Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Từ ngữ phiến định trong tiếng việt qua các hành vi ngôn ngữ (so sánh với tiếng anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Vƣơng Nguyên Nghi

TỪ NGỮ PHIẾM ĐỊNH TRONG TIẾNG VIỆT
QUA CÁC HÀNH VI NGÔN NGỮ
(SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Vƣơng Nguyên Nghi

TỪ NGỮ PHIẾM ĐỊNH TRONG TIẾNG VIỆT
QUA CÁC HÀNH VI NGÔN NGỮ
(SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số

: 8229020

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN


Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Vương Ngun Nghi


LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi đến GS.TS. Nguyễn Đức Dân lời cám ơn chân
thành nhất. Thầy đã định hướng, chỉ dạy, góp ý và chỉnh sửa rất tận tình để tơi
có thể hồn thành luận văn này. Thời gian vừa qua, ngồi kiến thức về chun
mơn, tơi cịn học được từ Thầy sự tâm huyết, cẩn thận và nghiêm túc trong
công việc nghiên cứu này. Đối với tôi, cơ hội học tập này là vô cùng quý báu.
Bởi lẽ, từ một độc giả âm thầm bấy lâu nay, tơi đã có thể trở thành học trị của
Thầy. Suốt qng thời gian là sinh viên, tơi đã tìm đọc rất nhiều sách, giáo
trình do Thầy biên soạn. Khi thực hiện các tiểu luận, niên luận cho đến khóa
luận tốt nghiệp, các bài báo khoa học do Thầy công bố, những luận văn, luận
án do Thầy hướng dẫn cũng là nguồn tài liệu tham khảo vơ cùng hữu ích với
tơi. Lúc ấy, dù chưa gặp Thầy nhưng qua những trang sách của Thầy, tôi học
thêm được rất nhiều điều lý thú. Mãi đến khi trở thành học viên cao học, tơi
mới có cơ hội được Thầy trực tiếp giảng dạy, gợi ý đề tài và nhận lời hướng
dẫn luận văn. Vì vậy, được gửi đến Thầy lời cám ơn đầy ý nghĩa này, bản
thân tôi cũng cảm thấy rất vinh dự và may mắn.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô ở Khoa Ngữ Văn,
Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh và các thầy cô thỉnh giảng

trong thời gian qua đã truyền đạt kiến thức lẫn kinh nghiệm nghiên cứu để tơi
có đủ năng lực thực hiện luận văn này. Tôi cũng không quên gửi lời cám ơn
đến các thầy cô ở Bộ môn Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ dạy cho tơi
những kiến thức cơ bản đầu tiên và khơi dậy trong tôi niềm u thích với bộ
mơn khoa học này.
Tơi xin cám ơn các thầy cơ ở Phịng Sau Đại học và Thư viện Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, hỗ trợ tơi trong
suốt q trình học tập vừa qua.


Ngồi ra, tơi cũng rất cám ơn tập thể lớp Cao học Ngôn ngữ học K29 và
bạn bè gần xa đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi thật nhiều.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến đại gia đình đã ln
tin u, ủng hộ và đồng hành với mọi quyết định của tôi. Cám ơn Ơng Ngoại,
các Dì và Cậu - những người ln dõi theo, lo lắng cho từng chặng đường học
tập của tôi. Cám ơn Ba Má đã hướng tôi đến với con đường học tập bằng tất
cả tình yêu thương và dành cho tôi những điều kiện học tập tốt nhất. Cám ơn
đứa em gái 11 tuổi ngày nào cũng hỏi han, nhắc nhở, hối thúc tơi sớm hồn
thành luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn tất cả.
Tác giả luận văn

Nguyễn Vương Nguyên Nghi


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn

Mục lục
Danh mục các kí hiệu
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. DẪN NHẬP ................................................................................... 7
1.1. Khái quát về từ ngữ phiếm định .............................................................. 7
1.1.1. Trong tiếng Việt........................................................................... 7
1.1.2. Trong tiếng Anh......................................................................... 17
1.2. Khái quát về lý thuyết hành vi ngôn ngữ .............................................. 26
1.2.1. Hành vi ngôn ngữ ...................................................................... 26
1.2.2. Phân loại hành vi tại lời ............................................................. 30
1.2.3. Động từ ngữ vi, câu ngữ vi, biểu thức ngữ vi ........................... 32
1.2.4. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp và hành vi tại lời phái sinh ........... 35
1.3. Tiểu kết .................................................................................................. 36
Chƣơng 2. CÁC PHƢƠNG THỨC TÁC ĐỘNG ĐẾN YẾU TỐ
PHIẾM ĐỊNH NHẰM THỰC HIỆN HÀNH VI NGÔN
NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT ................................................. 39
2.1. Phương thức đối chiếu yếu tố phiếm định............................................. 39
2.1.1. Thực hiện hành vi khẳng định ................................................... 42
2.1.2. Thực hiện hành vi phủ định ....................................................... 52
2.2. Phương thức phủ định yếu tố phiếm định ............................................. 54
2.2.1. Thực hiện hành vi phủ định ....................................................... 56
2.2.2. Thực hiện hành vi phủ định-bác bỏ ........................................... 66


2.3. Phương thức chất vấn-bác bỏ yếu tố phiếm định .................................. 70
2.3.1. Thực hiện hành vi chất vấn-bác bỏ............................................ 72
2.3.2. Thực hiện hành vi thanh minh ................................................... 80
2.3.3. Thực hiện hành vi từ chối .......................................................... 81

2.3.4. Thực hiện hành vi khẳng định ................................................... 82
2.4. Tiểu kết .................................................................................................. 84
Chƣơng 3. SO SÁNH CÁC CÂU CÓ PHƢƠNG THỨC TÁC ĐỘNG
ĐẾN YẾU TỐ PHIẾM ĐỊNH TRONG TIẾNG VIỆT
VỚI CÁC CÂU DỊCH TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG
TIẾNG ANH .............................................................................. 87
3.1. Khái niệm paraphrase ........................................................................... 87
3.2. Phương thức đối chiếu yếu tố phiếm định............................................. 89
3.2.1. Thực hiện hành vi khẳng định ................................................... 89
3.2.2. Thực hiện hành vi phủ định ....................................................... 99
3.3. Phương thức phủ định yếu tố phiếm định ........................................... 101
3.3.1. Thực hiện hành vi phủ định ..................................................... 101
3.3.2. Thực hiện hành vi phủ định-bác bỏ ......................................... 111
3.4. Phương thức chất vấn-bác bỏ yếu tố phiếm định ................................ 116
3.4.1. Thực hiện hành vi chất vấn-bác bỏ.......................................... 116
3.4.2. Thực hiện hành vi khẳng định ................................................. 126
3.5. Tiểu kết ................................................................................................ 132
KẾT LUẬN................................................................................................... 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 137


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU
STT

Đơn vị kí hiệu

Đơn vị tƣơng đƣơng

1.


Dấu /

hay, hoặc

2.

Dấu +

cộng với, kết hợp với

3.

Dấu 

có thể hiểu là, có thể suy ý thành là, có thể tái lập
thành là

4.

Dấu 

có giá trị tương đương với, được dịch là

5.

Dấu *

câu khơng chấp nhận được

6.


Dấu (X)

hình thức khơng có trong tiếng Anh

7.

Dấu […]

lược bỏ một số nội dung không liên quan, cần
thiết


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Đơn vị viết tắt

Đơn vị tƣơng đƣơng

1.

CĐN

Câu đồng nghĩa

2.

CTXMVĐTT


Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

3.

HVNN

Hành vi ngôn ngữ

4.

HVNNGT

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp

5.

HVTL

Hành vi tại lời

6.

HVTLGT

Hành vi tại lời gián tiếp

7.

LAW


Love after war

8.

NBCT

Nỗi buồn chiến tranh

9.

NXB

Nhà xuất bản

10.

TNPĐ

Từ ngữ phiếm định

11.

tr.

Trang

12.

TSOW


The sorrow of war

13.

TTC

Ticket to childhood

14.

TYSCT

Tình u sau chiến tranh

15.

VD

Ví dụ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.Thống kê số lượng các ví dụ đã khảo sát ...................................... 129


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trước đây, giới nghiên cứu Việt ngữ học thường gọi chung những từ
ngữ như: ai, gì, nào, đâu, sao, bao lâu, bao giờ, thế nào,… là những từ để hỏi.

Các tác giả Trần Trọng Kim - Bùi Kỷ - Phạm Duy Khiêm (1943), Phạm Tất
Đắc (1950),… gọi chúng là nghi vấn chỉ định tự và trạng tự chỉ sự nghi vấn.
Nguyễn Kim Thản (1964) đưa ra quan điểm gọi là đại từ nghi vấn hoặc đại từ
phiếm chỉ tùy vào việc những từ ngữ này có đứng trước từ cũng hay không.
Lê Văn Lý (1972) gọi chúng là tự ngữ nghi vấn. Cao Xuân Hạo (2005a) cho
rằng những đại từ nghi vấn này cịn có thể được gọi là đại từ chưa xác định.
Dư Ngọc Ngân (2002), Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung (2013b),… gọi
chung là đại từ nghi vấn hoặc phiếm chỉ. Ngữ pháp nhà trường hiện nay gọi là
từ nghi vấn.
Theo quan điểm của luận văn, chúng tôi thống nhất lựa chọn cách gọi
của tác giả Nguyễn Đức Dân (1985b), gọi các từ ngữ nêu trên là từ ngữ phiếm
định.
Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, có phải những từ ngữ này lúc nào cũng
được dùng với chức năng nghi vấn? Ngoài chức năng này, chúng cịn có thể
đảm nhiệm chức năng nào khác nữa hay khơng? Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề
này, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: Từ ngữ phiếm định trong tiếng Việt
qua các hành vi ngôn ngữ (so sánh với tiếng Anh).
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về từ ngữ phiếm định đã xuất hiện
trong nhiều sách giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh như: A Practical English
Grammar của hai tác giả A.J. Thomson và A.V. Martinet (1960), A
Vietnamese Reference Grammar của tác giả L.C. Thompson (1965), Practical
English Usage của tác giả M. Swan (1980), English Grammar in Use của tác
giả R. Murphy (1985), Ngữ pháp tiếng Anh nâng cao (Advanced English


2
Grammar) của tác giả Lê Dũng (2002), Ngữ pháp tiếng Anh hiện đại (Modern
English Grammar) của tác giả Nguyễn Văn Ân (2003),…
2.2. Ở nước ta, nghiên cứu về những từ ngữ phiếm định có những cơng

trình tiêu biểu sau:
Nhóm tác giả Trần Trọng Kim - Bùi Kỷ - Phạm Duy Khiêm (1943) cho
rằng những tiếng như: nào, mơ, gì, chi là những tiếng nghi vấn chỉ định tự
hoặc phiếm chỉ chỉ định tự; còn những từ ngữ như: sao, làm sao, thế nào, tại
làm sao, mấy, bao nhiêu, bao giờ, bao lâu, đâu là trạng tự chỉ sự nghi vấn.
Tác giả Phạm Tất Đắc (1950) nêu ra các nghi vấn chỉ định tự như: gì
(chi), nào, mơ thường đứng sau danh tự nhằm mục đích để hỏi. Tuy nhiên,
cần phân biệt gì (chi), nào, mơ dùng để hỏi khác với gì (chi), nào, mơ của
phiếm chỉ chỉ định tự dùng để nói trống khơng, khơng chỉ rõ sự vật hay người
nào. Ngoài ra, những từ ngữ như: sao, làm sao, thế nào, tại sao, gì, tại làm
sao, mấy, bao nhiêu, bao giờ, bao lâu, bao xa, chưa đâu là những tiếng bổ
sung thêm ý nghĩa cho động tự, tĩnh tự và trạng tự nên được gọi là trạng tự
chỉ sự nghi vấn.
Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963) nói rõ chưa, bao nhiêu,
mấy, gì, đâu, sao cũng khơng hẳn là tiếng chỉ sự nghi vấn. Chúng “diễn tả ý
bất định, dùng trong câu thường hay câu hỏi cũng được” (tr. 383).
Nguyễn Kim Thản (1964/1997) cho rằng những đại từ nghi vấn trong
tiếng Việt bao gồm: sao, thế nào, đó, đây, đấy, đâu, nào, gì, bao giờ, bao, bao
nhiêu, mấy. Chúng có thể mang ý nghĩa phiếm định trong một số trường hợp
cụ thể như: nếu được đặt trước từ cũng; nếu chúng kết hợp với bất kỳ, bất
luận, bất cứ, vô luận; nếu chúng được láy lại,…
Bùi Đức Tịnh (1966) nhận định các nghi vấn đại danh từ như: ai, chi, gì,
cái gì nếu được dùng trong các câu khơng phải là câu hỏi thì chúng xem được
là các phiếm chỉ đại danh từ. Ngoài ra, trong tiếng Việt cịn có những trạng từ
chỉ sự nghi vấn được dùng để hỏi về thể cách (như: làm sao, thế nào, cách


3
nào), duyên cớ (như: sao, tại sao, sao lại, làm sao, tại làm sao), lượng số
(như: mấy, bao nhiêu), thời gian (như: bao giờ, chừng nào, bao lâu), nơi chốn

(như: đâu, ở đâu, bao xa).
Lê Văn Lý (1972) cho rằng những tự ngữ nghi vấn như ai, gì, đâu, sao,
bao giờ, bao lâu, bao nhiêu sẽ làm thành câu nghi vấn. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp cụ thể, những tự ngữ nghi vấn này có thể sẽ mất đi ý nghĩa nghi
vấn của chúng.
Nhìn chung, đa phần các cơng trình nghiên cứu đều gắn lớp từ này với
chức năng để hỏi. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Đức Dân (1985b) đã đặt lại vấn
đề này qua bài đăng trên Tạp chí Ngơn ngữ (số 3) “Một số phương thức thể
hiện ý tuyệt đối”. Tác giả gọi lớp từ này là từ ngữ phiếm định và cho rằng
chúng có thể được dùng để thể hiện sự khẳng định tuyệt đối, phủ định tuyệt
đối hoặc chất vấn để bác bỏ.
Dư Ngọc Ngân (2002) gọi chung những từ ngữ này là đại từ nghi vấn
hoặc phiếm chỉ. Tác giả nêu rõ những từ như: ai, gì, nào, sao, đâu, bao nhiêu,
mấy, bao giờ, bao lâu,… có thể đảm nhiệm một trong hai chức năng: dùng để
hỏi hoặc dùng phiếm chỉ.
Nhóm các tác giả Cao Xuân Hạo - Nguyễn Văn Bằng - Hoàng Xuân
Tâm - Bùi Tất Tươm (2005a) cho rằng vì những đại từ chưa xác định như: ai,
gì, nào, đâu, bao nhiêu, sao,… được dùng để chỉ những sự vật, sự tình chưa
được xác định nên người ta thường dùng nó để hỏi. Khi đó, chúng được gọi là
đại từ nghi vấn.
Sách Ngữ pháp Tiếng Việt của nhóm tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng
Văn Thung (2013b) được Hội đồng thẩm định sách của Bộ Giáo dục và Đào
tạo giới thiệu làm sách dùng chung cho các trường Đại học Sư phạm gọi lớp
từ này là đại từ phiếm chỉ (và nghi vấn).
Tác giả Đinh Văn Sơn (2013) trong luận án Tiến sĩ Từ phiếm định trong
tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh) đã dựa trên ba phương diện: ngữ pháp, ngữ


4
nghĩa và ngữ dụng để miêu tả chi tiết hệ thống từ phiếm định trong tiếng Việt

và tiếng Anh. Đặc biệt, về mặt chức năng ngữ dụng, tác giả nhấn mạnh từ
phiếm định có khả năng cấu tạo nên: câu khẳng định tuyệt đối, câu phủ định
tuyệt đối và câu chất vấn-bác bỏ.
Qua khảo sát, có thể thấy nghiên cứu về lớp từ ngữ này thường gắn với
chức năng hỏi. Tuy nhiên, từ ngữ phiếm định vẫn có khả năng đảm nhiệm
thêm nhiều chức năng khác. Ngoài ba hành vi: khẳng định, phủ định và chất
vấn-bác bỏ, chúng tôi nhận thấy vẫn cịn nhiều hành vi ngơn ngữ khác mà ít
nhà ngôn ngữ học quan tâm, đề cập đến.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những từ ngữ phiếm định xuất
hiện trong các hành vi ngôn ngữ khác nhau.
Phạm vi khảo sát của luận văn tập trung chủ yếu vào:
- Tuyển tập 50 truyện ngắn của 45 tác giả Việt Nam mang tên Tình yêu
sau chiến tranh. Đây là tuyển tập do hai tác giả Wayne Karlin và Hồ Anh
Thái tuyển chọn, biên dịch sang tiếng Anh dưới tên gọi Love after war.
Ngồi ra, cịn có hai tác phẩm khác là:
- Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của tác giả Bảo Ninh được tác giả
Phan Thanh Hảo biên dịch sang tiếng Anh dưới tên gọi The sorrow of war.
- Truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh
được tác giả William Naythons biên dịch sang tiếng Anh dưới tên gọi Ticket
to childhood.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi xác định cách tiếp cận của luận văn là so sánh và đối chiếu
thông qua ba tác phẩm cụ thể đã chuyển dịch bởi các tác giả có uy tín. Vì vậy,
chúng tơi sử dụng các phương pháp và thủ pháp như sau:
- Thủ pháp thống kê ngôn ngữ học: Đầu tiên, chúng tơi sẽ xem xét tồn
bộ những câu có trong ba tác phẩm: Tình u sau chiến tranh, Nỗi buồn chiến


5

tranh và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Tiếp đến, chúng tơi thống kê tồn bộ
các câu có chứa từ ngữ phiếm định thể hiện hành vi ngôn ngữ theo từng kiểu
cấu trúc cụ thể.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Bước kế tiếp, chúng tôi đối chiếu
những câu đó với những câu tiếng Anh đã được dịch trong ba tác phẩm tương
ứng: Love after war, The sorrow of war và Ticket to childhood.
- Phương pháp miêu tả: Bằng phương pháp này, chúng tôi miêu tả những
câu tương ứng trong tiếng Anh là những kiểu câu như thế nào.
Trong đó, chúng tơi tập trung khai thác theo những mơ hình, nói đúng
hơn là những sơ đồ cấu trúc, nhằm khái quát các hành vi ngôn ngữ thông qua
các từ ngữ phiếm định cụ thể. Tùy theo kết quả khảo sát được, có kết quả
chúng tơi sẽ tiến hành so sánh, có kết quả chúng tơi sẽ tiến hành miêu tả. Việc
so sánh - đối chiếu là để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong hai
ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của luận văn sẽ đóng góp ít nhiều vào việc nghiên cứu ngữ pháp
tiếng Việt, đặc biệt là tìm hiểu về từ ngữ phiếm định trong các hành vi ngôn
ngữ cụ thể.
Ngồi ra, kết quả của luận văn cịn phần nào phục vụ cho việc nghiên
cứu so sánh - đối chiếu tiếng Việt và tiếng Anh.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận văn có thể phục vụ cho việc nghiên cứu giảng dạy tiếng
Anh và tiếng Việt.
6. Bố cục luận văn
Ngồi phần Danh mục các kí hiệu (1 trang), Danh mục các chữ viết tắt
(1 trang), Danh mục các bảng (1 trang), Mở đầu (6 trang), Tài liệu tham khảo
(55 đề mục) và Dẫn liệu ngôn ngữ (6 đề mục); cấu trúc luận văn cịn gồm có:



6
Chương 1 (31 trang) trình bày về những cơ sở lý thuyết liên quan đến Từ
ngữ phiếm định và Lý thuyết hành vi ngơn ngữ.
Chương 2 (47 trang) trình bày về ba phương thức tác động đến yếu tố
phiếm định trong tiếng Việt, ứng với mỗi phương thức nói trên là những hành
vi ngôn ngữ cụ thể. Trong mỗi hành vi ngôn ngữ, chúng tôi khái quát thành
những cấu trúc ngơn ngữ có chứa từ ngữ phiếm định cụ thể. Dựa trên ngữ liệu
đã thu thập, chúng tôi tiến hành phân tích về mặt ngữ pháp và ngữ dụng của
từng mơ hình cấu trúc.
Chương 3 (46 trang) trình bày những câu dịch tương đương có trong
tiếng Anh. Từ đó, chúng tơi tiến hành so sánh - đối chiếu để tìm ra những
điểm tương đồng và khác biệt trong hai loại hình ngơn ngữ.
Kết luận (3 trang) trình bày những vấn đề luận văn đã làm rõ và chưa thể
làm rõ.


7
Chƣơng 1. DẪN NHẬP
1.1. Khái quát về từ ngữ phiếm định
1.1.1. Trong tiếng Việt
Nói đến từ ngữ phiếm định (TNPĐ) trong tiếng Việt, chúng ta có thể kể
đến những từ ngữ như: ai, cái gì, đâu, sao, thế nào,… Để tìm hiểu kỹ hơn về
lớp từ ngữ này, chúng ta cần xem xét đến khái niệm và cách phân loại của
chúng.
1.1.1.1. Khái niệm
Tìm hiểu về khái niệm TNPĐ trong tiếng Việt, chúng ta có thể kể đến
các cơng trình tiêu biểu sau đây:
Trong quyển Việt Nam văn phạm, nhóm tác giả Trần Trọng Kim - Bùi
Kỷ - Phạm Duy Khiêm (1937) cho rằng các tiếng phiếm chỉ “có ý nói trống,
khơng chỉ rõ hẳn là ai hay là gì” (tr. 59).

Trong quyển Phân tích tự loại & phân tích mệnh đề, tác giả Phạm Tất
Đắc (1950) định nghĩa từ phiếm chỉ là những từ “nói trống khơng, khơng chỉ
rõ người hay sự vật nào” (tr. 40).
Trong quyển Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, hai tác giả Trƣơng Văn
Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963) định nghĩa từ bất định là những từ “trỏ cái
bất định, diễn tả ý bất định” (tr. 383).
Trong quyển Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tác giả Nguyễn Kim
Thản (1964/1997) nhận định những từ phiếm chỉ có “ý nghĩa nói chung,
khơng trỏ vào một sự vật, một tính chất, một trạng thái cụ thể nào” (tr. 303).
Trong bài đăng trên Tạp chí Ngơn ngữ (số 3) “Một số phương thức thể
hiện ý tuyệt đối”, tác giả Nguyễn Đức Dân (1985b) đã gọi lớp từ ngữ này là
từ phiếm định. Theo quan điểm của tác giả, đây là những từ khơng có vật quy
chiếu (referent) (tr. 1-9).
Trong Từ điển tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê (1988/2010), đại từ
phiếm chỉ được định nghĩa là từ ngữ “chỉ chung chung, không rõ ràng, cụ thể


8
người nào, sự vật nào” (tr. 1000).
Trong Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt (Phần Từ loại), tác giả Dƣ Ngọc
Ngân (2002) định nghĩa đại từ phiếm chỉ được dùng để “thay thế cho người
hay vật không xác định” (tr. 40).
Trong quyển Ngữ pháp chức năng tiếng Việt - quyển 2, Ngữ đoạn và từ
loại, nhóm các tác giả Cao Xuân Hạo - Nguyễn Văn Bằng - Hoàng Xuân
Tâm - Bùi Tất Tƣơm (2005a) định nghĩa đại từ chưa xác định thường “dùng
để chỉ (thường là trực chỉ) những sự vật (người, động vật, vật vơ tri) hoặc
những sự tình chưa được xác định” (tr. 88).
Trong luận án Tiến sĩ Ngữ Văn về Từ phiếm định trong tiếng Việt (so
sánh với tiếng Anh), tác giả Đinh Văn Sơn (2013) định nghĩa từ phiếm định
trong tiếng Việt là “từ khơng có quy chiếu xác định” (tr. 16).

Như vậy, thông qua các định nghĩa vừa nêu, chúng ta nhận thấy có hai
vấn đề cần làm rõ.
Thứ nhất, về tên gọi, tùy vào từng tác giả mà lớp từ ngữ này có những
tên gọi khác nhau, có thể kể đến như: tiếng phiếm chỉ theo cách gọi của Trần
Trọng Kim - Bùi Kỷ - Phạm Duy Khiêm (1937),…; từ bất định theo cách gọi
của Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963),… hoặc từ phiếm chỉ theo
cách gọi của Phạm Tất Đắc (1950), Nguyễn Kim Thản (1964/1997), Bùi Đức
Tịnh (1966),… Ngồi ra, chúng cịn được gọi là đại từ phiếm chỉ theo cách
gọi của Hoàng Phê (1988/2010), Dư Ngọc Ngân (2002), Vũ Thị Ân và
Nguyễn Thị Ly Kha (2009), Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung
(2013b),… hay đại từ chưa xác định theo cách gọi của nhóm các tác giả Cao
Xuân Hạo - Nguyễn Văn Bằng - Hoàng Xuân Tâm - Bùi Tất Tươm (2005a).
Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi thống nhất gọi tên lớp từ ngữ này là
từ ngữ phiếm định theo như cách gọi của Nguyễn Đức Dân (1985b), Đinh
Văn Sơn (2013) và một số tác giả khác.


9
Thứ hai, về khái niệm, tùy vào từng tác giả mà cách diễn đạt định nghĩa
cũng có phần khác nhau đơi chút. Thế nhưng, nhìn chung, chúng đều quy về
một ý nghĩa duy nhất: đây là lớp từ ngữ chỉ chung chung, không chỉ rõ vào
bất kỳ đối tượng cụ thể nào. Do đó, để tổng kết và đưa ra một định nghĩa
chung cho tồn luận văn, chúng tơi xin phép được trình bày định nghĩa của
mình như sau: Từ ngữ phiếm định là những từ ngữ khơng có vật quy chiếu.
1.1.1.2. Phân loại
Tìm hiểu về việc phân loại của TNPĐ trong tiếng Việt, chúng ta cần
phân tích lại một lần nữa những cơng trình nghiên cứu đã nêu.
Nhóm tác giả Trần Trọng Kim - Bùi Kỷ - Phạm Duy Khiêm (1937)
trong cơng trình nghiên cứu của mình có đề cập đến 2 nhóm TNPĐ như sau:
 Các phiếm chỉ định tự như: nào, mơ, gì, chi thường được “dùng đứng

sau tiếng danh tự để chỉ định tiếng ấy và có ý nói trống, khơng chỉ rõ hẳn là ai
hay là gì” (tr. 59).
(1) Lúc lơ đãng chắc cậu nhớ đến một người nào đó có giọng nói giống
tơi… (TYSCT, tr. 252).
 Các phiếm chỉ đại danh tự là tiếng “có thể thay tiếng danh tự để chỉ
trống” (tr. 74-76). Chúng được phân chia cụ thể thành 2 loại:
 Các phiếm chỉ đại danh tự chỉ về người như: ai, ai ai, nấy, ai nấy,
người, người ta, người ta ai, kẻ… kẻ, kẻ… người.
(2) Hiển nhiên ai cũng đoán ra một câu chuyện mang dáng dấp một
thiên tình sử đẹp nhất thế gian này! (TYSCT, tr. 649).
 Các phiếm chỉ đại danh tự định của phủ định sẽ là một khẳng định.
(176) Thằng đàn ông nào khi quyến rũ đàn bà mà chẳng làm thơ?
(TYSCT, tr. 368).  What guy who wants to seduce a woman doesn’t write
poetry? (LAW, tr. 329).
 Mọi thằng đàn ông khi quyến rũ đàn bà đều làm thơ.  Guys wanting

to seduce a woman write poetry.


127
Thứ hai là câu khẳng định tuyệt đối, gồm 2 kiểu câu:
 Câu có sự xuất hiện của TNPĐ.

(177) Ai mà hắn chẳng tốt! (TYSCT, tr. 369).
 Hắn tốt với tất cả mọi người.
 He’s kind to everyone (LAW, tr. 330).

(178) Ở đời chuyện gì mà chẳng có thể xảy ra (TYSCT, tr. 573).
 Ở đời mọi chuyện đều có thể xảy ra.
 Anything can happen in this world (LAW, tr. 524).


(179) Các ơng thì cái gì chả hay? (TYSCT, tr. 114).
 Các ơng thì mọi thứ đều hay.

 To you guys, everything is interesting (LAW, tr. 97).

(180) Trẻ con đứa nào chẳng mê mẩn một trị gì đó (TYSCT, tr. 284).
 Mọi đứa trẻ con đều mê mẩn một trị gì đó.
 All kids have something like that they get a kick out of (LAW, tr. 254).

 Câu không có sự xuất hiện của TNPĐ.

(181) Chứ vợ chồng trẻ… ai mà chả mong nhớ… (TYSCT, tr. 23).
 (Mọi cặp) vợ chồng trẻ đều mong nhớ.  Mong nhớ là điều (mọi

cặp) vợ chồng trẻ đều có.  Mong nhớ là điều tự nhiên đối với (mọi cặp) vợ
chồng trẻ.
 To miss each other is quite natural for a young couple (LAW, tr. 6).

(182) Tuổi trẻ ai mà chả ham vui (TYSCT, tr. 493).
 (Tất cả) tuổi trẻ đều ham vui.  Tuổi trẻ phải tận hưởng niềm vui.

 Youth has to enjoy its pleasure (LAW, tr. 443).

(183) Vợ chồng nào mà chả thế (TYSCT, tr. 214).
 Mọi cặp vợ chồng đều như thế.  Cuộc sống hôn nhân đều như thế.
 Đó là cuộc sống hơn nhân.

 Well, that’s married life (LAW, tr. 200).



128
Ngồi ra, trong 18 ví dụ có cấu trúc: “yếu tố phiếm định + (mà)
khơng/chẳng/chả Y”, có 01 ví dụ bị lược bỏ, không dịch sang tiếng Anh. Dựa
vào những phân tích đã nêu ở trên, chúng tơi thử tiến hành tái lập như sau:
(184) Thường Khanh đã già đi (ai mà chẳng vậy) nhưng cái phong thái
tao nhã ung dung vẫn như ngày xưa (TYSCT, tr. 632).  Thuong Khanh was
very old now (X), but he still had that refined and deliberate bearing (LAW,
tr. 578).
 Thuong Khanh was very old now (everyone gets old), but he still had

that refined and deliberate bearing.
3.4.2.2. Điểm tương đồng và khác biệt
A. Điểm tƣơng đồng
Để thực hiện hành vi khẳng định tuyệt đối, tiếng Việt và tiếng Anh đều
dùng câu hỏi có từ phủ định. Tiếng Việt dùng câu hỏi có các từ kèm phủ định
không, chẳng, chả đứng sau các TNPĐ như: ai, gì, nào. Tiếng Anh dùng câu
hỏi có hình thức phủ định trợ động từ trong câu.
B. Điểm khác biệt
Tiếng Việt dùng cách nói “yếu tố phiếm định + (mà) không/chẳng/chả
Y” để diễn đạt ý nghĩa khẳng định tuyệt đối. Theo tác giả Nguyễn Đức Dân
(1985b), câu hỏi chất vấn này nhằm để bác bỏ khả năng có thuộc tính Y và
khẳng định “tất cả/mọi/… đều Y”. Ta có thể coi cấu trúc này vừa là một câu
chất vấn, vừa là một câu khẳng định (tr. 6). Tuy nhiên, tiếng Anh khơng có
cách nói dùng TNPĐ kết hợp với từ phủ định để thể hiện ý nghĩa khẳng định
tuyệt đối.
Lý giải về điều này, tác giả Đinh Văn Sơn (2013) cho rằng tiếng Việt có
cách nói sử dụng quan hệ tập hợp - thành viên. Trong đó, khởi ngữ trong câu
sẽ nêu lên một tập hợp, còn chủ ngữ chỉ nêu lên một hoặc một số thành viên
có trong tập hợp đó. Khi chuyển dịch sang tiếng Anh, chỉ có khởi ngữ được



129

chuyển dịch cịn chủ ngữ thì khơng (tr. 100).
Vì vậy, cách nói bác bỏ một câu phủ định nhằm tạo thành một câu khẳng
định tuyệt đối là cách nói đặc trưng chỉ có trong tiếng Việt. Chúng ta khơng
thể tìm thấy cấu trúc như vậy trong tiếng Anh.
Do đó, khi dịch sang tiếng Anh, ta cần dựa vào CĐN, tức là HVNNGT
(hàm ý) được suy ra từ HVNN ban đầu để diễn đạt. Cụ thể ở đây, ta dựa vào
HVNNGT (hàm ý) là phủ định-bác bỏ tuyệt đối được suy ra từ hành vi chất
vấn yếu tố phiếm định ban đầu để diễn đạt các câu sang tiếng Anh. Từ
HVNNGT phủ định-bác bỏ tuyệt đối, một hành vi tại lời phái sinh khác được
hình thành là khẳng định tuyệt đối. Tuy nhiên, câu phủ định-bác bỏ khi dịch
sang tiếng Anh chỉ thể hiện được ý nghĩa phủ định mà thôi. Do đó, ta có CĐN
là câu phủ định tuyệt đối hoặc câu khẳng định tuyệt đối. Ngoài ra, dựa vào
hàm ý của câu, ta cịn có CĐN khác là câu hỏi tu từ.
Mở rộng thêm vấn đề, ta có những điểm đáng lưu ý như sau:
Thứ nhất, về những câu bị lược bỏ, không dịch sang tiếng Anh, chúng tôi
đã tiến hành tổng kết số lượng như sau:
Bảng 3.1.Thống kê số lƣợng các ví dụ đã khảo sát
Số lƣợng

VD
chuyển

Phƣơng thức thực hiện HVNN
Hành vi
khẳng
Đối chiếu

yếu tố
phiếm định

định

yếu tố phiếm định
+ cũng…

Hành vi

[yếu tố phiếm

phủ

định + cũng…] +

định

không/chẳng/chả

dịch
206

VD
không
chuyển

Tổng số

dịch

16

222

(15,57%) (1,21%) (16,78%)

6

0

6

(0,45%)

(0%)

(0,45%)


130
Số lƣợng

VD
chuyển
dịch

Phƣơng thức thực hiện HVNN

VD
không

chuyển

Tổng số

dịch

Không/chẳng/chả
phải (rằng) + [yếu

3

1

4

tố phiếm định +

(0,23%)

(0,08%)

(0,3%)

không/chẳng/chả

643

37

680


…yếu tố phiếm

(48,6%)

(2,8%)

(51,4%)

cũng…]
(cũng)

Hành vi
phủ
Phủ định
yếu tố
phiếm định

định

định

Hành vi

[(cũng)

phủ

không/chẳng/chả


17

2

19

định-

…yếu tố phiếm

(1,28%)

(0,15%)

(1,44%)

bác bỏ

định] + đâu

Hành vi

X + yếu tố phiếm

318

17

335


chất

định

vấn-bác
Phƣơng

bỏ

thức chất

Hành vi

vấn-bác bỏ

thanh

yếu tố

minh

phiếm định

Hành vi

(24,04%) (1,28%) (25,32%)
25

2


27

(1,89%)

(0,15%)

(2,04%)

12

0

12

(0,91%)

(0%)

(0,91%)

+ (mà)

17

1

18

khơng/chẳng/chả


(1,28%)

(0,08%)

(1,36%)

1247

76

1323

có X đâu

nào có X
yếu tố phiếm định

khẳng
định
Tổng số

Y
(94,25%) (5,75%)

(100%)


131
Nhìn chung, có kiểu HVNN được chuyển dịch tồn bộ (hành vi phủ định
tuyệt đối và hành vi thanh minh) và cũng có kiểu HVNN khơng được chuyển

dịch tồn bộ (những hành vi cịn lại). Số lượng các ví dụ không được chuyển
dịch trong mỗi kiểu HVNN cũng không đồng đều. Xét trên tổng số, chỉ có 76
ví dụ khơng được chuyển dịch, chiếm phần rất nhỏ tương ứng với 5,75%. Vì
vậy, qua số liệu này, chúng tơi cho rằng nguyên nhân có thể là do dịch giả chủ
động lược bỏ, khơng dịch.
Thêm vào đó, những ví dụ bị lược bỏ cũng khơng truyền tải nội dung gì
q quan trọng hay cần thiết. Chúng tôi nhận thấy đa phần các ví dụ bị lược
bỏ đều rơi vào những mệnh đề có chức năng giải thích, làm rõ thêm ý nghĩa
cho mệnh đề trước. Do đó, đơi lúc, việc dịch tồn bộ các mệnh đề sẽ làm cho
câu tiếng Anh trở nên “thiếu tự nhiên”. Bởi lẽ, có một số phương thức diễn
đạt là cách nói đặc trưng của ngơn ngữ nguồn nhưng lại khơng có hình thức
tương đương trong ngơn ngữ đích, và ngược lại.
Khi thực hiện tái lập lại những cấu trúc bị lược bỏ, bản thân chúng tôi
cũng nhận thấy dịch theo các CĐN, tức là HVNNGT và hành vi tại lời phái
sinh sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời, chúng cũng tạo ra cách nói tự nhiên hơn
trong tiếng Anh. Đặc biệt, đối với những HVNN có nhiều CĐN, việc lựa chọn
kiểu CĐN nào để chuyển dịch cũng phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh và chiến
lược trong giao tiếp. Chẳng hạn, nếu người nói muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa
bác bỏ thì câu hỏi tu từ là cách dịch hiệu quả hơn câu phủ định. Do đó, ngồi
việc dịch làm sao đúng, người dịch cũng cần phải chú ý đến một khía cạnh
khác là dịch làm sao cho hay.
Thứ hai, thực tế trong quá trình thu thập ngữ liệu, chúng tơi vẫn tìm thấy
ví dụ dịch sai. Theo chúng tơi, lỗi này có thể do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ
gây ra, mà cụ thể hơn là do nhầm lẫn giữa hai hình thức thể hiện phủ định
trong tiếng Việt và tiếng Anh.


132
(185) Qua đâu có gì phải lo, […] (TYSCT, tr. 36).  * I didn’t have
nothing to worry about, […] (LAW, tr. 20).

Như đã phân tích, bản thân TNPĐ nothing trong tiếng Anh vốn mang ý
nghĩa phủ định rất mạnh. Vì vậy, khi nothing đã xuất hiện trong câu, ta không
thể đưa thêm một yếu tố phủ định nào khác. Nếu muốn sử dụng hình thức phủ
định not trong câu thì phải đi kèm với anybody, anything,… Nói một cách
khái qt, bản thân những từ như: anybody, anything,… khơng có ý nghĩa phủ
định. Ý nghĩa phủ định do từ not tạo thành. Vì vậy, chúng phải phụ thuộc vào
từ not chứ không thể xuất hiện độc lập như từ nothing (Swan, M., 2004, tr.
356-357).
Ở đây, dịch giả có thể do ảnh hưởng của tiếng Việt nên chuyển dịch dựa
trên nét nghĩa tương đồng của từng từ, tức là chuyển dịch theo kiểu “một đối
một”. Trong đó, từ đâu mang ý nghĩa phủ định tương đương với hình thức
phủ định not, từ TNPĐ gì tương ứng với TNPĐ nothing. Chính vì thế, “Qua
đâu có gì phải lo” được dịch thành “I did not have nothing to worry about”.
Để chính xác, câu này phải được dịch là “I did not have anything to worry
about” hoặc “I have nothing to worry about”.
3.5. Tiểu kết
Trong chương này, chúng tơi đã liệt kê, phân tích và so sánh các câu có
phương thức tác động đến yếu tố phiếm định trong tiếng Việt với các câu dịch
tương đương trong tiếng Anh. Từ đó, luận văn nêu lên những điểm tƣơng
đồng và khác biệt. Đồng thời, khái quát đƣợc những cách dịch tƣơng
đƣơng có trong tiếng Anh ứng với từng loại câu cụ thể trong tiếng Việt.
Thứ nhất, tiếng Việt và tiếng Anh đều dùng câu khẳng định có TNPĐ để
diễn đạt ý nghĩa khẳng định tuyệt đối. Tuy nhiên, tiếng Việt dùng từ cũng để
đối chiếu với yếu tố phiếm định nhằm tạo ra ý nghĩa tuyệt đối. Tiếng Anh lại
khơng có cách nói như vậy, tức là từ also (cũng) không xuất hiện sau TNPĐ.
Do đó, dùng phƣơng thức đối chiếu yếu tố phiếm định để thực hiện hành vi


×