Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đặc điểm ngữ nghĩa của những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin của người việt (so sánh với người anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.04 KB, 8 trang )

Đặc điểm ngữ nghĩa của những từ ngữ biểu thị
phong tục cưới xin của người Việt (So sánh với
người Anh)

Vũ Linh Chi

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 01
Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Đức Tốn
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Tổng quan một số vấn đề lí luận cơ bản về đặc trưng văn hoá - dân tộc
của ngôn ngữ. Đưa ra khái niệm văn hoá và ngôn ngữ; giới thiệu mối quan hệ giữa
ngôn ngữ, văn hoá và tư duy; sự phản ánh đặc trưng văn hoá - dân tộc trong ngôn
ngữ. Đi sâu nghiên cứu về lịch sử hôn lễ của người Việt; đặc điểm định danh của
nhóm từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin. Phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của trường
từ vựng biểu thị phong tục cưới xin; ý nghĩa biểu trưng của các hiện tượng cưới
xin trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao của người Việt (So sánh với người Anh).

Keywords: Ngôn ngữ học; Ngữ nghĩa; Phong tục cưới xin; Từ ngữ

Content
1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình giao tiếp giữa các cộng đồng văn hoá dân tộc khác nhau, xảy ra
không ít những trường hợp người ta không hiểu nhau, thậm chí hiểu lầm nhau. Điều này
một phần do những người tham gia giao tiếp chưa lĩnh hội được hết những kiến thức
ngôn ngữ, một phần nữa là do sự thiếu hiểu biết về "phông" văn hoá xã hội của hành vi
giao tiếp. Chính vì vậy, hiện nay, trong lĩnh vực tâm lí ngôn ngữ học và lí thuyết giao
tiếp, vấn đề đặc trưng văn hoá dân tộc của tư duy và giao tiếp ngôn ngữ ngày càng được
nhiều người quan tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên, những vấn đề này ở Việt Nam còn khá mới mẻ và lần đầu tiên được


bàn đến tại Hội thảo “Việt Nam - những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá” được tổ chức vào
năm 1992 tại Hà Nội. Phần lớn các báo cáo của Hội thảo này đã tập trung nghiên cứu về
mặt lí luận. Có thể kể tên một số tác giả tiêu biểu như: Trần Ngọc Thêm, Đỗ Hữu Châu,
Nguyễn Thiện Giáp, Trịnh Thị Kim Ngọc, Ngoài ra, còn có một số tác giả khảo sát
chuyên sâu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá như Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn
Quang,
Vấn đề đặc trưng văn hoá dân tộc của tư duy và giao tiếp ngôn ngữ là một lĩnh vực
tuy còn khá mới nhưng có rất nhiều bổ ích và thiết thực nên chúng tôi đã chọn làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nói tới đặc trưng văn hoá - dân tộc, chúng ta không thể không nhắc tới các thành
tố văn hoá mà qua đó sắc thái đặc trưng dân tộc được thể hiện rõ nét như phong tục,
truyền thống, nghi lễ, nghệ thuật
Phong tục cưới xin là một hiện tượng khá lí thú. Trong phong tục cưới xin tồn tại
nhiều hành vi thực tế mà chưa được định danh, chưa được ngôn từ hoá. Ví dụ như: tục
giã cối đón dâu của người Việt. Khi đám rước dâu về tới đầu ngõ, một người lấy chày giã
vào cối đá, đôi khi giã mạnh đến vỡ cả cối. Chày cối, theo quan niệm dân gian, là hình
giống của nam và nữ. Giã cối có ý nghĩa tượng trưng cho hành vi giao phối và là tượng
trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Hay như tục mẹ chú rể cầm chiếc bình vôi lánh mặt trước
khi cô dâu bước vào nhà. Có quan niệm cho rằng bình vôi tượng trưng cho của cải trong
nhà. Nhưng có quan niệm cho rằng bình vôi là vật tượng trưng cho bà chúa trong nhà. Tại
sao bình vôi lại là uy quyền, của cải? Chữ vôi (chữ Nôm) được viết bằng chữ khôi (Hán-
Việt). Khôi chính nghĩa là tro, là màu xám. Chữ khôi có nhiều từ đồng âm. Trong đó có
chữ khôi (bộ quỷ) nghĩa là đứng đầu và chữ khôi (bộ ngọc) nghĩa là quý báu. Vì thế, hành
vi bà mẹ chồng lánh mặt sang nhà hàng xóm có nghĩa là trao quyền lo công việc nhà cho
cô con dâu. Nhưng cầm bình vôi là có ý vẫn giữ vai trò nắm quyền điều hành.
Đối với những hành vi chưa được định danh như trên, chúng tôi sẽ không xét tới
trong luận văn này do thời gian có hạn. Chúng tôi chỉ khảo sát những từ ngữ biểu thị
phong tục cưới xin của người Việt trong sự so sánh với những từ ngữ biểu thị phong tục
cưới xin của người Anh.

Những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin trong tiếng Việt và tiếng Anh là đối
tượng mà luận văn hướng tới để tìm hiểu. Bởi thứ nhất, cưới xin là phong tục mà dân tộc
nào cũng có nhưng các từ ngữ để biểu thị các hiện tượng thuộc phong tục này ở các dân
tộc lại rất khác nhau; thứ hai, đây là nhóm từ ngữ hàm súc cả về nghĩa từ vựng lẫn các
thành tố văn hoá và tương đối khép kín. Điều này rất thuận lợi cho việc nghiên cứu.
Thêm vào đó, những từ ngữ này chưa được khảo sát một cách toàn diện. Vậy nên, nhiệm
vụ đặt ra cho luận văn này là: xem xét đặc điểm quá trình định danh nhằm ghi lại kết quả
của sự tri giác, phạm trù hoá khúc đoạn hiện thực khách quan phong tục cưới xin này và
xem xét cấu trúc ngữ nghĩa của những từ ngữ biểu thị phong tục ấy.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề được nêu ra, trong luận văn này, chúng tôi sử dụng phương
pháp phân tích thành tố nghĩa. Đây là phương pháp nghiên cứu mặt nội dung các đơn vị
có ý nghĩa, được nêu ra trong phạm vi ngữ nghĩa học cấu trúc và có mục đích là phân giải
ý nghĩa của từ ngữ ra thành các nghĩa vị (hay còn được gọi là các nét nghĩa). Đối tượng
phân tích bằng phương pháp này là tất cả những từ liên quan với nhau về ngữ nghĩa.
Phương pháp này có ưu điểm là có thể phát hiện ra được những mặt căn bản của ý nghĩa
của từ và có thể sử dụng một cách hiệu quả để nghiên cứu hệ thống ngữ nghĩa của ngôn
ngữ, giải quyết những vấn đề của ngữ nghĩa từ vựng như vấn đề đa nghĩa, đồng nghĩa; và
sự phân tích thành tố nghĩa có thể được sử dụng vào phân tích đối chiếu một loạt ngôn
ngữ. Điều này giúp cho không những vạch ra được tính bất đẳng cấu ngữ nghĩa giữa các
ngôn ngữ khác nhau, mà còn cho phép thâm nhập sâu hơn vào những quy luật ngữ nghĩa
của mỗi ngôn ngữ để từ đó có thể nhận ra những đặc trưng văn hoá dân tộc của một
trường từ vựng - ngữ nghĩa cụ thể.
Bên cạnh phương pháp phân tích thành tố vừa nêu ở trên, một phương pháp nữa
thường được sử dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ học đó là phương pháp thống kê. Chúng
ta biết rằng, các hiện tượng ngôn ngữ không chỉ có những đặc trưng về chất mà còn có cả
đặc trưng về lượng. Do đó, những đánh giá về lượng đã nhiều lần được sử dụng khi
nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ khác nhau. Trong nhiều trường hợp, những sự khác
biệt về chất của các cấu trúc ngôn ngữ chỉ có thể giải thích bằng những sự khác biệt về
lượng. Thêm vào đó “cần áp dụng thường xuyên hơn tư duy toán học, định lượng trong

ngôn ngữ học và bằng cách đó, sẽ ngày càng làm xích gần hơn ngôn ngữ học với các
khoa học chính xác”- I.A.Boduen de Curtenê (dẫn theo [59, 90]).
Phương pháp thứ ba mà chúng tôi áp dụng trong luận văn này là phương pháp đối
chiếu. Phương pháp này nhằm làm sáng tỏ những nét tương đồng và khác biệt giữa các
ngôn ngữ Việt và Anh để từ đó giúp cho việc dạy và học ngoại ngữ tốt hơn.
4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Như đã nêu ở trên, phong tục cùng với truyền thống, nghi lễ, nghệ thuật, là
những thành tố văn hoá mang đậm nhất sắc thái đặc trưng dân tộc. Có những phong tục
chỉ có ở một dân tộc nhất định nào đó nhưng có những phong tục lại phổ biến cho nhiều
tộc người. Cưới xin thuộc loại thứ hai. Phong tục cưới xin tồn tại ở tất cả các dân tộc trên
thế giới. Tuy nhiên, giữa các dân tộc, phong tục này có sự khác biệt. Và không phải ai
cũng có thể hiểu hết những ý nghĩa của phong tục đó. Vì thế, tìm hiểu về những từ ngữ
biểu thị phong tục cưới xin của người Việt và người Anh sẽ giúp chúng ta hiểu được phần
nào ý nghĩa những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Việt và dân tộc Anh.
Giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu được đề cập ở trên sẽ mở ra những hướng
đi, những cách tiếp cận vấn đề mang tính thời sự của tâm lí ngôn ngữ học tộc người như
tính tương quan giữa hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của các cá nhân thuộc cộng đồng
văn hoá ngôn ngữ khác nhau và mối quan hệ tương hỗ giữa ngôn ngữ và tư duy. Bên
cạnh đó, nó còn có ý nghĩa trong việc biên soạn từ điển như: cần thiết loại bỏ hay thêm
vào những lời định nghĩa của các mục từ những yếu tố thuộc về văn hoá. Thêm vào đó,
nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học ngoại ngữ. Ngoài ra, nó còn giúp ích trong công tác
giảng dạy tiếng Việt và tiếng Anh như một ngoại ngữ. Bởi dạy một thứ tiếng cho người
nước ngoài như một ngoại ngữ hay học một thứ tiếng nước ngoài không chỉ dạy và học
cách nói mà còn phải dạy và học cách tư duy cũng như truyền thống văn hoá của dân tộc
nói thứ tiếng ấy. Nếu không sẽ xảy ra những trường hợp thường được gọi là “sốc văn
hoá” trong khi giao tiếp giữa những người thuộc những cộng đồng văn hoá - ngôn ngữ
khác nhau.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lí luận cơ bản về đặc trưng văn hoá - dân tộc của
ngôn ngữ
Trong chương này chúng tôi sẽ bàn về một số vấn đề cơ bản như: khái niệm văn
hoá và ngôn ngữ; mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hoá và tư duy; sự phản ánh đặc trưng
văn hoá - dân tộc trong ngôn ngữ.
Chương 2: Đặc điểm định danh các hiện tượng thuộc phong tục cưới xin của
người Việt (trong sự so sánh với người Anh)
Chương này đề cập tới những vấn đề như: định nghĩa về phong tục; lịch sử hôn lễ
của người Việt; đặc điểm định danh của nhóm từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin.
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của trường từ vựng biểu thị phong
tục cưới xin của người Việt và người Anh.
Chương này được dành cho các vấn đề: cấu trúc ngữ nghĩa của trường
từ vựng biểu thị phong tục cưới xin; ý nghĩa biểu trưng của các hiện tượng cưới
xin trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao của người Việt.

References
1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hoá sử cương, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà
Nội.
2. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
3. Nguyễn Huy Cẩn, Mấy vấn đề trong việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa, in trong
Ngôn ngữ- Văn hoá- Giao tiếp.
4. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Đỗ Hữu Châu (1974), Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm
nghệ thuật, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
6. Đỗ Hữu Châu (1977), Thí nghiệm liên tưởng tự do và những liên hệ ngữ nghĩa giữa
các từ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1.
7. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Đại học và Trung học
chuyên nghiệp.

9. Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu văn hoá qua ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10.
10. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, NXB Giáo dục.
11. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, NXB Giáo
dục.
12. Nguyễn Từ Chi (1996), Từ định nghĩa của văn hoá, in trong Văn hoá học đại cương
và cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Dân (1984), Ngôn ngữ học thống kê, NXB Đại học &Trung học
chuyên nghiệp.
14. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, NXB Giáo dục.
15. Nguyễn Dư, Phong tục về cưới xin, http:// chimviet. free.fr.
16. Phạm Đức Dương (2000), Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hoá đến văn hoá học, NXB Văn hoá-Thông tin, Hà
Nội.
18. Hữu Đạt (2000), Văn hoá và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, NXB Văn hoá-
thông tin, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Độ (2004), Tìm hiểu mối liên hệ ngôn ngữ-văn hoá, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
20. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hoá và đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
21. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học &Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
22. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (2005), Lược sử Việt ngữ học, tập 1, NXB Giáo
dục,Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Bích Hà (2004), Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thương mại Nhật – Việt,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Hoàng Văn Hành (chủ biên)(2002), Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

28. Nguyễn Quốc Hùng (2001), Một vài đặc điểm đáng lưu ý về tư duy ngôn ngữ ở
người Anh, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8.
29. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội – những vấn đề cơ bản, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
30. Nguyễn Thúy Khanh (1994), Đặc điểm định danh của trường tên gọi động vật tiếng
Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 2.
31. Nguyễn Thúy Khanh (1994), Đặc điểm định danh tên gọi động vật trong tiếng Việt,
Tạp chí Văn hoá dân gian, số 1.
32. Nguyễn Thúy Khanh (1994), Đối chiếu ngữ nghĩa của trường tên gọi động vật tiếng
Việt với tiếng Nga, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.
33. Nguyễn Thuý Khanh (1995) , Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động
vật tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
34. Vũ Ngọc Khánh-Phạm Minh Thảo-Nguyễn Vũ (2002), Từ điển văn hoá dân gian,
NXB Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.
35. Đinh Trọng Lạc (1998), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo
dục.
36. Nguyễn Lân (2003), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
37. Trịnh Mạnh (2005), Tiếng Việt lí thú (Cái hay, cái đẹp của từ ngữ tiếng Việt), tập 3,
NXB Giáo dục.
38. Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo (2003), Tục cưới hỏi ở Việt Nam, NXB Văn hoá-
Thông tin, Hà Nội.
39. Hà Quang Năng, Bản sắc văn hoá của người Việt qua các hình thể ngôn từ ẩn dụ
trong ca dao Việt Nam, in trong Ngôn ngữ- Văn hoá- Giao tiếp.
40. Hà Quang Năng (2001), Đặc trưng của phép ẩn dụ trong ca dao Việt Nam (một sự
thể hiện bản sắc văn hoá của người Việt qua các hình ảnh ngôn từ ẩn dụ), Tạp chí
Ngôn ngữ, số 15.
41. Phan Ngọc (2000), Thử xét văn hoá, văn học bằng ngôn ngữ học, NXB Thanh niên.
42. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
43. Phan Ngọc (2005), Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hoá-Thông
tin.

44. Vũ Ngọc Phan (2004), Tục ngữ - Ca dao - Dân ca Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
45. Nguyễn Thu Phương (biên soạn) (2005), Trang phục Việt Nam từ truyền thống đến
hiện đại, NXB Lao động, Hà Nội.
46. Nguyễn Quang (2002), Giao tiếp và giao tiếp giao văn hoá, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
47. Robert Lado (2003), Ngôn ngữ học qua các nền văn hoá, Hoàng Văn Vân dịch, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
48. Saussure F. de. (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
49. Nhất Thanh-Vũ Văn Khiếu (2005), Phong tục làng xóm Việt Nam, NXB Phương
Đông.
50. Phan Thuận Thảo (2005), Tìm hiểu phong tục Việt Nam xưa và nay: Tục lệ cưới gả,
tang ma của người Việt xưa, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
51. Lý Toàn Thắng (1983), Vấn đề ngôn ngữ và tư duy, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.
52. Lý Toàn Thắng (1994), Ngôn ngữ và sự tri nhận không gian, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4.
53. Lý Toàn Thắng (2001), Bản sắc văn hoá: thử nhìn từ góc độ tâm lý-ngôn ngữ, Tạp
chí Ngôn ngữ, số 15.
54. Trần Ngọc Thêm (1998), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí
Minh.
55. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
56. Nguyễn Đức Tồn, Huỳnh Thanh Trà (1994), Đặc điểm danh học và ngữ nghĩa của
nhóm từ ngữ chỉ “ Sự kết thúc cuộc đời của con người”,Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
57. Nguyễn Đức Tồn (1994), Đặc trưng dân tộc của tư duy ngôn ngữ qua hiện tượng từ
đồng nghĩa, Tạp chí Ngôn ngữ , số 3.
58. Nguyễn Đức Tồn (1997), Tư duy ngôn ngữ ở người Việt, Tạp chí Tâm lí học, số 4.
59. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hoá-dân tộc của ngôn ngữ và tư
duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác), NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
60. Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt, NXB Đại học &Trung học chuyên
nghiệp, Hà Nội.

61. Viện Ngôn ngữ học (2007), Từ điển Anh - Việt, NXB Văn hoá Sài Gòn.
62. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
63. Viện Ngôn ngữ học (1991), Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.
64. Tân Việt (2005), 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc,
Hà Nội.
65. Trần Quốc Vượng(chủ biên) (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục.
66. English Wedding Traditions, http//WeddingDetails.com
67. Etymology Dictionary, http//www.etymonline.com
68. New Edition (1992), Oxford advanced learner’s dictionary.

×