Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giao duc dao duc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.76 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN CHÂU ĐỨC</b>



<b>LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG</b>



<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>



<b>ĐỀ TÀI</b>



<b>GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT VỀ ĐẠO ĐỨC</b>


<b>Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC</b>



<i>Kim Long, Tháng 5 năm 2006</i>


Người thực hiện : <i><b>Đỗ Đức Thiện</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHÒNG GIÁO DỤC CHÂU ĐỨC</b> <b> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>



<b>GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT VỀ ĐẠO ĐỨC</b>


<b>Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC</b>



<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>


<b>I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>


Nói đến giáo dục khơng thể khơng nói đến giáo dục đạo đức. Bởi đạo đức
là một trong hai mặt quan trọng trong đời sống của con người nói chung và đối
với học sinh tiểu học nói riêng. Ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã đề ra những
chuẩn mực, hành vi đạo đức để giáo dục con cháu mà hiện nay chúng ta thừa


hưởng qua kho tàng ca dao, tục ngữ như: “Không thầy đố mày làm nên”, “Lời
chào cao hơn mâm cỗ”, “Aên quả nhớ kẻ trồng cây”…


Nói đến đạo đức của một con người tức là nói đến lời ăn tiếng nói, nhữõõûng
cử chỉ hành vi, thái độ… của chính con người ấy với những người xung quanh,
với cộng đồng, với xã hội. Vì vậy, từ xưa đến nay, một xã hội chân chính, một
nền giáo dục chân chính, khơng bao giờ xem nhẹ giáo dục đạo đức.


Tuy nhiên hiện nay, sự tác động nhiều mặt của xã hội đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến đạo đức của học sinh nói chung mà đặc biệt là lứa tuổi học sinh
tiểu học. Chỉ làm một phép tính so sánh nhỏ giữa mười hoặc mười lăm năm
trước đây với hiện nay thôi, ta cũng thấy rõ số lượng học sinh cá biệt về đạo
đức gia tăng. Trong phạm vi nhà trường hay một lớp học, chúng ta nghe thấy
học sinh nói tục, chửi thề, đánh lộn… ngoài ra, ở vào độ tuổi các em, ta cũng
thấy những mầm mống thói hư tật xấu, những hành vi, thái độ phi đạo đức diễn
ra hằng ngày trong xã hội.


Các em sớm có những biểu hiện xấu có thể do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan. Nhưng dù nguyên nhân nào đi chăng nữa thì đây là một vấn
đề bức xúc với xã hội mà đặc biệt là những người làm công tác giáo dục thiếu
niên và nhi đồng. Vậy làm thế nào để ngăn chặn những thói hư tật xấu, cá biệt
về đạo đức… để hướng các em đi theo con đướng đúng đắn ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>II.MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI</b>:


Tơi chọn đề tài “ Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức ở trường
tiểu học” với những mục đích sau:


Tìm hiểu những nguyên nhân khách quan và chủ quan, dẫn đến sự cá biệt
về đạo đức của các em.



Tìm hiểu thực tế về sự giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Nhằm thấy rõ giáo dục đạo đức có tầm quan trọng đặc biệt trong sự hình
thànhvà phát triển nhân cách của học sinh.


Giúp cho bản thân có cơ sở để thực hiện nhiệm vụ giáo dục một cách có
hiệu quả.


Tìm ra những biện pháp hữu hiệu để giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt.
Giúp cho các em trở thành những con người tốt góp phần vào sự thành công
của sự nghiẹp giáo dục. Nghĩa là giáo giục các em: “ Vừa hồng - vừa chuyên”.
Xứng đáng là chủ nhân của tương lai của đất nước giàu mạnh.


Từ mục đích của đề tài đã nêu trên. Tôi đã thực hiện được kế hoạch: “Giáo
dục học sinh cá biệt về đạo đức ở trường tiểu học” như sau:


<b>III.NOÄI DUNG</b>


<b>1.</b> Một số nguyên nhân dẫn đến việc học sinh có những thói quen,
hành vi xấu khó sữa chữa:


Hiện nay, ở lứa tuổi học sinh tiểu học, bên cạnh rất nhiều em có phẩm chất
đạo đức tốt, vẫn cịn một số em có những hành vi biểu hiện thiếu văn minh, phi
đạo đức như : Nói tục, chửi thề, đánh lộn, vô lễ với người lớn tuổi, không vâng
lời cha mẹ, thầy cơ…


Học sinh sớm có những biểu hiện xấu về đạo đức, do ở một số các nhà
trường tiểu học hiện nay đối với việc giáo dục đạo đức cho các em chưa được
coi trọng ; việc dạy các chuẩn mực, hành vi đạo đức qua các bài học chính
khóa cịn mang tính hình thức, chung chung và không liên hệ thực tế một cách


sinh động nên sự lĩnh hội tri thức và vận dụng vào thực tế của học sinh cịn hời
hợt, khơng có hiệu quả.


Do ở một số gia đình, cha mẹ hay lục đục, gây gổ nhau, ít quan tâm đến
con cái. Cha mẹ khơng biết con cái mình giao lưu với lọai bạn bè nào ? Tốt hay
xấu? Chính vì vậy, học sinh dễ dàng chịu sự tác động của những cái xấu, bắt
chước những lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành vi kém văn hóa từ người lớn và bạn
bè xấu, dần dần trở thành những thói quen khó sửa chữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Một số giáo viên ở các nhà trường thường áp dụng các hình phạt nặng như:
đánh đập, đuổi học, phạt quì suốt buổi học, khiển trách,nhục mạ các em trước
tập thể, đám đông khi các em mắc phải những lỗi lầm. Từ đó, làm cho các em
trở nên chai lì khó dạy bảo.


Một số giáo viên ở các trường cịn phó thác trách nhiệm giáo dục các em
cho tổng phụ trách Đội khi các em sai phạm.


Qua tìm hiểu thực tế đã giúp tôi đưa ra những giải pháp sau :


<b>2.</b> Giải pháp cụ thể:


Việc giáo dục đạo đức ở nhà trường phải được coi trọng;sự phối hợp ba bên
giữa nhà trường, gia đình và xã hội phải được thực hiện nhịp nhàng, đồâng bộ thì
sẽ hạn chế, thậm chí xóa bỏ những biểu hiện xấu về hành vi đạo đức của các
em.Yêu cầu mọi giáo viên ở bậc tiểu học phải tiến hành tốt việc dạy chữ kết
hợp với việc dạy người và thực hiện tốt chương trình dạy đạo đức ở nhà trường
thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn.


Gia đình của các em phải thực sự đầm ấm, hạnh phúc; cha mẹ phải luôn
quan tâm đúng mức đến con cái thì ảnh hưởng của những thói hư tật xấu sẽ hạn


chế xâm nhập vào các em.


Đối với tổng phụ trách Đội cần gần gũi tâm tình với các em học sinh, tìm
hiểu cụ thể từng hồn cảnh và cá tính của những học sinh cá biệt. Ln có thái
độ tôn trọng các em để các em dễ dàng cởi mở hơn khi nói chuyện.


Ln quan tâm ngay những việc làm nhỏ nhặt nhất, cả những việc tốt lẫn
việc xấu để hướng các em theo chuẩn mực, hành vi đạo đức một cách tự nhiên.


Không dùng quyền bắt buộc học sinh làm theo ý mình,ln ln để học
sinh tự trình bày ý kiến của mình theo sự hướng dẫn khéo léo của tổng phụ
trách, để các em cảm nhận được sự quan tâm,cảm thơng của người lớn. Từ đó,
các em tự sửa chữa thói hư, tật xấu của mình.


Ln có thái độ tốt giúp cho học sinh cảm giác tổng phụ trách là chỗ dựa
vững chắc, là người anh, người bạn thân nhất của các em. Đồng thời, khi nói
chuyện với các em phải lạc quan, cởi mở và tự nhiên.


Tổ chức tốt các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng để cuốn hút các
em, nhằm giáo dục những hành vi, thói quen ứng xử văn hóa về các mặt : Đức,
trí, thể, mĩ, lao động góp phần hình thành phát triển mẫu người tồn diện trong
tương lai .


<b>3.</b> Những việc cần làm và cần tránh khi giáo dục học sinh cá biệt về
đạo đức ở trường tiểu học:


Tổng phụ trách Đội phải hiểu biết các em toàn diện về mọi mặt .


Thấy được những yếu tố tốt đẹp trong mỗi hành vi của học sinh, kể cả
những hành vi sai phạm…



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Tổng phụ trách phải biết cách kết hợp với gia đình – giáo viên chủ nhiệm –
các ban ngành đoàn thể để tạo được mối dây liên hệ, theo dõi động viên các
em ý thức, tự giác sửa lỗi để sống có hành vi đạo đức tốt .


Tổng phụ trách cần phải tránh suy nghĩ rằng các khuyết điểm, nết xấu của
các em chỉ là nhất thời, khơng đáng quan tâm. Vì các em cịn non nớt, chưa đủ
khả năng rèn luyện mình nếu khơng có sự giúp đỡ, khun bảo chỉ dẫn của
người lớn .


Không nên can thiệp quá trớn vào mọi cơng việc của các em hay có thái
độ tức giận, lăng nhục, chửi bới, đánh đập các em …


Không nên nhắc mãi những lỗi lầm của các em. Khi các em vi phạm chúng
ta phải giáo dục các em bằng những lời lẽ chân thành, hình phạt hợp lý, tuyệt
đối khơng được hạ nhục các em dưới mọi hình thức…


Cần xem xét, bình tónh, kiên nhẫn,dìu dắt các em bằng tình yêu thương,
lòng bao dung, bằng lương tâm chân chính của nhà giáo .


<b>IV.NHỮNG ỨNG DỤNG THỰC TẾ</b>:<b> </b>


Bước 1: Quan sát:


Quan sát lúc học sinh vui chơi với bạn bè, trong giờ học các em có những
hành vi, cử chỉ như thế nào? Có những biểu hiện như thế nào trong khi giáo
viên đang giảng bài? Lúc về nhà, các em nói năng cư xử với những người lớn
trong gia đình như thế nào? Với những người xung quanh ra sao?


Từ những điều quan sát được tơi có thể hiểu được phần nào tính cách của


các em để có hướng khắc phục.


Bước 2: Đàm thoại, trị chuyện:


Trị chuyện với học sinh để tìm hiểu về hồn cảnh gia đình, thói quen sở
thích…của học sinh.


Đàm thoại với giáo viên trong nhà trường để nắm thêm những kinh nghiệm
giáo dục. Đàm thoại với phụ huynh học sinh để biết được sự quan tâm của gia
đình đối với con cái và những biểu hiện của các em lúc ở nhà.


Ví dụ: Đối vơi học sinh, có thể dùng một số câu hỏi như:


Bố mẹ em làm nghề gì? Về nhà em có làm nhiều việc giúp bố mẹ khơng?
Em ở gần nhà bạn T, ( hoặc bạn N, bạn A…) em có thấy bố mẹ bạn ấy có
hay gây gổ nhau khơng? Bạn ấy có chăm chỉ học hành và vâng lời bố mẹ
khơng?


Bố mẹ có thường nhắc nhở các em, lo lắng, quan tâm, săn sóc cho các em
khơng?


Đối với giáo viên khi trị chuyện, đàm thoại có thể dùng các câu hỏi như
sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Theo thầy cơ làm thế nào để những thói hư, tật xấu của học sinh được xóa
bỏ?


Theo thầy cơ thì ngun nhân nào để học sinh có những hành vi,cử chỉ và
thái độ kém đạo đức?



Để gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học đạo đức,thầy cô sử dụng
những phương pháp nào có hiệu quả cao nhất?


Đối với phụ huynh học sinh khi trị chuyện, có thể dùng các câu hỏi như
sau:


Anh chị cho biết về nhà cháu có vâng lời ơng bà, cha mẹ khơng?
Khi cháu có lỗi, anh chị xử lý như thế nào?


Anh chị có thường để ý đến những cử chỉ, hành vi, thái độ của cháu đến
những người xung quanh không? Nếu phát hiện thấy có sự sai lệch trong cách
cư xử của cháu, anh chị uốn nắn sửa chữa như thế nào?


Theo anh chị, để giúp cháu luôn luôn là đứa trẻ ngoan, được mọi người yêu
mến thì chúng ta, bổn phận làm thầy cơ, làm cha mẹ phải như thế nào?


Anh chị có ý kiến đề xuất gì đối với nhà trường và địa phương trong việc
giáo dục đạo đức cho các em khơng?


Bước3: Phân tích tổng hợp tư liệu:


Dựa vào các tài liệu có liên quan đến đề tài như: “ Báo giáo dục thời đại”,
tạp chí: “ Thế giới trong ta”, các chuẩn mực đạo đức trong bộ sách giáo khoa
đạo đức ở tiểu học…


Bước 4: Nghiên cứu sản phẩm của học sinh:


Thông qua các sản phẩm của học sinh như một bài viết chính tả, tập làm
văn hay những bài tập toán, những bài vẽ mĩ thuật, lắp ghép sản phẩm hay qua
tiết luyệân tập thực hành đạo đức trên lớp, ta có thể đánh giá được phần nào


những nét tính cách của học sinh để từ đó có biện pháp uốn nắn, sửa chữa…


<b> V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:</b>


Kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức ở tiểu học được đem ra bàn
bạc cụ thể, thảo luận đánh giá và nhất trí cao của hội đồng sư phạm nhà
trường. Khi thực hiện kết hợp được ba bên :” Nhà trường – Gia đình – Các ban
ngành đoàn thể của địa phương”. Điều tra được tình hình cụ thể về hồn cảnh,
cá tính của từng học sinh. Phổ biến kế hoạch cụ thể cho từng mảng hoạt động
theo từng nội dung. Lập sổ theo dõi có đánh giá theo định kỳ tuần, tháng…
Ln điều chỉnh, bổ sung kịp thời, nắm bắt, giải quyết những vướng mắc, tồn
đọng vềå kế hoạch. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

đánh lộn, vô lễ với người lớn tuổi, không vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo… Đến
nay, các em đã có sự chuyển biến, tiến bộ rõ rệt, thay đổi hồn tồn nếp sống.
Biết nói lời hay, cử chỉ đẹp, biết làm việc tốt để giúp đỡ mọi người, lễ phép với
thầy cô giáo, người lớn, biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Phong trào nề nếp
của nhà trường đi lên rõ rệt.Tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm loại tốt rất cao.
Khơng có học sinh hạnh kiểm loại cần cố gắng.


<b>VI. KẾT LUẬN</b>:<b> </b>


Việc thực hiện kế hoạch : “ Giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức ở trường
tiểu học “. Đã đóng góp thành tích vào các phong trào thi đua của nhà trường.
Qua việc giáo dục hành vi, chuẩn mực đạo đức cho các em đã rút ra cho bản
thân bài học:


Muốn cho học sinh nghe và làm theo mình, trước tiên bản thân phải là
người tiên phong, tích cực nhất. Người giáo viên khơng nên dạy các bài đạo
đức chính khóa một cách khơ cứng, hời hợt. Học sinh ngoan hay hư không chỉ


nguyên nhân chủ quan mà phần nhiều do tác động khách quan mang lại. Nhân
cách học sinh chưa hồn thiện rất cần típ người mẫu mực, có phẩm chất nhân
cách tốt đẹp, là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, tư thế, tác phong để hình
thành mẫu người lý tưởng trong tâm hồn các em. Giúp cho các em trở thành
những con người bình thường, góp phần vào sự thành cơng của sự nghiệp giáo
dục. Nghĩa là giáo dục các em: “ Vừa hồng - Vừa chuyên”xứng đáng là chủ
nhân tương lai của một đất nước giàu mạnh.


Trên đây là một số nội dung, biện pháp cơ bản mà tôi đã thực hiện được
trong những năm qua, phần nào đã đem lại kết quả. Chắc chắn rằng vẫn còn
nhiều cách thực hiện tốt hơn mà bản thân chưa thực hiện được. Rất mong sự
đóng góp chân tình của hội đồng thi đua khen thưởng để sáng kiến kinh nghiệm
hồn thiện hơn.


Kính chào đồn kết và xây dựng./.


<b>Xác nhận của BGH</b> <i><b> Kim long, ngày 15 tháng 5 năm 2006</b></i>


<b>Hiệu trưởng</b> <i><b> </b></i><b>Người thực hiện</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×