Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong chủ đề động học động lực học (thuộc chương trình giáo dục phổ thông môn vật lí 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Vĩnh Đào

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG
CHỦ ĐỀ “ĐỘNG HỌC – ĐỘNG LỰC HỌC”
(THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ
THƠNG MƠN VẬT LÍ – 2018)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Vĩnh Đào

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG
CHỦ ĐỀ “ĐỘNG HỌC – ĐỘNG LỰC HỌC”
(THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ
THƠNG MƠN VẬT LÍ – 2018)

Chun ngành: Sư phạm Vật lí

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO THỊ SÔNG HƯƠNG



Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


LỜI CẢM ƠN
Từ những ngày bắt đầu đến khi hoàn thành khóa luận, đó là cả một q trình
học tập, làm việc nghiêm túc và là quá trình trưởng thành lên từng ngày của bản thân
em. Với sự động viên, giúp đỡ của q thầy cơ, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em rất nhiều
trong q trình hồn thành khóa luận. Vì vậy, cho phép em được bày tỏ biết ơn sâu sắc
đến:
Quý thầy, cô giảng viên khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ

-

Chí Minh đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và một hành trang vào nghề cho
em và các bạn sinh viên khác trong suốt q trình học tập tại trường.
Cơ TS. Cao Thị Sông Hương, giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ và giúp

-

đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Cơ đã truyền đạt tận tình những kinh
nghiệm, sự nhiệt huyết cùng lịng u nghề của mình. Những định hướng, những góp ý
và nhận xét của cơ thật sự rất q báu và giúp ích rất nhiều để em có thể hồn thành khóa
luận.
Ban giám hiệu trường THPT Tây Sơn (Bình Dương), q thầy cơ tổ Vật lí đã

-

tạo điều cho em được thực nghiệm sư phạm tại trường để có thể hồn thành khóa luận
tốt nghiệp.

Các em học sinh lớp 10A trường THPT Tây Sơn đã đồng hành và tham gia

-

nghiêm túc trong suốt 3 tuần thực nghiệm sư phạm để có thể hồn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn của mình đến gia đình, bạn bè đã ln đồng
hành, giúp đỡ, sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt q trình học tập và hồn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020
Sinh viên

Trần Thị Vĩnh Đào


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

ĐHSP

Đại học sư phạm

GV

Giáo viên

HĐTN


Hoạt động trải nghiệm

HS

Học sinh

NL

Năng lực

NXB

Nhà xuất bản

SGK

Sách giáo khoa

TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng


ThS

Thạc sĩ

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TS

Tiến sĩ


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Nội dung của hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp trong chương trình giáo
dục .................................................................................................................................... 7
Bảng 2. 1. Bảng nội dung và yêu cầu cần đạt trong chủ đề “Động học – Động lực học”15
Bảng 2. 2. Phiếu đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí cho hoạt động
“Xác định tốc độ đến trường trung bình của học sinh” ................................................ 78
Bảng 2. 3. Phiếu đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí cho hoạt động
“Đo chiều cao của lan can lớp học so với mặt đất” ..................................................... 79
Bảng 2. 4. Phiếu đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí cho hoạt động
“So sánh thời gian chạm đất giữa vật rơi tụ do và vật chuyển động ném ngang ở cùng
một độ cao” .................................................................................................................... 81
Bảng 2. 5. Phiếu đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí cho hoạt động
chế tạo mơ hình “Xe bong bóng” .................................................................................. 82

Bảng 2. 6. Phiếu đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí cho hoạt động
chế tạo mơ hình “Đồ chơi cân bằng” ............................................................................ 83
Bảng 2. 7. Phiếu đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí cho hoạt động
“Kiểm chứng định tính ba định luật Newton trong thực tế” ......................................... 84
Bảng 2. 8. Phiếu đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí cho hoạt động
chế tạo đồ chơi “Con sứa kì diệu” ................................................................................ 85
Bảng 2. 9. Phiếu đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí cho hoạt động
“Khảo sát khối lượng riêng của các loại nước mắm (dầu ăn, dầu gội,…) có sẵn trong
gia đình” ........................................................................................................................ 86
Bảng 2. 10. Phiếu đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí cho hoạt động
khảo sát “Ảo thuật giọt dầu trong ly nước” .................................................................. 87
Bảng 3. 1. Bảng điểm của các nhóm sau khi trải nghiệm “Chủ đề 1: Chuyển động của
vật” .............................................................................................................................. 119


Bảng 3. 2. Bảng điểm của các nhóm sau khi trải nghiệm “Chủ đề 3: Khối lượng riêng
của một số chất, áp suất chất lỏng”............................................................................. 119


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Sơ đồ chu trình học tập trải nghiệm Kolb .................................................... 10
Hình 1. 2. Chu trình học tập trải nghiệm ...................................................................... 11
Hình 2. 1. Sơ đồ nội dung kiến thức chính chủ đề “Động học – Động lực học”.......... 19
Hình 3. 1. Các nhóm thảo luận để đưa ra phương án thí nghiệm, GV lắng nghe và góp
ý ...................................................................................................................................... 92
Hình 3. 2. Nhóm 2 trình bày giải pháp để xác định chiều cao lan can lớp học so với mặt
đất ................................................................................................................................... 94
Hình 3. 3. Nhóm 3 góp ý phần trình bày của nhóm 2 về giải pháp xác định chiều cao lan
can của lớp học so với mặt đất ...................................................................................... 94
Hình 3. 4. Nhóm 1 trình bày giải pháp so sánh thời gian chạm đất của vật rơi tự do và

vật ném ngang ở cùng một độ cao ................................................................................. 96
Hình 3. 5. Nhóm 1 đang thực hiện thí nghiệm xác định chiều cao lan can của lớp học so
với mặt đất ...................................................................................................................... 97
Hình 3. 6. Nhóm 3 đang thực hiện thí nghiệm xác định chiều cao lan can lớp học so với
mặt đất ............................................................................................................................ 97
Hình 3. 7. Nhóm 3 đang thực hiện thí nghiệm so sánh thời gian chạm đất của vật rơi tự
do và vật ném ngang ở cùng một độ cao ........................................................................ 98
Hình 3. 8. Nhóm 2 đang thực hiện thí nghiệm so sánh thời gian chạm đất của vật rơi tự
do và vật ném ngang ở cùng một độ cao. ....................................................................... 98
Hình 3. 9. Nhóm 1 đang báo cáo kết quả của hoạt động xác định tốc độ đến trường
trung bình của HS .......................................................................................................... 99
Hình 3. 10. Giáo viên đang giới thiệu chủ đề 2: “Ba định luật Newton và lực cơ học”
...................................................................................................................................... 101
Hình 3. 11. Nhóm 1 trình bày bảng thiết kế “Xe bong bóng” của nhóm .................... 102
Hình 3. 12. Bản vẽ thiết kế “Xe bong bóng” của nhóm 2 ........................................... 102
Hình 3. 13. Bản vẽ thiết kế “Xe bong bóng” của nhóm 1 ........................................... 103
Hình 3. 14. Các nhóm thảo luận phát thảo mơ hình “Đồ chơi cân bằng” ................. 103


Hình 3. 15. Nhóm 3 đang vẽ mơ hình “Đồ chơi cân bằng” ........................................ 104
Hình 3. 16. Các nhóm kiểm tra mơ hình “Xe bong bóng” để chuẩn bị báo cáo ........ 105
Hình 3. 17. Sản phẩm “Xe bong bóng” của ba nhóm ................................................. 106
Hình 3. 18. Sản phẩm “Đồ chơi cân bằng” của nhóm 3 ............................................ 107
Hình 3. 19. Nhóm 2 đang làm thí nghiệm kiểm chứng định tính ba định luật Newton
...................................................................................................................................... 108
Hình 3. 20. Nhóm 1 đang làm thí nghiệm kiểm chứng định tính ba định luật Newton
...................................................................................................................................... 109
Hình 3. 21. Nhóm 1 kiểm tra lại hoạt động của “Con sứa kì diệu” ........................... 113
Hình 3. 22. Nhóm 2 kiểm tra lại hoạt động của “Con sứa kì diệu” ........................... 113
Hình 3. 23. Nhóm 3 kiểm tra lại hoạt động của “Con sứa kì diệu” ........................... 113

Hình 3. 24. Nhóm 3 đang chuẩn bị thực hiện thí nghiệm giọt dầu trong ly ................ 115
Hình 3. 25. Nhóm 1 đang thực hiện thí nghiệm giọt dầu trong ly ............................... 116
Hình 3. 26. Nhóm 2 và nhóm 3 đang làm thí nghiệm giọt dầu trong ly ..................... 116
Hình 3. 27. Hình ảnh giọt dầu lơ lửng trong ly của nhóm 1 ....................................... 116
Hình 3. 28. Biểu đồ biểu diễn điểm số của các nhóm qua các chủ đề ....................... 120
Hình 3. 29. Nhóm 1 thảo luận cách xác định chiều cao lan can tầng lầu so với mặt đất
...................................................................................................................................... 122
Hình 3. 30. Nhóm 1 tiến hành TN so sánh thời gian chạm đất của vật rơi tự do và của
vật ném ngang ở cùng một độ cao ............................................................................... 122
Hình 3. 31. Nhóm 3 đang kiếm vật liệu làm “Xe bong bóng” .................................... 122
Hình 3. 32. Nhóm 1 đang tiến hành TN kiểm chứng định tính định luật III Newton .. 122
Hình 3. 33. Ba nhóm đang thi sản phẩm “Xe bong bóng” của nhóm mình................ 122
Hình 3. 34. Nhóm 3 đang thực hiện thí nghiệm “Ảo thuật giọt dầu lơ lửng trong ly nước”
...................................................................................................................................... 122


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài .............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 2

3.2.

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2


4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
6.1.

Phương pháp nghiên cứu lí luận ............................................................... 3

6.2.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................... 3

7. Cấu trúc của khóa luận ....................................................................................... 4
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................................................................... 5
1.1.

Hoạt động trải nghiệm ..................................................................................... 5

1.1.1.

Định nghĩa hoạt động trải nghiệm............................................................. 5

1.1.2.

Bản chất hoạt động trải nghiệm................................................................. 6

1.1.3.

Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm .......................................................... 6


1.1.4.

Nội dung của hoạt động trải nghiệm ......................................................... 6

1.1.5.

Phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ........................................... 9

1.2.

Chu trình học tập thông qua trải nghiệm .................................................... 10


1.2.1.

Vai trị của giáo viên trong việc học tập thơng qua trải nghiệm ............ 12

1.2.2.

Vai trò của học sinh trong việc học tập thông qua trải nghiệm ............. 12

1.3.

Phát triển thành phần năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí của học

sinh .......................................................................................................................... 12
1.3.1.

Khái niệm .................................................................................................. 12


1.3.2.

Biểu hiện năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh .. 13

KẾT LUẬN CHƯƠNG I ......................................................................................... 14
Chương II: THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG CHỦ
ĐỀ “ĐỘNG HỌC – ĐỘNG LỰC HỌC” TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THƠNG - 2018 .................................................................................................... 15
2.1.

Nội dung kiến thức và yêu cầu cần đạt của chủ đề “Động học – Động lực

học” .......................................................................................................................... 15
2.2.

Xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm chủ đề “Động học – Động lực

học” .......................................................................................................................... 18
2.3.

Cấu trúc của chủ đề hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí............... 19

2.4.

Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề “Động học –

Động lực học” ............................................................................................................ 21
2.4.1.

Chủ đề 1: Chuyển động của vật ............................................................... 21


2.4.2.

Chủ đề 2: Ba định luật Newton và lực cơ học ......................................... 40

2.4.3.

Chủ đề 3: Khối lượng riêng của một số chất, áp suất chất lỏng ............ 59

2.5.

Cơng cụ đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí ............... 78

KẾT LUẬN CHƯƠNG II ....................................................................................... 89
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 90
3.1.

Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................... 90

3.2.

Đối tượng thực nghiệm sư phạm ................................................................... 90


3.3.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................. 90

3.4.


Những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi tiến hành thực nghiệm sư phạm
.......................................................................................................................... 90

3.4.1.

Thuận lợi ................................................................................................... 90

3.4.2.

Khó khăn ................................................................................................... 90

3.5.

Kế hoạch thực nghiệm sư phạm .................................................................... 91

3.6.

Phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm ................................................... 91

3.6.1.

Chuẩn bị .................................................................................................... 91

3.6.2.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm ................................................................ 92

3.6.3.

Đánh giá kết quả thực nghiệm (Đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới


góc độ vật lí cho học sinh) .................................................................................... 117
Một số hình ảnh thực nghiệm sư phạm ................................................................ 122
KẾT LUẬN CHƯƠNG III..................................................................................... 123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 125
Phụ lục các mẫu phiếu học tập.................................................................................. 126


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việc học vật lí là một q trình khơng thể tách rời giữa lí thuyết và thực tiễn,
nghĩa là người học phải hiểu được mối liên hệ giữa các khái niệm cơ bản, và biết được
chúng sẽ áp dụng như thế nào vào cuộc sống. Điều đó đồng nghĩa, dạy học vật lí
khơng đơn thuần là GV cung cấp cho người học các kiến thức vật lí mà cần phát triển
ở HS các NL như: giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác. Để phát triển
NL của HS, nhà trường và GV phải tạo ra môi trường học tập tự chủ tích cực, trong
đó chú trọng tổ chức các nhiệm vụ học tập chứa đựng những tình huống khó khăn để
người học tự tìm tịi và xây dựng kiến thức thông qua “kinh nghiệm” và “tư duy”,
thông qua “trải nghiệm” của chính bản thân [12], [13].
Trong chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể - 2018 hoạt động trải nghiệm
là một hoạt động bắt buộc trong kế hoạch giáo dục của các cấp học [1].
Ở một số nước, HĐTN thường được xem là hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm
thực hiện mục tiêu chủ yếu là phát triển phẩm chất trong khi mục tiêu chủ yếu của
dạy học trên lớp là phát triển trí tuệ. Đây cũng là hoạt động giáo dục được nhiều nước
phát triển quan tâm, nhất là các nước xây dựng chương trình giáo dục theo hướng phát
triển năng lực như Hà Lan, Anh, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Ở nước ta, trong những
năm gần đây, hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông ngày càng được chú trọng,
tạo tiền đề cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thơng mới - 2018. Trong
Chương trình giáo dục phổ thơng - 2018, hoạt động trải nghiệm chính thức đưa vào

kế hoạch giáo dục của tất cả các trường phổ thông.
Các kiến thức trong chủ đề “Động học – động lực học” có nhiều ứng dụng
trong thực tiễn, gần gũi với đời sống của người học, do đó có nhiều cơ hội để thiết kế
HĐTN cho HS nhằm đem lại sự hứng thú, tăng cường tích cực trong học tập, giúp
học sinh có cái nhìn trực quan hơn về kiến thức vật lí và thấy được ý nghĩa của kiến
1


thức đối với đời sống thực tiễn. Đây là một hình thức giáo dục định hướng năng lực
và định hướng thực tiễn, trên cơ sở trải nghiệm của chính bản thân, học sinh hình
thành các năng lực và phẩm chất cần thiết. Với ý tưởng trên chúng tôi chọn thực hiện
đề tài khóa luận tốt nghiệp là: “Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong chủ đề “Động
học – Động lực học” (Thuộc chương trình giáo dục phổ thơng mơn Vật lí - 2018)”.
2. Mục đích của đề tài
Thiết kế được một số HĐTN trong dạy học chủ đề “Động học – Động lực học”
thuộc chương trình giáo dục phổ thơng mơn Vật lí - 2018 nhằm phát triển năng lực tìm
hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của HS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động học tập thông qua trải nghiệm của HS trong trường THPT.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động dạy học chủ đề “Động học – Động lực học” trong chương trình giáo dục
phổ thơng mơn Vật lí - 2018.
4. Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế và tổ chức HĐTN trong dạy học chủ đề “Động học – Động lực học”
thuộc chương trình giáo dục phổ thơng mơn Vật lí - 2018 thì sẽ phát triển năng lực tìm
hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của HS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:
+ Cơ sở lí luận và thực tiễn của HĐTN ở trường phổ thông.
+ Nội dung kiến thức chủ đề “Động học – Động lực học” (Thuộc chương trình
giáo dục phổ thơng mơn Vật lí – 2018) và các kiến thức khoa học thuộc các
lĩnh vực có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Vật lí - 2018.

2


-

Xây dựng ý tưởng về các sản phẩm HS có thể tạo ra trong HĐTN, xây dựng quy
trình gia cơng các sản phẩm, xác định các dụng cụ, vật liệu cần thiết để tạo ra các
sản phẩm tương ứng.

-

Thiết kế tiến trình tổ chức các HĐTN trong chủ đề “Động học – Động lực học”
(Thuộc chương trình giáo dục phổ thơng mơn Vật lí – 2018):
+ Thiết kế tiến trình dạy học cho các HĐTN thành phần.
+ Xây dựng hệ thống các cơng cụ dạy học như các thí nghiệm, video, tranh ảnh,
phiếu học tập,…
+ Xây dựng các bảng kiểm đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới

góc độ vật lí của HS trong HĐTN.

-

TNSP tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm đã thiết kế tại trường THPT.

-

Đánh giá kết quả thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài và rút
ra kết luận.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.
-

Phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu cơ sở lí luận về HĐTN trong chương trình giáo dục phổ thông môn –
2018.

-

Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, lý luận dạy học phổ thơng, các thông tư, quyết
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới giáo dục, các bài báo tạp chí có liên
quan,…

-

Nghiên cứu mục tiêu chương trình giáo dục phổ thơng - 2018, mục tiêu của chương
trình giáo dục phổ thơng mơn Vật lí - 2018, các u cầu cần đạt trong nội dung

“Động học – Động lực học” thuộc chương trình mơn Vật lí - 2018.

-

Nghiên cứu các kiến thức liên quan đến nội dung chủ đề “Động học – Động lực học”
và các ứng dụng của nó trong thực tiễn.
6.2.

-

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành dạy thực nghiệm ở trường phổ thơng theo quy trình, phương pháp và tổ
chức tiến trình dạy học đã đề xuất.

3


-

Phân tích kết quả thu được trong q trình TNSP, từ đó rút ra kết luận của đề tài, đối
chiếu với giả thuyết khoa học đã đề xuất.

7. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:
-

Chương I: Cơ sở lí luận về thiết kế hoạt động trải nghiệm ở trường trung
học phổ thông


-

Chương II: Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề
“Động học – Động lực học” trong chương trình giáo dục phổ thơng - 2018

-

Chương III: Thực nghiệm sư phạm

4


Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1.

Hoạt động trải nghiệm

1.1.1.

Định nghĩa hoạt động trải nghiệm
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Trải nghiệm là sự trải qua, kinh qua một hoàn cảnh,

mơi trường, điều kiện nào đó để suy ngẫm, suy xét hay chứng thực một điều gì đó” [6].
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, theo nghĩa chung nhất, trải nghiệm là bất kì
một trạng thái nào trong đời sống tâm lí chứa đựng xúc cảm của chủ thể thơng qua việc
cảm nhận, trải qua, đọng lại cùng với tri thức, ý thức,… Ở khía cạnh tâm lí học, nó là
những tín hiệu nội tại của chủ thể. Thơng qua đó, chủ thể tiếp nhận các sự việc, sự kiện
và đưa ra phản hồi mang màu sắc cá nhân từ ý tưởng đến hành vi [11].
Theo Lê Thị Thùy Linh, “Trải nghiệm chính là những tồn tại khách quan tác động

vào giác quan con người, tạo cảm giác, tri giác, biểu tượng, con người cảm thấy có tác
động nó và cảm nhận nó một cách rõ nét, để lại ấn tượng sâu đậm, rút ra bài học, vận
dụng vào thực tiễn đời sống, hình thành nên các thái độ, giá trị.” [7].
Theo Nguyễn Thị Liên, “Hoạt động trải nghiệm được coi là một không gian giáo
dục trong nhà trường phổ thơng, trong đó có sự tích hợp nội dung học tập trong nhà
trường từ các môn học gắn liền với kinh nghiệm của bản thân HS trong cuộc sống và NL
sở trường của HS trong từng lĩnh vực để thích nghi với cuộc sống thực đang diễn ra bên
trong và bên ngồi nhà trường” [8].
Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), “HĐTN là hoạt động giáo
dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp
cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy
động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được
giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội
phù hợp với lứa tuổi; thơng qua đó, chuyển hố những kinh nghiệm đã trải qua thành tri
thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng
5


thích ứng với cuộc sống, mơi trường và nghề nghiệp tương lai.” [2]. Như vậy, có thể
thấy rằng HĐTN nhấn mạnh q trình học tập trong đó người học tiếp cận thực tiễn, để
chuyển hóa những kinh nghiệm đã qua thành kiến thức, hiểu biết mới.
Bản chất hoạt động trải nghiệm

1.1.2.

Trong lí luận Giáo dục học đã khẳng định: “Bản chất của giáo dục là trải nghiệm”,
muốn giáo dục nhân cách của học sinh phải tổ chức hoạt động giáo dục, khơng thể bằng
con đường lí thuyết sng [8].
Theo Nguyễn Thị Liên: “Bản chất của hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo

dục, được tổ chức theo phương thức tạo điều kiện tối đa để người học tham gia trực tiếp
vào các hoạt động và mối quan hệ xã hội. Việc tổ chức các HĐTN là làm theo đúng bản
chất của q trình giáo dục, nghĩa là thơng qua các hoạt động và bằng hoạt động” [8].
Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm

1.1.3.

Xuất phát từ mục tiêu, chiến lược đào tạo con người và yêu cầu đổi mới phương
pháp, HĐTN đã đề ra ba mục tiêu:
-

Hình thành và phát triển NL thích ứng với cuộc sống.

-

Hình thành NL thiết kế và tổ chức hoạt động.

-

Hình thành NL định hướng nghề nghiệp thông qua các chủ đề hoạt động gắn
với nội dung cụ thể về bản thân, quê hương, đất nước, con người.

HĐTN giúp HS có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển
đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người,
có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho HS tình yêu đối với quê hương
đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc để giữ gìn và phát triển các giá trị tốt
đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập [2]. Trong dạy học Vật lí,
HĐTN giúp HS tiếp cận với những biểu hiện của các khái niệm, các hiện tượng Vật lí
trong đời sống thực tiễn xung quanh các em, từ đó giúp HS hiểu được ý nghĩa của kiến
thức, đồng thời hình thành và phát triển các phẩm chất và NL. Đặc biệt là thành phần

NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.
1.1.4.

Nội dung của hoạt động trải nghiệm
6


1.1.4.1. Nội dung của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục
Theo chương trình Giáo dục phổ thơng – Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải
nghiệm định hướng, hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), nội dung của
hoạt động trải nghiệm sau [2]:
Bảng 1. 1. Nội dung của hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp trong chương trình
giáo dục
Mạch nội dung
hoạt động

Hoạt động

Nội dung hoạt động

Hoạt động hướng Hoạt động khám phá Tìm hiểu hình ảnh và tính cách của bản
vào bản thân

bản thân

thân.
Tìm hiểu khả năng của bản thân.

Hoạt động rèn luyện Rèn luyện nề nếp, thói quen tự phục vụ và
bản thân


ý thức trách nhiệm trong cuộc sống.
Rèn luyện các kĩ năng thích ứng với cuộc
sống.

Hoạt động hướng Hoạt động chăm sóc Quan tâm, chăm sóc người thân và các
đến xã hội

gia đình

quan hệ trong gia đình.
Tham gia vào cơng việc của gia đình.

Hoạt động xây dựng Xây dựng và phát triển quan hệ với bạn bè
nhà trường

và thầy cô.
Tham gia xây dựng và phát huy truyền
thống của nhà trường và của tổ chức Đoàn,
Đội.

Hoạt động xây dựng Xây dựng và phát triển quan hệ với mọi
cộng đồng

người.
Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động
giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị,
đạo đức, pháp luật.
7



Hoạt động hướng Hoạt động tìm hiểu Khám phá vẻ đẹp, ý nghĩa của cảnh quan
đến tự nhiên

và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
thiên nhiên

Tham gia bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

Hoạt động tìm hiểu Tìm hiểu thực trạng mơi trường.
và bảo vệ môi trường Tham gia bảo vệ môi trường.
Hoạt động hướng Hoạt động tìm hiểu Tìm hiểu ý nghĩa, đặc điểm và yêu cầu của
nghiệp

nghề nghiệp

nghề.
Tìm hiểu yêu cầu về an tồn và sức khỏe
nghề nghiệp.
Tìm hiểu thị trường lao động.

Hoạt động rèn luyện Tự đánh giá sự phù hợp với định hướng
phẩm chất, năng lực nghề nghiệp.
phù hợp với định Rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp
hướng nghề nghiệp

với định hướng nghề nghiệp.

Hoạt động lựa chọn Tìm hiểu hệ thống trường trung cấp, cao
hướng nghề nghiệp đẳng, đại học và các cơ sở giáo dục nghề

và lập kế hoạch học nghiệp khác của địa phương, trung ương.
tập theo định hướng Tham vấn ý kiến của thầy cô, người thân và
chuyên gia về định hướng nghề nghiệp.

nghề nghiệp

Lựa chọn cơ sở đào tạo trong tương lai và
lập kế hoạch học tập phù hợp với định
hướng nghề nghiệp.
1.1.4.2. Nội dung của hoạt động trải nghiệm trong môn Vật lí
Nội dung hoạt động trải nghiệm trong vật lí có thể thực hiện ở một số nội dung
sau:
-

Tìm hiểu thêm các kiến thức về vật lí và kĩ thuật.

-

Tìm hiểu những ứng dụng của vật lí trong đời sống như: kĩ thuật điện, kĩ thuật vô
tuyến điện, các ứng dụng sóng siêu âm,…
8


-

Thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm vật lí; các mơ hình, vật thật
đáp ứng nhu cầu của đời sống và sản xuất.

-


Thực hành quy trình nghiên cứu tìm tịi, xây dựng các kiến thức khoa học.
Để lựa chọn nội dung tổ chức HĐTN vật lí phù hợp thì GV cần căn cứ vào nội

dung kiến thức mà HS đã học và tầm quan trọng, ứng dụng của nội dung trong thực tế
đời sống và trong kĩ thuật cũng như mục tiêu dạy học cần đạt được cho HS.
1.1.5.

Phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm [2]
Theo chương trình Giáo dục phổ thơng – Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải

nghiệm định hướng, hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo - 2018, một số phương
thức tổ chức chủ yếu sau:
-

Phương thức Khám phá: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS trải

nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp HS khám phá những điều
mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ mơi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc
tích cực và tình yêu quê hương đất nước. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các
hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác.
-

Phương thức Thể nghiệm, tương tác: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho

HS giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội
thi, trò chơi và các phương thức tương tự khác.
-

Phương thức Cống hiến: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS mang lại


những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thơng qua các
hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động cơng ích, tun truyền và các phương thức
tương tự khác.
-

Phương thức Nghiên cứu: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS tham

gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế,
qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhóm hình thức
tổ chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo
công nghệ, nghệ thuật và các phương thức tương tự khác.

9


Trong phạm vi khóa luận này, đề tài dựa trên “phương thức Nghiên cứu” để thiết
kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS trong dạy học kiến thức trong chủ đề “Động
học – Động lực học” trong chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Vật lí - 2018 nhằm
phát triển thành phần năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí cho HS.
1.2.

Chu trình học tập thông qua trải nghiệm
Học tập thông qua trải nghiệm được nhiều nghiên cứu nhấn mạnh như là một cách

thức vận hành q trình thực học của HS. Lí thuyết học tập thông qua trải nghiệm xác
định việc học là q trình trong đó kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh
nghiệm. Kiến thức là kết quả của sự kết hợp giữa thông hiểu và chuyển đổi kinh nghiệm,
học qua làm. Kolb (1984) đã đề xuất chu trình học tập thơng qua trải nghiệm gồm 4 giai
đoạn [10], [11]:


Hình 1. 1. Sơ đồ chu trình học tập trải nghiệm Kolb
(1) Kinh nghiệm cụ thể: Người học (cá nhân hoặc nhóm) tham gia vào các hoạt
động thực tiễn (thí nghiệm, thực hành) từ đó có được kinh nghiệm giải quyết vấn đề.
Kinh nghiệm mang tính chủ quan và liên quan đến tình cảm cá nhân.

10


(2) Suy ngẫm và phản ánh: Người học suy xét lại những gì đã trải nghiệm thơng
qua hồi tưởng hoặc xem lại hồ sơ học tập, thảo luận, bày tỏ quan điểm và hiểu biết của
bản thân về kinh nghiệm thu được.
(3) Khái niệm trừu tượng: Người học tiến hành mơ hình hóa, lí thuyết hóa các
kinh nghiệm đã thu được từ trải nghiệm dựa trên sự suy xét, từ đó rút ra các kết luận
hoặc xây dựng các giả thuyết.
(4) Thử nghiệm tích cực: Người học lập kế hoạch để kiểm chứng các mơ hình, lí
thuyết hoặc kế hoạch thực hiện những trải nghiệm tiếp theo. Đây là bước cuối cùng để
người học xác nhận hoặc phủ nhận các khái niệm từ bước trước:

Hình 1. 2. Chu trình học tập trải nghiệm
Điểm cốt lõi trong lí thuyết HĐTN của Kolb là người học có sự đối chiếu qua
lại trong tư duy, hướng đến các kinh nghiệm của mình, phân tích, khái qt hóa chúng
thành các khái niệm; sau đó các khái niệm này được áp dụng và kiểm nghiệm trong thực
tế,… Từ đó, lại xuất hiện các kinh nghiệm mới, chúng lại trở thành đầu vào cho vòng
học tập tiếp theo, cho tới khi nào việc học đạt được mục tiêu đề ra. Nói cách khác, HĐTN
11


là sự hình thành các kinh nghiệm mới bằng sự tương tác giữa kinh nghiệm đã có với
những hiểu biết rời rạc thu được hiện tại, nhờ sự phản ánh của chủ thể trong hành động,
theo một chu trình khép kín [5].

1.2.1.

Vai trị của giáo viên trong việc học tập thông qua trải nghiệm [4]
Học tập thông qua trải nghiệm định hướng cho người học chủ động chiếm lĩnh

kiến thức thơng qua tìm tịi khám phá, giải quyết vấn đề. GV đóng vai trị là người tổ
chức, định hướng, khuyến khích q trình học tập. Để thực hiện tốt vai trị đó GV cần:
-

Tạo bầu khơng khí học tập thân thiện, an tồn và tích cực.

-

Tổ chức các kinh nghiệm và các vấn đề một cách phù hợp. Chú ý đến các
quan niệm và phán đoán của người học.

-

Cho phép HS tự do thực hiện các thí nghiệm/trải nghiệm để HS có thể khám
phá mọi giải pháp. Cho phép HS mắc sai lầm và học qua sai lầm.

-

Chia sẻ những cảm nhận và suy nghĩ của mình với HS nhưng không áp đặt,
thống trị. Điều này cho phép HS suy ngẫm và ra quyết định.

1.2.2.

Vai trò của học sinh trong việc học tập thơng qua trải nghiệm [4]
Chu trình học tập thông qua trải nghiệm tạo môi trường thuận lợi cho người học


tự chủ trong mọi hoạt động nhận thức và trở thành chủ thể tích cực của q trình học tập
thông qua việc vận hành thường xuyên các hoạt động sau:
-

Đặt câu hỏi, đề xuất giả thuyết, điều tra, thử nghiệm, khám phá kiến thức.

-

Trải nghiệm sự thành công và thất bại, tích lũy kinh nghiệm học tập và làm
việc, vận dụng kiến thức và kỹ năng đã lĩnh hội vào thực tiễn.

-

Khám phá các giá trị và năng lực của bản thân, nhất là năng lực tự học và
năng lực giải quyết vấn đề.
Phát triển thành phần năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí của

1.3.
học sinh
1.3.1.

Khái niệm
Trong chương trình mơn Vật lí - 2018, thành phần NL tìm hiểu thế giới tự nhiên

dưới góc độ vật lí được hiểu là: Tìm hiểu được một số hiện tượng, q trình vật lí đơn
12


giản, gần gũi trong đời sống và thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng

cứ khoa học để kiểm tra các dự đốn, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận [3].
Với nội hàm trên, thành phần NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
có những biểu hiện cụ thể xác định.
1.3.2.

Biểu hiện năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh [3]
Các biểu hiện cụ thể là:

-

Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến

vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức, kinh nghiệm
đã có và dùng ngơn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.
-

Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được phán

đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.
-

Lập kế hoạch thực hiện: Xây được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn

được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu);
lập được kế hoạch triển khai, tìm hiểu.
-

Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được giữ liệu từ kết quả tổng quan, thực

nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các

tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra kết luận
và điều chỉnh khi cần thiết.
-

Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngơn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu

bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm
hiểu; hợp tác được các đối tác bằng thái độ tích cực và tơn trọng quan điểm, ý kiến đánh
giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết
quả tìm hiểu một cách thuyết phục.
-

Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định xử lí cho

vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên
cứu, hoặc vấn đề nghiên cứ tiếp.

13


 KẾT LUẬN CHƯƠNG I 
Trong chương I, chúng tôi trình bày về cơ sở lí luận của HĐTN theo Chương trình
Giáo dục phổ thơng 2018, cơ sở lí luận về NL tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí.
Đầu tiên, chúng tơi cung cấp những cái nhìn cơ bản về HĐTN theo chương trình
Giáo dục phổ thơng 2018 thông qua định nghĩa HĐTN, bản chất của HĐTN, mục đích
của HĐTN, nội dung của HĐTN và phương thức tổ chức HĐTN.
Tiếp đến, chúng tơi trình bày những cái nhìn cơ bản về chu trình học tập trải
nghiệm của Kolb và vai trò của GV và HS trong việc học tập thơng qua trải nghiệm.
Sau đó, chúng tơi trình bày về NL tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí thơng qua
định nghĩa năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí, biểu hiện tìm hiểu năng lực tự

nhiên dưới góc độ vật lí của HS và biện pháp phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới
góc độ vật lí của HS.
Sau khi nghiên cứu cơ sở lí luận, chúng tơi nhận thấy rằng: HS cần được tiếp xúc
với những phương pháp dạy học hiệu quả hơn, tích cực hơn, cho phép HS được tăng
cường trải nghiệm những kiến thức học được với thực tiễn, gắn với những ngành nghề
trong cuộc sống. HĐTN là một hình thức dạy học có thể vận dụng nhằm làm tăng hứng
thú của HS với nội dung mơn học Vật lí. Trong chương II của khóa luận, chúng tơi sẽ
trình bày chi tiết hơn về việc thiết kế HĐTN một số kiến thức trong dạy học chủ đề
“Động học – Động lực học” theo Chương trình Giáo dục phổ thơng - 2018.

14


×