Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

De hsg90304

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.14 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM
<b>PHÒNG GD-ĐT QUẾ SƠN</b>


<b>KỲ THI HỌC HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN - NĂM HỌC 2003-2004</b>
<b>Môn : VĂN - TIẾNG VIỆT - LỚP 9</b>


<b>Thời gian : 150 phút ( </b><i><b>Không kể thời gian giao đề</b></i><b> )</b>
<b>VỊNG I</b>


<b>ĐỀ CHÍNH THỨC </b>
<b>Câu 1: ( 3.0 điểm )</b>


<i>Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác</i>
<i>riêng. Có chiếc lá tựa như mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như</i>
<i>cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc,</i>
<i>không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vịng trên khơng,</i>
<i>rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi</i>
<i>trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khối đùa bỡn, múa may với làn gió</i>
<i>thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại : cả một thời quá</i>
<i>khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn,</i>
<i>nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ...</i>


<b>( Khái Hưng)</b>
Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn trên.


<b>Câu 2 : ( 7.0 điểm )</b>


Bằng kiến thức đã học và đã đọc về thơ của Bà Huyện Thanh Quan, em hãy
làm sáng tỏ nhận định sau :


<i>“Thơ bà thể hiện lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên đất nước, tâm sự u</i>


<i>hoài trước thế sự đổi thay, bài nào cũng buồn thương da diết, cũng trang nhã và</i>
<i>rất điêu luyện.”</i>


<b>(Văn học lớp 9, tập 1, NXB Giáo Dục 2000)</b>


SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM
<b>PHÒNG GD-ĐT QUẾ SƠN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>KỲ THI HỌC HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN - NĂM HỌC 2003-2004</b>
<b>Môn : VĂN - TIẾNG VIỆT - LỚP 9</b>


<b>Thời gian : 150 phút ( </b><i><b>Không kể thời gian giao đề</b></i><b> )</b>
<b>VỊNG II</b>


<b>ĐỀ CHÍNH THỨC </b>
<b>Câu 1: ( 3.0 điểm )</b>


Viết lời bình ngắn (tối đa khơng q 20 dịng) về một đoạn thơ mà em yêu
thích trong bài <i><b>Đồng chí</b></i> của nhà thơ Chính Hữu


<b>Câu 2 : (7.0 điểm)</b>


<b>Hơi ấm ổ rơm</b>



<i>Nguyễn Duy</i>


Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tơi trong gió đêm ;


- Nhà mẹ hẹp nhưng cịn mê chỗ ngủ


Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm


Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm


Của những cọng rơm xơ xác gầy gị.
Hạt gạo ni hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.


<b>( Tư liệu văn học 7)</b>


<i><b>Hơi ấm ổ rơm</b></i> thuộc vào những bài thơ nhỏ, giản dị mà hàm ý sâu xa. Bài


thơ đã ghi được những xúc cảm, những suy nghĩ của nhân vật “tôi” đi công tác
trong đêm ghé vào ngủ nhờ nhà một người mẹ nghèo ven đồng chiêm.


Cảm nhận của em về bài thơ trên.
<b>KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỒN HUYỆN</b>


HƯỚNG DẪN CHẤM MƠN : VĂN - TIẾNG VIỆT 9


<b>VÒNG I</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Câu 1</b> : (3,0 đ)


Yêu cầu : Học sinh biết xác định thủ pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng để


phân tích hiệu quả thẩm mỹ của nó trong đoạn văn. Qua phân tích làm sáng rõ câu văn
chủ đề : “Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác
riêng”


- Nghệ thuật so sánh - nhân hoá trong từng câu văn : gợi hình ảnh
- Nghệ thuật ẩn dụ trong cả đoạn văn : tạo sự liên tưởng


* Tuỳ theo khả năng phân tích mà GV có thể định điểm cho học sinh sao cho phù hợp.
Câu 2 : (7,0 đ)


Đề dưa ra một nhận định bao quát về thơ Bà Huyện Thanh Quan. Học sinh cần
giải thích bao quát nhận định trước khi đi vào chứng minh. Những vấn đề cụ thể cần
chứng minh :


- Lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên đất nước.
- Tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay.


- Nỗi buồn thương da diết như là một khơng khí nghệ thuật rất riêng của thơ
BHTQ.


- Cách viết trang nhã điêu luyện.


Nếu được, bài viết cần thấy thêm ý1,2 đề cập đến nội dung và ý 3,4 thiên
về nhận xét nghệ thuật phong cách.


Bài viết phải thể hiện được kỹ năng phân tích thơ ( thuật, trích, bình), kỹ
năng chứng minh một vấn đề văn học.


Biểu điểm :



- 6-7 : Kiến thức phong phú, chứng minh đầy đủ các ý. Lưu lốt. Có ít nhất một
vài ý tưởng sắc sảo. Có ý thức viết câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Một vài sai sót
nhỏ về diễn đạt.


- 4-5 : Có kiến thức, chứng minh được các ý. Bài tương đối trơi chảy. Có những
sai sót nhỏ về diễn đạt.


- 2-3 : Hiểu vấn đề nhưng tư liệu và kiến thức cịn hạn chế. Chủ yếu trích dẫn bài
thơ Qua đèo ngang. Câu văn tạm được, diễn đạt được ý. Có đoạn vụng.


- 0-1 : + Sót ý, khơng thuộc thơ, diễn đạt tối nghĩa.


+ Chưa làm được gì hoặc sai phạm nghiêm trong về phương pháp, về quan
điểm.


<b>L</b>


<b> ư u ý : </b><i>Gv cần tơn trọng những bài có cách hiểu, cách làm, cách viết có ý thức </i>
<i>sáng tạo. Cho điểm lẻ đến 0.5 cho từng câu</i> .


<b>KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỒN HUYỆN</b>


HƯỚNG DẪN CHẤM MƠN : VĂN - TIẾNG VIỆT 9


<b>VÒNG II</b>


<b>Câu 1</b> : (3,0 đ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Học sinh tự chọn một đoạn thơ mà mình tâm đắc để bình. đoạn bình cần đáp ứng
các yêu cầu sau :



- Không lạc lõng với cảm hứng chung của toàn bài.


- Cảm nhận được cái hay, cái đẹp về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ chọn bình.
- Có ý thức viết câu văn có hình ảnh, cảm xúc.


- Tổ chức thành một đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ. Rõ ý.


* Tuỳ theo mức độ đạt được của đoạn văn mà giáo viên có thể định điểm sao cho phù
hợp. Chú ý đến những đoạn văn có ý tưởng và có chất văn.


Câu 2 : (7,0 đ)


1. Đề bài yêu cầu học sinh nêu cảm nhận của mình về một bài thơ mà các
em chỉ được đọc và tìm hiểu trong chương trình trong sách Tư liệu văn học 7. Tác
giả bài thơ, các em đã được biết đến khi học bài thơ <i><b>Tre Việt Nam </b></i>(không xa lạ).


2. Đây là một đề bài yêu cầu học sinh phải viết một bài văn hoàn chỉnh nên
nhất thiết phải có kiến thức văn học và có kỹ năng làm một bài văn nghị luận.


3. Về kiến thức :


+ Có kiến thức về tác giả Nguyễn Duy - Một trong những tên tuổi xuất hiện
trong thơ ca thời chống Mỹ cứu nước.


+ Có kiến thức để hiểu nội dung bài thơ : Những xúc cảm của nhân vật
“tôi” trong cái “thao thức” khi nằm trong ổ rơm, những suy nghĩ của nhân vật
“tơi” về tấm lịng u thương thơm thảo, ấm ấp, ngọt ngào của người mẹ nghèo,
của quê hương nghèo, đã nuôi dưỡng sự sống và tâm hồn con người mà không
phải ai cũng thấy hết được.



4. Về kỹ năng :


Có kỹ năng để phân tích những chi tiết, những hình ảnh, những từ ngữ có
giá trị biểu cảm trong bài thơ : Những chi tiết có tính tự sự giống như văn xuôi :
“tôi gõ cửa”, “bà mẹ đón tơi”, “mẹ chỉ phàn nàn”, “rồi mẹ ơm rơm lót ổ”,...;
những hình ảnh gợi cảm : “rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm” “ cọng rơm xơ xác
gầy gò “; những từ ngữ biểu cảm: “ bọc”, “thao thức”, “nồng nàn”, “mộc mạc” ;
biết diễn đạt những rung cảm của mình thành những câu văn, đoạn văn giàu hình
ảnh, giàu cảm xúc.


5. Bài viết cần có kết cấu rõ ràng. Có những nét riêng, sáng tạo trong cách cảm,
cách hiểu. Có được những đoạn bình hay. Văn gọn, súc tích , giàu hình ảnh, giàu cảm
xúc. Hạn chế lỗi diến đạt.


<b>Tiêu chuẩn cho điểm:</b>


Điểm 7: Bài viết đạt được những yêu cầu trên


Điểm 5-6 : Bài viết đạt tương đối đầy đủ các yêu cầu trên song khơng có được những
sáng tạo riêng. Mắc khơng q 8 lỗi diễn đạt.


Điểm 3-4 : Bài viết ở mức trung bình.


Điểm 1-2 : Bài viết cịn ở dạng nêu cảm nghĩ chung chung. Bố cục không rõ ràng. Văn
viết không rõ ý. Mắc lỗi diễn đạt nhiều.


Điểm 0 : Sai nghiêm trọng nội dung, phương pháp hoặc bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết vài
dòng chiếu lệ .


</div>


<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×