Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề kiểm tra HK1 môn Vật lí lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.13 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
MƠN: VẬT LÍ – LỚP 12

Thời gian làm bài: 30 phút;
(20 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 357

Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2kV, hiệu suất trong quá
trình truyền tải là H = 80%. Muốn hiệu suất trong quá trình truyền tải tăng đến 95% thì ta phải
A. tăng hiệu điện thế lên đến 4kV.
B. giảm hiệu điện thế xuống còn 0,5kV.
C. tăng hiệu điện thế lên đến 8kV.
D. giảm hiệu điện thế xuống còn 1kV.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chu kỳ của dao động cưỡng bức không bằng chu kỳ của dao động riêng.
B. Chu kỳ của dao động cưỡng bức bằng chu kỳ của lực cưỡng bức.
C. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của dao động riêng.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là khơng đúng?
A. Bước sóng là qng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.
B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.
C. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động.
D. Vận tốc của sóng chính bằng vận tốc dao động của các phần tử dao động.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây về biên độ dao động tổng hợp là không đúng?
Dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số
A. có biên độ phụ thuộc vào biên độ của dao động hợp thành thứ hai.


B. có biên độ phụ thuộc vào biên độ của dao động hợp thành thứ nhất.
C. có biên độ phụ thuộc vào độ lệch pha giữa hai dao động hợp thành.
D. có biên độ phụ thuộc vào tần số chung của hai dao động hợp thành.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ giữa li độ, vận tốc, gia tốc là đúng?
A. Trong dao động điều hoà vận tốc và gia tốc luôn ngược chiều.
B. Trong dao động điều hồ gia tốc và li độ ln ngược chiều.
C. Trong dao động điều hoà vận tốc và li độ ln cùng chiều.
D. Trong dao động điều hồ gia tốc và li độ ln cùng chiều.
Câu 6: Phương trình tổng quát của dao động điều hoà là
A. x = Atg(ωt + φ).
B. x = Acos(ωt2 + φ). C. x = Acos(ωt + φ). D. x = Acotg(ωt + φ).
Câu 7: Một chất điểm dao động điều hồ theo phương trình x=5cos(2πt)cm,chu kỳ dao động của chất
điểm là
A. T = 1Hz.
B. T = 0,5s.
C. T = 2s.
D. T = 1s.
Câu 8: Trong dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Vận tốc của vật đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.
B. Gia tốc của vật đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.
C. Gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.
D. Vận tốc của vật đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm?
A. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/4.
B. Dịng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/4.
C. Dịng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/2.
D. Dịng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/2.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Cơ năng của dao động điều hồ ln bằng
A. động năng ở thời điểm ban đầu.
B. thế năng ở vị trí li độ cực đại.

Trang 1/2 - Mã đề thi 357


C. tổng động năng và thế năng ở thời điểm bất kỳ.
D. động năng ở vị trí cân bằng.
Câu 11: Stato của một động cơ không đồng bộ ba pha gồm 6 cuộn dây, cho dòng điện xoay chiều ba
pha tần số 50Hz vào động cơ. Từ trường tại tâm của stato quay với tốc độ bằng bao nhiêu?
A. 3000vòng/phút.
B. 1500vịng/phút.
C. 1000vịng/phút.
D. 500vịng/phút.
Câu 12: Một vật dao động điều hồ theo phương trình x = 6cos(4πt)cm, biên độ dao động của vật là :
A. A = 6cm.
B. A = 4m.
C. A = 6m.
D. A = 4cm.
Câu 13: Động năng của dao động điều hoà
A. biến đổi theo thời gian dưới dạng hàm số sin.
B. không biến đổi theo thời gian.
C. biến đổi tuần hoàn với chu kỳ T.
D. biến đổi tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ T/2.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây về sóng cơ học là khơng đúng?
A. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
B. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang.
C. Sóng cơ học là q trình lan truyền dao động cơ học trong một môi trường liên tục.
D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với sóng cơ học?
A. Sóng cơ học có thể lan truyền được trong mơi trường chân khơng.
B. Sóng cơ học có thể lan truyền được trong mơi trường chất lỏng.
C. Sóng cơ học có thể lan truyền được trong mơi trường chất khí.

D. Sóng cơ học có thể lan truyền được trong môi trường chất rắn.
Câu 16: Nhận xét nào sau đây về máy biến thế là không đúng?
A. Máy biến thế có thể tăng hiệu điện thế.
B. Máy biến thế có tác dụng biến đổi cường độ dịng điện.
C. Máy biến thế có thể thay đổi tần số dịng điện xoay chiều.
D. Máy biến thế có thể giảm hiệu điện thế.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả mãn
1
điều kiện  
thì
LC
A. cường độ dịng điện cùng pha với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
B. công suất tiêu thụ trung bình trong mạch đạt cực đại.
C. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt cực đại.
D. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại.
Câu 18: Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Dao động duy trì có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của con lắc.
Câu 19: Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất?
A. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C.
B. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.
C. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2.
D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.
Câu 20: Sóng cơ học lan truyền trong khơng khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng
cơ học nào sau đây?
A. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0ms.
B. Sóng cơ học có tần số 30kHz.

C. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0μs.
D. Sóng cơ học có tần số 10Hz.
----------- HẾT ---------Trang 2/2 - Mã đề thi 357



×