SỞ GD & ĐT ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: SINH HỌC – LỚP 10
Thời gian làm bài: 45phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 357
(Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:....................................................................SBD .............................
Câu 1: Trong tế bào nhân thực, các cấu trúc có 2 lớp màng bao bọc gồm:
A. Nhân, ti thể, lục lạp.
B. Ribôxôm, ti thể, lục lạp.
C. Nhân, Lizoxom, ti thể.
D. Nhân, ribôxôm, lizôxôm.
Câu 2: Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự lớn dần là:
A. Họ, lồi, chi, bộ, lớp, ngành giới.
B. Họ, loài, chi, lớp, bộ, ngành giới.
C. Loài, họ, chi, bộ, lớp, ngành giới.
D. Loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành giới.
Câu 3: Khi enzim xúc tác cho phản ứng, cơ chất liên kết với
A. Axit amin.
B. Prôtêin.
C. Trung tâm hoạt động của enzim.
D. Côenzim.
Câu 4: Trong tế bào, năng lượng tồn tại chủ yếu ở dạng
A. Điện năng.
B. Hóa năng.
C. Quang năng.
D. Nhiệt năng.
Câu 5: Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là:
A. Màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân.
B. Màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân.
C. Thành tế bào, tế bào chất, nhân.
D. Thành tế bào, màng sinh chất, nhân.
Câu 6: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ:
A. Colesteron.
B. Peptiđôglican.
C. Photpholipit và prôtêin.
D. Xenlulozơ.
Câu 7: Lưới nội chất trơn có chức năng:
A. Tổng hợp prơtêin và lipit cho tế bào, chuyển hóa đường.
B. Cung cấp năng lượng, tổng hợp lipit và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.
C. Cung cấp năng lượng, tổng hợp lipit và prơtêin và chuyển hóa đường.
D. Chuyển hố đường, tổng hợp lipit và phân huỷ chất độc hại đối với cơ thể.
Câu 8: Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa một phân tử:
A. mARN dạng vòng. B. rARN dạng vòng.
C. ADN dạng vòng.
D. ARN dạng vòng.
Câu 9: Loại phân tử hữu cơ nào sau có đặc tính kị nước?
A. Lipit.
B. Enzim.
C. Prôtit.
D. Cacbohydrat.
0
Câu 10: Gen A dài 4080 A , có 30 % Nuclêơtit loại Ađênin. Tính số Nuclêôtit từng loại của gen?
A. T = A = 720, G = X = 4800.
B. T = A =720, G = X = 480.
C. T = A =740, G = X = 480.
D. T = A = 600, G = X = 900.
Câu 11: Giữa hai chuỗi pôlinuclêôtit của phân tử ADN các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên
kết gì?
A. Liên kết hyđrơ.
B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hố trị.
D. Liên kết peptit.
Câu 12: Tế bào có thể điều hịa tốc độ q trình chuyển hóa vật chất bằng việc tăng hoặc giảm
yếu tố nào sau?
A. Hoạt tính enzim.
B. Nồng độ cơ chất.
C. Độ pH của tế bào.
D. Nhiệt độ tế bào.
Câu 13: Thành phần cấu tạo của phân tử ATP là:
A. Bazơ ađenin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.
B. Bazơ ađenơzin, đường ribơzơ, 3 nhóm photphat.
C. Bazơ ađenơzin, đường dxiribozơ, 3 nhóm photphat.
D. Bazơ ađenin, đường đxiribơzơ, 3 nhóm photphat.
Trang 1/3 - Mã đề thi 357
Câu 14: Trình tự sắp xếp đặc thù của các axít amin trong chuỗi pơlipeptít tạo nên cấu trúc bậc
mấy của phân tử prôtêin?
A. Bậc 1.
B. Bậc 4.
C. Bậc 3.
D. Bậc 2.
Câu 15: Đặc điểm nào sau của nhân tế bào giúp nó có thể điều khiển mọi hoạt động sống của tế
bào?
A. Chứa nhân con.
B. Đa số có hình cầu.
C. Chứa vật chất di truyền ( ADN).
D. Có cấu trúc màng kép.
Câu 16: Tốc độ khuếch tán của chất tan qua màng sinh chất phụ thuộc vào
A. Kích thước của máy bơm đặc biệt.
B. Nhu cầu năng lượng ATP của tế bào.
C. Sự chênh lệch nồng độ giữa hai bên màng.
D. Cấu trúc của màng sinh chất.
Câu 17: Bào quan duy nhất có mặt ở tế bào nhân sơ là:
A. Ti thể.
B. Trung thể.
C. Lạp thể.
D. Ribôxôm.
Câu 18: Trong phân tử prôtêin, các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết
A. Ion.
B. Peptit.
C. Cộng hoá trị.
D. Hydro.
Câu 19: ADN là đại phân tử hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại :
A. Nucleotit ( A, T, G, X ).
B. Ribonucleotit (A, U, G, T ).
C. Ribonucleotit ( A, T, U, X ).
D. Nuclcotit ( A, U, G, X).
Câu 20: Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào:
A. Cơ.
B. Biểu bì.
C. Bạch cầu.
D. Hồng cầu.
Câu 21: Màng sinh chất cho các chất ra vào tế bào:
A. Một cách tùy ý.
B. Chỉ cho các chất ra.
C. Chỉ cho các chất vào.
D. Một cách có chọn lọc.
Câu 22: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:
A. Tế bào, cơ thê, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
C. Tế bào, mô, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
D. Quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển, cơ thể.
Câu 23: Cơ chất là:
A. Chất chịu sự tác động của enzim.
B. Chất tạo ra sau phản ứng.
C. Chất xúc tác sinh học.
D. Là trung tâm hoạt động của enzim.
Câu 24: Nguyên tắc thứ bậc là:
A. Tổ chức sống cấp trên làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp dưới.
B. Các cấp tổ chức làm nền tảng xây dựng nên các cấp tổ chức của thế giới sống.
C. Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn.
D. Thế giới sống là hệ thống mở và ln có khả năng tự điều chỉnh.
Câu 25: Thành phần cơ bản của enzim là:
A. Lipit.
B. Cacbohidrat.
C. Axit nucleic.
D. Prôtêin.
Câu 26: Loại phân tử hữu cơ nào sau có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất?
A. Axit nuclêic.
B. Cacbohidrat.
C. Prôtêin.
D. Lipit.
Câu 27: Vận chuyển thụ động:
A. Cần tiêu tốn năng lượng.
B. Không cần tiêu tốn năng lượng.
C. Khơng cần có sự chênh lệch nồng độ.
D. Cần các bơm đặc biệt trên màng.
Câu 28: Các đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohyđrat là:
A. Glucôzơ, fructôzơ, saccarôzơ.
B. Glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ.
C. Fructôzơ, saccarôzơ, galactôzơ.
D. Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.
Câu 29: Nấm nhầy thuộc giới nào sau?
A. Giới thực vật.
B. Giới nguyên sinh.
C. Giới khởi sinh.
D. Giới nấm.
Câu 30: Dị hóa là:
A. Tập hợp tất cả các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
B. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
Trang 2/3 - Mã đề thi 357
C. Tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau xảy ra trong tế bào.
D. Quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
Câu 31: Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là:
A. Giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
B. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới động vật.
C. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật.
Câu 32: ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì:
A. ATP dễ dàng thu được từ mơi trường ngồi cơ thể.
B. ATP vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.
C. Các liên kết phơtphat cao năng dễ hình thành nhưng khơng dễ bị phá hủy.
D. ATP có các liên kết phôtphat cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
Câu 33: Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là phương
thức vận chuyển
A. Thẩm thấu .
B. Xuất bào và nhập bào.
C. Thụ động.
D. Chủ động.
Câu 34: Nước có tính phân cực do:
A. Elêctrơn của hiđrơ yếu.
B. Cấu tạo từ ơxi và hiđrơ.
C. Phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu.
D. Các liên kết hiđrơ ln bền vững.
Câu 35: Trong tế bào, bào quan khơng có màng bao bọc là:
A. Lizôxôm.
B. Ti thể.
C. Peroxixom.
D. Ribôxôm.
Câu 36: Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật khơng có ở tế bào động vật là:
A. Ribơxơm.
B. Lục lạp.
C. Ti thể.
D. Lưới nội chất
hạt.
Câu 37: Tổng số nuclêôtit của phân tử ADN là 3000, Tính khối lượng của phân tử ADN trên?
A. 900000.
B. 30000.
C. 120000.
D. 240000.
Câu 38: Kiểu vận chuyển các chất ra và vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là:
A. Vận chuyển chủ động.
B. Vận chuyển thụ động.
C. Xuất bào – nhập bào.
D. Khuếch tán trực tiếp.
Câu 39: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:
A. H, O, N, P.
B. C, H, O, P.
C. C, H, O, N.
D. O, P, C, N.
Câu 40: Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải " cắt " chiếc đi của nó. Bào quan đã
giúp nó thực hiện việc này là:
A. Ty thể.
B. Lizơxơm.
C. Lưới nội chất.
D. Ribôxôm.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Trang 3/3 - Mã đề thi 357