Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tư tưởng biện chứng của lão tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.6 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN XN HỒNG

TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG
CỦA LÃO TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN XN HỒNG

TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG
CỦA LÃO TỬ
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học

TS. PHAN QUỐC KHÁNH


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, chưa được ai
công bố, dưới sự hướng dẫn của TS. PHAN QUỐC KHÁNH. Tư liệu trong
luận văn là hồn tồn trung thực.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2014
Tác giả

TRẦN XUÂN HOÀNG


1

MỤC LỤC
trang
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 3
Chương 1: TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC LÃO TỬ VÀ
THÂN THẾ, TÁC PHẨM CỦA ÔNG .................................................. 13
1.1.TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC LÃO TỬ .......................... 13
1.1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC
LÃO TỬ................................................................................................... 13
1.1.1.1. Điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa thời Xuân Thu – Chiến
Quốc .................................................................................................. 13
1.1.1.2. Điều kiện chính trị - xã hội thời Xuân Thu – Chiến Quốc ...... 16
1.1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC LÃO TỬ......... 20
1.2. THÂN THẾ VÀ TÁC PHẨM CỦA LÃO TỬ ................................ 22

1.2.1. Thân thế của Lão tử ........................................................................ 22
1.2.2. Tác phẩm Đạo đức kinh của Lão tử ................................................ 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................... 35
Chương 2: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG
CỦA LÃO TỬ ........................................................................................ 36
2.1. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG CỦA LÃO TỬ............. 36
2.1.1. Quan niệm về sự vận động, biến đổi ............................................... 36
2.1.2. Quan niệm về mâu thuẫn ................................................................ 52
2.1.3. Đặc điểm và tính chất tư tưởng biện chứng của Lão tử .................. 68
2.2. Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG CỦA LÃO TỬ ............... 69


2

2.2.1. Ý nghĩa tư tưởng biện chứng của Lão tử trong lịch sử .................... 69
2.2.2. Ý nghĩa tư tưởng biện chứng của Lão tử trong giai đoạn hiện nay .. 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................... 81
KẾT LUẬN ............................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 86


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Các nhà triết học Trung Hoa cổ đại đã có những đóng góp to lớn cho
kho tàng lý luận phong phú của nhân loại. Nói đến các nhà tư tưởng thời kỳ
này, bên cạnh Khổng tử và Mặc tử, không thể không kể đến Lão tử, người
đã sáng lập nên trường phái Đạo gia. Triết học cũng như trường phái của
ông ảnh hưởng mạnh mẽ khơng kém gì Nho gia. Hơn nữa, khơng chỉ ảnh

hưởng trong giai đoạn lịch sử cổ đại mà trong giai đoạn hiện nay, một số tư
tưởng của Lão tử vẫn phát huy tác dụng, điều này thể hiện giá trị to lớn của
nó.
Những vấn đề triết học căn bản của Lão tử như: lý luận về đạo và đức,
tư tưởng về phép biện chứng, tư tưởng “vô vi” được trình bày tập trung
trong tác phẩm Đạo đức kinh. Đây là tác phẩm ảnh hưởng rất lớn đến triết
học và văn hóa Trung Hoa. Qua đó, có thể thấy được phần nào ý nghĩa to
lớn của tác phẩm, và để có thể thấu hiểu tư tưởng triết học của Lão tử thì
việc khơng ngừng khảo cứu, chú giải, phân tích Đạo đức kinh đã trở thành
một yêu cầu thiết yếu.
Còn riêng đối với Việt Nam, tư tưởng của Lão tử nói riêng và Đạo
giáo nói chung cũng có một tầm ảnh hưởng nhất định. Sự dung hợp ba
luồng tư tưởng Nho – Phật – Lão đã diễn ra ngay từ thời nhà Trần, mà
người đại diện đó là phật hồng Trần Nhân Tơng. Do đó, việc tiếp thu kế
thừa tinh hoa tư tưởng nhân loại trên cơ sở truyền thống văn hóa Việt Nam
đã tạo thành một nét đặc sắc của đời sống tinh thần người Việt. Qua đó,
những giá trị tích cực của mỗi học thuyết cần tiếp tục được lưu giữ, đồng
thời với việc lọc bỏ những khía cạnh tiêu cực của nó và vận dụng cho phù
hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.


4

Ngày nay, trước yêu cầu thực tiễn của sự phát triển và hội nhập quốc
tế của Việt Nam hiện nay đòi hỏi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy
những tinh hoa văn hóa của nhân loại lẫn dân tộc, của cả phương Đông lẫn
phương Tây, của cả xưa lẫn nay. Do đó, những giá trị về Tư tưởng biện
chứng của Lão tử cũng rất có ý nghĩa đối với quá trình hội nhập quốc tế
của Việt Nam hiện nay.
Tại hội nghị nghiên cứu, quán triệt nghị quyết của bộ chính trị về cơng

tác lý luận do Ban Bí thư triệu tập, đồng chí Nguyễn Đức Bình, Ủy viên bộ
chính trị, cũng đã trình bày bản báo cáo đề dẫn, trong đó có đoạn viết: “Với
những học thuyết ngồi xã hội chủ nghĩa Mác – Lênin, lâu nay thái độ của
chúng ta có thái độ khơng đúng – mang tinh thần biệt phái, không đọc,
không nghiên cứu, phủ nhận tất cả cho dù trong đó có những nhân tố hợp
lý, những giá trị chung toàn nhân loại. Những yếu tố ấy nếu biết gạn lọc,
biết hấp thụ một cách có phê phán sẽ làm giàu thêm bản thân chủ nghĩa
Mác và chính như vậy mới đúng tinh thần và thực chất học thuyết của
chúng ta. Chủ nghĩa Mác không nằm ngồi, bên lề, mà phát triển chính
giữa dịng tư tưởng của lồi người, nó là kết tinh tất cả những tinh hoa tư
tưởng đó” (Báo nhân dân số ra ngày 5/6/1992).
Phép biện chứng là linh hồn của chủ nghĩa Mác. Phép biện chứng duy
vật Mác – xít là sự kết tinh, đỉnh cao trong sự phát triển của phép biện
chứng duy vật. Ph.Ăngghen nói: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh
cao của khoa học thì khơng thể khơng có tư duy lý luận” [34, tr.489]. Và:
“Trong thực tế, khinh miệt phép biện chứng thì khơng thể khơng bị trừng
phạt. Dù người ta tỏ ý khinh thường tư duy lý luận như thế nào đi nữa,
nhưng khơng có tư duy lý luận thì người ta khơng thể liên hệ hai sự kiện
trong giới tự nhiên với nhau được, hay không thể hiểu được mối liên hệ
giữa hai sự kiện đó” [34, tr. 508]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói:


5

“Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng”. Và tư
duy biện chứng chỉ có thể tìm trong lịch sử triết học. Vì vậy, khơng thể phủ
nhận được vai trò của triết học, đặc biệt là triết học duy vật biện chứng. Tư
tưởng biện chứng duy vật tự phát của Lão tử thuộc một trong ba hình thức
cơ bản của phép biện chứng. Đó là hình thức sơ khai, ban đầu của phép
biện chứng là phép biện chứng duy vật tự phát thời cổ đại. Do đó, qua việc

nghiên cứu tư tưởng biện chứng duy vật tự phát của Lão tử cũng góp thêm
phần nào hiểu sâu hơn tư tưởng biện chứng Mác – xít, qua đó vận dụng tốt
hơn cho q trình nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Với những lí do trên, tơi chọn: “Tư tưởng biện chứng của Lão tử” làm
luận văn của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đạo gia là một trong những trường phái triết học chủ yếu, chiếm vị trí
quan trọng trong lịch sử truyền thống Trung Quốc. Trải qua hàng ngàn năm
dù là tiêu cực hay tích cực, Đạo gia cũng đều có ảnh hưởng sâu xa đối với
nền văn hóa Trung Hoa và những quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn hóa
này. Chính vì vậy nghiên cứu Đạo gia là vấn đề hấp dẫn khơng chỉ đối với
các học giả Trung Quốc mà cịn đối với các học giả phương Đông và
phương Tây.
Ở phương Tây, Lão tử là một trong những nhà triết học được người
phương Tây mến mộ. Từ thế kỷ XVI, người phương Tây đã dịch cuốn Đạo
Đức Kinh sang các tiếng Latin, Pháp, Đức, Anh...
Ở Nga, đại văn hào Lev.Tolstoi cũng đã từng giới thiệu, dịch, xuất
bản các trước tác của Lão tử, trong đó bản dịch tiếng Nga Lời thánh nhân
Lão tử đã được xuất bản vào tháng 11 năm 1909.
Nghiên cứu tư tưởng Lão tử, các nhà triết học phương Tây đều muốn
từ đó tìm kiếm phương thuốc hay để có thể cứu vãn cơn khủng hoảng văn


6

minh phương Tây. Và họ đã phát hiện ra sự lý giải hài hòa mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên, thái độ trung dung trong đối nhân xử thế và
phương pháp tu hành, bồi dưỡng đức hạnh trong Đạo Đức Kinh, có tác
dụng tích cực trong việc bù đắp sự thất lạc tinh thần và ý chí cường quyền
trong văn minh phương Tây.

Ở Trung Quốc, ngay từ thời cổ đại cho đến nay, tư tưởng triết học của
Đạo gia, đặc biệt đối với cuốn Đạo Đức kinh đã khơng ngừng được khảo
cứu, chú giải, phân tích. Tuy nhiên, trong giới hạn hiểu biết của mình,
chúng tơi chỉ có thể đề cập đến một số cơng trình nghiên cứu.
Trước hết là Trung Quốc triết học sử đại cương của tác giả Hồ Thích
và Trung Quốc triết học sử của Phùng Hữu Lan. Hai ông đã vận dụng vốn
tri thức triết học sâu sắc và phương pháp nghiên cứu tiếp thu từ phương
Tây vào nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc nói chung và Đạo gia nói
riêng. Đây được xem là những cơng trình nghiên cứu khơng chỉ có uy tín ở
Trung Quốc mà cịn được đánh giá cao ở Việt Nam.
Tiếp đó là cơng trình Kinh điển văn hóa 5000 năm Trung Hoa của tác
giả Dương Lực đã dành tới bảy chương để nghiên cứu Đạo gia với tư cách
là một thành tố của nền văn hóa Trung Hoa thời cổ đại.
Hơn nữa, có thể thấy hàng loạt các bài nghiên cứu về triết học Lão tử
trên Tạp chí triết học sử Trung Quốc từ thập niên 80 như: Hà Kiến An với
Luận vô trong triết học Lão tử đã phân tích triết lý vơ trong Đạo Đức kinh
từ nhiều góc độ và phương diện; Tư Mã Văn với Hữu và Vô trong Đạo Đức
kinh; Khương Lan Bảo, Lược luận tư tưởng vô vi của lão tử đã tiến hành
phân tích tư tưởng vơ vi trong triết học Lão tử và cho rằng tính tích cực
chiếm vị trí chủ đạo trong triết học Lão tử …
Ở Nhật Bản, học giả E.Kimura được đánh giá cao với cuốn sách bình
luận, chú giải về Đạo Đức kinh dày 633 trang. Cơng trình chú giải Đạo


7

Đức kinh của ông được coi là một trong những cơng trình chú giải Đạo
Đức kinh ưu tú nhất hiện nay.
Ở Việt Nam, mặc dù quá trình nghiên cứu triết học Trung Quốc cổ đại
đã bắt đầu từ thế kỉ thứ XX nhưng mãi đến năm 1954 mới xuất hiện các

cơng trình nghiên cứu về Đạo gia. Giai đoạn này, bên cạnh dịch các tác
phẩm kinh điển, là việc ra đời hàng loạt các cơng trình nghiên cứu về Đạo
gia với tư cách là một trong những trường phái chủ yếu trong lịch sử tư
tưởng Trung Quốc. Đó là các cơng trình: Lịch sử triết học phương Đơng
Tập 1 và 2 của Nguyễn Đăng Thục; Đại cương triết học Trung Quốc của
Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê; Lão Tử Đạo đức kinh; Lão Tử triết học khảo
cứu của Ngô Tất Tố và Nguyễn Đức Thịnh…
Sau năm 1986, công cuộc đổi mới được đẩy mạnh, tạo điều kiện tốt
hơn cho việc nghiên cứu triết học Trung Quốc cổ đại nói chung, triết học
Đạo gia nói riêng. Tiêu biểu cho đến nay là hàng loạt các cơng trình: Lão
Tử Đạo đức kinh của Nguyễn Hiến Lê; Lão Tử: đạo đức huyền bí của Giáp
Văn Cường và Trần Kiết Hùng; Trí tuệ Lão Tử của Đỗ Anh Thơ; Tư tưởng
phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu của Cao Xn Huy… Bên
cạnh đó là các giáo trình, các tập bài giảng về lịch sử triết học như Lịch sử
triết học của khoa triết học, trường đại học Tổng Hợp Hà Nội; Tập bài
giảng lịch sử triết học của khoa Triết học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh; Đai cương triết học Đông phương của Minh Chi và Thúc Minh
và một số các cơng trình do tác giả Dỗn Chính chủ biên như: Lịch sử triết
học Trung Quốc: giai đoạn Thương – Chu đến giai đoạn Xuân Thu – Chiến
Quốc, Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc, Tuyển tập triết học Trung
Quốc cổ đại, Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại, Từ điển triết
học Trung Quốc....


8

Ngồi ra cịn có một số bài viết đăng trên tạp chí như: Đạo, triết lý vơ
vi, tri túc và tri chỉ trong “Đạo đức kinh” của Lão Tử của tác giả Trần
Hồng Lưu đăng trên tạp chí khoa học xã hội, số 8, năm 2004 và hai bài của
tác giả Nguyễn Thị Hồng là: Quan niệm biện chứng của Lão tử về thế giới,

đăng trên tạp chí triết học số 3, 3/2002 và Về học thuyết vô vi của Lão Tử
đăng trên tạp chí triết học số 3, 3/2005.
Mặc dù các cơng trình nghiên cứu về Đạo gia khá đa dạng và phong
phú về nội dung song nhìn chung có thể chia làm hai hướng:
Thứ nhất, nghiên cứu về Đạo gia thơng qua việc chú giải, bình chú và
phân tích tư tưởng triết học trong tác phẩm Đạo đức kinh của Lão tử.
Thứ hai, nghiên cứu về Đạo gia với tư cách là một trong những trường
phái chủ yếu trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc.
Nghiên cứu về Đạo gia, nội dung quan trọng mà tác giả nào cũng đề
cập tới là khái niệm Đạo mà phần quí giá nhất trong triết lý về Đạo, hay
toàn bộ triết lý của Lão tử là phép biện chứng chất phác. Tuy nhiên, mỗi
người lại có những cách thể hiện khác nhau như ở một số tác phẩm sau:
Tác phẩm Từ Lão – Trang đến Đạo giáo của tác giả Lê Xuân Vũ,
Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật Hà Nội, 2011. Trong tác phẩm này, tác
giả trình bày tư tưởng của Đạo gia theo hai phần: phần thứ nhất “Từ Lão –
Trang đến Đạo giáo”; phần thứ hai là: “Đạo Đức kinh” (tác giả phiên âm
Hán – Việt, dịch nghĩa và dịch thơ). Trong phần thứ nhất, ở mục “Lão tử và
Đạo Đức kinh” tác giả đã trình bày sơ lược về tiểu sử của Lão tử và lai lịch
cuốn Đạo Đức kinh. Tiếp đó, tác giả phân tích học thuyết của Lão tử qua
các mặt như: khái niệm Đạo và Đức trong Đạo Đức kinh, phản phục, vô vi.
Trong phần phản phục, tác giả phân tích tư tưởng biện chứng của Lão tử
thể hiện ở: “Sự vận động, biến hóa của sự vật, theo Lão tử cuối cùng là trở


9

về với Đạo: sự vật phát triển đến đỉnh điểm thì chuyển hóa thành mặt đối
lập để trở về, đó là vận động của Đạo” [58, tr.28, 29].
Tác phẩm Lịch sử triết học tập 1, triết học cổ đại của tập thể tác giả
Nguyễn Thế Nghĩa, Dỗn Chính (chủ biên), Nxb.KHXH, 2002. Trong cơng

trình nghiên cứu này, trong chương hai: Lịch sử triết học Trung Quốc cổ
đại, ở mục Đạo gia và triết học Lão tử; tác giả đã phân tích tư tưởng của
Lão tử khá rõ trên các mặt như: Học thuyết về “đạo”, tư tưởng về phép biện
chứng và học thuyết “vô vi”. Trong phần tư tưởng về phép biện chứng, tác
giả trình bày tư tưởng biện chứng của Lão tử qua các đặc điểm như: “mọi
sự vật, hiện tượng trong vũ trũ đều bao hàm hai mặt đối lập dựa vào nhau,
liên hệ, tương tác lẫn nhau và chính sự liên hệ, tác động giữa các mặt, các
khuynh hướng đối lập nhau trong các sự vật, hiện tượng đã tạo ra sự vận
động, biến đổi không ngừng của vũ trụ” [7, tr.437].
Tác phẩm Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu
của tác giả Cao Xuân Huy do Nguyễn Huệ Chi soạn, chú, giới thiệu,
Nxb.Văn học. Trong tác phẩm này,ở phần thứ ba: Đề cương bài giảng triết
học cổ đại Trung Quốc, ở mục Lão tử, tác giả đã trình bày tư tưởng của
Lão tử trên các bình diện: triết học tự nhiên (bản thể luận, nhận thức luận);
tư tưởng xã hội và chính trị; tư tưởng luân lý. Trong phần triết học tự nhiên
phần bản thể luận, tác giả có trình bày biện chứng pháp của tự nhiên qua
các đặc điểm như: “Ở trong thế giới khơng có gì là tĩnh tại, mà cái gì cũng
là lưu động, biến hóa. Sở dĩ vạn vật đều lưu động biến hóa là bởi những
mâu thuẫn nội tại” [20, tr.421, 422].
Tác phẩm Lão tử đạo đức kinh: Bản thể - hiện tượng – siêu việt của
đạo của tác giả Lưu Hồng Khanh, Nxb.Trẻ. Tác giả là giáo sư tiến sĩ phân
khoa thuộc trường đại học Frankfurt, Cộng hòa liên bang Đức. Tác giả đã
đề cập đến những nguyên lý như: nguyên lý trực thị, nguyên lý toàn diện và


10

nguyên lý tương ứng là những nguyên lý đặc thù của tư duy phương Đông
mà quyển Đạo Đức kinh đã thể hiện. Ba nguyên lý đó tạo cơ sở cho khoa
thông giải bám sát văn bản và mở rộng nhận thức đến những chiều kích

tương ứng. Tác giả đã sử dụng khoa thơng giải nói trên để tìm hiểu và khai
triển những chiều kích cơ bản của Đạo trong tác phẩm Đạo Đức kinh.
Trong cơng trình này, tác giả trình bày Đạo trên ba tầng sâu của thực tại:
Đạo và bản thể của Đạo; Đạo và thế giới hiện tượng; Đạo và thế giới siêu
việt. Trong phần Đạo và thế giới hiện tượng, tác giả cũng nói đến sự “Trở
về: “Phản – phục qui” của Đạo, xem “Đạo là cùng đích của sự trở về”, “sự
trở về này như là cội nguồn và gốc rễ, hay là một sự trở về siêu hình” [22,
tr.69].
Tác phẩm Từ điển triết học Trung Quốc của tác giả Dỗn chính,
Nxb.Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009. Trong tác phẩm này, ở phần Lão
Đam (Lão tử), tác giả trình bày tư tưởng của Lão tử theo ba vấn đề cơ bản:
Tư tưởng về “đạo” (hay những vấn đề về bản thể luận); Tư tưởng về phép
biện chứng; Học thuyết “vô vi” (hay những vấn đề đạo đức nhân sinh,
chính trị xã hội). Trong phần tư tưởng về phép biện chứng, tác giả phân
tích tư tưởng biện chứng của Lão tử thể hiện ở các đặc điểm như: “Toàn bộ
thế giới là một cuộc đại chuyển tiếp không ngừng … là sự chuyển biến thay
đổi của vạn vật. Trong sự vận động, biến đổi đó tất cả chỉ là tương đối, chỉ
là một giai đoạn của dịng chuyển hóa vơ tận. Sự vận động của vạn vật
không phải là hỗn loạn mà tuân theo những qui luật tất yếu của tạo hóa” [6,
tr.322].
Tác phẩm Đơng phương triết học đại cương, Nxb.Thanh Hóa của tác
giả Lý Minh Tuấn. Trong cơng trình này, tác giả đã trình bày tư tưởng của
Lão tử thông qua vũ trụ quan và nhân sinh quan của ông. Trong phần vũ trụ
quan tác giả phân tích tư tưởng biện chứng của Lão tử qua “luật quân bình”


11

và “luật phản phục” như: “Ở đâu có sự lệch lạc qui luật ấy (luật qn bình)
thì tự đó có một phản lực để lấy lại thế quân bình. Nếu thế qn bình bị mất

hẳn, người đó hoặc vật đó sẽ tận số… và Phản là trở sang mặt trái của sự
vật. Phục là trở lại, lấy lại cái đã mất” [51, tr.226, 230].
Tất cả các cơng trình nghiên cứu trên đã giới thiệu ở nhiều góc độ
khác nhau về bối cảnh ra đời, các nhà tư tưởng tiêu biểu cũng như những tư
tưởng triết học cơ bản của Đạo gia. Trong đó, các cơng trình dành cho phép
biện chứng chất phác với một số lượng đáng kể và với những bình luận
tương đối sâu sắc. Tuy nhiên, số lượng các cơng trình nghiên cứu chung về
Đạo Đức kinh cũng như những cơng trình đi sâu tìm hiểu tư tưởng biện
chứng của Lão tử ít có chun khảo về vấn đề “Tư tưởng biện chứng của
Lão tử”.
Trên thành tựu của các cơng trình nghiên cứu trước đó, chúng tơi
mạnh dạn tiếp cận nội dung “Tư tưởng biện chứng của Lão tử”, phân tích,
đánh giá để chỉ ra thực chất, ảnh hưởng và ý nghĩa của tư tưởng này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Luận văn tập trung phân tích, đánh giá tư tưởng biện chứng của Lão tử
và chỉ ra ý nghĩa của nó.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ
chủ yếu sau:
- Tìm hiểu điều kiện lịch sử - xã hội, cùng tiền đề lý luận hình thành
triết học Lão tử và thân thế, tác phẩm của ơng.
- Phân tích, đánh giá tư tưởng biện chứng của Lão tử, từ đó chỉ ra
thực chất, ảnh hưởng và ý nghĩa của tư tưởng này.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn


12

Để thực hiện mục đích và hồn thành nhiệm vụ nêu trên, luận văn

được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, luận văn còn
kết hợp và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích và
tổng hợp, diễn dịch và qui nạp, lịch sử và logic.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những giá trị và hạn chế trong tư
tưởng biện chứng của Lão Tử. Qua đó giúp ta thấy được cái nhìn biện
chứng chất phác về thế giới, xã hội và con người thời cổ đại mà Lão tử là
một trong những đại diện tiêu biểu ở phương Đông. Đồng thời chỉ ra thực
chất, ảnh hưởng của tư tưởng đó trong lịch sử.
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối
với sinh viên và những ai quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu về tư tưởng biện
chứng của Lão tử.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm có hai chương và bốn tiết.


13

Chương 1
TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC LÃO TỬ
VÀ THÂN THẾ, TÁC PHẨM CỦA ƠNG
1.1. TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC LÃO TỬ
Mọi tư tưởng, học thuyết đều nảy sinh từ hiện thực cuộc sống và phản
ánh một cách năng động, sáng tạo lịch sử xã hội trong từng giai đoạn. Triết
học cũng vậy, nó khơng phải từ trên trời rơi xuống mà là tinh hoa, sản
phẩm của thời đại mình như Karl.Marx từng nói: “Mọi triết học chân chính

đều là tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại mình” [33, tr.157] và: “Các
triết gia khơng mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại
mình, của dân tộc mình, mà dịng sữa tinh tế nhất, q giá và vơ hình được
tập trung lại trong những tư tưởng triết học” [33; tr.156]. Vì thế mà các tư
tưởng triết học cũng như các triết gia luôn chịu sự qui định trực tiếp bởi
những điều kiện lịch sử xã hội của thời đại mình.
1.1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH TRIẾT
HỌC LÃO TỬ
1.1.1.1. Điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa thời Xuân Thu – Chiến
Quốc
Về kinh tế: Trong những tiền đề tác động đến sự hình thành tư tưởng
triết học của Lão tử thì kinh tế là yếu tố quan trọng và giữ vai trò quyết
định.
Thời Xuân Thu (722 – 479 TCN), Đặc điểm kinh tế nổi bật nhất thời kì
này được đánh dấu bằng sự cải tiến công cụ lao động từ đồ đồng chuyển
sang đồ sắt, việc dùng bò kéo ngày càng trở nên phổ biến. Sách quốc ngữ
có viết: “Đồng thau để đúc kiêm kích, sắt để đúc quả cân…” [67, tr.31].
Phát minh mới về kĩ thuật và sử dụng đồ sắt đã đem lại những tiến bộ mới


14

trong việc cải tiến công cụ và kĩ thuật sản xuất nơng nghiệp. Diện tích đất
đai canh tác nhờ đó được mở rộng. Kỹ thuật trồng trọt cũng được cải tiến,
tạo điều kiện trong tăng năng suất nông nghiệp và lao động thặng dư tăng
lên.
Nhờ việc sử dụng công cụ bằng sắt ngày càng phổ biến và quan hệ
trao đổi sản phẩm lao động được mở rộng nên sự phân cơng trong sản xuất
thủ cơng nghiệp đã đạt tới trình độ chun nghiệp hơn. Chính sự chun
mơn nghề nghiệp đó khiến cho mỗi người có thể làm việc theo khả năng và

sở trường của họ. Sản xuất được mở rộng và chun mơn hóa thêm một
bước. Giữa những người thủ công nghiệp và các nơi đã thực hiện sự phân
công chuyên môn nhất định như Mặc tử đã viết: “Trăm nghề trong thiên hạ
như làm xe, làm bánh xe, chế đồ da, nung đồ gốm, luyện ngũ kim, làm
mộc… đều dùng kĩ thuật của mình để làm cái nghề mình biết” [42, tr.174].
Trên cơ sở của sự phát triển sản xuất thủ công nghiệp, thương nghiệp
cũng phát triển hơn, đã làm cho các chủng loại hàng hóa ngày càng đa
dạng, góp phần thúc đẩy nhu cầu trao đổi hàng hóa tăng lên nhanh chóng.
Và chính sự phát triển của thương nghiệp đã tạo ra trong cơ cấu giai cấp xã
hội một tầng lớp mới là thương nhân. Từ tầng lớp này dần dần xuất hiện
một loạt quí tộc mới với thế lực ngày càng mạnh, tìm cách leo lên giành
quyền lực với tầng lớp q tộc cũ.
Ngồi ra, sự phát triển của nền kinh tế thương nghiệp cũng góp phần
vào cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ ruộng đất cơng xã. Khắp nơi đều đề ra
yêu cầu xóa bỏ “chế độ tỉnh điền”.
Điều kiện kinh tế thay đổi, sự tồn tại của quan hệ tông pháp lúc bấy
giờ cản trở sự phát triển của từng lớp thương nhân mới xuất hiên. Thương
nhân bằng nghề nghiệp của mình, họ đã trở thành những những người giàu
có. Tuy nhiên vốn xuất thân từ nô lệ và “tiện nô” nên họ vẫn bị coi là


15

những người khơng có tự do, bị lệ thuộc vào người khác. Do đó, sự tồn tại
của quan hệ tơng pháp nhà Chu lúc này đã trở nên lỗi thời.
Thời chiến quốc, đã có bước phát triển mạnh về kinh tế, nghề luyện
sắt đã đạt tới trình độ khá cao. Phương pháp canh tác cũng có những tiến
bộ. Thương nghiệp và các trung tâm trao đổi hàng hóa hưng thịnh. Tuy
nhiên, chiến tranh tàn khốc trên qui mô lớn và liên tục giữa các chư hầu
làm cho đời sống nhân dân lao động càng cùng cực hơn như Mạnh Tử viết:

“Một cuộc chiến xảy ra vì tranh giành đất đai, làm cho người chết đầy
đồng. Một cuộc chiến xảy ra vì chiếm đoạt thành trì, làm cho người chết
đầy thành. Như vậy có thể nói là vì đất đai mà ăn thịt người” [17, tr.667].
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hóa và chiến tranh loạn lạc
xảy ra liên miên đã làm cho cơng xã nơng thơn hồn toàn tan rã. Chế độ
chiếm hữu tư nhân về ruộng đất đã trở thành quan hệ sở hữu thống trị.
Trong lòng xã hội đã xuất hiện những yếu tố của quan hệ sản xuất mới. Đó
là quan hệ địa chủ - tá điền, giữ vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ
sản xuất xã hội, hình thành nên chế độ phong kiến.
Sự phát triển kinh tế thời kì này đã tạo điều kiện cho sự giao lưu văn
hóa và yêu cầu thống nhất đất nước.
Về văn hóa, khoa hoc:
Cùng với thực tiễn lịch sử xã hội thì những tri thức khá phong phú về
văn hóa, khoa học của nhân dân Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến quốc
như thiên văn, địa lý, cơ học, y học, sinh vật học, văn học… đã góp phần
khơng chỉ thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển mà còn là tiền đề làm nảy
sinh tư tưởng triết học.
Về thiên văn học, vào thế kỉ thứ IV TCN, nhà thiên văn Trung Hoa là
Thạch Thân đã sáng tạo ra bảng tổng mục về các vì sao gồm 800 tinh tú.
Người Trung Quốc thời đó cũng đã biết sáng chế và sử dụng la bàn.


16

Về y học, vào thời chiến quốc, các nhà y học Trung Quốc đã biết giải
phẫu cơ thể người, biết các cơ quan nội tạng và hệ thống tuần hoàn.
Về toán học, ngay từ thời Chiến quốc, các nhà bác học Trung Hoa đã
biết trong một tam giác vng, bình phương của cạnh huyền bằng tổng
bình phương của hai cạnh góc vng. Họ cũng đã biết tính tốn diện tích
giữa các hình, biết các phép đo lường.

Về nơng học và sinh vật học, những điều ghi chép trong Kinh Thi, một
tuyển tập thi ca gồm 305 bài, được sáng tác trong thời gian khoảng 500
năm, từ thời Tây Chu đến thời Xuân Thu, là một trong những cuốn sách cổ
nhất Trung Quốc đã nói tới 200 lồi thảo mộc.
Về sử học, Xuân Thu là một trong những bộ biên niên sử vào hạng
xưa nhất thế gới, là bộ sách mà Khổng tử viết về chuyện nước Lỗ, từ đời
Lỗ Ẩn Công (khoảng 722 TCN) đến đời Lỗ Ai Công (khoảng 480 TCN),
kể về chuyện nhà Chu cùng các nước chư hầu khác.
1.1.1.2. Điều kiện chính trị - xã hội thời Xuân Thu – Chiến Quốc
Thời Xuân Thu có khoảng 242 năm mà đã xảy ra 483 cuộc chiến tranh
lớn nhỏ. Đầu thời Tây Chu có hàng ngàn nước, đến cuối thời Xuân Thu chỉ
còn hơn 100 nước: “Chiến tranh liên miên gây nên cảnh nhân dân chết
chóc, ly tán đau thương “đổi con ăn thịt, chẻ xương mà đun”… Các tướng
lĩnh chiến thắng được phong thêm đất, chiêu mộ thêm dân” [59, tr.300].
Chiến tranh cũng làm cho các công thất, chư hầu yếu đi. Trong đó có
những nước hùng mạnh nhất thời bấy giờ thay nhau làm bá chủ thiên hạ
như Tề, Tấn, Sở, Tống, Ngô, Việt, Tần.
Sự chinh phạt giữa các nước chư hầu làm cho mâu thuẫn trong giai
cấp thống trị ngày càng trở nên gay gắt và sự rối loạn trong xã hội ngày
càng tăng. Trong xã hội, cảnh tôi giết vua, con giết cha; anh em, vợ chồng
chia lìa thường xun xảy ra. Tình trạng đó, theo Khổng tử không phải xảy


17

ra một sớm một chiều, mà nó đã âm ỉ, mục rỗng từ lâu. Vì thế khi Tề Cảnh
Cơng và Khổng tử bàn về chính sự, Tề Cảnh Cơng đã cay đắng thừa nhận:
“Nếu vua chẳng trọn đạo vua, tôi chẳng trọn đạo tôi, cha chẳng trọn đạo
cha, con chẳng trọn đạo con, thì tuy có lúa gạo đó, ta có thể ăn được ư?”
[17, tr. 353].

Các lãnh chúa càng tăng cường bóc lột nhân dân lao động. Người dân
ngồi việc phải đi chiến trận thực hiện các cuộc chinh phạt của các tập
đồn q tộc, cịn phải chịu sưu thuế, phu phen, lao dịch nặng nề. Tất cả
những điều đó đều làm cho nhân dân sa vào cảnh tuyệt vọng. Nơng dân
cơng xã phải lìa xứ xa q, họ nguyền rủa số phận mình như Kinh Thi viết:
“Biết ta cũng sẽ như thế
Thì chẳng bằng là khơng sinh ra vậy” [57, tr.473].
Tất cả tình hình ấy đã đẩy mâu thuẫn xã hội thời Xuân Thu đến đỉnh
cao, đưa chế độ chiếm hữu nô lệ Trung Quốc lao nhanh đến bờ vực cáo
chung.
Thời Chiến Quốc: Đầu thời Chiến Quốc, những nước nhỏ bị diệt.
Trong các nước, địa chủ căn bản làm chủ; ở nhiều nước bồi thần, đại phu
cướp ngôi. Trên phạm vi toàn quốc, tuy nhà Chu vẫn tồn tại đến năm 249
TCN, nhưng trên thực tế đến thời Chiến Quốc nhà Chu khơng cịn hiệu lực.
Trong hàng ngũ bảy cường quốc - “thất hùng” thời chiến quốc - thì nước
Tần mới trội lên, trở thành một nước lớn ở phía tây Hàm Cốc quan, sáu
nước kia là Tề, Sở, n, Hàn, Triệu, Ngụy ở phía Đơng ải quan đó, nên
thường gọi là Sơn Đơng lục quốc.
Nếu mâu thuẫn chính trong thời Xuân Thu là giữa vua nhà Chu với
các chư hầu, q tộc, chủ nơ phản động thì qua thời Chiến Quốc, mâu thuẫn
chính là giữa các chư hầu, địa chủ tranh nhau quyền thay nhà Chu. Xu
hướng thống nhất Trung Quốc vừa phản ánh nguyện vọng hòa bình thống


18

nhất sau nhiều năm chiến tranh, vừa phản ánh tham vọng bá chủ của giai
cấp địa chủ hiếu thắng, vừa phản ánh những đòi hỏi của sự phát triển kinh
tế.
Cục diện xã hội Trung Quốc càng về cuối thời Chiến Quốc càng bi

thảm: “có nước bắt lính tới một phần năm dân số, ơng già bảy chục tuổi
cũng phải tịng quân, có nước thu thuế của dân tới hai phần ba h lợi mới
đủ ni qn đội. Trong khi đó, các chính khách, các nhà du thuyết bơn tẩu
khơng ngớt từ nước này sang nước khác, tấp nập trên đường, xe ngựa nối
nhau, tàn lọng chạm nhau, vàng bạc châu báu tuôn ra để mua chuộc nhau,
ly tán nhau, phản gián nhau” [29, tr.10].
Như vậy, thời Xuân Thu – Chiến Quốc là thời kì vơ cùng loạn lạc, trật
tự xã hội bị lung lay và đảo lộn. Ổn định trật tự và phát triển xã hội, đưa xã
hội Trung Hoa từ “vô đạo” trở thành “hữu đạo” là điều cần lý giải trong
học thuyết của tất cả các trường phái tư tưởng Trung Quốc cổ đại. Ngay
vào khoảng giữa cuối đời Chu đã xuất hiện bốn tập đoàn chủ yếu đại biểu
cho lực lượng giai cấp xã hội, mỗi tập đồn đều đề ra chủ trương của mình.
Thứ nhất, q tộc cũ xuất thân từ một tập đồn nào đó, chủ yếu là quí
tộc đã bị phá sản, mất hết địa vị chính trị và địa vị tài sản trước kia, ra sức
duy trì quyền lợi của bản thân họ, những quyền lợi đó dựa trên tàn dư của
mối quan hệ tông pháp kết hợp với chế độ nô lệ. Đại diện cho tư tưởng của
tầng lớp này là Nho gia.
Nho gia đại diện cho tiếng nói của giai cấp quí tộc cũ cho nên triết lý
“chính danh”, “nhân chính”, khơi phục, duy trì “trật tự đẳng cấp danh
phận” là để bảo vệ lợi ích của giai cấp quí tộc cũ, đặc biệt là bảo vệ chế độ
tông pháp nhà Chu.
Thứ hai, thị dân (tầng lớp tiểu tư hữu), chủ yếu là những người thủ
công nghiệp thời cổ đại bị hai tầng áp bức là bọn quí tộc và phú thương. Họ


19

ở trong tình hình chiến tranh liên miên xảy ra và ngày càng bị phá sản nên
đã bị đẩy vào một cuộc đời đói rét. Do đó, họ nổi lên chống lại sự lãng phí
của cải, phản đối chiến tranh. Họ mong ước sống một cuộc đời lao động,

hịa bình, chủ trương bình đẳng và “kiêm ái”. Đại diện cho tư tưởng của họ
là học thuyết triết học Mặc gia.
Thứ ba, quần chúng bị áp bức, nhất là người nông dân công xã bị phá
sản, mệt mỏi không chịu nổi chiến tranh liên miên và ách áp bức nặng nề,
thường xuyên ở trong sự đe dọa chết chóc hoặc sa vào cảnh nơ lệ. Giai cấp
đó chịu rất nhiều đau khổ vì sự bất cơng của xã hội nên họ đặt hy vọng vào
sự thắng lợi của “đạo trời” (đạo). Họ mơ ước trở lại đời sống chất phác của
thời Cơng Xã Ngun Thủy, vì trong Cơng Xã Ngun Thủy khơng có kẻ
áp bức, cũng khơng có người bị áp bức. Tư tưởng đó đã được phản ánh vào
học thuyết triết học Đạo gia.
Triết lý “tự nhiên nhân sinh” của Đạo gia có cơ sở hiện thực của nó.
Bởi tư tưởng của Đạo gia chính là tiếng nói của giai cấp do biến chuyển
thời cuộc mà mất hết địa vị, chỗ đứng trong xã hội, trở thành tầng lớp bình
dân – nông dân, cho nên họ trốn tránh hiện thực tìm vào tự nhiên “vơ vi”.
Thứ tư, cuối thời Chiến Quốc, tầng lớp chủ nơ và phú thương u cầu
xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất công xã, dựng lên chế độ tư hữu ruộng
đất và dựa vào vũ lực để thống trị toàn quốc. Đại biểu của họ là Pháp gia.
Pháp gia cho rằng pháp luật nhà nước là cơng cụ duy nhất có thể cứu vớt xã
hội ra khỏi sự hỗn loạn và nội chiến. Do đó phải sửa đổi pháp luật cho phù
hợp với thời thế. Pháp gia là tiếng nói đại diện cho tầng lớp quí tộc mới
đang lên, chống lại tàn dư của chế độ xã hội cũ và tư tưởng bảo thủ mà Nho
gia là đại diện.
Sống trong thời loạn lạc, thấy người ta càng cứu loạn thì càng loạn
thêm, cho nên Lão tử chủ trương đừng “hữu vi”, đừng làm trái tự nhiên, tức


20

phải “vơ vi”, do đó ơng trọng “vơ”. Cơng dụng của cái “vô” trong một xã
hội loạn lạc gần như đến cực điểm của thời Xuân Thu – Chiến Quốc, dĩ

nhiên phải có bậc thức giả đề xướng nó ra để giữ qn bình. Người đó
chính là Lão tử.
1.1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC LÃO TỬ
Lão tử đã tiếp thu Kinh Dịch mà xây dựng và phát triển nên hệ thống
triết học của mình.
Đọc phần Kinh của Kinh Dịch, đối chiếu với những chương bàn về
Đạo, Đức trong Đạo Đức kinh, ta thấy có nhiều dấu ấn từ những tư tưởng
do Chu Dịch đề xuất, hiện diện trong ngơn luận Lão tử.
Đạo từ hình thể đến ý nghĩa đều biểu thị “con đường”. Cùng với sự
phát triển của cuộc sống xã hội và ngôn ngữ, Đạo được mở rộng nghĩa, trừu
tượng khái quát hóa, trở thành một khái niệm quan trọng trong hoạt động tư
tưởng với những nghĩa như: đường lối (đúng đắn, chuẩn xác); qui luật, qui
tắc (tồn tại khách quan). Theo Lão tử, bên cạnh những nghĩa như: “bản
nguyên của thế giới muôn vật”, “là tổ tơng của mn vật” thì một ý nghĩa
quan trọng nữa của Đạo là “qui luật khách quan chi phối sự vận động, phát
triển, biến hóa của của Trời Đất, mn vật, mn sự của xã hội lồi người”.
Khn phép mà Đạo noi theo là “tự nhiên”. Tuân thủ Đạo, đó là bí quyết
thành cơng. Xa rời Đạo, vi phạm Đạo là chuốc lấy thảm bại.
Những ý tưởng độc đáo, xuất chúng đối với đương thời và hậu thế trên
đây của Lão tử dường như đã manh nha trong Kinh Dịch. Quẻ Thiên Trạch
Lý, lời hào Cửu Nhị viết: “Như đi trên đường bằng phẳng, cứ một mình giữ
vững đường chính là tốt” [26, tr.232]. “Con đường bằng phẳng” rộng lớn ở
đây là Đạo, “giữ vững đường chính” một cách chuẩn xác là “đắc đạo”.


21

Mối tương quan giữa tư duy biện chứng trong Đạo Đức kinh và học
thuyết biện chứng âm dương, chuyển hóa đối lập trong Kinh Dịch thì càng
rõ hơn.

Kinh Dịch hồn toàn được xây dựng trên quan niệm âm dương: “Nhất
âm nhất dương chi vi đạo” (Một âm, một dương gọi là đạo) [26, tr.451].
Sáu mươi bốn quẻ chỉ có hai vạch âm dương (đứt và liền) chồng lên nhau,
thay đổi cho nhau mà thành.
Dịch có nghĩa là biến dịch, thay đổi, là lịch trình tiến hóa trong vũ trụ.
Tuy nhiên, trong sự biến dịch vẫn còn những luật bất dịch như luật thịnh
đến tột bậc rồi phải suy. Âm Dương thay thế nhau được là do một luật bất
biến (luật thường) chi phối là thịnh cực tắc suy, vật cùng tắc biến, mà biến
là phản phục. Như trong quẻ càn (Dương) khi suy tới cùng, 6 hào dương bị
hào âm chiếm ngơi hết thì thành quẻ Khơn, nhưng tiếp theo quẻ Khôn là
quẻ Phục, một hào dương lại sinh. Khôn là âm thịnh cực, từ đó lại suy dần,
khi suy tới cùng, 6 hào âm bị 6 hào dương chiếm ngơi hết thì lại trở thành
quẻ Càn. Đó là luật phản phục: khơng có gì mà khơng trở lại (vơ vãng bất
phục: quẻ Thái), như hết bốn mùa rồi trở lại xuân, thủy triều rút rồi lại
dâng…
Ta cũng thấy được luật phản phục này là một trong những tư tưởng
nòng cốt trong triết học Lão tử: “Vật cực tắc phản” (Đạo Đức kinh, chương
36); “Đạo lớn là đi, đi là đi xa; đi xa là quay trở lại” (Đạo Đức kinh,
chương 25); “Trở lại là cái động của đạo” (Đạo Đức kinh, chương 40);
“Vạn vật phồn thịnh đều trở về căn nguyên của chúng” (Đạo Đức kinh,
chương 16)… Điều này cho thấy rõ hơn sự kế thừa và phát triển của Lão tử
đối với Chu dịch.


22

1.2. THÂN THẾ VÀ TÁC PHẨM CỦA LÃO TỬ
1.2.1. Thân thế của Lão tử
Lão Đam (còn gọi là Lão tử) (tương truyền khoảng thế kỷ VI – V
TCN), được coi là người sáng lập ra trường phái triết học Đạo gia, một

trong bốn trường phái triết học lớn thời Xuân Thu – Chiến quốc. “Cuộc đời
và sự nghiệp của ông được đời sau viết lại mang nhiều tính huyền thoại,
cho nên khó xác định được chính xác. Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, Lão tử
là người sống cùng thời với Khổng tử, ông người làng Khúc Nhân, hương
Lệ, huyện Khổ, nước Sở, họ Lý, tên Nhĩ, tự là Bá Dương. Đời thường gọi
ơng một cách kính trọng là Lão Đam. Ông là quan sử giữ sách của nhà
Chu. Ông là người đọc nhiều, hiểu rộng, đi nhiều nơi, song thích sống ẩn
dật” [6, tr.318].
Đa số các tài liệu đều cho rằng Lão tử có thể sống cùng thời với
Khổng tử và có dạy lễ cho Khổng tử. Quan điểm này chủ yếu dựa vào hai
thiên Khổng tử thế gia và Lão tử liệt truyện trong cuốn Sử ký của Tư Mã
Thiên, nói Khổng tử từng gặp Lão tử ở Chu để hỏi về Lễ. Tuy nhiên, lại có
tài liệu cho rằng Lão tử có thể sống sau Khổng tử hàng trăm năm, vào thời
Chiến Quốc như “Vũ đồng trong cuốn Đại cương triết học sử Trung Quốc,
dựa vào tư tưởng cuốn Đạo đức kinh đoán rằng Lão tử sinh trước Mặc tử
và Dương Chu. Cụ thể hơn, ông căn cứ vào niên đại các thế hệ con cháu
của Lão tử được Tư Mã Thiên chép trong Sử ký, tính ngược lên mà cho
rằng có lẽ Lão tử sinh khoảng năm 430 trước công nguyên” [3, tr.116].
Như vậy, Lão tử là người quân tử ở ẩn, nên thân thế của ông gây nhiều
tranh luận đối với các học giả xưa nay. Vì vậy, trong nghiên cứu cũng
khơng nên q chú trọng đến thân thế của Lão tử mà nên tập trung vào tác
phẩm Lão tử (Đạo Đức kinh) như quan điểm của học giả Phùng Hữu Lan
là: “chú trọng tác phẩm Lão tử hơn con người Lão tử, cho nên khi xét học


×