SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM HỌC 2008 - 2009
MỤC LỤC
Mục lục Trang 1.
I. Đặt vấn đề 2.
II. Nội dung
1. Thực trạng của vấn đề.
o a. Thuận lợi 3.
o b. Khó khăn 4.
2. Giải pháp tổ chức thực hiện 5.
Đối với giáo viên 5.
Đối với học sinh 14.
3. Hiệu quả đạt được 14.
III. Kết luận 17.
Xác định của Tổ 18.
Xác định của Thủ Trưởng đơn vị 19.
NGƯỜI VIẾT: DƯƠNG HUỲNH TRIỀU Trang 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM HỌC 2008 - 2009
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH VIẾT CHUYÊN ĐỀ ĐỂ HỌC TẬP TỐT VÀ YÊU
THÍCH BỘ MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG_ AN NINH TẠI TRƯỜNG
THPT AN MỸ
-------------------
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác
giáo dục quốc phòng toàn dân. Giáo Dục Quốc Phòng là môn học chính khóa nằm
trong chương trình giảng dạy của các trường Trung Học Phổ Thông nhằm rèn luyện
hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc
phòng toàn dân vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những năm qua,
Ban Giám hiệu và Tổ Giáo Dục Thể Chất Quốc Phòng – An Ninh luôn quan tâm chỉ
đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Quốc Phòng cho học sinh.
Trong những năm qua, Ban Giám Hiệu đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng
dẫn các giáo viên chọn nhiều hình thức tổ chức giảng dạy, học tập môn học này. Các
Giáo viên bộ môn phải thay đổi giáo án cho phù hợp với chương trình của Bộ giáo
dục đề ra, 35 tiết mỗi năm học. Từ năm 2003 đến nay, HS được nâng cao hiểu biết về
truyền thống vẻ vang của dân tộc, Quân đội Nhân dân Việt Nam và một số nội dung
cơ bản về quốc phòng, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật... Nội dung
thực hành luyện tập theo đúng nội dung, thời gian quy định. Các giáo viên đều tích
cực tham gia huấn luyện, học sinh hăng say luyện tập nhằm tham gia hội thao quốc
phòng diễn ra hai năm một lần.
Trong những năm gần đây khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, kĩ thuật thông
tin hiện đại, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong trường học là vấn đề
đang được các cấp lãnh đạo quan tâm và ủng hộ, hiện nay, số lượng giáo viên áp
dụng công nghệ thông tin vào trong phương pháp giảng dạy rất đa dạng, sinh động,
gây hứng thú cho học sinh nói chung, và đối với phương pháp giáo dục quốc phòng –
an ninh nói riêng, chương trình môn giáo dục quốc phòng an ninh rất đa dạng:
NGƯỜI VIẾT: DƯƠNG HUỲNH TRIỀU Trang 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM HỌC 2008 - 2009
- Liên quan đến lịch sử có bài : Việt Nam đánh giặc giữ nước, lịch sử và truyền
thống của Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam .
- Liên quan đến địa lý như bài : Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia,
thường thức phòng tránh một số loại bom đạn và thiên tai.
- Liên quan đến Giáo Dục Công Dân có bài : Tác hại của Ma túy và trách nhiệm
của học sinh trong phòng chống ma túy.
- Liên quan đến Sinh học có bài : Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và
Băng bó vết thương, kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương.
- Liên quan đến hướng nghiệp như bài: hệ thống nhà trường quân đội, công an và
chế độ tuyển sinh vào các trường quân sự, công an giúp các em học sinh định
hướng được nghề nghiệp quân sự, công an… Đồng thời Ngành Giáo dục và Đào
tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập, khắc phục thói quen học tập
thụ động, lối truyền thụ kiến thức một chiều phổ biến ở các trường phổ thông hiện
nay.
Do đó Bản thân Tôi cần hiểu mục tiêu bài dạy và trình độ phát triển tâm sinh lý
học sinh để có các tổ chức hợp lí từng hoạt động học tập, trong khi đó luôn tạo ra
những tình huống, nêu vấn đề, đưa ra những đề tài nghiên cứu liên quan đến bản thân
học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội… nhằm mục đích giúp cho học sinh độc lập
suy nghĩ, giải quyết và thể hiện bằng hành động của mình.
II. NỘI DUNG:
1. Thực trạng của vấn đề:
a. Thuận lợi :
NGƯỜI VIẾT: DƯƠNG HUỲNH TRIỀU Trang 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM HỌC 2008 - 2009
- Bản thân tôi được Sở Giáo Dục và Đào Tạo Bình Dương tạo điều kiện cho đi học
bồi dưỡng Cán bộ cốt cán môn Giáo dục Quốc Phòng – An ninh tại Nha Trang.
Đồng thời được Ban giám hiệu cũng như các thành viên của tổ luôn khuyến khích
động viên việc giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, và hướng cho học sinh
giải quyết vấn đề một cách độc lập.
- Bên cạnh đó, tôi cũng rất may mắn được sự đồng tình và giúp đỡ, động viên hết
sức nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường và của bạn bè đồng nghiệp.
- Giờ dạy môn giáo dục quốc phòng thực sự mang lại cho tôi sự cảm hứng và muốn
tìm tòi, học hỏi nhiều hơn nữa.
- Mỗi năm học Tôi luôn lấy bài học để làm câu hỏi đề tài, từ đó hướng dẫn học sinh
tự nghiên cứu và đạt được những thành tích đáng kể, số lượng các em tham gia
viết đề tài có phần phong phú hơn và sinh động hơn, đặc biệt năm nay bản thân
Tôi lấy 4 trong 8 câu hỏi từ công văn của Sở GD & ĐT về việc chuẩn bị tiếp đoàn
kiểm tra của Hội đồng GDQP- AN TW làm đề tài hướng dẫn học sinh tự nghiên
cứu viết chuyên đề.
Mục đích của chuyên đề là giúp cho các em học sinh tự tìm tòi, học hỏi, khả năng
tư duy sáng tạo từ câu hỏi các em học sinh thu thập thông tin, bên cạnh đó các em có
kiến thức về tin học, truy cập mạng tìm kiếm tư liệu là một phần quan trọng đem đến
thành công của việc viết chuyên đề.
b. Khó khăn :
- Được Sở giáo dục và đào tạo Bình Dương cho dự lớp khoá học sáu tháng, nhưng
mới chỉ là bước đầu để làm quen, vì vậy tôi cũng phải tự tìm tòi, học hỏi qua tài liệu
và qua bạn bè.
- Việc tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho việc viết chuyên đề cũng rất khó khăn vì tôi
phải tìm tòi trên sách báo, tạp chí, mạng internet…
NGƯỜI VIẾT: DƯƠNG HUỲNH TRIỀU Trang 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM HỌC 2008 - 2009
2. Giải pháp tổ chức thực hiện:
Đối với giáo viên:
- Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh trong ngành giáo dục đã có những chuyển
biến mạnh mẽ từ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đến việc tổ chức
thực hiện ở từng cơ sở, nhà trường, đơn vị. Các cơ quan quản lý giáo dục đã có sự
chỉ đạo kiên quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh trong
toàn ngành. Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng ở cấp trung học phổ thông đã
bước đầu được hình thành và phát triển. Sở giáo dục và đào tạo Bình Dương đã
từng bước thực hiện biên chế giáo viên theo các văn bản quy định hiện hành; việc
tổ chức học theo phân phối chương trình, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho
từng học sinh đã được thực hiện ở nhiều trường trong toàn tỉnh. Giáo dục quốc
phòng, an ninh cho học sinh các trường ngày càng có chất lượng, hiệu quả đã tạo
ra môi trường học tập, rèn luyện cho học sinh.
- Những kết quả đạt được đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà
nước về công tác giáo dục quốc phòng - an ninh; Định hướng đổi mới phương
pháp dạy học là hướng tới hoạt động tích cực, chủ động, chống lại thói quen học
tập thụ động, đối với giáo viên tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết
bị dạy học, khả năng vận dụng và truyền đạt kiến thức một cách linh hoạt và đặc
biệt là ứng dụng của công nghệ thông tin.
- Từ đó giao nhiệm vụ tìm tòi sáng tạo trong thực tiễn, để giảng dạy tốt, giáo
viên giáo dục quốc phòng trước hết phải có kiến thức sâu rộng. Cho nên, việc có ý
thức tự trau dồi, tích luỹ kiến thức qua việc tự học, tự nghiên cứu, nhằm làm giàu
tri thức phục vụ chuyên môn như tìm tòi trong sách vở, báo chí, mạng lưới thông
tin báo đài, internet…. Ngoài ra, việc cập nhật thông tin qua các phương tiện
thông tin đại chúng đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cho giáo viên có nhiều
kiến thức mới, phong phú.
NGƯỜI VIẾT: DƯƠNG HUỲNH TRIỀU Trang 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM HỌC 2008 - 2009
- Mặt khác, đối với giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh , công việc giảng
dạy phải gắn liền với nghiên cứu khoa học. Đây là con đường ngắn nhất để không
ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những
hình thức, biện pháp thích hợp truyền đạt tri thức tới người học.
- Việc chọn lựa các câu hỏi làm chuyên đề nghiên cứu phải thực tế và thiết thực
giúp học sinh tìm hiểu kỹ và rõ ràng hơn, tránh học sinh hiểu sai lệch kiến thức …
Đồng thời giáo viên phải nắm vững câu hỏi cũng như kiến thức sâu rộng về
chuyên đề.
- Từ 8 câu hỏi trong công văn của Sở GD & ĐT về việc chuẩn bị tiếp đoàn kiểm
tra của Hội đồng GDQP- AN TW Tôi đã chọn 4 câu hỏi sau làm đề tài hướng dẫn
học sinh tự nghiên cứu viết chuyên đề:
Câu 1. Anh ( Chị) hãy nêu những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ
quân sự? Trách nhiệm của học sinh trong việc chấp hành Luật Nghĩa vụ
quân sự.
Câu 2. Anh (Chị) hãy nêu những nội dung cơ bản xây dựng nền quốc
phòng toàn dân vững mạnh thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá?
Trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững
mạnh.
Câu 3. Anh (Chị) hiểu thế nào là toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo
Việt Nam; Quần đảo Hoàng sa, Trường sa thuộc tỉnh nào của nước ta?
Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ
quyền biển đảo.
Câu 4. Anh (Chị) hiểu thế nào là ma túy, tác hại của ma túy, trách nhiệm
của học sinh trong phòng, chống ma túy.
Với 4 câu trên Tôi đã phân ra thành 4 chuyên đề: ( mỗi lớp chia làm 3 nhóm,
mỗi nhóm đảm nhiệm một chuyên đề)
NGƯỜI VIẾT: DƯƠNG HUỲNH TRIỀU Trang 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM HỌC 2008 - 2009
Ở khối lớp 11 các em sẽ thực hiện 3 chuyên đề sau:
Luật nghĩa vụ quân sự.
Toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Tác hại của ma túy, trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy.
Đối với khối lớp 12 các em thực hiện 3 chuyên đề:
Những nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh thời
kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá?
Toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo Việt Nam
Tác hại của ma túy, trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy.
Để thực hiện một chuyên đề trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh phần trình bày,
trình tự bố cục nội dung của chuyên đề:
NGƯỜI VIẾT: DƯƠNG HUỲNH TRIỀU Trang 7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM HỌC 2008 - 2009
Trang thứ nhất: học sinh sẽ thiết kế trang bìa bằng đánh máy vi tính với nội dung sau:
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Bình Dương
Tên Trường…………
Tên lớp……………..
Tên Chuyên đề
Năm học 2008 - 2009
NGƯỜI VIẾT: DƯƠNG HUỲNH TRIỀU Trang 8