Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Gián án Vôi vàng- Xuân Diệu_ luyện đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.57 KB, 4 trang )

Cao Thị Hà Trường THPT Giao Thủy B
XUÂN DIỆU
Đề 1: “Sự đóng góp của Xuân Diệu vào văn học không phải ở đề tài. Đặc sắc của
Xuân Diệu là ở cảm hứng, thi tứ, bút pháp”
Giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên bằng việc phân tích bài thơ “Vội vàng”.
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Xuân Diệu.
- Giới thiệu nhận định trên.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Đề tài là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm.
- Cảm hứng là nội dung tình cảm bao trùm toàn bộ tác phẩm.
- Thi tứ là tứ thơ, là cách diễn tả ý, là hình tượng xuyên suốt toàn tác phẩm, bộc lộ tư
tưởng của toàn bài.
- Bút pháp là các biện pháp nghệ thuật mà nhà thơ sử dụng để thể hiện tư tưởng của
mình.
- Sự đóng góp của Xuân Diệu không ở đề tài: Xuân Diệu không mang lại một đề tài
mới mẻ cho văn học Việt Nam. Vì trong thơ ông ta vẫn bắt gặp đề tài muôn thuở của
thi ca. Đó là tình yêu, là nỗi cô đơn. Đề tài không phải là dấu hiệu của tài năng. Tài
năng của người nghệ sĩ là việc khám phá mới mẻ và thể hiện sáng tạo một đề tài
quen thuộc. Ví dụ đề tài tình yêu tổ quốc được Tản Đà thể hiện sáng tạo qua hình
tượng Non và Nước.
- Đặc sắc của Xuân Diệu là ở cảm hứng, thi tứ, bút pháp:
+. Cảm hứng cô đớn thấm thía trong thơ từ cổ chí kim, từ Trần Tử Ngang, Nguyễn
Du, Hồ Xuân Hương, tiên sinh Tản Đà, Nguyễn Bính… Nhưng các nhà thơ thường
cô đơn khi có một mình, khi không biết chia sẻ cùng ai. Xuân Diệu cô đơn ngay cả
khi ở bên cạnh người yêu. Bởi “Em là em, anh vẫn cứ là anh/ Có thể nào qua vạn lí
trường thành/ Của hai thế giới chứa đầy bí mật.” Xuân Diệu luôn khao khát một tình
yêu tuyệt đích.
II. Chứng minh
1. Đề tài


1
Cao Thị Hà Trường THPT Giao Thủy B
- Đề tài tình yêu, thiên nhiên là đề tài muôn thuở của thi ca.
2. Thi tứ
- Hình tượng mùa xuân.
- Mùa xuân trong Vội vàng là mùa xuân vô tận, ở độ xuân sắc, xuân thì. Tất cả đều
căng đầy sức sống.
Của ong bướm này đây…mật
Ong bướm thì trong tuần tháng mật, ngày tháng ngọt ngào của đôi lứa. Yến anh thì
đang hát khúc tình yêu si mê. Đồng nội xanh rì, lá cành tơ nõn.
3. Cảm hứng
- Niềm say đắm đến độ khát khao, tận hưởng, chiếm lĩnh mọi thanh sắc cuộc đời
bằng tất cả các giác quan.
Ta muốn…
+. Đó chính là biểu hiện của cái tôi khát khao giao cảm với cuộc đời, hòa với vũ trụ,
với tìn yêu, với cuộc sống.
+. XD không không giống các thi nhân xưa, có một tư thế ung dung, tự tại trước
mùa xuân họ quan niệm thời gian tuần hoàn “xuân qua xuân lại lại”. Nhưng với XD
Xuân đương tới…già, thời gian tuyến tính, một đi không trở lại. Nên xuân chưa qua
đã thấy tiếc xuân, thấy hoài xuân. Ông trân trọng giây phút hiện tại, khao khát chiến
thắng sự trôi chảy của thời gian bằng tốc độ sống vội vàng, cường độ sống mãnh
liệt. Và hai chữ vội vàng đã trở thành nhan đề của bài thơ như một quan niệm nhân
sinh tích cực. Nhịp điệu bài thơ là nhịp cuống quýt, giục giã.
4. Bút pháp
- Những câu thơ ngắn, những câu thơ tự do hối hả tuân chảy theo nhịp sống của tác
giả.
- Nhịp thơ ngắn, nhanh, dồn dập, lối thơ vắt dòng khiến cho câu thơ đọc nên như
một hơi thở hổn hển.
 Niềm khao khát tận hưởng cuộc sống một cách ham hố, tham lam, dường như bao
nhiêu cũng chưa đủ, bao nhiêu cũng chưa đã. Đó là một nhịp sống gấp gáp, vội vã,

nhịp sống chưa từng có trong thơ truyền thống.
2
Cao Thị Hà Trường THPT Giao Thủy B
- XD đã đem đến cho thơ Mới một luồng gió mới làm xôn xao giữa “chốn nước non
lặng lẽ này”.
- Nhịp thơ gấp gáp, không phải là biểu hiện của lối sống hưởng thụ tầm thường mà
thể hiện sâu sắc ý nghĩa về cuộc sống, ý nghĩa về cuộc đời. Ông trân trọng từng giây
phút hiện tại. Ông sống ý nghĩa trong từng phút giây. Trước cuộc sống của những cô
gái trong Tỏa nhị Kiều, XD cảm thấy bức bối, buồn thương. Ông muốn làm một viên
sỏi ném vào cái ao đời bằng phẳng mong nó gợn lên những làn sóng nhỏ
 Cảm hứng khẳng định cái tôi cá nhân với khát vọng sống có ý nghĩa đã trở
thành một nét đặc sắc trong nội dung nhân đạo của văn học 30 – 45.
- Hình ảnh: thi liệu không mới nhưng mới ở cách cảm nhận. Thi nhân không chỉ
ngắm nghía thiên nhiên mà còn như đang tình tự với thiên nhiên. Thi nhân coi thiên
nhiên như con người, thiên nhiên hầu như được nhân hóa, thiên nhiên đắm chìm
trong không khí yêu đương tình ái. XD làm một cuộc đảo lộn chuẩn mực về cái đẹp,
XD lấy con người làm chuẩn mực của mọi cái đẹp trên thế gian.
 Bài thơ Vội vàng có những hình ảnh mà đọc nửa thế kỉ sau vẫn phải sửng sốt.
- Cách thể hiện mới mẻ với những so sánh, liên tưởng độc đáo. Cảm nhận không chỉ
bằng thị giác mà bằng mọi giác quan. Diễn tả thế giới vô hình trừu tượng thành thế
giới hữu hình sinh động.
Đề 2: Bình giảng khổ thơ:
Của ong bướm này đầy tuần tháng mật

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
(Vội vàng)
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Xuân Diệu
- Bài thơ Vội vàng khẳng định vị trí của XD: là nhà thơ mới nhất trong những nhà
thơ mới.

- Giới thiệu về đoạn thơ- thể hiện những cảm nhận về mùa xuân của XD.
II. Thân bài
3
Cao Thị Hà Trường THPT Giao Thủy B
- Mùa xuân đã đi vào thơ ca ngàn đời. Nhưng có lẽ trước XD không có một tứ thơ nào về
mùa xuân độc đáo như vậy. Đó là mùa xuân của ong bướm dập dìu trong tuần tháng mật,
của lá non phơ phất trên cành, của hoa cỏ rực rỡ trên đồng nội, chim chóc ca hát khúc tình si.

Các định ngữ “tuần tháng mật”, “khúc tình si” gợi lên khung cảnh mùa xuân rạo rực
tình ái trong đó vạn vật giao hòa tìm đến với nhau, căng đầy sức sống. Với cách diễn đạt
độc đáo, XD đã hấp dẫn người đọc bằng một bộ y phục tối tân mang vẻ đẹp phương xa.
- Sự xuất hiện liên tục của điệp từ này đây gợi hình ảnh của chính thi nhân đang say sưa
chiêm ngưỡng, phát hiện đang vồ vập tận hưởng mọi vẻ đẹp của mùa xuân. Thiên nhiên cứ
căng tràn như dâng tặng tất cả cho con người.
+. Này đây tạo nhịp thơ dồn dập, hối hả. Gợi một mùa xuân viên mãn, căng đầy- một thiên
nhiên phong phú như sẵn sàng dâng tặng cho con người.
- “Và này đây…cửa” câu thơ đầy táo bạo và mới mẻ. Ánh sáng mỗi buổi sáng được nhà thơ
tưởng tượng như được phát ra từ đôi mắt của thiếu nữ xinh đẹp, mỗi khi nàng chớp hàng mi.
Mi của ánh sáng thật dài
Tia cuả ánh sáng thật đẹp.
- Táo bạo nhất có lẽ là cách so sánh:
Tháng giêng ngon…

Câu thơ đầy chất lãng mạn xuân tình.
+. Tháng giêng là một khái niệm thời gian trừu tượng, được tác giả cảm nhận bằng cụ thể
bằng một từ độc đáo ngon. Hình ảnh so sánh rất ấn tượng ngon như một cặp môi gần, gợi
một vẻ đẹp tình tứ, quyến rũ, nồng nàn nhưng cũng rất trong sáng, táo bạo thanh cao.

Câu thơ gợi cảm xúc say mê, cháy bỏng của thi nhân. Đó là niềm đam mê của XD với
cuộc sống. Với XD người thiếu nữ là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp.

Một quan niệm mới chưa từng thấy trong thi ca khiến cho câu thơ vừa truyền thống, vừa
mới lạ, tràn đầy sức sống, mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc.
III. Kết bài
- So sánh với quan niệm về mùa xuân của các tác giả khác, đặc biệt là CLV.
- Thành công của khổ thơ.
4

×