đầu về hoạt
động kinh tế phi chính thức của nhóm lao động nhập cư tại khu phố 6 phường Linh
Trung- Thủ Đức. Vì thế cơng trình góp phần giải thích thêm một số những khái
niệm để chỉ các hoạt động mua bán, kinh doanh không phải ở các chợ, các địa điểm
cụ thể được quy hoạch rõ ràng, chính thức. Từ đó sẽ thấy được những nhận thức và
hành động của nhóm lao động nhập cư đối với loại hình kinh tế phi chính thức như
thế nào? Mặt khác cơng trình sẽ là tài liệu tham khảo để xây dựng luận cứ cho các
chương trình phát triển kinh tế- xã hội. Cũng như nhu cầu về tổ chức, quản lý, của
các cơ quan quản lý dân cư và đô thị. Đặc biệt đề tài sẽ làm đề tài tham khảo cho
những cơng trình nghiên cứu sâu và rộng hơn về loại hình hoạt động kinh tế phi
chính thức của những người lao động nhập cư phi chính quy, đối với những ai quan
tâm đến vấn đề này trong giai đoạn hiện nay.
3
Lịch sử nghiên cứu của đề tài.
Dân nhập cư là một đề tài phong phú và đa dạng nên đã nhiều tác giả nghiên
cứu chủ đề này. Nhưng mỗi công trình nghiên cứu đều có cách tiếp cận và nghiên
cứu sâu ở mỗi khía cạnh khác nhau cụ thể:
+ Các tài liệu nước ngồi có sách:
-Ho Chi Minh Ville, delamigration emplon. Thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề
di dân và việc làm, tác giả: Trương Phi Anh. Gubry patrich; Vu Thi Hong:U uguet
Jerrdd W 1996.
-Construction desidentites; en situation migratare: Territoiredes hommes,
territoire des femmes. Xây dựng đồng nhất trong tình trạng nhập cư: lãnh thổ nam
giới, lãnh thổ nữ giới, tác giả: Cathrine Quiminal, 2000.
+ Trong nước:
-Di dân từ nông thôn ra thành thị với q trình đơ thị hố và cơng nghiệp hố
ở Việt Nam, chủ nhiệm: Tống Văn Đường, 1995.
-Tác động xã hội của di dân tự do vào Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời kì
đổi mới, tác giả: Trần Hồng Vân, 2002.
-Các hình thái di cư và phát triển kinh tế ở Việt Nam, tác giả Đặng Nguyên
Anh: 1998.
-Người nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh; những đặc điểm và khuynh
hường cơ bản, tác giả Trần Trọng Đức, 2000.
-Di dân tự do nông thôn-thành thị ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả: PTS:
Nguyễn Văn Tài và cộng tác viên.
4
-Đơ thị hố và vấn đề giảm nghèo lý luận và thực tiễn, nhiều tác giả: Viện
nghiên cứu Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và tham khảo những cơng trình đi trước
chúng tơi thực hiện cơng trình nghiên cứu “tìm hiểu hoạt động kinh tế phi chính quy
tại thành phố Hồ Chí Minh” (trường hợp tại khu phố 6 phường Linh Trung quận
Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh). Chúng tơi đã đi sâu phân tích tình hình hoạt
động kinh tế phi chính thức của nhóm lao động nhập cư; điều kiện hoàn cảnh sống
và sự ảnh hưởng của đối tượng này đến vấn đề phát triển kinh tế-xã hội- văn hố
của địa bàn khu phố nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Cơng trình
nghiên cứu của chúng tơi là một cơng trình nghiên cứu hồn tồn mới, độc lập,
nghiên cứu một cách khách quan về vấn đề hoạt động kinh tế phi chính thức của
nhóm lao động nhập cư trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi, giới hạn và thời gian nghiên cứu.
Về đối tượng nghiên cứu: cơng trình tập trung nghiên cứu những hoạt động
kinh tế, buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ của lực lượng lao động nhập cư. Vì năng lực
nghiên cứu của mình, cơng trình khơng phân tích ở những đối tượng rộng khác.
-Về phạm vi nghiên cứu: cơng trình nghiên cứu chỉ ở khu vực, khu phố (khu
phố 6) của phường Linh Trung, quận Thủ Đức-thành phố Hồ Chí Minh. Nếu ta so
sánh mức độ phát triển kinh tế- xã hội- văn hoá với quận 1, quận 3, quận 5 (những
quận trung tâm nội thành của thành phố) là những quận có mức độ phát triển kinh
tế, và sinh hoạt xã hội cao. Tuy quận Thủ Đức là quận ngoại thành nhưng về mức
độ kinh tế và hoạt động xã hội cũng khơng hề thấp. Nơi đây có “sức hút” kì lạ đối
với dân nhập cư bởi sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất. Riêng địa
bàn khu phố 6 của phường Linh Trung cũng đã chiếm 6 trường Đại học và 20 công
ty TNHH, các cơ quan ban ngành khác...đây là địa bàn có thể nói là “ đơ thị hố
nóng” của thành phố Hồ Chí Minh.
5
-Về thời gian: cơng trình tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động kinh tế phi
chính thức của lao động nhập cư trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn mà q trình
đơ thị hố diễn ra mạnh mẽ ở thành phố Hồ Chí Minh. Vì năng lực và thời gian có
hạn nhóm nghiên cứu chưa có điều kiện nghiên cứu sâu ở những giai đoạn trước.
Đó chính là lý do tại sao chúng tôi xác định chỉ nghiên cứu đối tượng nhỏ cho phù
hợp với thời gian và nhân lực của mình.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Đề tài sử dụng những tiêu chí của lĩnh vực kinh tế phi chính
quy để thấy rõ được những đặc điểm của những lao động nhập cư tại địa bàn nghiên
cứu đặt cơ sở để đối chiếu với việc nhận thức, hoạt động của lao động nhập cư trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài vận dụng các phương pháp điển hình trong
nghiên cứu Nhân Học để thu thập dữ liệu như: quan sát tham dự, phỏng vấn sâu,
thảo luận nhóm, phương pháp thu thập sử lý thơng tin bằng hình ảnh,… ngồi ra
cịn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu trường hợp...
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài có
3 chương (14 mục).
6
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KHU PHỐ 6 –
PHƯỜNG LINH TRUNG - THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
1.1. Vị trí địa lý.
Khu phố 6 được thành lập tháng 9 năm 1999, ở địa danh cuối cùng của
phường Linh Trung. Với diện tích đất tự nhiên là 198 ha, chủ yếu thuộc hóm đất
xám, phân bố rộng khắp trên địa bàn khu phố; đât đai ở đây rất thuận lợi cho việc
phát triển các cơng trình của một đô thị hiện đại.Khu phố 6 là địa bàn đang thu hút
các nhà đầu tư để phát triển công nghệp, thương mại, dịch vụ và các khu dân cư
mới…
Tứ cận của khu phố tiếp giáp với các địa bàn sau:
- Hướng Bắc giáp ấp Tân Lập -xã Đông Hịa-huyện Dĩ An - tỉnh Bình
Dương.
- Hướng Nam giáp đường Xuyên Á.
- Hướng Đông nằm dọc theo quốc lộ 52 (xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa, còn gọi
là đường Hà Nội)
- Hướng Tây giáp ấp Tân Hoa - xã Đơng Hịa - huyện Dĩ An - tỉnh Bình
Dương.
Với dạng địa hình vùng gị, khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, mang
đầy đủ đặc điểm chung của tồn Phường, Quận và Thành phố. Vì thế, khu phố 6
đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong chiến lược phát triển chung của phường Linh
Trung nói riêng và của quận Thủ Đức – TP HCM nói chung trong tương lai.
1.2. Tình hình dân cư.
7
So với các khu phố khác của phường Linh Trung quận Thủ Đức thì Khu phố
6 có số dân cư tương đối đông đúc và thành phần không mấy phức tạp. Với tổng số
hộ là 906 , tổng số dân là 3694 nhân khẩu. Trong đó, số hộ được cấp KT1 là 176 hộ,
KT2 là 216 hộ, KT3 là 514 hộ( tương ứng với số dân KT1 là 702 nhậ khẩu, KT2 là
861 và KT3 là 2131). Tuy nhiên số hộ đã được cấp sổ tương đối thấp, chỉ với 198
hộ với số dân 891 nhân khẩu.Ngoài ra, khu phố 6 cịn có 3 kí túc xá với số lượng
sinh viên rất lớn, lớn nhất là kí túc xá ĐHQG TP HCM; các trường Đại học, trung
tâm Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và trung tâm giáo dục Quốc phịng.
Về thành phần dân tộc:
Tơn giáo tại khu phố khơng phức tạp lắm, chỉ có hai hộ thuộc dân tộc
Khơme, một hộ Tày Nùng với 10 hộ theo đạo Thiên chúa, 3 hộ theo đạo Tin Lành,
còn lại là theo đạo Phật Giáo và thờ cúng ông bà tổ tiên.
Tồn khu phố có 10 tổ dân phố, trong đó có 5 tổ có hộ khẩu thường trú và 5
tổ là dân nhập cư (tạm trú).
Về thành phần chính trị:
Chi bộ Đảng : 19 đảng viên ; chi hôi cựu chiến binh là 18 hội viên, chi hội
phụ nữ 326 hội viên, người cao tuổi 93 hội viên, chi đoàn Thanh niên 5 chi đoàn,
ban điều hành khu phố 3 thành viên, ban mặt trận 7 thành viên, ban chủ nhiệm xây
dựng khu phố văn hóa 15 thành viên. Ban điều hành tổ dân phố 19/10 tổ, lực lượng
dân qn, dân phịng 16, chính sách hưu trí 49, đảng viên sinh hoạt 76/98 đảng viên.
1.3. Các cơ sở đóng trên địa bàn
- Trường Đại học Nông Lâm.
- Trường Đại học Thể dục thể thao Trung Ương 2..
- Trường Đại học An Ninh.
8
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Trung tâm điều hành Đại học Quốc gia.
- Đại học Công nghệ thông tin.
- Trường Đại học Tự nhiên
- Trung tâm giáo dục quốc phịng
- Khu cơng nghệ mới COTEC
- Và trên 20 cơng ty TNHH khác.
1.4. Tình hình phát triển kinh tế, hàng hóa, xã hội và an ninh quốc
phòng.
Dựa trên cơ sở các đơn vị, tổ chức hoạt động trên địa bàn khu phố: cho thấy
rằng, tình hình sản xuất cơng nghiệp, thương mại và dịch vụ khá phát triển, đóng
vai trị quan trọng nhất là tụ điểm của các trường Đại học. Vì vậy đời sống nhân dân
khá ổn định, chí thú làm ăn, đa số bà con nơi đây sống bằng nghề buôn bán, kinh
doanh dịch vụ nho, lẻ, và cán bộ công chức chiếm số lượng khá đơng. Ngồi ra,dân
nhập cư ( tạm trú) tại khu phố hoạt động bán hàng rong để mưu sinh cũng chiếm số
lượng không nhỏ. Các hộ kinh doanh cũng như những cá nhân lao động sản xuất đa
phần đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật, đăng ký kinh doanh ngành nghề
của mình để họat động. Tuy nhiên thì số lượng người tham gia hoạt động bn bán
lưu động trên địa bàn chưa có giấy tờ rõ ràng cũng chiếm tỉ lệ khá lớn, gây trở ngại
rất lớn cho việc quản lý dân cư của các ban ngành, đoàn thể tại khu phố.
Trong những năm vừa qua, khu phố 6 đã tham gia nhiều phong trào do
Phường, Quận tổ chức như: sinh hoạt hè cho các em thiếu niên, hôi diễn văn nghệ
quần chúng, tổ chức trung thu, khen thưởng, khích lệ các em học sinh ở các cấp học
9
tập, dự các giải thể thao và đề đạt kết quả tốt. Do đó tình hình văn hóa xã hội ngày
càng phát triển và được sự quan tâm sát sao của ban điều hành khu phố. Bên cạnh
đó do địa bàn tiếp giáp với khu phố khá phức tạp, vì thế số vụ làm mất an ninh trật
tự, trộm cắp, các tệ nạn xã hội… đều được ban quản lý khu phố kiểm soát hết sức
chặt chẽ. Ban điều hành các tổ dân phố cũng như lực lượng dân quân, dân phòng
thường xuyên kiểm tra hoạt động của các địa điểm kinh doanh, buôn bán tại khu
vực, cho nên việc ngăn chặn các phi vụ trộm cắp, tệ nạn xã hội giảm nhiều so với
những năm trước đây.
Đặc biệt, chi bộ khu phố với chức năng là hạt nhân chính trị, lãnh đạo tồn
diện các mặt cơng tác của khu phố, đã kịp thời đưa các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống. Các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội được thực hiện khá hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc
hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch của địa phương do đó đời sống vật chất, tinh
thần của người dân nơi đây từng bước được cải thiện, tình hình an ninh chính trị,
trật tự an tồn xã hội ổn định và được giữ vững.Các tập thể và cá nhân của khu phố
6, hàng năm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và được biểu dương khen
thưởng của Phường - Quận.
Bên cạnh những mặt mạnh đó, thì khu phố 6 cịn gặp phải những khó khăn
cơ bản như: đây là khu vực đang trong q trình đơ thị hóa, dân số địa phương tăng
theo cơ số học ngày càng đông thành phần dân nhập cư khá phức tạp, hoạt động
kinh tế đa dạng, khu phố lại thuôc đất quy hoạch của Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh chiếm đa số, cho nên, các vấn đề về chính sách đền bù -giải tỏa gây
rất nhiều phức tạp cho việc quản lý nhân hộ khẩu, do thành phần dân kông ổn định,
thành phần nhập cư ( tạm trú) của công nhân, sinh viên và lực lượng lao động sản
xuất khác đang là một vấn đề nan giải cho việc xây dựng khu phố văn hóa, cũng
như tình trạng mất trật tự an ninh tại khu phố. Một số vụ trộm cắp vặt, đánh nhau
vẫn còn xảy ra. Do thành phần dân cư khá phức tạp như vậy cho nên trình độ dân trí
10
trong khu phố không đồng đều, một số cán bộ, tổ trưởng tổ dân phố trình độ và
năng lực cịn hạn chế vì thế hiệu quả cơng tác chưa cao.
Đặc biệt, một vấn đề nổi cộm của khu phố là vấn đề vệ sinh môi trường,
nước thải, rác, văn minh đơ thị, xây dựng , bn bán lấn chiếm lịng lề đường của
nhóm lao động( cố định cũng như lưu động) hoạt động kinh tế bán hàng rong gây
ra, việc vận động, tuyên truyền thực hiện khu phố văn hóa chưa được thực hiện triệt
để.
11
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHĨM
LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC TẠI KHU PHỐ 6 - PHƯỜNG LINH
TRUNG - QUẬN THỦ ĐỨC- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
2.1. Tìm hiểu khái niệm hoạt động kinh tế phi chính quy
Hoạt động kinh tế phi chính thức hay cịn gọi là phi chính quy, thuật ngữ này
lần đầu tiên được nhà kinh tế học người Anh Keith Hart sử dụng trong nghiên cứu
của mình vào năm 1971 về hoạt động kinh tế của khu vực đô thị ở Ghana1. Thuật
ngữ này được dùng để nói tới nhiều cơng việc làm trong những ngành nghề khác
nhau với những nghề nghiệp khác nhau.
Những người bán hàng rong ngoài hè phố, những xe đẩy hàng bán dạo,
những người chạy xe kéo, những người thu gom phế liệu tái sinh, những người chế
tác các bộ phận đồ gỗ, thợ thuộc da, khâu giày dép, hay những người bán, chế tác
hàng hóa ngay tại nhà như: thợ may, thợ thêu, thợ sửa quần áo, người làm hương
nhang… tất cả họ là những người lao động khơng có việc làm ổn định trong các nhà
máy, xí nghiệp, nhà hàng mang tính chất của Nhà nước hoặc liên doanh. Những
người làm thuê, làm mướn, trông nom nhà cửa, những người lao động thất thường
hay những người có việc làm cơng nhật… được hưởng tiền lương bằng chính thời
gian, cơng sức mình bỏ ra.
Như vậy, vấn đề nổi bật và chiếm ưu thế trông vấn đề này nó có liên quan
mật thiết đến bản chất của loại hoạt động kinh tế phi chính thức nghĩa là hoạt động
đó mang tính chất tạm thời, năng suất thấp và bất lợi thế.
Những tiêu chí thường được sử dụng để định nghĩa hoạt động kinh tế phi
chính thức là những hoạt động kinh tế nhỏ, lẻ dựa trên cơ sở, cá nhân hoặc hộ gia
đình, những người lao động làm mướn cho gia đình riêng của người khác hay
những lao động cá thể trên hè phố, nơi công cộng mang tính tạm bợ hoặc tạm thời
1
Đơ thị hố và vấn đề giảm nghèo, lý luận và thực tiễn: sdd: tr. 713.
12
trong những điều kiện làm việc nghèo nàn, tiền lương và giờ làm việc cũng như
thông lệ xác định công việc không được Nhà nước quản lý, tránh những quy định
của các tổ chức xã hội dân sự. So sánh đặc điểm đó để thấy được, hoạt động kinh tế
chính thức thường được đặc trưng bởi quy mô và mức độ lớn, hoạt động theo quy
cách, dây chuyền điều kiện làm việc tốt hơn, phù hợp với các quy định và luật kinh
tế.
Hơn nữa, liên quan đến khái niệm hoạt động kinh tế phi chính thức là khái
niệm hoạt động kinh tế ngầm “kinh tế đen” - nghĩa là nó mang ý niệm về hoạt động
phi pháp, tội phạm và cố ý vi phạm pháp luật của Nhà nước cũng như các địa bàn
tại địa phương. Ngồi ra cịn một số khái niệm khác như các hoạt động kinh tế tuy
hợp pháp nhưng không thể chấp nhận được về mặt ý thức, tư tưởng đang diễn ra
trong xã hội, xã hội chủ nghĩa, hoặc những hoạt động kinh tế phi pháp, đầu cơ, sản
xuất hàng lậu và các cơ sở sản xuất ngầm khác.
Để tránh nhầm tưởng với các cách hiểu sai lệch trên, theo đúng mục đích
nghiên cứu của đề tài này, nhóm tác giả có đưa ra một số đặc điểm để thấy rõ được
sự khác nhau giữa hoạt động kinh tế phi chính quy và chính quy nhưng sau: hoạt
động kinh tế phi chính quy thường là những lao động từ các tỉnh lẻ di cư đến; họ là
những lao động không tự nguyện, bất lợi thế, thu nhập bấp bênh, khơng ổn định, họ
khơng có phúc lợi xã hội, điều kiện làm việc không đều đặn, tốc độ làm việc khơng
cao, tiền cơng thấp.
Thậm chí họ còn được hiểu rằng: dân nhập cư là những người nghèo, khơng
có trình độ hoặc có trình độ thấp, và do đó khơng thể duy trì được những cơng việc
bảo đảm trong dài hạn; việc làm phi chính thức thường được gắn liền với cơ hội thu
nhập bấp bênh, không đảm bảo; họ hoạt động bằng nhiều hình thức của những cơng
việc bn bán nhỏ, lẻ, hàng hóa thường giản đơn, dễ sử dụng và thường là những
mặt hàng tiêu dùng sinh hoạt.
13
Bên cạnh đó, những người nhập cư hoạt động trong lĩnh vực phi chính thức
thường sống trong các lều trại, nhà ở, phịng trọ tạm bợ, nhất thời thậm chí lấn
chiếm cả những khu vực cơng cộng khơng có các phương tiện như điện nước, dịch
vụ y tế. Những người sống trên các vỉa hè đường phố; suốt ngày họ làm việc như
những người lao động công nhật và những người bán hàng rong trên các đường
hểm, thu nhập không đủ để mang đến cho họ thậm chí một nơi cư ngụ đơn sơ nhất.
Những hình ảnh đó thường là những bằng chứng cho một số suy nghĩ rằng; hoạt
động kinh tế phi chính thức đồng nghĩa với dân nhập cư nghèo và có trình độ thấp.
Trên thực tế, tác giả nghiên cứu thấy rằng: ở cấp độ tổng thể, mối tương quan
giữa làm việc phi chính thức và tình trạng nghèo được bộc lộ rõ nét đó là: thu nhập
bình qn trong hoạt động phi chính thức thấp hơn so với hoạt động chính thức; và
tỉ lệ rơi vào tình trạng nghèo ở hoạt đơng phi chính thức thì cao hơn so với hoạt
động chính thức.
Thế nhưng, một số câu hỏi đặt ra là: có phải họ thiếu thốn, nghèo nàn vì họ ở
trong tình trạng hoạt động phi chính thức? Hay phải chăng họ làm việc này vì họ
nghèo? Mà cơng việc phi chính thức có thể giúp họ khá hơn được không?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên thực tế
hơn 30 lao động (nam, nữ) hoạt động trên lĩnh vực này; kết quả thấy rằng: khoảng
20 người trả lời họ gặp khó khăn trong kinh tế, tuổi tác, họ mới hoạt động trong
cơng việc này; số cịn lại khẳng định: đó chỉ là cơng việc nhất thời bù đắp cho
khoảng thời gian rảnh rỗi, nông nhàn ở vùng quê họ đang sinh sống hoặc họ buộc
phải làm công việc này vì đang chờ đợi một cơng việc chính quy (tức là hoạt động
lao động chính thức), đó chỉ là một bước đệm hay là một hoạt động an toàn cho việc
làm chính quy mà họ đang chờ đợi.
Như vậy, từ sự phân tích trên, nhóm nghiên cứu nhìn nhận hoạt động kinh tế
phi chính thức trên cơ sở: mức thu nhập, hoàn cảnh sống, phương thức hoạt động và
các loại hình cơng việc mà cụ thể là các nhóm hoạt động như:
14
+ Buôn bán, dịch vụ ở vỉa hè, nơi công cộng.
+ Bn bán ở chợ nhưng khơng có sạp cố định.
+ Bán hàng rong.
+ May gia công, sửa chữa áo quần.
+ Làm thuê, làm mướn, làm việc theo công nhật hoặc theo yêu cầu của các
hộ gia đình.
2.2. Hoạt động phi chính quy - sự tồn tại khách quan.
Là một quốc gia đang phát triển, gần 80% dân số sinh ra và lớn lên ở nơng
thơn. Vì vậy phần lớn những người di chuyển từ các tỉnh lẻ trong cả nước đến thành
phố Hồ Chí Minh mỗi năm đến hàng trăm nghìn người, và hầu hết họ đều xuất phát
từ những điều kiện thấp. Sự phân bố dân nhập cư khá đa dạng, phân bố hầu hết ở tất
cả các Quận, huyện của Thành phố chủ yếu để mưu sinh. Trong đó, Quận Thủ Đức
là một trong những điểm nóng của một số bộ phận dân cư, hoạt động kinh tế với
nhiều hình thức khác nhau, tiêu biểu có loại hình hoạt động kinh tế phi chính thức.
Hoạt động kinh tế phi chính thức là khái niệm để chỉ các hoạt động mua bán,
kinh doanh của những người dân, không được quy hoạch chính thức tại những khu
dân cư, những tụ điểm trao đổi mua bán và cũng khơng có sự đăng ký giấy tờ lưu
hành rõ ràng.
Do xuất phát từ điều kiện sống khá thấp mà đặc biệt là trình độ học vấn, tay
nghề, kỹ năng, kỷ luật lao động và thói quen khơng cao. Cho nên, khhi đến thành
phố Hồ Chí Minh nhiều người đã làm các việc mang tính chất phi chính thức để
mưu sinh. Trong đó, tại khu phố 6, phường Linh Trung thuộc Thủ Đức là nơi diễn
ra hoạt động kinh tế mang tính chất này khá sơi động. Đặc biệt, có một bộ phận
người dân đã tham gia vào những hoạt động kinh tế bán hàng rong. Tại địa bàn, có
15
thể tạm chia thành hai nhóm đối tượng hoạt động chính: nhóm cố định và nhóm lưu
động.
Nhóm cố định: là nhóm dùng một phần mặt tiền nhà của mình kết hợp với
một phần khơng gian cơng cộng để hoạt động.
Nhóm lưu động: là nhóm khơng có mặt tiền nhà, mà dùng khơng gian cơng
cộng là chủ yếu; đó là đường phố, ngõ hẻm, ngã ba… thậm chí cả những điểm có
nhiều người qua lại. Họ dùng những chiế xe thơ sơ: xe đạp, xe đẩy các loại xe, ba
gác, có cả xe máy gắn bộ phận tự chế để chồng chất các loại mặt hàng mà mình
bn bán.
Thủ Đức là một Quận ngoại thành: lại đang trong q trình đơ thị hóa diễn ra
nhanh và phức tạp. Quận được phân bố thành 12 phường, trong đó Phường Linh
Trung có vị trí và vai trị rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giáo dục, đặc
biệt là nơi tập chung của khu chế xuất Linh Trung, các trường Đại học như: Đại học
an ninh, trung tâm giáo dục quốc phòng và nổi bật hơn cả là các trường đại học
thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh… vì vậy hầu hết những tuyến
đường, những ngõ hẻm, các khu dân cư… đều là cơ sở tạo điều kiện cực kì thuận
lợi cho loại hình kinh tế, bán hàng rong hoạt động, nhằm phục vụ cho nhu cầu ăn,
uống, mặc của đông đảo cư dân, nhất là phục vụ cho học sinh, sinh viên tại đây.
Theo kết quả khảo sát của UBND phường Linh Trung, cũng như qua quá
trình phỏng vấn sâu của nhóm nghiên cứu. tại các tuyến đường, ngõ hẻm, đặc biệt là
khu chợ nhỏ nơi tiếp giáp giữa trường ĐHKH xã hội và Nhân văn, trường ĐH Tự
Nhiên, đường xuống kí túc xá Đại Học Quốc Gia và một khu vực thuộc xã Đơng
Hịa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương thì hầu hết những ngươì dân hoạt động bán
hàng rong (kể cả cố định và lưu động) đều đến từ các tỉnh (miền) khác nhau. Tuy
nhiên, số người đến từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh chiếm đại đa số.
16
Và điều đặc biệt hơn cả trong số những người hoạt động kinh tế bán hàng
rong nói chung, có trình độ học vấn không cao, hầu hết từ cấp 2 trở xuống chiếm
khoảng 90% trong số họ.
Với những người dân hoạt động trong lĩnh vực này, có lẽ do điều kiện và khả
năng cá nhân; nhiều người chưa tha thiết với việc học nghề, học việc, mà hầu hết
trong số họ đã hài lịng với cơng việc và những khoản thu nhập có được trong hoạt
động của mình. Một điều rất khách quan ở đây là: những loại hình dịch vụ và buôn
bán nhỏ, lẻ dường như đã rất phù hợp với thói quen tự do về thời gian, phù hợp với
năng lực, trình độ và tuổi tác của họ. Với những người bán thịt, cá, rau củ quả, quần
áo, nón, giày dép… có thể ngưng lại và bắt đầu cơng việc bất cứ lúc nào họ thích;
nhưng họ có một điểm chung đó là: xuất hiện dường như đồng thời với khoảng thời
gian mà công nhân, học sinh, sinh viên ra về, khoảng từ 9-12 giờ trưa và từ 4-5g30
chiều.
Phải nhìn nhận rằng, trong nhiều năm liên tiếp quận Thủ Đức luôn đạt tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là khu chế xuất, khu công nghiệp mang lại, do đó
nhu cầu tuyển dụng lao động của các công ty tại địa bàn cũng rất lớn. Tuy nhiên
trên thực tế số người tuyển dụng được lại rất thấp so với nhu cầu, chẳng hạn: khu
chế xuất và khu công nghiệp (Hepza) cần tuyển 5000 công nhân cho khu chế xuất
Linh Trung nhưng chỉ tuyển được chưa đầy 2000 (năm 2006). Lý do các đơn vị
không tuyển được đủ số lượng lao động cần thiết chủ yếu vì những ứng viên khơng
đạt về trình độ học vấn, tay nghề hoặc do lương thấp: cụ thể tại khu chế xuất Linh
Trung, công ty Nissei Electric Việt Nam liên tục tuyển cơng nhân, (cả thời vụ hoặc
chính thức); vì số người nghỉ việc cứ diễn ra liên tục cộng với số người đến phỏng
vấn xin việc chưa đáp ứng đúng yêu cầu của công ty như: học hết cấp 3, số tuổi tối
đa là 25, hồ sơ của khu chế xuất… hay một số công ty trong khu chế xuất Linh
Trung khơng tuyển những người có hộ khẩu ở Thanh Hóa , Nghệ An…
17
Đó là những nguyên nhân khiến cho việc tuyển được nguồn lao động rất khó
khăn và kéo theo là số lượng người có nhu cầu lao động ở Linh Trung tham gia vào
hoạt động trong khu vực kinh tế chính thức không lớn. Những người không trúng
tuyển đương nhiên rơi vào tình trạng khơng có hoặc chưa có việc làm, thất nghiệp
tạm thời và cùng với lực lượng lao động khá lớn không tham gia vào các đội tuyển
lao động, cũng dần dần tìm đến với hoạt động kinh tế phi chính thức để mưu sinh.
Với nhiều hộ hoặc cá nhân hoạt động kinh tế bán hàng rong tại địa bàn trong
thời gian qua họ không phải không cảm nhận được nỗi khổ cực, nhọc nhằn khi bị
lực lượng công an khu vực phạt tiền, tịch thu tài sản, cảnh cáo, rượt đuổi hoặc
thường xuyên nhắc nhở, khiển trách tại nhà hay trong cuộc họp tại dân phố hoặc
khu phố… thế nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau họ vẫn phải “tiếp tục”, “ tự
thu xếp” để “bấu víu với việc buôn bán”(Phạm Thanh Thôi, Trường ĐHKH Xã hội
và Nhân văn -2003).
Trong những năm gần đây, với áp lực từ những lần giải tỏa của lực lượng
công an khu vực vì tổ khu phố 6, phường Linh Trung là khu vực thuộc đất quy
hoạch của ĐHQG TP Hồ Chí Minh. Cho nên các hộ dân cư chú cũng như nhóm
hoạt động kinh tế nhỏ, lẻ đều nhận biết rất rõ các chính sách đền bù, giải tỏa. Vì vậy
đã có một số người, nhiều hộ đã tự bỏ hoạt động kinh tế bn bán của mình tại khu
chợ giáp với xã Đơng Hịa (Bình Dương). Tuy nhiên, chỉ sau đó vài tháng họ lại tìm
đến các tuyến đường của địa bàn để tiếp tục “ hành nghề” với mục đích để phục vụ
nhu cầu thiết yếu của người dân và của cả sinh viên tại các khu nhà trọ.
Theo kết quả điều tra của ban quản lý khu phố 6 (tháng 6-2006) về vấn đề
liên quan đến nguyên nhân vì sao người dân lại hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi
chính thức cho thấy: nguyên nhân do ít vốn để làm ăn chiếm 69,3%; khơng cần
chun mơn, trình độ chiếm 47,1%; giờ giấc thoải mái chiếm 40,7% khơng có nhà
mặt tiền (phải ở phòng trọ) để bán lưu động chiếm 40%.
18
Khu vực kinh tế phi chính thức cịn là “cứu cánh” không những cho những
người thiếu việc làm từ nông thôn các tỉnh (miền) khác nhau đến khu phố mà cịn là
hình thức cho những người mất việc làm ở các cơng ty, xí nghiệp, (khu vực kinh tế
chính thức) ngay tại địa bàn khu phố, chẳng hạn: khi tìm hiểu thực tế cho thấy nhiều
phụ nữ kiếm sống trong khu vực kinh tế phi chính thức trước đây đã từng là công
nhân trong các khu công nghiệp bị mất việc do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên bị
phá sản, một số chị em tự nghỉ việc do sau khi sinh con khơng thể đi làm, hoặc có
một số chị em đi làm đã kiếm được một số vốn khá lớn rồi nghỉ ở nhà, hoặc do ở
lưá tuổi 35-40 đã bị vắt kiệt sức lao động khơng cịn đủ sức khỏe để tiếp tục công
việc của chế độ làm việc căng thẳng nhiều giờ trong xí nghiệp nên họ cũng tự xin
nghỉ; số tiền thâm niên và bảo hiểm xã hội của họ là số vốn tạo điều kiện cho họ mở
những sạp hàng để buôn bán đủ các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu trong ngày cho
những yêu cầu của người dân mà đặc biệt là hàng vạn sinh viên ( kể cả sinh viên
ngoại trú và sinh viên trong KTX ĐHQG TPHCM) về nhu cầu ăn, uống, mặc, các
loại vật dụng sinh hoạt…
Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại và gắn bó chặt chẽ với hoạt động kinh tế phi
chính thức của người nhập cư có rất nhiều tại khu phố, mỗi người một lý do, một
hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Nhưng cũng cần thấy rằng, hiện nay do nhu cầu sinh
hoạt và thói quen mua hàng của người dân cũng như sinh viên ở đây rất lớn.
Trên thực tế cho thấy, một số người dân do thu nhập quá thấp (sau khi trừ
các chi phí sinh hoạt thiết yếu). Hàng trăm cơng nhân làm tại các khu chế xuất, khu
công nghiệp Linh Trung tạm trú nơi đây; những người cao tuổi lương hưu; đặc biệt
hàng trăm nghìn sinh viên của làng Đại học Thủ Đức đang phải tạm trú tại khu phố
cần có bữa ăn, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Tất cả họ vì điều kiện khác nhau
khơng thể đi đến các chợ lớn, siêu thị hay những trung tâm mua bán để mua những
thứ cần thiết cho cá nhân, gia đình họ. Vì vậy, nhu cầu bức thiết hiện tại trong ngày
khiến họ đến với dịch vụ “phi chính thức” của khu phố. Và trên thực tế cho thấy,
loại hình kinh tế phi chính thức - kinh tế bán hàng rong từ nhiều năm qua đã nhanh
19
chóng đáp ứng nhu cầu mua - bán nhanh, tiện lợi, có thể tại nhà, tại nơi làm việc
hoặc trên đường về… với hàng loạt các loại hàng hóa giá rẻ cho họ. Xung quanh
khu chế xuất Linh Trung cũng như khu nhà trọ sinh viên đó là những “mảnh đất
màu mỡ” để cho các hoạt động kinh tế bán hàng rong đã nảy sinh và tồn tại từ lâu
trên địa bàn. Những buổi họp chợ chớp nhống (có thể là buổi sáng, buổi trưa hoặc
buổi chiều tối) với các loại mặt hàng tiêu dùng, sinh hoạt đa dạng và phong phú lại
giá rẻ hơn so với các chợ lớn khác (mặc dù chất lượng không được tốt) của những
người hoạt động trong lĩnh vực này cung cấp, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của đông đảo người dân và sinh viên.
Hơn nữa ở khu vực Linh Trung lại khơng có các chợ lớn như trong nội thành
hay siêu thị; có chăng chỉ là Coop mart Thủ Đức hay gần đây là siêu thị Suối Tiên,
hoặc các chợ nho, các shóp hàng sinh viên, các căn tin (trong các trường Đại học và
Ký túc xá) chỉ mở cửa từ 7h sáng và đóng cửa 9h đêm. Cho nên ở những nơi khơng
tiện đường, hay số lượng hàng hóa cần sắm khơng nhiều… thì rõ ràng sự tiện lợi và
nhanh chóng cung cấp của hoạt động “hàng rong” đem lại hiệu quả là có ý nghĩa rất
lớn.
Bên cạnh đó, mấy năm gần đây khi mà các chi phí cho nhu cầu thiết yếu ở
khu vực như thuê nhà ở, phòng trọ, tiền điện, tiền nước, y tế, tiền học phí, tiền sinh
hoạt ln biến động và tăng cao. Trong khi đó mức thu nhập lại rất thấp, cho nên
nhu cầu mua sắm từng bữa ăn, hàng hóa cho từng ngày với số lượng và chất lượng
không cao. Do vậy hoạt động này trở nên sinh động và sôi nổi rõ rệt. Hàng loạt các
hộ gia đình và cá nhân vẫn ngang nhiên hoạt động ở các tuyến đường ngõ hẻm, các
khoảng khơng gian cịn sót lại trong khu dân cư để bn bán. Người bán kẻ mua
hàng hóa ở đây mỗi lúc một nhiều, đặc biệt vào những giờ “cao điểm” của bữa
sáng, bữa trưa, bữa tối thậm chí có lúc 10h đến 11h đêm diễn ra khá nhộn nhịp
khơng kém gì một bức tranh của một cái chợ. Mặc dù tại các tuyến đường vào khu
phố công an khơng ngừng tăng cường lực lượng kiểm tra, thậm chí treo cả bảng
20
“cấm tụ tập mua bán” nhưng tất cả họ đều “tự thu xếp” trong một khoảnh khắc, rồi
đâu lại vào đấy, đây là hiện tượng của nhóm hoạt động “lưu động”.
Như nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn anh Hồ, anh đã cho biết:
NPV: Xe hàng này của anh có tính vào hàng bị hốt khơng ạ?
Anh Hồ:
khơng ví dụ hấn (họ) có đi qua mình khơng ấy thì mình chạy đi
một tí đâu có sao đâu. Cịn nếu họ bắt được thì đưa chứng minh cho họ giữ, sau này
đến nộp phạt thì lấy.
NPV: Nộp phạt hả anh? Khoảng nhiều khơng anh?
Anh Hồ:
Tuy, năm chục, một trăm….Chả (chẳng) bù cho lúc trứơc anh
vào đây bán là cái chợ tê (kia) đang cịn rách rưới tề (kìa). Bọn anh đứng tàn lan
(tràn lan), té le lên đằng trên tê tề (đường trên kia kìa)., đứng trên cái quán nước
ngày xưa trên tê á vứt cả đống xe trên nứa (trên đó), cả mười mấy chiếc ba gác, bán
cam rồi bán cà chua lung tung á, dưa leo dứ liếc đó…”
Cịn trên địa bàn những người bn bán “cố định” thì sử dụng đa phần mặt
tiền của nhà mình kết hợp với khơng gian đường phố ngõ hẻm, thậm chí lấn chiếm
cả lịng đường để bày bán hàng hóa. Cho nên việc tắc nghẽn trong giờ “cao điểm”
vẫn thường xảy ra.
Như vậy: có thể nói hoạt động kinh tế bán hàng rong trong thời gian qua tại
khu phố 6, phường Linh Trung, trên đường phố, ngõ hẻm hay những điểm qua lại
của đông đảo người dân, đều đã đáp ứng được những nhu cầu rất thực tế của người
tiêu dùng như: tập quán tiêu dùng, tiện lợi, nhanh gọn, khả năng chi trả… Và cho
dù, các hoạt động kinh tế bán hàng rong được nhìn nhận dười góc độ nào đi chăng
nữa thì đến nay nó cũng là lĩnh vực kinh tế nảy sinh và tồn tại mang tính khách
quan.
21
Hơn nữa nó cịn được coi là “cứu cánh” đáp ứng nhu cầu mưu sinh của
những người nhập cư nghèo và thu nhập thấp tại khu phố. Hoạt động kinh tế bán
hàng rong tại hầu hết các tuyến đường, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà
trọ, ngõ hẻm của khu dân cư đã giúp cho người dân nơi đây rất tiện lợi khi chỉ cần
mua một đến hai món hàng cần thiết trong giây lát, khỏi phải giữ xe, vừa tốn tiền lại
tốn thời gian; khi đi qua, họ chỉ cần dừng xe, xem qua hàng hóa, ưng mua là được
mang đến nơi. Hay có thể do mua quen, hàng ngày người bán mang đến tận nhà cho
họ…do hàng hóa ở đây chủ yếu là rau, củ, quả, thịt, cá (của nhóm lưu động), và đồ
dùng sinh hoạt, tạp hóa (đối với nhóm cố định). Cho nên hoạt động bán hàng rong
khu vực này đến nay đã rất thích hợp với nhu cầu ăn, uống, sinh hoạt của hàng
nghìn cơng nhân lao động vì họ thường xun phải đi làm sớm, về muộn do tăng ca.
Những hàng rau, hàng thịt, cá chỉ tranh thủ những lúc công nhân tan ca, sinh viên
tan học là chủ yếu; vào giờ điểm tâm bữa ăn sáng, ăn trưa, có khi nghẹt đường do
lượng người mua hàng quá đông mà ngay cả bản thân nhưng người bán cũng khơng
bán kịp. Vì vậy tại những tuyến đường dọc ngang, những ngã ba, cổng khu công
nghiệp, hay cổng trường luôn ồn ào, sôi động mỗi khi đến giờ “cao điểm”. Bởi một
số bộ phận dân cư thu nhập thấp, người nghèo, sinh viên từ các tỉnh lên học…thông
thường chỉ mua từng bữa ăn sau giờ lao động, giờ học…do vậy, hoạt động này ngày
càng trở nên sôi động, đa dạng và phong phú hơn
2.3. Đặc điểm.
2.3.1. Nguồn gốc người nhập cư
Cùng với quá trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa mạnh mẽ, thành phố Hồ
Chí Minh nói chung và quận Thủ Đức nói riêng, mỗi năm đã thu hút hàng trăm
nghìn người xuất cư từ các tỉnh khác nhau cùng di chuyển đến nhằm thực hiện
những mục đích như học hành, vui chơi, và đặc biệt nhất là vấn đề mưu sinh.
Thông qua quá trình quan sát, phỏng vấn sâu, và qua hàng loạt các tư liệu
cho thấy rằng nguồn gốc của nhóm lao động phi chính quy tại khu phố 6 khá đa
22
dạng. Nếu như trên địa bàn thành phố có tới 64/64 tỉnh thành khác nhau trên cả
nước đến nhập cư thì riêng quận Thủ Đức có tới 40/64. Trong đó chủ yếu là từ các
tỉnh phía Nam, chiếm 62,36 % tổng số dân nhập cư, các tỉnh phía Bắc chiếm hơn
30%. Tuy nhiên cụ thể tại khu phố 6, phường Linh Trung chủ yếu nhất lại là các đối
tượng đến từ các tỉnh miền Trung như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…đó là
những tỉnh thường gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh tế, cho nên
vấn đề kinh tế, hay nói cách khác kinh tế là một nguyên nhân chủ yếu và cơ bản
nhất khiến họ đến hoạt động tại khu phố.
Xuất phát từ mục đích tìm kiếm việc làm để tăng thu hập cho gia đình cải
thiện đời sống. Vì thế cấu trúc giới tính, và độ tuổi tiêu biểu là những người trẻ tuổi
và nằm trong độ tuổi lao động.
2.3.2. Độ tuổi, giới tính.
Nếu độ tuổi lao động nói chung là từ 15 đến 59 thì tồn bộ dân nhập cư vào
thành phố Hồ Chí Minh có đến 402.680 người (chiếm 69,88 %). Riêng Thủ Đức có
tới 58.308 người (chiếm 14,41 %) nằm trong độ tuổi này.
Tập trung hoạt động kinh tế phi chính thức trên địa bàn khu phố, nhìn chung
nam giới vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giới. Họ trong độ tuổi từ 20 đến 35, một trong
số đó chưa có gia đình và có những người đã có gia đình nhưng phần lớn gia đình ở
lại q nhà. Họ chính là người Cha, người Mẹ, người con, chấp nhận cuộc sống xa
quê hương, gia đình, bạn bè để đến đây hoạt động buôn bán nhỏ, lẻ, kiếm thêm thu
nhập, nuôi sống không những bản thân họ mà còn cả những người thân trong gia
đình họ.
Độ tuổi từ 30-35 chiếm nhiều nhất trong nhóm những người hoạt động kinh
tế phi chính thức, tại phường Linh Trung. Họ là lực lượng lao động chính của gia
đình tại thơn q vào thời điểm ngày mùa. Cịn những tháng ngày nơng nhàn thì họ
lại cực kì bận rộn với một loạt các mặt hàng kinh doanh mang tính nhỏ, lẻ ngồi