Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Gián án SKKN Âm Nhạc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.83 KB, 14 trang )

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I . LỜI MỞ ĐẦU
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan
bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Ở nhà trường THCS mục
tiêu của môn học âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản về
nghệ thuật âm nhạc, nhằm phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của HS, tạo nên
một trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, trình độ văn hóa phổ thông hay trình độ
học vấn phổ thông ở bậc THCS là do tất cả những hoạt động giáo dục và các môn
học tạo dựng nên, trong đó có cả “ Văn hóa âm nhạc” từ đó góp phần đào tạo có
chất lượng những lớp người có ích cho xã hội.
Chúng ta nên hiểu rằng: Môn Âm nhạc ở trường THCS không nhằm đào tạo
những người làm nghề Âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ hay ca sĩ…mà
mục đích chính là thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của
các em nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh, nhằm
xây dựng và phát triển năng lực cảm thụ Âm nhạc cho các em. Muốn làm được
diều đó nhất thiết các em phảI được tiếp cận với Âm nhạc đích thực, bản thân các
em phải là người trực tiếp tham gia ca hát, được nghe nhạc chứ không phải là được
nghe những bài học lí thuyết khô cứng xoay quanh những kí hiệu Âm nhạc đơn
thuần. Tuy nhiên Âm nhạc trong trường THCS với tư cách là một môn học riêng lẽ
song mục đích của nó nhằm trang bị cho các em những kiến thức kĩ năng giúp khơi
dậy sự say mê sáng tạo trong hoạt động Âm nhạc cũng như các hoạt động khác của
nhà trường.
Âm nhạc là một bộ môn năng khiếu giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui
vẻ hơn sau những giờ học căng thẳng từ đó phần nào thúc đẩy phong trào văn hóa
văn nghệ trong lớp, trong trường thích vui tươi lành mạnh song giảng dạy Âm
nhạc cho tất cả các đối tượng củng cần có phương pháp, nghệ thuật để truyền tải
được nội dung vì đa số học sinh có năng khiếu rất ít. Đổi mới phương pháp giáo
dục nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh; để thực hiện được điều này,
ngoài sự nghiên cứu về phương pháp tryền giảng, phương pháp tổ chức lớp học thì
giáo viên cần phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ các phần mềm hổ trợ


dạy học để ứng dụng. Công nghệ thông tin trong trường học được đẩy mạnh ứng
dụng trong nhiều năm qua và từng bước nâng cao chất lượng dạy học, góp phần
thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục.
Từ mục tiêu của bộ môn, mục tiêu của năm học này và sự tìm tòi nghiên cứu
của bản thân nên tôI chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Âm nhạc ở trường THCS”
1.Nhiệm vụ nghiên cứu.
Hệ thống lại một số phương pháp giảng dạy từng phân môn ở các khối 6 - 7
- 8 - 9 trong chương trình âm nhạc THCS từ đó để áp dụng công nghệ thông tin
vào từng phân môn cụ thể.
Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh
1
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS
Truyền tải được toàn bộ vấn đề đã nghiên cứu đến với đối tượng HS. Học
sinh phải lĩnh hội hết tất cả và say mê, hứng thú với bộ môn Âm nhạc.
2- Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc các tài liệu có liên quan về môn âm nhạc ở THCS.
- Dựa vào các phần mềm soạn nhạc .
- Dựa vào bộ SGK từ lớp 6 đến lớp 9 hiện nay.
- Trắc nghiệm đề tài trên tổng số học sinh khối 6 - 7 - 8 - 9 của học sinh trường
THCS Phổ Khánh
3- Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối 6 - 7 - 8 - 9 Trường THCS Phổ Khánh
4- Phạm vi nghiên cứu
- Những tài liệu liên quan đến phần mềm âm nhạc.
- Bộ sách giáo khoa môn âm nhạc THCS hiện nay.
- Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004-2007) môn âm nhạc.
- Tài liệu tập huấn giáo viên năm 2010
II . THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Thực trạng.

a. Về phía nhà trường.
Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học
nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu
chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học. Song thực tế hiện nay cho thấy rằng
bộ môn này chưa được quan tâm đầy đủ và nghiêm túc của các cấp các ngành.
Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc ở THCS thiếu thốn và nghèo
nàn, nhà trường chưa có phòng dạy âm nhạc riêng. Nhạc cụ, băng, đĩa nhạc kém
chất lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc còn thiếu
nhiều tuy đã được nghiên cứu và sản xuất nhưng chưa đủ đáp ứng cho dạy - học
âm nhạc, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự
tìm tài liệu, sưu tầm ĐDDH. trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có
những trang thiết bị hiện đại (video, đài đĩa, đèn chiếu ) để phục vụ cho việc dạy
và học.
b. Về phía học sinh.
Đối với HS Trường THCS Phổ Khánh đa phần các em là con em nông dân,
ngư dân và lao động tự do nên các em ít được quan tâm đến việc học tập. Vì vậy
với môn học âm nhạc cũng không ngoại lệ, HS ít được quan tâm, vì thế hiểu biết
về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Đa
phần HS bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, môn phụ của xã hội nhà trường.
Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh
2
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS
Các em phải tập trung cho các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào sao
nhãng việc học môn âm nhạc.
2. Kết quả của thực trạng trên.
Từ thực trạng trên bản thân đã tự tận dụng những thiết bị dạy học sẵn có,
đồng thời phải tự sáng tạo sưu tầm thêm như: Nhạc cụ gõ đơn giản, bảng phụ,
trang ảnh về nhạc sĩ và băng đĩa nhạc... Đặc biệt năm học này với mục tiêu là ứng
dụng công nghệ thông tin vào trường học nên BGH nhà trường đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi: Có phòng học bộ môn, sắm máy vi tính, đèn chiếu ... giúp bản thân

có điều kiện để tìm hiểu, nghiên cứu các phần mềm liên quan đến bộ môn để đưa
vào thực nghiệm trong giảng dạy và bước đầu đã thu được những kết quả nhất
định.
Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh
3
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong dạy học, thực hiện đổi mới
phương pháp giáo dục:
1. Ứng dụng CNTT trong dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp
giáo dục:
Trong những năm trở lại đây, ứng dụng CNTT trong dạy học được đẩy mạnh và
đã đạt được hiệu quả tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy nhất là một
giờ học có ứng dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức – luyện tâp kỹ năng của
giáo viên được cải thiện, học sinh dễ tiếp thu bài học và giờ học sinh động, lôi
cuốn các em vào bài học và chất lượng giờ học được nâng cao. Tất cả các môn học
đều có đặc thù khác nhau, vì vậy việc vận dụng các thiết bị công nghệ và phần
mềm tin học cũng khác nhau nhưng nhìn chung ứng dụng CNTT trong dạy học là
một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học và từng bước đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, không những đáp ứng nhu cầu
bộ môn mà còn dần dần tạo cho học sinh làm quen với phương pháp học tập hiện
đại, giáo viên cũng từng bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng
với yêu cầu công tác trong thời đại mới.
2. Vai trò của CNTT trong dạy học môn Âm nhạc ở bậc THCS:
Với bộ môn Âm nhạc, đây là một môn học năng khiếu, đặc thù của môn học là
dễ lôi cuốn học sinh với điều kiện giáo viên giảng dạy phải biết sáng tạo trong
phương pháp truyền giảng, luyện tập kỹ năng cho học sinh. Các phân môn trong bộ
môn âm nhạc đa số đều đỏi hỏi người học phải có năng khiếu và thực sự yêu thích.
Chính vì thế, việc tìm tòi, sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn
âm nhạc luôn là nhu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên.

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn âm nhạc là một sự đổi mới trong
phương pháp giảng dạy âm nhạc ở cấp THCS. Hiện nay, ngoài các thiết bị nghe –
nhìn rất phong phú và hiện đại; các phần mềm soạn nhạc, hoà âm cũng được phát
triển không ngừng. Việc nghiên cứu và ứng dụng một chức năng nhỏ trong các
phần mềm ấy đưa vào trong dạy hát hoặc tập đọc nhạc rất thuận tiện bởi tính năng
chung của các phần mềm này là rất dễ sử dụng, không đòi hỏi người dùng phải có
kiến thức chuyên sâu về máy tính, người sử dụng chỉ cần tiếp cận và khai thác một
vài lần là có thể sử dụng thành thạo. Bên cạnh đó, ngoài sự hỗ trợ của các thiết bị
nghe – nhìn, giáo viên có thể kết hợp các phần mềm này trong giáo án điện tử, đảm
bảo việc truyền giảng kiến thức và luyện tập kỹ năng cho học sinh sẽ được thực
hiện một cách linh động, giờ học hát cũng như giờ học tập đọc nhạc sẽ được thực
hiện một cách nhẹ nhàng nhưng không kém phần sinh động, học sinh sẽ cảm thấy
thích thú khi thực hành bộ môn và kết quả giờ học sẽ được nâng cao rõ rệt.
II. Một số phần mềm – thiết bị công nghệ được ứng dụng trong dạy học
môn âm nhạc:
Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh
4
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm dùng để soạn nhạc, hoà âm
phối khí. Các phần mềm đều có lĩnh vực ứng dụng nhất định và có tính chuyên biệt
khá rõ nét nhưng nhìn chung khi sử dụng đều có đặc điểm tương đối giống nhau từ
thao tác soạn, chữa giai điệu, hoà âm, ghi âm… nên việc sử dụng cũng khá dễ
dàng. Các phần mềm này đa số không đòi hỏi máy tính phải có cấu hình cao nên
việc phổ biến cũng thuận lợi. Đa số phần mềm soạn nhạc hiện nay đều chạy được
trên môi trường Windows (hệ điều hành phổ biến ở Việt Nam) nên việc cài đặt, sử
dụng rất thuận tiện.
Thiết bị dạy học môn âm nhạc cũng đơn giản và dễ tìm kiếm ngoài thị trường.
Một trong những thiết bị cần thiết nhất cho bộ môn là đàn phím, hiện nay đã được
trang bị và sử dụng hiệu quả. Kế đến là thiết bị nghe – nhìn và thiết bị giao tiếp
giữa đàn Organ với máy tính (MIDI Cable). Nếu soạn giảng bằng giáo án điện tử

thì các thiết bị trên đã được tích hợp trong hệ thống máy tính nên việc giảng dạy
tiết một học âm nhạc sẽ được thực hiện một cách đơn giản, không cầu kì trong việc
chuẩn bị thiết bị, phòng ốc.
1. Một số phần mềm ứng dụng trong dạy học Âm nhạc:
Trong những năm thực tế giảng dạy, ngoài việc sử dụng các trang thiết bị đã
được cấp, việc ứng dụng thêm các phần mềm kết hợp với các thiết bị công nghệ
khác đã tạo được không khí khác hẳn trong các tiết học âm nhạc và hiệu quả được
nâng cao, các phần mềm được khai thác và sử dụng là phần mềm ENCORE 4.5.5
(Soạn nhạc), phần mềm SOUNSD PORGE 7.0 (Cắt, dán, tăng giảm cao độ, tốc độ
đoạn nhạc hay bài hát) và Cụ thể phương pháp ứng dụng trong các phân môn như
sau:
a. Phần mềm ENCORE 4.5.5 (Soạn nhạc)
SƠ LƯỢC CHƯƠNG TRÌNH ENCORE 4.5.3
I. Cửa sổ chính :
Sau khi mở chương trình Encore sẽ cho cửa sổ chính như hình (H1.1).

H1.1
Trên cửa sổ chính dòng nhạc mặc nhiên được định sẵn:
Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×