Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Bài soạn Đôi điều về lương Giáo Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.06 KB, 1 trang )

“Lương giáo viên: Cận chuẩn… nghèo”
Đôi điều suy nghĩ từ bài “Lương giáo viên: Cận chuẩn… nghèo”: Cải tiến chế độ tiền
lương để đảm bảo công bằng
Nhiều người nói đội ngũ giáo viên được xếp vào loại cận nghèo. Điều này chỉ đúng với các
trường nhỏ, vùng sâu, vùng xa không dạy thêm được vì học sinh không có tiền học thêm và
đối với khu vực trung tâm là những giáo viên môn phụ. Chính vì vậy, việc cải tiến chế độ
tiền lương cho giáo viên và thi cử nhằm đảm bảo đời sống và sự công bằng đối với đội ngũ
thầy cô giáo là việc cần phải làm.
Sự khập khiễng về thu nhập của giáo viên hiện nay cũng cần được mổ xẻ nguyên nhân.
Hiện nay, nguồn thu nhập chính của của giáo viên trường công lập chủ yếu là tiền dạy
thêm, tạo sự chênh lệch khá lớn giữa các bộ môn và vùng miền. Có người mỗi tháng thu
nhập 60 – 70 triệu đồng, có người chỉ 1,5 – 3 triệu đồng.
Hô hào, cấm đoán không cho dạy thêm, học thêm là không hợp lý, và không thực hiện
được bởi nhu cầu của phụ huynh và học sinh cần học để đậu đại học. Không chỉ ở cấp 3
mà ngay từ khi học mẫu giáo, phụ huynh đã cho con đi học thêm để mong con sau này
phải vào đại học. Chính cách tổ chức thi cử như hiện nay là nguyên nhân dẫn đến chuyện
dạy thêm, học thêm.
Theo tôi, phải sớm thay đổi chế độ thi cử, bỏ thi tốt nghiệp phổ thông, chỉ tổ chức thi đại
học. Cách tổ chức thi hiện nay vừa tốn tiền, tốn sức, lại vừa lãng phí thời gian của người
học, tiền của xã hội.
Về chủ trương phổ cập giáo dục THPT, mọi người đều phải hoàn thành chương trình học
này. Do trình độ học sinh khác nhau nên bộ ra đề thi chung cho toàn quốc, có phân hóa để
học sinh trung bình yếu vẫn làm được bài.
Một kỳ thi quá tốn kém về tiền, về sức, phiền hà cho toàn xã hội mà chỉ rớt vài phần trăm,
vậy thi để làm gì? Buồn cười hơn là học sinh trường chuyên, học sinh giỏi cũng làm bài thi
như học sinh trung bình yếu. Khi đánh giá thi đua, cũng lại tính trường đậu 100%!
Chính việc áp đặt môn thi chưa hợp lý như hiện nay, với quá nhiều ngành thi khối A gồm
các môn toán, lý, hóa mà nhiều chuyên ngành lại chẳng học môn lý, hóa. Ví dụ ngành kinh
tế thi lý, hóa, trong khi kiến thức văn, sử, địa rất cần lại không tổ chức thi. Chính vì cách
thi cử hiện nay đã sinh ra sự học lệch và không công bằng trong đội ngũ giáo viên.
Việc dạy thêm, học thêm chỉ thực hiện ở các môn thi. Loại bỏ được nguyên nhân này thì


tự khắc sẽ loại bỏ được việc dạy thêm, học thêm. Việc dạy thêm học thêm như hiện nay
không những tạo nên sự không công bằng trong đội ngũ giáo viên mà còn gây nên tình
trạng ít người thi vào ngành sư phạm.
Những giáo viên dạy thêm bận chạy show kiếm tiền ắt không có thời gian để học tập nâng
cao tay nghề, ảnh hưởng đến sức khỏe và đến đạo đức cả thầy lẫn trò, giảm giá trị truyền
thống “tôn sư trọng đạo”.
PHẠM THÚY VĨNH, Hiệu trưởng Trường Ngô Thời Nhiệm TPHCM

×